TIỂU LUẬN TRIẾT học Sự vận dụng QUY LUẬT QUAN hệ sản XUẤT PHÙ hợp với TRÌNH độ PHÁT TRIỂN của lực LƯỢNG sản XUẤT TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG 4 0 HIỆN NAY ở nước TA

28 68 1
TIỂU LUẬN TRIẾT học  Sự vận dụng QUY LUẬT QUAN hệ sản XUẤT PHÙ hợp với TRÌNH độ PHÁT TRIỂN của lực LƯỢNG sản XUẤT TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG 4 0 HIỆN NAY ở nước TA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chủ nghĩa Mác – Lê nin ra đời không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, mà đó là sự phát triển tất yếu của lịch sử, tương ứng với sự phát triển củ xã hội loài người. Với việc kiến tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà hạt nhân là học thuyết về hình thái kinh tếxã hội đã mang lại cho triết học Mác một diện mạo mới, đã tạo nên bước ngoặc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại trong xem xét, nhận thức và cải tạo xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử ra đời là một đòn dáng mạnh vào chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo; nó như búa thép của ánh hào quang đập vỡ các quan điểm duy tâm và đánh đuổi chủ nghĩa duy tâm ra khỏi căn hầm trú ngụ cuối cùng là lĩnh vực xã hội, làm cho triết học Mác trở thành triết học hoàn bị.

Trang 1

PHẦN III: SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢPVỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG

Sự vận dụng qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độphát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta trong bối cảnh

Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuấttrong thời đại cách mạng 4.0 và trách nhiệm của bản thântrong việc bảo vệ phát triển triết học Mác-Lênin trong điều

MỤC LỤC

Trang

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa Mác – Lê nin ra đời không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, mà đó là sự phát triển tất yếu của lịch sử, tương ứng với sự phát triển củ xã hội loài người Với việc kiến tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà hạt nhân là học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội đã mang lại cho triết học Mác một diện mạo mới, đã tạo nên bước ngoặc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại trong xem xét, nhận thức và cải tạo xã hội Chủ nghĩa duy vật lịch sử ra đời là một đòn dáng mạnh vào chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo; nó như búa thép của ánh hào quang đập vỡ các quan điểm duy tâm và đánh đuổi chủ nghĩa duy tâm ra khỏi căn hầm trú ngụ cuối cùng là lĩnh vực xã hội, làm cho triết học Mác trở thành triết học hoàn bị Kể từ đây nhận thức của nhân loại về thế giới nói chung và xã hội loài người nói riêng thoát khỏi hoàn toàn sự lệ thuộc vào các quan điểm duy tâm thần bí, sự vận động và phát triển của xã hội được tuân theo những qui luật khách quan, được biểu hiện trong học thuyết về hình thái kinh tế -xã hội - nội dung cơ bản cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử Theo Mác sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã là một quá trình lịch sử tự nhiên thông qua hệ thống các qui luật như; qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất, qui luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, qui luật đấu tranh giai cấp… Trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất là yếu tố suy đến cùng quyết định sự vận động phát triển của xã hội Đây chính là qui luật cơ bản suy đến cùng quyết định sự vận động phát triển của xã hội loài người, do vậy nhận thức đúng qui luật này sẽ trang bị cho chúng ta có phương pháp xem xét đánh giá khoa học trong nghiên cứu về xã hội, đồng thời nó cung cấp những luận cứ khoa học trong việc nhận thức và luận giải các vấn đề kinh tế xã hội

Trang 3

đang diễn ra trong thời đại ngày nay, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát riển như vũ bão.

Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu các vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về mối liên hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay

PHẦN II: NỘI DUNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆSẢN XUẤT

1.1 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu xã hội của triết học Mác.

Các quan điểm, trường phái triết học trước Mác tuy có lấy xã hội làm đối tượng nghiên cứu song chỉ dừng lại ở mức độ giải thích sự tồn tại của xã hội theo những quan điểm khác nhau và đều rơi vào chủ nghĩa duy tâm tôn giáo Mặc dù chủ nghĩa duy vật trước Mác đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội, của khoa học và triết học Tuy nhiên, đó là chủ nghĩa duy vật không triệt để Nghĩa là nó chỉ duy vật trong giải thích thế giới tự nhiên, nhưng còn duy tâm trong giải thích xã hội, lịch sử, tinh thần Do vậy, chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không đánh đổ được chủ nghĩa duy tâm một cách hoàn toàn Chủ nghĩa duy tâm vẫn còn nơi ẩn trú của nó là lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần Chủ nghĩa duy vật của C.Mác đã giải thích một cách duy vật, khoa học không chỉ thế giới tự nhiên, mà cả lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần Điều đó không có nghĩa là triết học phương tây trước Mác là sai trái là vô giá trị mà nó vẫn là cơ sở, nguồn gốc lý luận cho sự ra đời và thành công của triết học Mác Lịch sử triết học phương tây trước Mác khởi đầu từ triết học Hi Lạp cổ đại vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên và kết thúc ở nền triết học cổ điển Đức vào những năm 40 của thế kỷ XIX tồn tại khoảng 2500 năm Bao gồm những trường phái, trào lưu, học thuyết của các triết gia phương tây, phản ánh hệ thống quan điểm thế giới quan và phương pháp luận

Trang 4

về các vấn đề tự nhiên-xã hội- tư duy Trong đó bao hàm các hệ thống triết học duy vật, triết học duy tâm, phép biện chứng và phép siêu hình qua đó thể hiện rõ tính kế thừa và phát triển của tư tưởng triết học xuyên suốt chiều dài lịch sử trở thành hạt nhân lý luận của hệ tư tưởng các giai cấp thống trị, phản ánh sinh động những biến đổi thăng trầm trong sự vận động, biến đổi, phát triển của xã hội phương tây Ngay từ khi mới ra đời cho đến khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình triết học phương tây trước Mác đã thực sự trở thành hạt nhân lý luận của các hệ tư tưởng của các giai cấp đóng vai trò tiến bộ lịch sử, vì vậy họ cần đến thế giới quan duy vật vô thần gắn chặt với khoa học tự nhiên và tư tưởng biện chứng vì lẽ đó mà thành tựu cơ bản của triết học phương tây trước Mác là chủ nghĩa duy vật gắn chặt với khoa học tư nhiên, làm cho triết học phương tây trước Mác thực sự là loại hình triết học tự nhiên, ở đó giới tự nhiên là đối tượng, là trung tâm nghiên cứu của mọi vấn đề triết học Trong khi đó các vấn đề về chính trị, xã hội và nhân văn có đặt ra cũng như cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng với phép siêu hình, giữa khoa học và tôn giáo có diễn ra thậm chí là quyết liệt trong những giai đoạn lịch sử nhất định, song bao trùm vẫn là quyền uy, sự thắng thế của thế giới quan duy vật vô thần gắn chặt với khoa học tự nhiên tạo nên bức tranh về triết học-văn hóa-xã hội đa màu, đa sắc Do tính bút chiến, tính phê phán của triết học phương tây trước Mác là rất rõ ràng, đồng thời tư tưởng biện chứng với tư cách là phương pháp tư duy triết học ra đời và cùng tồn tại với phép siêu hình ở triết học phương tây trước Mác, theo đó cuộc đấu tranh giữa hai phương pháp tư duy này cùng với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, giữa khoa học với tôn giáo đã khẳng định rõ con người có khả năng nhận thức được thế giới, giải thích và cải tạo thế giới Các lý luận, tư tưởng của các thời kỳ trở thành vòng khâu kế tiếp nói lên sự vận động, phát triển không ngừng của các tư tưởng triết học cho đến khi có sự xuất hiện của tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” vào tháng 02 năm 1848 đã đánh dấu chấm hết cho sự thống trị của

Trang 5

triết học phương tây trước Mác Chính sự đa dạng sắc thái và thành tựu của triết học phương tây trước Mác đã góp phần quan trọng trong hình thành phương pháp tiếp cận nghiên cứu và thành công trong nghiên cứu vấn đề xã hội của triết học Mác.

Khác với các nhà triết học trước đó Mác đã nghiên cứu xã hội bắt đầu từ nền sản xuất vật chất, coi sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội mà trong đó sự tồn tại của con người với tư cách là chủ thể sáng tạo ra toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần Vận dụng triết học duy vật biện chứng vào việc xem xét xã hội, nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển xã hội loài người, Mác không chỉ làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị, triệt để, mà còn hơn thế nữa, sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội của thế giới Khi khẳng định chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành

tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học, Lênin đã coi đó là “một lý luận khoahọc hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ Lý luận này đã thay thế cho sự lộn xộnvà sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước tới nay trong các quan niệm về lịch sửvà chính trị, đồng thời chỉ cho chúng ta thấy rằng, do chỗ lực lượng sảnxuất lớn lên, thì từ một hình thức tổ chức đời sống xã hội này, nảy ra vàphát triển lên như thế nào một hình thức tổ chức đời sống xã hội khác, caohơn"1 Với việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, Mác không chỉ loại bỏ được khiếm khuyết căn bản của những lý luận lịch sử trước đó và

"lần đầu tiên giúp chúng ta nghiên cứu một cách chính xác như khoa lịchsử tự nhiên, những điều kiện xã hội của đời sống quần chúng và nhữngbiến đổi của những điều kiện ấy, mà còn mở đường cho việc nghiên cứurộng rãi và toàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của cáchình thái kinh tế xã hội"2 Khi nghiên cứu một xã hội cụ thể - xã hội tư bản với quan niệm này, Mác đã khám phá ra các quy luật của sự phát triển xã

hội, xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội và quan niệm vềsự phát triển xã hội với tư cách một quá trình lịch sử - tự nhiên Đúng như

Trang 6

Lênin đã chỉ rõ, khi nghiên xã hội tư bản với tư cách một chỉnh thể xã hội, Mác đã làm nổi bật riêng lĩnh vực kinh tế và trong tất cả mọi quan hệ xã hội, làm nổi bật riêng những quan hệ sản xuất, coi đó là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ khác; đồng thời, đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất Bằng cách đó,

Lênin khẳng định, C.Mác đã "có được một cơ sở vững chắc để quan niệmsự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tựnhiên"3 Trong toàn bộ lịch sử tư tưởng xã hội, Lênin nhấn mạnh, quan niệm

duy vật về lịch sử của C.Mác là một "quan niệm khoa học duy nhất về lịchsử, một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học và do vậy, tưtưởng coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trìnhlịch sử - tự nhiên của ông, tự bản thân nó, cũng đã là một tư tưởng thiêntài rồi"4 Trong khi quan niệm khoa học về xã hội thì triết học Mác đã nghiên cứu và giải quyết đúng đắn về vấn đền con người và vai trò của con người trong xã hội đó với tư cách là một bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng sản xuất Mác coi tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người -đó là con người phải có khả năng sống rồi mới có thể làm ra lịch sử, Mác cho rằng, hành vi lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra bản thân đời sống vật chất Với quan niệm này, khi phê phán quan điểm duy tâm tư biện của Hêghen về con người, Mác đã đưa ra quan niệm coi con người là một

thực thể sinh học - xã hội hiện thực và khẳng định "con người không phảilà một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới, mà con ngườichính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội"5 Với việc đặt ra theo một cách mới nhiệm vụ nhận thức đời sống xã hội hiện thực của con người, Mác đã triệt để phê phán quan điểm của Phoiơbắc về con người Khi phê phán Phoiơbắc đã hòa tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó, hòa

tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người, Mác đã khẳng định: "Bảnchất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng

Trang 7

biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa nhữngquan hệ xã hội"6 Với luận điểm coi giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, Mác đã khẳng định rằng, con người là một bộ phận của giới tự nhiên Song, hoạt động sinh sống của con người, theo Mác, là hoạt động sinh sống có ý thức và do vậy, bằng hoạt động lao động của mình, con người đã làm biến đổi bản chất tự nhiên và tạo ra bản chất xã hội của chính mình Rằng, con người không chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà còn sống trong môi trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong mỗi con người gắn bó khăng khít với nhau; yếu tố sinh học trong mỗi con người không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội, mà chúng hòa quyện vào nhau và tồn tại trong yếu tố xã hội; do vậy, bản tính tự nhiên được chuyển vào bản tính xã hội và được cải biến ở trong đó Và, chỉ có trong xã hội, con người mới thể hiện bản chất tự nhiên và xã hội của mình; do vậy, tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau trong bản chất con người, làm cho con người trở thành một chỉnh thể tồn tại với cả hai mặt tự nhiên và xã hội, hình thành nên mối quan hệ khăng khít: Con người - tự nhiên - xã hội Khẳng định bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội, Mác còn tiến hành phân tích vị thế chủ thể, vai trò sáng tạo lịch sử của con người Xem xét vị thế của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử, Mác đã đi đến quan niệm rằng, khuynh hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất - kết quả của nghị lực thực tiễn của con người Hoạt động thực tiễn này, đến lượt nó, lại bị quy định bởi những điều kiện sinh tồn của con người, bởi một hình thức xã hội đã tồn tại trước khi có những lực lượng sản xuất ấy Mỗi thế hệ con người bao giờ cũng nhận được những lực lượng sản xuất do thế hệ trước tạo ra và sử dụng chúng làm phương tiện cho hoạt động sản xuất mới Nhờ sự chuyển giao lực lượng sản xuất này mà con người đã hình thành nên mối liên hệ trong lịch sử loài người, hình thành lịch sử loài người Lực lượng sản xuất và cả quan hệ sản xuất - quan hệ xã hội của con người, ngày càng phát triển thì lịch

Trang 8

sử đó càng trở thành lịch sử loài người Với quan niệm này, Mác kết luận:

"Xã hội… là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người, lịch sửxã hội của con người luôn chỉ là lịch sử của sự phát triển cá nhân của nhữngcon người"7 Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của tiến trình phát triển lịch sử, con người làm nên lịch sử của chính mình và do vậy, lịch sử là lịch sử của con người, do con người và vì con người Khẳng định bản chất xã hội của con người và vị thế chủ thể sáng tạo lịch sử của con người, Mác còn đi đến quan niệm rằng, trình độ giải phóng xã hội luôn được thể hiện ra ở sự tự do của xã hội; giải phóng cá nhân tạo ra động lực cho sự giải phóng xã hội và đến lượt mình, giải phóng xã hội lại trở thành điều kiện thiết yếu cho sự giải phóng cá nhân; con người tự giải phóng mình và qua đó, giải phóng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội Rằng, con người được giải phóng và được tự do phát triển toàn diện - đó là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội mới, chế độ xã hội mà giai cấp vô sản cách mạng và chính đảng của nó có sứ mệnh phải xây dựng.

Với phương pháp tiếp cận đúng đắn khoa học Mác đã tìm ra chìa khóa để luận giải sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình

lịch sử tự nhiên Đúng như Ăngghen khẳng định “Trên hành tinh củachúng ta, Sáclơ Đácuyn đã tìm ra qui luật phát triển của thế giới hữucơ Mác đã phát hiện ra qui luật cơ bản chi phối sự vận động và pháttriển của xã hội loài người ”8.

1.2: Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quanhệ sản xuất.

Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và của xã hội loài người, đó là quá trình hoạt động có mục đích và không ngừng sáng

tạo của con người và duy nhất chỉ có ở con người Theo Ăngghen “ điểmkhác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loàivật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người sản xuất ”9 Quá trình sản xuất bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, sản xuất ra bản thân con

Trang 9

người Ba quá trình này không tách biệt với nhau, trong đó sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội và xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội Như vậy xã hội tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất vật chất Lịch sử của xã hội, do vậy trước hết cũng là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất Mác

cho rằng “ Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp…tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, cácquan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan điểm tôngiáo của con người ta”10 Để thực hiện được quá trình sản xuất con người phải thực hiện mối “quan hệ song trùng” của bản thân sự sản xuất xã hội, đó là quan hệ của con người với tự nhiên và quan hệ của con người với con người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội Quan hệ giữa con người với tự nhiên là mặt kỹ thuật của sản xuất, trong đó con người sử dụng sức lao động và công cụ lao động tác động vào tự nhiên làm cải biến các vật tự nhiên tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và của xã hội loài người gọi là lực lượng sản xuất Quan hệ giữa con người với cong người trong quá trình sản xuất là mặt xã hội của sản xuất gọi là quan hệ sản xuất

Quá trình sản xuất bao giờ cũng diễn ra trong một phương thức sản xuất nhất định Giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn thống nhất hữu cơ tạo thành hai mặt cơ bản của một phương thức sản xuất Phương thức sản xuất với tính cách là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là cách thức mà con người tiến hành sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng, biểu hiện cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất Lực lượng sản xuất bao

Trang 10

gồm người lao động với kỹ năng, trình độ, tri thức, kinh nghiệm lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động Trong quá trình sản xuất, lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết

hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất, trong đó, "lực lượng sản xuất hàngđầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động."11 Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người ngày càng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của lao động ngày càng cao Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò chính yếu Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, là "sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa", nó "nhân" sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản xuất Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm, với những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng công cụ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử.

Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển Ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp" Những phát minh khoa học trở thành điểm xuất phát ra đời những ngành sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới, công nghệ mới, nguyên vật liệu mới, năng lượng mới.

Trang 11

Sự thâm nhập ngày càng sâu của khoa học vào sản xuất, trở thành một yếu tố không thể thiếu được của sản xuất đã làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Yếu tố trí lực trong sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại không còn là kinh nghiệm và thói quen của họ và là tri thức khoa học Có thể nói; khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại Đúng như Mác dự đoán khoa học phát triển đến một trình độ nhất định sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tham gia vào qua trình sản xuất Ngày nay khoa học công nghệ có sự phát triển như vũ bão và được ứng dụng rộng rãi vào quá trình sản xuất tạo ra năng, suất, chất lượng nhảy vọt Tuy nhiên khoa học không phải là yếu tố thứ ba của lực lượng sản xuất, mà các yếu tố của khoa học và công nghệ thẩm thấu sâu vào từng bộ phận của lực lượng sản xuất Được biểu hiện thông qua trình độ công cụ lao động, trình độ, kỹ năng kinh nghiệm, tri thức của người lao động Khoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm của sản xuất hiện đại và do vậy nó hoàn toàn có thể được coi là đặc trưng cho lực lượng sản xuất trong thời đại ngày nay.

Quan hệ sản xuất được hình thành khách quan trong quá trính sản xuất và tái sản xuất xã hội, xuất phát từ các nhu cầu về quan hệ giữa con người với con người về sở hữu các của cải vật chất được tạo ra trong quá trình đó Đây chính là mặt xã hội của sản xuất biểu hiện mối qua hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, nó bao gồm ba mối qua hệ cơ bản; quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất; quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động Các quan hệ này gắn bó chặt chẽ với nhau trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ bản, giữ vai trò quyết định Quan hệ sản xuất do con người tạo ra, nhưng nó hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất,

không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người C.Mác viết: "Trongsản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên Người ta không thểsản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt

Trang 12

động chung và để trao đổi hoạt động với nhau Muốn sản xuất được, người taphải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họvới giới tự nhiên, tức là việc sản xuất"12 Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất; giữa ba mặt của quan hệ sản xuất thống nhất với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.

Trong ba mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm cũng như các quan hệ xã hội khác Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tư liệu sản xuất, nói lên tư liệu sản xuất thuộc về ai, ai được quyền sử dụng nó Được biểu hiện bởi các quyền năng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ như; quyền chiếm hữu; quyền sở hữu; quyền định đoạt; quyền hưởng lợi Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phat, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm, giữ vai trò quyết định bản chất của quan hệ sản xuất và mục đích của nền sản xuất xã hội Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng kiến có hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất; sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng Sở hữu tư nhân là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay một số ít người, còn đại đa số không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất Quan hệ sở hữu tư nhân được hình thành và phát triển lâu dài cùng sự phát triển của xã hội và sự phát triển của nền sản xuất háng hóa Các nhà kinh điển đã chỉ rõ các chế độ sở hữu tư nhân điển hình trong lịch sử đó là; sở hữu tư nhân của xã hội chiếm hữu nô lệ; sở hữu tư nhân trong chế độ phong kiến; sở hữu tư nhân trong chủ nghĩa tư bản, trong đó sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là đỉnh cao của loại sở hữu này và tạo ra những tiền đề cần thiết để xuất hiện một kiểu sở hữu mới tiến bộ hơn Về bản chất chỉ quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất và trong đời sống xã hội là quan hệ thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột Sở hữu công cộng là loại

Trang 13

hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của mỗi cộng đồng, trong lịch sử có hai loại hình sở hữu công cộng là sở hữu công cộng cộng sản nguyên thủy và sở hữu công cộng cộng sản chủ nghĩa Nhờ đó, quan hệ giữa người với người trong mỗi cộng đồng là quan hệ bình đẳng, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất, đến việc tổ chức, điều khiển quá trình sản xuất, là quan hệ có khả năng quyết định một cách trực tiếp qui mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể Nó có thể nắm bắt, kết hợp và phát huy các yếu tố cảu quá trình sản xuất để tạo ra một phương án tối ưu, có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm các quá trình khách quan của sản xuất do đó nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất do quan hệ sở hữu quyết định và nó phải thích ứng với quan hệ sở hữu Tuy nhiên có trường hợp, quan hệ tổ chức và quản lý không thích ứng với quan hệ sở hữu, làm biến dạng quan hệ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế- xã hội Ngày nay do ứng dụng các thành tựu khoa học quản lý hiện đại vào quán trình tổ chức quản lý sản xuất thì hiệu quả, vai trò của quan hệ tổ chức quan lý được phát huy tối đa, đặc biệt trong quan lý vĩ mô nền sản xuất xã hội

Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động là nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động phát triển của nền kinh tế- xã hội Nó có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sản xuất, làm năng đọng toàn bộ đời sống kinh tế-xã hội Mặc dù do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất chi phối, song nó kích thích trực tiếp đến lợi ích của con người, nên nó tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, và do đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất phát triển.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận

Trang 14

động, phát triển xã hội Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất.

Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ công cụ lao động, trình độ tổ chức lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất, kinh nghiệm kỹ năng lao động của con người, trình độ phân công lao động Trong trình độ công cụ lao động là biểu hiện tập trung và rõ nét nhất cuat trình độ lực lượng sản xuất

trong một phương thức sản xuất như Mác đã nhận định “ những thời đại kinhtế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúngsản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”13 Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hóa Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí, hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa.

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất

quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó Khi một

phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là "hình thức phát triển" của lực lượng sản xuất Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều "tạo địa bàn đầy đủ" cho lực lượng sản xuất phát triển Điều đó có nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết

Ngày đăng: 31/07/2021, 10:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan