1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích nguồn gốc các khoản thu nhập cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa

16 659 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 27,4 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường tồn tại các khoản thu nhập cơ bản mà các nhà tư bản thu được, đó là: lợi nhuận, tiền công và địa tô.. Nguồn gốc bản chất của lợi nhuận trong xã hội TBCN Giá

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Chúng ta đang sống ở xã hội có nền kinh tế chủ nghĩa tư bản Chỉ có 1 câu để nói

về điều đặc trưng của chủ nghĩa tư bản: “Dù là bất kỳ ai đi chẳng nữa, đều có quyền tự do tạo ra mọi loại sản phẩm, rồi bán tất cả các mặt hàng, và cả mua tất cả các mặt hàng.”

Tất cả mọi người đều có quyền tự do sở hữu cho cá nhân mình những công cụ để phục vụ mục đích sản xuất như: nguyên liệu, máy móc, công xưởng Đó chính là điểm đặc trưng đầu tiên, chúng ta gọi nó là quyền tư hữu tài sản

Sau khi bạn tạo ra được sản phẩm, bạn bán nó đi, rồi bạn lại thu được lợi nhuận Sau đó bạn lại cần mua một mặt hàng khác để phục vụ cuộc sống và việc sản xuất của mình Việc mua và bán đó, chính là đặc trưng tiếp theo của nền kinh tế chủ nghĩa tư bản, gọi đặc điểm này là: kinh tế hàng hóa

Việc mua bán hàng hóa, tạo ra nhu cầu trao đổi tiền tệ, việc này được thực hiện trên thị trường Ở đó(thị trường), không có khái niệm có kế hoạch trước đó, không bị điều khiển bới bất kỳ ai Ở thị trường, chỉ có giá cả kinh doanh giưa người mua và người bán, ngoài ra không có bị chi phối điều chính bởi bất kỳ thứ gì khác Đó cũng là đặc điểm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Gọi nó là kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường tồn tại các khoản thu nhập cơ bản mà các nhà tư bản thu được, đó là: lợi nhuận, tiền công và địa tô Để nghiên cứu rõ hơn về cấc khoản thu nhập này, em lựa chọn đề tài: “ Phân tích nguồn gốc các khoản thu nhập cơ bản trong xã hội TBCN”

Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và thời gian tìm hiểu môn học còn hạn chế nên bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự

Trang 2

góp ý của các thầy cô trong trong trường để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Quế Anh đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu môn Triết học Mác-Lênin và thực hiện đề tài này

Trang 3

B NỘI DUNG

Các khoản thu nhập cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa được chia làm 3 loại: lợi nhuận, tiền công và địa tô Để hiểu sâu hơn về các khoản thu nhập này, ta cùng đi phân tích nguồn gốc, bản chất của chúng

I Nguồn gốc bản chất của lợi nhuận

a Quan điểm của trường phái trọng thương:

Trường phái này ra đời từ giữa thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 17 trong điều kiện chế độ phong kiến bị tan rã và chủ nghĩa tư bản thực hiện tích luỹ nguyên thuỷ của

tư bản Họ là những nhà kinh tế học đầu tiên đi tìm nguồn gốc, đi tìm lợi nhuận trong lưu thông Vì tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lưu thông nên không thấy làm lạ gì họ chỉ chú ý đến lưu thông

Theo họ lợi nhuận thương nghiệp là kết quả do lưu thông, mua bán trao đổi sinh ra, là do

kết quả của việc mua rẻ bán đắt mà có

Trường phái trọng nông đã chuyển việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất Đây là một bước tiến bộ so với trọng thương Trong phái trọng nông là các nhà kinh tế học Pháp thế kỷ 18 nhưng họ vẫn nêu ra được một lý luận đúng đắn về lợi nhuận Tư tưởng của họ là: sản phẩm thặng dư, do đó cả lợi nhuận nữa cũng được tạo ra trong nông nghiệp Vì vậy, họ chỉ coi lao động trong nông nghiệp là lao động sản xuất, còn mọi lao động khác – không những trong thương nghiệp mà cả trong nông nghiệp đều bị họ coi là lao

Trang 4

c Quan điểm của trường phái cổ điển Anh:

Các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh như: Adam Smith và David Ricardo đều phân tích lý luận về lao động Trên thực tế họ coi lợi nhuận là kết quả của lao động thặng du Nhưng họ không trình bày nguyên lý đó một cách rõ ràng, chưa nêu ra được một lý luận hoàn chỉnh về lợi nhuận Nhìn chung, các nhà kinh tế cổ điển đã chuyển việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất nên họ đã xây dựng khoa kinh

tế chính trị học với tư cách là một môn khoa học Do không hiểu được đặc điểm của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nên họ không thể giải quyết cả vấn đề tư bản lẫn vấn đề lợi nhuận Chỉ có Mác, sau khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa như là sự thống nhất giữa hai giai đoạn sản xuất tư bản chủ nghĩa và giai đoạn lưu thông tư bản chủ nghĩa mới quy được lợi nhuận thành giá trị thặng dư tức là nghiên cứu lợi nhuận dưới hình thái chung nhất của nó

2 Nguồn gốc bản chất của lợi nhuận trong xã hội TBCN

Giá trị của hàng hoá sản xuất trong xã hội TBCN, bao gồm ba bộ phận: Giá

trị của tư bản bất biến (c) (một phần giá trị của máy móc, nhà xưởng, giá trị của nhiên liệu, ) Giá trị tư bản khả biến (v) Giá trị thặng dư (m): Lượng giá trị của hàng hoá là do số người lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá quyết định Nhưng nhà tư bản không hao phí lao động bản thân vào sản xuất hàng hoá,

Chi phí tư bản chủ nghĩa để sản xuất hàng hoá, gồm có những chi phí về tư bản bất biến và tư bản khả biến (c + v), tức là những chi phí về tư liệu sản xuất và tiền lương công nhân Đối với nhà tư bản, hàng hoá đáng giá bao nhiêu là tính theo

tư bản đã chi phí, đối với xã hội, hàng hoá đáng giá bao nhiêu là tính theo lao động

Trang 5

đã hao phí Bởi vậy những chi phí tư bản chủ nghĩa để sản xuất hàng hoá, thấp hơn giá trị sản xuất thực tế (c + v + m) Chỗ chênh lệch giữa giá trị hay chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, là giá trị thặng dư (m) mà nhà tư bản

Khi nhà tư bản hàng hoá do xí nghiệp của mình sản xuất ra, thì giá trị thặng dư biểu hiện thành một số thừa ngoài chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa Khi xác định mức thu nhập của xí nghiệp, nhà tư bản so sánh số thừa đó với số tư bản đã ứng trước tức là tổng tư bản đã bỏ vào sản xuất Giá trị thặng dư, khi so sánh với tổng

tư bản, thì biểu hiện thành hình thức lợi nhuận Vì giá trị thặng dư bị đem so sánh không phải với tư bản khả biến mà với toàn bộ tư bản cho nên chỗ khác nhau giữa

tư bản bất biết dùng vào việc mua tư liệu sản xuất và tư bản khả biến dùng vào việc mua sức lao động bị xoá mờ đi Do đó mà sinh ra cái vẻ bề ngoài giả dối khiến cho người ta tưởng lầm rằng: lợi nhuận là do tư bản đẻ ra Nhưng sự thật thì nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư, và giá trị thặng dư chỉ là do lao động của công nhân sáng tạo ra trong quá trình sử dụng lao động, mà giá trị của nó thể hiện ở tư bản khả biến Lợi nhuận là giá trị thặng dư so sánh với số tư bản đã bỏ vào sản xuất; nhìn bề ngoài giá trị thặng dư có vẻ như là kết quả của số tư bản ấy Vì vậy Mác gọi lợi nhuận là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư Và như vậy, hình thức lợi nhuận đã che giấu quan hệ bóc lột bằng cách tạo ra quan niệm sai lầm rằng: lợi nhuận là do chính bản thân tư bản đẻ ra Chính các hình thức của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm lu mờ và che giấu thực chất bóc lột của nó Nếu gọi lợi nhuận là p, thì công thức GT = c + v + m = k + m sẽ chuyển hoá thành GT = k + p hay giá trị hàng hoá = chi phí sản xuất + lợi nhuận vậy, cức thoạt nhìn ta thấy rằng p và m cùng là một Tuy nhiên giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư

Trang 6

không phải là hoàn toàn thống nhất mà giữa chúng cũng có sự khác nhau.

Về mặt chất: giá trị thặng dư phản ánh nguồn gốc sinh ra từ tư bản lưu động,

là biểu hiện của lao động thặng dư; còn lợi nhuận được xem là toàn bộ tư bản ứng trước đề ra Giá trị thặng dư là biểu hiện của quan hệ giai cấp; còn lợi nhuận biểu

Về mặt lượng: nếu hàng hoá bán đúng giá trị của nó thì người ta đã thực hiện được một lợi nhuận rồi Lợi nhuận đó bằng giá trị thừa ra ngoài chi phí sản xuất hàng hoá, tức là bằng toàn bộ giá trị thặng dư chứa đựng trong giá trị của hàng hoá

Nhưng nhà tư bản có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó mà vẫn có lợi nhuận Bởi

vì chừng nào có giá bán của hàng hoá còn cao hơn chi phí sản xuất của nó, dù giá bán thấp hơn giá trị của nó thì bao giờ cũng vẫn thực hiện được một bộ phận giá trị thặng dư chứa đựng trong đó Như vậy, lợi nhuận là một phạm trù trong lưu thông Nhà tư bản thu được lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị hàng hoá Lợi nhuận xoay quanh giá trị thặng dư cũng như giá cả dao động quanh giá trị nhưng tổng giá trị thặng dư bằng tổng lợi nhuận cũng như tổng giá trị bằng tổng giá cả Tóm lại, sự khác nhau giữa lợi nhuận giá trị thặng dư cũng giống như sự khác nhau giữa giá trị và giá trị trao đổi Lợi nhuận là sự thể hiện, tức là “hình thái biến tướng” của giá trị thặng dư Và cũng như khi nghiên cứu giá trị, thoạt tiên Mác gạt

bỏ hình thái giá trị của nó, tức giá trị trao đổi Chỉ sau khi lần mò vết tích của giá trị, Mác mới trở lại giá trị trao đổi ở đây cũng thế, thoạt tiên Mác nghiên cứu giá trị thặng dư mà không đả động gì đến các hình thái của nó, Mác chỉ giải thích thực chất của giá trị thặng dư, xét xem nó được sản xuất như thế nào và ai sản xuất nó Chỉ sau khi nghiên cứu như thế, Mác mới chuyển sang nghiên cứu hình thái của nó

Trang 7

tức là nghiên cứu lợi nhuận Nhưng lúc này phạm vi sản xuất sang một bên và chuyển sang phạm vi lưu thông, vì giá trị thặng dư chỉ chuyển hoá thành lợi nhuận trong lưu thông Như vậy, Mác đã chỉ ra rằng: giá trị thặng dư biểu hiện thực chất của phương thức sản xuất TBCN Còn lợi nhuận là một trong những “hình thái cụ thể” mà dưới hình thái đó tư bản hiện ra ở bề mặt của xã hội

II Nguồn gốc bản chất của tiền công

Trong xã hội tư bản, người công nhân làm việc chí nhà tư bản một thời gian nhất định, tạo ra số sản phẩm nhất định và được nhà tư bản trả cho một số tiền nhất định gọi là tiền công Số lượng tiền công nhiều hay ít được xác định theo thời gian lao động hoặc lượng sản phẩm sản xuất ra Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động Sự thật thì tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, vì lao động không phải là hàng hoá

Sở dĩ như vậy là vì:

– Nếu lao động là hàng hoá, thì nó phải có trước, phải được vật hoá trong một hình thức cụ thể nào đó Tiền đề để cho lao động vật hoá được là phải có tư liệu sản xuất Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ tự nến hành sản xuất

ra sản phẩm và mang bán hàng hoá do mình sản xuất ra, chứ không bán “lao động”

– Việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận sau đây:

Thứ nhất, nếu lao động là hàng hoá và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được lợi nhuận giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản

Trang 8

Thứ hai, còn nếu “hàng hoá lao dộng” được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị

– Nếu lao động là hàng hoá, thì hàng hoá đó cũng phải có giá trị Nhưng lao động

là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, nhưng bản thân lao động thì không có giá trị Người ta không thể dùng lao động để đo lao động Vì thế, lao động không phải là hàng hoá, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động Do

đó, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động

Tiền lương che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền lương che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa

tư bản Tiền lương có các chức năng cơ bản: Trong chức năng thuớc đo giá trị, tiền lương là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của sức lao động Vì vậy tiền lương chính là thuớc đo giá trị sức lao động, được biểu hiện như giá trị lao động cụ thể của việc làm được trả công Nói cách khác, giá trị của việc làm được phản ánh thông qua tiền lương Nếu việc làm

có giá trị càng cao thì mức lương càng lớn Chức năng duy trì và phát triển sức lao động: Theo Mác tiền lương là biểu hiện giá trị sức lao động, đó là giá trị của những

tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người có sức lao động, theo điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ văn minh của mỗi nước Giá trị sức lao động bao hàm cả yếu tố lịch sử, vật chất và tinh thần Ngoài ra, để duy trì và phát triển sức lao động thì người lao động còn phải sinh con (như sức lao động tiềm tàng), phải nuôi dưỡng con, cho nên những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất ra sức lao động phải gồm có cả những tư liệu sinh hoạt cho con cái học Theo họ, chức năng

Trang 9

cơ bản của tiền lương còn là nhằm duy trì và phát triển được sức lao động Giá trị sức lao động là điểm xuất phát trong mọi bài tính của sản xuất xã hội nói chung và của người sử dụng lao động nói riêng Giá trị sức lao động mang tính khách quan, được quy định và điều tiết không theo ý muốn của một các nhân nào, dù là người làm công hay người sử dụng lao động

III Nguồn gốc bản chất của địa tô

Địa tô TBCN là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản nông nghiệp nộp cho địa chủ về ruộng đất để được quyền kinh doanh ruộng đất Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa: Trong sản xuất nông nghiệp của thời kỳ TBCN,các mối quan hệ sản xuất TBCN được hình thành bằng hai con đường chủ yếu:

- Duy trì về căn bản kinh tế địa chủ thông qua cải cách dần dần chuyến sang kinh doanh kiểu TBCN sử dụng lao động làm thuê

-Thông qua cách mạng dân chủ tư sản ,xoá bỏ kinh tếđịa chủ phong kiến Giải phóng nông nghiệp ra khỏi xiềng xích chủ nô và phát triển nền kinh tế TBCN Nhưng dù sao với mọi hình thái, bằng con đường nào thì quyền sở hữu về ruộng đất của địa chủ vẫn tồn tại trong quan hệ sản suất TBCN Nên quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp là một mối quan hệ giữa ba giai cấp: Giai cấp địa chủ là người sở hữu ruộng đất nhưng không trực tiếp kinh doanh mà họ cho thuê ruộng đất ; nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp trực tiếp là người thuê ruông đất của địa chủ kinh doanh theo phương thức sản xuất TBCN; công nhân nông nghiệp là người lao động làm thuê cho các tư bản kinh doanh trong nông nghiệp bị cả hai giai cấp địa chủ bóc lột Như vậy tư bản kinh doanh trong nông nghiệp thúc đẩy nông

Trang 10

nghiệp phát triển lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa Chính những mặt này đã hình thành nên địa tô TBCN và các hình thức tồn tại của nó Trong TBCN địa chủ là người sử dụng ruộng đất, họ được thực hiện quyền này về mặt kinh tế Vì vậy mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải chia một phần giá trị thặng dư thu được cho địa chủ nên gọi là địa tô nhưng hoạt động của các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp trước hết phải được bảo đảm rằng việc thu được nguồn lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản kinh doanh nông nghiệp do công nhân nông nghiệp đã tạo ra khi nhà tư bản nộp cho địa chủ với tư cách là người sử dụng ruộng đất đó

Khi nói đến địa tô TBCN chúng ta nhớ đến các hình thức có mặt trong nó Địa tô TBCN có hai hình thức cơ bản:

+ Địa tô chênh lệch : Trong ngành nông nghiệp cũng như công nghiệp đã xảy ra lợi nhuận siêu ngạch Nếu như trong công nghiệp lợi nhuận siêu ngạch chỉ là hiện tượng tạm thời đối với các nhà tư bản cá biệt nào đó có được do điều kiện sản xuất tốt hơn điều kiện sản xuất trung bình của xã hội thì trái lại,trong nông nghiệp nó luôn tồn tại tương đối dài và ổn định

- Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản ,nó có đặc điểm

là có diện tích giới hạn, vị trí cố định và tốt xấu khác nhau, mà điều kiện đại bộ phận là xấu Người ta không thể tạo thêm được ruộng đất tốt có điều kiện canh tác thuận lợi Trong khi đó hầu hết ruộng đất đã bị độc quyền kinh doanh Do đó những người kinh doanh trên ruộng đất tốt, có điều kiện sản xuất thuận lợi sẽ sử dụng được sức tự nhiên một cách độc quyền nên luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch ổn định lâu dài

Ngày đăng: 05/05/2020, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w