1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Những yêu cầu và thực tiễn kiểm soát chất lượng kiểm toán pptx

3 481 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 38,5 KB

Nội dung

Những yêu cầu thực tiễn kiểm soát chất lượng kiểm toán Kiểm toán viên (KTV) hành nghề trong khuôn khổ các chuẩn mực nghề nghiệp các qui định của pháp luật nếu làm trái với những thước đo đó thì bị phán xét. Để đáp ứng được yêu cầu này, các công ty kiểm toán phải tự đề ra triển khai các chương trình tự quản lý toàn diện tương đối phức tạp để có thể đảm bảo với chính công ty cũng như với cộng đồng nơi mà công ty hoạt động rằng công ty đã tuân thủ những chuẩn mực nghề nghiệp cao nhất . Các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quốc tế qui định điều này, rất nhiều Chính phủ các nơi mà Kiểm toán viên hoạt động cũng qui định như vậy. Tuy nhiên, các hãng kiểm toán lớn như KPMG đã sớm nhận ra sự cần thiết của công tác kiểm tra chất lượng kiểm toán đã áp dụng thủ tục kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt của mình trong rất nhiều năm qua. Trên thực tế trong nhiều năm qua đã có rất nhiều các chuẩn mực kiểm toán quốc tế quốc gia về quản lý chất lượng đã được phát triển từ các thủ tục do các hãng kiểm toán quốc tế lớn áp dụng, trong đó có KPMG. Quản lý chất lượng hay kiểm soát chất lượng bắt đầu ngay từ ngày làm việc đầu tiên của KTV sẽ được duy trì cho đến ngày làm việc cuối cùng của họ. Đó không phải là một công việc tách biệt mà là một quá trình xuyên suốt nhằm củng cố mọi phương diện hoạt động của một công ty kiểm toán. Quản lý chất lượng bao gồm các qui tắc ứng xử phù hợp, toàn diện, bắt buộc cam kết tuân thủ các qui định đó. Sẽ là không đúng khi cho rằng “kiểm tra” là cốt lõi của công tác quản lý chất lượng. Trên thực tế, nếu các công đoạn khác được tiến hành một cách có hiệu quả, thì việc kiểm tra sẽ trở thành công việc dễ dàng nhất. Rõ ràng là hiệu quả hơn nếu đề ra tiêu chí chất lượng trong giai đoạn đầu của một quá trình thay vì áp đặt chúng vào giai đoạn cuối cùng. Trước khi nói về “kiểm tra” hãy nói đến những nguyên tắc quan trọng của một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, những công việc cần thực hiện giám sát. Những nguyên tắc này đã được áp dụng trong cả các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Quốc tế, như sau: Thứ nhất: Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp Một công ty kiểm toán tất cả các nhân viên của mình phải tuân thủ các nguyên tắc về tính độc lập, chính trực, khách quan, bảo mật, các qui định chung tư cách nghề nghiệp. Thứ hai: Kỹ năng năng lực chuyên môn Công ty kiểm toán cần tuyển dụng những nhân viên có năng lực sau đó là đào tạo tốt, đào tạo thường xuyên về mặt chuyên môn. Nhân viên chuyên nghiệp phải đạt được những bằng cấp chuyên môn nhất định trong quá trình phát triển nghề nghiệp của mình. Thứ ba là: Giao việc, hướng dẫn tham khảo ý kiến Công việc kiểm toán phải được giao cho những nhân viên có kỹ năng chuyên môn cần thiết, có trường hợp là kỹ năng chuyên sâu để hoàn thành công việc một cách xuất sắc. KTV phải có đủ thời gian để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Không có bước làm tắt (không có khái niệm tương đối) trong thủ tục kiểm toán. Tiếp đó, công việc kiểm toán cần phải được chỉ đạo, giám sát soát xét ở tất cả các cấp - không để chỉ một cấp nào đảm đương toàn bộ một cuộc kiểm toán. Các KTV cao cấp nhất - thường là chủ phần hùn - phải phân công công việc cho các nhân viên trong công ty. Nhưng họ không thể chuyển giao trách nhiệm của mình cho một nhóm kiểm toán. Một trong những qui trình kiểm soát chất lượng chủ yếu là tất cả các công việc phải được soát xét bởi một thành viên cao cấp hơn trong nhóm kiểm toán. Công việc của các KTV cao cấp nhất – các chủ phần hùn như thế nào? Câu trả lời là đưa ra ý kiến chỉ đạo - một yếu tố quan trọng nhất của chất lượng. Công tác kiểm soát chất lượng của KPMG trong một số trường hợp cụ thể cần có sự tham gia của một “chủ phần hùn thứ hai”. Đó là trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng có cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán, hay trường hợp có ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Chủ phần hùn thứ hai phải độc lập với cuộc kiểm toán để có một cái nhìn thực sự khách quan, tổng quát về các vấn đề mà không bị ảnh hưởng từ phía khách hàng. Việc tham khảo ý kiến đồng nghiệp các chuyên gia làm tăng một cách đáng kể chất lượng của hoạt động kiểm toán. Nguyên tắc thứ tư là: Duy trì chấp nhận khách hàng Chúng ta không được quên rằng danh tiếng của KTV phụ thuộc vào khách hàng mà chúng ta phục vụ, sự đánh giá thấu đáo về khách hàng tiềm năng việc thường xuyên đánh giá lại khách hàng đang có là một phần việc quan trọng, chủ yếu của quản lý chất lượng. nguyên tắc cuối cùng là: Kiểm tra Công ty kiểm toán phải thường xuyên kiểm tra tính hiệu quả của các chính sách thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động của công ty. Phương diện này của công việc kiểm soát chất lượng có thể được thể hiện dưới rất nhiều hình thức. Ở KPMG, công tác này bắt đầu với việc đánh giá độc lập “ngay lập tức” các báo cáo tài chính được xếp vào hạng “rủi ro cao” trước khi công ty đưa ra ý kiến kiểm toán. (Các báo cáo tài chính ở hạng “rủi ro cao” có thể bao gồm báo cáo tài chính của công ty được niêm yết các trường hợp mà ý kiến kiểm toán có thể không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần). Tiếp theo, sẽ có một quá trình rà soát đột xuất trong nội bộ công ty (“rà soát sau”) – công việc của từng chủ phần hùn cũng được đánh giá độc lập theo từng giai đoạn. Các văn phòng sẽ thực hiện soát xét chéo hàng năm giữa chủ phần hùn Giám đốc kiểm toán của một văn phòng KPMG của một nước/khu vực này đến các văn phòng KPMG ở một nước/khu vực khác để soát xét. Ngoài ra, Chương trình Kiểm soát chất lượng Quốc tế của KPMG còn bao gồm việc đánh giá hoạt động kiểm toán của KPMG tại từng nước mức độ thường xuyên của việc đánh giá này dựa theo mức kinh nghiệp của các chủ phần hùn ở từng nước. Chương trình này được áp dụng đối với tất cả các nước tất cả các chủ phần hùn của KPMG. Việc “rà soát sau” được thực hiện khi KPMG đã phát hành báo cáo, nên bất cứ một sai sót nhỏ nào được phát hiện đều được giải quyết một cách nghiêm túc. Những sai sót này sẽ được xem xét ở mức cao nhất trong công ty các kiến nghị sẽ được bổ sung vào qui trình kiểm toán thông qua đào tạo cập nhật chuyên môn. Những năm gần đây, Hội nghề nghiệp cơ quan Nhà nước về kế toán ở một số nước đã thực hiện giám sát này chặt chẽ hơn. Ví dụ Mỹ có một hệ thống soát xét chéo, theo đó công việc của một công ty kiểm toán sẽ được soát xét bởi một công ty kiểm toán khác. Ở Anh, Hiệp hội nghề nghiệp của nước này đã thành lập một cơ quan độc lập đảm nhiệm việc “soát xét hoạt động” của các công ty kiểm toán hoạt động ở Anh. Trong cả hai trường hợp này thì những người thực hiện soát xét độc lập chủ yếu dựa vào qui trình kiểm soát nội bộ để xác định phạm vi của cuộc soát xét độc lập. Chất lượng là cơ sở cho mọi công việc mà KTV ngày nay thực hiện, xét cho cùng, chất lượng của ý kiến kiểm toán là quan trọng nhất. Ý kiến kiểm toán là kết quả cuối cùng của một quá trình làm việc lâu dài, như thành ngữ có câu: “độ bền của một dây xích được đo bằng độ vững chắc của mắt xích yếu nhất”. Kiểm soát chất lượng có tầm quan trọng đặc biệt là một bộ phần không thể tách rời trong quá trình kiểm toán. Để đạt được ý kiến có chất lượng, chúng ta phải đặt ra tiêu chuẩn cho toàn bộ quá trình kiểm toán thường xuyên xem xét để đảm bảo rằng chất lượng đề ra đó được duy trì ngày càng được nâng cao hơn. Đó chính là quản lý chất lượng hay kiểm soát chất lượng. Ý kiến của người đại diện công ty KPMG Admin (Theo vacpa.org.vn ) . Những yêu cầu và thực tiễn kiểm soát chất lượng kiểm toán Kiểm toán viên (KTV) hành nghề trong khuôn khổ các chuẩn mực nghề nghiệp và các qui. chất lượng. Và nguyên tắc cuối cùng là: Kiểm tra Công ty kiểm toán phải thường xuyên kiểm tra tính hiệu quả của các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng

Ngày đăng: 20/12/2013, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w