- Vài học sinh vừa chỉ vào sơ đồ vừa - Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp nêu trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung chính 4 Củng cố: - Cả lớp chú ý theo dõi - Yêu cầu học si[r]
Trang 1Mây
Nước
Mây
Khoa học (tiết 23)
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào
sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụi của nước trong tự nhiên
* GDMT: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình trang 48, 49 SGK
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to
- Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy trắng khổ A4, bút chì đen và bút màu
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
T
G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
10’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Mây được hình
thành như thế nào?Mưa từ đâu ra.
- Mây được hình thành như thế nào?
- Mưa từ đâu ra?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm
3) Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Sơ đồ vòng tuần hoàn
của nước
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
về vòng tuần hoàn của nước trong tự
nhiên
Mục tiêu: HS biết chỉ vào sơ đồ và nói về
sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự
nhiên
- Hát tập thể
- Học sinh trả lời trước lớp
- Cả lớp theo dõi
Trang 2Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
- Giáo viên yêu cầu lớp quan sát sơ đồ
vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
trang 48 SGK và liệt kê các cảnh được vẽ
trong đó
- Giáo viên có thể hướng dẫn quan sát từ
trên xuống dưới và từ trái sang phải, giúp
học sinh kể được những gì các em nhìn
thấy trong hình hoặc giáo viên có thể
thuyết trình giới thiệu các chi tiết trong sơ
đồ
- Giáo viên treo sơ đồ vòng tuần hoàn của
nước trong tự nhiên được phóng to lên
bảng và giảng thêm: Mũi tên chỉ nước
bay hơi là vẽ tượng trưng, không có
nghĩa là chỉ có nước ở biển bay hơi Trên
thực tế, hơi nước thường xuyên được bay
lên từ bất cứ vật nào chứa nước nhưng
biển và đại dương cung cấp nhiều hơi
nước nhất vì chúng chiếm một diện tích
lớn trên bề mặt trái đất
Bước 2:
- Sau khi giáo viên giúp học sinh hiểu sơ
đồ trang 48 SGK, giáo viên yêu cầu học
sinh trả lời câu hỏi: chỉ vào sơ đồ và nói
sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự
nhiên
- Học sinh quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang
48 SGK ghi các chi tiết vào vở nháp, trình bày trước lớp
+ Các đám mây: mây trắng và mây đen
+ Giọt mưa từ đám mây rơi xuống + Dãy núi, từ một quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra, dưới chân núi phía
xa là xóm làng có những ngôi nhà và cây cối
+ Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển
+ Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà
+ Các mũi tên
- Học sinh chú ý lắng nghe
- Học sinh lên bảng điền hướng đi của mũi tên:
+ Nước đọng ở hồ ao, sông, biển không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây Các giọt nước ở trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa
- Cả lớp chú ý
Trang 31’
- Giáo viên nhận xét, kết luận chung
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn
của nước trong tự nhiên
Mục tiêu: HS biết vẽ và trình bày sơ đồ
vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ như
ở mục Vẽ trang 49 SGK
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp vòng
tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung
chính
4) Củng cố:
- Yêu cầu học sinh mô tả vòng tuần hoàn
của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và
nói về sự bay hơi, ngưng tụi của nước
trong tự nhiên
5) Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ học
tập của học sinh
- Chuẩn bị bài: Nước cần cho sự sống
- Học sinh quan sát SGK và vẽ vào giấy A4 và trao đổi theo cặp vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Học sinh trao đổi theo cặp, trình
bày kết quả với nhau
- Đại diện học sinh trình bày trước lớp – Học sinh cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung và chốt lại
- Vài học sinh vừa chỉ vào sơ đồ vừa nêu trước lớp
- Cả lớp chú ý theo dõi