Franchise trong lĩnhvựckế toán, mộtphươngthứcquốctếhoáchấtlượngdịchvụ Giành được khách hàng mới và tăng trưởng kinh doanh là kế hoạch đầy khó khăn và thử thách đối với những công ty kế toán nhỏ. Có nhiều cách trongkế hoạch này của các công ty kế toán.Một phương pháp mà các công ty kế toán (CPAs) có thể cân nhắc là Franchise I.Franchise là gì? Franchise trên thế giới xuất hiện đầu tiên tại Mỹ, vào giữa thế kỷ 19. Đến nay Franchise đã trở thành mộtphươngthức kinh doanh hiện đại, rất phổ biến. Tại Mỹ, gần một nửa doanh số bán lẻ được thực hiện thông qua các hệ thống Franchise. Mặt dù chưa có định nghĩa thống nhất trên thế giới, nhưng khái quát chung, Franchise là phươngthức kinh doanh mà theo đó, Bên nhượng quyền (Franchisor, doanh nghiệp sản xuất hoặc mua bán hoặc dịch vụ) cho phép Bên nhận quyền (Franchisee, doanh nghiệp kinh doanh độc lập) sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh và bí quyết kinh doanh hoặc quy trình vận hành hệ thống kinh doanh. Ngược lại, Bên nhận quyền phải trả phí ban đầu, gồm: phí nhượng quyền (Franchise fee), phí lãnh thổ (territorial fee) trong trường hợp ký hợp đồng qua Bên nhượng quyền của khu vực) và phí bản quyền (royalty fee) khi kinh doanh hoặc cũng có một số hệ thống nhượng quyền thu phí cố định trả một lần trong thời gian nhượng quyền. Bên nhượng quyền sẽ đem lại cho bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu. Nhưng trongmột số trường hợp, Bên nhận quyền vẫn phải chịu sự kiểm soát trong quá trình kinh doanh dưới nhãn hiệu đã đăng ký. Loại hình nào của kinh doanh cần đến việc mua nhãn hiệu kinh doanh của tổ chức khác?? Hầu hết bất kỳ loại hình nào cũng đều có thể cần đến việc đăng ký bản quyền kinh doanh. Các khách sạn, công ty tronglĩnhvực công nghiệp mang tính chất bền vững và các công ty trong lĩnhvựckế toán… đều có thể nhận được lợi ích khi tham gia Franchise. Có cả điểm thuận lợi cũng như bất lợi nếu tham gia vào franchise. Trước khi bạn cân nhắc xem có nên dành một khoản chi phí để mua bản quyền hay không, bạn cũng nên xem xét tính hai mặt của quyết định này Đầu tiên, hãy nhìn ở khía cạnh lợi ích mà franchise mang lại. Khi bạn mua lại bản quyền , bạn sẽ dành được ưu thế của cạnh tranh. Thị trường đã cảm thấy quen thuộc ở một mức độ nào đó về nhãn hiệu của công ty bạn. Điều đó có nghĩa là bất cứ một nhãn hiệu nào có nhãn hiệu giống với nhãn hiệu đã đăng ký, họ sẽ nghĩ ngay rằng chúng cùng chung một mắt xích. Đăng ký nhãn hiệu có thể cạnh tranh đươc với những công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, ngay cả có thể đối đầu với những hệ thống đã tham gia hệ thống franchise hay không. Một ích lợi khác nữa là nó cũng giúp ích việc phổ biến ra toàn quốc. Thị trường nhìn cả hệ thống như là một mạng lưới các chi nhánh và tin rằng chúng có cùng một tiêu chuẩn và sự cam kết. Về khía cạnh cạnh tranh, vẫn còn có những lợi ích khác. Mặc dù phải trả những khoản phí, nhưng bên franchisee có thể được tham gia những chương trình huấn luyện hang kỳ và văn phòng chính sẽ nhận được sự giúp đỡ và tư ấn tronglĩnhvực mà họ hoạt động. Thông thường, thong qua hệ thống đăng ký bản quyền kinh doanh, những người đăng ký có thể được ưu đãi trong việc mua hang hoá với giá thấp hơn những tổ chức độc lập khác. Những người mua lại bản quyền có thể lien kết với nhau để tạo nên một sức mạnh hợp tác Họ có thể có được ích lợi từ việc hợp tác trong quá trình tìm kiếm phương pháp cho quảng cáo thị trường mục tiêu, cho những chương trình lớn và những lợi ích khác mà những người hoạt động độc lập không bao giờ có được. Hê thống này cũng làm hiện đại hơn quá trình nghiên cứu và phát triển, thong qua các công việc nghiên cứu thị trường cho sản phẩm mới, dịchvụ cũng như hệ thống vận hành. Mỗi sức mạnh tiêu dung của bên franchees kết hợp với sức mạnh tiêu dung của bên franchees trong thị trường địa phương cũng như phần còn lại của hệ thống. Những sức mạnh kết hợp này, ví dụ trong việc quảng cáo, không chỉ là vượt trội hơn hẳn trong thị trường địa phương và những tổ chức độc lập khác mà còn cạnh tranh rất hiệu quả . Bây giờ thì chúng ta hãy nhìn khía cạnh bất lợi của việc đăng ký bản quyền kinh doanh. Không phải lúc nào việc đăng ký kinh doanh cũng đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người và điều quan trọng là bạn hiểu được một số điểm bất lợi trongmột mối quan hệ bản quyền kinh doanh. Đối với một số người thì mộttrong những điểm bất lợi trong việc ký kết các Bản quyền kinh doanh là sự mất tính độc lập. Nếu bạn muốn tự quyết định, việc đăng ký bản quyền là môt sự lựa chọn sai lầm. Hệ thống bản quyền kinh doanh được xây dựng trongmột khuôn mẫu mà người đứng ra chịu trách nhiệm bản quyền sẽ đưa ra rất nhiều qui tắc. Việc mất tính độc lập này, nếu nó nghiêm trọng có thể dẫn đến điều bất lợi khác nữa: quá phụ thuôc vào hệ thống bản quyền. Việc mua lại bản quyền chỉ thành công khi những rủi ro về tài chính và cảm tính có thể là động lực thúc đẩy những người đăng ký. Khi họ hoàn toàn tin tưởng vào sự thành công của họ, sự quá phụ thuộc có thể gây ra rắc rối. Bên franchees phải cân bằng được những ép buộc của hệ thong này và khả năng cá nhân của họ để điều hành việc kinh doanh. Những người kinh doanh khác có thể gặp bất lợi trong việc đăng ký bản quyền kinh doanh. Chắc hẵn bạn đã từng nghe câu nói “ Một con sâu làm rầu nồi canhBên franchees không chỉ bị kết tội trong chương trình của họ mà họ còn bị kết tội bởi chương trình của bên mua lại bản quyền khác. Những người thực thi bản quyền kinh doanh quá yếu kém đến mức đã làm thiệt hại đến công việc của người khác ngay cả họ không cùng chung một thị trường. Ví dụ, nếu một phòng khách sạn quá bẩn thịu và tồi tệ ở một nơi nào đó, và thong tin đó được lan truyền thì mọi người sẽ tin rằng điều đó xảy ra đối với cả khu vực đó. Tóm lại là, có rất nhiều bước để chuẩn bị bước vào quyết định có đăng ký quyền kinh doanh hay không. Mỗi bước đều rất quan trọng, và mỗi bước đều cần phải đầu tư thời gian. Tất cả những điều đó chắc chắn sẽ đền đáp lại những nỗ lực của bạn. Bạn đang đầu tư cho chính bạn, cho chính tương lai của bạn và sự thoả mãn của bạn trong cuộc sống. Đầu tư thời gian cho những bước đầu tiên điều đó có nghĩa rằng một kết quả mong đợi sẽ đến với bạn. Bạn có rất nhiều công việc trong việc quyết định và thực hiện quyết định trước khi bạn chọn Franchise. 1. Quyết định rằng bạn sẽ trở thành franchisees hay là một tổ chức kinh tế độc lập. 2. Tiếp thu càng nhiều càng tốt những gì mà franchising mang lại. Theo sự hiểu biết của tôi, chỉ có 2 công ty ở Mỹ đưa ra bản quyền về kế toán. Tập đoàn Tài chính và thuế Hoa Kỳ (American Tax and Financial Group-ATF) và Tập đoàn Giám định- Fiducial. Nhưng chỉ tập đoàn ATF có Bản quyền độc nhất về CPAs. Nếu muốn biết them thong tin về những công ty này, bạn có thể truy cập các website, www.fiducial.com, and www.ATFGroupCPAs.com. 3. Lựa chọn Bản quyền kinh doanh nào phù hợp với bạn 4. Đảm bảo rằng công ty có một lịch sử và danh tiếng, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai 5. Đừng quyết định lựa chọn Bản quyền kinh doanh nào nếu chưa đi thăm các văn phòng chính và các nhà cung cấp của công ty. 6. Đừng quyết định theo cảm tiính. Hãy đặt cây hỏi và tự nghiên cứu. 7. Hãy copy các tàiliệu công khai của công ty và bản hợp đồng franchees. Và đảm bảo rằng bạn hiểu tất cả những nội dung trong hợp đồng. 8. Trước khi bạn ra quyết định cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn có sự trợ giúp và tư vấn từ những người chuyên gia( cố vấn và những luật sư). Hãy chắc chắn rằng những người tư vấn của bạn am hiểu về Frachising II. Franchise ở Việt Nam ra đời và phát triển. Nhượng quyền thương hiệu hay nhượng quyền thương mại Franchise tuy đã ra đời và phát triển mạnh tại các nước phát triển trong vòng 150 năm qua nhưng phươngthức kinh doanh này thâm nhập Việt Nam chỉ gần 15 năm. Trong đó, Café Trung Nguyên là người đầu tiên áp dụng mô hình Franchisetại Việt Nam và có thể nói đã đạt được những thành tựu to lớn trong những giai đoạn đầu tiên xây dựng và phát triển mô hình mới mẻ này và đang mở rộng ra nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Thái Lan…). Các thương hiệu khác, như: Trà Qualitea, Phở 24, Kinh Đô… cũng đang xây dựng hệ thống Franchisetrong nước, từng bước mở rộng ra nước ngoài. Trên thực tế, hoạt động Franchise diễn ra mạnh mẽ hơn nhiều nhưng không chính thức, như: các cơ sở bảo dưỡng ôtô, xe gắn máy do Honda, Suzuki, Yamaha … ủy quyền; các cơ sở đào tạo tin học, công nghệ thông tin được cấp bằng quốc tế, như: Oracle, Aptech … tại Việt Nam; các cơ sở chăm sóc sắc đẹp TIGI … Mặc dù hoạt động Franchise đã thâm nhập Việt Nam gần 15 năm nhưng chỉ đến gần đây Chính phủ mới có Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ. Trong đó, có đề cập đến hoạt động “cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của Bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh tronglĩnhvựcdịchvụ thương mại. Thời hạn Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai Bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật” là “một trong những nội dung chuyển giao công nghệ”. Như vậy, theo quy định đầu tiên và hiện hành của pháp luật Việt Nam thì hoạt động Franchise được gọi chính thức là cấp phép đặc quyền kinh doanh thuộc hoạt động chuyển giao công nghệ có đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hóa) nên có người gọi đây là nhượng quyền thương hiệu, Cũng theo quy định hiện hành, hoạt động nhượng quyền này vừa phải đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ (bắt buộc đăng ký: +khi chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam;+Từ Việt Nam ra nước ngoài;+Chuyển giao trong nước có gía trị từ 500.000.000 đồng trở lên, nếu dưới 500.000.000 đ thì tự nguyện đăng ký), vừa phải đăng ký (bắt buộc mới có hiệu lực) Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng (Hợp đồng license) các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật về sở hữu công nghịêp mà cả 2 loại Hợp đồng này đều do cơ quan thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ quản lý. Tuy nhiên, các quy định này hiện chưa điều chỉnh đến phí nhượng quyền (Franchise fee), phí lãnh thổ (territorial fee) và phí bản quyền (royalty fee) trong hoạt động Franchise là một hạn chế lớn cho các bên chuyển nhượng. Thực tiễn ở Việt Nam vừa qua cho thấy, Bên nhượng quyền (Franchisor) và Bên nhận quyền (Franchisee) đều có lợi, rủi ro được giảm thiểu, nhưng làm thế nào để bên nhượng quyền kiểm soát các hoạt động của bên nhận quyền sao cho đúng như cam kết, nhằm bảo vệ thương hiệu là một bài toán khó. Chẳng hạn, Công ty Cà phê Trung Nguyên cho biết sẽ phải tiếp tục đổi mới và chuẩn hóaphươngthức nhượng quyền thương hiệu của mình nhằm thiết lập những cam kết thật chặt chẽ giữa hai Bên mà hiện nay còn gặp nhiều rắc rối, nhất là về các ràng buộc pháp lý liên quan đến bảo vệ thương hiệu và cách thức trả phí nhượng quyền. Cho nên, trước khi tính đến chuyện vươn ra thị trường nước ngoài, các DN Việt Nam với tư cách là Bên nhượng quyền cần chú trọng thị trường nội địa trước để tạo nền tảng, đồng thời củng cố tiềm lực, khi đã thừa sức thì mới nên vươn ra nước ngoài. Đối với Bên nhận quyền thì Franchise là phươngthức rất phù hợp khi hội nhập kinh tếquốc tế. Bởi vì, Việt Nam đang mở dần thị trường dịchvụ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì phươngthức kinh doanh này rất phù hợp với ngành dịchvụ và tận dụng được những lợi thế sẵn có để thu lợi nhuận ngay giai đoạn đầu. Do vậy, việc mua Franchise là một giải pháp tốt để tránh việc cạnh tranh khốc liệt với những công ty lớn đã có kinh nghiệm và tiềm lực. Đây cũng là một giải pháp tránh rủi ro cho các công ty nước ngoài trong thương mại quốctế thay cho hoạt động đầu tư. Các nhà kinh tế nhận định: khi VN được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thì Franchise sẽ phát triển mạnh mẽ. Trước sự bùng nổ của nó, nhất thiết chúng ta phải sớm hoàn chỉnh khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động này. Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật thương mại (năm 2005), trong đó đã xác định rõ, Franchise là nhượng quyền thương mại, là hoạt động thương mại (không phải là chuyển giao công nghệ như quy định hiện hành, điều này phù hợp với tập quán thương mại thế giới), theo đó Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành mua bán, cung ứng dịchvụ theo các điều kiện: 1.Theo cách thức tổ chức kinh doanh do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền. 2.Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho Bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Như vậy, theo Luật thương mại (2005) có hiệu lực từ 01/01/2006 thì trước khi nhượng quyền thương mại, Bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại. Điều này nghĩa là, việc đăng ký hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ về đúng nơi, phù hợp với bản chất của nó là Bộ Thương mại thay cho việc đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ trước đây, còn việc sử dụng license về nhãn hiệu hàng hóa cũng không còn bắt buộc phải đăng ký hợp đồng license như quy định hiện hành mà là tự nguyện của hai Bên (vấn đề này sẽ càng được làm rõ hơn trong Luật sở hữu trí tuệ mà Quốc hội sắp ban hành). III.Franchise trong lĩnhvựckế toán, thuế. Tại sao không Franchisetronglĩnhvực kiểm toán. Khi tham dự Hội chợ Quốctế (International Franchise Expo) lần thứ 14 tại Washington vào tháng 4/2005 do Thương vụ của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức, điều gây ngạc nhiên cho tôi về danh mục sản phẩm đưa ra nhượng quyền đầu tiên là dịchvụkế toán/thuế chứ không phải là hàng hóa tiêu dùng. Bởi vì, việc khai thuế, làm kế toán liên quan đến mọi người dân, không chừa một ai (họ áp dụng thuế thu nhập dân cư từ lâu chứ không chỉ áp dụng thuế thu nhập cá nhân của người có thu nhập cao như ở Việt Nam). Tuy nhiên, khi đặt vấn đề tại sao không Franchise đối với dịchvụ kiểm toán thì được Ông Marcel R. Portmann, Phó Chủ tịch Hiệp hội FranchiseQuốctế (IFA) trả lời: dịchvụ kiểm toán chịu trách nhiệm độc lập, trực tiếp của cá nhân hành nghề nên không thể nhượng quyền cho người khác được. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc nhượng quyền thương mại đối với dịchvụkế toán (bao gồm dịchvụkê khai thuế) là điều chưa từng biết đến. Cho đến nay, pháp luật hiện hành của Việt Nam chỉ mới đề cập đến DN kiểm toán được tham gia làm thành viên (Member) của một tổ chức kếtoán, kiểm toán quốctế và sau khi kết nạp thì thực hiện kiểm toán dưới tên của tổ chức nước ngoài và tên của mình theo quy định của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập. Việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của tổ chức nước ngoài mà mình là thành viên thì nhãn này là nhãn hiệu tập thể (Collective mark). Mặt khác, việc cung cấp dịchvụ vừa gắn nhãn hiệu của tổ chức nước ngoài, vừa gắn nhãn hiệu của mình thựcchất đây chính là một phần của Franchise. Việc trả phí thành viên tùy theo quy chế thành viên của mỗi tổ chức nước ngoài, chẳng hạn một DN kiểm toán hiện nay phải trả phí tham gia thành viên là 13% doanh thu trong 3 năm đầu. Trong khi đó, phí nhượng quyền cũng không chênh lệch nhiều, chẳng hạn Công ty Liberty Tax Service ở Mỹ chào bán việc nhượng quyền dịchvụkế toán/thuế với phí bản quyền là 9% trên doanh thu dịchvụ và đồng thời phải trả thêm phí quảng cáo 5% cũng trên doanh thu. Đìêu cần lưu ý khi nhận nhượng quyền trong lĩnhvựckế toán/thuế là: cho dù cách thức tổ chức kinh doanh (quy trình nghiệp vụ …) do Bên nhượng quyền quy định và có quyền kiểm soát và trợ giúp cho Bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh nhưng các chuẩn mực kế toán/pháp luật thuế phải áp dụng là của Bên nhận quyền chứ không phải chuẩn mực/pháp luật của Bên nhượng quyền. Từ những nội dung trình bày trên đây, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thì phươngthức kinh doanh nhượng quyền thương mại trong lĩnhvựckế toán cũng cần thiết bổ sung cho phù hợp với thông lệ quốc tế, Bởi vì, Franchise cũng là mộtphươngthứcquốctếhóachấtlượngdịchvụkế toán./. thutrangcat (Theo Accountingweb và website Hội kế toán TPHCM ) . Franchise trong lĩnh vực kế toán, một phương thức quốc tế hoá chất lượng dịch vụ Giành được khách hàng mới và tăng trưởng kinh doanh là kế hoạch. làm rõ hơn trong Luật sở hữu trí tuệ mà Quốc hội sắp ban hành). III .Franchise trong lĩnh vực kế toán, thuế. Tại sao không Franchise trong lĩnh vực kiểm toán.