1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng hoạt động khám phá để dạy học chương i phần sinh thái học sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục

39 948 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 8,79 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ ĐỊNH SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY- HỌC CHƯƠNG I PHẦN SINH THÁI HỌC- SINH HỌC 12 THPT CHUYÊN NGÀNH: LL VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC Vinh-2012 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ ĐỊNH SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY- HỌC CHƯƠNG I PHẦN SINH THÁI HỌC- SINH HỌC 12 THPT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH NHÂM Vinh-2012 2 LỜI CẢM ƠN .∗ . Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và những người thân. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Nguyễn Đình Nhâm, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài! Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học; xin cảm ơn các quý thầy, cô giáo trong khoa sinh học, trường Đại học Vinh, trường Đại học phạm Hà Nội I, Đại học Huế, Đại học Thủ Dầu I, Cao đẳng Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy và có những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài! Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô trong tổ sinhhọc sinh Trường THPT Ngọc Hiển, Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Trường THPT Phú Hưng đã tạo điều kiện và hợp tác cùng với tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài! Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi để tôi có điều kiện học tập, nghiên cứu tốt! Do nguồn tài liệu, thời gian hạn chế và bản thân mới bước đầu nghiên cứu một đề tài khoa học, chắc chắn luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn! Vinh, tháng 10 năm 2012 Tác giả Lê Thị Định MỤC LỤC 3 Trang phụ bìa………………………………………………………………… .i Lời cảm ơn………………………………………………………………………ii MỤC LỤC……………………………………………………………………….1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………….4 MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… .5 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………… .5 1.1. Xuất phát từ những yêu cầu có tính pháp lí…………………………………5 1.2. Xuất phát từ việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông………………… 5 1.3. Xuất phát từ thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT hiện nay còn chậm và gặp rất nhiều khó khăn………………………………… .6 1.4. Vai trò của dạy học khám phá trong dạy học sinh học…………………… .6 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………….7 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu………………………………………… .7 3.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….7 3.2. Khách thể nghiên cứu……………………………………………………….7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………8 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… .8 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết………………………………………… 8 5.2. Phương pháp điều tra……………………………………………………… 9 5.3. Phương pháp thực nghiệm phạm……………………………………… .9 5.3.1. Thực nghiệm thăm dò…………………………………………………… 9 5.3.2. Thực nghiệm chính thức………………………………………………… 9 5.4. Phương pháp thống kê toán học………………………………………… .10 5.5. Phương pháp chuyên gia………………………………………………… 12 6. Giả thuyết khoa học…………………………………………………………12 7. Cấu trúc luận văn……………………………………………………………12 8. Những đóng góp của luận văn………………………………………………12 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………….13 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI…………… 13 4 1.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………….13 1.1.1. Tình hình nghiên cứu và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học sinh học………………………………………………………….13 1.1.1.1. Trên thế giới………………………………………………………… .13 1.1.1.2. Trong nước…………………………………………………………….15 1.1.2. Khái niệm hoạt độnghoạt động khám phá trong học tập…………….16 1.1.2.1. Hoạt động là gì……………………………………………………… .17 1.1.2.2. Hoạt động khám phá trong học tập…………………………………….17 1.1.3. Đặc điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá………………… .17 1.1.4. Ưu, nhược điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá……………18 1.1.4.1. Ưu điểm……………………………………………………………… 18 1.1.4.2. Nhược điểm……………………………………………………………19 1.1.5. Những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng hoạt động khám phá……………19 1.1.6. Các hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động khám phá………… 20 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài………………………………………………….21 1.2.1. Thực trạng dạy- học sinh học của GV và HS ở một số trường THPT tỉnh Cà Mau…………………………………………………………………………21 1.2.1.1. Tình hình giảng dạy của GV………………………………………… 21 1.2.1.2. Ý kiến của HS về phương pháp dạy học của GV…………………… .24 1.2.2.Đặc điểm nội dung, kiến thức chương I phần sinh thái học 12 THPT… .25 CHƯƠNG II. SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC CHƯƠNG I PHẦN SINH THÁI HỌC- SINH HỌC 12 THPT……………27 2.1. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CHƯƠNG I PHẦN SINH THÁI HỌC- SINH HỌC 12 THPT………………………………………………………………….27 2.1.1. Cấu trúc, nội dung chương trình sinh học bậc THPT……………………27 2.1.2. Cấu trúc và nội dung chương I phần Sinh thái học- Sinh học 12 THPT.30 2.1.3. Cấu trúc, nội dung từng bài trong chương I phần Sinh thái học- Sinh học 12 THPT………………………………………………………………………. 33 2.2. HỆ THỐNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY- HỌC CHƯƠNG I PHẦN SINH THÁI HỌC- SINH HỌC 12 THPT……………………… .33 5 2.2.1. Dạng hoạt động trả lời câu hỏi………………………………………… 34 2.2.2. Dạng hoạt động điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm…………………….40 2.2.3. Dạng hoạt động xử lí tình huống……………………………………… 45 2.3. QUI TRÌNH SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY- HỌC CHƯƠNG I PHẦN SINH THÁI HỌC- SINH HỌC 12 THPT………………50 2.3.1. Qui trình chung………………………………………………………… 50 2.3.2. Sử dụng hoạt động khám phá để dạy- học chương I phần Sinh thái học- Sinhhọc 12 THPT………………………………………………………………50 2.3.2.1. Dạng hoạt động trả lời câu hỏi……………………………………… .50 2.3.2.2. Dạng hoạt động điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm………………… 52 2.3.2.3. Dạng hoạt động xử lí tình huống………………………………………54 CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM PHẠM………………………………… 55 3.1. Mục đích thực nghiệm…………………………………………………… 55 3.2. Nội dung thực nghiệm…………………………………………………… 55 3.2.1. Thời gian thực nghiệm………………………………………………… .56 3.2.2. Chọn trường thực nghiệm……………………………………………… 56 3.2.3. Chọn HS thực nghiệm………………………………………………… .56 3.2.4. Chọn GV thực nghiệm………………………………………………… 56 3.2.5. Phương pháp thực nghiệm……………………………………………….57 3.3. Kết quả thực nghiệm………………………………………………………57 3.3.1. Phân tích định tính các bài kiểm tra…………………………………… 57 3.3.2. Phân tích định lượng…………………………………………………….57 3.3.3. Phân tích kết quả định tính………………………………………………63 KẾT LUẬNĐỀ NGHỊ…………………………………………………….65 1. Kết luận…………………………………………………………………… .65 2. Kiến nghị…………………………………………………………………….66 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… .67 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6 BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo BDTX Bồi dưỡng thường xuyên BT Bài tập ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh HĐKP Hoạt động khám phá HNTW Hội nghị trung ương NQ Nghị quyết NXB Nhà xuất bản PGS Phó giáo PTBB Phân tích biểu bảng QĐ Quyết định QH Quốc hội SGK Sách giáo khoa SL Số lượng THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TLCH Trả lời câu hỏi TS Tiến sĩ MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ những yêu cầu có tính pháp lí Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học- công nghệ, sự hình thành xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa…là những đặc trưng cư bản của bối cảnh thế giới hiện nay. Thực tế đó đã tác 7 động mạnh mẽ đến giáo dục, tạo ra một làn sóng cải tạo giáo dục ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng. Chính vì lẽ đó nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII nhận định “ Phương pháp giáo dục- đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính sáng tạo, chủ động của người học” và nghị quyết cũng tiếp tục khẳng định “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục-đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy- học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”[35][36]. 1.2. Xuất phát từ việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông Trong xu hướng chung, đổi mới dạy học trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ cấp bách của đổi mới giáo dục Việt nam. Định hướng chung cho việc đổi mới dạy học là chuyển từ kiểu dạy học truyền thống “lấy giáo viên làm trung tâm” sang kiểu dạy học mới “ lấy người học làm trung tâm” trong đó vai trò của giáo viên và người học đã thay đổi. Giáo viên không còn là người truyền đạt thông tin duy nhất một chiều mà là chủ thể định hướng, thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển…học tập của người học; người học không còn là đối tượng tiếp nhận thụ động một chiều từ giáo viên mà là chủ thể tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo tự tổ chức hoạt động học tập dưới sự tổ chức phạm của giáo viên[20]. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” 8 1.3. Xuất phát từ thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT hiện nay còn rất chậm và gặp nhiều khó khăn Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học theo hướng tích cực hóa học tập hay tích cực hóa người học đã được nghiên cứu, ứng dụng với nhiều cách tiếp cận khác nhau; các trường học đã có những cố gắng trong đổi mới dạy học và đã có những cải thiện trong việc phát huy tính tích cực học tập của người học. Tuy nhiên cho đến nay sự chuyển biến về việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong trường phổ thông nói chung và bộ môn sinh học nói riêng vẫn còn chậm. Một bộ phận không nhỏ giáo viên còn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thầy đọc trò chép, hoặc giảng giải xen kẻ vấn đáp, giải thích, minh họa bằng phương tiện trực quan là chủ yếu, do đó HS còn thụ động học tập, không được tích cực hoạt động hoặc không chịu làm việc trong các giờ học. Trong phần lớn các giờ lên lớp của GV do nhiều lí do nên GV cũng chỉ làm việc với HS khá, giỏi, số còn lại thì lắng nghe và ghi chép. Vì vậy vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông cần tiếp tục được nghiên cứu và ứng dụng. 1.4. Vai trò của dạy học khám phá trong dạy học sinh học Trong thực tiễm để tổ chức được hoạt động học tập cho HS theo hướng tích cực có những ưu điểm rất lớn: Hoạt động khám phá giải quyết các vấn đề học tập nhỏ và hoạt động tích cực hợp tác theo nhóm, tổ, lớp để giải quyết vấn đề. Tổ chức dạy học khám phá thường xuyên trong quá trình dạy học là tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề. Mục tiêu của dạy học khám phá là hình thành kiến thức, kĩ năng mới, xây dựng thái độ niềm tin và rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề cụ thể nào đó ở HS. Đặc biệt, trong dạy học sinh học trung học phổ thông, ở nội dung chương I phần sinh thái học, giáo viên càng chậm đổi mới về phương pháp. Sinh thái học là nội dung tương đối khó với giáo viên và học sinh trong việc dạy học. 9 Do tính đăc thù của nội dung kiến thức, giáo viên dạy phần này chủ yếu là thông báo, giải thích, minh họa. Còn HS không lấy làm hứng thú khi học kiến thức phần sinh thái học. Một phầndung lượng kiến thức nhiều, chủ yếu là lý thuyết, mang tính triều tượng và khái quát cao; phần vì không được lôi cuốn bởi lối truyền đạt của GV nên hiệu quả dạy học không cao. Mặc dù phần sinh thái học trong lớp 12 hiện nay đã được biên soạn theo hướng đổi mới. Theo đó cách trình bày nội dung kiến thức sinh thái học đã tích cực hóa hoạt động của HS; Đã có tác động tìm tòi, khám phá để người học tự chiếm lĩnh nội dung bài học. Tuy nhiên số lượng hoạt động SGK chưa nhiều, chưa phù hợp với tất cả các đối tượng HS. Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng hoạt động khám phá để dạy- học chương I phần Sinh thái học- Sinh học 12 THPT”[12][13]. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế một số hoạt động khám phá trong dạy họcsử dụng các hoạt động đã thiết kế vào dạy học chương I phần Sinh thái học- Sinh học 12 THPT. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sử dụng các hoạt động khám phá để dạy chương I phần Sinh thái học bậc THPT. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Sinh học 12. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học khám phá trong dạy học sinh học ở trường THPT. - Điều tra thực trạng dạy học phần kiến thức của “Chương I phần Sinh thái học- Sinh học 12 THPT”. 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w