TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘIBÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014 – 2015 TÌNH HÌNH C
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2014 – 2015
TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH QUY CHẾ NHÀ TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
HIỆN NAY
Bình Dương, 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2014 – 2015
TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH QUY CHẾ NHÀ TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
HIỆN NAY
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn
Sinh viên thực hiện: Hứa Trọng Duy Giới tính: Nam
Trang 3Mục lục
LỜI CẢM ƠN 4
LỜI CAM ĐOAN 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Lí do chọn đề tài 6
2 Ý nghĩa của đề tài 7
3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
3.1 Những nghiên cứu của sinh viên về chấp hành quy chế 7
3.2 Những nghiên cứu liên quan đến biện pháp chế tài của nhà trường 10
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 12
4.1 Đối tượng nghiên cứu 12
4.2 Khách thể nghiên cứu 12
5 Mục tiêu nghiên cứu 12
5.1 Mục tiêu chung 12
5.2 Mục tiêu cụ thể 13
6 Phạm vi nghiên cứu 13
7 Giới hạn của đề tài 13
8 Kết cấu của đề tài 14
9 Kế hoạch nghiên cứu 14
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16
CHƯƠNG 1 16
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 16
1.1 Một số khái niệm có liên quan 16
1.1.1 Quy chế 16
1.1.2 Sinh viên 16
1.1.3 Nhận thức 17
1.1.4.Thái độ 17
1.1.5 Hành vi 17
1.1.6 Văn hóa 18
1.1.7 Tiểu văn hóa 18
1.1.8 Giao tiếp 18
1.1.9 Văn hóa giao tiếp 18
Trang 41.1.11 Vai trò 19
1.1.12 Lệch lạc xã hội 19
1.2 Các lý thuyết tiếp cận 19
1.2.1 Lý thuyết về nền văn hóa phụ của T Selin và W Miller 19
1.2.2 Lý thuyết chức năng của Herbert Spencer (1820-1903) 20
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 21
1.4 Giả thuyết nghiên cứu 22
1.5 Khung phân tích 22
1.6 Phương pháp nghiên cứu 23
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu tư liệu sẵn có 23
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 24
1.6.3 Phương pháp nghiên cứu định tính 25
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ MẪU NGHIÊN CỨU 27
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 27
2.2 Mô tả mẫu nghiên cứu 32
2.3 Quy chế trường Đại học Thủ Dầu Một 33
2.3.1 Nhiệm vụ của các phòng ban 33
2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của sinh viên 36
CHƯƠNG 3 MÔ TẢ TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH QUY CHẾ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 40
3.1 Thực trạng hiểu biết của sinh viên về quy chế của trường 40
3.2 Thực trạng chấp hành quy chế của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một 42
3.3 Thái độ của sinh viên trường đối với những hành vi vi phạm quy chế 46
3.4 Các nhân tố tác động đến việc chấp hành quy chế của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một 51
3.4.1 Yếu tố chủ quan 51
3.4.1.1 Giới tính 51
3.4.1.2 Ngành học 53
3.4.1.3 Về năm học 57
3.4.2 Yếu tố khách quan 60
3.4.2.1 Môi trường sống 60
Trang 53.4.2.2 Quản lý lớp của giảng viên đứng lớp 61
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 64
1 Kết luận 64
2 Khuyến nghị 65
Tài liệu tham khảo 67
Phần phụ lục 69
1 Bảng tiêu chí phỏng vấn sâu 69
2 Phiếu khảo sát 71
3 Biên bản phỏng vấn sâu 78
4 Danh sách các bảng 95
Trang 6Xin gởi lời cảm ơn đến 425 bạn sinh viên năm thứ nhất năm hai, năm ba và nămthứ tư của các khối ngành trong sư phạm và ngoài sư phạm đã dành chút thời gian đểgiúp nhóm nghiên cứu có được những thông tin cần thiết để hoàn thành đề tài của mình.
Nhóm nghiên cứu cũng xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè trong lớp D11XH01 đãđộng viên, chia sẻ và góp ý để giúp nhóm nghiên cứu làm tốt đề tài nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Thủ DầuMột đã tạo điều kiện để nhóm nghiên cứu có cơ hội được tham gia làm nghiên cứu khoahọc Vì qua đó, nhóm nghiên cứu có điều kiện được học hỏi, thực hành các kiến thức đãhọc cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm để phục vụ tốt cho việc học tập và nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Công tác Xã hội đã độngviên và nhắc nhở và hỗ trợ nhóm nghiên cứu viết bài
Và cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Anh Vũ đãhướng dẫn, động viên và chia sẻ cho nhóm nghiên cứu những kinh nghiệm trong suốt quátrình làm đề tài nghiên cứu Nếu không có sự quan tâm và hướng dẫn của thầy thì nhómnghiên cứu sẽ không hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu riêng củachúng tôi và chưa có ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác
Số liệu được phân tích và những dẫn chứng mà chúng tôi thực hiện trong đề tài làthông qua việc chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa vào tháng 4/2015 tại trường Đạihọc Thủ Dầu Một, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
Trang 81 Lí do chọn đề tài
Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt, xã hội đang đổi thaytừng ngày với tốc độ chóng mặt đã làm thay đổi tư tưởng và quan niệm sống của mọingười Việc đề cao xây dựng lối sống lành mạnh văn hoá, tuân thủ các chuẩn mực xã hội,tiến đến xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa của nước ta đang là vấn đề nóng bỏngđược nhiều tầng lớp quan tâm và thực hiện Tại Đại hội lần thứ IX, Hội sinh viên ViệtNam nhiệm kỳ 2013 – 2018, thay mặt Đảng và Nhà nước, chủ tịch Quốc hội NguyễnSinh Hùng đã phát biểu: “Đảng, Nhà nước ta luôn xác định thanh niên là rường cột quốcgia, một trong những nhân tố quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc Học sinh, sinh viênnhững thanh niên ưu tú có tri thức sẽ là lực lượng kế thừa và phát huy những thành quảcách mạng của Đảng và dân tộc, tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam” Đặc biệt, đối với lớpthanh niên tri thức là sinh viên, mang trên mình trọng trách kiến thiết tương lai dân tộc ởcương vị đó không chỉ tập trung trao dồi kiến thức khi còn ngồi trên ghế giảng đường màtheo đó phải thực hiện lối sống tốt, văn minh Đó là những điều kiện bắt buộc mà ngườisinh viên phải có để thành nhân giúp đời
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trường đại học Thủ Dầu Một đãban hành quy chế sinh viên để giúp cho sinh viên có định hướng, thực hiện tốt lối sốnglành mạnh, văn minh, tuân thủ các chuẩn mực xã hội tiến bộ
Tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương, việc xây dựng và trang bịnhững tư tưởng, lối sống văn minh, thực hiện tốt quy định của nhà trường, Nhà nước vàpháp luật luôn là ưu tiên hàng đầu của nhà trường Trên cơ sở kế thừa những thành tựucủa trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương, trường Đại học Thủ Dầu Một ngay sau khiđược thành lập đã phát huy thế mạnh của nhà trường, sau 5 năm hoạt động kết quả đạtđược của nhà trường khá toàn diện, trường đã hoàn thành chương trình đào tạo đại họcđầu tiên với 270 sinh viên, đạt tỷ lệ tốt nghiệp là 100% Các sinh viên đều đạt chuẩn đầu
ra kiến thức, kỹ năng đúng theo như cam kết Điều này thể hiện sự đầu tư về chất lượngđào tạo của nhà trường đang đi theo đúng lộ trình và quy mô phát triển nhanh
Với nhiệm vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng đào tạo đáp ứng thịtrường lao động và nhu cầu của xã hội Trường Đại học Thủ Dầu Một chú trọng phát triểnnăng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội cho sinh
Trang 9viên, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới Giúp chosinh viên sau khi ra trường có đầy đủ phẩm chất tài và đức như lời Bác đã nói trong mộtdịp trò chuyện với thế hệ trẻ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức màkhông có tài làm việc gì cũng khó”
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “tình hình chấp hành quy chế nhà trường của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay” để tiến hành
nghiên cứu Đề tài sẽ tìm hiểu thực trạng chấp hành quy chế của sinh viên trường Đại họcThủ Dầu Một và những yếu tố tác động đến thực trạng vấn đề đang nghiên cứu, từ đó đưa
ra những đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu
2 Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài cung cấp các bằng chứng thực tế về thực trạng sinh viên chấp hànhquy chế nhà trường Đồng thời đề tài sẽ làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
và phòng công tác sinh viên
- Sau đề tài này, chúng tôi mong muốn các bạn sinh viên và phòng công tácsinh viên quan tâm hơn đến vần đề chấp hành quy chế của sinh viên về giữgìn vệ sinh, giao tiếp, quy chế thi, giờ giấc học tập Hơn thế, Nhà trường cần
có chính sách, biện pháp quản lý chặt chẽ hơn để sinh viên tuân thủ các quy
định của trường
- Đồng thời, cũng muốn góp phần vào công việc nâng cao nhận thức của sinhviên trong trường về ý nghĩa và lợi ích của việc chấp hành quy chế của sinh
viên khi đến trường
- Đề xuất những giải pháp, những khuyến nghị cho thực trạng của vấn đề sinhviên vi phạm quy chế
3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3.1 Những nghiên cứu của sinh viên về chấp hành quy chế
Qua quá trình tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy vềviệc chấp hành quy chế của sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay thựchiện khá tốt, song bên cạnh những việc thực hiện quy chế tốt tại các trường đại học trên
cả nước, thì vẫn còn một vài nhân tố nhỏ vẫn còn có những hành vi chưa thực sự phù hợptrong việc chấp hành quy chế tại trường đại học Những hành vi chưa phù hợp đó có thể
Trang 10người ngồi cạnh; Sao chép luận văn, đồ án; Xin điểm, mua điểm; Thi hộ, thi kèm.
Theo đặc điểm môn học: Kết quả khảo sát cho thấy: Gian lận phổ biến xảy ra khithi các môn cơ sở Điều này một lần nữa khẳng định, đối với đa số sinh viên kiến thức cơbản, cơ sở của bậc đại học khó hơn ở phổ thông nhiều Gian lận phổ biến xảy ra khi thilại
Theo đặc điểm ngành nghề: Khối ngành kinh tế, xã hội và nhân văn có biểu hiệngian lận trong thi cử nhiều hơn khối ngành kỹ thuật, tự nhiên
Kết quả khảo sát tại trường đại học Vinh1, thực trạng tiêu cực trong thi cử như xinđiểm, mua điểm, sao chép bài của bạn, mang tài liệu vào phòng thi, tiêu cực ở các lĩnhvực kiến thức khoa học, xã hội, nhân văn và kiến thức về ngoại ngữ có nhiều hơn, vớimức độ vi phạm ở lần thi lại nhiều hơn; và nguyên nhân có tác động mạnh tới các hiệntượng tiêu cực là do quá chú trọng bằng cấp mà chưa căn cứ vào năng lực thực tế trongquá trình tuyển dụng công chức Tiếp theo là nguyên nhân do người học lười học, do họcyếu nhưng muốn đạt điểm cao
Bên cạnh đó, TS Phạm Ngọc Trúc (2008)2đã đưa ra một số nguyên nhân dẫn đếntình trạng nhận thức sinh viên về việc chấp hành quy chế Đánh giá nguyên nhân tiêu cựctrong thi cử: Các nguyên nhân chủ quan: Do ý thức của người học; Do thái độ của ngườidạy; Do sự buông lỏng quản lý.Các nguyên nhân khách quan: Ảnh hưởng của cơ chế thịtrường; Ảnh hưởng của bệnh thành tích; Do sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật cao;
Do áp lực cạnh tranh; Do chưa thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giáo dục; Docông tác thanh tra, kiểm tra còn yếu
Ngoài việc sinh viên thực hiện chấp hành quy chế thi thì tác giả Mai Thị HuệThanh (2013) cũng đã đưa ra một vài kết quả trong quá trình nghiên cứu việc thực hiệnqui định mặc đông phục của sinh viên trên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay Đề tài
đã đưa ra một số kết luận: “Về tuân thủ đồng phục của sinh viên trường Đại học Thủ DầuMột tương đối tốt, bên cạnh đó còn nhiều sinh viên vẫn chấp hành chưa tốt về nội quyđồng phục, tức là còn nhiều bạn đến trường với những bộ trang phục tự do như quầnJean, áo pull, áo sơ-mi màu, đi dép lê, dép không có quai hậu, không đeo thẻ sinh viên, lo
1,2 TS Phạm Ngọc Trúc (2008), Khảo sát, đánh giá thực trạng tiêu cực trong thi cử, làm luận văn thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân: nghiên cứu đề xuất giải pháp khắc phục.
2
Trang 11go trường, v.v Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến việc ý thứcsinh viên chấp hành quy định còn kém là: biện pháp chế tài của nhà trường chưa chặt chẽ,
có vi phạm cũng không bị phạt; do bộ đồng phục hiện tại của trường còn đơn giản, chưađược thoải mái; bên cạnh đó còn một số nguyên nhân cá nhân khác…Trong đó, nguyênnhân chính yếu nhất là do Ban quản lí sinh viên của nhà trường chưa có sự quản lí đồng
bộ về mặt đồng phục của sinh viên, sự quản lí đó chủ yếu là áp dụng cho những sinh viênthuộc ngành sư phạm, còn với sinh viên không thuộc trong ngành sư phạm Nhà trườngchỉ có hoạt động quản lí mang tính hình thức, chưa quan tâm chú ý nhiều, đồng thời sựquản lí của nhà trường chưa chặt chẽ, chưa có những biện pháp mạnh tay xử lí nhữngtrường hợp vi phạm
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu nhóm nhận thấy nhận thức của sinh viên về việcchấp hành quy chế thi đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như là tính chấp hànhđồng phục của trường đại học Thủ Dầu Một, song về nghiên cứu nhận thức sinh viên về ýthức giữ vệ sinh và văn hoá giao tiếp của sinh viên đối với giảng viên chưa được nghiêncứu nhiều Vậy nhóm sẽ nghiên cứu chuyên sâu về hai mãng này để làm tính mới cho đềtài
Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, nhóm nghiên cứu nhận thấy đã có một đề tài đềcập tới một trong những lý do khiến học sinh chấp hành quy chế còn hạn chế là do giámthị ở trường phổ thông hỗ trợ cho học sinh quay cóp và đánh tráo bài 3 Song vẫn chưa cónhững nghiên cứu về tính chấp hành quy chế thi của sinh viên đại học và giảng viên nênnhóm sẽ nghiên cứu thêm về việc sinh viên chấp hành quy chế thi còn hạn chế mànguyên nhân xuất phát từ giảng viên
Bên cạnh những nhân tố tác động đến việc chấp hành quy chế của sinh viên, thì
qua đề tài “Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất ở trường Đại học Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương” của tác giả Nguyễn Thị Xim và Trần Thị Ngọc, nhóm tác giả dùng
phương pháp nghiên cứu tư liệu và phương pháp điều tra xã hội học, nhóm tác giả cũng
đã làm rõ được một trong những nguyên nhân làm cho nhận thức của sinh viên có kết quảhọc tập kém đi là do một số nguyên nhân: thiếu kinh nghiệm sống và học tập; môi trườnghọc tập ở Đại học khác biệt quá nhiều so với ở bậc phổ thông; bản thân chưa có phươngpháp học tập hợp lý; tính cách cá nhân (rụt rè, tự ti, e ngại, hay mắc cỡ, ); sự bố trí thời
3 luan-van-thuoc-he.html
Trang 12http://vnies.edu.vn/detail-thread-view-1-25-185_khao-sat-danh-gia-thuc-trang-tieu-cuc-trong-thi-cu-lam-Đại học; không hứng thú với ngành học; khả năng thích ứng của bản thân với môi trườngmới không cao; năng lực tư duy của bản thân bị hạn chế; Khối lượng kiến thức lớn vàkhó Điều đó giúp cho nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng tâm lý mới bước vào trường đạihọc cũng phần nào ảnh hưởng đến việc chấp hành quy chế của sinh viên đang theo họctại trường đại học
3.2 Những nghiên cứu liên quan đến biện pháp chế tài của nhà trường
Theo nhận định của Nguyễn Thị Hoàng Anh (2010), trường Đại học Ngoại ngữ,Đại học Đà Nẵng đã nhận định trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì nhà trường gặpkhông ít khó khăn, thách thức khi thực hiện đào tạo tín chỉ như điều kiện cơ sở vật chất,phương pháp dạy học, nội dung chương trình, đội ngũ giảng viên, …, đặc biệt là trongcông tác quản lý sinh viên Điều đó có thể thấy rằng, phần lớn sinh viên không chấp hànhquy chế là do sự lõng lẽo của ban quản lý sinh viên trong trường đại học Vào ngày 30tháng 07 năm 2001, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 21/2001/QĐ-BGD&ĐT về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học,cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ Năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạocác trường Cao đẳng, Đại học chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, đâyđược coi là một “cuộc cách mạng” thay đổi “công nghệ đào tạo” Ngày 15 tháng Bộ Giáodục và Đào tạo đã ra Quyết định số 43/2007/QĐ- BGD&ĐT về việc ban hành “Quy chếđào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” nhằm chỉ đạo các trườngCao đẳng, Đại học chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo hệ tống tín chỉ Đây
là một trong 7 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học giai đoạn
2006-2020 tại Việt Nam Vậy nên việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ là rất cấp thiết cho nềngiáo dục Việt Nam hiện nay, song vẫn chưa có một tổ chức quản lý có tính chuyên nghiệp
để hỗ trợ cho việc quản lý sinh viên tốt về việc chấp hành các quy chế của trường đạihọc
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Anh đã vận dụng lý thuyết tổ chức học hỏi và lýthuyết chức năng vào trong công tác quản lý sinh viên, theo đó, để thực hiện một sự quản
lý tốt thì gồm 6 thành tố4: Người lãnh đạo thủ trưởng nhà trường gương mẫu; Các cán bộquản lý, cố vấn học tập trong nhà trường đều hiểu được quyền hạn nhiệm vụ của mình
4Nguyễn Thị Hoàng Anh – Báo cáo nghiên cứu khoa học “Vận dụng lý thuyết “Tổ chức biết học hỏi” vào
quản lý sinh viên trong đào tạo hệ thống tin chỉ”.
Trang 13theo sứ mệnh của nhà trường và được giúp đỡ để thực hiện quyền tự chủ trong tổ chứcđào tạo; Các cán bộ quản lý, cố vấn học tập trong nhà trường xây dựng được mối liên hệtheo chiều ngang một cách hợp lý tạo nên sức mạnh tổng hợp của hệ thống; Xây dựng hệthống thông tin quản lý sinh viên của nhà trường có tính minh bạch, hiệu lực; Nhà trườngxác định được sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược hành động trong mối tương thích với pháttriển kinh tế - xã hội của cộng đồng; Nhà trường xây dựng được một hệ giá trị tạo nên
“văn hoá” đặc trưng của nhà trường phù hợp với hệ giá trị tiên tiến của thời đại, đất nước,cộng đồng tác động vào nhà trường Nghiên cứu này giúp nhóm nghiên cứu thấy đượctầm quan trọng của giảng viên và những người có trách nhiệm trong việc thực hiện quychế của sinh viên
Như vậy, qua những tài liệu được tổng quan, nhóm nghiên cứu xác định rõ hơnhướng đi của đề tài Về mặt lý thuyết, cho thấy việc tiếp cận chức năng trong nghiên cứu
về tình hình chấp hành quy chế được sử dụng là hợp lý Tuy nhiên, để làm rõ hơn vấn đềnghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng thêm cách tiếp cận “văn hóa phụ” để lý giảivấn đề
Về phương pháp, nhóm nghiên cứu kế thừa và vận dụng phương pháp mà các đềtài thường sử dụng là kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và định tính
Về nội dung, những nghiên cứu về thực trạng chấp hành quy chế của sinh viêncho thấy sinh viên khối Khoa học xã hội và Nhân văn thường có những hành vi vi phạmquy chế liên quan đến thi cử so với khối kỹ thuật, trong khi những hành vi khác thì không
có sự khác biệt nhiều Nghiên cứu liên quan đến sinh viên của trường Đại học Thủ DầuMột cũng đề cập một số hành vi liên quan đến việc tuân thủ việc mặc đồng phục, do đóviệc mở rộng tìm hiểu và làm rõ thêm những hành vi khác trong quy chế về thi cử, giaotiếp và giữ gìn vệ sinh là nét mới của đề tài mà chúng tôi thực hiện Tuy nhiên, chúng tôicũng kế thừa việc phân chia khách thể nghiên cứu theo tiêu chí về ngành học liên quanđến sư phạm và ngoài sư phạm là hoàn toàn hợp lý với đặc thù trường Đại học Thủ DầuMột
Đề tài “Tình hình chấp hành quy chế nhà trường của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay” được thực hiện dựa trên việc phân tích những điểm mạnh và hạn
chế của công trình nghiên cứu có trước Tính kế thừa của đề tài được thể hiện ở việc vậndụng cơ sở lý luận và phương pháp luận như những kinh nghiệm trong khai thác thông
Trang 14nghiên cứu tránh những sai sót có thể có trong quá trình thực hiện.
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình chấp hành quy chế nhà trường của sinh viên trường Đại học Thủ DầuMột hiện nay
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
- Phòng Công tác chính trị sinh viên
5 Mục tiêu nghiên cứu
5.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về việc thực hiện nội quy của nhà trường
- Giữ vệ sinh
- Giao tiếp
- Quy chế thi
- Giờ học
5.2 Mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu nhóm đã chọn những mục tiêu cụ thể như sau:
- Tìm hiểu nội quy trường Đại học Thủ Dầu Một
- Tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về việc thực hiện nội quy giữ vệ sinh, giao tiếp, quy chế thi và giờ học
- Nêu lên khuyến nghị nhằm hỗ trợ nhà trường nâng cao ý thức thực hiện nội quy của sinh viên
6 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: 10/2014 – 5/2015
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại trường Đại học Thủ Dầu Một
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu này giới hạn trong các nội dung:
+ Hiểu biết của sinh viên về quy chế của trường
+ Những hành vi sinh viên thường vi phạm trong các quy chế về thi cử, giữgìn vệ sinh, giao tiếp, giờ giấc học tập
Trang 157 Giới hạn của đề tài
Nhóm nghiên cứu gồm sinh viên năm 3 và năm 4 phải đi thực tập và làm khóa
luận tốt nghiệp nên việc sắp xếp thời gian để toàn tâm toàn ý nghiên cứu là không được
tốt Sự phối hợp giữa các thành viên chưa nhịp nhàng dẫn đến việc một số phỏng vấn sâu
vẫn chưa được gỡ băng và khai thác tốt Ngoài ra, kinh nghiệm nghiên cứu của nhóm
chưa nhiều, khả năng xử lý và đọc dữ liệu còn hạn chế dẫn đến những khó khăn lớn trong
quá trình làm đề tài
Trong quá trình phỏng vấn sâu, nhóm không tiếp cận được với Thầy phụ trách
phòng công tác chính trị sinh viên do những lý do khách quan vì Thầy bận quá nhiều việc
nhưng cũng là một thiếu sót của nhóm
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1, bao gồm: các khái niệm có liên quan và cơ sở lý luận của đề tài với lý
thuyết chức năng và cách tiếp cận “văn hóa phụ” Trong chương này, nhóm nghiên cứu
cũng trình bày phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài
Chương 2, chúng tôi trình bày về tổng quan địa bàn nghiên cứu, quy chế của
trường Đại học Thủ Dầu Một và mô tả mẫu nghiên cứu
Chương 3, với dữ liệu chủ yếu phục vụ cho các việc phân tích trong đề tài là số
liệu được thu thập từ cuộc điều tra từ tháng 3/2015-4/2015 Bao gồm phỏng vấn bảng hỏi,
phỏng vấn sâu Các phương pháp phân tích định lượng bao gồm thống kê mô tả, thống kê
suy diễn và phân tích định tính từ các cuộc phỏng vấn sâu… Từ đó, đề tài làm rõ được
tình hình chấp hành quy chế nhà trường của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện
nay
9 Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian (bắt
đầu-kết thúc)
Các nội dung, công việc thực
Người thực hiện
01/10/2014
-31/10/2014
- Nộp đăng ký và thuyết minh
đề tài
Mẫu đăng ký đề tài
và bài thuyết minh
Hứa Trọng Duy, Phạm
Tú Quốc Minh, La HảiDương,
- Nộp đề cương chi tiết và dự trù kinh phí Đề cương chi tiết vàdự trù kinh phí hoàn
chỉnh
Trang 16- Gỡ băng ghi âm
- Tổng hợp thông tin Báo cáo kết quảnghiên cứu
14/02/2015
-30/04/2015
- Phân tích, thảo luận kết quả
- Phụ lục đề tài nghiên cứu
- Trình bày power point
Trang 17PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Phần mở đầu, tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu với mụctiêu, đối tượng và phạm vi giới hạn, ý nghĩa cũng như lịch sử nghiên cứu của đề
tài
Trong phần nội dung nghiên cứu, ở chương 1 sẽ giới thiệu các khái niệm cóliên quan, cơ sở lý luận và phương pháp luận của đề tài bao gồm hệ thống lýthuyết, giả thuyết và khung phân tích Đồng thời, các hướng tiếp cận nghiên cứu
và phương pháp nghiên cứu cũng được xác định ở phần tiếp theo
1.1 Một số khái niệm có liên quan
1.1.3 Nhận thức
5 Từ điển tiếng Việt (2007) Trung tâm Từ điển học do NXB Đà Nẵng
6 Từ điển Tiếng Việt (1992) nhà xuất bản giáo dục
Trang 18duy, nhận biết và hiểu biết về thế giới khách quan, quá trình ấy đi từ cảm giác đến trithức, từ tri thức đến tri thức.
Nhận thức là những kinh nghiệm từng trải trong cuộc sống hoặc thông qua quátrình học tập về một lĩnh vực nhất định sẽ đi vào tiềm thức và cùng với những kiến thứcnhất định của riêng mình các cá nhân sẽ nhận thức vấn đề một cách cụ thể và chính xác
1.1.4.Thái độ
“Thái độ của một cá nhân đối với một đối tượng là một trong những nhân tố
chính gắn cá nhân và quyết định ứng xử của cá nhân đối với đối tượng”
Thái độ8 là những biểu hiện cơ bản trong các quan hệ ứng xử của con người.Những biểu hiện đó bao gồm sự lý giải những dấu hiệu của quá trình biến đổi các giá trị,chuẩn mực
vi ứng xử phù hợp Không thể có cách ứng xử chung cho tất cả mọi người, tùy thuộc vàotừng hoàn cảnh, tâm trạng, mục đích sẽ có những hành vi, cách ứng xử khác nhau
7G.Endruweit và G.Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học/ Người dịch: Ngụy Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bão, Nhà
xuất bản Thế giới, Hà Nội.
8G.Endruweit và G.Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học/ Người dịch: Ngụy Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bão, Nhà
xuất bản Thế giới, Hà Nội.
9TS Nguyễn Thị Hồng Nga, Giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội, trường đại học Lao động – Xã hội,
NXB Lao động – Xã hội
Trang 191.1.6 Văn hóa
Văn hóa10 là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con ngườivới môi trường tự nhiên và xã hội
1.1.7 Tiểu văn hóa
Tiểu văn hóa11 là văn hóa của các cộng đồng xã hội mà có những sắc thái khácvới nền văn hóa chung của toàn xã hội
1.1.8 Giao tiếp
Giao tiếp12 là sự xác lập các mối quan hệ giữa các đối tác nhằm thỏa mãn nhu cầu nhấtđịnh, là quá trình chia sẻ thông tin để tìm sự hiểu biết để trao đổi quan điểm vì lợi ích củacác bên
1.1.9 Văn hóa giao tiếp
Văn hóa giao tiếp13 là giao tiếp cần có những thông điệp mang tính chính xác(chân lý), vì con người (có tính nhân bản) và đẹp, qua đó phải là sự giao tiếp có tính vănminh, thân ái và tin cậy
1.1.10 Môi trường sống
Môi trường sống14 bao gồm: môi trường tự nhiên trong đó nhấn mạnh môitrường vật lý (nhiệt độ, không khí, áp suất…), Môi trường tâm lý (giao tiếp xã hội, giađình, trường học, công sở, …)
10PGS TS Trần Ngọc Thêm(2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục
Trang 20Vai trò15 là tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán cho mộtđịa vị cụ thể Những mong đợi này xác định các hành vi của con người được xem như làphù hợp và không phù hợp với người chiếm giữ một địa vị.
Những người theo thuyết chức năng dựa vào những hành vi đã được xã hội thừanhận như một giá trị, sự thể hành vi chuẩn mực đó chính là sự thể hiện vai trò Các cánhân trong quá trình xã hội hóa đã học được cách ứng xử, các giá trị, chuẩn mực và thôngqua đó chứng tỏ được vai trò của mình
1.1.12 Lệch lạc xã hội
Lệch lạc16 là sự vi phạm có nhận thức các tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng của một nhóm hay của
xã hội Các tiêu chuẩn văn hóa và kỳ vọng định dạng một dải rộng các hoạt động của conngười nên khái niệm sự lệch lạc cũng mang nghĩa rộng tương ứng Một dạng hiển nhiên
của lệch lạc là tội phạm, sự vi phạm các quy phạm được ban hành chính thức thành luậtpháp Ngoài ra nó còn là rất nhiều những dạng không tuân thủ tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng
khác ở rất nhiều mức độ từ ôn hòa đến cực đoan
1.2 Các lý thuyết tiếp cận
1.2.1 Lý thuyết về nền văn hóa phụ của T Selin và W Miller
Lý thuyết về nền văn hóa phụ17 tập trung vào các giá trị văn hóa cũng như vào các
cơ hội có thể phát sinh những hành vi sai lệch, tức là những lực lượng lôi kéo, thúc đẩyngười ta vào các hành vi sai lệch Nói một cách cụ thể hơn, sự xung đột giữa các chuẩnmực của tiểu văn hóa (nền văn hóa phụ) với nền văn hóa lớn hơn (văn hóa dòng chính) lànguyên nhân gây ra các hành vi sai lệch, tội phạm, tệ nạn xã hội
Qua tác phẩm Xung đột văn hóa và tội phạm, T Sellin cho rằng những hành vi sai
lệch của con người nảy sinh từ những xung đột giữa các chuẩn mực văn hóa Ông đã chú
ý đến các nhóm văn hóa có các chuẩn mực khác với những nhóm khác trong xã hội Từ
15Trần Thị Kim Xuyến và Nguyễn Thị Hồng Xoan (2007), Nhập môn xã hội học, NXb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí
Minh
16 http://vi.wikipedia.org/
17 Trần Đức Trâm – Xã hội học tội phạm – NXB Chính trị Quốc gia – sự thật Hà Nội – 2012 (40)
Trang 21đó, ông thấy có sự xung đột về chuẩn mực là do có nhóm nào đó không quan tâm đếnhoặc không thấy được lợi ích của mình trong việc tuân thủ chuẩn mực của đa số.
Với những tư tưởng của T Sellin sau này đã được W Miller phát triển W Millercũng cho rằng, có một thứ gọi là “tiểu văn hóa rất khác biệt của các giai cấp thấp, mà tìnhtrạng phạm pháp của các băng nhóm chỉ là một biểu hiện” Thứ “tiểu văn hóa” này rất coitrọng giá trị của hành động gây rối, phá phách, vì vậy họ bị những người trong nhómkhác (nhất là nhóm tầng lớp trung lưu) coi là sai lệch
Việc thực hiện hành vi của mình đều vào ý thức của mỗi cá nhân, xong nhómnghiên cứu cũng nhận thấy việc yếu tố văn hóa vùng miền cũng phần nào tác động đếnviệc hành vi của cá nhân cũng như hành vi lệch chuẩn ở trường đại học Và một số sinhviên vùng nông thông cũng có phần nào ảnh hưởng của nền văn hóa của nơi mình sinhsống từ lâu nên cũng có phần nào cá nhân ảnh hưởng đến thực hiện hành vi của mình
1.2.2 Lý thuyết chức năng 18 của Herbert Spencer (1820-1903)
Herbert Spencer là một trong những học giả của thời kỳ xã hội học cổ điển
sử dụng phép loại suy hữu cơ để so sánh một cách có hệ thống giữa xã hội với cơthể sống Nhưng chính ông cũng đã nhấn mạnh sự khác nhau giữa chúng, do đóông gọi xã hội là một loại cơ thể siêu hữu cơ (superorganic body) Loại suy củaông bao hàm cả việc so sánh sự tương đồng cũng như khác biệt giữa hai loại hìnhấy
Sự tương đồng thể hiện ở chỗ cả hai loại cơ thể đều tăng lên về kích cỡ vàcấu trúc, qua thời gian chúng trở nên phức thể và khác biệt hóa Khác biệt hóa củacác cấu trúc đi liền với khác biệt hóa các chức năng Mỗi cấu trúc được khác biệthóa phục vụ cho những chức năng nhất định để duy trì đời sống/sự tồn tại của cáitổng thể Các cấu trúc và chức năng được khác biệt hóa đòi hỏi sự liên kết thôngqua sự phụ thuộc lẫn nhau Mọi cấu trúc chỉ có thể tồn tại và vận hành thông qua
sự phụ thuộc của chúng vào những cấu trúc khác Mỗi cấu trúc đã khác biệt hóa,đến lượt nó, lại cũng là một tổng thể riêng biệt bao gồm những thành tố tạo nên
nó Mỗi tổng thể lớn hơn bao giờ cũng chịu sự tác động của những quá trình diễn
ra trong các thành tố của nó
18 http://www.socialwork.vn/phan-tich-chuc-nang-trong-nghien-cuu-xa-hoi/
Trang 22độ kết nối giữa các thành tố với cái toàn thể Trong loại cơ thể siêu hữu cơ, sự kếtnối này ít trực tiếp hơn và mang tính khuyếch tán hơn Phương thức tiếp xúc giữacác thành tố trong cơ thể siêu hữu cơ chủ yếu dựa nhiều hơn vào biểu trưng Mọithành tố trong cơ thể siêu hữu cơ đều là có ý thức, tìm kiếm mục tiêu và có khảnăng phản tỉnh Điều này chỉ có ở một đơn vị thành tố trong cơ thể hữu cơ
Điểm nổi bật trong quan điểm của Spencer là ông phát triển cái gọi là chứcnăng luận “yêu cầu” (requisite) Cả hai loại cơ thể đều phải phát hiện những nhucầu hay đòi hỏi (requisite) phổ quát cơ bản mà phải được thoả mãn để các cơ thểnày có thể thích ứng với môi trường Những nhu cầu hay đòi hỏi mà các cấu trúcphải thoả mãn bao gồm việc bảo đảm và phân bố nguồn lực, sản xuất ra các vậtchất cơ bản, điều chỉnh và liên kết các hoạt động bên trong thông qua quyền lực(power) và biểu trưng Những diễn tiến căn bản của mọi hệ thống đều xoay quanhcác quá trình mà chúng vận hành để đáp ứng các đòi hỏi phổ quát nói trên Mức độthích ứng với môi trường của xã hội được quyết định bởi mức độ mà nó đáp ứngđược các đòi hỏi mang tính chức năng đó
Như vậy, theo Spencer, việc phân tích các cơ thể hữu cơ và siêu hữu cơ làxem xét các quá trình quyết định việc liên kết các phần được khác biệt hóa, cácnhu cầu cho việc duy trì các bộ phận, các nhu cầu cho việc sản xuất và phân phốithông tin và vật chất, các nhu cầu cho việc điều chỉnh và kiểm soát chính trị
Lý thuyết chức năng được nhóm nghiên cứu vận dụng để giải thích về vaitrò của giảng viên và những người có trách nhiệm cũng như các phòng bai có liênquan trong việc thực quy chế của sinh viên tại trường
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Hiểu biết về quy chế liên quan đến quy chế thi, giữ gìn vệ sinh, giao tiếptrong trường học và giờ giấc học tập hiện nay của sinh viên trường Đại
học Thủ Dầu Một như thế nào?
- Những hành vi nào mà sinh viên hay vi phạm trong quy chế do nhà trườngban hành?
Trang 23- Thái độ của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đối với những hiện
tượng vi phạm quy chế nhà trường như thế nào
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chấp hành quy chế nhà trường củasinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
1.4 Giả thuyết nghiên cứu
- Việc hiểu biết về quy chế của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một là
chưa tốt do sinh viên ít tìm hiểu
- Phần lớn sinh viên đại học Thủ Dầu Một chấp hành tốt quy chế sinh viên
do nhà trường ban hành Tuy nhiên, việc chấp hành giờ giấc học tập là
chưa được tốt như hay đi học muộn, mất trật tự trong giờ học
- Những yếu tố về ngành học và khu vực sống là những yếu tố có ảnhhưởng mạnh đến việc tuân thủ quy chế của sinh viên
1.5 Khung phân tích
Trang 241.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu tư liệu sẵn có
Phương pháp này dựa trên việc thu thập các tài liệu sẵn có đã nghiên cứu từtrước về các vấn đề có liên quan đến việc tuân thủ quy chế của sinh viên trường Đại họcThủ Dầu Một, ngoài ra còn dựa trên các hình thức kỷ luật và khen thưởng của nhàtrường Trên cơ sở đó tìm hiểu về mặt lý luận, những bài học kinh nghiệm rút ra chonghiên cứu này Đồng thời một số dữ liệu sẽ được sử dụng làm khung so sánh với nghiêncứu thực nghiệm của đề tài
Tính chấp hành quy chế của sinh viên đại học Thủ Dầu Một
Hiểu biết
về quy chế
Hành vi vi phạm quy chế
Thái độ
về những hành vi
vi phạm
Trang 251.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Công cụ chủ yếu để thu thập được những thông tin cần thiết là bảng hỏi Bảnghỏi được thiết kế theo mục tiêu, nội dung, lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu mà đề tài đãlựa chọn, và được phát cho những mẫu nghiên cứu đã được chọn Đây là phiếu điều tradành cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
Chọn mẫu nghiên cứu định lượng: mẫu nghiên cứu định lượng được chọn theo
phương pháp chọn mẫu thuận tiện, ngành và năm học Đơn vị mẫu được chọn là các cánhân, đó là những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư đang theo học tạitrường Đại học Thủ Dầu Một
Về xác định cỡ mẫu, nhóm nghiên cứu sử dụng công thức
n = (độ tin cậy là 95%, e = 0.05)
n =
với 10% số lượng mẫu dự trữ, số lượng mẫu nhóm nghiên cứu khảo sát là
n = 386+39 = 425
Trang 26Bảng phân bố mẫu
mẫu thực tế
Số lượng mẫu được chọn
Đối với dữ liệu định lượng, chúng tôi xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
1.6.3 Phương pháp nghiên cứu định tính
Công cụ được sử dụng trong nghiên cứu định tính của đề tài này là phỏng vấn sâu
bán cấu trúc, một bảng hỏi phỏng vấn sâu bao gồm một số chủ đề được xây dựng để lấy
thông tin sâu ở một số khía cạnh khó thu thập thông tin bằng nghiên cứu định lượng
Chọn mẫu phỏng vấn sâu: phương pháp được sử dụng là chọn mẫu phi xác suất
dựa trên sự phán đoán của nhóm nghiên cứu
Xác định cỡ mẫu: do các hạn chế trong nghiên cứu đã nêu ở phần phương pháp
nghiên cứu định lượng, chúng tôi cũng xác định cỡ mẫu phỏng vấn sâu theo phương phápước lượng cỡ mẫu: trong đó số mẫu cần có của phỏng vấn sâu là 14 mẫu
Trang 28CHƯƠNG 2TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ MẪU NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học Thủ Dầu Một19 được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Caođẳng Sư phạm Bình Dương theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 24/6/2009 của Thủtướng Chính phủ Tiền thân của Trường cao đẳng Sư phạm Bình Dương là Cơ sở 5 củaTrường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm đào tạo giáo viên THCS
có trình độ cao đẳng, sau đó trường được giao lại cho tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh BìnhDương) và trở thành Trường Sư phạm Cấp II của tỉnh Sông Bé Năm 1988, được côngnhận là Trường Cao đẳng Sư phạm Sông Bé theo Quyết định số 168/HĐBT ngày12/11/1988 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đến năm
1992, tất cả các trường Sư phạm trong tỉnh bao gồm: Trường Trung học Sư phạm, Sưphạm Mầm non, Cán bộ Quản lý đã được sáp nhập lại và lấy tên là Trường Cao đẳng Sưphạm Sông Bé (năm 1997 là Trường cao đẳng Sư phạm Bình Dương) Từ đây, TrườngCao đẳng Sư phạm Bình Dương trở thành một trường cao đẳng đa hệ, với sứ mệnh đàotạo giáo viên trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; bồi dưỡng cán bộ quản lýcông tác tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; đào tạo nghiệp vụ cho cán
bộ, công chức, viên chức phục vụ ngoài ngành giáo dục đào tạo, góp phần tăng cường độingũ cán bộ có trình độ cử nhân cho tỉnh Bình Dương
Trường Đại học Thủ Dầu Một là trường Đại học trọng điểm đặt dưới sự quản lý của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chotỉnh và các vùng phụ cận
Hiện nay, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện để hình thành
7 khoa (Khoa Sư phạm, Khoa Môi trường, Khoa Xây dựng, Khoa Kiến trúc, Khoa Côngnghệ thông tin, Khoa Điện – Điện tử, Khoa Kinh tế), 3 Bộ môn (Bộ môn Lý luận chínhtrị, Bộ môn Ngoại ngữ, Bộ môn Giáo dục thể chất) và 6 đơn vị sự nghiệp (Trung tâmThông tin – Tư liệu – Thư viện; Trung tâm Nghiên cứu Xã hội, Trung tâm Tin học, Trung
19 http://www.tdmu.edu.vn/v1/vi/About.aspx
Trang 29tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Du học - Dịch vụ sinh viên nước ngoài, Trung tâm Bồi dưỡngvăn hóa).
Trường luôn tăng cường các mối quan hệ với các trường đại học, các tổ chức, trungtâm nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứukhoa học
Trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đại học, sauđại học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Bình Dương, củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như đổi mới và phát triển giáo dục Đạihọc Việt Nam, nhằm đạt được uy tín ngang bằng với đại học của các nước tiên tiến trongkhu vực và thế giới
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển (1976-2008), Trường Cao đẳng Sư phạmBình Dương đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên mônkhá cao, đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của trường, với 128 giáo viên,trong đó, có 3 tiến sĩ, 45 thạc sĩ và 80 cử nhân Trường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử củamình, đào tạo 34.997 cán bộ, giáo viên cho ngành giáo dục tỉnh Sông Bé, Bình Dươngtrong đó, có 13.730 giáo viên trung học cơ sở, 14.885 giáo viên tiểu học và 6.382 giáoviên nhà trẻ, mẫu giáo Ngoài các ngành đào tạo truyền thống, từ năm 2002, trường đã
mở thêm các ngành mới như: Cao đẳng Anh văn, Tin học (ngoài sư phạm), Sư phạm Kỹthuật công nghiệp- Vật lý; sư phạm đơn ngành như: Cao đẳng sư phạm Sinh học, Sưphạm Địa lý, Giáo dục, Mầm non, Sư phạm Tin học Nhà trường đã được Chủ tịch nướctặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và hạng Nhì
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu của Trường cao đẳng Sư phạmBình Dương, Trường Đại học Thủ Dầu Một ngay sau khi được thành lập đã cơ cấu lại tổchức bộ máy các Phòng, Khoa và các bộ phận chức năng của trường; đồng thời, thu hút
và sử dụng hiệu quả, bố trí công việc hợp lý nguồn nhân lực có trình độ cao từ nhiều nơitrên cả nước về công tác tại trường, nhanh chóng ổn định mọi hoạt động của Nhà trường
và tạo ra một diện mạo phát triển mới
Trang 30độ cao (cao đẳng, đại học và sau đại học) để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa –hiện đại hóa của tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước Đồng thời, tham giavào công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục đại học Việt Nam, nhằm đạt được uy tínngang bằng với đại học của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; Nghiên cứuứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương vàcác tỉnh lân cận.”
Thực hiện sứ mệnh đó là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giảng viên của toànTrường, với 728 cán bộ, giảng viên, trong đó có 08 PGS – TS, 60 Tiến sĩ, 445 Thạc sĩ, 99người đang học cao học và nghiên cứu sinh Trường đã thành lập 14 đơn vị phòng ban, 18khoa chuyên môn, 01 tạp chí, 01 trạm y tế và 08 trung tâm Bên cạnh đó, Nhà trườngthường xuyên thỉnh giảng các Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên gia đầu ngành trên cả nước thamgia giảng dạy và bồi dưỡng cho giảng viên trẻ Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo 22ngành đại học, 6 ngành cao đẳng, gồm các lĩnh vực: Kinh tế, Kỹ thuật, Khoa học xã hội
và Nhân văn, Sư phạm, với quy mô sinh viên là 14.000
Qua 5 năm hoạt động, kết quả đạt được của nhà trường khá toàn diện, quy mô pháttriển khá nhanh và đúng hướng Hoạt động đào tạo theo hướng đổi mới, chất lượng đàotạo đáp ứng thị trường lao động và nhu cầu của xã hội với kết quả sinh viên ra trường hầuhết đều có việc làm Chất lượng nghiên cứu khoa học từng bước được nâng cao, thu hútnhiều giảng viên và sinh viên tham gia; nội dung các đề tài thiết thực phục vụ nhiệm vụcủa nhà trường Các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo theo tiêu chíquy định của Bộ giáo dục đào tạo Quản trị đại học theo hướng phân cấp mạnh cho cácđơn vị, đã phát huy tính tự chủ và năng động của các đơn vị và cán Bộ giảng viên nhàtrường Thực hiện cuộc vận động, học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh
và phong trào thi đua dạy tốt học tốt đã trở thành động lục phát triển của nhà trường.Hàng năm trên 99% cán bộ viên chức hoàn thành nhiệm vụ; trong đó, lao động tiên tiến,chiến sĩ thi đua trên 50% Sinh viên học tập rèn luyện tốt chiếm tỷ lệ trên 80% và tham
dự các cuộc thi cấp quốc gia, cấp tỉnh đều đạt thứ hạng nhất, nhì, ba Qua các phong trào
đã xây dựng Đoàn TNCS HCM, Hội Sinh Viên,Công Đoàn và Đảng bộ vững mạnh Đếnnay, trường đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học khoá đầu tiên với 270 sinh viên
Trang 31tốt nghiệp 100%, tỷ lệ giỏi 10%, khá 30%.Các sinh viên đã đạt chuẩn đầu ra về kiến thức,
kỹ năng, trình độ ngoại ngữ và tin học theo như cam kết của nhà trường Uy tín nhàtrường với xã hội được nâng cao, qua công tác tuyển sinh, xác định điểm chuẩn cao hơnđiểm sàn từ 1 đến 6 điểm, tỷ lệ chọi từ 1 đến 10 Đã thu hút sinh viên ở 43 tỉnh,thànhtrong cả nước ; sinh viên là cư dân Bình Dương chiếm tỷ lệ 60%
Đạt được những thành công bước đầu như trên là nhờ Trường Đại học Thủ DầuMột luôn nhận được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ban, ngành trungương, sự quan tâm chỉ đạo toàn diện của Tỉnh, đặc biệt là được tỉnh đầu tư nguồn lực tàichính tương xứng với yêu cầu phát triển và được sự đồng thuận, hỗ trợ của các sở, ban,ngành liên quan Các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ ChíMinh là đối tác chiến lược, hỗ trợ và tác động tích cực cho sự phát triển của Trường Đạihọc Thủ Dầu Một Các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương là đối tác hợp tác, hỗtrợ góp phần thúc đẩy Trường Đại học Thủ Dầu Một tự hoàn thiện và phát triển
Định hướng phát triểncủa nhà trường: Theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt, đến năm 2020 Trường Đại học Thủ Dầu Một sẽ có quy mô 20.000 sinh viên,gồm 18 khoa với 52 chuyên ngành với 46 đào tạo trình độ đại học và sau đại học, 6ngành đào tạo trình độ cao đẳng
Về đội ngũ cán bộ, viên chức, đến năm 2015 là 800 người; trong đó, có 610 cán bộgiảng dạy, có 90% cán bộ, giảng viên đạt trình độ sau đại học, trong đó có 20% tiến sĩ,20% có khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, viênchức là 1.000 người; trong đó, có 800 cán bộ giảng dạy, có 100% cán bộ, giảng viên đạttrình độ sau đại học, trong đó có 3% GS, PGS, 27% tiến sĩ, 30% có khả năng giao tiếpbằng tiếng nước ngoài
Hiện tại, Trường Đại học Thủ Dầu Một phát triển theo định hướng ứng dụng Tiếptục đổi mới nội dung phương pháp đào tạo, đánh giá kết quả học tập theo hướng hiện đại,phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹnăng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độkhoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu
Trang 32xuất kinh doanh phục vụ nhiệm vụ nhà trường tăng cường hơn nữa hợp tác với các cơ sởđào tạo nước ngoài có uy tín,các tổ chức Quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ởnước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học và côngnghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học Đồng thời, nhà trường
sẽ tiếp tục triển khai Kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảngviên ở các cơ sở đào tạo nước ngoài; tiếp tục đổi mới việc đánh giá kết quả học tập rènluyện của giảng viên theo yêu cầu nâng cao chất lượng,trách nhiệm, đạo đức và năng lựcnghề nghiệp Cố gắng hoàn thành sớm nhất dự án đầu tư Đại học Thủ Dầu Một, trang bị
cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; xây dựng phong trào thi đua trong nhà trường, nâng caochất lượng hoạt động của các đơn vị, phấn đấu đạt chuẩn chất lượng quốc gia và hướngtới chuẩn chất lượng ASEAN
Đến năm 2020, Trường Đại học Thủ Dầu Một phấn đấu trở thành cơ sở đào tạongang tầm các đại học có uy tín trong nước, tiến tới tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại họckhu vực và thế giới Và định hướng trở thành trường Đại học nghiên cứu khoa học, tưvấn chính sách, cung ứng dịch vụ về kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, kỹ thuật côngnghệ của Bình Dương và các tỉnh miền Đông Nam Bộ
2.2 Mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 1 Mô tả mẫu nghiên cứu
(N)
Tần suất (%)
Trang 33Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2015
Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát sinh viêngiữa hai khối ngành với 48% sinh viên trong sư phạm và 52% ngoài sư phạm
Điều này, cho phép chúng tôi so sánh khi cỡ mẫu là gần tương đương nhau
Về năm học,với tỷ lệ tương ứng với tổng thể, mẫu nghiên cứu gồm có 148sinh viên năm 1 chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,8%, tiếp theo là sinh viên năm với 116người chiếm tỷ lệ 27,3% Mẫu nghiên cứu bao gồm 95 sinh viên năm 2 (22,4%) và
thấp nhất là sinh viên năm 4 với 66 người chiếm 15,5%
Về giới tính, sau khi tiến hành xong chọn mẫu theo tiêu chí các năm học và
sinh viên trong sư phạm và ngoài sư phạm nhóm nghiên cứu tiếp tục chọn theogiới tính bằng cách chọn 50% nam và 50% nữ Việc chọn với tỉ lệ đồng đều nhưvậy để có thể giúp ta có cái nhìn khách quan hơn về việc tình hình chấp hành quychế tại trường của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
Về khu vực sống,sinh viên sống ở nông thôn chiếm 57,9% và sinh viên sống
ở thành thị 42,1% Nhìn chung, không có sự chênh lệch nhiều giữa sinh viên sống
ở nông thôn và thành thị
2.3 Quy chế trường Đại học Thủ Dầu Một
Quy chế công tác sinh viên Ban hành kèm theo Quyết định số:1109/QĐ-ĐHTDM ngày 29 tháng 07 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một
2.3.1 Nhiệm vụ của các phòng ban
Theo chương III hệ thống tổ chức và quản lý:
Điều 6 Hệ thống tổ chức quản lý và phân cấp trách nhiệm trongcông tác sinh viên
1 Hệ thống tổ chức quản lý sinh viên được quy định gồm: Hiệu
Trang 34đây gọi chung là Khoa), giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và lớp sinh viên.
2 Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lí các hoạt độngcông tác sinh viên toàn Trường
Điều 7 Nhiệm vụ phòng CTSV
1 Giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống và tổ chức các hoạtđộng phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chương trình công tác xã hộicho sinh viên
2 Tham mưu Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật sinh viên, khenthưởng các tập thể và cá nhân sinh viên đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện
và xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm quy chế, quy định của nhà trường
3 Tổ chức thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện theo từng học
kỳ, năm học, khóa học
4 Theo dõi công tác phát triển Đảng trong sinh viên và đề xuất vớiĐảng ủy, Hiệu trưởng chủ trương, giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phấnđấu, rèn luyện của sinh viên trong công tác phát triển Đảng
5 Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên” đầu khóa,đầu năm, cuối khóa theo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo
6 Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định, giải quyếtcác thủ tục hành chính cho sinh viên
7 Phối hợp tổ chức cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, cáccuộc thi Olympic sinh viên, các giải thưởng luận văn tốt nghiệp xuất sắc và cáccuộc thi ngoại khóa khác về học thuật Tổ chức các đội tuyển của Trường thamgia các cuộc thi văn nghệ, thi đấu thể thao
8 Kiểm tra việc chấp hành quy chế sinh viên ngoại trú; kiến nghị xử lýnhững trường họp vi phạm
9 Tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên mới vào Trường; triển khaicông tác bảo hiểm cho sinh viên
Trang 3510 Tổ chức Lễ khai giảng, tiếp xúc định kỳ giữa lãnh đạo nhà trường vàsinh viên.
11 Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ về công tác sinh viên cho cấptrên
Điều 8 Nhiệm vụ Phòng Đào tạo
1 Tiếp nhận sinh viên nhập học, thu hồ sơ sinh viên, tổ chức sắp xếpsinh viên năm nhất vào lớp học, cấp thẻ sinh viên
2 Phổ biến các quy chế về đào tạo, kế hoạch đào tạo; công bố chươngtrình đào tạo
3 Thực hiện việc xác nhận, chứng thực các loại giấy tờ và giải quyếtnhững khiếu nại liên quan đến học vụ của sinh viên
4 Phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện xét, cấp học bổng khuyếnkhích học tập; tổ chức Lễ khai giảng, Lễ Tốt nghiệp
Điều 9 Nhiệm vụ của Trung tâm tuyển sinh và Thị trường lao độngThực hiện hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu và thống kê việc làm, khảo sát
ý kiến cựu sinh viên và người sử dụng lao động, giới thiệu các chương trình họcbổng và các hoạt động khác nhằm hỗ trợ sinh viên
Điều 10 Nhiệm vụ của Khoa
1 Tiếp nhận hồ sơ nhập học của sinh viên từ Phòng Đào tạo, nhập liệu
để quản lý và phục vụ công tác tra cứu hồ sơ sinh viên
2 Công bổ đề cương tóm tắt các học phần
3 Thực hiện quản lý quá trình học tập, rèn luyện và tình hình thựchiện nội quy, quy chế; đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên và nhập liệu kết quả;xét chọn sinh viên nhận học bổng tài trợ; theo dõi sinh hoạt lớp định kỳ; tình hìnhsinh viên ngoại trú,
4 Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Khoa tổ chức cáchoạt động: câu lạc bộ học thuật, văn nghệ, thể thao và hoạt động khác
Trang 36thưởng, kỷ luật và khiếu nại của sinh viên.
