Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
483,1 KB
Nội dung
ĐỀÁN Yêu cầuthôngtinkếtoánquảntrịtrongquyếtđịnhngắn hạn A- LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh và cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc chớp cơ hội kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào thời điểm đưa ra các quyếtđịnh và điều đó quyếtđịnh sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Để đưa ra các quyếtđịnh đặc biệt là quyếtđịnhngắn hạn thì nhà quảntrị phải có thông tin, trong khi đó thôngtintrong và ngoài doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú phức tạp từ nhiều nguồn khác nhau. Để đảm bảo thôngtinkếtoán cung cấp cho nhà quảntrị có chất lượng ngày càng cao thì cần thiết phải xác định yêu cầu của thôngtinkếtoán cung cấp, từ đó có thể tổ chức thu thập xử lý xử lý thành các thôngtin phù hợp và hữu ích cho nhà quản lý. Chính vì vậy em viết đềán "Yêu cầuthôngtinkếtoánquảntrịtrongquyếtđịnhngắn hạn" với mục đích muốn nghiên cứu và tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực tổ chức thôngtinkếtoán đặc biệt là kếtoánquản trị. Do kiến thức còn hạn chế, tàiliệu nghiên cứu chưa phong phú nên đềán không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các thầy cô và bạn bè để hoàn thiện đềán này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đềán này. 1 B- NỘI DUNG. I. THÔNGTIN CỦA KẾTOÁNQUẢNTRỊ (KTQT) 1. Thông tin. 1.1. Các định nghĩa. Thôngtin là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu mà có nhiều cách định nghĩa, các quan niệm khác nhau về thông tin. - Đứng trên góc độ là một nhà QT thì thôngtin có thể được hiểu là những tin tức mới được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích trong việc ra quyếtđịnh về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đứng trên góc độ là người kếtoán thì thôngtin là những dữ liệu đã qua quá trình xử lý thành dạng dễ hiểu, dễ sử dụng có nghĩa và có giá trịtrong việc ra quyếtđịnh đối với người nhận tin. - Giá trị của thôngtin thường được bàn đến trong bối cảnh của Quyếtđịnh về lý thuyết giá trị của thôngtin là giá trị của mối lợi thu được nhờ sự thay đổi hành vi QĐ gây ra bởi thôngtin sau khi trừ đi chi phí để có được thôngtin đó. 1.2. Vai trò của thông tin. - Có thể nói rằng thôngtin là phương tiện đểthống nhất mọi hoạt động của tổ chức. Nó được coi là phương tiện để cung cấp các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, là phương tiện để liên hệ với nhau của tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp. - Thôngtin là cơ sở để ra các quyếtđịnhquản trị, đặc biệt là nó rất cần trong việc xây dựng và phổ biến mục tiêu hoạt động của tổ chức, lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức và quảntrị nhân sự, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. - Thôngtin tạo điều kiện cho các chức năng quảntrị tốt và gắn hoạt động của doanh nghiệp với môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Chính qua việc trao đổi thôngtin mà doanh nghiệp, đặc biệt là nhà QT mới hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, khả năng của người cung cấp và các vấn đề nảy sinh trong tổ chức. Chính thông qua thôngtin mà bất cứ một tổ chức nào cũng trở thành một hệ thống mở tác động tương hỗ với môi trường của nó. Chính vì thế thôngtin đóng một vai trò quantrọngtrongquảntrị doanh nghiệp. 