Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở việt nam

61 22 0
Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... pháp đấu tranh phòng chống tội phạm người chưa thành niên thực Việt Nam 11 CHƯƠNG I TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Khái niệm tội phạm người chưa thành. .. HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .4 1.1.Khái niệm tội phạm người chưa thành niên thực .4 1.1 Khái niệm người chưa thành niên 1.1.2 Khái niệm tội. .. III CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM .38 3.1 Ngun tắc đạo cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm người chưa thành niên thực 38 3.1.1

Ngày đăng: 20/07/2021, 07:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Đối tượng nghiên cứu: Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội trong bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 (sửa đổi bổ sung 2009), Tội phạm học, các văn bản pháp luật, các bài viết, bài báo cáo, các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí có liên quan và những người chưa thành niên.

  • - Cách tiếp cận: từ sách vở, các phương tiện truyền thông và thực tế cuộc sống.

  • Nhiều chương trình phát thanh truyền hỉnh quốc gia và một số chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá khác được phát sóng trên mạng internet đến các khu vực và các nước trên thế giới phục vụ thông tin đối ngoại. Bên cạnh hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền tiếp tục được đầu tư, phát triển. Riêng 4 cơ quan báo hình lớn nhất của Việt Nam (Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, Đài phát thanh - truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh) đã sản xuất 73 kênh truyền hình trả tiền. Ngoài ra, trên hệ thống truyền hình trả tiền hiện có 75 kênh truyền hình nước ngoài phục vụ 4,4 triệu thuê bao trên toàn quốc. Rõ ràng, với số lượng các kênh truyền hình như trên, nếu có quy chế pháp lý bắt buộc trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và cho người chưa thành niên nói riêng, chắc chắn sẽ đóng góp vai trò to lớn trong việc phòng chống người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

  • Các nhà trường cần phát huy trách nhiệm của các thầy, cô giáo. Ngoài việc mang lại kiến thức văn hóa cho học sinh, cần phải kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em với tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật học đường. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lí, giáo dục người chưa thành niên và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật.

  • Đối với các nhà trường, ngoài việc dạy kiến thức cần xây dựng các chương trình giáo dục văn hóa, chuẩn mực đạo đức, giúp người học luôn có ý thức đạo đức, tôn trọng chuẩn mực gia đình, chuẩn mực xã hội. Thực tế, cùng với những lời nói, xử sự đúng mực, con người sống trong gia đình, trong xã hội cần tuân thủ triệt để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, cần phải có trách nhiệm không chỉ đối với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái mà cần phải có trách nhiệm đối với các thành viên khác trong gia đình. Thái độ tôn trọng, xử sự đúng mực sẽ không thể làm nảy sinh sự căm hận, ý định trả thù mà ngược lại sẽ đảm bảo cho một gia đình hạnh phúc, một xã hội tiến bộ, văn minh. Cần giáo dục để mọi người hiểu và đấu tranh loại bỏ lối sống trăng hoa, buông thả, ích kỷ, tạo ra nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình và trong các mối quan hệ xã hội. Đây là những mầm mống rất dễ nảy sinh các ý định vi phạm pháp luật hình sự xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự với động cơ trả thù. Cần phải tăng cường giáo dục thanh thiếu niên để họ tránh bị ảnh hưởng bởi sách báo, băng hình kích động bạo lực, tránh sử dụng các chất kích thích. Có như vậy mới làm giảm tình trạng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Trong nhà trường, nhất là các trường tiểu học và trung học phổ thông cần đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, nhân cách sống, cách cư xử văn hóa, lịch thiệp cho học sinh để loại bỏ dần các hành vi lệch chuẩn có khả năng làm xuất hiện động cơ vi phạm pháp luật hình sự.

  • Các thầy cô giáo cần nghiên cứu, sáng tạo ra các giờ học đạo đức, giáo dục công dân thật sự sinh động và cuống hút đối với học sinh. Hãy xem các môn học này như là một môn học chính để từ đó có thái độ học tập và giảng dạy thật sự nghiêm túc. Trong một số giờ học giáo dục công dân có thể mời công an địa phương tham gia giảng bài và nói chuyện với các học sinh về các chủ đề liên quan đến nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm pháp luật hình sự nhằm trang bị cho người chưa thành niên kiến thức, kỹ năng sống, hạn chế thấp nhất “cái tôi” trong họ khi có những va chạm.

  • Các tổ chức đoàn, hội, đội, các tổ chức xã hội cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng nhằm phối hợp đồng bộ với chính quyền, cơ quan công an, nhà trường, gia đình để quản lý, giáo dục người chưa thành niên tạo mội trường để người chưa thành niên có điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh, hạn chế các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển các hành vi vi phạm pháp luật.

  • Mỗi gia đình phải lựa chọn phương pháp giáo dục đúng đắn và thích hợp. Kiểm tra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa những lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kép vào con đường tiêu cực. Các bậc cha mẹ cần nâng cao kiến thức về phòng, chống vi phạm pháp luật hình sự, tệ nạn xã hội; nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự; cách nhận biết vi phạm pháp luật hình sự, tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy, cờ bạc,...) để họ có những định hướng và biện pháp quản lý con cái. Xây dựng gia đình là một tổ ấm thật sự để các em lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng, không mắc các tệ nạn xã hội; đảm bảo kinh tế gia đình để trẻ có những điều kiện sống tối thiểu như ăn, mặc, học tập, vui chơi,...

  • Các thành viên trong gia đình hãy là những tấm gương thật tốt để các em noi theo. Hãy sống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ và trò chuyện với nhân nhiều hơn. Đăc biệt là các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian cho những đứa trẻ của mình. Hãy cho các em cảm giác như cha mẹ là những người bạn để các em sẵn sàng chia sẻ, trải lòng để từ đó hiểu các em mong muốn điều gì, có khó khăn hay vướn mắc gì để kịp thời giúp đỡ. Mỗi bậc cha mẹ hãy bỏ qua những sai lầm của người còn lại, cố gắng sống hạnh phúc, hãy suy nghĩ đến tương lai, sự tội nghiệp của những đứa trẻ mà hạn chế thấp nhất việc ly hôn.

  • Năm là, xây dựng hệ thống phòng ngừa liên hoàn ba môi trường: Gia đình - nhà trường - xã hội. Ở đây cần tham khảo Nhật Bản trong xây dựng cơ chế phối hợp theo hai dạng: Phòng ngừa cá biệt tác động trực tiếp lên từng đối tượng cá biệt do từng gia đình, nhà trường và cơ quan cảnh sát tiến hành; phòng ngừa xã hội tác động lên tập thể, cộng đồng người chưa thành niên do công an địa phương, nhà trường và ủy ban nhân nhân địa phương tiến hành theo các địa bàn dân cư.

  • 16. Trịnh Thị Kim Ngọc, Tình trạng gia tăng tội phạm ở người chưa thành niên - một cảnh báo cấp thiết về phát triển bền vững xã hội ở nước ta, 10/ 08/2013

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan