Câu 2. a) Mở bài + Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỉ thứ 16 với thể loại truyện truyền kì cũng là nhà văn trung đại VN đầu tiên quan tâm đến thân phận người phụ nữ với tất cả niềm cảm thương, sự thấu hiểu. + Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục nổi tiếng của ông, viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời lên án, tố cáo lễ giáo phong kiến hà khắc. + Nhân vật Vũ Nương: là hiện thân của lòng vị tha và vẻ đẹp người phụ nữ nhưng phải chịu bi kịch bất hạnh của chế độ phong kiến. Tiêu biểu cho vẻ đẹp và số phận của nàng là đoạn trích khi TS trở về nghi ona cho nàng thất tiết, VN đã ra sức thanh minh cho chồng hiểu. b) Thân bài Khái quát chung về hoàn cảnh sống: + VN là người con gái đẹp người, đẹp nết, nhưng phải sống trong thời chiến tranh phong kiến loạn lạc, xã hội trọng nam khinh nữ + Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, không tình yêu, tính cách vợ chồng trái ngược nhau, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau + Khi TS trở về, vì nghe lời con nhỏ, đã một mực nghi oan cho VN thất tiết, từ mắng, nhiếc đến đánh đuổi đi. + Phẩm chất, nét đẹp cũng như bị kịch đến tột cùng của Vũ Nương được thể hiện rõ nhất qua ba lời thoại, ba lời phần trần của nàng với Trương Sinh: Lần 1: “Thiếp vốn con ..... Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp” Con kẻ khó đc nương tựa nhà giàu: Viện dẫn thân phận Sum họp ba năm…binh: Tình yêu vợ chồng còn đầy Cách biệt…bén gót: Tránh xa sự cám dỗ; sự để ý của người đời; đức hạnh, thủy chung, trong trắng > Nàng phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình. Nàng đã nói đến thân phận, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng, xin chồng đừng nghi oan, có nghĩa là nàng hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình.