1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN: Xây dựng và sử dụng bài giảng Elearning vào dạy học Tiết 20 Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (T1 Lịch sử lớp 12 cơ bản) theo mô hình lớp học đảo ngược

41 41 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 798,07 KB

Nội dung

Trong nền giáo dục truyền thống từ xa xưa đến nay, chúng ta đã khá quen thuộc với hình ảnh những ông đồ mặc áo dài the gõ đầu trẻ; rồi đến hình ảnh người thầy đứng trên bục giảng say sưa giảng bài, người học ngồi dưới cắm cúi, hý hoáy chép từng từ từng chữ. Kết quả sau đó chắc ai trong chúng ta cũng đã nắm được, người học như những cỗ máy kiến thức khô khan, không biết thực hành hay ứng dụng vào thực tiễn. Đó chính là hệ quả của một nền giáo dục truyền thống với việc lạm dụng quá nhiều kiến thức lý thuyết mà không có sự chú trọng tới vận dụng, thực hành. Với cách dạy học như vậy, nền giáo dục không thể đạt được mục tiêu giáo dục của thời đại mới là nhằm đào tạo một con người toàn diện, một công dân toàn cầu với những kỹ năng tự học suốt đời, tư duy phê phán, kỹ năng làm việc trong môi trường hợp tác… Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, và phải có một cuộc cải cách giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy: Thay vì phải ép người học phải ngồi hàng tiếng đồng hồ nghe những bài giảng đã quá quen thuộc và thiếu sự hấp dẫn, tại sao chúng ta không tận dụng quãng thời gian đó dành cho các hoạt động tương tác trên lớp? Bởi lẽ những hoạt động đó mang lại nhiều giá trị, nhiều lợi ích cho người học hơn trong yêu cầu của xã hội hiện nay. Chúng ta đang sống trong thời đại mà cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục. Nhờ sự hỗ trợ của ICT mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: học mọi nơi (any where), học mọi lúc (any time), học suốt đời (life long), dạy cho mọi người (any one) ở mọi trình độ tiếp thu khác nhau. Năng lực tự học trở thành năng lực cốt lõi cần phải hình thành cho người học ngay từ bậc học phổ thông, đặc biệt là đối với học sinh trung học phổ thông (THPT). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay? Những năm gần đây, chắc hẳn những người quan tâm đến giáo dục đã không còn xa lạ với thuật ngữ Elearning – học trực tuyến, một hình thức tự học hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông. Elearning mang lại sự thay đổi lớn lao trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên giáo dục cùng với hàng loạt các ưu điểm khác nhau như thoải mái, linh hoạt, cá nhân hóa người học,... mở ra nhiều cơ hội, điều kiện học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi người, góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh (HS). Tuy nhiên, Elearning cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như đòi hỏi học sinh phải có tính tự chủ lớn, có động lực học tập cao. Thông qua Elearning, HS chủ yếu học được kiến thức hơn là học được cách vận dụng kiến thức và không có nhiều điều kiện để học và rèn luyện các năng lực cần thiết như năng lực giao tiếp, năng lực làm việc theo nhóm và năng lực tự học như ở các lớp học chính khóa. Như vậy có thể thấy rằng không thể thay thế, phủ nhận vai trò của lớp học chính khóa đối với việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Thời gian trên lớp dùng để triển khai kênh giao tiếp trực tiếp giữa GV với HS và giữa HS với nhau, giúp khuyến khích, nâng cao động lực học tập, góp phần bồi dưỡng cho HS năng lực tự học. Trên lớp, HS không chỉ được học kiến thức mà còn được học nhân cách, phương pháp truyền đạt kiến thức, cách thức làm việc, học tập, nghiên cứu của thầy, trao đổi, học hỏi với các bạn,… là những nhược điểm mà Elearning chưa giải quyết được. Mặt khác, trong điều kiện giáo dục Việt Nam, lớp học chính khóa ở bậc THPT còn gặp nhiều khó khăn như bị giới hạn thời gian của tiết học, phụ thuộc nhiều vào kiến thức nền tảng và khả năng học tập của mỗi HS.

Ngày đăng: 18/07/2021, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w