1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Hang Trinh Nữ

107 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Xuất xứ của Dự án 1.1. Tóm tắt xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của Dự án Từ nhiều năm trước đây, hang Trinh Nữ đã được đầu tư cơ sở hạ tầng gồm đường đi xếp đá, hệ thống điện chiếu sáng để đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch và là điểm đến ưa thích của du khách trong, ngoài nước. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết tại biển đảo khắc nghiệt nên toàn bộ cơ sở hạ tầng tại hang đã bị hư hỏng. Khu vực trũng tại lòng hang bị ngập nước khi trời mưa, chênh cao độ trong lòng hang lớn nên rất khó khăn để di chuyển trong hang và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho du khách khi vào tham quan hang. Tuy hang Trinh Nữ là một trong những điểm tham quan có thu phí đã được công bố nhưng do hạ tầng không đáp ứng yêu cầu nên nhiều năm qua đã không có du khách vào tham quan hang và dẫn tới việc thất thu phí tham quan vịnh Hạ Long. Đồng thời công tác bảo vệ, bảo tồn các giá trị tại hang cũng gặp khó khăn và có nguy cơ bị xâm hại do không bố trí được người trực tại hang. Mặt khác, thời gian gần đây lượng khách du lịch trong nước và quốc tế tới Vịnh Hạ Long đang gia tăng nhanh chóng. Trong khi đó, các điểm tham quan truyền thống như Hang Sửng Sốt, Bãi tắm Ti Tốp đang có hiện tượng quá tải nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, không đảm bảo chất lượng dịch vụ, ảnh hưởng xấu tới môi trường, cảnh quan và hình ảnh của di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Kết quả khảo sát đánh giá của khách du lịch đi trên tầu của Công ty Bhaya luôn cho thấy điểm đánh giá về việc tham quan hang Sửng Sốt luôn ở mức thấp, mặc dù vẻ đẹp của hang Sửng Sốt là không thể phủ nhận. Do đó nếu hang Trinh Nữ được đưa vào khai thác trở lại sẽ góp phần giảm tải cho các điểm tham quan trên tuyến 2 nói riêng và trên vịnh Hạ Long nói chung. Các loại hình dịch vụ trên vịnh Hạ Long hiện nay còn nghèo nàn, đơn điệu nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách tham tham quan. Chưa có các loại hình dịch vụ chất lượng cao, xứng tầm di sản và mang đẳng cấp quốc tế để phát huy tốt hơn nữa những giá trị ngoại hạng vốn có của vịnh Hạ Long và thu hút nhiều hơn du khách đến tham quan, giữ chân du khách được lâu hơn. Với vị trí nằm trên tuyến du lịch chủ yếu và ngay cạnh điểm ngủ đêm hang Trống đã được cấp phép, sau khi được đầu tư hang Trinh Nữ sẽ hoàn toàn có đủ khả năng trở thành là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thuận lợi cho du khách. Kết quả khảo sát hang Trinh Nữ cho thấy hệ thống nhũ đá tự nhiên của hang Trinh Nữ có hình dạng khá lý thú, khu vực lòng hang rộng lớn. Nếu được thiết kế hợp lý và đầu tư đúng mức, hang Trinh Nữ sẽ có đủ khả năng tạo ra sự bất ngờ lý thú cho khách du lịch với những khung cảnh độc đáo, tầm nhìn đẹp. Không chỉ là một điểm tham quan hang động hấp dẫn, hang Trinh Nữ còn là vị trí lý tưởng để tổ chức dịch vụ trên hang, hoạt động đang trở thành một sản phẩm hết sức độc đáo mang đậm bản sắc của Vịnh Hạ Long và có sức hấp dẫn lôi cuốn mạnh mẽ đối với khách du lịch. Hiện nay, các địa điểm có thể tổ chức dịch vụ là hết sức hạn chế, chi phí tổ chức quá cao. Sau khi được đầu tư, hang Trinh Nữ cho phép tổ chức dịch vụ trên hang với sức chứa tối đa lên tới 150 khách. Giá trị tự nhiên của hang Trinh Nữ sẽ được nhân lên bởi việc các công trình được thiết kế hòa nhập với khung cảnh vốn có, tôn tạo vẻ đẹp thiên nhiên đồng thời thỏa mãn những yêu cầu cao nhất của du khách tham quan vịnh Hạ Long. Dự án khi được thực hiện sẽ là một minh chứng cho sự đúng đắn của chủ trương xã hội hóa các nguồn đầu tư vào trong các dự án phát triển du lịch. Báo cáo ĐTM của Dự án “Dự án đầu tư và khai thác hang Trinh Nữ trên Vịnh Hạ Long” đã được Hội đồng thẩm định họp ngày 02/12/2016 thông qua với yêu cầu chỉnh sửa bổ sung. Chủ đầu tư dự án đã tiến hành chỉnh sửa, bổ sung báo cáo theo kết luận của Hội đồng thẩm định và trình báo cáo sau chỉnh sửa, bổ sung về Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh để trình UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt báo cáo. Tuy nhiên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng Ninh tại thông báo số 593-TB/TU ngày 05/06/2017 Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh đã tạm dừng, chưa trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ngày 11/6/2018 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản số 3979/UBND-XD4 về việc thực hiện dự án đầu tư và khai thác hang Trinh Nữ trên vịnh Hạ Long. Căn cứ theo văn bản nêu trên Công ty TNHH Du thuyền Bhaya đã tiến hành lập lại báo cáo ĐTM đảm bảo nội dung báo cáo ĐTM được điều chỉnh phù hợp theo nội dung văn bản 2398/BTNMT-TCMT và biên bản phiên họp chính thức Hội đồng thẩm định họp ngày 26/10/2016 trình Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt theo quy định. 1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư “Dự án đầu tư và khai thác hang Trinh Nữ trên Vịnh Hạ Long” do Công ty TNHH Du thuyền Bhaya làm Chủ đầu tư và phê duyệt Dự án đầu tư. 1.3. Mối quan hệ Dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt “Dự án đầu tư và khai thác hang Trinh Nữ trên Vịnh Hạ Long” là phù hợp với Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020. 1.4. Vị trí Dự án “Dự án đầu tư và khai thác hang Trinh Nữ trên Vịnh Hạ Long” nằm trên Đảo Bồ Hòn, Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Vị trí của Dự án được xác định như sau: Cách hang Trống khoảng 500m về phía Bắc. Cách Cảng tầu khách quốc tế Tuần Châu khoảng 16km và cách Hang Sửng Sốt khoảng 3km về phía Đông Nam. Cách thành phố Hạ Long khoảng 14km về phía Đông. 2. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 2.1. Các căn cứ văn bản pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014; - Luật du lịch số 44/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.; - Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008; - Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001 và có hiệu lực từ ngày 04/10/2001; - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22/11/2013, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014; - Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới của UNESCO đã được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16 tháng 11 năm 1972; - Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. - Luật biển Việt Nam số 18/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012..; - Luật Tài nguyên Môi trường Biển và Hải Đảo số 82/2015/ đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015; - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012; - Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên Môi trường Biển và Hải Đảo; - Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; - Nghị định số 25/2009/NĐ-CP

Ngày đăng: 30/07/2021, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w