1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Ðôi điều về Cảm và Cúm ppt

4 498 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 177,15 KB

Nội dung

Ðôi điều về Cảm Cúm Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng (714) 531-7930 nguyentranhoang@aol.com Gần đây có nhiều độc giả nêu lên nhiều thắc mắc về cảm cúm, sự khác nhau về cảm cúm, nên kỳ này loạt bài về cao huyết áp sẽ được tạm gác lại để dành cho việc trả lời các câu hỏi về chuyện cảm cúm. Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết, của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp. Cảm, cúm thường kéo dài bao lâu? Có biến chứng gì không? Mỗi bệnh có các biến chứng như thế nào? Các triệu chứng của cảm thường lên đến cao điểm vào ngày thứ hai đến thứ tư sau khi nhiễm bệnh, thời gian trung bình là khoảng một tuần. Có khoảng 25% bệnh nhân có thể bị các triệu chứng kéo dài như ho đến vài tuần. Cảm thường dễ lây nhất trong vòng 24 tiếng đầu tiên, tuy nhiên, khi nào còn triệu chứng thì khi đó bệnh nhân còn có thể lây bệnh sang người khác. Một tỉ lệ nhỏ các bệnh nhân cảm có thể bị các biến chứng, các biến chứng thường là viêm xoang, viêm phổi, viêm tai giữa ở trẻ em. Cúm có thể kéo dài chỉ 24 tiếng đồng hồ, hoặc có thể một tuần hay hơn. Trung bình, cúm kéo dài khoảng bốn đến năm ngày. Giống như cảm, khi nào còn có triệu chứng thì bệnh nhân còn có thể lây bệnh sang người khác. Biến chứng thường gặp nhất của cúm là viêm phổi. Các biến chứng có thể gặp khác của cúm là viêm bắp thịt, hội chứng Reye, viêm cơ tim, viêm màng cơ tim, các biến chứng trên hệ thống thần kinh. Viêm phổi thường gồm các triệu chứng sốt, rét, khó thở, đàm, đau ngực. Viêm phổi có thể do chính vi rút cúm gây ra, do bội nhiễm vi trùng, hoặc do kết hợp cả hai. Viêm phổi do chính vi rút cúm gây ra thường ít gặp, nhưng thường nặng hơn do vi trùng. Những người dễ bị viêm phổi là người đã bị các bệnh tim phổi, bị các bệnh kinh niên như tiểu đường, bệnh thận, suy giảm miễn dịch, những người sống trong các viện chăm sóc, điều dưỡng, những người lớn tuổi. Viêm bắp thịt thường xảy ra ở trẻ em hơn, gây ra đau nhức bắp thịt kinh khủng, thường gặp nhất ở chân. Ðau rêm bắp thịt là triệu chứng rất thường gặp trong bệnh cúm. Tuy nhiên, viêm bắp thịt thật sự ít gặp hơn rất nhiều. Hội chứng Reye, cũng thường gặp ở trẻ em, thường bắt đầu bằng buồn nôn, ói mửa, sau đó tổn thương gan, tổn thương thần kinh với các triệu chứng như co giật, hôn mê. Hội chứng này dễ gặp hơn ở trẻ em dùng aspirine. Do đó, nên tuyệt đối tránh dùng aspirin ở trẻ em bị cảm, cúm hoặc các bệnh có triệu chứng tương tự như vậy. Một số bệnh của hệ thống thần kinh khác, cũng có thể là biến chứng của cúm, như viêm não, viêm tủy sống . Viêm cơ tim viêm màng cơ tim là các biến chứng ít gặp của bệnh cúm. Cách điều trị cảm cúm như thế nào? Có gì giống khác nhau? Trong cả hai bệnh cảm cúm, nâng đỡ sức đề kháng của cơ thể trị triệu chứng đều là điều rất quan trọng. Chính sức đề kháng của cơ thể là thành phần chính chống chọi với vi rút cảm cúm. Do đó, ta cần chú ý nâng đỡ sức đề kháng của mình bằng cách: - Uống đủ nước. - Nghỉ ngơi đầy đủ. - Ăn uống dễ tiêu cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể bằng cách nấu thức dễ tiêu hóa, bổ dưỡng, ăn mỗi lần một ít nhưng ăn nhiều lần hơn. Ngoài ra, ta có thể trị triệu chứng bằng cách: - Xúc miệng họng bằng nước muối ấm loãng. Cần chú ý là nên pha nước muối chỉ lạt như nước mắt của