Chúng ta đang sống ở xã hội có nền kinh tế chủ nghĩa tư bản. Chỉ có một câu để nói về điều đặc trưng của chủ nghĩa tư bản: “Dù là bất kỳ ai đi chăng nữa, đều có quyền tự do tạo ra mọi loại sản phẩm, rồi bán tất cả các mặt hàng, và mua tất cả các mặt hàng”. Tất cả mọi người đều có quyền tự do sở hữu cho cá nhân mình những công cụ để phục vụ mục đích sản xuất như: nguyên liệu, máy móc, công xưởng. Đó chính là điểm đặc trưng đầu tiên, chúng ta gọi nó là quyền tư hữu tài sản. Sau đó bạn tạo ra được sản phẩm, bạn bán nó đi rồi bạn lại thu được lợi nhuận. Sau đó bạn lại cần mua một mặt hàng khác để phục vụ cuộc sống và việc sản xuất của mình. Việc mua và bán đó, chính là đặc trưng tiếp theo của nền kinh tế chủ nghĩa tư bản, gọi đặc điểm này là: kinh tế hàng hóa. Việc mua bán hàng hóa, tạo ra nhu cầu trao đổi tiền tệ, việc này được thực hiện trên thị trường. Ở đó không có khái niệm có kế hoạch trước đó, không bị điều khiển bởi bất kì ai. Ở thị trường, chỉ có giá cả kinh doanh giữa người mua và người bán, ngoài ra không bị chi phối điều chính bởi bất kỳ thứ gì khác. Đó cũng là đặc điểm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Gọi nó là kinh tế thị trường. Như chúng ta đã biết, giá trị thặng dư là một phạm trù nói lên mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong điều kiện thực tế của xã hội tư bản giá trị thặng dư chuyển hóa và biểu hiện thành lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng, lợi tức cho vay, địa tô tư bản chủ nghĩa. Vì vậy em xin trình bày đề tài: “Nguồn gốc các khoản thu nhập cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa”, để nghiên cứu qua đó thấy rõ một trong những hình thức biểu hiện của phạm trù giá trị thặng dư.