Dộ ẩm 60-80%.
Cách tưới nước: Mùa đông 2-3 ngày tưới một lần vào lúc sáng sớm và chiều tối. Mùa hè
tưới ngày 2-3 lần tùy thuộc vào chất trồnglan là sơ dừa hay gỗ mục. Khi tưới, dùng vòi
phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi mới tưới trở lại để cho thấm đều vào
chất trồng.
Cách tưới phân: 7 ngày tưới một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hay chiều
mát. Tưới qua một lần nước, 10-15 phút sau thì tưới phân để cây hấp thụ tốt nhất. Lan
còn tưới phân NPK: 30.10.10. Lan trưởng thành dùng NPK 20.20.20. Khi cây nhú hoa
dùng NPK 6.30.30 để cho hoa mập mạp, bền và sắc tươi hơn.
Phòng sâu bệnh: Phun định kỳ thuốc Dithan M trừ nấm bệnh, 7 ngày một lần.
[22 - Apr - 2007 ::: hieu]
Bỏ ra bao nhiêu tháng ngày chăm lo tưới bón, tốn công, tốn sức đến khi lan vừa mới
kết nụ, đơm bông hoặc vừa mua được chậu hoa tốn trên trăm bạc vội mang vào
trong nhà trưng bầy cho đẹp. Mới được vài ngày hoa tàn, nụ rụng, cuống thui, lá
vàng úa. Thật không có gì buồn chán và tức bực cho bằng.
Chúng ta hãy tìm hiểu những nguyên nhân nào gây ra tình trạng tệ hại thê thảm này:
1. Lan không ưa sự thay đổi nhiệt độ thái quá và bất chợt. Vào mùa xuân, thu khí trời mát
mẻ nhiệt độ bên ngoài khoảng 60°F hay 15.6°C mang vào trong nhà nhiệt độ trung bình
trên dưới 80°F hay 26.7°C. Sự thay đổi đột ngột này làm cho cô nàng Lan thể chất vốn dĩ
yếu đuối lại thêm khó tính, nhõng nhẽo, khó chiều bị ê mình ê mẩy. Nhưng chuyện này
chỉ xẩy ra ở các xứ Âu Mỹ vì nàng lan quê nhà vốn dĩ đã dạn dầy sương gió, nhà thì cửa
trước, cửa sau mở ra trống trước trống nên làm gì có chuyện thay đổi đột ngột. Hơn nữa
nhiệt độ bên ngoài nếu có thay đổi cũng từ từ phải cả tiếng sau mới khác biệt, tuy vậy
nhưng người ở miền Nam California đã kinh nghiệm chuyện này. Sau một trận gió mệnh
danh là "Santa Ana wind" vừa khô, vừa nóng lại còn thêm cơn gió thổi mạnh như bão,
mấy chiếc nụ vừa ra đã úa vàng và rụng dần. Nói tóm lại sự thay đổi đột ngột tăng lên từ
10°F hay 6°C sẽ ảnh hưởng đến chuyện héo hoa, rụng nụ, nhưng nếu lạnh xuống thì lại
không sao.
2. Lan cần phải có độ lạnh và cách biệt giữa đêm và ngày. Chúng ta ai cũng biết rằng
muốn giữ hoa lâu tàn, cần phải để trong phòng lạnh khoảng 50°F hay 10°C. Trong nhà
cửa kính kín mít, nhiệt độ ban ngày và ban đêm lúc nào cũng vậy, cho nên ban đêm cần
hé mở cửa sổ hoặc hạ bớt lò sưởi xuống 60°F hay 15,6°C cho dễ ngủ và tốt cho lan.
3. Lan cần ẩm độ trung bình từ 50%, nhưng trong nhà vì nấu bếp, vì lò sưởi cho nên ẩm
độ xuống rất thấp chỉ còn khoảng 5-10%. Vì vậy cần để chậu cây bên trên đĩa nước có lót
những viên đá nhỏ hoặc dùng bình phun nước (sprayer) mỗi ngày vài lượt để cho lá và
hoa khỏi khô. tốt hơn mua một máy phun hỏi ẩm (Humidifier) loại rẻ tiền khoảng $20.
Nên dùng nước cất (distilled) hay nước lọc để khỏi đóng cặn trên lá.
4. Lan cần thoáng gió, trong nhà không khí không chuyển động, không thích hợp với lan,
nhất là các loại phong lan. Tránh để lan vào một góc không có người qua lại, vì đi qua
hay lại cũng làm không khí chuyển động. Nếu cần để một chiếc quạt nhỏ loại xoay qua
xoay lại (occilating fan).
5. Lan không ưa mùi gas, mùi xào nấu, khói bếp, những mùi xăng nhớt hay hóa chất
trong các bình xịt bằng hơi ép. Vì vậy nên để lan xa bếp lò, lỗ lò sưởi thổi ra.
6. Lan cần ánh sáng để nuôi sống cây và giữ cho hoa lâu tàn. Thiếu ánh sáng mầu sắc sẽ
lạt dần vàlan dễ bị bênh.
7. Lan không ưa tưới thường xuyên. Khi ở ngoài trời có nắng có gió, trung bình một tuần
tưới một lần. Lan để trong nhà tưới thưa hơn, từ 1 dến 2 tuần, nhất là những chậu lan
trồng bằng rêu (sphagnum moss). Khi tưới nên nhớ tưới cho thật đẫm. Mỗi ngày tưới một
chút là giết cây lan dần dần vì rễ lúc nào cũng ướt. Những giống nữ hài (Paphiopedilum)
hay Đinh tử hương (Zygopetalum) và những loại Masdevalia cần tưới hàng tuần đừng để
cho khô rễ, nhưng cũng không nên tưới quá thường xuyên.
8. Một số lan rất nhậy cảm nhất là những loại lan nguyên thủy (species) không ưa những
sự thay đổi từ nhiệt độ, độ ẩm, hơi đốt v.v Lan lai giống bán trên thị trường thường
mạnh hơn vì đã được lựa chọn nhũng giống mạnh, hoa nhiều và lâu tàn.
Để lantrong nhà cần phải chú trọng những điều kể trên và nơi tốt nhất là gần cửa sổ
hướng Nam có ánh nắng chiếu vào. Mang lan vào trong nhà để chưng bầy không nên để
quá 2 tuần lễ, nếu không cây lan sẽ yếu dần. Để quá lâu lan sẽ chết. Tốt hơn hết là sau 2
tuần cắt bông để giữ cho cây được mạnh và sẽ có hoa vào năm tới.
Kỹ thuật trồnglan hồ điệp
[21 - Jul - 2007 ::: hieu]
Hiện nay phong trào trồnglan đang phát triển mạnh vì đây là một nghề đưa lại
hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên, cây lan hồ điệp rất khó tính, đòi hỏi một số
yêu cầu sinh thái khắt khe, người trồng phải hiểu biết và kỹ thuật cao mới có thể
thành công được.
Điều kiện để trồng hồ điệp thành công: Lan hồ điệp là cây rất khó tính do đó khâu đầu tiên là phải chuẩn bị
nhà trồng để có thể khống chế được các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Tuy nhiên để có
được nhà phù hợp cho sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa đúng thời vụ cần rất nhiều điều kiện do đó cần phải
có các thiết bị kèm theo như thiết bị tăng nhiệt, thiết bị giảm nhiệt, thiết bị điều chỉnh ánh sáng. Với điều
kiện các tỉnh phía Bắc nước ta thì làm nhà 2 mái vừa có tác dụng hạn chế ánh sáng mùa hè, giữ được nhiệt
độ mùa đông.
Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồnglan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước như
mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn hoặc rêu "Chi Lê" nhập nội đã được xử lý an toàn nấm
bệnh.
Chuẩn bị chậu: Yêu cầu của chậu trồnglan hồ điệp phải là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng vàtrong suốt
thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp. Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 - 6 tháng
khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Sau giai đoạn
trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường
kính 12cm.
Kỹ thuật trồng cây vào chậu: Khi mua cây giống vềtrồng bà con chú ý đến các cỡ của cây được phân cấp
như sau: 2 lá cách nhau lớn hơn 5cm gọi là cỡ đặc cấp được trồng vào chậu có đường kính 7cm. Nếu chiều
dài 2 lá cách nhau từ 3 đến 5cm là cỡ cấp 1 trồng vào chậu đường kính 5cm. Nếu 2 lá cách nhau 1,2-3 cm
gọi là cỡ cấp 2 thì trồng vào các khay ươm cây con.
Chăm sóc: Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 23 độ C, không được thấp hơn 20 độ C, đảm
bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích hợp. Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau: Mùa
hè giảm bớt từ 80 - 90% lượng ánh sáng bình thường, mùa đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng bón thêm
phân NPK với tỷ lệ 30-10-10 pha với nồng độ 30-40 mg/1 lít nước để phun cách 7-10 ngày/lần.
Thay chậu lần thứ nhất: Sau khi trồng được từ 4 - 6 tháng, lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12cm thì
chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Lấy cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới
rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu nên lót 1-2 miếng xốp
giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Lan hồ điệp sinh trưởng chậm, phải mất tới 40 ngày trong
điều kiện chămsóc tốt mới mọc thêm 1 lá hoàn chỉnh. Khi cây có trên 4 lá mới có khả năng phân hoá mầm
hoa. Để chămsóc cho cây sau khi thay chậu lần 1 bà con phải phun dung dịch diệt khuẩn. Trong từ 3-5
ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn phải giữ ẩm cho cây cũng như môi trường xung quanh. Sau
khoảng 10 ngày tưới nước trở lại kết hợp bón phân. Lượng phân bón là đạm, lân, kali theo tỷ lệ 30-10-10
nồng độ 40mg/1lít nước. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix.
Thay chậu lần 2: Lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng được xác định khi cây có khoảng
cách 2 lá đạt khoảng 18cm. Lúc này cây được từ 16 - 20 tháng, đường kính chậu chuyển sang phải đạt
12cm. Cách thay chậu lần này tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng dao, kéo sắc cắt bớt các rễ già trước
khi trồng lại. Chú ý trong giai đoạn này chế độ che sáng như sau: Ánh sáng mùa hè giảm từ 60-70%, mùa
đông giảm 40-50%, nhiệt độ từ 20-28 độ C, độ ẩm từ 70-85%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 từ 5-6 tháng
cây có từ 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa. Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25 độ C
hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 độ C. Lan hồ điệp có hoa liên tục do đó xử lý nhiệt độ thấp
càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 25 độ C thì không thể
phân hoáhoavà dưới 15 độ C thì không ra nụ, ra hoa. Khi thấy cây lan nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30
pha nồng độ 2g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn.
Ngoài ra, để cho hoa được bền lâu, khoảng 1-2 tháng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-
25 độ C, ánh sáng che bớt 70%. Đặc biệt khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì
nước sẽ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoavà tưới phân NPK 30-
10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.
. hoa nhiều và lâu tàn.
Để lan trong nhà cần phải chú trọng những điều kể trên và nơi tốt nhất là gần cửa sổ
hướng Nam có ánh nắng chiếu vào. Mang lan vào. cây lan sẽ yếu dần. Để quá lâu lan sẽ chết. Tốt hơn hết là sau 2
tuần cắt bông để giữ cho cây được mạnh và sẽ có hoa vào năm tới.
Kỹ thuật trồng lan hồ