ta, nếu mặn quá sẽ làm khó chịu, kích thích niêm mạc cổ họng, có thể làm ho nhiều hơn. - Uống thuốc giảm đau, giảm sốt (nhớ tránh aspirin ở trẻ em). - Thuốc uống khô mũi, thuốc ho. - Gần đây, một nghiên cứu trên trẻ em cho thấy là mật ong, dùng ở trẻ trên một tuổi, có thể giúp giảm ho như là hoặc hơn cả thuốc ho (hiện nay đã được khuyến cáo không nên, không được dùng cho trẻ em nhỏ vì không có tác dụng rõ ràng mà lại có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm). Người ta nghĩ rằng mật ong cũng có thể giúp giảm ho ở người lớn. - Xông mũi bằng nước ấm. - Cần chú ý là trái với nhiều người tin tưởng, rất nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc trụ sinh vitamin C không giúp làm cho cảm cúm mau hết hơn. Ngay cả, nếu nước mũi đổi màu, đó cũng không phải là dấu hiệu cho thấy ta cần trụ sinh. Ta nên đi thăm bác sĩ nếu có sốt cao, đau vùng xoang, khó thở, đau nhức mình mNy quá nhiều. N ên đi sớm, vì nếu đó là cúm, thuốc trị cúm bắt đầu dùng trong vòng 48 tiếng đồng hồ đầu tiên, có thể làm nhẹ giảm bớt thời gian bị cúm. N goài ra, bác sĩ cũng có thể phát hiện điều trị sớm các biến chứng. Làm sao để phòng cảm cúm? Cảm cúm lây sang người khác thường nhất bằng các tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết (như nước mũi) của người bệnh, có thể là từ tay người này sang tay người khác, hoặc qua trung gian như nắm cửa . Vi rút có thể tồn tại trong môi trường từ hai đến tám tiếng đồng hồ. Khi tay ta tiếp xúc với các chất tiết này, rồi dụi vào mắt, mũi, miệng của mình, ta sẽ bị lây bệnh. Do đó, điều quan trọng đầu tiên để phòng cảm cúm là: - N ên rửa tay thường xuyên. Tốt nhất là rửa với xà bông nước ấm, khoảng 20 đến 30 giây. Hai mươi đến ba mươi giây là khoảng thời gian mà ta hát bài “Happy birthday to you, happy birthday to you, happy birthday, happy birthday, happy birthday to you” khoảng hai lần. - Không vứt bỏ khăn chùi mũi bừa bãi. - Khi ho hay ách xì, nên che miệng bằng khăn giấy, nên bỏ khăn ngay sau khi dùng. N ếu không sẵn khăn giấy thì nên che miệng bằng cánh tay, chứ không phải bằng bàn tay, để giảm bớt các chất tiết dính vào bàn tay rồi qua các vật dụng hoặc bàn tay người khác. - Tránh sờ, móc tay, ngón tay vào mắt, mũi, miệng. Các vi rút cảm cúm cũng có thể lan truyền qua các hạt li ti bay trong không khí sau khi người bệnh ho hay ách xì, do đó, nên tránh tiếp xúc kéo dài với người bệnh. N gười bệnh cũng nên nghỉ làm khi còn triệu chứng, để mau giảm bệnh tránh lây cho người trong sở làm. Dù nằm trong các hạt li ti trong không khí sau khi người bệnh ho hay ách xì ra, vi rút lại không có trong nước bọt của người bệnh trong 90% các trường hợp. Do đó, trên lý thuyết, điều lý thú là bị (hay được) người bệnh hôn, thường không khiến ta bị lây bệnh. N hiều người vẫn tưởng là lạnh là một nguyên nhân gây ra cảm hay cúm. Thật ra, nhiều nghiên cứu cho thấy khí hậu lạnh không phải là nguyên nhân của cảm hay cúm. Lạnh có thể gây ra viêm mũi do co giãn mạch máu trong mũi (vasomotor rhinitis), có triệu chứng giống như cảm, nhưng đó không phải là cảm, không lây. Tuy nhiên, dù sao, giữ cơ thể đủ ấm vẫn là điều tốt cần thiết. Bên cạnh các phương pháp phòng ngừa rất quan trọng kể trên, áp dụng cho cả cảm cúm. Ta còn có thể để phòng cúm bằng cách dùng thuốc ngừa. Thuốc ngừa cúm gồm có vắc xin, thuốc trị cúm cũng có thể dùng để ngừa cúm. Vắc xin ngừa cúm thường dùng nhất là loại thuốc chích, ra hàng năm. N ếu ngừa bằng thuốc này, ta phải dùng hàng năm, vì như đã nói, vi rút cúm rất mau thay đổi cấu trúc di truyền, mỗi năm người ta đều phải chế ra thuốc ngừa cho năm đó. Thuốc ngừa có hiệu quả từ 70 đến 90%, phải chích sớm, vì thuốc cần khoảng hơn hai tuần để cơ thể có thể tạo ra kháng thể. Cho đến thời điểm này (cuối Tháng Ba năm 2008), CDC vẫn khuyến cao những ai chưa chích ngừa cúm nên chích ngừa, vì cúm vẫn có thể đến trễ vào tận Tháng N ăm. N ăm nay, một số siêu vi trùng cúm đã đang lây lan không hoàn toàn trùng hợp với thuốc chủng ngừa, CDC (Trung Tâm Kiểm Soát Phòng N gừa Bệnh Hoa Kỳ), vẫn khuyến cáo những ai cần chích ngừa mà chưa chích vẫn nên chích ngừa, vì thuốc vẫn có thể giúp ích trong việc phòng cúm hoặc giảm độ nặng nếu bị cúm. Hiện nay, cũng có loại thuốc hít ngừa cúm, nhưng chỉ có thể dùng cho người từ 2-49 tuổi mạnh khỏe không có thai (những người không mạnh khỏe có thai không nên dùng loại thuốc chủng hít qua mũi này), ngay cả ở những người tiếp xúc với những người có nguy cơ cao. Ai muốn ngừa cúm đều nên chủng ngừa cúm, nhưng những người có nguy cơ cao bị bệnh, nếu bị thì dễ bị nặng, bị biến chứng, cần chú ý để chủng ngừa hơn. Theo thứ tự ưu tiên, những thành phần sau đây nên chủng ngừa: - Tất cả trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (từ sang năm, tuổi này sẽ được kéo nâng lên đến 18 tuổi). - Tất cả phụ nữ sẽ có thai. - N gười lớn từ 50 tuổi trở lên. - N hững người ở bất cứ tuổi nào có các bệnh kinh niên. - N hững người tiếp xúc với những người kể trên. - N hững người tiếp xúc chăm sóc cho trẻ em dưới 6 tháng. - N hân viên y tế. - Bất cứ ai muốn giảm nguy cơ bị cúm. N goài thuốc chủng ngừa, một số thuốc dùng để trị cúm (như Tamiflu) cũng có thể được dùng để ngừa cúm. Giống như trong việc điều trị, thuốc cần phải được bắt đầu trong vòng 48 tiếng từ khi tiếp xúc với người bệnh, phải có toa bác sĩ mới mua được thuốc này, phải dùng ít nhất là bảy ngày. Liều ngừa bệnh khác với liều trị bệnh. Cho đến hôm nay, đầu Tháng Tư 2008, trong số bốn loại thuốc trị cúm, chỉ có hai loại Tamiflu Relenza là còn được CDC khuyến cáo nên dùng. Tóm tắt về cảm cúm - Cúm thường nặng hơn cảm, thường có sốt cao, rét, đau rêm mình mNy. - N ếu nghĩ là cúm, hoặc nếu nghi là có các biến chứng nên đi bác sĩ sớm để được chNn đoán chữa sớm thích hợp. - N âng cao sức đề kháng bằng ăn, uống, nghỉ ngơi đầy đủ trị triệu chứng là điều cần làm trong việc điều trị cả hai bệnh cảm cúm. - Thuốc trị ngừa cúm cần phải được dùng trong vòng 48 tiếng đống hồ đầu tiên mới mang lại hiệu quả tốt nhất. - Rửa tay với nước xà bông khoảng 20-30 giây - bằng thời gian hát “Happy birthday to you” hai lần là điều đơn giản, không tốn kém, nhưng lại rất cần thiết hiệu quả trong việc phòng cúm. - N hững người có nguy cơ cao cần chích ngừa cúm sớm. Thân mến, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng (714) 531-7930 nguyentranhoang@aol.com Copyright, 2008. Muốn phổ biến bài viết này, cần xin phép tác giả xin ghi rõ nguồn Y Dược N gày N ay, www.yduocngaynay.com . tim và viêm màng cơ tim là các biến chứng ít gặp của bệnh cúm. Cách điều trị cảm và cúm như thế nào? Có gì giống và khác nhau? Trong cả hai bệnh cảm và cúm, . Ðôi điều về Cảm và Cúm Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng (714) 531-7930 nguyentranhoang@aol.com Gần đây có nhiều độc giả nêu lên nhiều thắc mắc về cảm cúm,

Ngày đăng: 21/12/2013, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w