Hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Tổ chức tín dụng (TCTD) là các trung gian tài chính có vai trò quan trọngtrong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững Vì vậy việc đảm bảo an toànhoạt động của các TCTD có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.Tuy vậy, hoạt động của các TCTD luôn tiềm ẩn những rủi ro, trong thực tế hoạtđộng tín dụng của các TCTD Việt Nam trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ nợ khôngđủ tiêu chuẩn còn cao và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc Có nhiều nguyênnhân gây ra rủi ro, một trong những nguyên nhân chính là TCTD thiếu thông tin cầnthiết về khách hàng vay, đặc biệt là thông tin xếp hạng doanh nghiệp Do đó, việccó được những thông tin cần thiết về khách hàng vay có vai trò quan trọng trongviệc đảm bảo an toàn cho hoạt động của các TCTD nói riêng và ngành Ngân hangnói chung.
Thông tin về xếp hạng doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động củaTCTD và các chủ thể kinh tế khác như: tạo thêm một kênh thông tin quan trọng choNgân hàng Nhà nước (NHNN) trong công tác hoạch định, thực thi chính sách tiềntệ; một mặt giúp các TCTD lựa chọn những khách hàng tốt, có khả năng trả nợ, mặtkhác thông qua định hạng khách hàng hiện có của mình để có những chính sách tíndụng hợp lý, như tăng dự phòng rủi ro hoặc tăng cường giám sát đối với nhữngkhoản vay có vấn đề; đồng thời, kết quả xếp hạng doanh nghiệp giúp cho các doanhnghiệp nắm rõ được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bạn hàng; củachính doanh nghiệp đó để có những phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư phùhợp Vì thế, trên thế giới có nhiều cơ quan, tổ chức chuyên môn cung cấp thông tinvề xếp hạng doanh nghiệp để phục vụ cho TCTD và các chủ thể khác trong nềnkinh tế.
Trung tâm Thông tin tín dụng (có tên tiếng Anh là Credit Information Centre- viết tắt là CIC) hoạt động với mục đích thu thập và cung cấp thông tin chuyêndùng phục vụ cho hệ thống ngân hàng và một số tổ chức kinh tế khác Tính đến cuối
Trang 2năm 2007, kho dữ liệu CIC thu thập và lưu trữ thông tin của hơn 8,5 triệu kháchhàng có quan hệ tín dụng với các TCTD, bao gồm khoảng 120.000 khách hàng làdoanh nghiệp, từ đó đã tạo ra trên 30 sản phẩm thông tin tín dụng, trong đó có sảnphẩm về xếp hạng doanh nghiệp để cung cấp cho các cơ quan Nhà nước; các TCTDvà các tổ chức kinh tế khác khi có nhu cầu Như vậy, sản phẩm xếp hạng doanhnghiệp còn giúp cho danh mục sản phẩm cung cấp ra của CIC được phong phú vàđa dạng nhằm hoàn thiện, uy tín hoạt động của CIC trong môi trường kinh tế hiệnnay Tuy nhiên, việc xếp hạng doanh nghiệp là một nghiệp vụ mới, có thể nói CIClà một cơ quan đầu tiên tại Việt Nam xây dựng và thực hiện nghiệp vụ này, do đócòn nhiều hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh củacác TCTD và của các chủ thể kinh tế khác trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tạiTrung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” được chọn,
nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp cũng như xếp hạng doanh nghiệptrên phương diện lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay đối với CIC.
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Xếp hạng doanh nghiệp là một lĩnh vực rất rộng, bao hàm nhiều chủ thểnghiên cứu và phạm vi đối tượng khác nhau Trong khuôn khổ một luận văn thạcsỹ, đề tài này giới hạn:
- Đối tượng xếp hạng là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tại ViệtNam, không áp dụng đối với loại thành phần kinh tế là cá nhân.
Trang 3- Chủ thể xếp hạng doanh nghiệp là Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàngNhà nước giai đoạn 2003 - 2008.
4 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ nhận thức về cơ sở lý luận của việc xếp hạng doanh nghiệp đốivới hoạt động thông tin tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, tham khảokinh nghiệm của các cơ quan thông tin tín dụng tại một số nước tiên tiến, kết hợpđánh giá thực trạng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm thông tin tíndụng để đưa ra giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng trong hoạt động TTTD củaCIC.
Luận văn kết hợp một số phương pháp trong nghiên cứu khoa học là:- Phương pháp duy vật biện chứng;
- Phương pháp duy vật lịch sử;- Phương pháp tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp thống kê điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh và phối hợpdùng các bảng biểu, mô hình, sơ đồ để minh hoạ.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dungchính của luận văn gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về xếp hạng doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tíndụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâmThông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trang 4CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XẾP HẠNGDOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về xếp hạng doanh nghiệp đối với các tổ chức kinh tế trong nềnkinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm xếp hạng doanh nghiệp
1.1.1.1 Xếp hạng doanh nghiệp
Xếp hạng hoạt động kinh doanh doanh nghiệp là việc so sánh, đối chiếu cácthông tin, dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã đượcphân tích theo một số tiêu chuẩn chung nào đó, để đưa ra vị trí, thứ hạng của doanhnghiệp đó trong tổng thể thứ hạng đã được quy định sẵn
Phân tích hoạt động kinh doanh doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu cácthông tin, dữ liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Quá trình đó được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đếntư duy trừu tượng, tức là thong qua việc quan sát thực tế, thu thập thông tin dữ liệu,xử lý phân tích các thông tin dữ liệu đó để tìm nguyên nhân và đề ra các định hướnghoạt động, các giải pháp, biện pháp thực hiện các định hướng đó
Việc xếp hạng hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bao gồm hai công đoạnđộc lập là phân tích và xếp hạng, nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết hữu cơ.Phân tích doanh nghiệp là tiền đề, cơ sở cho việc xếp hạng
Quá trình xếp hạng hoạt động kinh doanh doanh nghiệp diễn ra phổ biến vàthường xuyên tại các chủ thể kinh tế, chúng mang nhiều tính chất khác nhau và phụthuộc vào đối tượng cũng như giải pháp quản lý mà chủ thể áp dụng Do đó, khôngcó một phương pháp xếp hạng cụ thể nào đối với mỗi đối tượng nghiên cứu đượcquy định chung cho các chủ thể kinh tế [6,7,12].
“CREDIT RATING” là một thuật ngữ bằng tiếng Anh, được dịch sang tiếngViệt bằng nhiều cách khác nhau như: xếp hạng doanh nghiệp, xếp hạng tín nhiệm,xếp hạng tín dụng, định hạng tín dụng, xếp loại tín dụng, xếp hạng rủi ro tín dụng,chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, [28,29,30], thực ra bản chất thì đều
Trang 5giống nhau, là một quá trình gồm 2 công đoạn: phân tích và xếp hạng Để tiện trongviệc nghiên cứu, sau đây Luận văn thống nhất tên gọi chung quá trình này là xếphạng doanh nghiệp.
Xếp hạng doanh nghiệp là sử dụng một số các tiêu thức, chỉ tiêu theo mụcđích nghiên cứu để phân loại hay xác định doanh nghiệp theo một trật tự nào đó.
Xếp hạng thực chất là phân loại, song phân loại một cách liên tục thành trậttự thứ hạng theo một hay nhiều tiêu thức khác nhau.
Việc xếp hạng doanh nghiệp là một quá trình từ khi xác định mục đíchnghiên cứu đến việc thu thập, xử lý thông tin, đánh giá chất lượng thông tin và đưara kết quả về thứ hạng của doanh nghiệp theo một số tiêu chuẩn chung.
Bản chất của việc xếp hạng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngânhàng là việc áp dụng các phương pháp, công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toánvà các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình hoạt động của doanhnghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệpđó cũng như đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệpđối với khoản vay nhất định như trả lãi và gốc nợ vay khi đến hạn, nhằm xác địnhrủi ro trong hoạt động cấp tín dụng Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từngdoanh nghiệp và được xác định thông qua qui trình xếp hạng bằng thang điểm, tuânthủ theo các nguyên tắc nhất định và phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở dựavào các thông tin tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp đó tại thời điểm xếphạng.
1.1.1.2 Mục tiêu của việc xếp hạng doanh nghiệp
Trong quá trình thực hiện, tùy theo giác độ nghiên cứu của chủ thể, có thể cómục tiêu khác nhau về xếp hạng doanh nghiệp Đứng trên giác độ hoạt động ngânhàng thì việc xếp hạng doanh nghiệp có một số mục tiêu chính sau:
Thứ nhất, là đánh giá khả năng tin cậy về tài chính của doanh nghiệp khi
đứng trên giác độ ngân hàng Dựa trên cơ sở số liệu, các báo cáo tài chính và báocáo khác của doanh nghiệp để nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinhlời, khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp nhằm xác định
Trang 6khả năng thu hồi vốn và lãi vay Nói cách khác, mục đích của việc xếp hạng doanhnghiệp là đo lường trước các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng để đưa racác quyết định hợp lý về lãi suất, hạn mức tín dụng, các quyết định cho vay, khôngcho vay, hay thu hồi nợ
Thứ hai, là phục vụ công tác điều hành quản lý của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN), giúp NHNN có thêm thông tin hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách tiềntệ tín dụng hợp lý và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, xếp hạng doanh nghiệp còn giúp cho chính các doanh nghiệp biết
được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và của bạn hàng để cónhững quyết định chính xác trong tương lai
1.1.1.3 Yêu cầu của việc xếp hạng doanh nghiệp
Việc xếp hạng doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Tính đầy đủ: thông tin đầu vào phải đảm bảo kịp thời, trung thực, tin cậy,
đây là yêu cầu hàng đầu đối với mọi nguồn thông tin nói chung Tính đầy đủ xáccủa thông tin được hiểu theo nghĩa là thông tin đó phải xác thực, có nguồn cung cấprõ ràng, đáng tin cậy và phải thường xuyên được cập nhật Tính đầy đủ còn thể hiệnqua việc tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá đúng đối tượng cầnnghiên cứu
Tính chính xác: xếp hạng doanh nghiệp và các chỉ tiêu phân tích phải khoa
học, được áp dụng rộng rãi, được thừa nhận trong khu vực, quốc tế và phù hợp vớihoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, phù hợp với khả năng trình độ nhưng phải cótính khả thi cao.
