- 1 - THÔNGTINĐỐIVỚI QUI TRÌNHTÍNDỤNG:THỰCTRẠNGVÀGIẢIPHÁP Ngô Vi Trọng, Lê Hồ An Châu Học viện ngân hàng, PV- TP.HCM 216 Hoàng Diệu, Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh Ngày nay, sự toàn cầu hóa hội nhập kinh tế, một xu thế nổi bật trong những năm đầu thế kỷ 20 đã và đang tạo ra những mối quan hệ mới giữa các quốc gia, các nền kinh tế và các dân tộc trên thế giới. Là một nước đi sau, Việt Nam hiện đang nỗ lực cải cánh kinh tế nhằm cố gắng tìm cho mình một chỗ đứng trên trường quốc tế vốn đã bị chi phối bởi nhiều quốc gia và tập đoàn kinh tế lớn. Tuy nhiên, trong các cuộc cạnh tranh trên thế giới và ngay cả trên sân nhà, các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) vẫn còn phải chịu nhiều thua thiệt, trong đó có thua thiệt về mặt thông tin. Vì vậy, việc đánh giá đúng tầm quan trọng của thôngtintín dụng và tìm ra những giảipháp thiết thực khắc phục tình trạngđóithôngtintín dụng ở Việt Nam nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMVN không chỉ là yêu cầu của hội nhập quốc tế mà còn là cơ sở đảm bảo cho một quốc gia có thể tận dụng được lợi thế và khắc phục được những hạn chế của quá trình toàn cầu hóa. Trong thực tế, mục tiêu cơ bản của hầu hết các NHTM là: lợi nhuận, an toàn và sự lành mạnh của các khoản tín dụng. Do đó, một qui trìnhtín dụng được thiết kế hợp lý và áp dụng một cách linh hoạt sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM. Tùøy thuộc vào qui mô của từng ngân hàng, năng lực của đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ tin học, thời hạn cho vay, hình thức cho vay và lĩnh vực cho vay mà qui trìnhtín dụng có thể được thiết kế khác nhau. Nhưng, dù được thiết kế như thế nào đi - 2 - chăng nữa thì thôngtin vẫn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, giúp cho các ngân hàng xác định khá chính xác về đối tượng vay vốn, uy tín, thiện chí trả nợ, tính khả thi của dự án đầu tư kinh doanh của khách hàng. Thôngtin chính là cơ sở để các NHTM tin tưởng vào khách hàng của mình. Bởi vì, quan hệ tín dụng luôn được hình thành dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Điều đó có nghĩa là ngân hàng chỉ cho khách hàng vay vốn khi và chỉ khi ngân hàng đã hoàn toàn tin tưởng vào khả năng hoàn trả (vốn + lãi) của khách hàng khi đáo hạn. Để các khoản cho vay an toàn và hiệu quả, thôngtin phải được ngân hàng khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như: hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, hồ sơ khách hàng, các cơ quan chức năng có liên quan (cơ quan thuế, trung tâm thôngtintín dụng của Ngân hàng nhà nước .), trực tiếp phỏng vấn khách hàng, cập nhật thôngtin trên thị trường .nhằm phục vụ kịp thời cho các giai đoạn của qui trìnhtín dụng. Như vậy, sau khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, ngân hàng phải tiến hành phân tích khả năng hiện tạivà tiềm tàng của khách hàng về việc sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng từ những thôngtin cơ bản này nhằm đưa ra những giảipháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Tất nhiên để có được những thôngtin chính xác và đầy đủ ngân hàng phải biết cách tạo ra thôngtin cho riêng mình. Giai đoạn phân tích tín dụng là giai đoạn quan trọng, song giai đoạn quyết định tín dụng lại là giai đoạn quyết định nhất, hình thành quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng thể hiện bằng hợp đồng tín dụng. Đây cũng là cơ sở để các nhân viên và nhà quản trị ngân hàng triển khai các thao tác nghiệp vụ giải ngân cho khách hàng, tiến hành giám sát và thanh lý tín dụng. Thôngtin chính xác, quyết định tín dụng hợp lý chắc chắn khả năng quay về của vốn tín dụng cao, vốn tín dụng được hoàn trả đúng hạn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và hoạt động ngân hàng. - 3 - NHỮNG THÔNGTIN KHÁC Trong qui trìnhtín dụng, kết quả của giai đoạn trước luôn là tiền đề để thực hiện các giai đoạn tiếp theo, ảnh hưởng đến chất lượng công việc của các giai đoạn sau. Nhưng, tùy từng trường hợp cụ thể mà các giai đoạn của qui trìnhtín dụng có thể được các cán bộ tín dụng áp dụng một cách linh hoạt tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Kết quả đánh giá của các cán bộ tín dụng sẽ quyết định đến hiệu quả tín dụng. Nếu kết quả đánh giá sai sẽ làm giảm những khách QUI TRÌNHTÍN DỤNG Giai đoạn 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Giai đoạn 2: Phân tích tín dụng Giai đoạn 3: Quyết định tín dụng Giai đoạn 4: Giải ngân Giai đoạn 5: Giám sát và thanh lý tín dụng Hồ sơ khách hàng - 4 - hàng truyền thốngvà ngân hàng gặp phải nguy cơ không thu hồi nợ. Đốivới các khách hàng quan hệ lần đầu thì ngân hàng phải có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về thủ tục, phương thức cho vay và đặc biệt quan tâm khả năng trả nợ, trách nhiệm trong quản lý kinh doanh của khách hàng. Đốivới khách hàng thường xuyên và lâu năm thì công việc sẽ dễ dàng hơn, bởi vì ngân hàng đã có những thôngtin nhất định về khách hàng của mình. Tất nhiên, ở tất cả các trường hợp, ngân hàng đều phải thận trọng, xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi ra quyết định cho vay và giám sát chặt chẽ sau khi đã giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nhất. Nhất là những hồ sơ xin vay vốn phức tạp hoặc giá trị lớn thì công việc trao đổithôngtinvàthực hiện công việc bổ sung giữa các giai đoạn được diễn ra nhiều lần và tuân thủ đúng trình tự qui trìnhtín dụng. Thực tế, thôngtintín dụng vẫn chưa được các NHTMVN khai thác triệt để phục vụ cho các giai đoạn của qui trìnhtín dụng là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan chủ yếu sau: Nguyên nhân chủ quan: − Do chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thôngtin nên các NHTMVN chưa có biện pháp xử lý, khai thác thôngtin một cách hiệu quả nhất phục vụ cho toàn bộ qui trìnhtín dụng. Thêm vào đó, nhiều NHTMVN chỉ ngồi chờ để nhận thôngtin mà không chủ động tìm kiếm, làm chủ thôngtin đã để chi nhánh các ngân hàng nước ngoài dần dần chiếm lĩnh thị phần tiền gửi và thị phần hoạt động tín dụng. Rõ ràng, chính bản thân các NHTMVN đánh mất niềm tin nơi khách hàng, mất đi thị phần và cơ hội khẳng định mình trên thị trường tín dụng trong nước. − Các NHTMVN thiếu một đội ngũ cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trình độ chuyên môn cao, thông thạo kỹ năng phân tích doanh nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ thôngtintín dụng… nên các nguồn thôngtin chưa được khai thác triệt để dẫn đến kết quả phân tích tín dụng không chính xác, hiệu quả tín dụng kém. - 5 - − Thủ tục cho vay chưa được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay nên khi khách hàng đến vay vốn, NHTM chỉ hướng dẫn chung chung mà không hướng dẫn chi tiết, đầy đủ những thủ tục cần thiết để khách hàng có thể chuẩn bị một lần. Đến khi vấn đề khó khăn phát sinh, ngân hàng mới yêu cầu khách hàng phải bổ sung thông tin, hồ sơ có liên quan gây phiền hà cho khách hàng, làm lãng phí thời gian và tốn kém về tiền bạc của khách hàng. − Mạng lưới ngân hàng chưa vững mạnh, bộ phận thu thập, lưu trữ và khai thác thôngtin chưa được quan tâm đầu tư phát triển. Do đó, ngân hàng lệ thuộc nhiều vào các tổ chức cung cấp thôngtin bên ngoài. Nguồn thôngtin đó vừa tốn kém vừa chẳng đáng tin cậy, buộc ngân hàng phải thẩm định lại độ chính xác của thông tin. Nhiều ngân hàng phải phỏng đoán theo cảm tính mà cho vay vì nếu ngân hàng đi thẩm định lại thôngtin thì chi phí sẽ cao và mất nhiều thời gian. Như vậy, rủi ro trong hoạt động tín dụng cao là tất yếu. − Thôngtin hai chiều giữa các NHTMVN với nhau vàvới trung tâm thôngtintín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam chưa thông suốt làm giảm đi hiệu quả hoạt động thôngtintín dụng, ảnh hưởng chất lượng nguồn dữ liệu, chưa đáp ứng nhu cầu thôngtin ngày càng tăng của các ngân hàng. Nguyên nhân khách quan: − Việt Nam cơ bản vẫn là một nước lạc hậu về thông tin, nguồn cung cấp thôngtin không đầy đủ, hệ thốngthôngtin vẫn còn nghèo nàn, kém phát triển so với thế giới. Thôngtin chưa phục vụ tốt cho công tác quản lý và điều hành của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, thiếu thôngtin từ trong nước lẫn từ nước ngoài cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu khoa học… Chính vì thế, các NHTMVN mất nhiều thời gian để thẩm định và đưa ra quyết định tín dụng do khó mà nắm bắt kịp thời sự thay đổi không ngừng về thôngtin trong nước lẫn các thôngtin thương mại quốc tế, thôngtin về tình hình tài chính của đối tác nhập khẩu hàng hóa Việt Nam… gây cản trở đến - 6 - khả năng xâm nhập của HH Việt Nam vào thị trường thế giới. Chính vì thiếu thôngtin nên NHTMVN có phần lúng túng trước quá trình hội nhập quốc tế. − Việc truyền tảithôngtin kém hiệu quả và không bình đẳng. Một phần do Nhà nước chưa có một chính sách qui định rõ ràng việc ai là người được nhận thông tin, ai là người chịu trách nhiệm truyền tảivàthôngtin gì được truyền tải… nên thôngtin đến với ngân hàng chậm và không chính xác. Các NHTM quốc doanh được cung cấp thường xuyên những thôngtin kinh tế, văn bản pháp luật từ Ngân hàng trung ương (NHTW), còn những ngân hàng ngoài quốc doanh phải tự tìm kiếm bằng nhiều cách, từ nhiều nguồn khác nhau trong khi họ vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đốivới Nhà nước. Vì thế, rất nhiều ngân hàng phải chịu tốn kém chạy ngược chạy xuôi, vận động hành lang để mua thôngtin liên quan đến công việc. Như vậy, Nhà nước chưa tạo ra được “một sân chơi, một luật chơi” bình đẳng cho các ngân hàng, chưa xóa bỏ được cơ chế ỷ lại, xin cho “truyền thống” của khu vực quốc doanh! − Các văn bản pháp luật ở Việt Nam nhiều, thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi nhưng lại truyền tải đến ngân hàng chậm làm ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt các văn bản pháp luật mới để hoạch định chính sách tín dụng cho phù hợp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. − Giá cả của thôngtin khá cao hạn chế khả năng tiếp cận thôngtin của NHTMVN. Thêm vào đó, các NHTMVN phải dựa nhiều vào các tổ chức nước ngoài trong việc tìm kiếm, thẩm định thôngtin do các tổ chức trong nước cung cấp thôngtin chưa đáp ứng được yêu cầu. Giá thôngtin cao buộc ngân hàng phải “cõng” thêm một khoảng chi phí lớn, đồng nghĩa với việc giảm hiệu quả trong kinh doanh. − Do thiếu sự thẩm định thôngtin nên nhiều NHTMVN ngần ngại tài trợ cho doanh nghiệp để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài vì không thể thẩm định khả năng thực hiện hợp đồng của phía đối tác. Khi hàng hóa được doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài nếu chẳng may thôngtin sai lệch, phía - 7 - đối tác không thanh toán đúng theo hợp đồng hoặc hủy hợp đồng thì chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng, tiền mất tật mang. Chứng tỏ việc thẩm định chính xác thôngtin về khách hàng, nắm rõ pháp luật nước sở tạivà nước nhập khẩu hàng hóa là rất cần thiết không chỉ đốivới doanh nghiệp Việt Nam mà còn đốivới các NHTM. Ngày nay, thời đại mà thôngtin hầu như chiếm lĩnh mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, áp lực về nhu cầu thôngtintín dụng từ phía các NHTM gia tăng mạnh mẽ. Vì vậy, ngay từ bây giờ, để tạo ra một sinh khí mới, một động lực mới thúc đẩy các NHTMVM phát triển lên tầm cao mới tất yếu cần thúc đẩy hoạt động thôngtintín dụng thực sự phát triển có chất lượng: đầy đủ, chính xác, cập nhật. Các giảipháp cụ thể: 1. Nhà nước cần tạo điều kiện để các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam mở nhiều chi nhánh ở những thị trường được đánh giá là có tiềm năng lớn. Đồng thời tăng cường hỗ trợ về tài chính, trang bị thêm về phương tiện cho các cán bộ ngoại giao để mở rộng giao tiếp, tạo mối quan hệ tốt đẹp với chính phủ và doanh nghiệp các nước sở tại, có như vậy các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam mới có thể lấy được những thôngtin đắt giá và đồng hành cùng doanh nghiệp, giúp ngân hàng thẩm định thôngtin về đối tác, tính khả thi của các dự án xuất khẩu của doanh nghiệp. 2. Song song với việc ban hành các văn bản qui định rõ ràng những thôngtin nào được phổ biến, những thôngtin nào không được phổ biến, Nhà nước nên sớm thành lập tổ chức chuyên cung cấp thông tin, chuyển tải luật lệ, quy định đến các ngân hàng nói riêng và dân cư nói chung. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, xử lý thích đáng những tổ chức tín dụng không báo cáo thôngtin theo đúng qui định, báo cáo không đầy đủ, không kịp thời và thiếu chính xác cho Trung tâm thôngtintín dụng của Ngân hàng Nhà nước. - 8 - 3. Các NHTMVN cần thiết lập một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thu thập, phân tích, lưu trữ thôngtin về khách hàng; năng động tìm kiếm các biện pháp xử lý, khai thác, sử dụng những thôngtin đó một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năngï phân tích doanh nghiệp cho các cán bộ tín dụng, khuyến khích họ tiếp cận công nghệ thôngtin hiện đại. 4. Xây dựng mạng lưới ngân hàng vững mạnh, rộng khắp vừa có thể phục vụ nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng vừa thiết lập một hệ thốngthôngtinthông suốt, tiết kiệm đáng kể các chi phí liên quan đến vấn đề thông tin. Các NHTM nên xúc tiến việc thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện ở một số quốc gia thường xuyên mua, bán hàng hóa với Việt Nam và ở hầu hết các quận, huyện trong khắp cả nước thay vì tập trung ở những thành phố lớn như từ trước đến nay. Có như vậy, các NHTM sẽ tiếp cận được những thôngtin có giá trị từ nhu cầu cụ thể của từng khúc thị trường, khách hàng tiềm năng… cho đến thôngtin về đối tác nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. 5. Thiết kế thủ tục cho vay đơn giản, phù hợp pháp luật hiện hành, đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh, thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay . xóa bỏ cơ chế “một cửa, một dấu nhưng nhiều chữ ký” nhằm tiết kiệm thời gian, tránh gây phiền hà cho khách hàng. . mặt thông tin. Vì vậy, việc đánh giá đúng tầm quan trọng của thông tin tín dụng và tìm ra những giải pháp thiết thực khắc phục tình trạng đói thông tin tín. - 1 - THÔNG TIN ĐỐI VỚI QUI TRÌNH TÍN DỤNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngô Vi Trọng, Lê Hồ An Châu Học viện ngân