6 Định kỳ tổ chức họp GVCN toàn Khoa ít nhất 1 lần/học kỳ
Điều 11 Nhiệm vụ của Trợ lý sinh viên
1 Theo dõi và kiểm tra tình hình sinh hoạt lớp định kỳ Tổng hợp tìnhhình hoạt động các lớp sinh viên, các phản hôi từ sinh viên để báo cáo định kỳcho khoa và Phòng CTSV
2 Đầu mối phổi họp công việc với Phòng/Ban chức năng, Đoàn Thanhniên, Hội Sinh viên, giáo viên chủ nhiệm và Ban cán sự lớp trong công tác sinhviên
Điều 12 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
1 Làm cố vấn cho một lớp sinh viên về chương trình, kế hoạch họctập, đăng ký học phần, giúp sinh viên hiểu những quy chế, quy định về đào tạo do
Bộ và Nhà trường ban hành
2 Theo dõi tình hình lớp, quá trình phấn đấu của từng sinh viên chútrọng công tác giáo dục, đánh giá toàn diện về học tập và rèn luyện của sinh viên.Đảm bảo là cầu nối giữa Nhà trường với gia đình sinh viên
3 Chỉ đạo, hỗ trợ Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi Đoàn, Chi hộisinh viên và động viên sinh viên tích cực tham gia các phong trào, các hoạt độngngoại khóa do các đơn vị có liên quan tổ chức
4 Sinh hoạt lớp định kỳ theo quy định 1 lần/tháng và sinh hoạt lớp độtxuất; báo cáo với Trưởng khoa về tình hình công tác sinh viên
Điều 13 Tổ chức lớp sinh viên
1 Lớp sinh viên: được tổ chức theo khóa và ngành đào tạo Lớp sinhviên được ổn định trong suốt các năm học để triển khai các hoạt động có liênquan đến công tác học tập, rèn luyện sinh viên
Trang 372 Lớp học phần: là lớp được tổ chức cho từng học phần Các sinh viênthuộc lớp học phần cử ra thành viên đại diện để thực hiện nhiệm vụ do cán bộgiảng dạy giao cho và các hoạt động tự quản khác trong giờ học.
Điều 14 Nhiệm vụ của Ban cán sự lớp
1 Thành phần Ban cán sự lớp gồm: lớp trưởng, 1 đến 2 lớp phó và các
tổ trưởng (nếu cần, khi số lượng sinh viên quá đông)
2 Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Chi đoàn trong các hoạtđộng phong trào của lớp Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, cáchoạt động sinh hoạt, đời sống và các hoạt động khác của Nhà trường
3 Đôn đốc sinh viên trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quychế Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp, tổ chức, động viên giúp đỡ những sinhviên gặp khó khăn
4 Thay mặt cho sinh viên của lớp liên hệ với GVCN, Giảng viên,Khoa, đơn vị phụ trách công tác sinh viên giải quyết những vấn đề có liên quanđến quyền và nghĩa vụ của sinh viên Ban cán sự lớp có trách nhiệm thống kê sổliệu và minh chứng để nhận xét, đánh giá xếp loại sinh viên của lớp; lập sổ thôngtin sinh viên của lớp (email, địa chỉ, điện thoại, nơi ở ) để theo dõi và liên lạckhi cần thiết
2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của sinh viên
Theo chương II quyền và nghĩa vụ của sinh viên
Điều 3 Quyền của sinh viên
1 Được nhận vào học đúng ngành nghề đã trúng tuyển theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục - Đào tạo
2 Được phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt nghiệp,rèn luyện, về chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên; đượcđóng góp ý kiến với Nhà trường về mục tiêu, nội dung chương trình và phương
Trang 38các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.
3 Sinh viên được cung cấp chương trình, kế hoạch đào tạo trước mỗihọc kỳ, năm học; được giáo viên chủ nhiệm tư vấn về quá trình học tập như đăng
ký khối lượng học tập, tạm ngừng học, bảo lưu kết quả
4 Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympiccác môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ, các giải thưởng luận văn tốt nghiệp xuấtsắc; được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài, học chuyển tiếp ở các trình độđào tạo cao hơn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
5 Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụcác hoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thểdục, thể thao; được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhànước
6 Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản ViệtNam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liênhiệp Thanh niên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạtđộng xã hội có liên quan ở trong và ngoài Nhà trường theo quy định của phápluật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêuđào tạo của Nhà trường;
7 Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhànước; được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ;được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí,tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhànước
8 Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được Nhà trường cấpBằng tốt nghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện theo từng loại hình và trình độđào tạo, các giấy tờ có liên quan khác và giải quyết các thủ tục hành chính
9 Được nhà trường tư vấn, hướng nghiệp và trang bị các kỹ năng cần
Trang 39thiết cho phát triển nghề nghiệp, nhanh chóng thích ứng với thị trường lao độngngay sau khi tốt nghiệp.
Điều 4 Nghĩa vụ của sinh viên
1 Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, nội quy, quy chế của nhà trường
2 Thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế đào tạo, rèn luyện của Nhàtrường và của địa phương nơi cư trú
3 Tôn trọng giảng viên, cán bộ, nhân viên; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhautrong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh; thực hiệntốt các cuộc vận động về chính trị, tư tưởng, đạo đức của ngành giáo dục và củaTrường
4 Đối với sinh viên nam chấp hành nghiêm luật nghĩa vụ quân sự;Đăng ký tạm hoãn nghĩa vụ quân sự tại địa phương; chấp hành lệnh điều động,tham dự huấn luyện sĩ quan dự bị trong quá trình học tập hoặc phục vụ trong cáclực lượng vũ trang sau khi tốt nghiệp
5 Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử vàcác hoạt động khác của sinh viên, cán bộ, giáo viên; kịp thời báo cáo với Khoa,Phòng, Hiệu trưởng hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vitiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, viphạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, giảng viên, viên chức trongTrường
6 Giữ gìn và bảo vệ tài sản, an ninh trật tự của Nhà trường; góp phầnxây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường
7 Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định, hoàn trả vốn vay (nếucó) quỹ tín dụng đào tạo đúng thời hạn
8 Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhànước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nướcngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi
Trang 409 Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệnạn xã hội khác.
10 Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành của nhà nước, và củanhà trường đối với sinh viên ngoại trú
11 Thực hiện các quy định về việc khám sức khỏe theo quy định; thamgia lao động và hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với năng lực, sức khỏe vàyêu cầu của Nhà trường
Điều 5 Các hành vi sinh viên không được làm
1 Làm trái chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;quy chế, quy định của Trường
2 Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán
bộ, viên chức Nhà trường và sinh viên khác
3 Gian lận trong học tập dưới mọi hình thức
4 Gây rối an ninh, trật tự trong trường hoặc nơi công cộng, cấm xâmphạm an ninh mạng của Nhà trường; hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; sayrượu, bia khi đến lóp; tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép; đánh bạc dướimọi hình thức
5 Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôikéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma túy, các loại hóa chất cấm sửdụng, các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm kháctheo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín dịđoan, các hoạt động tôn giáo trong Nhà trường và các hành vi vi phạm đạo đứckhác
6 Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái phápluật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa Nhà trường khichưa được Hiệu trưởng cho phép