Tính khách quan: kết quả xếp hạng doanh nghiệp được công bố rộng rãi và
phải do các tổ chức xếp hạng trung gian đứng ra thực hiện để đảm bảo tính kháchquan, không có liên quan về lợi trong việc đưa ra kết quả xếp hạng.
Tính trung thực: trong quá trình phân tích và xếp hạng, các thông tin, dữ liệu
sử dụng để phân tích, cũng như kết quả xếp hạng đối doanh nghiệp phải được đảmbảo trung thực, giữ nguyên bản chất, không được làm sai lệch thông tin theo ýmuốn chủ quan của bất kỳ đối tượng nào
Trang 71.1.1.4 Chủ thể trong xếp hạng doanh nghiệp
Thực tế hiện nay trên thế giới và các nước trong khu vực thường có 2 loạichủ thể trong xếp hạng doanh nghiệp gồm: các công ty chuyên xếp hạng doanhnghiệp (hoặc công ty thông tin tín dụng) và các Ngân hang thương mại (NHTM).
Các công ty xếp hạng tín dụng có thể là các công ty lớn có tính toàn cầu như:Moody’s, Standard and Poor, First Rating, hoặc có thể là những công ty nhỏ hơn ởtại từng nước như Credit Bureau Singapore, Joint Credit Information Center Taipei.Ở Việt Nam, CIC có mô hình hoạt động như các công ty của Singapore hay Taipei.
Chủ thể chính được đề cập trong Luận văn là CIC, với mục tiêu phục vụcông tác quản lý, điều hành của Thống đốc NHNN, giúp các TCTD trong công tácquản trị rủi ro tín dụng và giúp các tổ chức khác trong việc đánh giá năng lực hoạtđộng của doanh nghiệp Ngoài ra, việc xếp hạng doanh nghiệp được thực hiện tạiCIC nhằm đa dạng hoá sản phẩm của CIC, phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin.
1.1.1.5 Đối tượng xếp hạng doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, một tập hợp gồm những bộ phậngắn bó với nhau, có vốn và các phương tiện vật chất, kỹ thuật, hoạt động theonhững nguyên tắc và mục tiêu thống nhất, thực hiện hạch toán kinh doanh hoànchỉnh, có nghĩa vụ và được hệ thống pháp luật thừa nhận cũng như bảo vệ.
Vì vậy, đối tượng xếp hạng doanh nghiệp là các doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế, đang hoạt động tại Việt Nam
1.1.2 Vai trò của xếp hạng doanh nghiệp
1.1.2.1 Đối với tổ chức tín dụng
Hoạt động của TCTD trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạtđộng kinh tế có nhiều rủi ro Có thể nói rủi ro được xem như một yếu tố không thểtách rời với quá trình hoạt động của TCTD trên thị trường Rủi ro trong cho vay cònđược nhân lên gấp đôi, bởi vì TCTD không những phải hứng chịu những rủi ro donhững nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn gánh chịu những rủi ro do kháchhàng gây ra Hơn nữa, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể gây ra những tổn thấtto lớn cho nền kinh tế hơn bất cứ rủi ro của các loại hình doanh nghiệp khác, vì tính
Trang 8chất lây lan của nó có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế của một quốcgia và theo phản ứng dây chuyền nó có thể tác động đến hầu hết tất cả các quốc giatrên toàn thế giới.
Việc xếp hạng doanh nghiệp được thực hiện nhằm hỗ trợ TCTD trong việc:Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãisuất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt.
Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dưnợ; xếp hạng doanh nghiệp cho phép TCTD lường trước những dấu hiệu cho thấykhoản vay đang có chất lượng xấu đi hay xem khía cạnh tốt lên và có những biệnpháp áp dụng kịp thời.
Giảm chi phí và tiết kiệm thời gian quyết định một món vay.
Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, xếp hạng doanh nghiệpcòn nhằm mục đích: phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các kháchhàng có ít rủi ro hơn Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để tríchlập dự phòng rủi ro tín dụng Các ngân hàng và các tổ chức tài chính trung giankhác với tư cách là một nhà đầu tư sử dụng xếp hạng doanh nghiệp làm một tiêuchuẩn quan trọng khi quyết định cho vay, tài trợ dự án, thoả thuận swap…
1.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp
Nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và độ tín nhiệm của mìnhtrong sản xuất, kinh doanh nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế của Việt Nam, thìviệc xếp hạng tín dụng là rất cấp thiết và cần thiết Khi các doanh nghiệp tham giađánh giá tín dụng doanh nghiệp sẽ nhận được những thông tin đánh giá hết sức độclập, khách quan về tình hình sản xuất kinh doanh của mình, tự mình hiểu được mìnhvề năng lực tài chính, khả năng thanh toán, công nợ Mặt khác, doanh nghiệp cònnhận được những dịch vụ tư vấn tài chính, quản lý, thị trường Kết quả xếp hạngdoanh nghiệp hàng năm do cơ quan xếp hạng doanh nghiệp đưa ra sẽ tôn vinh cácdoanh nghiệp có vị trí xếp hạng cao, đồng thời doanh nghiệp cũng phải có giải phápkhi bị tụt hạng Điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc quảng bá và phát triển thựclực của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài.
Trang 9Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh tín dụng ngân hàng (tín dụng giữa cácngân hàng với doanh nghiệp), còn xuất hiện và phát triển hình thức tín dụng thươngmại Đây chính là quan hệ mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau trong quátrình mua bán hàng hóa Chính vì thế, thông tin về xếp hạng doanh nghiệp sẽ giúpcác doanh nghiệp tìm hiểu rõ hơn đối tác của mình, từ đó quyết định các giao dịchmua bán chịu hàng hoá, hợp tác liên doanh….
1.1.2.3 Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán
Xếp hạng doanh nghiệp có thể cung cấp cho thị trường chứng khoán một hệthống xếp hạng các công cụ tài chính, đặc biệt là các chứng khoán nợ, từ đó giúpcho các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo, so sánh, đối chiếu trước khi ra quyết địnhđầu tư cuối cùng, đầu tư vào những công cụ nào? Vì thế, hệ thống xếp hạng mà cáccơ quan xếp hạng đưa ra đóng vai trò bảo vệ các nhà đầu tư, giảm bớt rủi ro khi đầutư vào chứng khoán
Mặc dù thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang trong quá trình hình thànhvà phát triển, nhưng tương lai đó là một thị trường tài chính cao cấp trong nền kinhtế thị trường, nó cũng là công cụ cao cấp nhất của thị trường tài chính
Hệ thống xếp hạng doanh nghiệp không những có lợi cho các nhà đầu tư màcòn mang lại lợi ích cho các công ty chứng khoán Xếp hạng doanh nghiệp sẽ tạođiều kiện cho việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực hiện được dễdàng, thuận lợi hơn Mà còn góp phần quan trọng vào việc giảm bớt chi phí sử dụngvốn cho người phát hành Xếp hạng doanh nghiệp thúc đẩy nhà phát hành nâng caohơn trách nhiệm đối với các nhà đầu tư Việc xếp hạng doanh nghiệp liên quan chặtchẽ đến uy tín với nhà phát hành, điều đó thúc đẩy người phát hành thực hiện tốthơn các cam kết đối với các nhà đầu tư trong việc đảm bảo thanh toán tiền lãi vàtiền vốn vay
Xếp hạng doanh nghiệp là nhân tố quan trọng khi đánh giá mối quan hệ giữarủi ro và lợi nhuận Nhà đầu tư so sánh đánh giá lợi nhuận – rủi ro giữa các công cụđầu tư để tìm ra công cụ có lợi nhất vừa có hiệu quả vừa an toàn.
Trang 101.1.2.4 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Thông tin xếp hạng doanh nghiệp giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nướcđánh giá được đối tượng quản lý của mình, có cơ sở thông tin để so sánh theo ngànhkinh tế, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp Là nguồn thông tin tốt giúp choviệc định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá Bên cạnh vai trò như là mộtcông cụ quản lý, các tổ chức xếp hạng doanh nghiệp còn đóng vai trò như là mộttiêu chuẩn quản lý chính thức Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ranhững giải pháp thích hợp nhất để thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của cácdoanh nghiệp trong từng ngành kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung,nhằm bảo đảm một môi trường kinh tế hoạt động lành mạnh.
Đối với NHNN việc xếp hạng doanh nghiệp có thể biết được mức độ rủi rotheo từng ngành kinh tế, từ đó có chính sách tiền tệ, tín dụng thích hợp, và tổ chứcthanh tra giám sát các TCTD
1.1.2.5 Đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các đối tác nước ngoài trước khivào Việt Nam đầu tư, liên doanh liên kết, họ hầu hết đều phải thông qua một tổchức nào đó để xác định độ tin cậy của đối tác trong nước Ở Việt Nam hiện chưacó một tổ chức nào làm được các “cầu nối” quan trọng này Do vậy, có thể mộttrong những nguyên nhân mà các nhà đầu tư nước ngoài chưa mạnh dạn đầu tư vàoViệt Nam là họ thiếu những thông tin cơ bản ban đầu về thị trường Việt Nam cũngnhư thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam.
Dựa trên kết quả xếp hạng doanh nghiệp, các nhà đầu tư mới có căn cứ đểthẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư, dự báo tình hình phát triển doanh nghiệp vàđưa ra quyết định đầu tư Thông qua kết quả xếp hạng doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽhiểu rõ hơn về sức mạnh tài chính của các công ty, đánh giá năng lực tổ chức, cácmối quan hệ kinh doanh hoặc quan tâm tới việc mua cổ phiếu trên thị trường chứngkhoản của các công ty này.
Trang 111.2 Một số nội dung cơ bản của xếp hạng doanh nghiệp
1.2.1 Các phương pháp dùng trong xếp hạng doanh nghiệp
1.2.1.1.Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp phân tích thống kê thường được sử dụng bao gồm:
Phương pháp so sánh chủ yếu dựa trên sự đối chiếu, so sánh các giá trị của
doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác, so sánh các giá trị của cùng một chỉtiêu tại các thời kỳ khác nhau, hoặc so với các giá trị trung bình của ngành hay thịtrường
Phương pháp loại trừ (hay còn gọi là phương pháp thay thế) là phương pháp
xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng nghiên cứu bằng cáchloại trừ dần ảnh hưởng của các nhân tố khác Có thể dùng cách thay thế liên hoàn,có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố qua thay thế lần lượt và liên tiếp cácnhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi
Phương pháp liên hệ cân đối, là phương pháp xác định chỉ tiêu kinh tế thông
qua xác định mối quan hệ của chúng với các nhân tố khác.
Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp phân tích các hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế được xây dựng dựavào các số liệu thống kê thu thập trong các kỳ kinh doanh đã qua của doanh nghiệp.
1.2.1.2 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được thực hiện bằng cách thu thập ý kiến của các chuyêngia để đánh giá về một nội dung cần đánh giá nào đó Phương pháp này gồm 3 bướccơ bản sau:
Bước 1 - Chuẩn bị đánh giá bao gồm lập danh sách những chuyên gia đượchỏi ý kiến và xây dựng bảng câu hỏi.
Bước 2 - tập hợp các ý kiến trả lời, phân tích và hình thành bảng tổng hợpkết quả đánh giá.
Bước 3 - Tổng hợp các ý kiến đánh giá lần thứ hai.
Trang 121.2.1.3 Phương pháp chi tiết
Việc phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo những tiêu thức khácnhau như theo yếu tố cấu thành, theo địa điểm phát sinh và theo thời gian nhằmgiúp cho việc đánh giá chúng được chính xác và cụ thể, qua đó xác định đượcnguyên nhân cũng như chỉ ra được trọng điểm của công tác quản lý
Hơn nữa, phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo địa điểm phát sinhnhằm phát hiện nguồn gốc hình thành của chúng, do vậy xác định được trọng điểmcủa công tác quản lý.
1.2.1.4 Phương pháp logic biện chứng
Dựa vào thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳkinh doanh mà rút ra quy luật hoạt động của doanh nghiệp, cộng với nghiên cứu cácnhân tố tác động, các dự báo kinh tế mà đưa ra những đánh giá, kết luận về tìnhhình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.5 Phương pháp khảo sát thực tế
Là phương pháp khảo sát thực tế hoạt động của doanh nghiệp trong quá trìnhsản xuất kinh doanh để tạo cơ sở thực tiễn sát thực nhằm giúp củng cố các đánh giánhận định về tình hình hoạt động kinh doanh của cdoanh nghiệp.
1.2.2 Trình tự xếp hạng doanh nghiệp
Qua nghiên cứu những điểm chung nhất, có tính phổ cập, quá trình xếp hạngdoanh nghiệp được thực hiện và tiến hành theo trình tự sau:
Sơ đồ 1.01-Các bước tiến hành xếp hạng doanh nghiệp
1.2.2.1 Thu thập thông tin
Thu thập thông tin bao gồm: Nguồn thông tin thu thập, phương pháp, quytrình thu thập thông tin.
Thu thập thôngtin
Xác định ngành kinh tế và quy mô doanh nghiệp
Phân tích các thông tin thu thậpđược và cho điểm
Đưa ra kết quả phân tích và xếp hạng doanh nghiệptheo tiêu chuẩn nhất định
Phê chuẩnvà công bố kết quảxếp hạng
Trang 13Nguồn thu nhập: CIC thường xuyên cập nhập thông tin về khách hàng có
quan hệ với các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm các NHthương mại, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài, các công ty tài chính, côngty cho thuê tài chính và các tổ chức khác có hoạt động NH… Nguồn dữ liệu đầuvào còn được bổ sung và cập nhật thông qua việc kết nối và trao đổi thông tin vớicác kho thông tin dữ liệu của của các bộ ngành như: Bộ Kế hoạch và đầu tư, BộThương mại, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Tổng cục thuế, Tổng cục thống kê, Tổng cụchải quan, Uỷ ban chứng khoán, Cục đang ký giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tưpháp… và khai thác trên các phương tiện thông tin đại chúng Ngoài ra để đáp ứngnhu cầu về thông tin các doanh nghiệp nước ngoài CIC thương xuyên mở rộng quanhệ hợp tác quốc tế, trao đổi với các hãng thông tin quốc tế, mua lại thông tin từ cáctổ chức lưu trữ, kinh doanh thông tin quốc tế.
Phương pháp thu thập thông tin: để thu thập TTTD được chính xác, kịp thời
CIC đã sử dụng một số phương pháp sau: nối mạng máy tính với các TCTD lớn,xây dựng các phần mềm client-sever thực hiện gửii nhận TTTD qua mạng internettheo chuẩn của CIC Đối với những TCTD khác thu thập qua các thiết bị nhớ nhưCD, đĩa mềm, file… hoặc bằng các văn bản; bằng văn bản, FAX, điện thoại hoặcđiều tra trực tiếp đối với các nguồn thông tin khác; mua thông tin từ các tổ chức nhưCục thuế, Sở đầu tư….và các tổ chức kinh doanh thông tin trong và ngoài nước.
Quy trình thu thập: một số TCTD có điều kiện (TCTD quốc doanh, TCTD
cổ phần) tổng hợp thông tin từ chi nhánh sau đó truyền file trược tiếp vế trung tâm;các TCTD còn lại truyền file qua chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố sau đó chi nhánhNHNN truyền file về Trung tâm thông tin tín dụng.
1.2.2.2 Xác định ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp
Xếp hạng doanh nghiệp dựa trên tiêu chí xác định doanh nghiệp theo ngànhkinh tế, do mỗi ngành có những đặc điểm khác nhau như cơ cấu chi phí, mức độtrưởng thành, tính chu kỳ, khả năng sinh lời,
Qui mô doanh nghiệp được phân thành 3 loại: lớn, vừa và nhỏ Tình hình tàichính doanh nghiệp tại kho dữ liệu CIC cho thấy, doanh nghiệp có qui mô khác
Trang 14nhau có tình hình về vốn, tài sản, lao động cũng khác nhau và có sự cách biệttương đối rõ nét Chính vì vậy, phân loại doanh nghiệp theo qui mô là việc làmkhông thể thiếu được trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính để có thể đi đến xếphạng doanh nghiệp Hay nói cách khác, việc xếp hạng doanh nghiệp là việc so sánhdoanh nghiệp này với doanh nghiệp khác để đưa ra sự phân định thứ hạng chúng vềtín dụng, việc so sánh đó phải được đặt trong điều kiện quy mô cùng loại
1.2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm
Áp dụng các phương pháp phân tích nêu ở phần trên để phân tích các chỉ tiêutài chính và phi tài chính của doanh nghiệp thu thập được Trên cơ sở đó, dựa vàocác tiêu chuẩn được định sẵn nhất định nào đó để cho điểm đối với từng chỉ tiêu đãđược phân tích.
1.2.2.4 Đưa ra kết quả xếp hạng
Trên cơ sở bảng điểm của các chỉ tiêu, tổ chức xếp hạng đưa ra kết quả xếphạng đối với doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn được định sẵn nhất định nào đó, tùytheo mục đích của chủ thể đánh giá.
1.2.2.5 Phê chuẩn và công bố kết quả xếp hạng
Căn cứ vào kế quả xếp hạng, tổ chức xếp hạng căn cứ vào các tiêu chuẩnxem xét lần cuối và phê chuẩn kết quả xếp hạng và tổ chức công bố theo quy địnhhoặc theo yêu cầu của chủ thể sử dụng kết quả xếp hạng.
1.2.3 Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình xếp hạng doanh nghiệp
1.2.3.1 Thông tin tài chính của doanh nghiệp
Thông tin tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kếtquả kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.
1.2.3.2 Thông tin phi tài chính
Thông tin phi tài chính bao gồm: tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng; thôngtin pháp lý (địa chỉ, số điện thoại, fax, email, web, số đăng ký kinh doanh, quyếtđịnh thành lập doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp, loại hình doanh nghiệp, ngành nghềkinh doanh, thông tin tranh chấp tại tòa án ); thông tin về trụ sở làm việc (đi thuêhay sở hữu, diện tích, địa thế ), thông tin về ban lãnh đạo (họ tên, tuổi, năm kinh
Trang 15nghiệm, trình độ ), thông tin trình độ công nghệ; thông tin sản phẩm; thông tin chinhánh và công ty con (nếu có); thông tin sở hữu doanh nghiệp; thông tin lao động(số lượng, trình độ )
1.2.4 Hệ thống chỉ tiêu dùng để xếp hạng doanh nghiệp
1.2.4.1 Chỉ tiêu tài chính
Các tỷ số về khả năng thanh toán
* Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn thông thường bao gồm tiền các chứng khoán ngắn hạn dễchuyển nhượng (tương đương tiền) các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho) còn nợngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn NHTM, các TCTD khác, cáckhoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác… Cả tài sản ngắnhạn và nợ ngắn hạn đều có thời gian nhất định tới một năm Tỷ số khả năng thanhtoán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp nó chobiết mức độ các khoản nợ của các chủ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản cóthể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoảnnợ đó
* Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Là tỷ số giữa tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn Tài sản quay vòngnhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền bao gồm: tiền,chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sảnkhó chuyển thành tiền hơn trong tài sản ngắn hạn và dễ bị lỗ nhất nếu được bán Dovậy tỷ số khả năng thanh toán cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạnkhông phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho) và được xác định bằng cáchlấy tài sản ngắn hạn trừ phần dự trữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Dự trữNợ ngắn hạn
Trang 16Các tỷ số về khả năng cân đối vốn
* Tỷ số nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu = Nợ phải trảVốn CSH
Tỷ số này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanhnghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quantrọng trong phân tích tài chính Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữucông ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các món nợ Nếuchủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn thì rủi ro xảy ratrong sản xuất kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu Mặt khác bằng cáchtăng vốn thông qua vay nợ các chủ doanh nghiệp vẫn nằm quyền kiểm soát và điềuhành doanh nghiệp Ngoài ra nếu doanh nghiệp thu được lợi nhận từ tiền vay thì lợinhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể
* Tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản
Nợ phải trả so với tổng tài sản = Nợ phải trảTổng tài sản
Tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản (hệ số nợ) được sử dụng để xác định nghĩavụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn Thông thường các chủnợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càngđược đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Trong khi đó các chủ sởhữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốntoàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Song nếu tỷ số nợ quá cao doanh nghiệp dễ bịrơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán
* Khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi
Thể hiện ở tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên lãi vay Nó cho biếtmức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào Việc không trảđược các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.
Các tỷ số về khả năng hoạt động
Trang 17Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khácnhau như tài sản cố định, tài sản lưu động Do đó, các nhà phân tích không chỉ liênquan tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quảsử dụng của từng bộ phận cầu thành tổng tài sản của doanh nghiệp Chỉ tiêu doanhthu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xem xét khả năng hoạtđộng của doanh nghiệp.
* Vòng quay dự trữ (tồn kho)
Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trongnăm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩn dở dang, thành phẩm)bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x Doanh thu360* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu trong một năm
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thuTài sản cố định
Tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báocáo
* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản nó được đo bằng tỷ sốgiữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồngdoanh thu
Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thuTài sản
Các tỷ số về khả năng sinh lãi
Trang 18Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêngbiệt của doanh nghiệp thì tỉ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quảsản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp
* Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu.Nó được phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm triệu đồng doanh thu.
* Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Doanh lợi vốn chủ sở hữu –ROE)
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữuLợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách chia thu nhậpsau thuế cho vốn chủ sở hữu Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu vàđược các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanhnghiệp Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất tronghoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng
* Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận: là một chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinhdoanh tốt hay kém một cách rõ nét nhất Bất kỳ người sử dụng thông tin nào đềuxem xét yếu tố lợi nhuận của một doanh nghiệp và so sánh chúng qua các kỳ hạchtoán
* Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp làchỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, cácquỹ của doanh nghiệp và các phần kinh phí Việc tăng hay giảm nguồn vốn chủ sởhữu qua các năm là một yếu tố rất quan trọng khi xem xét đánh giá xếp hạng doanhnghiệp.
* Tốc độ tăng trưởng doanh thu: doanh thu bán hàng phản ánh toàn bộ doanhthu thực tế của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán Thực hiện so sánh doanh thu
Trang 19giữa các năm sẽ biết được giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đã bán, đã cung cấpcho khách hàng tăng hay giảm
1.2.4.2 Chỉ tiêu phi tài chính
Những chỉ tiêu phi tài chính về doanh nghiệp chủ yếu là những chỉ tiêu địnhtính, vì vậy việc phân tích chủ yếu là dùng phương pháp chuyên gia để phân tích đốivới từng doanh nghiệp, so sánh giữa các kỳ để thấy được quy luật phát triển
Tuỳ theo từng mục đích của các nhà xếp hạng doanh nghiệp mà việc lựachọn các chỉ tiêu phi tài chính có thể nhiều hay ít, sau đây là một số chỉ tiêu hayđược lựa chọn để phân tích.
Chỉ tiêu người điều hành: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ
chuyên môn, năng lực tổ chức điều hành, tư cách đạo đức, kinh nghiệm điều hành,các cương vị đã trải qua của người điều hành doanh nghiệp, Các chỉ tiêu này cóảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là vớidoanh nghiệp tư nhân và cổ phần
Chỉ tiêu lĩnh vực hoạt động: doanh nghiệp hoạt động trong ngành gì, vị trí
của ngành đó trong nền kinh tế như thế nào, sự phát triển của các doanh nghiệptrong ngành có đồng đều không, sự tăng trưởng của ngành đó ra sao, ngành đó đangtrong thời kỳ đi lên, đi xuống hay đã phát triển đến đỉnh điểm, tiềm năng hoạt độngcủa ngành này trong tương lai như thế nào, có nhiều dự án mới cạnh tranh không, Đó đều là những nhân tố tác động đến sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp
Chỉ tiêu uy tín và thị phần: thị trường tiêu thụ sản phẩm, quy mô thị trường
tiềm năng và xu thế phát triển của thị trường là mở rộng hay thu hẹp của doanhnghiệp Điều này rất quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có tên tuổi (thương hiệu) hay không, thuộc loại công ty lớn,trung bình hay nhỏ, là doanh nghiệp hàng đầu hay đứng vị trí nào trên thị trường,khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi có sự biến động của thị trường nguyênliệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm như thế nào
Trang 20Chỉ tiêu sản phẩm: sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng ra sao, đứng vị
trí nào trên thị trường sản phẩm đó, số lượng sản phẩm chiếm bao nhiêu phần trămtrên thị trường hiện tại và tương lai, khả năng tiêu thụ, sản phẩm hướng tới thịtrường nào, tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của sản phẩmđó ở trong nước và ngoài nước, sản phẩm có được hợp đồng bao tiêu không
Chỉ tiêu công nghệ sản xuất: đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản
phẩm hữu hình, công nghệ giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì công nghệ sẽ quyếtđịnh việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt và giảm giá thành, nó cóảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nhà đầutư trong đó có ngân hàng
Chỉ tiêu tổ chức quản lý: đánh giá về tổ chức quản lý của một doanh nghiệp
dựa trên tính hữu hiệu của mô hình tổ chức và bộ máy quản trị mà người ta có thểáp dụng cho một doanh nghiệp bởi mỗi doanh nghiệp có những đặc trưng đặc thù vềngành nghề sản phẩm, chiến lược kinh doanh, trình độ nhân viên
Chỉ tiêu mối quan hệ: doanh nghiệp có là thành viên của Hiệp hội hay tập
đoàn nào không, có được bảo lãnh tài chính, phi tài chính từ công ty mẹ hoặc là thưgiới thiệu của công ty có tên tuổi khác không Quan hệ với các công ty cung cấphàng hoá và tiêu thụ sản phẩm thế nào, tình hình của các công ty đó có vững chắckhông Các nhân tố này cũng có ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động của doanhnghiệp.
Chỉ tiêu thời gian hoạt động: số năm hoạt động của doanh nghiệp là một chỉ
tiêu để đánh giá doanh nghiệp, một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong mộtngành sẽ có nhiều kinh nghiệm và cơ hội thành công trong kinh doanh hơn là doanhnghiệp mới thành lập.
Chỉ tiêu lịch sử hoạt động: lịch sử hoạt động của doanh nghiệp phản ánh quá
trình hoạt động của doanh nghiệp qua các năm Đứng trên giác độ của các nhà quảnlý ngân hàng, một doanh nghiệp có lịch sử hoạt động tốt là doanh nghiệp có lịch sửhoạt động rõ ràng, không có rắc rối gì về pháp luật, vay trả nợ sòng phẳng
Trang 211.3 Các tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp
1.3.1 Quan niệm về xếp hạng doanh nghiệp
Việc xếp hạng doanh nghiệp là rất cần thiết đối với nhiều chủ thể kinh tếtrong nền kinh tế thị trường như giúp ngân hàng với tư cách các nhà đầu tư vốnphân loại khách hàng vay để ngăn ngừa hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng.Đồng thời việc xếp hạng doanh nghiệp cũng cần thiết đối với chính bản thân cácdoanh nghiệp và đối với nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khuvực Chính vì sự cần thiết đó, việc xếp hạng doanh nghiệp phải hết sức coi trọng.Nếu xếp hạng doanh nghiệp không tốt thì kết quả đưa ra sẽ không đảm bảo đúngđắn, khách quan, thậm chí còn sai lệch, khi đó việc ứng dụng nó sẽ gây ra nhữnghậu quả rất nghiêm trọng cho hoạt động của các nhà đầu tư, cho doanh nghiệp vàcho toàn bộ nền kinh tế.
Vì vậy việc nghiên cứu về xếp hạng doanh nghiệp cùng với các phươngpháp, tiêu thức để xếp hạng đối với hoạt động này là rất cần thiết làm cơ sở cho luậnvăn đưa ra các giải pháp hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp.
Quá trình xếp hạng doanh nghiệp có tốt thì tất cả các khâu trong quá trìnhnày phải được tổ chức với nội dung phù hợp và khoa học, đó là nguồn thông tin đầuvào chính xác, đầy đủ; hệ thống chỉ tiêu phân tích phải phong phú, có tính khả thi;phương pháp phân tích phải khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế; kết quả phântích phải đáp ứng được nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin
Xếp hạng doanh nghiệp được các chủ thể đánh giá coi trọng và quan tâm thìuy tín và năng lực của chủ thể đánh giá sẽ cao Xếp hạng doanh nghiệp tác động đếntất cả mọi đối tượng từ chủ thể đánh giá, đối tượng phân tích và người sử dụng kếtquả Vì vậy, có thể coi xếp hạng doanh nghiệp là nội hàm của hoạt động thông tintín dụng Hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tức là nâng cao năng lực, uy tín củachủ thể phân tích, là tìm các giải pháp để hoàn thiện qui trình phân tích, xếp hạngdoanh nghiệp sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu và yêu cầu đặt ra của chủthể đánh giá.
Trang 22Xếp hạng doanh nghiệp còn được thể hiện ở việc phải đặt nghiệp vụ nàytrong mối quan hệ biện chứng với môi trường kinh doanh, môi trường kinh tế, chínhtrị, xã hội và khả năng đáp ứng của ngân hàng Cơ sở của việc xếp hạng doanhnghiệp là các thông tin thu thập được Với những phương pháp phân tích và các chỉtiêu phân tích phù hợp với mục đích nghiên cứu, các cơ quan xếp hạng doanhnghiệp có thể làm rõ thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh cả về nguồn lực, tiềmnăng, lợi thế kinh doanh cũng như những rủi ro tiềm ẩn về khả năng trả nợ củadoanh nghiệp để các nhà đầu tư vốn kịp thời đưa ra những quyết sách phù hợpnhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh Từđó, đưa ra thông tin bổ sung cho các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý,hoạch định, thực thi chính sách kinh tế [30,31].
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp
1.3.2.1 Nguồn thông tin
Nguồn thông tin đầu vào là cơ sở cho quá trình xếp hạng doanh nghiệp, tuỳtheo mục tiêu phân tích của các cơ quan xếp hạng mà lượng thông tin đầu vào cầnphải thu thập nhiều hay ít Yêu cầu của việc thu thập thông tin đầu vào cho quá trìnhxếp hạng doanh nghiệp là thông tin phải trung thực và tin cậy, vì nếu có sai sót ngaytừ thông tin đầu vào thì dù việc phân tích có chuẩn xác đến đâu cũng đưa ra kết quảsai lệch nghiêm trọng Nguyên liệu đầu vào của việc xếp hạng doanh nghiệp có ởrất nhiều nơi, nằm rải rác ở các cơ quan đơn vị khác nhau Để có thể thu thập đượcnguồn số liệu này đảm bảo tính chính xác cao thì các cơ quan xếp hạng nên thu thậplại từ các NHTM, các cơ quan của Chính phủ và cơ quan thông tin khác được phépthu thập thông tin
1.3.2.2 Quy trình xếp hạng
Như đã trình bày ở trên, các cơ quan xếp hạng tín dụng thường tiến hành việcphân tích, xếp hạng doanh nghiệp qua 5 bước Quy trình hợp lý là một trong nhữngtiêu thức để đánh giá kết quả của việc xếp hạng doanh nghiệp, sự hợp lý của quytrình được thể hiện ở sự đúng đắn ở từng bước của quy trình
Trang 23Thu thập tài liệu và xử lý số liệu, đây là bước quan trọng, ảnh hưởng rất lớnđến kết quả phân tích Tài liệu thu thập phải đầy đủ, không mâu thuẫn giữa các sốliệu thu thập và phải được sưu tầm qua các năm hoạt động, các số liệu kế hoạch dựkiến để làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá phân tích.
Xây dựng các biểu bảng, các chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình hình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở các tài liệu và số liệu thu thập, xây dựngcác bảng biểu, đồ thị, xác định các chỉ tiêu kinh tế để nêu thực trạng hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động doanh nghiệp,thực chất ở bước này là nhà phân tích nghiên cứu nguyên nhân khách quan và chủquan ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng xấu đến kết quả và hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, đến từng khâu, từng giai đoạn của quá trình kinh doanh Đồng thời,trong bước này nhà phân tích sử dụng phương pháp thích hợp để xác định múc độảnh hưởng của từng nhan tố đến đối tượng nghiên cứu.
Tổng hợp kết quả phân tích, đưa ra các kết luận đánh giá thực trạng hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Nếu như ở các bước trên đưa ra các đánh giácục bộ từng hoạt động hoặc từng khía cạnh khác nhau của quá trình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp như tình hình doanh thu; tình hình thị trường tiêu thụ sảnphẩm, tình hình lợi nhuận; tình hình sử dụng vốn thì ở bước này, các nhà phân tíchtổng hợp lại các kết quả phân tích để dưa ra nhận định chung tổng hợp đánh giáthực trạng hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm mặt mạnh, mặt còn tồn tại,nêu các tiềm năng trong hoạt động chưa được khai thác hết.
Xây dựng định hướng và đưa ra các giải pháp cụ thể, trên cơ sở những mặtmạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, đề ra những giải pháp khắc phục mặt yếu và pháthuy mặt mạnh, xây dựng định hướng phát triển trong thời gian tới nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.2.3 Lựa chọn các chỉ tiêu phân tích
Kết quả của việc xếp hạng doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc lựachọn các chỉ tiêu phân tích của cơ quan xếp hạng doanh nghiệp Tuỳ từng mục đích
Trang 24xếp hạng mà các chủ thể xếp hạng lựa chọn các chỉ tiêu phân tích khác nhau Cácchỉ tiêu phân tích thường được chia ra hai loại đó là các chỉ tiêu tài chính và các chỉtiêu phi tài chính.
Đối với các chỉ tiêu tài chính, phân tích tình hình tài chính là quá trình xem
xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ Thôngqua việc phân tích tình hình tài chính có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinhdoanh cũng như những rủi ro trong tương lai, và triển vọng của doanh nghiệp
Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơntới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệtquan tâm đến tình hình khả năng thanh toán của người vay Trong khi đó, các nhàđầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất –kinh doanh, họ cũng cần nghiên cứu tình hình khả năng thanh toán để đánh giá khảnăng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận đểdự tính khả năng trả nợ cuối cùng của doanh nghiệp Bên cạnh đó, họ cũng chútrọng đến tỷ số về cơ cấu vốn thì sự thay đổi tỷ số này ảnh hưởng đáng kể tới lợi íchcủa họ
Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và trong từng trường hợp các tỷ sốđược lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô hoạt động của phân tích
Thông tin phi tài chính doanh nghiệp là rất cần thiết trong quá trình xếp
hạng doanh nghiệp, nó khắc phục được nhược điểm của thông tin tài chính, thôngtin chưa phản ánh được xu thế phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, điều nàyrất quan trọng đối với nhà đầu tư trong việc phán đoán tình huống có thể xẩy ra rủiro dẫn đến không thu hồi được vốn trong tương lai Các thông tin phi tài chính córất nhiều loại, vấn đề đặt ra là phải chuẩn hoá và xây dựng một số chỉ tiêu cơ bản đểphân tích và đưa ra những phán đoán về diễn biến kinh doanh của doanh nghiệp.Tuỳ từng mục đích của các chủ thể phân tích mà lựa chọn các chỉ tiêu nào, nhiềuhay ít các chỉ tiêu phi tài chính.
Trang 251.3.2.4 Xác định ngành kinh tế và quy mô doanh nghiệp
Xác định ngành kinh tế và quy mô doanh nghiệp là một khâu quan trọng vàảnh hưởng lớn đến quá trình xếp hạng doanh nghiệp Hiện nay, mỗi cơ quan xếphạng doanh nghiệp đều có cách xác định ngành kinh tế và quy mô hoạt động chocác doanh nghiệp đưa vào phân tích khác nhau
Việc xếp hạng doanh nghiệp được đặt trong bối cảnh ngành do mỗi ngành cónhững đặc điểm khác nhau như cơ cấu chi phí, mức độ tăng trưởng, tính chu kỳ, khảnăng sinh lời, khả năng bị ảnh hưởng do có những sản phẩm thay thế, môi trườngpháp lý, cơ sở khách hàng và nhà cung ứng, tính cạnh tranh trong từng ngành
Đặc trưng của mỗi ngành nghề khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triểnvọng tăng trưởng, về mức vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lời, khả năngcạnh tranh, sản phẩm thay thế Do đó, việc xây dựng một hệ thống phân loại ngànhkinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, trên cơ sở phân loại ngành để đánh giá, so sánhgiữa các doanh nghiệp trong ngành mới thực sự có ý nghĩa.
Với những ngành nghề khác nhau thì đặc trưng của từng ngành đó là khácnhau, cho nên đối với các chỉ tiêu tài chính thì mỗi ngành cũng có những mứcchuẩn khác nhau, có những ngành coi trọng chỉ tiêu này nhưng lại có những ngànhcoi trọng chỉ tiêu khác (ví dụ như những ngành công nghiệp thì coi trọng các chỉtiêu phân tích năng lực tài sản, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, trong khi cácngành thương mại dịch vụ lại coi trọng những chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sửdụng vốn ngắn hạn) Do đó không thể áp dụng chuẩn của ngành nghề này vàongành nghề khác và trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không thể ápdụng phân tích, chú trọng tất cả các chỉ tiêu như nhau ở mọi ngành nghề.
Hệ thống xác định ngành kinh tế dùng để xếp hạng doanh nghiệp phải phùhợp với trình độ phát triển nền kinh tế và môi trường pháp lý của từng quốc gia, tuynhiên cũng phải gần sát với thông lệ chuẩn quốc tế.
Trong thực tế việc xác định ngành kinh tế luôn luôn gặp khó khăn vì nhữngtiêu chuẩn làm căn cứ cho việc xác định không đáp ứng được mọi yêu cầu Ngoài
Trang 26ra, còn vấn đề ranh giới khi một hoạt động nằm giữa ranh giới hai ngành, cũng nhưtrong trường hợp hoạt động đa ngành.
Việc xác định ngành kinh tế là tùy theo điều kiện hoàn cảnh mỗi nước,không thể áp đặt hoặc học tập duy ý chí được Các cơ quan đánh giá có thể căn cứtheo cách xác định ngành kinh tế của Chính phủ hoặc tự đưa ra một cách xác địnhriêng cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm, điều kiện của mình.
Quy mô của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần được xét, bởi doanhnghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh vànâng cao ưu thế cạnh tranh khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có nhữngưu thế về quy mô sản xuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính Nhữngdoanh nghiệp có quy mô nhỏ thường chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm vàđôi khi có những sản phẩm lại mang tính chất thời vụ, nên vị thế doanh nghiệp sẽ cóthể bị đánh giá thấp hơn.
Việc xác định quy mô thường căn cứ vào các chỉ tiêu như quy mô vốn kinhdoanh, doanh thu, tổng số lao động, nộp thuế
1.4 Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng doanh nghiệp và bài học kinhnghiệm cho Việt Nam
1.4.1 Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng doanh nghiệp
1.4.1.1 Phương pháp xếp hạng tín dụng của công ty KPMG
Trong quá trình xếp hạng tín dụng, công ty KPMG đã sử dụng các bước nhưsau:
Xác định các yếu tố xếp hạng: để tíên hành quá trình xếp hạng tín dụng,
công ty KPMG đã đưa ra một số yếu tố cơ bản sau:
Một là, phân tích vị trí tài chính
Trang 27Phân tích vị trí tài chính là xem xét tình hình tài chính của khách hàng, vấnđề doanh thu, chất lượng các khoản phải thu hay chất lượng của tài sản có, tỷ lệphần trăm hàng tồn kho, vấn đề tiền mặt, tính toán được tài sản thực của kháchhàng.
Loại A: được xếp hạng đối với khách hàng có nhiều tài sản dễ thanh khoản
mạnh, hoạt động kinh doanh có lãi, dòng tiền mặt đầy đủ, tỷ lệ nợ thấp, có hai dòngtiền lãi của khách hàng và phần tính khấu hao, khách hàng ít phụ thược vào bình ổntỷ giá hối đoái và lãi suất.
Loại B: các khách hàng có vị trí tài chính xếp hạng B là khách hàng có lãi ít,
khả năng thanh toán có thể chấp nhận được, có tỷ lệ nợ tương đối, có hai nguồn trảnợ, chu chuyển tiền mặt nhỏ hơn tổng các chi phí hoạt động cộng với mua sắm tàisản Các khách hàng này có thể đối phó với những thay đổi nhỏ về tỷ giá hối đoáivà lãi suất.
Loại C: xếp hạng này đối với khách hàng có lãi thấp, gần bằng 0, khả năng
thanh toán kém, có tỷ lệ nợ cao, chỉ có một nguồn trả nợ, dòng tiền mặt kém, dòngtiền nhỏ hơn tổng thanh toán nợ gốc và lãi, tổng số vốn lưu động phải nhỏ hơn cácvấn đề phát sinh, rủi ro về ngoại tệ và lãi suất là yếu tố dễ bị tổn thương nhiều.
Loại D: được xếp hạng này đối với khách hàng hoạt động lỗ, không có khả
năng thanh toán, phải bán tài sản để tồn tại, tỷ lệ nợ quá cao, nguồn trả nợ khôngtương xứng, che dấu việc tăng vốn lưu động, hoạt động kinh doanh lỗ.
Hai là, thanh toán nghĩa vụ nợ và các nghĩa vụ theo hợp đồng
Loại A: xếp hạng này đối với khách hàng luôn thực hiện nghĩa vụ nợ và các
vụ khách theo hợp đồng đúng hạn, mức độ sử dụng tài khoản cao.
Loại B: đối với khách hàng thực hiện các nghĩa vụ thường chậm hơn 90
ngày, đôi khi thấu chi, số dư trung bình cao, mức độ sử dụng tài khoản ở mức trungbình, có vi phạm hợp đồng, có các khoản vay mới hỗ trợ.
Loại C: khách hàng có chi trội mang tính định kỳ, mức độ sủ dụng tài khoản
thấp, vi phạm hợp đồng lên tới 180 ngày, gia hạn khoản vay nhằm che dấu vấn đềvề tài chính, không cân đối tài khoản theo định kỳ, chứng từ kém.
Trang 28Loại D: thường xuyên chi trội, vi phạm hợp đồng lớn hơn 180 ngày, các
khoản gia hạn dùng để chi trả lãi vay, chứng từ pháp lý kém (vay hoặc khế ước cầmcố).
Loại E: các khoản vay mới để chi trả lỗ hoạt động, chứng từ hoặc thị trường
không có khả năng thanh lý tài sản đặt cọc ở mức giá dự đoán.
Ba là, chất lượng quản lý, quản trị doanh nghiệp
Loại A: là khách hàng có bộ phận quản lý, quản trị doanh nghiệp đủ khả
năng, đủ điều kiện, có tầm nhìn chiến lược rõ ràng, có tính chuyên nghiệp cao, hệthống kiểm soát và hệ thống thông tin quản lý tốt, kiểm toán độc lập tốt.
Loại B: là khách hàng có bộ phận quản lý, quản trị doanh nghiệp đủ khả
năng, đủ điều kiện, có tầm nhìn chiến lược rõ ràng, có tính chuyên nghiệp cao, hệthống kiểm soát và hệ thống thông tin quản lý tốt, kiểm toán độc lập tốt.
Loại C: là khách hàng có bộ phận quản lý, quản trị doanh nghiệp đủ khả
năng, đủ điều kiện không bị nghi ngờ về tính trung thực, có một số vấn đề về chiếnlược, hệ thống kiểm soát, hệ thống quản lý thông tin đang được cái thiện Vốn sỡhữu và nhà quản lý có những cam kết với doanh nghiệp, kiểm toán độc lập có thểchấp nhận đựợc.
Loại D: chất lượng quản lý, quản trị của khách hàng yếu kém, năng lực thấp,
kinh nghiệm ít, bị nghi ngờ về tính trung thực, không có tầm nhìn về tính trungthực, không có tầm nhìn chiến lược, hệ thống kiểm soát và hệ thống thông tin quảnlý kém, bộ phận quản trị doanh nghiệp có xung đột, kiểm toán độc lập kém.
Loại E: chất lượng quản lý, quản trị doanh nghiệp kém, không có năng lực,
không hợp tác, có thái độ thù địch, bị nghi ngờ về tính trung thực, thiếu kiểm soáthệ thống quản lý thông tin, có vấn đề về quyền sỡ hữa, không có nguồn vốn mới,kiểm toán độc lập kém.
Bốn là, điều kiện ngành kinh tế
Loại A: được xếp hạng đối với các loại khách hàng hoạt động trong ngành
kinh tế chấp nhận được, có đủ nhu cầu, khả năng sinh lãi đủ, cạnh tranh ở mức tốithiểu.
Trang 29Loại B: được xếp hạng đối với khách hàng hoạt động trong ngành kinh tế có
vấn đề, thu nhập giảm cạnh tranh tăng,chi phí hoạt động tăng, trong ngành bất độngsản: tỷ lệ sử dụng phòng hoặc năng lực tiếp nhận khách giảm.
Loại C: được xếp hạng cho các khách hàng hoạt động trong ngành hay thay
đổi, doanh nghiệp yếu đang chịu nhiều áp lực, thu nhập giảm, nhu cầu giảm, rủi rotự do hoá , rủi ro về nguyên liệu thô, rủi ro mất giá tiền tệ , giá cả chịu sự giám sát.
Loại D: được xếp hạng cho các khách hàng hoạt động trong ngành kém,
không có lãi, cạnh tranh giá gay gắt, rủi ro tự do hoá cao, giá giảm cần thiết phải táicơ cấu hoạt động.
Loại E: được xếp hạng đối với khách hàng hoạt động trong ngành đang chết
dần, nhiều yếu điểm về cơ cấu và bị lỗi thời.
Năm là, vị thế của khách hàng trên thị trường
Loại A: được xếp hạng đối với loại khách hàng có vị thế trên mức trung
bình, có vị thế canh trạnh mạnh, sản phẩm và thị trường tốt, thị phần cao.
Loại B: trong mức trung bình của ngành, một số yếu điểm về cạnh tranh.Loại C: dưới mức trung bình, có vấn đề về cạnh tranh được xác định yếu
điểm và công nghệ.
Loại D: thấp hơn mức trung bình trong ngành, vấn đề cạnh tranh nghiêm
trọng, vấn đề công nghệ nghiêm trọng, phải có nhu cầu cấp thiết để hiện đại hoá,đang mất thị trường có vấn đề về sản phẩm.
Loại E: có phân mảng thấp, không thể cạnh tranh, công nghệ, lạc hậu, sản
phẩm kém, có rủi ro về quốc gia, vai trò hầu như không còn.
Sáu là, triển vọng tồn tại
Loại A: không có rủi ro nghiêm trọng, động cơ bù đắp thâm hụt trong tài
khoản cao.
Loại B: sẽ vượt qua các khó khăn, có khả năng dễ đối phó chủ sỡ hữu có thể
hỗ trợ, có vốn mới nếu cần, không có vấn đề nghiêm trọng về lao động.
Trang 30Loại C: phụ thuộc vào tài trợ, hỗ trợ của chủ sỡ hữu, cần chính sách tiếp thị
mới, rủi ro tiềm tàng trong tương lai, dôi dư lao động thấp, sản phẩm và thị trườngcó thể phục hồi.
Loại D: có vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Loại E: bị nghi ngờ, thanh lý, bị phân đoạn, giá trị dựa vào sự thanh lý,
người mua tối thiểu.
Xếp hạng các yếu tố theo các hạng A, B, C, D, E
4 Vị trí của doanh nghiệp trong ngành C = 3 5 Điều kiện tài chính của doanh nghiệp C = 3
Xác định % trọng số
Phần này nhằm xác định trọng số có thể của các chỉ tiêu của việc xếp hạng.Xác định mức độ tập trung và mức độ quan trọng cho từng yếu tố cụ thể để đưa raquyết định xếp hạng toàn diện Phần phân bổ này do ý kiến chủ quan của từngchuyên gia trong quá trình định hạng tín dụng.
4 Vị trí của doanh nghiệp trong ngành 10% 5 Điều kiện tài chính của doanh nghiệp 20%
Tính toán xếp hạng cho khách hàng
Phần này nhằm áp dụng trọng số của đặc điểm các mức riêng biệt vào việcđánh giá hạng toàn diện của từng khách hàng Trong phần này sử dụng các phần
Trang 31đánh giá và phân bổ trọng số để tính toán, đưa ra tổng số điểm của khách hàng vàđưa ra định hạng tín dụng cho từng khách hàng.
Điểm số của các hạng được phân như sau: A = 1 điểm; B = 2 điểm; C = 3điểm; D = 4 điểm; E = 5 điểm A là hạng cao nhất, E là hạng thấp nhất [22]
1.4.1.2 Cách xếp hạng của Moody's và Standar &Poor
Moody's và Standar &Poor đã đưa khái niệm về xếp hạng tín dụng như sau:xếp hạng tín dụng là sự đánh giá hiện thời về khả năng và mức độ sẵn sàng trả nợgốc, lãi của một người đi vay đối với mỗi khoản vay nhất định trong suốt thời hạnhiệu lực của khoản vay đó.
Khái niệm trên cho thấy những nét đặc trưng cơ bản của xếp hạng tín dụnglà:
- Ý kiến đánh giá có tính chất chủ quan của các chuyên gia xếp hạng tíndụng;
- Chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định;
- Xếp hạng tín dụng cho một nhà phát hành nhưng phải gắn liền với mộtkhoản vay nợ của nhà phát hành đó;
- Đối với những đợt vay nợ được bảo lãnh thanh toán, xếp hạng tín dụng củađợt vay đó là xếp hạng tín dụng của đơn vị bảo lãnh.
Các ký hiệu của bảng xếp hạng tín dụng
Do bảng ký hiệu xếp hạng tín dụng của ông John Moody được thiết lập từ 3chữ cái A, B, C rất đơn giản và tiện lợi nên hiện nay bảng ký hiệu xếp hạng tín dụngcủa ông đã được tất cả các công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới sử dụng như mộtchuẩn mực để xây dựng bảng ký hiệu cho công ty mình Tuy nhiên, lúc đầu mới chỉtiến hành xếp hạng tín dụng cho các công cụ nợ dài hạn, ngày nay bảng xếp hạng tíndụng được mở rộng cho cả các công cụ nợ ngắn hạn (theo phụ lục 1.01 - Bảng kýhiệu xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ dài dạn; phụ lục 1.02 - Ký hiệu xếp hạng tíndụng sử dụng cho nợ ngắn hạn; phụ lục 1.03 - Tỷ lệ phá sản của các loại xếp hạngtín dụng theo cách xếp hạng của Moody’s)
Quy trình xếp hạng tín dụng
Trang 32Việc xếp hạng tín dụng được tiến hành theo 3 giai đoạn như sau:
Sơ đồ 1.02 - Sơ đồ quy trình xếp hạng tín dụng của Moody’s
(Nguồn tham khảo từ kinh nghiệm của Moody’s)
Giai đoạn 1: Thu thập các thông tin về nhà phát hành thông qua nguồn thông
tin công khai, nhà phát hành cung cấp (chủ yếu là Bản cáo bạch) và các nguồnthông tin liên quan khác Các thông tin được sắp xếp theo hệ thống các chỉ tiêu, baogồm các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng.
Giai đoạn 2: Phân tích, đánh giá, ấn định mức độ tín nhiệm cho nhà phát
hành Mức độ xếp hạng tín dụng này được Hội đồng xếp hạng tín dụng của công tyxem xét và phê chuẩn thông qua lần cuối Phương pháp phân tích so sánh các chỉtiêu của nhà phát hành cần xếp hạng với nhóm các nhà phát hành tương tự khác đãđược xếp hạng.
Giai đoạn 3: Công bố ra công chúng Sau khi được Hội đồng xếp hạng tíndụng thông qua, kết quả xếp hạng tín dụng được công bố công khai ra công chúng(trường hợp nhà phát hành còn kiến nghị thì phải cung cấp cung cấp thêm thông tinđể công ty xếp hạng tín dụng phân tích, đánh giá và có thể đưa ra ý kiến xếp hạngtín dụng mới, khi xếp hạng tín dụng mới này được hai bên chấp nhận nó sẽ đượccông bố ra công chúng; nếu công ty không đồng ý và không muốn có xếp hạng tíndụng đó thì kết quả sẽ bị huỷ bỏ).
Qua việc nghiên cứu trên cho thấy thực tế có rất nhiều cách phân loại khácnhau, có thể cho điểm từng nhân tố riêng rẽ, có thể cho điểm tổng hợp được sắptheo số thứ tự hoặc thứ tự A, B, C… Tuy nhiên hiện nay cách phân hạng doanhnghiệp theo thứ tự A, B, C… giống như cách phân hạng của Moody’s và Standar &Poor là tương đối phổ biến và phù hợp với thông lệ quốc tế [28]
Thu thập thông tin
Phân tích, đánh giá, ấn định
Phê chuẩn
Côngbố racôngchúng
Trang 331.4.1.3 Qui trình, nội dung, phương pháp xếp hạng doanh nghiệp tại NHTMNN
Trong phần kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng doanh nghiệp này,luận văn đưa thêm nội dung và phương pháp hạng tín dụng của bốn NHTM Nhànước để giúp cho phần so sánh quá trình xếp hạng tín dụng giữa các cơ quan xếphạng được đa dang và phong phú hơn Đồng thời việc nghiên cứu trên giúp cho CICnắm rõ được nhu cầu về nghiệp vụ này của NHTM để có những giải pháp về hoạtđộng xếp hạng doanh nghiệp được hoàn chỉnh và phổ cập trong toàn hệ thống
Phân loại xếp hạng doanh nghiệp
Phần lớn các NHTM đều thực hiện phân loại doanh nghiệp thành 10 loại cómức độ rủi ro từ thấp lên cao, tuy các NHTM áp dụng các bảng ký hiệu khác nhaunhưng về bản chất và nội dung thì giống nhau, đều dựa trên cơ sở bảng ký hiệu củaMoody’s, ví dụ như:
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàngNgoại thương Việt Nam sử dụng các ký hiệu phân loại là: AAA, AA, A, BBB, BB,B, CCC, CC, C và D.
- Ngân hàng Công thương Việt Nam sử dụng các ký hiệu phân koại là: AA+,AA, AA-, BB+, BB,BB-, CC+, CC, CC-, C.
* Tuy nhiên vẫn có một số NHTM phân loại khách hàng thành 7 loại, ví dụnhư Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ký hiệu các nhóm loại là: A*, A, B,C, D, E, F.
Chấm điểm chỉ tiêu phân tích
Chấm điểm qui mô doanh nghiệpThu
thập thông tin
Tổng hợp điểm và xếp hạng
Ứng dụng kết quả xếp hạng
Trang 34(Nguồn tham khảo từ sổ tay tín dụng của 4 NHTM Nhà nước)Bước 1- Thu thập thông tin:
Các thông tin thu thập để sử dụng trong quá trình phân tích bao gồm:- Hồ sơ do khách hàng cung cấp: Giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng
- Đi thăm thực địa khách hàng
- Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác
- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp.- Phòng thông tin kinh tế - Tài chính
- Trung tâm thông tin tín dụng - NHNN- Các nguồn thông tin khác
Bước 2 - Phân loại doanh nghiệp theo ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất kinh
Bước 3 - Chấm điểm doanh nghiệp theo quy mô:
Qui mô doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: nguồn vốn kinhdoanh; lao động; doanh thu thuần; nộp ngân sách Nhà nước.
Với bốn tiêu thức trên, tổng số điểm của doanh nghiệp được xác định căn cứvào trị số cụ thể về vốn, lao động, doanh thu, nộp ngân sách nhà nước Căn cứ vàothang điểm, tính số điểm theo từng tiêu thức Tổng số điểm quy mô doanh nghiệpbằng các điểm của từng tiêu thức cộng lại, qua đó xác định được qui mô hoạt độngdoanh nghiệp Việc tính điểm quy mô doanh nghiệp hoạt động các NHTM được ápdụng tượng tự như cách tính điểm của CIC và sẽ được cụ thể ở chương sau.
Trang 35Bước 4 - Chấm điểm theo các chỉ tiêu phân tích:
Chấm điểm theo các chỉ tiêu tài chính:
Trên cơ sở xác định qui mô và ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, các NHTM sử dụng các chỉ tiêu tài chính như ở phụ lục 1.04- Bảngcác chỉ tiêu tài chính của NHTM.
Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính:
Các NHTM đã thực hiện lượng hoá các chỉ tiêu phi tài chính thành thangđiểm cụ thể để chấm điểm theo 5 nhóm chỉ tiêu phi tài chính, được thể hiện ở phụlục 1.05- Bảng tổng hợp tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính của NHTM.
Bước 5 - Tổng hợp điểm tín dụng, được thể hiện ở phụ lục 1.06- Bảng tổnghợp tỷ trọng tính điểm các chỉ tiêu của NHTM.
Bước 6 - Sau khi xác định được điểm tổng hợp, các NHTM NN tiến hànhxếp hạng doanh nghiệp theo phụ lục 1.07 – Bảng tổng hợp tính điểm của NHTM.
Bước 7 - Ứng dụng kết quả trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sátsau khi cho vay.
Sau khi hoàn tất và được phê duyệt về kết qủa chấm điểm tín dụng, xếp hạngdoanh nghiệp, kết quả được cập nhật vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng.Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp được các NHTM ứng dụngtrong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay như hướng dẫn ởphụ lục 1.08 – Ý nghĩa xếp hạng doanh nghiệp của NHTM [13,14,15,16]
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trên đây là những kinh nghiệm xếp hạng doanh nghiệp của một số tổ chứctrong và ngoài nước Kinh nghiệm hoạt động xếp hạng doanh nghiệp đã giúp luậnvăn đưa ra khái quát một số vấn đề lý luận về xếp hạng doanh nghiệp của cơ quanthông tin tín dụng nói chung Từ đó góp phần hoàn thiện một bước khâu xử lý thôngtin phát triển đa dạng hoá sản phảm thông tin đầu ra của Trung tâm thông tin tíndụng, đồng thời trên cơ sở chắt lọc kinh nghiệm đề xuất một giải pháp tương đốikhả thi cho việc xếp hạng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đối với Trung tâmthông tin tín dụng.
Trang 36Qua những kiến thức từ các tài liệu thu thập được luận văn đã cô đọng lạimột số nét lớn, có tính thông lệ, được áp dụng phổ biến đối với quá trình phân tích,xếp hạng tín dụng nhưa sau:
Một là, kết quả xếp hạng chỉ có giá trị trong 1 khoảng thời gian nhất định.Hai là, các chỉ tiêu thông tin để đưa vào phân tích phải bao gồm cả chỉ tiêu
tài chính và phi tài chính Việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích tuỳ thuộc vào mụcđích của chủ thể xếp hạng doanh nghiệp.
Ba là, việc xếp hạng doanh nghiệp đối với một số chỉ tiêu tài chính và phi tài
chính phải được đặt trong môi trường ngành kinh tế và qui mô của doanh nghiệp.
Bốn là, qui trình xếp loại thường qua 5 giai đoạn chính như sơ đồ 1.01.Năm là, về bảng xếp hạng doanh nghiệp thường chia thành nhiều hạng được
ký hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D và được xếp thứ tự từ cao xuống thấp tùytheo độ tín nhiệm được đánh giá.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát một số vấn đề cơ bản về xếp hạng doanhnghiệp; nghiên cứu nội dung, bản chất, mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết và các đặctrưng khác của quá trình xếp hạng doanh nghiệp; phân tích quy trình thu thập thôngtin, các bước tiến hành, các chỉ tiêu, các phương pháp dùng trong xếp hạng doanhnghiệp; khái quát một vài vấn đề chung nhất về xếp hạng doanh nghiệp Đồng thờichương này cũng nghiên cứu cách xếp hạng doanh nghiệp đối với một số cơ quanxếp hạng khác để có thêm những bài học kinh nghiệm củng cố thêm về mặt lý luậnvà liên hệ với thực tiễn ở Trung tâm thông tin tín dụng sẽ được trình bày ở cácchương sau.
Trang 37CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆPTẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM2.1 Khái quát về CIC (Profile)
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của CIC
2.1.1.1 Chức năng của CIC
Trung tâm Thông tin tín dụng là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức củaNgân hàng Nhà nước, có chức năng thu nhận, phân tích và dự báo thông tin tíndụng trong ngành Ngân hàng để phục vụ công tác quản lý, điều hành của Thống đốcNgân hàng Nhà nước, cung cấp và làm dịch vụ thông tin về tiền tệ, hoạt động ngânhàng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác.
2.1.1.2 Nhiệm vụ của CIC
a) Xây dựng, trình Thống đốc các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án vàvăn bản về hoạt động thông tin tín dụng.
b) Hướng dẫn, triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án,văn bản sau khi được phê duyệt; theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá và báo cáotình hình thực hiện.
c) Thu nhận, xử lý và lưu trữ dữ liệu quốc gia về thông tin tín dụng từ các tổchức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng theo quy định của Thống đốcNgân hàng Nhà nước.
d) Khai thác, thu thập thông tin cần thiết liên quan đến khách hàng vay vốntổ chức tín dụng từ các phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn hợp phápkhác; mua thông tin từ các tổ chức ngoài ngành Ngân hàng và của nước ngoài khicần thiết để đáp ứng yêu cầu hoạt động thông tin tín dụng.
e) Phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp.
f) Thiết kế, xây dựng các yêu cầu về bảo mật, quản lý vận hành mạng, vậnhành các Website - CIC, kho dữ liệu và hệ thông thông tin tín dụng sau khi thống
Trang 38nhất ý kiến với Cục Công nghệ tin học ngân hàng; kiểm soát việc truy cập, khai thácsử dụng thông tin tín dụng điện tử.
g) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực thông tin tín dụng cho Ngân hàngNhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành.
h) Làm dịch vụ thông tin các các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác trongvà ngoài nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và pháp luật; tưvấn, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm thông tin tín dụng theo yêu cầu.
i) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực thông tin tín dụng; xuất bảnvà phát hành Bản tin Thông tin tín dụng phục vụ cho công tác chuyên môn đượcgiao.
k) Phối hợp với các đơn vị chức năng trong việc thực hiện các hoạt động hợptác quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn; tiếp nhận, quản lý các dự án trợ giúp kỹthuật của nước ngoài về lĩnh vực thông tin tín dụng khi được Thống đốc giao.
l) Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy địnhcủa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng của CIC
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
2.1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban:a) Phòng Xử lý thông tin
Trang 39* Theo dõi, đôn đốc các TCTD thực hiện báo cáo đầy đủ, chính xác, đúngthời hạn các nội dung thông tin theo chỉ tiêu, mẫu biểu thông tin quy định tại Quychế hoạt động thông tin tín dụng.
* Thu nhận đầy đủ các báo cáo thông tin pháp lý, tài chính, dư nợ, tài sản thếchấp, bảo lãnh và các loại báo cáo khác theo quy định của các khách hàng vay vốntại các TCTD và các tổ chức khác tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng.
* Khai thác các nguồn thông tin liên quan đến khách hàng có quan hệ tíndụng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn hợp pháp khác thôngqua việc mua, bán, trao đổi thông tin để bổ sung, cập nhật vào kho dữ liệu của CIC.
* Kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của các báo cáo thông tin, dữ liệu trướckhi cập nhật dữ liệu vào kho của CIC theo quy định.
* Tiếp nhận và xử lí kịp thời các yêu cầu tra cứu thông tin của các TCTD vàcác đối tượng khác.
* Tra cứu, biên tập đầy đủ, trung thực, kịp thời các bản báo cáo trả lời tin choNHNN, các TCTD, các tổ chức khác và cá nhân theo quy định.
* Tổ chức theo dõi, lưu trữ các dữ liệu đã được xử lí bao gồm: Các bản báocáo cảu các TCTD, các thông tin mua và thu thập từ ngoài ngành, các bản báo cáovà trả lời tin đã cung cấp ra.
* Chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ các TCTD và các đối tượng khác trong việc cungcấp và khai thác dữ liệu từ CIC.
* Nghiên cứu, đề xuất cải tiến các hình thức và mẫu biểu thu nhập thông tintín dụng, các sản phẩm thông tin đầu ra.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
b) Phòng Phân tích
* Nghiên cứu, xây dựng phương pháp phân tích, xếp loại tín dụng doanhnghiệp Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thu nhập thông tin phục vụ cho việc phân tích,xếp loại tín dụng doanh nghiệp; phân tích tài chính doanh nghiệp, ngành, vùng kinhtế.
Trang 40* Thực hiện việc xếp hạng doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp,lập báo cáo cung cấp cho NHNN, cho các TCTD và các tổ chức, cá nhân khác khicó yêu cầu.
* Định kì quý, năm tổng hợp kêt quả xếp hạng doanh nghiệp để phân tích,đánh giá theo ngành, vùng kinh tế; tổng công ty trên cơ sở đó đưa ra dự báo, cảnhbáo rủi ro tín dụng.
* Tham mưu cho Giám đốc về kí hợp đồng mua, bán, trao đổi thông tin liênquan đến phân tích tín dụng doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp.
* Tham mưu cho Giám đốc về hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức vịtrong và ngoài nước về xếp hạng doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp.
* Tổ chức triển khai các Hợp đồng đã được kí kết Thực hiện giao dịch vàtrao đổi thông tin với nước ngoài.
* Tư vấn cho các TCTD, các tổchức, cá nhân khác trong việc lựa chọn kháchhàng.
* Tổ chức thực hiện biên tập và phát hành các ấn phẩm thông tin xếp hạngdoanh nghiệp.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao
* Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các hoạt động của NHNN, CIC và củacác tổ chức tín dụng có liên quan đến thông tin tín dụng trên Bản tin.
* Tham mưu cho Giám đốc về việc hợp tác với các cơ quan thông tấn báochí, các đơn vị trong và ngoài ngành để thực hiện việc xuất bản Bản tin theo quyđịnh của NHNN.