1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp nâng cao huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngần hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nam bình dương

63 34 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 225,98 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan đề tài: “Giải pháp nâng cao huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương” là một công trình nghiên cứu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

• • • KHOA KINH TẾ

THU DAU MOT UNIVERSITY

BÁO CÁO TỐT NGHIÊP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HUY ĐỘNG VON

TIÈN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

• • •

CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG

Họ và tên: Nguyễn Thanh Hương Giang

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Giải pháp nâng cao huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương” là một công trình nghiên cứu độc lập, cá nhân không có sự sao

chép của người khác Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu

có nguồn gốc rõ ràng Đe tài là một sản phẩm mà em đã nổ lực tìm hiểu,nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường cũng như thực tập tại ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương PGD Dĩ An Emxin cam đoan nếu có phát sinh vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Bình Dương, Ngày 10 tháng 12 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Hương Giang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em đượcbày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ,giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này Trong suốtthời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều

sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Kinh

Te Trường Đại học Thủ Dầu Một đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu chochúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Nhờ có những lời hướng dẫn,dạy bảo của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của em mới có thể hoàn thiện tốtđẹp

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô - người đã trực tiếp giúp đỡ,quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua

Bài báo cáo tốt nghiệp được thực hiện trong khoảng thời gian 2 tháng.Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên khôngtránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng gópquý báu của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoànthiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình Em xinchân thành cảm ơn quý Thầy Cô

Bình Dương, Ngày 10 tháng 12 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Hương Giang

Trang 4

KHOA KINH TẾ

CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

1 Học viên thực hiện đề tài: Nguyễn Thanh Hương Giang Ngày sinh: 02/11/1999

MSSV: 1723402010037 Lớp: D17TC01 Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

Điện thoại: 0921149404 Email: giangnguyen.021199@gmail.com

2 Số QĐ giao đề tài luận văn: Quyết định số 1493/QĐ-ĐHTDM ngày 01 tháng 10 năm 2020

3 Cán bộ hướng dẫn (CBHD): TS Nguyễn Ngọc Mai

4 Tên đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt

Nam - chi nhánh Nam Bình Dương.

Trang 5

Tuần thứ Ngày Ke hoạch thực hiện Nhận xét của CBHD

(Ký tên)

2 19/10/2020 - Viết chương 1

3 26/10/2020 - Viết tiếp chương 1

Kiểm tra ngày: Đánh giá mức độ công việc hoàn thành:

Được tiếp tục: □ Không tiếp tục: □

4 02/11/2020 - Viết chương 2

5 09/11/2020 - Sửa chương 1, viết tiếp chương 2

6 16/11/2020 - Viết chương 3

Kiểm tra ngày: Đánh giá mức độ công việc hoàn thành:

Được tiếp tục: 0 Không tiếp tục: □

7 23/11/2020 - Viết tiếp chương 3

4

Trang 6

8 30/11/2020 - Sửa chương 2 và 3, Viết phần kết luận.

Trang 7

Tuần thứ Ngày Ke hoạch thực hiện Nhận xét của CBHD

(Ký tên)

9 07/12/2020 - Sửa lại các lỗi và hoàn thiện bài.

Ghi chú: Sinh viên (SV) lập phiếu này thành 01 bản để nộp cùng với Báo cáo tốt nghiệp khi kết thúc thời gian thực hiện BCTN.

Bình Dương, ngày 10 tháng 12 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Trang 8

PHIẾU NHẬN XÉT

(Dành cho giảng viên hướng dẫn)

I Thông tin chung

1 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Hương Giang

2 Tên đề tài: Giải pháp nâng cao huy động von tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương.

3 Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Mai

II Nội dung nhận xét

1 Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu

2 Khả năng ứng dựng của đề tài

3 Hình thức, cấu trúc cách trình bày

4 Đánh giá về thái độ và ý thức làm việc của sinh viên

□ Đồng ý cho bảo vệ □ Không đồng ý cho bảo vệ

Giảng viên hướng dẫn

Ký tên (ghi rõ họ tên)

TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Trang 9

Bình Dương, ngày tháng năm 2020

TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

8

Trang 10

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VẺ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG 3

1.1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÔN TỪ TIỀN GỬI TIẾT KIÊM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG 3

1.1.1 Tổng quan về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại 3

1.1.1.1 Ngân hàng Thương mại và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại 3

1.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại 4

1.1.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại ngân hàng 5

1.1.3.1 Tiền gửi 5

1.1.3.2 Phát hành chứng từ có giá 6

í.í.3.3 Đi vay và các nguồn khác 7

1.1.4 Các sản phẩm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng 7

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại 10

1.1.5.1 Yếu tố môi trường .10

1.1.5.2 Yếu tố Chính sách Nhà nước 11

1.1.5.3 Yếu tố công nghệ 11

1.1.5.4 Yếu tố thông tin 12

1.1.5.5 Yếu tố khách hàng 12

1.1.5.6 Yếu tố thuộc ngân hàng 12

1.1.6 Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại 13

1.1.6.1 Khái niệm 13

1.1.6.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn 13

Trang 11

1.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIÊU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG 17

2.1 GIỚI THIÊU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THựC TẬP 17

2.1.1 Lịch sử hình thành ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 17

2.Í.Í.Í Vietcombank Việt Nam 17

2.Í.Í.2 Vietcombank Nam Bình Dương 18

2.1 Í.3.Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu 19

2.1.2 Cơ cấu tổ chức phòng giao dịch khách hàng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương 21

2.1.3 Tổng quan về tình hình nhân sự tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Nam Bình Dương 23

2.1.4 Một số kết quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Nam Bình Dương giai đoạn 2017 - 2019 25

2.2 THựC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÔN TỪ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG 26

2.2.1 Quy trình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại VCB chi nhánh Nam Bình Dương 26

2.2 Í.Í Quy trình gửi tiết kiệm 26

2.2.1.2 Cơ sở tính và trả lãi tiết kiệm 29

2.2 Í.3 Quản lý và bảo quản sổ tiếtkiệm 29

2.3 Í.4 Thủ tục rút, chi trả tiền tiết kiệm 30

2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại VCB chi nhánh Nam Bình Dương 32

2.2.2 Í Phân tích nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng 32

2.2.2.2 Ph ân tích nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 33

2.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Nam Bình Dương 34 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÔN TỪ TIỀN GỬI TIẾT KIÊM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN - CHI

10

Trang 12

NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG 38

2.3.1 Điểm mạnh 38

2.3.2 Điểm yếu 39

2.3.3 Cơ hội 39

2.3.4 Thách thức 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 42

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ 43

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG TRONG 5 NĂM TỚI 43

3.2 ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ 44

3.2.1 Đe xuất 44

3.2.2 Kiến nghị 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 46

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG BIẺU Bảng 2.1: Thống kê tình hình nhân sự tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Việt Nam - CN Nam Bình Dương (2017 - 2019) 23

Bảng 2.2: Thống kê trình độ chuyên môn, độ tuổi, giới tính tại Ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Nam Bình Dương (2017 - 2019) 24

Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng

Vietcombank CN Nam Bình Dương giai đoạn 2017 - 2019 25

Bảng 2.4: Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng tại Ngân hàng

Vietcombank CN Nam Bình Dương giai đoạn 2017 - 2019 32

Bảng 2.5: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại Ngân hàng Vietcombank CN

Nam Bình Dương giai đoạn 2017 - 2019 33

Bảng 2.6: Tổng dư nợ/vốn huy động tại Ngân hàng Vietcombank CN Nam

Bình Dương giai đoạn 2017 - 2019 35

Bảng 2.7: Vốn huy động/tổng nguồn vốn tại Ngân hàng Vietcombank CN

Nam Bình Dương giai đoạn 2017 - 2019 36

Bảng 2.8: Vốn huy động không kỳ hạn/vốn huy động tại Ngân hàng

Vietcombank CN Nam Bình Dương giai đoạn 2017 - 2019 37

Bảng 2.9: Vốn huy động có kỳ hạn/vốn huy động tại Ngân hàng

Vietcombank CN Nam Bình Dương giai đoạn 2017 - 2019 38

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại PGD Dĩ An Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương 21

Hình 2.2: Quy trình gửi tiền tiết kiệm 28 Hình 2.3: Quy trình chi trả tiền gửi tiết kiệm 31

Trang 16

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Với nền kinh tế luôn luôn phát triển như hiện nay không khó để nhậnthấy rằng, với bất kì một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào để pháttriển hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn luôn đóng vai trò rất quan trọng Đốivới các ngân hàng thương mại với chức năng là các trung gian hoạt động tronglĩnh vực tiền tệ thì nguồn vốn càng khẳng định vị trí hết sức quan trọng khôngthể thiếu Do đó, hoạt động huy động vốn cũng là một trong các nghiệp vụ cơbản nhất của các ngân hàng Các ngân hàng thương mại huy động vốn thôngqua nhiều kênh khác nhau với nhiều hình thức đa dạng phong phú Trong đó,huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là một hoạt động huy độngvốn truyền thống, phổ biến và ngày càng phát triển

Vấn đề cần quan tâm đối với việc huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệmkhông chỉ là quy mô huy động vốn hay các phương thức, cách thức huy động

mà hiệu quả của hoạt động đó ra sao cũng là một vấn đề quan trọng cần quantâm chú ý và nghiên cứu, nhằm đưa ra các chiến lược thích hợp giúp phát triểnhoạt động kinh doanh của ngân hàng

Xuất phát từ những lý do trên, nhận thức được tầm quan trọng của vốntiền gửi trong hoạt động của ngân hàng Qua quá trình thực tập tại ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương em quyết định

chọn đề tài “Giải pháp nâng cao huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương” để

nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu về các hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của VCB chinhánh Nam Bình Dương

Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạtđộng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh

Đe xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiềngửi tiết kiệm cho chi nhánh trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại

ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương

Trang 17

Phạm vi nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu: số liệu lấy từ các báo cáo tài chính của chi nhánh ngânhàng trong 3 năm 2017, năm 2018, năm 2019

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập số liệu từ các tài liệu liên quan tại ngân hàng thựctập: bảng cân đối chi tiết các năm

Phương pháp so sánh: xem xét sự biến động của các chỉ tiêu

Phương pháp tỷ số: xem xét kết quả hoạt động của ngân hàng

Tham khảo tài liệu, tạp chí ngân hàng

5 Ý nghĩa của đề tài:

Hoạt động huy động vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạtđộng kinh doanh của các Ngân hàng thương mại nói riêng và của nền kinh tếnói chung Đặc biệt đối với nước ta hiện nay, nhu cầu về vốn cho đầu tư pháttriển đang là đòi hỏi cấp bách, các Ngân hàng thương mại cần phấn đấu, tìmtòi đổi mới phương thức huy động vốn, trọng tâm hơn cần đổi mới công táchuy động vốn

6 Kết cấu đề tài:

Ngoài phần lời mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu,

sơ đồ, tài liệu thanh khảo và kết luận, mục lục nội dung chính của khóa luậngồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Giải pháp nâng cao huy động vốn tiền

gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh NamBình Dương

Chương 2: Phân tích thực trạng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại

ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Bình Dương

Chương 3: Giải pháp - kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nam Bình Dương

-Không gian nghiên cứu: Phòng giao dịch Dĩ An của ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam - chi nhánh Nam Bình Dương

2

Trang 18

1.1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐẺ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG

1.1.1 TỔng quan về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại:

1.1.1.1 Ngân hàng Thương mại và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại:

Khái niệm Ngân hàng Thương mại:

NHTM là một loại hình quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế thị trườnghiện nay với vai trò chủ yếu là dẫn vốn từ nơi dư thừa đến nơi thiếu hụt thôngqua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp lượng vốn ấy đến các chủ đang cónhu cầu về vốn, NHTM là một tổ chức tài chính điều hòa lượng vốn cho nềnkinh tế tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàngthông qua chênh lệch lãi suất và thu được lợi nhuận cho Ngân hàng (NguyễnMinh Kiều, 2011)

Những hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại:

Hoạt động huy động vốn: là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất và chiếm

tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Ảnh hưởng lớn đếnchất lượng hoạt động của NHTM được thực hiện thông qua các hình thức khácnhau như nhận tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá,

Hoạt động sử dụng vốn: Có 2 hoạt động chính là tín dụng và đầu tư.Trong đó, ở hoạt động tín dụng NHTM cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhândưới các hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính Hình thứccho vay là hình thức chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tín dụng ngân hàng Ve hoạtđộng đầu tư ngân hàng bỏ ra một lượng vốn để mua cổ phiếu, trái phiếu củacác công ty hoặc trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương và kinh doanhtrên thị trường chứng khoán

Ngoài hai hoạt động cơ bản là huy động vốn và sử dụng vốn thì NHTMcũng thực hiện các dịch vụ khác như dịch vụ thu hộ chi hộ, dịch vụ chuyểnkhoản, dịch vụ tư vấn các vấn đề tài chính, dịch vụ giữ hộ các chứng từ, vậtquý giá, dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp, dịch vụ bảo hiểm,

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VẺ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM BÌNH DƯƠNG

Trang 19

ì.ì.1.2 Khái niệm và đặc điểm hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Thương mại:

Khái niệm:

Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từcác tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như: huy động vốn từlợi nhuận không chia, huy động vốn từ phát hành cổ phiếu,trái phiếu và huyđộng vốn từ tiền gửi tiết kiệm, để hình thành nên nguồn vốn hoạt động củangân hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2011)

Đặc điểm:

Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng Nó là nhữnggiá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cánhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ ký thác, cácnghiệp vụ khác và được dùng làm vốn để kinh doanh

Là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sửdụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốclẫn lãi khi đến kỳ hạn (nếu là tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi khách hàng có nhucầu rút vốn (nếu là tiền gửi không kỳ hạn)

Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồnkhác nhau nhưng trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớnnhất, chiếm khoảng từ 70% - 80% và nó có tính biến động Nhất là đối với loạitiền gửi không kỳ hạn và vốn ngắn hạn, hơn nữa vốn huy động chịu tác độnglớn của thị trường và môi trường kinh doanh trên địa bàn hoạt động Vì vậyNgân hàng thương mại cần phải đi sâu tìm hiểu, phân tích nguồn hình thànhvốn này, dự đoán trước tình hình cung cầu vốn để có đối sách phù hợp

1.1.2 Vai trò của vốn huy động tại ngân hàng:

Vốn là cơ sở đe ngân hàng to chức mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế

Khác với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thườngthì hoạt động của ngân hàng có những đặc trưng riêng Vốn không chỉ làphương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu củangân hàng Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thịtrường tiền tệ và thị trường chứng khoán

Quá trình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng được mã hoá bằng côngthức T-T', trong đó T là nguồn vốn bỏ ra ban đầu, T' là nguồn vốn thu về sau

4

Trang 20

một quá trình đầu tư, tiến hành hoạt động kinh doanh: T’>T Từ công thức này,

có thể khẳng định ngân hàng nào có nguồn vốn thu về sau một quá trình đầu tưlớn hơn nguồn vốn mà ngân hàng đã bỏ ra ban đầu thì ngân hàng đó có nhiềuthế mạnh trong cạnh tranh

Vì vậy, ngoài nguồn vốn điều lệ theo quy định thì ngân hàng luôn phảichăm lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn trong suốt quá trình hoạt động củamình bằng cách huy động vốn trên thị trường

Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng

Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uytín thì ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng phát triển mở rộng hoạt độngcủa mình Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng củangân hàng Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng củangân hàng càng lớn

Do đó, loại trừ các nhân tố khác thì khả năng thanh toán của ngân hàng

tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng của ngân hàngnói riêng Với khả năng huy động vốn cao , ngân hàng có thể hoạt động kinhdoanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh cóhiệu quả, góp phần vừa giữ được chữ tín, vừa nâng cao uy tín của ngân hàngtrên thương trường

Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường Cạnhtranh giúp các doanh nghiệp có khả năng tự hoàn thiện mình hơn Với ngânhàng vốn chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Thực tế đã chứng minh: quy mô vốn, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹthuật hiện đại là điều kiện tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn, và nguồn vốnlớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tíndụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủđộng về thời hạn, lãi suất Kết quả của sự gia tăng trên giúp ngân hàng kinhdoanh đa năng trên thị trường, phân tán rủi ro, tạo thêm vốn cho ngân hàng vàsức cạnh tranh của ngân hàng sẽ tăng lên trên thương trường

1.1.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại ngân hàng:

Nguồn vốn huy động tại ngân hàng thường chủ yếu từ 4 nguồn chính là:tiền gửi, phát hành chứng từ có giá, đi vay và các nguồn khác

Tiền gửi hay còn gọi là ký thác là tiền mà ngân hàng nhận được từkhách hàng với cam kết thực hiện việc hoàn trả vào thời điểm mà người gửi

ì.ì.3.1 Tiền gửi:

Trang 21

yêu cầu và trong thời hạn gửi tiền ngân hàng được quyền sử dụng việc đó chohoạt động kinh doanh của mình Ngày nay, người gửi có nhiều hình thức kýthác và có thể làm cho tài sản bằng tiền sản sinh ra lãi theo các dự đoán củamình.

Với xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là các nguồn ký thác ngàycàng phong phú, phức tạp Vì vậy, không thể nhận định một các chính xác từngnhóm ký thác riêng biệt Song về mặt kỹ thuật ngân hàng thì các khoản tiền kýthác có thể phân loại theo các tiêu chuẩn sau:

Tiền gửi không kỳ hạn là khoảng tiền không xác định được thời gian gửitiền nghĩa là khách hàng (Cá nhân, tổ chức) có quyền rút tiền vào bất cứ lúcnào họ muốn Giống như khách hàng có thể vừa mới gửi tiền vào sáng nay nếucần thì họ có thể rút ra ngay vào buổi chiều cùng ngày, còn nếu khách hàngchưa có nhu cầu sử dụng thì có thể để đến 1 tháng, 1 năm hoặc 2 năm mới rút

ra tùy theo nhu cầu sử dụng của bản thân Đối với loại tiền gửi này khách hàngthường không có ý định để dành và cũng không chú trọng nhiều đến tiền lãi.Mục đích gửi tiền của khách hàng có thể là để an toàn tài sản, khi cần kháchhàng có thể đến bất cứ chi nhánh, PGD nào của ngân hàng đã gửi rút tiền đểchi tiêu Vì vậy nên mức lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn này cũng rấtthấp

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền gửi vào ngân hàng có sự thỏa thuận vềthời gian rút tiền và các khoản lãi suất tương ứng giữa khách hàng và ngânhàng Như vậy, về nguyên tắc khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra khi đếnhạn đã thỏa thuận Trường hợp rút trước hạn khách hàng sẽ không được tính lãitheo mức lãi suất ban đầu đã thỏa thuận với ngân hàng mà chỉ được tính vớimột mức lãi suất rất thấp như lãi suất không kỳ hạn

Hiện nay, các ngân hàng Thương mại ở Việt Nam đang áp dụng hai loạitiền gửi định kỳ là tiền gửi định kỳ theo tài khoản và tiền gửi định kỳ dưới hìnhthức phát hành kỳ phiếu ngân hàng

1.1.3.2 Phát hành chứng từ có giá:

Đặc điểm của nguồn vốn này là lãi suất rất cao nhưng tính chất ổn địnhcũng khá cao, khách hàng không được rút trước hạn với bất kỳ lý do nào,muốn rút vốn khách hàng chỉ có thể bán lại chứng từ có giá trên thị trường

6

Trang 22

Thể khai thác tốt nguồn này thì trước khi thu hút ngân hàng cần tínhđược hiệu quả như phát hành để làm gì, cho vay ở đâu, lãi suất ra sao, có đảmbảo hòa vốn và có lãi không, phải hạch toán đầy đủ trước khi phát hành (kỳhạn huy động, điều kiện phát hành, lãi suất, mối quan hệ loại tiền gửi này vàtiền gửi tiết kiệm, khả năng chuyển nhượng, )

Các loại trái phiếu ngân hàng:

Tính chất định danh: vô danh, dễ chuyển nhượng nhưng khó quản lý; kýdanh thì ngược lại

Tính chất đảm bảo: Trái phiếu có đảm bảo hoặc trái phiếu không có đảmbảo

Theo đồng tiền ghi trên trái phiếu: Trái phiếu ngân hàng bằng VNĐ,Trái phiếu ngân hàng bằng ngoại tệ USD,

Theo việc bảo toàn giá trị của đồng vốn

Theo lãi suất

Theo phương thức trả lãi: trái phiếu trả lãi trước, trả lãi sau

ì.1.3.3 Đi vay và các nguồn khác:

Vay Ngân hàng Nhà nước: Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ Ngân hàngThương mại thường vay Ngân hàng Nhà nước nhằm giải quyết nhu cầu cấpbách trong các hoạt động chi trả của ngân hàng Hình thức cho vay chủ yếucủa Ngân hàng Nhà nước là tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn

Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn các ngân hàng vay mượnlẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng.Các ngân hàng đang có lượng dự trữ vượt quá yêu cầu sẽ có thể sẵn lòng chocác ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn Ngược lại, các ngânhàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanhkhoản

Từ nguồn khác: Tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo thanh toán và tiềntạm giữ, tiền đang chuyển

1.1.4 Các sản phẩm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng:

Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Gói sản phẩm “tích lũy và đầutư”, tiết kiệm AUD ưu đãi, tích lũy cho con, tiền gửi cán bộ công nhân

Gói sản phẩm “tích lũy và đầu tư” là một giải pháp tài chính hoàn hảo

dành cho khách hàng cá nhân (KH) có nhu cầu tiết kiệm và khớp lệnh đầu tưthông qua nghiệp vụ chiết khấu Nguồn vốn này chủ yếu là để khách hàng đầu

tư vào trung và dài hạn

Trang 23

vào kênh chứng chỉ quỹ mở hoặc/ và bảo hiểm với số tiền là tiền lãi thu đượcđịnh kỳ từ khoản tiền gửi tiết kiệm.Với lợi ích lãi suất ưu đãi với biên độthưởng tương ứng theo gói mà KH lựa chọn; một giao dịch thực hiện cả 2 mụcđích: tiết kiệm và đầu tư Đối tượng là khách hàng cá nhân có nhu cầu thựchiện kế hoạch tài chính đảm bảo vừa tích lũy vừa đầu tư từ nguồn tiền lãi đượctạo ra từ chính khoản tiền tích lũy Gói sản phẩm có kỳ hạn 12 tháng với lãisuất bằng lãi suất tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ kỳ hạn 12 tháng + biên độ ưu đãitheo từng gói Chu kỳ trả lãi định kỳ hàng tháng/ hàng quý Phương thức nhậnlãi chuyển khoản vào tài khoản đầu tư Hồ sơ đăng ký sản phẩm bao gồm:CMND/ Hộ chiếu còn hiệu lực, các hồ sơ tương ứng với sản phẩm bảo hiểmBảo an tài trí và Chứng chỉ quỹ mở theo lựa chọn của KH.

Tiết kiệm AUD ưu đãi là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn đồng Đô la Úc

(AUD) với lãi suất trần hấp dẫn, gia tăng lợi ích tài chính Đối tượng là kháchhàng cá nhân, số tiền gửi tối thiểu 3.000 AUD kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,

12 tháng trả lãi cuối kỳ; trần lãi suất ưu đãi cập nhật theo từng tuần Hồ sơđăng ký sản phẩm bao gồm: CMND/ Hộ chiếu còn hiệu lực, giấy gửi tiền tiếtkiệm

Tích lũy cho con là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn mà bố mẹ, người thân

có thể tiết kiệm để tích lũy cho con theo định kỳ Lợi ích tích lũy cho con, gomyêu thương xây tương lai với tài khoản mang tên trẻ em và hưởng lãi suất hấpdẫn theo thời gian thực gửi Đối tượng khách hàng là cha mẹ, người thân cónhu cầu tích lũy định kỳ tiền gửi cho trẻ em dưới 18 tuổi vào tài khoảncủa trẻ

Có tài khoản đồng hành là tài khoản của cha me, người thân để chuyển tiềntích lũy cho trẻ Số tiền nộp gốc định kỳ tối thiểu 3.000.000 VNĐ kỳ hạn 12tháng (kỳ hạn nộp định đình 3 tháng/lần) trả lãi cuối kỳ Hồ sơ đăng ký sảnphẩm bao gồm: CMND/ Hộ chiếu của cha mẹ hoặc người thân còn hiệu lực,giấy “Yêu cầu gửi tiền” và giấy đăng ký thông tin nộp gốc định kỳ tự động

Tiền gửi cán bộ công nhân viên là sản phẩm dành cho khách hàng là

CBCNV có tài khoản nhận lương mở tại Vietcombank, có nguồn thu nhập định

kỳ dều, ổn định và có nhu cầu tích lũy, định kỳ gửi tiền có kỳ hạn từ

viên, tiền gửi trực tuyến, tích lũy kiều hối, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệmtrả lãi trước, tiết kiệm thường

8

Trang 24

nguồn thu nhập từ lương Lợi ích lãi suất ưu đãi; gửi tiền đơn giản, thuận tiện

và sinh lời hiệu quả Đối tượng khách hàng là CBCNV có tài khoản nhậnlương mở tại Vietcombank, có nguồn thu nhập định kỳ dều, ổn định Số tiềngửi tối thiểu tiền gốc 10.000.000 VND (số tiền nộp tại thời điểm mở tàikhoản); tiền nộp định kỳ tối thiểu 1.000.000 VND Kỳ hạn gốc 12 tháng (nộptiền định kỳ hàng tháng) trả lãi cuối kỳ Lãi suất phần tiền gốc gửi tại ngàymở/tái tục tài khoản là trần lãi suất huy động VND kỳ hạn 12 tháng dành cho

cá nhân; phần tiền nộp định kỳ là trần lãi suất huy động VND cùng kỳ hạn(tính từ thời điểm nộp định kỳ đến ngày đáo hạn của tài khoản); được cộngthêm lãi suất ưu đãi khi tài khoản đến hạn thanh toán và tiếp tục gia hạn gửi kỳsau Hồ sơ đăng ký sản phẩm bao gồm: CMND/ Hộ chiếu còn hiệu lực, giấygửi tiền tiết kiệm/giấy mở tài khoản tiền gửi

Tiền gửi trực tuyến là sản phẩm cho phép khách hàng gửi/rút tiền tiết

kiệm thông qua internet Sử dụng sản phẩm này, khách hàng có thể truy cậpwebsite của NHNT để chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán (lãi suấtthấp) sang tài khoản tiền gửi trực tuyến (để hưởng lãi suất cao hơn) Lợi íchtiện lợi-nhanh chóng, giao dịch 24/7 được thực hiện kể cả trong ngày nghỉ,ngày lễ (trừ thời gian ngân hàng xử lý dữ liệu cuối ngày), giao dịch ở bất cứnơi nào; an toàn-bảo mật, thao tác đơn giản, tính bảo mật cao, giao dịch đượcchứng thực bằng biên lai xác nhận giao dịch gửi tiền có kỳ hạn gửi vào hòmthư điện tử của khách hàng; sinh lời hiệu quả, hưởng lãi suất cao, miễn phíquản lý tài khoản, miễn phí thanh toán trước hạn Số tiền gửi tối thiếu3.000.000VND kỳ hạn 14 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng,

24 tháng Chức năng nộp/rút tiền vào ngày đến hạn, chuyển tiền tự động Cáchthức sử dụng dịch vụ khách hàng có thể lựa chọn các cách thức sau để gửi tiền,rút tiền và nhận lãi của sản phẩm tiền gửi trực tuyến: gửi tiền vào tài khoảntiền gửi trực tuyến thông qua website, chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanhtoán sang tài khoản tiền gửi trực tuyến; thông qua dịch vụ VCB - MobileB@nking, chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiền gửitrực tuyến Lãi được trả cuối kỳ (lãi nhập gốc hoặc lãi tự động chuyển sang tàikhoản tiền gửi thanh toánVND) Hồ sơ đăng ký sản phẩm bao gồm: CMND/

Hộ chiếu còn hiệu lực, mẫu đăng ký dịch vụ Ngân hàng điện tử

Tích lũy kiều hối đối tượng là khách hàng nhận tiền kiều hối tại NHNT

và có nhu cầu gửi lại nguồn tiền kiều hối này tại NHNT để hưởng lãi

Trang 25

suất cao và ưu đãi lớn Kỳ hạn 1 tháng trả lãi cuối kỳ Hồ sơ đăng ký sảnphẩm bao gồm: CMND/ Hộ chiếu còn hiệu lực.

10

Trang 26

động của ngân hàng Trong một môi trường kinh tế thuận lợi, lạm phát đượckiềm chế ở mức vừa phải, các chủ thể trong nền kinh tế có nhiều điều kiện pháttriển, thu được nhiều lợi nhuận, hoạt động huy động vốn của ngân hàng từ đócũng trở nên dễ dàng hơn Tình hình chính trị, an ninh - trật tự ổn định, luônđược đảm bảo tốt, các quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng đều được quyđịnh một cách cụ thể, rõ ràng và hợp lý, xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ củamỗi bên sẽ làm tăng lòng tin của người dân vào xã hội, vào ngân hàng, có nhưthế họ mới gửi tiền vào ngân hàng.

ì.ì.5.2 Yếu tổ Chỉnh sách Nhà nước:

Các chính sách Nhà nước đưa ra ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốncủa ngân hàng Đặc biệt là chính sách kinh tế

Chính sách đầu tư: Chính phủ cần có chính sách khuyến khích đầu tư,

mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho hoạt động thu hút vốn của cácngân hàng cho đầu tư phát triển kinh tế

Chính sách về thu nhập: Chính phủ cần có một chính sách thu nhập

hợp lý như về chính sách tiền lương, chính sách trợ cấp, tạo thu nhập ổn địnhcho người lao động thì người dân sẽ có phần tiết kiệm gửi vào ngân hàng

Chính sách thuế: Chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và

tiết kiệm của dân cư, tổ chức kinh tế vì vậy ảnh hưởng đến việc gửi tiền vàongân hàng của các đối tượng này

Chính sách tiết kiệm: Khuyến khích dân cư và các đơn vị kinh tế thực

hiện tiết kiệm tránh lãng phí để dùng vốn nhàn rỗi đầu tư phát triển kinh tế

Chính sách về lãi suất: Neu NHTW đưa ra một mức lãi suất cùng với

biên độ biến động phù hợp với tình hình kinh tế thì các NHTM trên cơ sở đó sẽ

đưa ra mức lãi suất linh hoạt hấp dẫn thu hút nhiều khách hàng hơn ì.1.5.3 Yếu tổ công nghệ:

Công nghệ cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triểncủa ngân hàng Những thay đổi và tiến bộ của công nghệ ứng dụng vào ngânhàng đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ trong ngành ngân hàng Cácngân hàng ứng dụng công nghệ cao thì càng tăng được khả năng huy động vốn

vì khả năng tiếp cận với khách hàng sẽ cao hơn Hiện nay, các NHTM ở nước

ta đã đưa máy rút tiền tự động ATM vào thị trường để khách hàng có thể rúttiền ở mọi lúc, mọi nơi Việc không cần đến ngân hàng giao dịch các giao dịch

nhỏ, đơn giản đã giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian ì.ì.5.4.

Trang 27

Yếu tổ thông tin:

Các ngân hàng đưa ra thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời đếnmọi cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế giúp họ nắm được các thông tin có liênquan đến ngân hàng, công tác huy động vốn của ngân hàng, Trên cơ sởnhững thông tin đó, khách hàng sẽ đưa ra những quyết định của mình trong đó

có quyết định gửi tiền tại ngân hàng hay không

ì.1.5.5 Yếu tổ khách hàng:

Thu nhập của dân cư cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu gửi tiền vì khithu nhập của người dân đủ để chi tiêu hàng ngày và phần còn lại để dành thì họ

sẽ nghĩ đến việc gửi tiền vào ngân hàng để số tiền của mình vừa tiết kiệm được

mà vừa sinh lãi Do vậy, nếu thu nhập dân cư cao thì nhu cầu gửi tiết kiệm sẽcao hơn

Tâm lý của khách hàng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc gửi tiềncủa khách hàng vào ngân hàng vì nếu khách hàng tin tưởng việc gửi tiền vàongân hàng an tâm hơn để ở nhà Neu khách hàng không tin vào ngân hàng hoặc

họ sợ lạm phát kinh tế thì chắc chắn họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng

Thói quen thích sử dụng tiền mặt hoặc để tiền ở nhà để khi cần họ có thể

sử dụng nhanh hơn mà không cần đến ngân hàng thực hiện các thủ tục tốn kémthời gian Điều này cũng góp phần tồn tại một lượng lớn tiền mặt ở ngoài hệthống ngân hàng

ì.ì.5.6 Yếu tổ thuộc ngân hàng:

Nhóm nhân tố này được ngân hàng đặc biệt quan tâm vì đây là nhân tốthuộc bản thân ngân hàng Có nhiều nhân tố thuộc bản thân ngân hàng mà nó

có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn đến họat động huy động vốn của ngân hàngbao gồm các nhân tố như: địa điểm trụ sở của ngân hàng, cơ sở vật chất kỹthuật, nguồn nhân lực, chính sách về tỷ giá, lãi suất và giá phí, chính sách chovay, chính sách huy động, chính sách giao tiếp, các tiện ích mà ngân hàng cungcấp cho khách hàng, chất lượng dịch vụ, Bên cạnh đó, tổ chức nguồn thông tincũng được khách hàng rất quan tâm vì qua nguồn thông tin sẽ giúp khách hàngbiết được những vấn đề liên quan đến chính sách huy động vốn, hoạt động củangân hàng, tình hình kinh tế từ đó người dân an tâm, tin tưởng vào ngân hànghơn

1.1.6 Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại:

1.1.6.1, Khái niệm:

Hiệu quả huy động vốn là khả năng huy động được nguồn vốn ổn định,

12

Trang 28

an toàn với chi phí hợp lý và đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngânhàng.

1.1.6.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn:

Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Quy mô huy động vốn thể hiện ở lượng vốn huy động được nếu nguồnvốn huy động lớn thì khả năng đáp ứng được nhu cầu tín dụng, đầu tư của ngânhàng sẽ cao

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động phản ánh sự giatăng về quy mô vốn huy động theo thời gian giữa kỳ báo cáo và kỳ trước Kỳbáo cáo tăng bao nhiêu phần trăm so với kỳ trước

Cơ cấu vốn huy động

Cơ cấu vốn được phản ánh thông qua tỷ trọng vốn của từng loại vốn huyđộng theo đối tượng trong tổng vốn của ngân hàng

Chi phí huy động vốn

CP huy động vốn = CP trá lãi cho nguồn huy động + CP huy động khácTrong đó chi phí trả lãi cho nguồn huy động được phản ánh thông qualãi suất huy động bình quân

Lãi suất huy động bình quân = CP trá lãi Tổng vốn huy động bình quân

Phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

về quy mô: Quy mô vốn huy động phải đủ lớn để đáp ứng các nhu cầu

về tính dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngânhàng Sự phù hợp về quy mô được phản ánh thông qua chỉ tiêu hệ số sử dụngvốn

về kỳ hạn: Để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và tránh rủi

ro thanh khoản, nguồn vốn huy động ngắn hạn được sử dụng để cho vay và đầu

tư ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn được sử dụng để cho vay và đầu tư dài hạn

về lãi suất: Để ngân hàng có được lợi nhuận thì lãi suất trên tài sản phảicao hơn lãi suất trên nguồn vốn có cùng kỳ hạn và các loại tài sản có thời hạndài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí trả lãi cao hơn bên nguồnvốn

1.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẺ TÀI:

Nguyễn Quế Anh (2014) Với nghiên cứu Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Hà Nội Đe tài phân tích đánh giá thực trạng

hiệu quả huy động vốn tiền gửi khách hàng của Ngân hàng Thương mại Cổphần Hàng Hải chi nhánh Hà Nội Đe xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu

Trang 29

quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hà Nội

Phạm Hà Châu (2013) Với đe tài Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quổc tế Việt Nam Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch Đe tài tập trung nghiên cứu lý

luận về hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư của Ngânhàng Thương mại và thực trạng hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngânhàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - chi nhánh Phạm Ngọc Thạchtrong giai đoạn 2010-2012 nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong hiệuquả huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư của chi nhánh Từ đó, đề xuất nhữnggiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân

cư cho chi nhánh trong thời gian tới

Đàm Thị Thu Hương (2012) Với đe tài Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt - chi nhánh Hải Phòng Đe tài phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn tiền gửi

tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt, xây dưng cơ sở lý luận về hoạtđộng huy động vốn tiền gửi và hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tạicác Ngân hàng Thương mại hiện nay Từ đó, đưa ra các giải pháp kiến nghịhợp lý nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Nam Việt - chi nhánh Hải Phòng

Nguyễn Trọng Quang (2012) Với nghiên cứu Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hùng Vương Đe tài chủ yếu phân tích thực trạng hiệu

quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam chi nhánh Hùng Vương Đưa ra được những ưu nhượcđiểm, cơ hội và thách thức từ hoạt động huy động vốn tiền gửi dân cư

14

Trang 30

Nguyễn Huỳnh Ái Vân (2007) Với đề tài Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Công Thương Trà Vinh Đe tài phân tích và đánh

giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng CôngThương chi nhánh Trà Vinh qua 3 năm 2005-2007 Từ đó, tác giả đưa ra nhữngnhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trongnhững năm tới

tại ngân hàng nhằm đề xuất giải pháp kiến nghị phù hợp nâng cao hiệu quảhoạt động huy động vốn tiền gửi dân cư cho chi nhánh

Trang 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nhìn chung ở chương 1 với tiêu đề “Cơ sở lý thuyết về giải pháp nângcao huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam - chi nhánh Nam Bình Dương” đã trình bày được những vấn đề chínhnhư sau:

Tổng quan về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mạitrong đó nêu lên được: Thứ nhất là khái niệm về Ngân hàng Thương mại vàcác hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại; Thứ hai là khái niệm và đặcđiểm hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại; Thứ ba vai trò củavốn huy động tại ngân hàng; Thứ tư cơ cấu nguồn vốn huy động tại ngân hàng;Thứ năm các sản phẩm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng; Thứ sáucác yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàngthương mại; Cuối cùng là hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thươngmại và các chỉ tiêu đánh giá

Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài gồm 5 bản luận văn tốt nghiệpcủa các anh chị khóa trước về đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngânhàng để làm tiền đề tham khảo cách thức trình bày, các ý chính trong bản luậnvăn tốt nghiệp

16

Ngày đăng: 28/07/2021, 21:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đàm Thị Thu Hương. (2012). Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt - chi nhánh Hải Phòng, Trường Đại học dân lập Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửitại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt - chi nhánh Hải Phòng
Tác giả: Đàm Thị Thu Hương
Năm: 2012
2. Nguyễn Huỳnh Ái Vân. (2007). Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Công Thương Trà Vinh, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Công Thương Trà Vinh
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Ái Vân
Năm: 2007
3. Nguyễn Minh Kiều. (2011). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
Năm: 2011
4. Nguyễn Quế Anh. (2014). Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Hà Nội, Trường Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửikhách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam chi nhánh HàNội
Tác giả: Nguyễn Quế Anh
Năm: 2014
5. Nguyễn Trọng Quang. (2012). Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hùng Vương, Trường Đại học Kinh tế quốc dân viện ngân hàng - tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ dâncư tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh HùngVương
Tác giả: Nguyễn Trọng Quang
Năm: 2012
9. Phạm Hà Châu. (2013). Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quổc tế Việt Nam Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửitiết kiệm dân cư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quổc tế Việt Nam Chi nhánhPhạm Ngọc Thạch
Tác giả: Phạm Hà Châu
Năm: 2013
10. Sứ mệnh và tầm nhìn của VCB (2019).https://portal.vietcombank.com.vn/About/SMVTN/Pages/su-menh-va-tam- nhin.aspx?devicechannel=default. Truy cập ngày 26/09/2020 Link
6. NHNN. (2010). Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010. Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng Khác
7. NHNN. (2018). Thông tư 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018. Quy định về tiền gửi tiết kiệm Khác
8. NHNN. (2020). Thông báo số 35/TB-NHNN. Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng, ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Khác
11. Tích lũy và đầu tư VCB (2018). https : //vietcombank-vietnam.com.vn/tich- luy- va-dau-tu/ . Truy cập ngày 06/10/2020 Khác
12. Vietcombank chi nhánh Nam Bình Dương (2017,2018,2019). Báo cáo tài chính Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w