MỤC LỤC
1.1.2 Thực trạng việc dạy và học Lịch sử hiện nay 2
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 6
7.1.1 Khái quát chung phương pháp tích hợp trong dạy học Lịch sử 6
Trang 27.1.2.3 Mục tiêu dạy học 12
7.1.2.7 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 307.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm 30
9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 30
Trang 3BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN1 Lời giới thiệu
1.1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, vì giáo dục là nền tảng củasự phát triển xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa và sựphát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mỗi quốc gia đang tự điều chỉnh mọi mặt đểkhông bị tụt hậu và hòa nhập vào sự phát triển cùng thế giới Việt Nam cũng nhận thức rõtầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước nên đã không ngừng đổimới về nội dung và phương pháp giáo dục: đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mớicách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học… đặc biệt là vận dụngphương pháp tích hợp trong dạy học đối với tất cả các môn học trong nhà trường phổthông nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động trong học tập cho học sinh, thực hiệntốt mục tiêu giáo dục: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, hình thành nhân cách conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa”…(điều 2, điều 27 mục 1, Luật Giáo dục, 2005).
1.1.1 Cơ sở lí luận của đề tài
Trong những năm gần đây, quan điểm tích hợp trong giáo dục được thế giới vàViệt Nam rất quan tâm, coi trọng Tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kếthợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khốichức năng Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa nhập và sự kết hợp”
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượngnghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trongcùng một kế hoạch dạy học” (Tài liệu tập huấn về dạy học tích hợp).
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việcxác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trìnhmôn học ở nhiều nước trên thế giới Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở nhữngquan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học Đưa tư tưởng sư phạm tíchhợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết
Tích hợp liên môn là “quá trình xích gần và liên kết các ngành khoa học lại vớinhau trên cơ sở những nhân tố, những quy luật giống nhau, chung cho các bộ môn, ngượclại với quá trình phân hóa chúng” (Tài liệu tập huấn về tích hợp).
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp tronggiáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạpvà làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học,các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ Tích hợp là một trong những quan điểm GDnhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chấtvà năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại Nhiều nước trong khu vựcChâu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học và cho rằng quanđiểm này đã đem lại hiệu quả nhất định.
Dạy học theo quan điểm tích hợp không phải là một xu thế quá mới mẻ đối với thếgiới Quan điểm tích hợp trong dạy học thể hiện ở việc xây dựng chương trình học của
Trang 4nhiều quốc gia trên thế giới như Mĩ, Hà Lan, Nga, Pháp… và ngày càng được áp dụngrộng rãi vì những ưu điểm của dạy học tích hợp đem lại cho người học.
Hiện nay, theo xu hướng hiện đại, mọi hoạt động giáo dục đều lấy người học làmtrung tâm và dựa trên nền kiến thức được tích hợp từ nhiều môn khoa học khác nhau.Minh chứng rõ ràng nhất qua việc nền giáo dục thế giới và Việt Nam phân luồng học sinhtheo nguyện vọng lựa chọn môn học, lấy năng khiếu của người học làm cơ sở để bồidưỡng hứng thú trong học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng caohiệu quả dạy học.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, phương pháp dạy học tích hợp đã đượctriển khai và thực hiện Trong cuốn sách “Phương pháp dạy học lịch sử” của GS PhanNgọc Liên chủ biên nói về vai trò và các biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạyhọc.
Quyển “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” của nhóm tác giả GS.Phan Ngọc Liên, PGS.TS Trịnh Đình Tùng, GS.TS Nguyễn Thị Côi có nói tới việc sửdụng thơ ca Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn trong việc nâng caohiệu quả dạy học lịch sử dân tộc.
Năm 2014, lần đầu tiên sở GD – ĐT Vĩnh Phúc đã phát động cuộc thi “Dạy họctheo chủ đề tích hợp” tới các trường THCS, THPT trong toàn tỉnh Đến nay, cuộc thi đóvẫn được diễn ra hằng năm Hè năm 2015, toàn bộ giáo viên trung học trong tỉnh VĩnhPhúc được tập huấn “Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT”, được trang bị cơ sở líluận kĩ càng hơn về dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là vấn đề được đặc biệt quan tâm đối với các cán bộ quản lí giáodục, các giảng viên ĐH –CĐ, giáo viên THCS, THPT Một số tài liệu cũng đề cập đếndạy học tích hợp như trong khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, sáng kiến kinhnghiệm…những tài liệu đó tiếp cận về tích hợp dưới các khía cạnh khác nhau như: “Hiệuquả của phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn 6” của tác giảHoàng Thị Hương Lan; “Phương pháp liên môn Ngữ văn trong dạy học Lịch sử ở trườngTHCS”… phần lớn những sáng kiến kinh nghiệm, những nghiên cứu khoa học đều đềcập đến sự tích hợp liên môn giữa 2 môn học.
Như vậy, vấn đề tích hợp trong dạy học lịch sử với một môn học khác đã được đềcập không ít trong các tài liệu ở trong và ngoài tỉnh
1.1.2 Thực trạng việc dạy và học Lịch sử hiện nay
Lịch sử có là một môn học quan trọng trong trường phổ thông? Những cuộc Hộithảo giữa các nhà quản lý giáo dục liên quan tới nội dung này đã diễn ra Trong tâm thưcủa các giáo viên dạy Lịch sử mà đại diện là thầy giáo Trần Trung Hiếu – giáo viên Lịchsử trường THPT Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An gửi Bộ trưởng Bộ giáo dục năm2015 đã nhấn mạnh nguyện vọng ngành giáo dục cần coi trọng môn Lịch sử bằng cáchkhông thể coi môn học này là môn tự chọn mà phải là môn học bắt buộc và thi tốt nghiệptrong trường THPT Tôi chắc chắn lãnh đạo các cấp ngành giáo dục và nhiều giáo viênnhận thấy tầm quan trọng to lớn của môn học này Nhưng quan điểm của phần lớn họcsinh thì khác, các em cho rằng, đó là một môn học phụ, không có ý nghĩa thực tiễn giúpcác em tìm kiếm việc làm sau khi ra trường Những lời nhận xét: Lịch sử khô khan, kiếnthức dài, khó nhớ, cách dạy nhàm chán, những kiến thức về quá khứ lịch sử không đápứng yêu cầu về một công việc cho tương lai của chúng em… đã không còn xa lạ gì vớichúng ta Các bậc phụ huynh nghĩ gì về môn Lịch sử? cùng không ít phụ huynh thẳng
Trang 5thắn chia sẻ: “dù con tôi thích Lịch sử, thích khối C nhưng tôi không muốn cháu theokhối đó vì ra trường khó tìm việc lắm, khối A, B, D vẫn dễ tìm việc hơn”…
Kết quả khảo sát về thái độ yêu thích môn Lịch sử của 162 học sinh tại trườngTHPT Quang Hà đầu năm học 2018-2019 như sau:
Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%)
Môn Lịch sử là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông Đây là một trongnhững con đường giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động dạy và học Theochương trình đổi mới, bộ môn Lịch sử ở các cấp học nói chung và ở trường THPT nóiriêng sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh một cách tương đối có hệthống về Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, kể từ khi loài người xuất hiện cho đếnnay.
1.1.3 Mục tiêu dạy học môn Lịch sử
Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT ngoài việc cung cấp kiến thức, còn hướng tưtưởng tình cảm, rèn luyện các kỹ năng, định hướng hình thành năng lực (năng lực chungvà năng lực chuyên biệt) cho học sinh.
* Về mặt kiến thức:
Môn Lịch sử sẽ giúp cho học sinh có hiểu biết tương đối chắc chắn và có hệ thốngvề lịch sử loài người Qua mỗi bài học, mỗi lớp học, học sinh sẽ hiểu biết sâu hơn và cóhệ thống về quá trình phát triển của lịch sử loài người, lịch sử dân tộc từ khởi thủy đếnnay Từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay, con người đã trải qua biết bao thăngtrầm, bao giai đoạn phát triển Học sinh sẽ nắm được những giai đoạn phát triển chủ yếucủa lịch sử dân tộc, những sự kiện có ý nghĩa về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự,văn hóa, xã hội Học sinh sẽ hiểu biết được phần nào quá trình sáng tạo, văn minh, nhữngnét lớn của văn hóa các dân tộc trên thế giới, của văn hóa Việt Nam.
Nắm được những thành tựu chính về các mặt trong Lịch sử dân tộc, lịch sử thế giớiđồng thời cũng sẽ nhận thức được một số hạn chế của Lịch sử mà chúng ta cần khắcphục.
* Về tư tưởng, tình cảm:
+ Lịch sử sẽ giúp học sinh nhận thức được quá trình phấn đấu gian khổ và sáng tạo,xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể để vươn lên những đỉnh cao mới củavăn minh Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của con người, của các dân tộc khôngngừng được cải thiện và nâng cao.
+ Đời sống của các dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau, dùcó khi hòa thuận êm đẹp hay có khi trái ngược hoặc xung đột nhau.
+ Càng ngày càng thấy rõ Trái đất và quê hương là ngôi nhà chung mà mọi người,mọi dân tộc phải phấn đầu xây dựng, bảo vệ.
+ Nhận thức được những truyền thống cơ bản, tốt đẹp của dân tộc.+ Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và niềm tự hào chân chính.
Trang 6+ Trân trọng và có ý thức giữ gìn nên văn hóa dân tộc được xây dựng và phát triểnqua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Biết ơn tổ tiên, những anh hùng dân tộc đãlao động, chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước; đồng thời có quyết tâmvươn lên trong học tập, lao động xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.
Với những mực tiêu quan trọng và ý nghĩa như trên nhưng chỉ có 17.3% số học sinhhứng thú với lịch sử, còn 53.1% số học sinh được khảo sát lại không hề thích lịch sử, đólà một nỗi băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng giáo viên Lịch sử mà còn là vấn đề màgiáo dục và cả xã hội rất quan tâm.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy và học môn Lịch sử nói chung và Lịch sửlớp 12 nói riêng, tôi thiết nghĩ cần phải phát huy hơn nữa hiệu quả của việc dạy và học đểnâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh theo tinh thần đổi mới cáchthức kiểm tra đánh giá cũng như phương pháp dạy học Dạy học tích hợp là một xu thếđang được nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam rất quan tâm, đề cao và đang triểnkhai thực hiện Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cựcvề quá trình học tập và quá trình dạy học.
Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ ý kiến: “Dạy học tích hợp sẽmang lại nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng được nhiều kĩ năng, nền tảng kiến thứctích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúcđẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh”.
Là một giáo viên dạy Lịch sử, ngay từ khi mới bước vào nghề, tôi đã luôn trăn trở:làm thế nào để bài dạy của mình luôn lôi cuốn học sinh, để học sinh phát huy được tínhtích cực, tự giác, chủ động lĩnh hội tri thức lịch sử Trong những năm đất nước và ngànhgiáo dục đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt, sau đợt tập huấn về dạyhọc tích hợp do Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức, tôi đã luôn tạo hứng thú chohọc sinh bằng cách vận dụng phương pháp tích hợp liên môn Văn học, Âm nhạc, Địa lí,Hội họa, Giáo dục công dân, Toán học… trong dạy học lịch sử và đã thu được kết quảtốt.
Tôi muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình cùng các đồng nghiệp về phươngpháp dạy học này.
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Khảo sát bước đầu về phương pháp dạy học tích hợp trong các nhà trường, từ đóhình thành đề tài nghiên cứu.
+ Xác định cơ sở lý luận về việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn.
Trang 7+ Tiến hành điều tra thực tiễn, thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi, điều tra thựctrạng và ý kiến của học sinh về thái độ học tập môn lịch sử, kết quả học tập môn lịch sửtrong nhà trường.
+ Phân tích, xử lý số liệu, đánh giá số liệu để chứng minh cho giả thuyết của đề tài.+ Tiến hành thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm.
+ Viết báo cáo và hoàn chỉnh đề tài
1.4 Đối tượng, khách thể nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn Lịch sử ở trường THPT.
1.6 Giả thuyết khoa học
Phần lớn HS THPT chưa thực sự có thái độ học tập tích cực đối với môn học Lịch sửtrong trường học Nếu giáo viên vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học mới, đặcbiệt là phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn học lịch sử thì sẽ nâng cao tínhtích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức lịch sử ở học sinh, giúp học sinh hình thành đượccác năng lực thực tiễn trong từng bài học Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy vàhọc môn Lịch sử ở trường phổ thông.
1.7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát hóa những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó, hình thành cơ sở lý thuyếtcho đề tài.
- Phương pháp quan sát: Quan sát trước và trong quá trình thực nghiệm để đo sự
khác biệt của việc giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh
- Phương pháp điều tra dùng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ phỏng vấn trực tiếp
một số học sinh về giờ học vận dụng phương pháp tích hợp và trao đổi với một số giáoviên có kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn.
- Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là khâu quan trọng nhằm kiểm nghiệm, chứng minh và đánhgiá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong giờ học lịchsử.
Trang 8Thực nghiệm tiến hành tại trường THPT Quang Hà Sẽ chọn 1 lớp học – lớp 12G đểtiến hành thực nghiệm Thời gian thực nghiệm: Tiến hành vào tiết 3, Thứ Tư, ngày 14tháng 11 năm 2018.
Một số công việc trong quá trình thực nghiệm:
+ Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong giờ học lịch sử ở lớp thựcnghiệm.
+ Ghi lại kết quả thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu thu thập được trong quá
trình nghiên cứu.
2 Tên sáng kiến kinh nghiệm
Xuất phát từ những lí do trên và ý nghĩa thực tiễn của phương pháp dạy học tích
hợp, tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên
môn trong dạy học Lịch sử: Tiết 20 Bài 14: Phong trào cách mạng 19301935 (Tiết 1
-Lịch sử 12 ban cơ bản) là đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của mình Tôi mong
muốn được góp phần thực hiện tốt sự nghiệp đổi mới giáo dục đất nước “xây dựng conngười mới trong thời đại mới”, trước hết là nhằm nâng cao chất lượng dạy – học mônLịch sử, hướng tới người học là trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động học tập củangười học, giúp người học có đầy đủ phẩm chất và năng lực thực tiễn để giải quyết cácvấn đề của cuộc sống hiện đại
3 Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Trương Thị Nguyệt Nga
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Quang Hà Gia Khánh Bình Xuyên Vĩnh Phúc
Số điện thoại: 0962392168
- Email: truongthinguyetnga.gvquangha@vinhphuc.edu.vn
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Họ và tên: Trương Thị Nguyệt Nga
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Quang Hà Gia Khánh Bình Xuyên Vĩnh Phúc
1930-6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày 14/11/2018.
7 Mô tả bản chất của sáng kiến7.1 Về nội dung của sáng kiến
Trang 9- Phần nội dung gồm 2 vấn đề:
1: Khái quát chung phương pháp tích hợp trong dạy học Lịch sử
2: Thực nghiệm vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trongdạy học Lịch sử: Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử
- Tài liệu phải phù hợp với nội dung bài dạy và trình độ nhận thức của học sinh.- Tài liệu phải đảm bảo tình khoa học và tính tư tưởng.
- Tài liệu phải đảm bảo tính tiêu biểu.
- Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu.
7.1.1.2 Một số môn học, lĩnh vực tích hợp trong dạy học Lịch sử:
a Tích hợp tài liệu Văn học trong dạy học lịch sử
Đặc trưng của môn Lịch sử là nghiên cứu, nhận thức hiện thực lịch sử qua những sựkiện, hiện tuợng đã xảy ra và không lặp lại trong quá khứ, nếu có lặp lại cũng không hoàntoàn như cũ Vì vậy, trong học tập Lịch sử, học sinh không thể trực tiếp quan sát các sựkiện, hiện tượng đã xảy ra nên việc lĩnh hội tri thức gặp nhiều khó khăn.
Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân thực, trong dạy học lịch sử cần
dùng những tài liệu khác nhau, trong đó, tài liệu Văn học là một trong những nguồn tàiliệu phong phú.
Với nội dung phản ánh cuộc sống, văn học đã góp phần phục dựng bức tranh quákhứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộimột cách khá sinh động thông qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật.
Văn học và Lịch sử là hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau.Nhiều tác phẩm văn học lấy bối cảnh sáng tác từ chính hiện thực cuộc sống, từ nhữngmẫu hình có thật để dựng nên hình tượng văn học Văn học phản ánh hiện thực cuộc sốngvà sự thật lịch sử Còn lịch sử thông qua nội dung văn học để có cái nhìn toàn diện, sâusắc hơn về sự kiện, hiện tượng trong quá khứ.
Việc sử dụng văn học trong dạy học lịch sử sẽ tránh được tình trạng “hiện đại hóa”lịch sử Đồng thời, giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tínhtích cực, năng động của học sinh và tạo hứng thú trong học tập.
Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh dễ tiếp nhậnkiến thức lịch sử, phát huy trí tưởng tượng, tái tạo kiến thức lịch sử cho người học Đây
Trang 10là việc rất cần trong việc học tập lịch sử để có thể hình dung quá khứ một cách kháchquan và hiểu bản chất lịch sử Vì vậy, sử dụng tài liệu văn học trong bài dạy lịch sử làmột việc làm thiết thức, có ý nghĩa thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ởtrường phổ thông.
Các tài liệu văn học có thể được sử dụng trong dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn1930-1945 như:
Trong bài “Phong trào cách mạng 1930-1935”:
Khi nói về cuộc sống cơ cực của người nông dân lao động, có thể lấy dẫn chứngmột số tác phẩm văn học phản ánh sự bần cùng hóa của người nông dân như: truyện
“Bước Đường cùng” – Nguyễn Công Hoan; “Chí Phèo”, “LãoHạc” – Nam Cao; “Tắtđèn” – Ngô Tất Tố Trong “Lão Hạc”: Ông giáo (đại diện cho trí thức) vì nghèo mà phải
lần lượt bán hết những cuốn sách quý mà ông giáo coi như con của mình Còn Lão Hạc(đại diện cho nông dân) quá nghèo không thể đủ tiền cưới vợ cho con trai mà con trai Lãođã phẫn uất bỏ nhà đi vào đồn điền làm thuê – nơi mà thực dân Pháp bóc lột thậm tệnhững người công nhân lao động Bản thân Lão Hạc không có việc làm để tự nuôi sốngmình, mà Lão không muốn động vào mảnh vườn duy nhất dành cho con trai, Lão đã tìm
đến cái chết bằng một liều bả chó…; Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” đã phải bán con
và cả đàn chó lấy tiền nộp sưu cho chồng… Những số phận, những cuộc đời đó là mộtphần minh chứng cho cuộc sống bị bần cùng hóa cao độ của người nông dân Việt Namtrong thời kì đó, đồng thời cũng phê phán sâu sắc sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp đốivới nhân dân ta.
Khi trình bày về diễn biến của phong trào ở Nghệ An và Hà Tĩnh, GV tích hợp vănhọc để nói về phong trào ở Nghệ - Tĩnh từ đầu năm 1930:
Bài thơ: “Xô viết Nghệ - Tĩnh” của tác giả Nguyễn Duy Xuân nói về phong trào ở
Nghệ - Tĩnh:
“Thế rồi một ngày tháng chínTrời rung đất chuyển
Những con người đói khổOằn mình đứng lên.
Họ cầm trong tay những gì họ cóGậy tre, lưỡi mác
Trống chiêng và mõKẻ thét người hô
Ào ào như nước vỡ bờ”.
Như vậy, có thể thấy, tài liệu văn học là một nguồn tài liệu phong phú Song cần chúý, không có phương pháp nào là tối ưu hoàn toàn nên ngoài cách tích hợp Lịch sử - Vănhọc, giáo viên cần chú ý đến tích hợp Lịch sử với những môn học khác và sử dụng nhiềuphương pháp dạy học khác để đạt hiệu quả cao trong dạy học.
b Tích hợp Âm nhạc trong dạy học Lịch sử
Nhiều tác phẩm được sáng tác trong chính thời kì lịch sử học sinh đang học, các tácphẩm đó có tác dụng minh họa kiến thức lịch sử một cách cụ thể Thông qua ca từ và âm
Trang 11nhạc sẽ có sức lay động lớn đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của người học, giúp ngườihọc hình dung một cách cụ thể, sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học.
Trong bài: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (Tiết 1), giáo viên có thể sử dụngmột đoạn bài hát “Trên quê hương Xô viết Nghệ - Tĩnh” của nhạc sĩ Dân Huyền cho họcsinh nghe để giới thiệu vào bài học.
“Ta đi trên đường “12 tháng 9”
Bỗng nhớ những người bất khuất trung kiên Dậy trời Thái Lão,chuyển rung đất Hưng Nguyên Trong cao trào Xô Viết ngọn cờ Búa Liềm gọi vùng lên Ta không thể nào quên, không thể nào lãng quên…”
Ca khúc này nhắc đến sự kiện ngày 12 tháng 9 ở huyện Hưng Nguyên - tỉnh NghệAn trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh những năm 1930 – 1931.
Khi dạy phần diễn biến của phong trào cách mạng ở Nghệ An, Hà Tĩnh, giáo viên giớithiệu cho học sinh nghe bài “Cùng nhau đi hồng binh” của nhạc sĩ Đinh Nhu Ca khúc rađời chính trong hoàn cảnh phong trào đang tiếp diễn quyết liệt ở Nghệ - Tĩnh cổ vũ vàca ngợi tinh thần chiến đấu của nhân dân nơi đây Hoặc giáo viên có thể cho học sinh trảinghiệm cảm xúc, hòa vào khí thế hào hùng thông qua hát trực tiếp ca khúc này.
“Cùng nhau đi hồng binhĐồng tâm ta đều bướcĐừng cho quân thù thoátTa quyết chí hi sinh Nào anh em nghèo đâu?Liều thân cho đời sốngMong thế giới đại đồngTiến lên quân hồng!
Như vậy, Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụgiáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo cơ sởhình thành nhân cách con người Âm nhạc được sử dụng phù hợp trong các bài dạy Lịchsử sẽ tác động đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, giúp các em khắc sâu kiến thức bàihọc lịch sử.
c Tích hợp tài liệu Địa lí trong dạy học lịch sử
Học lịch sử là tái tạo quá khứ theo ba khía cạnh: thời gian; không gian; nhân vậtlịch sử Sự kiện lịch sử thường gắn liền với vị trí không gian nhất định Có những sự kiệnlịch sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động chi phối Dovậy, kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học lịch sử Bài học lịch sửgắn với biểu đồ và kiến thức địa lí luôn tạo được hiệu quả, giúp học sinh nắm chắc sựkiện, biết lí giả bản chất sự kiện qua chi phối của yếu tố địa lí Có nhiều cách thức vậndụng kiến thức địa lí trong dạy học lịch sử:
Sử dụng bản đồ tích hợp kiến thức địa lí để luận giải nội dung lịch sử Trong bài“Phong trào cách mạng 1930-1935”, giáo viên sử dụng bản đồ địa lí để giới thiệu hai địa
Trang 12điểm Nghệ An và Hà Tĩnh, có sử dụng kiến thức địa lí và lịch sử để lí giải về ảnh hưởngcủa không gian địa lí đối với sự bùng nổ của phong trào cách mạng ở hai tỉnh này (mộttrong những nguyên nhân diễn ra phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh)
“Nghệ An và Hà Tĩnh là hai tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích khoảng hơn 22000km2 Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình chủ yếu là vùng đồi núi, với diện tích hơn 80% đấttự nhiên Đây là vùng đất nghèo, thường gặp thiên tai: hạn hán, úng lụt, lại bị thực dân,phong kiến đàn áp, bóc lột tàn bạo Nghệ - Tĩnh cũng là mảnh đất giàu truyền thốngcách mạng Tại đây có khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy tập trung đông công nhân (trên6000 người), có 1 đảng bộ mạnh với 2.011 đảng viên và các tổ chức quần chúng pháttriển (công hội, nông hội, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản).”
Có thể khẳng định thông qua lược đồ và kiến thức địa lí, học sinh sẽ khắc sâu vànhớ kiến thức hơn
d Tích hợp phim tư liệu, tranh ảnh trong dạy học lịch sử
Một đoạn phim tư liệu, một hình ảnh nghệ thuật, một tác phẩm hội họa giúp ngườihọc sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng, dễ dàng tạobiểu tượng lịch sử, gây hứng thú và chắc chắc sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
Giáo viên cần lựa chọn những đoạn phim có nội dung gắn với nội dung bài học, cóvai trò giúp học sinh hiểu rõ, biết rõ hơn về kiến thức, từ đó lĩnh hội trọn vẹn nội dungtrong bài học Như trong giai đoạn lịch sử từ năm 1930-1945, có rất nhiều phim tư liệu cóthể sử dụng: phim về đời sống công nhân trong đồn điền cao su, đời sống của các tầnglớp lao động dưới thời Pháp thuộc; phim tư liệu về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh,những thành tựu của chính quyền Xô viết…
Những hình ảnh, bức tranh giáo viên sử dụng trong dạy học lịch sử không chỉ lànhững hình ảnh có sẵn trong chương trình sách giáo khoa mà còn là những tranh, ảnhgiáo viên sưu tầm phản ánh nội dung bài học Khi nói về ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới, giáo viên giới thiệu hình ảnh cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nướctư bản, hình ảnh về tình cảnh của các tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam (công nhân,nông dân) trong thời kì khủng hoảng kinh tế đó; hình ảnh đấu tranh của nhân dân cả nướcnhân ngày kỉ niệm Quốc tế lao động 1/5/1930
Khi trình bày diễn biến phong trào cách mạng ở Nghệ An, Hà Tĩnh, giáo viên giớithiệu học sinh bức tranh sơn dầu: đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh để học
sinh có thêm một kênh thông tin giúp khắc sâu kiến thức được học “Nội dung bức tranh
nhằm tái hiện cuộc biểu tình quyết liệt của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong năm 1930 Đỉnhcao là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên với hơn 3 vạn người tham gia.Bức tranh thể hiện đông đảo nông dân kéo về huyện lị Đi đầu đoàn biểu tình là ngườicầm cờ đỏ búa liềm Họ giương cao khẩu hiệu “đả đảo chủ nghĩa đế quốc”, “đả đảophong kiến”… đoàn biểu tình với vũ khí thô sơ dũng cảm tiến lên phía trước, mặc chonhững toán lính Pháp đang dùng súng bắn dữ dội vào những người biểu tình Nhiềungười đã ngã xuống nhưng vẫn không ngăn được dòng người đấu tranh.”
Như vậy, trong quá trình dạy học lịch sử, giáo viên biết tích hợp về phim tư liệu vàhình ảnh một cách hợp lí sẽ giúp cho học sinh tích cực và hứng thú hơn trong học tập;hình thành và phát triển ở học sinh khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngônngữ, giúp học sinh dễ ghi nhớ kiến thức bài học lịch sử hơn
e Tích hợp kiến thức môn Giáo dục Công dân
Trang 13Mục tiêu của môn học GDCD ở trường phổ thông là xây dựng cho người học nhữngnhận thức, thái độ đúng về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật trên cơ sở đó người học cónhững hành vi phù hợp với chuẩn mực đã được xác định từ lâu Mục tiêu về thái độ củamôn học này là: giúp học sinh có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiệnđạo đức, pháp luật, văn hoá trong đời sống hằng ngày; có tình cảm trong sáng, lành mạnhđối với mọi người, đối với gia đình, nhà trường, quê hương đất nước Có niềm tin vàotính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp Cótrách nhiệm đối với hành động của bản thân; có nhu cầu tự điều chỉnh tự hoàn thiện đểtrở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động .
Với mỗi bài học lịch sử, học sinh đều có thể rút ra những bài học cho bản thân, nhưtrong bài “Phong trào cách mạng 1930-1935”, ở tiết 1, học sinh có thể trao đổi, thảo luận“Qua tìm hiểu về phong trào cách mạng 1930-1931, em có thể rút ra bài học gì cho bảnthân? Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những thành quả cách mạng, những truyềnthống tốt đẹp của dân tộc?” Giáo viên nhấn mạnh: Yêu quê hương, đất nước, trân trọngbiết ơn sự dũng cảm hi sinh vì độc lập, dân chủ của các thế hệ cha ông đi trước; Yêu hòabình, tự do, độc lập, ghét chiến tranh nhưng cũng sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ nền độclập, chủ quyền của dân tộc; Bài học về sự đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân.Niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng; Phấn đấu học tập và làmviệc thật tốt để gìn giữ và phát huy những truyền thống hào hùng của dân tộc, góp phầnxây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh trong thời bình; Có trách nhiệm với những giađình có công với cách mạng, những gia đình thương binh, liệt sĩ…
Học sinh có thể vận dụng bài học “Biết ơn” (GDCD lớp 6) để học sinh thể hiện lòngbiết ơn đối với những người có công với đất nước trong mỗi bài học lịch sử Việt Namgiai đoạn 1930-1945.
Nhìn chung, với yêu cầu đặc trưng là giúp học sinh hiểu rõ từng thời kì phát triểncủa xã hội để có những nhận thức thức lịch sử đúng đắn, bộ môn Lịch sử có thể tích hợpnhiều nội dung, chủ đề giáo dục của môn GDCD trong nhà trường Qua đó, giúp học sinhlĩnh hội kiến thức lịch sử một cách dễ dàng hơn, thấy giờ học lịch sử trở nên ý nghĩa vàthiết thực hơn.
f Tích hợp Toán học thống kê
Trong nhiều bài học lịch sử có thể vận dụng kiến thức toán học thống kê để làm sángtỏ hơn về các sự kiện, hiện tượng lịch sử Học lịch sử không nhất thiết yêu cầu học sinhphải nhớ mọi chi tiết, mọi số liệu Song có một số sự kiện bắt buộc học sinh cần nắmđược số liệu để hiểu hơn về bản chất sự kiện Chẳng hạn, trong bài “Phong trào cáchmạng 1930-1935”, khi tìm hiểu về tình hình kinh tế Việt Nam trong thời kì khủng hoảngkinh tế 1929-1933, giáo viên thống kê cho học sinh về số ruộng đất bỏ hoang: năm 1930là 200 000 ha, năm 1933 là 500 000 ha Giá lúa gạo giảm: năm 1929 là 11 đồng/tạ, năm1933 chỉ còn 3 đồng/tạ.
Khi miêu tả về diễn biến sự kiện biểu tình ngày 12 tháng 9 năm 1930 ở huyện HưngNguyên, tỉnh Nghệ An, giáo viên cũng cần chú ý đến số lượng người tham gia: ban đầutừ hơn 8000 người, sau đó đã thu hút thêm đông đảo quần chúng với số lượng lên đếngần 3 vạn người Điều đó chứng tỏ ý thức đấu tranh, tinh thần dũng cảm và sự nhất trí,đồng lòng của nhân dân ở Nghệ - Tĩnh…
7.1.1.3 Tiểu kết
Trang 14Để vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử một cách hiệu quả, giáo viêncần xem xét nội dung cần tích hợp và tích ở mức độ nào cho phù hợp Không nhất thiếttrong bài học lịch sử, giáo viên phải tích hợp với quá nhiều môn, mà quan trọng hơn làtích hợp kiến thức phải phù hợp, thể hiện sự nhuần nhuyễn các kiến thức giữa các mônhọc, các lĩnh vực được kết hợp với nhau, hướng đến một mục tiêu quan trọng là giúp họcsinh nâng cao hứng thú trong học tập lịch sử, có kiến thức thực tiễn để giải quyết các tìnhhuống thực tiễn cuộc sống.
7.1.2 Thực nghiệm vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trongdạy học Lịch sử: Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử12 ban cơ bản)
7.1.2.1 Tổ chức thực nghiệm
Mục đích: Nhằm đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài: Phần lớn HS THPT chưa
thực sự có thái độ học tập tích cực đối với môn học Lịch sử trong trường học Nếu giáoviên vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là phương pháp dạy họctích hợp liên môn trong môn học lịch sử thì sẽ nâng cao tính tích cực, chủ động lĩnh hộikiến thức lịch sử ở học sinh, giúp học sinh hình thành được các năng lực thực tiễn trongtừng bài học Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổthông.
7.1.2.2 Tên dự án dạy học
Dạy học tích hợp môn Lịch sử với Văn học - Địa lí - Âm nhạc - Hội họa -Giáo
dục công dân… trong Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1),
chương trình Lịch sử lớp 12 ban cơ bản.
Trang 15phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ - Tĩnh Từ đó, học sinh ý thức rõ trách nhiệmcủa bản thân trong học tập để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
- Khơi dậy niềm vinh dự, tự hào là người con của mảnh đất xứ Nghệ - Tĩnh anh hùng,quyết tâm xây dựng quê hương Nghệ - Tĩnh nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung ngàycàng giàu đẹp hơn.
- Ý thức trách nhiệm với đất nước, tinh thần đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, biết
trân trọng giá trị của hòa bình, tự do, đoàn kết, hợp tác, yêu thương, tôn trọng – đó là
những “giá trị sống” mà nhân loại luôn khao khát hướng tới.
c Về kĩ năng
Học sinh được hình thành và rèn luyện một số kĩ năng tổng hợp:
* Môn Lịch sử:
- Làm việc với sách giáo khoa và các nguồn tư liệu mà học sinh sưu tầm, nghiên cứu.
- Rèn kĩ năng phân tích: phân tích và tìm hiểu nguyên nhân diễn ra phong trào cách mạng1930-1931 trong cả nước; ở Nghệ - Tĩnh Nguyên nhân tại sao phong trào 1930-1931cuối cùng lại bị dập tắt
- Rèn kĩ năng so sánh: về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở ViệtNam so với các thuộc địa khác của thực dân Pháp; phong trào cách mạng 1930-1931 vớinhững phong trào thời kì trước để thấy nét tiến bộ của phong trào 1930-1931 về lãnh đạo,mục tiêu, lực lượng, quy mô, hình thức đấu tranh.
- Rèn kĩ năng đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử: về tình hình Việt Nam trong cuộckhủng hoảng kinh tế 1929-1933; về các chính sách của chính quyền Xô viết để thấy đâylà một chính quyền của khối liên minh công – nông, thể hiện tính ưu việt là chính quyềncủa dân, do dân và vì dân
+ Rèn kĩ năng khai thác tranh ảnh: Thông qua hình ảnh được sử dụng trong bài, các emkhai thác để hiểu rõ được tình cảnh của các tầng lớp nhân dân lao động trong thời kìkhủng hoảng kinh tế 1929-1933; thấy được khí thế anh dũng, quyết tâm đấu tranh củaquần chúng nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐảngCộng sản Đông Dương).
* Môn Địa lí:
- Học sinh biết xác định vị trí địa lí của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh để thấy được đây làmột trong những nguyên nhân làm cho phong trào ở Nghệ - Tĩnh sôi nổi, quyết liệt nhất.- Học sinh biết sử dụng bản đồ, lược đồ diễn biến các cuộc đấu tranh những năm 1930-1931.
* Môn Văn học, Âm nhạc, Mĩ thuật:
- Tích hợp với Văn học để thấy rõ tình cảnh của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trongnhững năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 Văn học và Âm nhạc giúp học sinhrèn luyện tư duy tưởng tượng, kĩ năng phân tích, liên hệ để hiểu được khí thế hào hùng,tinh thần quyết chiến, tình đoàn kết của liên minh công – nông và niềm tin tuyệt đối củaquần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
* Môn Tin học:
- Kĩ năng tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.
Trang 16- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin để ứng dụng trong bài học.
* Môn Giáo dục công dân:
- Học sinh tự ý thức được tinh thần dân tộc, trách nhiệm của bản thân trong công cuộcxây dựng và bảo vệ quê hương đất nước Tự bồi dưỡng những giá trị sống cho bản thân:Yêu thương, Đoàn kết, Hợp tác…
* Năng lực chuyên biệt:
- Thực hành bộ môn Lịch sử: khai thác được kênh hình có liên quan đến bài học; sử dụngbản đồ địa lí tự nhiên để lý giải được nguyên nhân phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnhdiễn ra quyết liệt và là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 Sử dụng lược đồphong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh để hiểu được diễn biễn cụ thể của phong trào; nhận xétđược về phong trào cách mạng 1930-1931…
- Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của các sự kiện lịch sử.
- Năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (Điều tra, thu thập, xử líthông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống).
7.1.2.4 Đối tượng dạy học của dự án
Đối tượng dạy học là học sinh khối 12 trường THPT Quang Hà.
Bài dạy được thực hiện trên 5 lớp học sinh học chương trình Lịch sử 12 ban cơbản, năng lực tiếp thu kiến thức môn Lịch sử tương đương nhau, gồm: 12C, 12D, 12E,12G, 12H với tổng số 162 HS Trong đó, giờ dạy thực nghiệm ở tại lớp 12G
7.1.2.5 Ý nghĩa thực tiễn của dự án
- Dạy học tích hợp môn Lịch sử với Văn học - Địa lí - Âm nhạc - Hội họa - Giáo dục
công dân… trong Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1), chương
trình Lịch sử lớp 12 ban cơ bản nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập,đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
- Qua việc tích hợp bài học lịch sử với các môn khoa học xã hội có liên quan: Văn học,Địa lí, giúp cho học sinh có cái nhìn đa chiều và toàn diện, rèn luyện học sinh một tư duyphong phú, một cách suy nghĩ vận động về bài học lịch sử Từ đó có quan điểm toàn diệnkhi nhận thức vấn đề, đây là nguyên tắc quan trọng khi xem xét một sự kiện lịch sử.
- Trên cơ sở vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí, Âm nhạc trong bài học lịch sử, học sinh
nắm bắt nhanh chóng nội dung kiến thức giáo viên muốn truyền đạt: Tình hình kinh tế, xãhội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933; Nguyên nhân,diễn biến, kết quả và đặc điểm của phong trào cách mạng 1930-1931 trong phạm vi cảnước và ở Nghệ - Tĩnh; Những chính sách tích cực của chính quyền Xô viết đối với nhândân.
- Qua việc học sinh sưu tầm tư liệu phục vụ bài học: tranh ảnh, lược đồ, tìm hiểu về vị tríđịa lí vùng đất Nghệ - Tĩnh, thơ văn về phong trào cách mạng 1930-1931 trong phạm vi
Trang 17cả nước và ở Nghệ - Tĩnh, học sinh tự bổ sung nguồn tư liệu phong phú phục vụ cho họctập của mình, góp phần ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài học.
- HS tự tìm hiểu về ca khúc cách mạng trong thời kì đó và được trải nghiệm cảm xúc trựctiếp thông qua hát bài hát tại lớp học.
- Khơi dậy ý thức trách nhiệm của học sinh với quê hương Nghệ - Tĩnh nói riêng, vớitoàn dân tộc nói chung.
7.1.2.6 Thiết bị và tài liệu dạy - học
a Giáo viên
* Phương tiện (Thiết bị)
- Thiết bị: Giáo án, máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh, máy quay, đĩa CD…
- Bản đồ Bắc Trung bộ để nói về vị trí địa lí của Nghệ An, Hà Tĩnh; lược đồ diễn biếnphong trào cách mạng 1930-1931 trong cả nước Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh.
- Một số bảng thống kê số liệu về kinh tế Việt Nam những năm 1929-1933.
- Tranh ảnh lịch sử có liên quan đến bài học: tình cảnh thất nghiệp, đói khổ của ngườidân thế giới và các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933; hình ảnh về phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong ngày Quốc tế laođộng 1/5/1930; bức tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh; hình ảnh về chính quyềnXô viết…
- Một số tác phẩm văn học, về tình cảnh nhân dân Việt Nam thời kì khủng hoảng kinh tế
1929-1933 và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh như: Lão Hạc, Chí Phèo (Nam Cao); Tắt
đèn (Ngô Tất Tố); Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan); Thơ Xô viết Nghệ - Tĩnh
(Nguyễn Duy Xuân), Gửi bạn người Nghệ Tĩnh (Huy Cận), Bài ca cách mạng (ĐặngChánh Kỷ)…
- Một số bài hát: Trên quê hương Xô viết Nghệ - Tĩnh (Dân Huyền), Cùng nhau đi hồngbinh (Đinh Nhu)…
- Phim tư liệu về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh và thành tựu của Xô viết.- Phiếu học tập và phiếu kiểm tra đánh giá kết quả cuối giờ học.
- Bài giảng điện tử của giáo viên.
* Học liệu: Kiến thức liên môn, kiến thức lịch sử, văn hóa xã hội.
* Phương pháp: Học theo dự án - tích hợp liên môn Lịch sử - Địa lí, Lịch sử - Văn học,
Lịch sử - Âm nhạc, Lịch sử - Giáo dục công dân, nêu vấn đề, phát vấn - đàm thoại, thảoluận…
b Học sinh
- Vở, sách giáo khoa, kiến thức liên môn
- Sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, hình ảnh, video liên quan đến nội dung bài học.
7.1.2.7 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học- Hoạt động và tiến trình dạy học bao gồm các bước sau:
a Ổn định tổ chức
Trang 18Lớp Tiết Ngày dạy Kiểm diện
b Kiểm tra bài cũ
- Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sảnViệt Nam năm 1930?
c Bài mớiVào Bài:
Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh và nghe một đoạn bài hát “Trên quêhương Xô viết Nghệ - Tĩnh”.
Nông dân VNthời Pháp thuộc
Cờ đỏ búa liềm của Đảng Phong trào Xô viếtNghệ - Tĩnh
Trên quê hương Xô viết Nghệ - Tĩnh (Dân Huyền)
Ta đi trên đường mười hai tháng chín
Bỗng thấy những người bất khuất trung kiênDậy trời Thái Lão, chuyển rung đất Hưng NguyênTa không thể nào lãng quên, không thể nào lãng quên…
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Những hình ảnh và bài hát trên gợi cho em nhớ đến sự
kiện gì? Nêu khái quát những hiểu biết của em về sự kiện đó?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.Giáo viên nhận xét và chốt ý:
Dưới ách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, đời sống các tầnglớp nhân dân lao động Việt Nam ngày càng khổ cực Vì vậy, nhân dân Việt Nam đã liêntiếp vùng lên đấu tranh Phong trào cách mạng 1930-1931 là phong trào cách mạng đầutiên do Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến.Từ trong phong trào, chính quyền Xô viết đã ra đời, đem lại quyền lợi cho nhân dân laođộng Dù phong trào chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử rất
Trang 19to lớn, được coi là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho cuộc
tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này Bài học hôm nay: “Tiết 20, Bài 14: Phong trào cáchmạng 1930-1935 (Tiết 1), chương trình Lịch sử lớp 12 cơ bản – cô sẽ cùng các em vận
dụng kiến thức Lịch sử - Địa lí - Văn học - Âm nhạc - Giáo dục công dân… để tìm hiểurõ hơn về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và đặc điểm của phong trào cách mạng1930-1931 và hiểu rõ hơn chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh – một sự kiệnlịch sử được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng này.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thực trạng kinhtế Việt Nam trong cuộc khủng hoảng kinhtế 1929-1933
HS: trả lời.GV: nhận xét, chốt ý.
I VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM1929-1933
1 Tình hình kinh tế
- Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào
thời kì suy thoái, khủng hoảng trầm trọng,toàn diện.
Bước 3: GV hỏi: Biểu hiện của sự khủnghoảng kinh tế ở Việt Nam?
HS: trả lời GV: nhận xét và chốt ý.
- Biểu hiện:
+ Nông nghiệp: giá lúa gạo, nông phẩmgiảm sút, ruộng đất bị bỏ hoang ngày càngnhiều.
GV sử dụng tư liệu để nói về tình hình kinhtế Việt Nam:
Trang 20+ Trong nông nghiệp
Giá gạo(Đồng/tạ)
Ruộng đấtbỏ hoang(nghìn ha)
(Bảng số liệu về giá lúa gạo và diện tích
đất bỏ hoang trong thời kì 1929-1933)
+ Công thương nghiệp: sản xuất côngnghiệp bị suy giảm mạnh Xuất nhập khẩuđình đốn Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắtđỏ.
.+ Công thương nghiệp:
Tổng sản lượng khaikhoáng (Triệu đồng)
HS: suy nghĩ, trả lời GV chốt ý
=> Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Namnặng nề hơn so với các thuộc địa khác của