2 2. Khái niệm và đặc điểm, tính chất của thôngtin KTQT. 2.1. Khái niệm. - Thôngtin KTQT là tập hợp các sự kiện, cá sự kiện này sẽ trở thành thôngtin hữu ích khi và chỉ khi nó làm thay đổi các quyếtđịnh về tương lai của người nhận nó. 2.2. Tính chất của thôngtin KTQT. a. Tính chất chung. Thôngtin KTQT cũng là thôngtinkếtoán nên nó có các tính chất cơ bản của thôngtinkếtoán đó là: - Là thôngtin động về tình hình chu chuyển tài sản trong một doanh nghiệp, toàn bộ nội dung về hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu đầu đến khâu cuối cùng đều được phản ánh sinh động qua các thôngtinkế toán. - Luôn là những thôngtin về hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình như vốn, các khoản tăng, các khoản giảm, chi phí, kết quả lợi nhuận . Những thôngtin này có ý nghĩa rất lớn với việc ứng dụng hạch toán kinh doanh mà nội dung cơ bản là độc lập về tài chính, lấy thu bù chi, kích thích vật chất và trách nhiệm vật chất. - Mỗi thôngtinkếtoán thu được là kết quả của quá trình có tính 2 mặt: Thôngtin kiểm tra và kiểm tra. Vì vậy khi nói đến kếtoán cũng như thôngtinkếtoán không thể tách rời hai đặc trưng cơ bản là thôngtin và kiểm tra. b. Tính chất riêng. - Tính chất đặc thù nội bộ của các sự kiện, thôngtinkế toán. - Tính linh hoạt, thích ứng với sự biến đổi hàng ngày của các sự kiện các quá trình kinh tế . - Tính chất phi tiền tệ được chú trọng nhiều hơn trong các báo cáo quản trị. - Tính dự báo (phục vụ cho việc lập kế hoạch). - Tính pháp lý đối với tàiliệu gốc và tính hướng dẫn thôngtin trên các báo cáo quản trị. - Không có chuẩn mực chung. 3 3. Vai trò của thôngtin KTQT. 3.1. Vị trí của thôngtin KTQT. Trong DN thì vị trí của thôngtin KTQT được thể hiện qua hình vẽ sau: Chu trình kếtoánQuyếtđịnh Hoạt động kinh tế Thôngtinkếtoán Quá trình xử lý Quyếtđịnh - Qua hình vẽ trên ta thấy các thôngtin từ các hoạt động kinh tế được kếtoán thu thập và xử lý (quá trình xử lý gồm các bước: phân loại, sắp xếp, tính toán và lưu trữ) để cung cấp các thôngtinkếtoán hữu ích và cần thiết cho nhà quản lý. - Kết quả của việc sử dụng các thôngtinkếtoán này là các Quyếtđịnh được ban hành và các hoạt động kếtoán mới diễn ra. - Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, các nhà quảntrị phải trao đổi cập nhật thôngtinkế toán. Họ không thể ra các quyếtđịnh mà không có thôngtinkế toán. Hơn nữa để hoạt động có hiệu quả các nhà quảntrị còn đòi hỏi thôngtinkếtoán phải đầy đủ, kịp thời, chính xác nhằm thực hiện tốt các chức năng và hoạt động quảntrị của mình. 3.2. Vai trò. Xuất phát từ vị trí của thôngtinkếtoán mà ta thấy vai trò thôngtin của KTQT là rất quan trọng, bao gồm các vai trò chủ yếu sau đây: a. Cung cấp thôngtin cho quá trình xây dựng kế hoạch và dự toán. - Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt được và vạch ra các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Các kế hoạch này có thể dài hay ngắn hạn. Kế hoạch mà nhà quảntrị thường lập thường có dạng dự toán. Dự toán là sự liên kết các mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động và sử dụng những nguồn lực sẵn có để đạt các mục tiêu. Trong số các bảng dự toán về lưu chuyển tiền tệ là quantrọng nhất, vì nếu thiếu tiền do không được dự trù doanh nghiệp sẽ không có khả năng tạo ra lợi nhuận theo kế hoạch, dù kế hoạch xây dựng rất hợp lý. Do đó, để 4 chức năng lập kế hoạch và dự toán có tính hiệu lực và khả thi cao thì chúng phải dựa trên những thôngtinkếtoán hợp lý và có cơ sở. b. Cung cấp thôngtin cho quá trình tổ chức thực hiện. - Với chức năng thực hiện, nhà quảntrị phải biết cách liên kết tốt các yếu tố giữa tổ chức, con người với nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch một cách hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt chức năng này nhà quản lý cũng cần có nhu cầu rất lớn đối với thôngtinkế toán, nhất là thôngtin KTQT. Nhờ có thôngtin do KTQT cung cấp mà nhà quảntrị mới có thể đề ra quyếtđịnh đúng đắn trong quá trình lãnh đạo hoạt động hàng ngày, phù hợp với mục tiêu chung. c. Cung cấp thôngtin cho quá trình kiểm tra đánh giá. -Nhà quảntrị sau khi lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch đòi hỏi phải kiểm tra và đánh giá thực hiện nó. Phương pháp thường dùng là so sánh số liệukế hoạch hoặc dự toán với số liệu thực hiện, để từ đó nhận diện các sai lệch giữa kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra. Để làm được điều này nhà quảntrị cần được cung cấp các báo cáo thực hiện, có tác dụng như một bước phản hồi giúp nhà quảntrị có thể nhận diện những vấn đề cần phải điều chỉnh cho hợp lý. d. Cung cấp thôngtin cho quá trình ra quyết định. - Ra quyếtđịnh không phải là một chức năng riêng biệt mà là sự kết hợp cả ba chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá, tất cả đều đòi hỏi phải có quyết định. Phần lớn những thôngtin do KTQT cung cấp nhằm phục vụ chức năng ra quyết định. - Để có thôngtin thích hợp, đáp ứng cho nhu cầu thích hợp của quản lý, KTQT sẽ thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn vì những thôngtin này thường không có sẵn. KTQT sẽ chọn lọc những thôngtin cần thiết, thích hợp rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu nhất, và giải thích quá trình phân tích đó cho các nhà quản trị. - KTQT không chỉ giúp các nhà quảntrịtrong quá trình ra quyếtđịnh không chỉ bằng cách cung cấp thôngtin thích hợp mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quảntrị lựa chọn, ra quyếtđịnh thích hợp nhất. 5 e. Góp phần đổi mới cải tiến công tác quản lý của DN. - Nguồn lực của doanh nghiệp được kếtoán đo lường, định lượng thành các chỉ tiêu kinh tế, biểu hiện dưới hình thức giá trị nhằm cung cấp thôngtin có giá trị cho chức năng kiểm tra và đánh giá. - Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là nhằm nhận biết tiến độ thực hiện và phát hiện những nguyên nhân sai lệch giữa kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra. Ngoài ra quá trình này còn giúp doanh nghiệp phát hiện những thay đổi sẽ xảy ra. Nếu kết quả kiểm tra đánh giá đúng sẽ có tác dụng tốt cho doanh nghiệp trong việc điều chỉnh kế hoạch, là cơ sở đểđề ra các giải pháp thực hiện trong tương lai. - Cũng thông qua quá trình kiểm tra đánh giá còn giúp cho doanh nghiệp phát hiện những tiềm năng, thế mạnh cần được khai thác và khai thác bằng cách nào sẽ có hiệu quả nhất đồng thời phát hiện những yếu kém cần được điều chỉnh. II. QUYẾTĐỊNHQUẢNTRỊ VÀ THÔNGTINKẾTOÁN ĐÁP ỨNG NHU CẦUQUẢNTRỊNGẮN HẠN. 1. Quyếtđịnhquản trị. 1.1. Khái niệm: - Quyếtđịnh là sản phẩm quantrọng nhất của quảntrị và là khâu chủ yếu của quá trình quản lý, trong tổ chức nó quyếtđịnh tính chất đúng đắn hoặc không đúng đắn của một tổ chức. - Quyếtđịnh là sản phẩm sáng tạo của nhà quảntrị nhằm định ra chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức, để giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động liên quan và phân tích các thôngtin về hiện trạng của tổ chức. - Như vậy quyếtđịnhquảntrị trực tiếp hướng vào hoạt động của 1 tổ chức có liên quan mật thiết với vai trò lãnh đạo và quyền hạn của người lãnh đạo, của bộ phận quảntrị và hiệu lực của hệ thống tổ chức trong việc thực hiện quyếtđịnh đó. 1.2. Vai trò của quyếtđịnhquản trị. Vai trò của quyếtđịnhquảntrị được thể hiện qua việc thực hiện các chức năng quản trị: - Quyếtđịnhquảntrị thực hiện vai trò định hướng các hoạt động của tổ chức khi nó quy định phương hướng vận động và phát triển, khắc phục mâu thuẫn trên cơ 6 sở nghiên cứu các lợi ích có tính đến những yêu cầu, đòi hỏi của quy luật khách quan. - Quyếtđịnhquảntrị đảm bảo điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức khi nó xác định các nguồn lực vật chất cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu của tổ chức. Ngày nay khi quyền hạn của nhà quảntrịtrong doanh nghiệp được mở rộng, thì trách nhiệm trong việc ra quyếtđịnh của quản lý sẽ tăng lên điều đó đỏi hỏi cần phải có những yêu cầu đặt ra cho quyếtđịnhquảntrị và người ra quyết định, cũng như phải xây dựng được những nguyên tắc và phương pháp luận chung cho việc đề ra các quyết định. 1.3. Phân loại quyếtđịnhquản trị. Do tính chất phức tạp của quá trình quản trị, các quyếtđịnh đưa ra cũng rất đa dạng có thể phân loại theo các tiêu thức sau: a. Căn cứ vào tính chất quyết định. Quyếtđịnhquảntrị gồm: - Quyếtđịnh chiến lược. - Quyếtđịnh chiến thuật. - Quyếtđịnh tác nghiệp. + Quyếtđịnh chiến lược: Là các quyếtđịnhđịnh hướng phát triển của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định liên quan đến tất cả các bộ phận, các cấp trong doanh nghiệp. + Quyếtđịnh chiến thuật: Là các quyếtđịnh mang tính chất thường xuyên hơn, đó là những quyếtđịnh nhằm đạt được những mục tiêu ngắn hạn, mang tính chất cục bộ có tác dụng làm thay đổi hướng phát triển của hệ thốngquảntrịtrong tổ chức. + Quyếtđịnh tác nghiệp: Là những quyếtđịnh ra hàng ngày, có tính chất điều chỉnh chỉ đạo trong quá tình thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp. b. Căn cứ vào thời gian thực hiện quyết định. Quyếtđịnhquảntrị bao gồm: - Quyếtđịnh dài hạn. - Quyếtđịnh trung hạn. - Quyếtđịnhngắn hạn. c. Căn cứ vào phương pháp ra quyếtđịnhQuyếtđịnhquảntrị bao gồm: - Quyếtđịnh trực giác. 7 - Quyếtđịnh có lý giải. + Quyếtđịnh trực giác: Thường xuất phát tư trực giác của nhà quảntrị mà không cần tới sự phân tích thôngtin hay lý tríđể ra quyết định. Các quyếtđịnh này thường dựa trên cơ sở kinh nghiệm và cảm giác trực tiếp của người ra quyết định. + Quyếtđịnh có lý giải: Lại là các quyếtđịnh dựa trên cơ sở nghiên cứu và phân tích thôngtin một cách có hệ thống. Các quyếtđịnh này thường được cân nhắc, so sánh, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả, giảm bớt được nhầm lẫn trongquyết định. d. Căn cứ theo phạm vi áp dụng thì có: - Quyếtđịnh chung. - Quyếtđịnh bộ phận. - Quyếtđịnh lĩnh vực. Quyếtđịnh lĩnh vực chỉ liên quan đến một số vấn đề về chức năng quảntrị nhất địnhtrong doanh nghiệp . 2. Quyếtđịnhngắn hạn. 2.1. Khái niệm. - Quyếtđịnhngắn hạn là những quyếtđịnh liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn, thường là một năm. VD: như có tham ra thị trường hay không, có nên thực hiện chiến lược khuyến mại quảng cáo sản phẩm hay không, nên tự sản xuất hay mua ngoài một chi tiết máy. Xét về nguồn vốn đầu tư cho quyếtđịnhngắn thường không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. 2.2. Đặc điểm. - Quyếtđịnhngắn hạn là một quyếtđịnh ảnh hưởng chủ yếu đến thu nhập trong một thời gian ngắn. Cho nên phương án lựa chọn cho quyếtđịnhngắn hạn là lợi nhuận và doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong năm nay hoặc năm tới là cao hơn các phương án khác. - Xét về vấn đề sử dụng năng lực sản xuất hiện tời của doanh nghiệp thì quyếtđịnhngắn hạn không cần thiết phải mua sắm hoặc trang bị thêm tài sản cố địnhđể tăng thêm năng lực hoạt động. 2.3. Nội dung quyếtđịnhngắn hạn. 8 Các quyếtđịnhngắn hạn của doanh nghiệp (của nhà quảntrị doanh nghiệp) thường bao gồm nội dung sau: - Chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng đặc biệt (với giá giảm). - Tự sản xuất hay mua ngoài một chi tiết sản phẩm từ bên ngoài. - Ngừng hay tiếp tục sản xuất một mặt hàng nào đó. - Nên bán ngay dưới dạng bán thành phẩm hay tiếp tục chế biến ra thành phẩm rồi mới bán? - Quyếtđịnh sản xuất trong điều kiện năng lực giới hạn . 2.4. Yêu cầu đối với quyếtđịnhngắn hạn. Đểquyếtđịnhngắn hạn mang lại hiệu quả tốt phục vụ mục tiêu kế hoạch đặt ra của doanh nghiệp thì quyếtđịnhngắn hạn cần đảm bảo các yêu cầu sau: a. Đảm bảo tính khoa học. Tức là quyếtđịnh phải dựa tên căn cư, cơ sở thôngtin cụ thể đặc biệt là thôngtin về chi phí - giá cả - khối lượng do KTQT cung cấp đồng thời dựa trên nhận thức và kinh nghiệm của nhà quảntrịtrong việc ra quyết định. b. Đảm bảo tính pháp lý. Đòi hỏi các quyếtđịnh đưa ra phải phù hợp với pháp luật, luật kếtoán và chuẩn mực kếtoán hiện hành, đồng thời nó phải được đưa ra đúng thẩm quyền của nhà quảntrị cũng như thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định. d. Đảm bảo tính tối ưu. Muốn nói đến mối quan hệ giữa nguồn lực hiện có, chi phí và lợi nhuận, nghĩa là các quyếtđịnhngắn hạn cần phải dựa tên sự cân nhắc so sánh giữa các phương án khác nhau. Phương án được lựa chọn đối với quyếtđịnhngắn hạn là phương án có sự kết hợp giữa ba yếu tố nguồn lực - chi phí - lợi nhuận một cách hợp lý và hiệu quả nhất. e. Tính cụ thể của quyếtđịnhĐể quá tình thực hiện quyếtđịnh thuận lợi thì các quyếtđịnh đưa ra phải được cụ thể hoá thành những kế hoạch, dự án và quy định thời gian thực hiện. f. Tính linh hoạt. Trong điều kiện cạnh tranh thị trường luôn chưa đứng những yếu tố bất ngờ và rủi ro nên quyếtđịnhquảntrị càng dễ điều chỉnh thì khi cón biến động, thay đồi 9 [...]... với bộ phận kếtoánquảntrị thì bộ phận kếtoán chi phí và giá thành là bộ phận trọng tâm, xây dựng được bộ phận kếtoánquảntrị chi phí giá thành phân biệt với kếtoántài chính sẽ đảm bảo cho kênh thôngtinkếtoán giữa hai bộ phận kếtoántài chính và kếtoánquảntrị sẽ không bị lẫn lộn trong doanh nghiệp * Cả kếtoántài chính và kếtoánquảntrị đều sử dụng một nguồn thôngtinkếtoán chi phí... thể hiện qua sơ đồ sau: Nguồn thôngtin sơ cấp Thôngtinkếtoán ban đầu Tổ chức xử lý thôngtin 24 Thôngtinkếtoán Nguồn thôngtin thứ cấp * Theo sơ đồ trên thôngtinkếtoán được phân thành hai nhóm thông tin là thôngtinkếtoán mang tính chất tài chính và phi tài chính - Nội dung thôngtinkếtoán mang tính chất tài chính: + Chi phí và thu nhập Thôngtin về mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí và lợi... những vấn đề, lĩnh vực nhất định của thôngtin đồng thời kết hợp thu nhận giữa thông tinkếtoántài chính và kếtoánquảntrị đảm bảo tiết kiệm tránh chống chéo khi tổ chức hệ thốngthôngtinkếtoán 30 C- KẾT LUẬN Bên cạnh các thôngtin khái quát, tổng hợp về tình trạng và sự biến đổi của tài sản, nguồn vốn, kếquản hoạt động kinh doanh đã được kếtoántài chính cung cấp, các nhà quảntrị doanh nghiệp... cáo quảntrịquyếtđịnh - Thôngtin chi phí sản xuất Kếtoántài chính và kếtoánquảntrị đều có chung một kiểu xuất phát là cùng sử dụng một nguồn thôngtin đầu vào của kếtoán Do đó, thôngtin chi phí ban đầu có thể được thu nhận từ hệ thống chứng từ, sổ sách kếtoán của đơn vị hoặc cũng có thể thu nhận từ các báo cáo được lập trước, các thôngtin này được cung cấp cho kếtoánquảntrị tiến hành... quyếtđịnh quá cứng nhắc sẽ khó thực hiện khi xảy ra thay đổi điều chỉnh 3 Thôngtin KTQT đáp ứng nhu cầu quyết địnhngắn hạn 3.1 Điều kiện của thôngtin KTQT Các thôngtinkếtoán cung cấp ảnh hưởng trực tiếp đến quyếtđịnh của nhà quản trị, do đó để đảm bảo chất lượng thôngtinkếtoán mang lại hiệu quả tốt nhất thì cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: a Tính trung thực của thôngtinkếtoán - Các thông. .. một loại thôngtin nhất định cho quảntrị doanh nghiệp và giữa các phân hệ trên vẫn có sự liên hệ với nhau, trao đổi với nhau Các phân hệ này bao gồm: + Phân hệ kếtoán tổng hợp + Phân hệ kếtoán công nợ phải thu, phải trả + Phân hệ kếtoán tập hợp chi phí và tính giá thành + Phân hệ kếtoán TSCĐ + Phân hệ kếtoán hàng tồn kho + Phân hệ kếtoán mua hàng + Phân hệ kếtoán bán hàng + Phân hệ kếtoán tiền... hệ kếtoán không có sự liên hệ với nhau hoặc liên hệ một cách chặt chẽ thì thường làm cho quảntrị viên đứng trước tình trạng quá tảithôngtin Do đó các quyếtđịnh đặc biệt là quyếtđịnhngắn hạn sẽ không có hiệu quả 2.3 Kênh thôngtin kết hợp QUẢNTRỊ DN KTQ T KTTC 23 - Theo cách tổ chức kênh thôngtinkếtoán này thì bộ phận KTQT và kếtoántài chính được kết hợp với nhau trong tổ chức bộ máy kế toán. .. toán với nhau Thôngtinkếtoán được cung cấp là sự tổng hợp của cả kếtoántài chính và KTQT - Ưu điểm: + Ít tốn kém trong chi phí tổ chức công tác kếtoán + Thôngtin mang tính tổng hợp do đó trong từng trường hợp phải ra các quyếtđịnhngắn hạn thì nó giúp cho các nhà quảntrị ra quyếtđịnh nhanh chóng + Việc tổ chức hạch toán dư phí giá thành rất linh hoạt để cung cấp thôngtin theo yêu cầu quản. .. hoạch, dự toán bộ phận và yêu cầuquản lý để xác định rõ nguồn thông tin, loại thôngtin và lượng thôngtin mà các nhà quảntrị yêu cầu Trên cơ sở hiểu rõ vấn đề và nhận thức tổ chức thôngtinkếtoánquảntrị điều này sẽ giúp cho nhà quảntrị tránh được tình huống có quá nhiều thôngtinđể đánh giá, phân tích và do đó sẽ đạt được những quyếtđịnh chính xác và hợp lý Cần quy định nhiệm vụ chức năng rõ... của hoạt động kếtoán là hệ thống báo cáo kếtoán của doanh nghiệp Bởi vậy thôngtinkếtoán biểu hiện trước hết là trên các báo cáo kếtoán Báo cáo kếtoánquảntrị là loại báo cáo phản ánh một cách chi tiết, cụ thể tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Những thôngtin này giúp nhà quảntrị doanh nghiệp đánh giá, phân . điều chỉnh. II. QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ VÀ THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG NHU CẦU QUẢN TRỊ NGẮN HẠN. 1. Quyết định quản trị. 1.1. Khái niệm: - Quyết định là sản phẩm. dự toán và xác định tổng chi chi phí sản xuất phân tích báo cáo quản trị quyết định 14 - Thông tin chi phí sản xuất Kế toán tài chính và kế toán quản trị