Đây thực ra là một cuốn sách giáo khoa cho các trường phổ thông ở Nga, được xuất bản lần đầu năm 1995, sau khi Liên Xô sụp đổ. Bạn đọc có thể học được từ cuốn sách này những điều hết sức cơ bản: Thế nào là dân chủ? Xã hội và các giá trị dân chủ, xã hội dân sự, các hình thức tổ chức Chính quyền và Nhà nước, văn hoá chính trị và văn hoá quyền lực… Cuốn sách được trình bày rất mạnh lạc và dễ hiểu, kèm theo những minh hoạ sinh động và hấp dẫn. Chúng ta đang hội nhập vào thế giới hiện đại phong phú, đa dạng nhưng đầy bất trắc. Muốn hợp tác để phát triển và tránh được hiểm nguy thì phải hiểu được người ta, chấp nhận sự khác biệt với mình, thông qua văn hoá, đặc biệt văn hoá chính trị. Một trong những mục tiêu của một nền giáo dục tiên tiến là giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức công dân không những chỉ đối với đất nước mình mà với cả toàn cầu. “Tất cả chúng ta đều phải học qua trường học dân chủ: Kể cả người vừa bước vào đời cũng như người đã trải qua nhiều kinh nghiệm sống, vì khát vọng tự do có thể là bẩm sinh nhưng thực hành dân chủ thì phải học mới biết. (Lời tác giả) “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi. Tất cả mọi người đều được tự nhiên phú cho lí trí và lương tâm và phải đối xử với nhau trong tinh thần bác ái” (Điều 1, Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền) Mục lục: Lời nhà xuất bản Lời giới thiệu Lời tác giả Chương 1: Thế nào là dân chủ Chương 2: Xã hội và các giá trị dân chủ Chương 3: Quyền con người trong xã hội dân chủ Chương 4: Nhà nước và chính quyền Chương 5: Bầu cử cơ chế thực thi dân chủ quan trọng Chương 6: Chế độ liên bang và các hình thức tổ chức nhà nước khác Chương 7: Các đảng chính trị và tổ chức xã hội Chương 8: Văn hoá và dân chủ Chương 9: Nước Nga giữa quá khứ và tương lai Phụ lục: Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền Từ điển thuật ngữ