Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận (FULL TEXT)

142 53 0
Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận (FULL TEXT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương thận là loại chấn thương hay gặp nhất của đường tiết niệu, chiếm tỷ lệ khoảng 10% chấn thương bụng kín và 1 - 5% các chấn thương nói chung [1],[2],[3],[4]. Các nguyên nhân thường gặp gây chấn thương thận là tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt, trong đó tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu chiếm tới 75,5% [5]. Trước đây, điều trị chấn thương thận nặng chủ yếu là mổ cấp cứu giống như chấn thương các tạng đặc khác với tỷ lệ phải cắt bỏ thận rất cao [6],[7]. Một trong những lý do của tình trạng này là không chẩn đoán được chính xác mức độ tổn thương tạng. Cũng chính vì vậy, phẫu thuật mổ mở điều trị chấn thương thận là một can thiệp phức tạp nhưng đôi khi không cần thiết vì tổn thương đã tự cầm máu. Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) đã giúp cho việc đánh giá và phân loại thương tổn trong chấn thương thận được chính xác hơn, là cơ sở lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp, đảm bảo an toàn cho người bệnh đồng thời bảo tồn tối đa chức năng thận [8]. Bên cạnh đó, những tiến bộ của Xquang can thiệp và nội soi tiết niệu đã xử lý được những tổn thương mạch máu và đường bài tiết trong chấn thương thận thay vì phải mổ mở như trước đây. Chính vì vậy, tỷ lệ chấn thương thận được điều trị bảo tồn ngày càng tăng, kể cả chấn thương thận độ IV, thậm chí một số trường hợp độ V [9],[10],[11]. Theo Bonatti M. và cs (2015), hiện nay, điều trị bảo tồn chấn thương thận gồm có điều trị nội khoa đơn thuần, can thiệp mạch và nội soi tiết niệu đặt thông JJ. Phương pháp này được xem là phương pháp lựa chọn đầu tiên cho 90 - 95% các tổn thương trong chấn thương thận [12]. Việc áp dụng chụp cắt lớp vi tính đa dãy và các biện pháp can thiệp ít xâm lấn đã làm cho điều trị bảo tồn chấn thương thận trở thành lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề được đặt ra trong thực tiễn lâm sàng. Mặc dù cắt lớp vi tính đa dãy đã được thừa nhận về độ chính xác gần như tuyệt đối trong chẩn đoán các tổn thương thận nhưng chỉ định chụp cắt lớp vi tính đa dãy cho các trường hợp chấn thương thận ngay từ đầu và trong quá trình theo dõi điều trị như thế nào? Các hình ảnh tổn thương mạch máu thận, hình ảnh tổn thương đường bài tiết cũng như hình ảnh của các biến chứng khác xuất hiện trong quá trình theo dõi điều trị bảo tồn chấn thương thận thể hiện trên cắt lớp vi tính đa dãy nên được xử trí ra sao, khi nào cần can thiệp mạch, khi nào cần đặt thông JJ? Kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận khi áp dụng các biện pháp can thiệp ít xâm lấn, chức năng và hình thái thận ra sao sau điều trị bảo tồn? Hiện chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá cụ thể các vấn đề đó trong điều trị bảo tồn chấn thương thận. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng điều trị chấn thương thận, đề tài: "Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận" được thực hiện với 2 mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán và chỉ định điều trị bảo tồn chấn thương thận. 2. Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

... mục tiêu sau: Nghiên cứu giá trị chụp cắt lớp vi tính đa dãy chẩn đoán định điều trị bảo tồn chấn thương thận Đánh giá kết điều trị bảo tồn chấn thương thận Bệnh vi? ??n Hữu Nghị Vi? ??t Đức CHƯƠNG... chấn thương thận Chính vậy, để góp phần nâng cao chất lượng điều trị chấn thương thận, đề tài: "Nghiên cứu giá trị chụp cắt lớp vi tính đa dãy đánh giá kết điều trị bảo tồn chấn thương thận" ... hình ảnh chấn thương thận chụp cắt lớp vi tính đa dãy .13 1.3.4 Phân độ tổn thương thận theo hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 21 1.4 Điều trị bảo tồn chấn thương thận 22 1.4.1 Điều trị nội khoa

Ngày đăng: 27/07/2021, 08:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TT

  • Phần viết tắt

  • Phần viết đầy đủ

    • 1.1.1. Hình thể ngoài, vị trí và liên quan

    • 1.1.2. Các phương tiện cố định

    • 1.1.3. Hệ mạch máu thận

    • 1.1.4. Hệ thống đài bể thận

    • 1.2.1. Lâm sàng

    • 1.2.2. Chẩn đoán hình ảnh

    • 1.3.1. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính đa dãy

    • 1.3.2. Chỉ định chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán và theo dõi điều trị chấn thương thận

    • 1.3.3. Các hình ảnh chấn thương thận trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy

    • 1.3.4. Phân độ tổn thương thận theo hình ảnh trên chụp cắt lớp vi tính

    • Điều trị bảo tồn CTT được đề cập lần đầu tiên năm 1940 [38]. Kể từ đó, lợi ích của phương pháp này ngày càng rõ ràng với việc giảm số ngày nằm viện, bảo tồn tối đa được chức năng của thận chấn thương, giảm tỷ lệ các biến chứng suy thận, giảm tỷ lệ cắt thận khi so sánh với phương pháp phẫu thuật [63]. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, điều trị bảo tồn thành công ở hầu hết các trường hợp CTT có huyết động ổn định mà không cần tính đến độ chấn thương [64]. Sự tiến bộ trong điều trị CTT nhờ có sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh và các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Chụp MSCT cung cấp các hình ảnh tổn thương thận rõ ràng, chính xác. Trong khi đó, việc áp dụng các kỹ thuật đặt thông niệu quản, dẫn lưu qua da hay can thiệp mạch đã làm tăng phạm vi các tổn thương thận có thể được điều trị bảo tồn [65]. Điều trị bảo tồn CTT gồm có: điều trị nội khoa đơn thuần, can thiệp mạch và nội soi tiết niệu đặt thông JJ [66], [67], [68].

    • 1.4.1. Điều trị nội khoa đơn thuần

    • 1.4.2. Điều trị can thiệp mạch

    • 1.4.3. Điều trị bằng nội soi tiết niệu

    • 1.5.1. Chỉ định điều trị phẫu thuật chấn thương thận

    • 1.5.2. Phẫu thuật mở điều trị chấn thương thận

    • 1.5.3. Phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận

    • 1.6.1. Biến chứng sớm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan