Thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005.. Nguyên nhân, điều kiện của tìn
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN ĐỔNG LUYỆN
ĐẤU TRANH PHÒNG CHốNG TỘI PHẠM
DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THựC HỆN TRÊN ĐIA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Tội phạm học và điều tra tội phạm
Trang 3thày cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình - những người đ ã giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Đồng Luyện
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THựC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
1.1 Thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005 71.1.1 Thực trạng của tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa
1.1.2 Diễn biến của tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa
1.1.3 Cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
1.2 Đặc điểm nhân thân của người phạm tội chưa thành niên trên đ* I bàn thành
1.2.1 Đặc điểm về giới tính, độ tuổi, số lần phạm tội của người phạm tội chưa thành
1.2.2 Đặc điếm về hoàn cảnh gia đình của người phạm tội chưa thành niên trên địa
2.1 Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005
2.1.1 Nguyên nhân, điều kiện liên quan đến sự không hoàn thiện của hoàn cảnh gia đình 32
Trang 542
43
44
48505354
5557
59
6163
Nguyên nhân, điều kiện liên quan đến sự ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội, các
yếu tố tiêu cực ở cộng đồng dân cư nơi người chưa thành niên sinh sống
Nguyên nhân, điều kiện liên quan đến ảnh hưởng của văn hoá phẩm độc hại
Nguyên nhân, điều kiện liên quan đến sự kém hiệu quả của công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật
Nguyên nhân, điều kiện liên quan đến những hạn chế trong hoạt động đấu
tranh, xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
Dự báo tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010
CHƯƠNG 3
NHŨNG GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG
TÌNH HÌNHTỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC
HIỆN TRÊN ĐỊA BAN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010.
Xây dựng môi trường gia đình hạnh phúc
Khấc phục những nguyên nhân, điều kiện từ phía nhà trường
Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên
Đẩy mạnh phong trào xây dựng khu dân cư văn hoá, loại trừ các tộ nạn xã hội
ra khỏi địa bàn dân cư
Tăng cường quản lý và kiên quyết bài trừ văn hoá phẩm độc hại ra khỏi đời
sống xã hội
Nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến giáo dục pháp luật
Khắc phục những hạn chế trong hoạt động tố tụng đối với người chưa thành
niên phạm tội
KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 61 TÍNH CÁP THIÉT CỦA VIỆC NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
Hải Phòng nằm ở tọa độ từ 20°30’ - 21°01’ Bắc; 106°23’ - 107°08’ kinh Đông Diện tích tự nhiên: 1.507,6 km2, gồm đồng bằng ven biển và vùng biển đảo, trong đó, vùng đồng bằng có diện tích 940,6 km2 chiếm 62,4 %, vùng đảo và đất ngập triều có diện tích 567 km2 chiếm 37,6 % diện tích thành phố Phía đông tiếp giáp Vịnh Bắc bộ; phía Đông và Đông Bắc tiếp giáp Tỉnh Quảng Ninh; phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp tỉnh Hải Dương; phía Nam và Tây Nam tiếp giáp tỉnh Thái Bình
Bờ biển trải dài khoảng 125 km, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cảng biển, thủy sản, du lịch, dịch vụ hàng hải
Tính đến năm 2005, dân số của Hải Phòng đạt trên 1,7 triệu người, phân bổ
ở 14 đơn vị hành chính cấp huyện (05 quận, 01 thị xã, 08 huyện, trong đó có 02 huyện đảo); 218 đơn vị hành chính cấp xã (57 phường, 09 thị trấn, 152 xã) Dân cư
đô thị chiếm 37 %, dân cư nông thôn chiếm 63 % Tỷ lệ giới tính được duy trì ổn định: nam khoảng 49,3 %, nữ khoảng 50,7 % Dân số của thành phố khá trẻ, 29,4
% từ 0 đến 14 tuổi; 8,6 % từ 14 đến dưới 18, chỉ khoảng 7 % dân số có độ tuổi từ
65 trở lên [27 - tr 12]
Sau ngày tiếp quản (13/5/1955), Hải Phòng từ một thành phố có nền kinh tế kiệt quệ sau chiến tranh, song với những tiềm năng, lợi thế và với sự cố gắng, nỗ lực của quân và dân thành phố, đến nay Hải Phòng đã trở thành Thành phố công nghiệp, cảng biển, trung tâm thương mại, du lịch và dịch vụ lớn của cả nước Cảng Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng đối với trong nước và Quốc tế Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, các hoạt động về văn hóa, xã hội ngày càng được tăng cường, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố ngày càng được nâng cao, quy mô đô thị ngày một mở rộng, xứng đáng là đô thị loai I - đô thị trung tâm cấp quốc gia Đạt được những thành tựu to lớn ấy là nhờ có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân,
Trang 7toàn dân thành phố, trong đó không thể không kể đến sự cống hiến, đóng góp của thế hệ trẻ, họ đã cống hiến sức lực, trí tuệ, kể cả xương máu cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố tích cực thì ở thành phố vẫn còn một bộ phận trong lớp trẻ, trong đó có người chưa thành niên (sau đây viết tắt là NCTN)
có những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, đi ngược với xu thế phát triển của thời đại,
họ đã thực hiện những hành vi trái với đòi hỏi của xã hội Nguy hiểm hơn là tình trạng ấy đang có xu hướng gia tăng, có nguy cơ trở thành hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội, đe dọa sự tồn vong, hưng thịnh của Quốc gia, của Dân tộc Vì không ai khác, họ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ kế tục
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tình trạng ấy đã gây nên mối quan ngại của toàn xã hội Do vậy, để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ, sự phát triển bền vững của xã hội tương lai thì điều không thể khác là phải kịp thời có các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng, tiến tới đẩy lùi và loại bỏ những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực nêu trên ra khỏi đời sống xã hội
Thực hiện mục tiêu ấy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp thích hợp Riêng đối với thế hệ trẻ, với NCTN là đối tượng được Đảng và
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Vì lẽ đó, nhiệm vụ “Đẩu tranh phòng, chống tội
phạm trong lứa tuổi vị thành niên” được xác định là một trong những Đề án của
Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt vào tháng 7 năm 1998 [18] Sau hơn năm năm thực hiện Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật, tạo môi trường xã hội lành mạnh, ổn định, phục
vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trước xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, song song với những cơ hội, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm (sau đây viết tắt là THTP) Vì vậy công cuộc đấu tranh
Trang 8phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải được nâng lên một tầng bậc mới, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, phát huy sức mạnh tổng họp của cả hệ thống chính trị nhằm loại bỏ những hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những hành vi phạm tội ra khỏi đời sống xã hội.
Từ những lý do nêu trên, việc chọn nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng,
chổng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phổ Hải Phòng” để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu tranh
phòng chống THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng, góp tiếng nói chung vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới là việc làm cần thiết
2 TÌNH HÌNH NGHCÊN c ứ u ĐỀ TÀI
về lý luận cũng như thực tiễn, vấn đề “Đấu tranh phòng, chống THTP do NCTN thực hiện” đã và đang được các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế quan tâm, với mục đích nhằm kiềm chế, tiến tới đẩy lùi, loại bỏ THTP do NCTN thực hiện, hướng tới bảo vệ sự phát triển lành mạnh và vững chắc cho xã hội tương lai, vì NCTN chính là thế hệ tương lai của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và của nhân loại toàn cầu
Ở Việt nam, đã có nhiều công trình khoa học của các tổ chức, cá nhân nghiên
cứu những vấn đề có liên quan đốn THTP do NCTN thực hiện như: “Đấu tranh phòng
chổng tội phạm của NCTN tại thành phổ Hồ Chí Minh ” (Luận văn tốt nghiệp cao học
của Vũ Thị Bích Hường, 1994 - 1997); “Tâm lỷ tội phạm và vẩn đề chống tội phạm ậứa
tuồi vị thành niên) ” (Phó Giáo sư Phó Tiến sỹ Lê Văn Cương, Trương Như Vương,
Trương Đức Thành, Kim Huê - Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà nội năm 1999);
“Tăng cường năng lực hệ thẳng tư pháp NCTN tại Việt nam " (Viện nghiên cứu khoa
học pháp lý - Bộ Tư pháp - Thông tin khoa học pháp lý, tháng 01 năm 2000); “ Tư pháp
hình sự đổi với NCTN - những ìíhỉa cạnh pháp lý hình sự, tổ tụng hình sự, tội phạm học
và so sánh luật học ” (TSKH Lê Cảm và ThS Đỗ Thị Phượng - Tạp chí Tòa án nhân dân
số 20, tháng 10 năm 2004); “Tình hình NCTNPT - Thực trạng và giải pháp” (Nguyễn Minh Khuê - Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp); “Vai trò của gia đình, nhà ừuờng
và các tổ chức đoàn thể trong việc phòng ngừa, giáo dục và tái hòa nhập NCTN vỉ phạm
Trang 9pháp luật” (Hà Đình Bốn - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế - ủ y ban Dân số, Gia đình và
Trẻ em); “Nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình NCTN vi phạm pháp luật và hệ
thống xử lý tại Việt nam ” (Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, tháng 8 năm 2004);
“Đánh giá và hỗ trợ tâm lý xã hội cho NCTN vi phạm pháp luật tại Hải Phòng”
(UNICEF - ủ y ban Dân số, Gia đình và Trẻ em - tháng 6 năm 2005); “ Tập trung vào
xử lý theo hướng không giam giữ, tư pháp phục hồi và tái hoà nhập cộng đồng NCTN vi phạm pháp luật và hệ thống xử lý tại Việt nam ” (UNICEF - ủ y ban Dân số, Gia đình
và Trẻ em - tháng 4 năm 2006)
Tác giả các công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp phòng, chống THTP do NCTN thực hiện ở từng địa bàn, từng thời điểm Có công trình nghiên cứu trên phạm vi rộng, có tính chất bao quát; có công trình nghiên cứu ở một địa bàn nhất định, trong một giai đoạn nhất định; có công trình đề cập đến một hoặc một số khía cạnh của THTP do NCTN thực hiện làm cơ
sở lý luận cho việc hoạch định các chính sách, các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện cũng như xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên trong tình hình mới
Ở Hải Phòng, có những đặc thù về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội, là những yếu tố tác động đến THTP nói chung và THTP do NCTN thực hiện nói riêng
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ THTP do NCTN thực hiện; nhân thân của người phạm tội CTN; nguyên nhân, điều kiện của THTP do NCTN thực hiện trên địa
bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005 (năm năm sau khi Bộ luật Hình sự
năm ỉ 999 có hiệu lực), trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp đấu tranh phòng, chống
THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trên phạm vi toàn quốe
3 PHẠM VI NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
Đề tài nghiên cứu về tư pháp hình sự đối với NCTN dưới góc độ Tội phạm học, phạm vi nghiên cứu đề tài được xác định như sau:
Trang 10Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Đe tài nghiên cứu THTP do NCTN thực hiện Nhân thân của người phạm tội CTN đã bị Tòa án xét xử sơ thẩm và kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật Nguyên nhân, điều kiện của THTP do NCTN thực hiện.Phạm vi về không gian và thời gian: Đề tài nghiên cứu ở phạm vi địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn năm năm, tò năm 2001 đến hết năm 2005.
4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
Cơ sở phương pháp luận: Nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về tội phạm Đồng thời dựa trên quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên; về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng, chống THTP do NCTN thực hiện nói riêng Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp thống
kê, tổng họp, phân tích, so sánh, quy nạp, phương pháp mô tả, giải thích, phương pháp toán h ọ c
5 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN c ứ u CỦA ĐÈ TÀI
Mục đích nghiên cứu: Đề ra những giải pháp đấu tranh phòng, chống THTP
do NCTN thực hiện Irên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010, góp phần thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống THTP trên phạm vi toàn quốc.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu THTP do NCTN thực hiện Nhân thân của người phạm tội CTN Nguyên nhân, điều kiện của THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005;
Dự báo THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng, chống THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010
Trang 116 NHỮNG ĐÓNG GÓP TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ĐÊ TÀI
Nghiên cứu đề tài về tư pháp hình sự đối với NCTN dưới góc độ Tội phạm học Qua kết quả nghiên cứu, đề ra những giải pháp đấu tranh phòng, chống THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới, góp phần thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống THTP trên phạm vi toàn quốc Mặt khác, trong khuôn khổ nhất định, kết quả nghiên cứu có thể được xem là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu những vấn đề liên quan
7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm
03 chương:
Chương 1: Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005
Chương 2: Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005
Chương 3: Một số giải pháp đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn
2006 - 2010
Trang 12CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN T H ựC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001-2005
1.1 THỰC TRẠNG, DIỄN BIẾN, c ơ CẤU, TÍNH CHẤT CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THựC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
1.1.1 Thực trạng của tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện trên địa bàn thành phổ Hải Phòng giai đoạn 2001- 2005.
Trong hệ thống luật pháp Quốc tế cũng như hệ thống pháp luật của các quốc gia, căn cứ để phân biệt NCTN và ngưòi thành niên là độ tuổi của họ Ở mỗi quốc gia khác nhau, độ tuổi của NCTN được quy định khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa, lịch sử lập pháp và các yếu tố phát triển
tâm, sinh lý của con người trong quốc gia đó.
Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về độ tuổi NCTN [11] [12], pháp luật nước ta quy định NCTN là người chưa đủ 18 tuổi [01] [02] [03] [13 - tr 97]
Người chưa thành niên phạm tội (sau đây viết tắt là NCTNPT) là người có
độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm [02] [ 13 - tr 430] [25 - tr 176]
Theo thống kê hình sự của Toà án nhân dân (sau đây viết tắt là TAND) thành phố Hải Phòng, từ năm 2001 đến hết năm 2005, TAND thành phố và TAND các huyện, quận, thị xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã đưa ra xét xử sơ thẩm và kết tội 10.686 bị cáo, trong đó có 656 bị cáo là NCTN Xem Bảng 1.1 dưới đây
Trang 13Tỷ trọng giữa B/c CTN trên tổng số B/c bị xét xử
Nguôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phòng.
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy: Năm 2001 có tổng số 2357 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó có 97 bị cáo là NCTN, chiếm tỷ lệ 4,1 % Những năm tiếp
theo, các con số tương ứng là: Năm 2002: 2061; 116; chiếm tỷ lệ 5,6 % Năm
2003: 2204; 136; chiếm tỷ lệ 6,2 % Năm 2004: 2387; 143; chiếm tỷ lệ 6,0 % Năm 2005: 1677; 164; chiếm tỷ lệ 9,8 %
Tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử trong năm năm nói trên là 10.686, trong đó
có 656 bị cáo là NCTN, chiếm 6,1 % Điều đó có nghĩa là cứ 100 bị cáo bị đưa ra xét xử thì có tới hơn 6 bị cáo là NCTN Nếu tính số tuyệt đối thì trung bình mỗi năm có trên 131 bị cáo là NCTNPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Từ thực trạng trên, có thể khẳng định ràng: Trong giai đoạn 2001 - 2005 số NCTNPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng chiếm tỷ lệ khá cao
Qua nghiên cứu số liệu thống kê hình sự của TAND thành phố Hải Phòng còn cho thấy, các loại tội do NCTN thực hiện tập trung chủ yếu ở 04 nhóm, tương ứng với các Chương trong Bộ luật Hình sự 1999 (sau đây viết tắt là BLHS 1999) Trong từng nhóm tội ấy, NCTN chỉ phạm vào một hoặc một số tội danh cụ thể được quy định tại các Điều của BLHS 1999 Xem Bảng 1.2 dưới đây:
Trang 14Bảng 1.2 Các tội danh do người chưa thành niên thực hiện trên địa bànthành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005.
Các tội về ma túy (Chương XVIII)
Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX)
Ngụôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phòng.
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy:
Nhóm Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (Chương XII), các bị cáo là NCTN chỉ phạm vào 03 tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104) với 89 bị cáo; Tội giết người (Điều 93) với 09 bị cáo; Tội hiếp dâm (Điều 111) với 09 bị cáo
Trang 15Nhóm Các tội xâm phạm sở hữu (Chương XIV), các bị cáo là NCTN chỉ phạm vào 05 tội: Tội cướp tài sản ( Điều 133) với 285 bị cáo; Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135) với 07 bị cáo; Tội cướp giật tải sản (Điều 136) với 33 bị cáo; Tội trộm cắp tài sản ( Điều 138) với 126 bị cáo; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) với 16 bị cáo.Nhóm Các tội về ma túy (Chương XVIII), các bị cáo là NCTN chỉ phạm vào
01 tội: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ( Điều 194) với 54 bị cáo
Nhóm Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX), các bị cáo là NCTN chỉ phạm vào 02 tội: Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245) với 01 bị cáo; Tội đánh bạc (Điều 248) với 19 bị cáo
Như vậy, về thực trạng của THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005 cho thấy: số NCTN phạm tội so với tổng số tội phạm xảy ra chiếm tỷ lệ khá cao; các bị cáo là NCTN chỉ thực hiện hành vi phạm tội chủ yếu ở 04 nhóm các tội phạm, tương ứng với các Chương trong Phần Các tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 1999; trong mỗi nhóm các tội phạm, bị cáo là NCTN chi phạm vào một hoặc một số tội cụ thể quy định tại các Điều của BLHS 1999
Tuy nhiên, số liệu thống kê nêu trên (về mặt thực tế cũng như lý thuyết) chia phản ánh đầy đủ, toàn diện về THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn thành
ph5 Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005 (thường là thấp hơn nhiều so với thực tế)
Mac dù vậy, số liệu thống kê hình sự của TAND thành phố Hải Phòng dựa trên những căn cứ và cơ sở tin cậy, đã phản ánh mức độ nhất định của THTP do NCTN thục hiện giai đoạn 2001 - 2005 Đây là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá các khía cạnh của THTP do NCTN thực hiện ở thành phố Hải Phòng trong giai đoạn đó
1.1.2 Diễn biến của tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005.
Qua nghiên cứu diễn biến của THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phò Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005 cho thấy: THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn
thàih phố Hải Phòng có xu hướng gia tăng đều đặn theo các năm, năm sau cao
Trang 16hơn năm trước (Mặc dù tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử từ năm 2001 đến năm
2005 nhìn chung là giảm)
Bảng 1.3 dưới đây phản ánh nhận định trên
Bảng 1.3 Diễn biến của tình hình tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005.
từ năm 2001 đến hết năm 2005
1X1 X Ẩ 1 • w | \
Tông sô bị cáo là NCTN đã bị xét xử
Tỷ lệ so sánh với năm 200Ỉ
Nguôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phòng.
Nếu lấy năm 2001 làm gốc và lấy số NCTNPT của năm 2001 là 100 % thì
tỷ lệ gia tăng qua các năm tiếp theo được thể hiện như sau:
Năm 2002 tăng 19,6 % (tăng 19 bị cáo)
Năm 2003 tăng 40,2 % (tăng 39 bị cáo)
Năm 2004 tăng 47,4 % (tăng 46 bị cáo)
Năm 2005 tăng 69,1 % (tăng 67 bị cáo)
Đây là vấn đề đặt ra cho chúng ta cần phải làm rõ thực trạng này, từ đó tìm
ra những giải pháp kịp thời ngăn chặn sự gia tăng, tiến tới đẩy lùi, loại bỏ THTP do NCTN thực hiện ra khỏi đời sống xã hội
1.1.3 Cơ cẩu, tính chất của tình hình tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005.
Trên lý thuyết, NCTN có thể tham gia hoặc thực hiện hầu hết các tội phạm quy định trong BLHS 1999, tuy nhiên do đặc điểm về lứa tuổi, về vị trí vai trò xã hội của NCTN, và do CTTP của một số tội đòi hỏi chủ thể phải có những dấu hiệu đặc biệt,
Trang 17nên ở Hải Phòng giai đoạn 2001- 2005, NCT chỉ thực hiện hành vi phạm tội chủ yếu ở những nhóm các tội phạm sau Xem Bảng 1.4 dưới đây.
Bảng 1.4 Cơ cấu của tình hình tội phạm
do người chưa thành niên thực hiện theo nhóm tội danh.
bị cáo CTNPT
Nguôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phòng.
Nhóm Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (Chương XII) với 107 bị cáo, chiếm 16,3 % tổng số bị cáo là NCTNPT.Nhóm Các tội xâm phạm sở hữu (Chương XIV) với 467 bị cáo, chiếm 71,2 % tổng số bị cáo là NCTNPT (đây là nhóm tội chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm tội mà NCTN thực hiện)
Nhóm Các tội về ma túy (Chương XVIII) với 54 bị cáo, chiếm 8,2 % tổng số bị cáo là NCTNPT
Nhóm Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX) với 20 bị cáo, chiếm 3,0 % tổng số bị cáo là NCTNPT
ở “Các tội khác” trong Bảng thống kê gồm 08 bị cáo nhưng phân tán ở các nhóm tội khác nhau và các bị cáo CTN chỉ đóng vai trò thứ yếu trong vụ án nên không mang tính đại diện
Trong mỗi nhóm các tội phạm nêu trên, NCTN thường chỉ phạm vào một hoặc một số tội nhất định, xem Bảng 1.5 dưới đây
Trang 18Bảng 1.5 Cơ cấu của tình hình tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện theo tội danh quy định tại các Điều của BLHS 1999.
(xắp xếp theo thứ tự sổ bị cáo giảm dần)
Ngụôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phòng.
Từ năm 2001 đến hết năm 2005, trên địa bàn thành phố Hải Phòng, NCTN
đã thực hiện chủ yếu 11 loại tội tương ứng với 11 tội danh được quy định trong BLHS 1999, trong đó đáng chú ý đối với một sổ tội danh sau đây:
- Tội cướp tài sản (Điều 133), với 285 bị cáo, chiếm 43,4 % tổng số bị cáo là NCTNPT; Tội trộm cắp tài sản (Điều 138), với 126 bị cáo, chiếm 19,2 % tổng số bị cáo là NCTNPT Đây là hai tội danh có số bị cáo chiếm tỷ lệ cao nhất, mang tính phổ biến, điển hình trong nhóm
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Đều 104) với 89 bị cáo, chiếm tỷ lệ 13,6 % tổng số bị cáo là NCTNPT Tội giết
Trang 19người và Tội hiếp dâm đều có 09 bị cáo và đều chiếm 1,4 % tổng số bị cáo là NCTNPT Tuy tỷ lệ này không lớn nhưng khách thể của hai loại tội này đặc biệt quan trọng, vì vậy cả 03 tội danh trong nhóm đều mang tính phổ biến, điển hình.
- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán tá i phép hoặc chiếm đoạt chất ma tủy (Điều 194) với 54 bị cáo, chiếm 8,2 % tổng số bị cáo là NCTNPT, đây là tội danh duy nhất mà các
bị cáo CTN thực hiện trong nhóm các tội về ma túy
- Tội đánh bạc (Điều 248) với 19 bị cáo, chiếm 2,9 % tổng số bị cáo là NCTNPT, hơn nữa chiếm 95 % số bị cáo là NCTNPT trong cùng nhóm (19/20) Đây
là tội danh mang tính phổ biến điển hình trong nhóm
Sau đây sẽ xem xét chi tiết THTP của một số tội có tính chất phổ biến, điển hình nêu trên, (xem từ Bảng 1.6 đến Bảng 1.13)
Bảng 1.6 Tình hình tội phạm của tội cướp tài sản (Đ 133).
Nguôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phòng:
Đôi với tội cướp tài sản: có 285 bị cáo chiêm 43,4 % tông sô bị cáo là NCTNPT, tỷ lệ này cao nhất trong các loại tội mà NCTN đã thực hiện, chiếm 61 %
(285/467) tổng số bị cáo là NCTNPT xâm phạm sở hữu, tỷ lệ này cũng cao nhất so
với các tội cùng nhóm mà NCTN đã thực hiện
THTP của tội cướp tài sản diễn ra khá phức tạp, có thời điểm tăng, có thời điểm giảm (diễn biến không ổn định), nhưng về tổng thể có xu hướng giảm
Trang 20Trong tông sô bị cáo là NCTNPT cướp tài sản có tới 15,4 % bị cáo ở độ tuôi từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phản ánh sự trẻ hóa về độ tuổi phạm tội; 18,6 % bị cáo đang là học sinh phản ánh tình trạng “Tội phạm học đường”; 17,2 % bị cáo tái phạm, phản ánh thói quen phạm tội ở lứa tuổi CTN - mầm mống của tội phạm chuyên nghiệp
Hầu hết, tội cướp tài sản do NCTN thực hiện có tính chất nhất thời, cơ hội, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, hưởng thụ cho bản thân như ăn chơi trác táng, sử dụng ma tuý trái phép, chơi điện tử, đánh bạc Hậu quả gây ra cho nạn nhân không lớn lắm, đối tượng mà tội phạm nhàm tới thường là tiền, tài sản dễ tiêu thụ, đồ dùng
cá nhân của các em học sinh, của phụ nữ, của người làm xe ôm, của lái xe tắc xi v.v
Điều nguy hiểm của loại tội phạm này là: gắn với việc chiếm đoạt về vật chất, tước bỏ trái phép quyền sở hữu tài sản của nạn nhân là sự đe dọa hoặc thực tế gây tổn hại về sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của nạn nhân Đã có nhiều vụ do nạn nhân chống cự nên tội phạm đã tức khắc dùng vũ lực tấn công nạn nhân gây thương tích hoặc gây hậu quả chết người
Khi phạm tội, các đối tượng thường tập hợp theo nhóm và thường không có sự phân công vai trò rõ rệt, cả nhóm đều có vai trò là người thực hành
Tuy nhiên thời gian gần đây, tính chất của loại tội phạm này ngày càng trở nên nguy hiểm, biểu hiện: tội phạm được thực hiện có tổ chức, lập các băng, ổ, nhóm, có phân công vai trò rõ rệt; sử dụng phương tiện, công cụ phạm tội nguy hiểm; thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt, có sự tính toán, lựa chọn thời gian, địa điểm phạm tội; ý chí phạm tội quyết liệt, quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng; hành vi thực hiện côn
đồ, hung hãn; tài sản chiếm đoạt của nạn nhân có giá trị lớn, hậu quả do tội phạm gây nên rất nghiêm trọng Hơn nữa, thực trạng này đang có xu hướng gia tăng, đây chính là điều gây nhức nhối và tâm lý hoang mang, lo lắng trong cộng đồng Sau đây là dẫn chứng phản ánh thực trạng này:
Phạm Thế Quang, Lê Quang Hậu, Trần Duy Khánh, Đỗ Thái Dũng, Đỗ Thành Chung, Nguyễn Sơn Tùng, Trần Xuân Lâm cùng thường trú tại Hải Phòng, đều ở độ tuổi CTN, trong đó Quang, Dũng, Chung ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; các bị cáo đều bỏ học, không nghề nghiệp Diễn biến quá trình thực hiện tội phạm của các bị cáo như sau:
Trang 21Liên tục từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2005 các bị cáo đã sử dụng các hung khí như dao bầu, kiếm tự tạo, lưỡi lê AK, mã tấu để thực hiện 14 vụ cướp tài sản, 02 vụ cố
ý gây thương tích, số nạn nhân là 17 người, trong đó có 13 nạn nhân là NCTN và đang
là học sinh phổ thông, tài sản mà bọn chúng cướp của các nạn nhân gồm: 01 xe máy,
02 xe đạp, 02 ví da, 01 bằng lái xe mô - tô, 01 bằng lái xe ô - tô, 01 dây truyền vàng, 01
mũ mềm, 434.000 đồng; gây thương tích làm giảm từ 03 % đến 13 % sức lao động cho
03 nạn nhân; địa điểm mà chúng gây án thường ở những nơi vắng vẻ; thời điểm gây án thường vào buổi tối; tổng hình phạt áp dụng cho cả nhóm là 36 năm 03 tháng tù và bồi thường toàn bộ những thiệt hại đã gây ra cho nạn nhân Tài sản cướp được chúng bán lấy tiền cùng nhau ăn nhậu, hát Karaokê, chơi điện tử, sử dụng ma tuý trái phép Trong
số các vụ án bọn chúng gây ra đặc biệt có vụ xảy ra hồi 23 giờ 15 phút ngày 10/3/2005: Khánh rủ Hậu, Dũng, Chung, ra khu đất trống ngã năm - sân bay Cát bi (nơi vắng người qua lại) để cướp tài sản Khánh mang 02 dao bầu, Hậu mang 01 kiếm tự tạo, Chung mang 01 lưỡi lê AK, Dũng mang 01 mã tấu; trên đường đi, phát hiện thấy đôi trai gái đang đứng tâm sự, lập tức cả bọn xông đến dùng dao, kiếm, mã tấu chém liên tiếp vào người, vào đầu nạn nhân, cướp 01 xe máy, 02 ví da, 01 bằng lái
xe Mô - tô, 01 bằng lái xe Ô - tô và 200.000 đồng rồi bỏ mặc nạn nhân đang bị thương tích; hậu quả nạn nhân giảm 13 % sức lao động [30]
Qua THTP của tội cướp tài sản như đã phân tích nêu trên và thực tiễn diễn biến của các vụ cướp do NCTN thực hiện ở Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2005 khiến chúng ta không khỏi lo ngại cho một bộ phận lớp trẻ, chỉ vì những ham muốn cá nhân, vị kỷ mà họ đã tha hóa về đạo đức, mất hết nhân tính, trà đạp lên quyền và lợi ích hợp pháp của đồng loại, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong đời sống cộng đồng
Mặt khác thực trạng này đang có xu hướng “trẻ hoá”, thậm chí đã và đang len lỏi vào cả môi trường học đường Điều này khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng trong khi hàng ngày, họ còn phải bận rộn với bao công việc xã hội khác, không có điều kiện thường xuyên quản lý con em mình
Trang 22Bảng 1.7 Tình hình tội phạm của tội trộm cắp tài sản (Đ 138).
Nguồn: Tòa án nhân dân thành p h ố Hải Phòng'.
Đối với tội trộm cắp tài sản: có 126 bị cáo, chiếm 19,2 % tổng số bị cáo là
NCTNPT từ năm 2001 đến năm 2005, chiếm 27 % (126/467) sổ bị cáo là NCTNPT
xâm phạm sở hữu (Tỷ lệ này chỉ đứng sau so với tội cướp tài sản)
THTP của tội trộm cắp tài sản có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong năm
2005 có sự gia tăng đột biến, 32,3 % so với số bị cáo CTNPT trong năm
Số bị cáo nữ chiếm tỷ lệ đáng kể, 16 % trong tổng số bị cáo phạm tội trộm cẳp tài sản và đang có xu hướng gia tăng Không có bị cáo ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
Ở loại tội này thông thường các bị cáo lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, lợi dụng hoàn cảnh như đêm tối, mưa gió, sự chen lấn ở những nơi đông người như bến xe, nhà ga v.v để thực hiện hành vi phạm tội; động cơ phạm tội chỉ vì vụ lợi, nhằm chiếm đoạt tài sản, giá trị của tài sản của người khác; hành vi thực hiện là nén lút giấu giếm; tài sản mà các bị cáo trộm cắp thường có trị gia không lớn, thường là những vật dụng trong sinh hoạt như tiền, điện thoại di động,
xe đạp, ti vi v.v Tuy nhiên điều đáng phải quan tâm là từ hành vi trộm cắp tài sảr của các bị cáo thường làm nảy sinh trong xã hội các loại tội phạm khác như Tộ:
Trang 23chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250), Tội che giấu tội phạm (Điều 313), Tội không tố giác tội phạm (Điều 314).
Bảng 1.8 Tình hình tội phạm của tội cố ỷ gây thương tích (Điều 104).
Nguôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phòng:
Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác: có 89 bị cáo chiếm 13,6 % tổng số bị cáo là NCTNPT; chiếm 83,2 % (89/107)
số bị cáo 1 à NCTNPT trong cùng nhóm tội
THTP của tội phạm này diễn biến phức tạp, có thời điểm tăng, có thời điểm giảm (diễn biến không ổn định), nhưng về tổng thể thì có xu hướng giảm
Số bị cáo nữ chiếm tới 21,3 % và đang có xu hướng gia tăng;
Số bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm 10,1 % và cũng có xu hướng gia tăng, đặc biệt số bị cáo đang là học sinh chiếm tỷ lệ khá cao, 22,5 %
Khi thực hiện loại tội phạm này, thông thường NCTN bị lôi kéo, xúi giục, bị kích động, xúi bẩy; động cơ phạm tội của các bị cáo thường là do mâu thuẫn cá nhân; do
trường hợp phạm tội do ghen tuông (đa số là học sinh, để chứng tỏ với bạn gái) Tuy nhiên cũng đã xuất hiện những băng, nhóm NCTNPT độc lập, không phụ thuộc vào sự lôi kéo xúi giục của người khác
Trang 24Hành vi thực hiện của các bị cáo thường đơn giản, thực hiện bằng cách trực tiếp hành động tác động vào nạn nhân; công cụ phạm tội có tính nguy hiểm không cao như dùng tay, chân, hoặc gạch đá, cây gậy vớ được ngay tóc thời, ít có trường hợp có sự chuẩn bị từ trước Nạn nhân của loại tội phạm này thường là những người có yếu thế hon người phạm tội như trẻ em đang là học sinh kém tuổi hơn, phụ nữ Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra thường không lớn lắm Song điều nguy hiểm là ở loại hành vi phạm tội này cho thấy sự coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, có trường họp dẫn đến chết người hoặc để lại cố tật cho nạn nhân Đặc biệt trong thời gian gần đây, NCTN đã tham gia hoặc thực hiện những vụ cố ý gây thương tích nhưng ở mức độ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như: có tổ chức, có sự chuẩn bị trước; sử dụng hung khí (dao, kiếm, côn, tuýp sắt, thậm chí có trường họp còn sử dụng cả vũ khí quân dụng.v.v.); tính chất phạm tội côn đồ hung hãn; hậu quả gây ra rất nghiêm trọng, để lại thương tích,
cố tật nặng cho nạn nhân, gây mất trật tự trị an trong cộng đồng Ví dụ sau là một trong những dẫn chứng phản ánh thực trạng đó
Vợ chồng Nguyễn Đức Đại và Vũ Thị Kim Dung trú tại huyện An Dương, Hải Phòng, do bị một số thanh niên ở Kim Thành, Hải Dương quây đánh, vợ chồng Đại, Dung tìm thuê Tuấn (Tuấn nghèo, đối tượng chuyên đâm thuê, chém mướn) để t á thù Tuấn nhận lời và cùng Dung mua 05 con dao rồi Tuấn gọi thêm Trần Thanh Thức, Trần Trung Kông, Phạm Hồng Phúc, Bùi Tuấn Long, Nguyễn Văn Chung, Vũ Quang Đạt (các đối tượng Thức, Kông, Phúc, Long, Chung, Đạt đều ở tuổi CTN) Khoảng 19 giờ ngày 03/7/2005 Đại, Dung cùng đồng bọn thuê xe tắc - xi đi Kim Thành, Hải Dương để trả thù Đến quán Internet của gia đình ông Lưu Văn T, Tuấn phân phát dao cho mọi người, cả bọn lập tức xông vào quán chém liên tiếp vào những người đang chơi điện tử trong quán; hậu quả làm 06 thanh niên bị thương tích, người cao nhất giảm 42 % sức lao động, người thấp nhất giảm 2 % sức lao động; trong khi cả 06 nạn nhân đều không có xích mích gì với vợ chồng Dung, Đại và đồng bọn Qua đây cho thấy, tuy còn ở độ tuổi CTN nhưng các bị cáo đã có biểu hiện của tính côn đồ, hung hãn; quá coi thường sức khỏe, tính mạng của đồng loài Đây có thể xem là mầm mống của tội phạm chuyên nghiệp [31]
Trang 25Bảng 1.9 lìn h hình tội phạm của tội giết người (Đ 93).
PT giết, n
Ngụôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phòng:
Ở tội này có 09 bị cáo, chiếm 1,4 % tổng số bị cáo là NCTNPT, chiếm 8,4 %
(09/107) số bị cáo là NCTNPT trong cùng nhóm tội.
Tỷ lệ trên tuy không lớn so với tổng số bị cáo là NCTNPT nhưng khách thể của tội phạm này đặc biệt quan trọng, đó là quyền sống - quyền tối cao của con người Nếu so sánh với tổng số bị cáo phạm tội giết người trên địa bàn thành phố Hải Phòng tò năm 2001 đến hết năm 2005 (336 bị cáo) thì số bị cáo là NCTNPT
giết người chiếm tỷ lệ 2,7 % (09/336), nghĩa là trong số 100 bị cáo phạm tội giết
người thì có gần 3 bị cáo là NCTN Mặt khác, tuy mới ở độ tuổi CTN mà các bị cáo
đã phạm vào tội đặc biệt nghiêm trọng này, phần nào đã cho thấy sự mất nhân cách của một bộ phận trong lớp trẻ, sự coi thường tính mạng của người khác Đây là hồi chuông cảnh tỉnh đối vói xã hội
THTP của tội giết người tuy có thời điểm giảm nhưng về tổng thể có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong năm 2005 (năm 2001: 2,1 %; năm 2005: 2,4 %)
100% bị cáo phạm tội thuộc trường họp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm và đều ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi
về động cơ, mục đích khi thực hiện tội phạm này hầu như đều xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, do ghen tuông, trả thù cho hả giận, cá biệt có trường họp để “tiêu khiển”
Trang 26(trường hợp giết người trong trại giam, sẽ nêu dưới đây) Ở loại tội niy, các bị cáo phạm tội thường có tính chất nguy hiểm như phạm tội có tổ chức, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, sử dụng hung khí, phạm tội có tính chất côn đồ, có bị các có biểu hiện của tội phạm chuyên nghiệp Sau đây là ví dụ phản ánh nhận định trêr.
Lê Duy Quyền, Phạm Văn Thành, Vũ Bá Phát, Trần Ngọc Minh, Trần Duy Khánh, Phạm Thế Quang, Dương Quang Thanh đều ở tuổi CTN và iang bị giam trong trại giam về Tội cướp tài sản, cùng bàn nhau tra tấn Ngô Thế Điển (người bị giam cùng buồng) cho vui Buổi trưa và tối ngày 27/6/2005, buổi trưa ngày 28/6/2005, chúng thay nhau hành hạ, tra tấn Ngô Thế Điển, bắt Điển phải quạt cho
cả bọn, không cho ăn cơm, nhét giẻ, giấy vệ sinh vào miệng, dùng chăn chùm đầu, quấn quanh người Điển và thay nhau đánh đập Điển cho đến chết (hiện tượng “đầu gấu, đại bàng” trong trại) Qua vụ án trên đây cho thấy, mặc dù mới ở độ tuổi CTN song các bị cáo đã thản nhiên tước bỏ quyền sống của người khác, thậm chí lấy đó làm trò “tiêu khiển” bệnh hoạn Điều này phản ánh sự coi thường tính mạng của người khác, sự vô cảm với đồng loại, sự mất nhân tính của các bị cáo [32]
Bảng 1.10 Tình hình tội phạm của tội hiếp dâm (Đ 111).
Nguồn: Tòa án nhân dần thành phổ Hải Phòng'.
Đối với tội hiếp dâm có 09 bị cáo, chiếm 1,4 % tổng số bị cáo là NCTNPT,
chiếm 8,4 % (09/107) so với số bị cáo là NCTNPT trong cùng nhóm tội.
Trang 27Tương tự như ở tội giết người, tỷ lệ bị cáo là NCTNPT hiếp dim tuy không lớn nhưng khách thể của loại tội phạm này cũng đặc biệt quan trọng, có là danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của phụ nữ, là trật tự an toàn của đời sống cộng cồng; thiệt hại
do tội phạm này gây ra không thể định lượng được, không những nạn nlân bị xâm hại
về nhân phẩm, danh dự, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần mà còn là na ám ảnh kinh hoàng trong suốt phần đời còn lại, thậm chí có trường họrp dẫn đến nạn niân tự sát, làm cho nạn nhân chết hoặc làm cho nạn nhân mang thương tích, bệnh tật suốt đời, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong cộng đồng, đặc biệt là đối với phụ nữ
Diễn biến THTP của tội hiếp dâm có xu hướng gia tăng rõ rệt: nếu năm
2001 là: 1 %; năm 2002, 2003 không có bị cáo là NCTNPT hiếp dâm thì năm
2004 là 1,4 % và năm 2005 tăng lên 3,7 %
Nếu so sánh với tổng số bị cáo phạm tội hiếp dâm trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2005 (22 bị cáo) thì số bị cáo là NCTNPT hiếp dâm
chiếm tỷ lệ khá cao: 40,9 % (09/22), nghĩa là cứ 100 bị cáo phạm tội hiếp dâm thì có
trên 40 bị cáo là NCTN
v ề tính chất của hành vi phạm tội của NCTN ở loại tội này khóng đơn giản, không chỉ là lợi dụng cơ hội, mà chủ động tạo ra tình huống, đưa rạn nhân vào tình trạng bất lợi để dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội
Khi thực hiện, các bị cáo xác định động cơ, mục đích rõ ràng, ứiường có sự chuẩn bị trước, có tính toán đến thời gian, địa điểm phạm tội, đến hoàn cảnh bất lợi của nạn nhân, sử dụng thủ đoạn tinh vi, đẩy nạn nhân vào tình thế không thể chống cự; phạm tội có tổ chức, nhiều người cùng thực hiện Ví dụ dưới đây phản ánh phần nào nhận định trên
Vũ Hữu Phát, Vũ Khắc Hậu, Vũ Bá Phát, Phạm Tiến Cương, Nguyễn Văn Linh, Vũ Khắc Tưởng cùng trú tại Kiến An - Hải Phòng, đều là NCTN Biết chị Đoàn Hải Y là người làm thuê và ở luôn tại gia đình nhà chủ cùng ở Kiến An, Vũ Hữu Phát và đồng bọn nảy sinh ý định hiếp chị Y Sáng 27/8/ 2004, Vũ Hữu Phát cùng Vũ Khắc Hậu tìm mua thuốc ngủ tại hiệu thuốc tân dược, 20 giờ cùng ngày chúng thuê Nguyễn Trung Hậu (con trai của chủ nhà) hòa thuốc vào bát canh của chị Y và trả cho Trung Hậu 20.000 đồng Sau khi chị Y ăn bát canh có hòa thuốc
Trang 28chị Y kêu đau đầu rồi ngủ thiếp đi Nhận được tín hiệu, Vũ Hữu Phát, Vũ Khắc Hậu cùng đồng bọn dìu chị Y ra khu bãi vắng và ần lượt thực hiện hành vi giao cấu với chị Y trong lúc chị Y vẫn bất tỉnh Thực hièn xong chúng lại đưa chị Y về chỗ cũ, sáng hôm sau chị Y mới tỉnh và phát hiệr mình bị hiếp Sự việc bị phát giác, Vũ Hữu Phát cùng đồng bọn bị truy tố theo khoản 2 Điều 111, cùng với các tình tiết tăng nặng mà chúng đã thực hiện [ 29].
Qua thực trạng nêu trên phản ánh lối sống đồi bại, xa đọa, tha hóa về nhân cách, đạo đức đã và đang xuất hiện ở lớp trẻ, nguy hiểm hơn là nó lại đang có nguy cơ lan rộng
Bảng 1.11 Tình hình tội phạm của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Đ 194).
Nguôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phòng.
Nhìn vào số liệu trên, có thể thấy THTP của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý do NCTN thực hiện trong thời gian qua là 54 bị
cáo chiếm 8,2 % tổng số bị cáo làNCTNPT giai đoạn 2001 - 2005 (từng tội danh cụ
thể được phân tích dưới đây, Bảng 1.12)
Diễn biến của THTP của các tội này khá phức tạp, có thời điểm tăng, có thời điểm giảm, nhưng về tổng thể thì có xu hướng gia tăng, đặc biệt là năm 2005 có sự gia tăng đột biến (17,1 %)
Trang 29Cùng với sự gia tăng của THTP về ma túy nói chung, THTP về ma túy do NCTN thực hiện ở Hải Phòng cũng tăng nhanh trong những năm gần đây Loại tội phạm này không những xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất ma túy mà còn xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội; xâm phạm sức khỏe, tính mạng và sự phát triển bình thường của giống nòi.
Ở loại tội này, không những có cả bị cáo nữ mà bị cáo nữ còn chiếm một tỷ
lệ đáng kể (16,7%), hơn nữa, số bị cáo nữ còn có xu hướng gia tăng Bên cạnh đổ,
số bị cáo ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn (24,1 %), nhiều bị cáo còn đang là học sinh (11,1 %) Tình hình trên cho thấy, đối với loại tội phạm về ma túy, đang có hiện tượng trẻ hóa về độ tuổi, lan rộng ra các đối tượng và thông thường nó gắn với các tệ nạn xã hội khác như ăn chơi trác táng, lây truyền dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi Phần lớn các bị cáo sau khi phạm vào các tội về ma túy đều bị nhiễm vi rút HIV - AIDS
v ề hành vi phạm tội của các bị cáo thường là đơn giản, đang mua bán hoặc đang lưu giữ trong người, trong cốp xe máy; số lượng mua bán, tàng trữ, không lớn, thông thường là một vài tép; loại ma túy thường là Hêroin; mục đích phạm tội chỉ là để sử dụng Tuy các bị cáo bị xét xử về tội tàng trữ, hoặc tội mua bán trái phép chất ma túy (Bảng 1.12 dưới đây) nhưng mục đích của các bị cáo đều là để
sử dụng (vì hành vi sử dụng ma túy rất khó phát hiện, bắt giữ) Trong năm năm
2001 - 2005 ở Hải Phòng chưa có bị cáo là NCTN thực hiện hoặc tham gia vào những đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý có tổ chức, với quy mô lớn Tuy nhiên cũng đã có bị cáo thực hiện hành vi mua đi bán lại, nhưng có tính chất nhỏ
lẻ, tức thời, nhằm kiếm lời để sử dụng ma túy trái phép Trường họp của bị cáo Hòa dưới đây cho thấy điều đó
Lê Thị Hòa khi bị bắt mới bước qua tuổi 16, không nghề nghiệp, không biết chữ; là đối tượng nghiện ma túy, nhiễm HIV giai đoạn cuối (AIDS) Ngày 05/7/2004 Hòa nhận 20.000 đồng của Nguyễn Văn H để mua ma túy, Hòa mua cho H 01 sâu Hêrôin hết 10.000 đồng Sử dụng xong H đưa tiếp cho Hòa 200.000
Trang 30đồng, lần này Hòa mua Hêrôin cho H hết 80.000 đóng, cả hai lần mua mua đi, bán lại, Hòa thu lợi 130.000 đồng, theo như lời khai truớc tòa, số tiền đó Hòa cũng chỉ
Sì B/c PT mua bán
Số B/c PT chiếm đoat
Nguôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phồng.
Theo thống kê của TAND thành phố Hải Phòng như đã trình bày ở trên dễ làm cho chúng ta có cảm nhận là THTP về ma túy do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian qua là không nghiêm trọng (trong năm năm chỉ có 54 bị cáo) Nhưng thực tế không phải như vậy, thống kê nêu trên mới chỉ phản ánh một góc rất nhỏ của THTP do NCTN thực hiện các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng Trong thực tế, số NCTNPT sử dụng ma náy trái phép trên địa bàn thành phố Hải Phòng là rất lớn, tuy nhiên, do hành vi sử dụng ma túy rất đơn giản, có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, chỉ trong vài chục giây là tội phạm đã hoàn thành Vì vậy việc phát hiện, bắt giữ đối với hành vi sử dụng ma túy trái phép theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng gặp rất nhiều khó khăn Do đó, trong số 54 bị cáo là NCTN phạm các tội về
ma túy thì không có bị cáo nào bị xét xử về “Tội sử dụng ma táy trái phép chất ma tuý”
mà các bị cáo bị xét xử về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (34 bị cáo), tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (12 bị cáo), tội mua bán trái phép chất ma tuý (08 bị cáo) Xem Bảng 1.12 nêu trên
Trang 31Bảng 1.13 Tình hình tội phạm của tội đánh bỉc (Đ 248).
T/lệ
%
ỉố lần PT
Nguôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phòng:
Đối với tội đánh bạc: gồm 19 bị cáo, chiếm 2,9 % tổng số bị cáo là NCTNPT
từ năm 2001 đến năm 2005, chiếm 95 % (19/20 số bị cáo la NCTNPT xâm phạm
an toàn công cộng, trật tự công cộng
Trong những năm gần đây (2004, 2005) THTP của tội đánh bạc do NCTN thực hiện có xu hướng giảm nhưng không ổn định, số bị cáo là NCTNPT đánh bạc chiếm tỷ lệ không lớn, hành vi phạm tội phát sinh từ tệ nạn cờ bạc như chơi đề, lô
tô, cá độ, tá lả v.v Động cơ phạm tội là sát phạt lẫn nhau, mục đích là nhằm tước đoạt tiền bạc, tài sản của nhau
Trong 19 bị cáo là NCTNPT đánh bạc thì cả 19 bị cáo đều là nam giới ở độ tuổi từ
đủ 16 đến dưới 18 và đều phạm tội lần đầu, số tiền dùng để đánh bạc có giá tri không lớn, hình phạt áp dụng cho các bị cáo đều ở khung một Tuy nhiên, loại tội phạm này thường là tiền đề, là động lực làm nảy sinh các loại tội phạm khác như trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản cố ý gây thương tích, thậm chí giết người nhằm có tiền để đánh bạc, gây mất trật tự, an toàn xã hội Chính điều này khiến chúng ta cần phải kiên quyết loại bỏ loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội
Trang 321.2 ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN CỦA NGUỜI PHẠM TỘI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005.
1.2.1 Đặc điểm về giới tỉnh, độ tuổi, số lần phạm tội của người phạm tội chưa thành niên trên địa bàn thành ph ố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005:
Bảng 1.14 Đặc điểm về giới tính, độ tuổi,
số lần phạm tội của người phạm tội chưa thành niên
Nguôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phòng.
về giới tính Đây là dấu hiệu phản ánh đặc điểm về giới của người phạm tội
Qua số liệu thống kê cho thấy số bị cáo là NCTN là nam chiếm 93 %; nữ chiếm 7 %
Số liệu này phản ánh một thực trạng là: ở lứa tuổi CTN các em nữ thường nhút nhát hom các em nam nhưng khả năng kiềm chế, nhẫn nhịn ở các em nữ lại cao hơn ở các em nam cho nên nguy cơ đẫn đến phạm tội ở các em nữ là thấp hơn Tuy nhiên qua thống kê cho thấy, tình trạng các em nữ phạm tội đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, nhất là trong năm 2005 Nếu năm 2001 tỷ lệ bị cáo nữ CTNPT chỉ chiếm 5,2 % số bị cáo là NCTNPT trong nãm thì đến năm
Độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có 756 bị cáo chiếm 87,8 % Tuy nhiên bị
Trang 33cáo ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi đang có xu hướng gia tăng Nếu năm 2001
số bị cáo là NCTN ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chiếm 4,1 % tổng số bị cao
là NCTN thì các năm tiếp theo, tỷ lệ tương ứng là: năm 2002 là 7,8 %, năm 2003 là
13,2 %, năm 2004 là 12,6 % và năm 2005 là 18,9 % Đặc biệt các bị cáo ở độ tuổi
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thời gian qua đã tham gia, thực hiện những tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội có tổ chức, có tính chất cón đồ điều này phản ánh sự “trẻ hóa” của THTP do NCTN thực hiện Đặc điểm nảy khiến chúng ta phải có giải pháp phòng ngừa thích hợp
về số lần phạm tộ i Phạm tội lần đầu 543 bị cáo, chiếm 82,8 %; tái phạm
113 bị cáo, chiếm 17,2 % Đây là dấu hiệu về pháp lý hình sự, phản ánh khả năng tiếp thu và cải tạo của bị cáo, phản ánh tính nguy hiểm của hành vi phạm tội, đồng thời nó cũng phản ánh một khía cạnh nào đó của sự hình thành thói quen phạm tội, yếu tố tiềm ẩn của tội phạm chuyên nghiệp Điều này đòi hỏi các cơ quan chúc năng cần có biện pháp xử lý thích hợp ngay từ khi bị cáo là NCTN phạm tội lần đầu để ngăn ngừa tình trạng tái phạm Theo con số thống kê nêu trên cho thấy tỷ lệ
bị cáo là NCTN tái phạm đang có xu hướng giảm (năm 2001 là 25,8 %, năm 2002
là 16,4 %, năm 2003 là 13,2 %, năm 2004 là 23,1 %, năm 2005 là 11 %), mặc dù vậy chúng ta không được chủ quan, coi nhẹ mà cần tiếp tục có các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tối đa tình trạng tái phạm
Đang là học sinh hoặc đã bỏ học Theo số liệu thống kê cho thấy: hầu hết bị
cáo CTNPT đều nằm trong diện bỏ học (560 bị cáo, chiếm 85,4 % tổng số bị cáo
là NCTNPT) Khi bỏ học, các em không còn được sinh hoạt trong môi trường nhà trường mà ở đó có bạn bè, thày cô, có những sinh hoạt tập thể thu hút các em tham gia vào các hoạt động lành mạnh, tránh cho các em có những hành vi trái với lợi ích xã hội
Tuy nhiên còn có tói 96 bị cáo là NCTN khi phạm tội vẫn đang là học sinh,
chiếm 14,6 % tổng số bị cáo là NCTNPT Điều này cho thấy, mặc dù vẫn đang còn
sinh hoạt trong môi trường nhà trường, song các em đã có hành vi phạm tội, hơn nữa, trong số này có tới 53 em phạm tội cướp tài sản, 20 em phạm tội cố ý gây thương tích (là những tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng)
Trang 34Thực trạng này khiến chúng ta cần phải xem xét đến vai trò, ừách nhiệm của nhà trường trong quản lý, giáo dục nhân cách của các em.
1.2.2 Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình của người phạm tội chưa thành niên
trên địa bàn thành p h ố Hải Phồng giai đoạn 2001 - 2005.
Bảng 1.15 Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình của người phạm tội chưa thành niên.
T/số b/c CTN
Số b/c có h/c gia đình khó khăn
Số b/c do thiếu quan tâm dạy bảo của gia đình
Số b/c có bố
mẹ ly hôn
số b/c có bố, me; hoăc cả
Nguôn: Tòa án nhân dân thành phô Hải Phòng.
Nhìn vào Bảng 1.15 cho thấy, các bị cáo là NCTNPT thường xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh không hoàn thiện như kinh tế khó khăn (36,7 %) Các bậc cha mẹ vì những lý do nào đó nên thiếu quan tâm trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái nhất là khi chúng đang độ chập chững vào đời (42,8 %) Những gia đình tan
vỡ vì bố mẹ ly hôn, khi ấy những đứa trẻ hoặc ở với bố hoặc ở với mẹ, chúng thiếu
đi tình thương yêu chăm sóc của người còn lại (23,3 %) Những gia đình có bố hoặc
mẹ hoặc cả bố, mẹ đang phải chấp hành hình phạt tù (22,7 %)
Những đặc điểm về hoàn cảnh gia đình của các bị cáo nêu trên đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách của các em và trong điều kiện nhất định nó chính là những nguyên nhân, điều kiện dẫn các em đến con đường phạm tội
Trang 35Như vậy, khi nghiên cứu về THTP do NCTN thực hiện, nhân thân của người phạm tội CTN ở Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2005 đã cho thấy:
- NCTNPT chiếm tỷ lệ khả cao so với tổng số tội phạm xảy ra ở thành phổ
trong cùng giai đoạn.
- THTP do NCTN thực hiện có sự gia tăng đều đặn qua các năm và tăng cao nhất vào năm 2005 gần đây.
- Các tội phạm mà NCTN thực hiện chủ yếu là các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội về
ma túy; các tội xăm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
- Tỉnh chất của tội phạm do NCTN thực hiện thường là đơn giản, ít nghiêm trọng, hậu quả gây ra cho xã hội không lớn lẳm; tuy nhiên thời gian gần đây đã xuất hiện những tội phạm do NCTN thực hiện có tỉnh chất nghiêm trọng, hậu quả gây ra cho xã hội ở mức độ lớn.
- Các bị cáo là NCTNPT thường là đã bỏ học, không nghề nghiệp; tỷ lệ bị cáo
ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến đười 16 tuổi và bị cảo là nữ đang có xu hướng gia tăng.
- Các bị cáo là NCTNPT thường xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh không hoàn thiện (có khuyết tật) như kỉnh tế khó khăn; cha mẹ thiếu quan tâm chăm sóc, dạy dỗ con cái; những gia đình tan vỡ vì bố mẹ ly hôn; những gia đình có bố hoặc mẹ, hoặc cả bổ, mẹ đang phải chấp hành hình p h ạ t tù.