Đòihỏi tất yếucủahội nhập
Bất cứ một quốc gia nào, khi đặt mục tiêu xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh
thì quốc gia đó đồng thời phải xây dựng một hệ thống thanh toán hiện đại với những tiêu
chuẩn cao về mức độ an toàn, bảo mật, nhanh chóng chính xác Để đáp ứng được
những tiêu chuẩn này, việc sử dụng một hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là
bước đầu tiên để tiến tới xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử giữa ngân hàng,
doanh nghiệp, cá nhân, Chính phủ cũng như các thành phần kinh tế khác". đó là ý kiến
của giảng viên Nguyễn Thuỳ Linh, Khoa Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí
Minh đưa ra tạiHội thảo thanh toán không dùng tiền mặt tại Hà Nội, ngày 25/7/2006
Trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng, phát triển hệ thống thanh toán là một trong các
mục tiêu chiến lược quan trọng được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Hiện nay, các ngân hàng
và tổ chức tín dụng đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác thanh toán. Đồng thời phát triển nhanh mạng lưới giao dịch, triển khai mô hình
giao dịch một cửa đem lại nhiều thuận tiện cho khách hàng. Tại Hà Nội, nhiều dịch vụ thanh toán
qua ngân hàng hiện đại được triển khai như chuyển tiền điện tử trong nước và quốc tế, thanh
toán trực tuyến, dịch vụ thẻ thanh toán… được thực hiện nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, khối lượng giao dịch thanh toán qua ngân hàng
không ngừng tăng trưởng qua các năm. Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh
tế tính đến cuối tháng 5/2006 đạt 105.573 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2001. Số dư tài
khoản tiền gửi cá nhân cũng gần 5.000 tỷ đồng, tăng 4 lần so với năm 2001. Tốc độ tăng bình
quân doanh số thanh toán giai đoạn 2001 - 2005 đạt 24%/năm. Tỷ trọng thanh toán không dùng
tiền mặt qua ngân hàng những năm gần đây chiếm trên 90% tổng doanh số thanh toán.
Để phát triển được dịch vụ thẻ, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt các ngân hàng
thương mại đẩy mạnh đầu tư lắp đặt hệ thống máy ATM và phát triển thêm các điểm đại lý thanh
toán thẻ. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, đến cuối tháng 6/2006 đã có 575 máy ATM được lắp
đặt. Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2006 đã có thêm 330.561 thẻ được mở với doanh số
hoạt động trên 7 ngàn tỷ đồng. Năm 2005, các ngân hàng: Nhà, Đông Á, Sài Gòn Công thương,
Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long đã liên kết với nhau trong việc sử dụng máy ATM và
điểm chấp nhận thẻ. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng đã liên minh với các ngân hàng
thương mại cổ phần để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy
hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình thanh toán tiền điện,
nước, cước điện thoại, Internet, phí bảo hiểm… Sự hình thành hệ thống liên kết, kết nối để thanh
toán thẻ giữa một số ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho chủ thẻ có thể rút tiền ở nhiều
ngân hàng khác nhau. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện chi trả tự động tiền lương
của các cơ quan hành chính, sự nghiệp và thu nhậpcủa người lao động qua tài khoản. Đây là
những phương thức thanh toán tiên tiến cần được triển khai nhân rộng.
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Khoa Ngân hàng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thì:
"Để phát triển được một hệ thống thanh toán phi tiền mặt, một nền kinh tế phải có mức thu nhập
bình quân của dân cư cao, hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, cơ sở hạ tầng công nghệ của các
ngân hàng, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế phải mạnh, nguồn nhân lực về công nghệ thông
tin trong các ngân hàng phải giỏi, dân trí cao và phải có thói quen thanh toán không dùng tiền
mặt". Ông cho rằng để tạo được thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong dân thì Chính
phủ cần có những quy định nghiêm khắc hơn đối với hành vi ký phát séc vượt số dư nhiều lần.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước nên khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện
Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định chặt chẽ về thực hiện bảo hiểm tiền gửi cũng như
ban hành những quy định hạn chế giao dịch tiền mặt trong thanh toán…
Hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều hạn chế do nền kinh tế còn nhiều tập quán,
thói quen thanh toán bằng tiền mặt. Theo ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh TP Hà Nội thì lượng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán
chiếm tới 21,4%. Số cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng thương mại còn khá thấp so với dân số
trên địa bàn (576.663 tài khoản/3,2 triệu dân). Đây là con số khá khiêm tốn so với tiềm năng, thế
mạnh của Thủ đô. Thanh toán nhiều loại dịch vụ đối với các hộ gia đình như: tiền điện, điện
thoại, tiền nước vẫn bằng tiền mặt. Chưa phát triển đúng mức dịch vụ tài khoản và séc cá nhân,
thẻ thanh toán… Một hạn chế nữa là phần lớn các dịch vụ ngân hàng đều dựa trên nền công
nghệ cao song chưa khai thác hết các tiện ích của dịch vụ ngân hàng mới như Home Banking, E-
Banking, Internet Banking. Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán hiện đại nhưng đơn vị chấp
nhận thẻ cũng như giá trị thanh toán thẻ còn thấp. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
còn bất cập vì chưa triển khai được trong phạm vi cả nước. Giờ cao điểm, hệ thống quá tải do số
lượng giao dịch lớn.
Để phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng,
cũng theo ông Kỳ, các ngân hàng cần hiện đại hoá công nghệ và hệ thống thanh toán để triển
khai các phương thức thanh toán hiện đại, tiên tiến phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế
như thanh toán điện tử liên ngân hàng, phát hành và thanh toán thẻ…; thực hiện tốt vai trò Trung
tâm thanh toán trong nền kinh tế. Mục tiêu phát triển hệ thống thanh toán đến năm 2010 là giảm
lượng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán xuống dưới 15%, phấn đấu phát triển được
các dịch vụ thanh toán quy mô, trình độ ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Phát
triển nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trình độ cao, chất lượng cao của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân. Đến năm 2010, đưa số lượng tài khoản cá nhân lên trên 1 triệu tài khoản, 100% các tổ
chức tín dụng tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán quốc tế; phát triển liên
kết thanh toán thẻ ngân hàng và cơ sở chấp nhận thẻ thanh toán, đưa số đơn vị chấp nhận thẻ
từ 261 đơn vị lên 600 đơn vị vào năm 2010.
Vũ Huyền - Anh Hoà
admin
. Đòi hỏi tất yếu của hội nhập
Bất cứ một quốc gia nào, khi đặt mục tiêu xây dựng nền kinh. đều thực hiện chi trả tự động tiền lương
của các cơ quan hành chính, sự nghiệp và thu nhập của người lao động qua tài khoản. Đây là
những phương thức thanh