1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Đôi điều về ca dao và tục ngữ pptx

5 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 183,12 KB

Nội dung

Đôi điều về ca dao tục ngữ. Nguyễn Mộng Khôi * C a dao ( folk song ) là câu hát phổ thông trong nhân gian. Chữ ca có nghĩa là ngân giọng dài ra. Dao là hát trơn không cần đệm. Ca dao do lưu hành khẩu truyền, không biết ai là tác giả . Nhiều bài mô tả tâm hồn nam nữ, tính tình, phong tục tư tưởng nhân gian thấm nhuần đậm đà mầu sắc quê hương. Do đó ca dao còn có tên là phong dao, là câu hát tỏ bày phong tục. * Tục ngữ ( proverb ) là lời nói lập thành sẵn người ta dùng quen, là câu thành ngữ lưu hành trong thế tục. Nhiều câu có ý nghĩa thâm cao, có ý nghĩa luân lý giảng dậy. những câu tục ngữ vốn do người xưa truyền lại thì gọi là ngạn ngữ. Những câu tục ngữ chỉ lưu hành trong mt xứ môt vùng, môt nghề thì gọi là phương ngôn.Những câu tục ngữ hay ngạn ngữ có ý nghĩa giảng dậy thì gọi là cách ngôn hay châm ngôn. ( theo Từ Nguyên ) **** C a dao, tục ngữ Việt Nam có từ lâu lắm. Nhưng mãi đến cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn mới có môt số nhà Nho, góp nhặt những tục ngữ, ca dao trong nhân gian rồi chép thành sách. Ông Trần Danh Án, đậu nhị giáp tiến sĩ năm 1787 viết quyển ‘’Nam-phong nữ-ngạn thi‘’ghi chép được môt số câu ca dao nửa chữ nôm, nửa chữ Hán. Ông Ngô Hạo Phu, đậu giải nguyên năm 1819 dịch tục ngữ ra thơ chữ Hán theo lối Kinh thi .Mãi đến cuối thế kỷ xix, khi nước ta bị đô hô mới bắt đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa người Pháp, người phương Tây, mà nghiên cứu, phê bình loại văn chương bình dân này theo lối Tây phương. Ông Edmond Nordeman sưu tập, trích lục văn nôm xưa mà làm sách Quảng tập viêm văn ( Chrestomatie annamite), xuất bản năm 1898 tại Hà nôi.Giáo sư G.Cordier người Pháp soạn quyển Việt nam thi văn hợp tuyển ( litterature annamite,extraits des poetes et des prosateurs annamites ) đầu tiên, tiếp theo là những quyển như, Góp nhặt những câu ca dao ( Recueil de chansons populaires) của Paulus Của. Ông Julien với quyển Lớp tiếng Việt (Cours de langue annamite). Ông Đặng Lễ Nghi cho xuất bản quyển Câu hát huê tình năm 1917. Đến năm 1928, ông Nguyễn văn Ngọc ấn hành quyển Tục ngữ phong giao. Tiếp theo là những sưu tập của Giáo sư Dương Quảng Hàm, Thanh Lãng . Từ đó đến nay đã có hàng trăm tác giả thâu góp giải thích tục ngữ ca dao. Tục ngữ ca dao-đặc biệt là CA DAO chính là tiếng nói của đồng nôi, là âm vang của làng quê tổ truyền, phản ảnh sinh hoạt nông thôn, chứa chan tình cảm dân tôc mầu sắc xứ sở. Đó là những sản phẩm của tinh thần nung đúc trong bao nhiêu tim óc, chọn lọc từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, từ vùng nầy qua vùng khác là của chung cả nước của cả dân tôc. GIẢNG BÌNH BAI CA DAO CON TRAI NGỎ Ý VỚI CON GÁI Những người lớn tuổi ở nước ta, phần đông thuc lòng bài ca dao trữ tình nầy: Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên cái aó trên cành hoa sen. Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà. Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng. Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng, anh lại giúp cho: Giúp em môt thúng sôi vò, Môt con lợn béo, môt vò rượi tăm; Giúp em đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo; Giúp em quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới, lại đèo bưồng cau. Bài này có từ lâu, Cái thuở mà xã thôn tự trị, "phép vua thua lệ làng", thuở mà trai gái còn bị phong tục, tập quán khắt khe ràng buôc. Đám cưới phải đóng tiền" cheo" cho làng mới được công nhận: " cưới vợ không cheo, mười heo cũng mất"; Tiền cheo nôp cho làng thường thì nhiều hơn là tiền tổ chức đám cưới. Cưới vợ "quan năm"mà cheo thì "quan tám": Giúp em quam tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới , lại đèo buông cau Câu chuyện tình bắt đầu bằng cuôc gặp gỡ của cậu trai làng cô gái cùng thôn ở đầu đình. Những ngày không hôi hè thì nơi đây là chỗ vắng vẻ. Cậu trai mới lớn. Hôm nay là lần đầu tiên, ngẫu nhiên gặp cô gái mà cậu đã nghe tên từ lâu ; Vì bất chợt, không biết phải mở đầu làm sao. Cậu nói bâng quơ: Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen. Thấy cái điệu bô lúng túng câu chuyện bịa đặt, vô lý nhưng dễ thương. Vì, có ai mà lại treo cái aó trên cành hoa sen bao giờ! Cây sen làm gì có cành, cái cọng mềm thì lại nằm dưới mặt nước. Tuy chưa biết mặt, nhưng có lẽ cô gái cũng thầm yêu trôm nhớ.Cô không đáp lại, nhưng ánh mắt, nụ cười cởi mở, khiến cho cậu bình tĩnh mạnh dạn . Cậu không nó trỏng nữa : Em được thì cho anh xin, hay em muốn giữ cái aó để làm "làm tin": Hay là em để làm tin trong nhà. Ở nhà quê, giữ chiếc áo của người yêu để "làm tin"là tính đến chuyện hôn nhân sau này: Chàng về để áo lại đây, Áo thời thiếp mặc, gối mây đợi chờ. Chiếc áo của người bình dân đã nói lên sự thân mật quen hơi bén tiếng, những yêu thương giữa trai gái: Thương nhau cởi áo cho nhau, Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay. .Mình về, ta chẳng cho về, Ta nắm lấy áo, ta đề bài thơ. hoặc: .Thôi thôi buông áo em ra, Để em đi chợ, kẻo mà chợ trưa. Trong 4 câu đầu, người con trai chỉ "bày"ra chuyện "để quên cái áo"rồi mượn cớ làm quen. Nhưng khi thấy đã bén lửa tình, anh nói thật hoàn cảnh gia đình. Từ việc tầm thường như chiếc áo sứt chỉ cũng không có thì giờ để vá. Mẹ già thì nay đã lòa: Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu. Anh kể chuyện cái áo sứt chỉ đường tà mà không ai dùm là để gợi lòng thương, để đánh vào cái tâm lý đa cảm của cô gái chớm có chút tình với anh. Cái hình ảnh người vợ ngồi áo cho chồng là kiểu mẫu môt gia đình đầm ấm ở thôn quê mà nhiều người ước mơ. Câu chuyện làm cô gái xao xuyến. Anh lại nói thêm là, không phải mới đây; mà :Áo anh sứt chỉ đã lâu Và, từ lâu anh đã mong ước mai này có được "cô ấy"cũng đẹp dễ thương như em, về nhà anh để khâu cái áo: Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai mượn cô ấy vào khâu cho cùng. Ngày đầu tiên gặp gỡ, anh không muốn đặt vấn đề hôn nhân với nàng, mà chỉ phác họa mt tương lai, mt mơ ước. Nếu "cô ấy" hay "đằng ấy" bằng lòng thì anh đã sẵn sàng: -Tiền cưới, tiền cheo -Môt thùng gạo nếp để đồ sôi vò -Môt con lợn béo đang nuôi -Môt vò rượi tăm, ( rượu cất mà sủi tăm thì uống ngon tuyệt trần ) -Môt cặp chiếu cạp điều. -Môt đôi chăn ấm -Môt đôi khuyên ( đôi trằm ). -Buồng cau Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng, anh lại giúp cho: Giúp em môt thúng sôi vò, Môt con lợn béo, môt vò rượu tăm; Giúp em đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trầm em đeo, Giúp em quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. Cái hay của bài này là lời lẽ ý nhị, bóng bẩy nên thơ. Vào chuyện cái áo, rồi xin trả lại áo, nhờ khâu áo, rồi xin cưới với đầy đủ nghi lễ, hợp với lệ làng ở thôn dã, tuy là môt chuyện lặt vặt thông thường, nhưng bởi đó mà càng khêu dậy cả môt niềm tình tứ tư riêng, môt nhớ thương xa xôi nồng nàn; cả cái phong tục cưới hỏi từ ngàn xưa ở nước ta. Nôi dung bài ca tuy đùa mà thực. Thực mà đùa. Nửa chơi, nửa thực, hư hư thực thực. Lối hát ve vãn ngỏ ý với con gái ở đồng nôi. Đây là môt bài có giá trị, tiêu biểu được cái tinh thần lém lỉnh, nhanh nhẹn, sắc bén, tài hoa của người thi sĩ đồng rung. Nghe bài hát xong, cô thôn nữ dù muốn chối từ cũng không nỡ đành, muốn bỏ đi cũng không sao đoạn đứt, lòng bồi hồi, triền miên vì môt men giống thương nhớ vẩn vơ không thôi./. Bài Ca Dao BUỒN TRÔNG Nỗi Lòng Chinh Phụ Đêm qua ra đứng bờ ao, Trông cá: lặn, trông sao: sao mờ. Buồn trông con nhện chăng tơ, Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ? Buồn trông chênh chếch sao mai. Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ? Đêm đêm tưởng giải ngân hà, Mối sầu tinh đẩu đã ba năm tròn. Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn. Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ. B ài Buồn Trông được truyền khẩu trong nhân gian từ lâu. Có thể trước cả Chinh Phụ Ngâm của ông Đặng Trần Côn ( không rõ năm sinh, thọ 40 tuổi ) dịch giả bà Đoàn Thị Điểm ( 1705- 1748 ) vì căn cứ vào tiếng Việt qua cấu trúc chữ nôm ngữ âm học, lịch sử của bài ca dao. Nhận xét bài Buồn Trông, giáo sư Phạm Văn Diêu viết: ‘’ Đây là môt bài ca dao rất quen thuc mô tả môt niềm nhớ mong thấm thía. Dưới ngòi bút nhẹ nhàng của thi nhân không tên tuổi, nỗi buồn nhớ nghi ngút kia . Hình ảnh nỗi buồn ấy thấy trong bóng mất tăm, bóng sao xa mờ, bóng nhện bâng khuâng trong đường tơ dang dở. Hình ảnh nỗi buồn ấy càng thấy trong bóng sao mai chênh chếch nghiêng xế, trong giải ngân hà lạnh nhạt buồn mơ như môt tấm nhung rời rạc u trầm.’’ Nhưng đọc kỹ bài thơ, chúng ta không những buồn mà còn thương sót cái hoàn cảnh cô đơn của nàng dâu trẻ phải xa chồng. Nàng lựa lúc đêm khuya, đợi cho mọi người ngủ hết, mới lẳng lặng ra đứng bờ ao với hy vọng nhìn đàn bơi lôi cho vui mắt, nhưng đêm khuya, mặt ao lạnh, đã lặn sâu từ lâu. Buồn quá! Nàng ngước mắt nhìn những vì sao trên trời chợt nghĩ đến người yêu đang nơi quan aỉ xa xăm. Nàng khóc. Qua làn nước mắt, những vì sao sáng trở nên mờ dần : ‘’Đêm qua ra đứng bờ ao ‘’ ‘’Trông cá: lặn, trông sao: sao mờ. Người chinh phụ trẻ trong Chinh Phụ Ngâm có cùng môt nỗi buồn xa chồng: ‘’Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai? ‘’Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây. Những cô dâu mới cưới thời đó, chẳng bao giờ dám ‘’ ngỏ ‘’ nỗi vui buồn với người trong gia đình chồng: ‘’ Làm dâu khổ lắm con ơi, ‘’ Vui chẳng dám cười, cực chẳng dám than. Chính vì vui chẳng dám cười, cực chẳng dám than mà những cô dâu trẻ phải lựa đêm khuya để giãi bầy tâm sự. Người chinh phụ cũng nhìn sao trời ( thiên chương ), cũng nghĩ đến chồng mà lòng thẫn thờ như người mất trí: Sửa siêm, dạo bước tiền đường, Ngửa trông xem vẻ thiên chương thẫn thờ. Bờ ao vắng, bên cạnh cô dâu trẻ, chỉ có môt con nhện đang âm thầm chăng tơ. Nhìn cái lưới chưa dệt xong, nàng lại nghĩ đến mối tình dang dở của mình mà chạnh lòng. Hay là nhện cũng đang chờ đợi người yêu? ‘’ Buồn trông con nhện chăng tơ. ‘’ Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai? Người thiếu phụ trẻ đứng ở bờ ao từ đêm tới lúc lúc sao mai chênh chếch nghĩa là lúc trời gần sáng. Môt lần nữa nàng lại khóc. Những giọt nước mắt lại làm lu mờ ngôi sao mai buổi sáng: ‘’ Buồn trông chênh chếch sao mai, ‘’Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ. Trong giải Ngân hà có vô lượng tinh tú nếu tin tưởng mỗi người có môt ngôi sao hô mạng; thì nàng tin chắc người chồng yêu kính của mình là ngôi Tinh Đẩu, môt vì sao sáng nhất của chùm Đại Hùng. Đã ba năm rồi, hằng đêm ngắm vì sao bản mệnh để cầu nguyện cho chàng sớm về xum họp: ‘’ Đêm đêm tưởng giải ngân hà, ‘’ Mối sầu tinh đẩu đã ba năm tròn. Người chinh phụ cũng nhìn giải ngân hà, có lúc không cầm được nước mắt: ‘’ bóng ngân hà khi mờ khi tỏ ‘’. Bà tin rằng chàng là ngôi sao Khuê ở trên trời. (Sao Khuê là môt trong 28 vì sao, thập nhị bát tú ) : ‘’ Bóng ngân hà khi mờ khi tỏ. ‘’ Đô khuê triền buổi có buổi không. Người thiếu phụ trẻ xa người thương đã 3 năm, nhưng nàng tự hứa với lòng là dù xa cách bao lâu đi nữa, nàng vẫn giữ môt lòng chung thủy: ‘’ Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn. Đến câu chót, tác giả vô danh nhắc tới địa danh ‘’Tào khê ‘’mà hầu hết những người nghiên cứu Phật giáo đều biết ; Tào khê hay khe Tào là cái khe suối nhỏ, phía đông huyện Thúc Giang tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa nơi Lục tổ Huệ Năng tĩnh tu . Nguyễn Trãi trong ‘’ Quốc Âm Thi Tập ‘’ cũng nhắc tới nơi đây: ‘’ Tào khê rửa ngàn tầm suối. ‘’ Sạch chẳng còn môt chút phàm. Như vậy câu ‘’ Tào khê nước chảy lòng còn trơ trơ ‘’ nói lên tấm lòng trong sạch của nàng như dòng Tào khê. Bài ca dao Buồn Trông Khúc Ngâm Chinh Phụ được truyền tụng trải qua bao thế kỷ như môt tấm gương trong sáng lòng chung thủy tuyệt vời của người đàn bà Việt./. Nguyễn Mộng Khôi . nay đã có hàng trăm tác giả thâu góp và giải thích tục ngữ ca dao. Tục ngữ và ca dao- đặc biệt là CA DAO chính là tiếng nói của đồng nôi, là âm vang của. Đôi điều về ca dao tục ngữ. Nguyễn Mộng Khôi * C a dao ( folk song ) là câu hát phổ thông trong nhân gian. Chữ ca có nghĩa là ngân giọng dài ra. Dao

Ngày đăng: 13/12/2013, 20:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w