1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN BÀI “ CHIẾN TRANH THẾ GIỚ THỨ NHẤT (1914 1918) ” LỊCH SỬ 11 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN

78 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trong những năm gần đây, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nhân tố quan trọng và là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam trong quá trình trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học được coi là chìa khóa để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy học bao gồm cả đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học. Xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang phương pháp dạy học “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đồng thời, phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học chú trọng tới việc hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh trung học phổ thông bên cạnh việc tiếp thu kiến thức của từng môn học. Trong khung năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh phổ thông, năng lực hợp tác là một trong những năng lực cốt lõi cùng với năng lực tự học và năng lực giải quyết vấn đề. Việc tìm ra các biện pháp hữu hiệu để tổ chức có hiệu quả hoạt động tự học và khả năng làm việc theo nhóm, thúc đẩy học sinh phổ thông hợp tác trong quá trình học là nhu cầu cấp thiết và mang ý nghĩa chiến lược đối với việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói riêng cũng như đối với sự phát triển lâu dài của nước ta nói chung. Lịch sử là một bộ môn khoa học có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ, trong đó có học sinh trung học phổ thông. Tuy nhiên, đa số học sinh, nhất là học sinh trung học phổ thông hiện nay đều xem môn lịch sử là một môn học nhàm chán và không thiết thực. Đa số học sinh đều đặt ra những câu hỏi “Học lịch sử để làm gì ?, “Tại sao phải học môn lịch sử ?. Và thực tế trong nhiều năm gần đây, môn lịch sử đang dần bị “quay lưng lại và kết quả học tập cũng như thi cử chưa xứng với vị trí và tầm quan trọng của môn học này. Học sinh ít lựa chọn môn lịch sử khi tham gia kì thi trung học phổ thông quốc gia. Thực tế trong các kì thi trung học phổ thông quốc gia gần đây, điểm thi môn Lịch sử đều bị đánh giá là thấp nhất với hàng chục nghìn bài thi dưới điểm trung bình. Đó là những vấn đề bức xúc không những cho ngành giáo dục mà cho toàn xã hội. Tại sao một môn học quan trọng như lịch sử lại có kết quả thấp? Để giải quyết vấn đề đó, để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, việc đổi mới phương pháp dạy học để phát triển cho học sinh các năng lực học tập và tăng cường hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử là cần thiết. Mặt khác, hiện nay chương trình lịch sử trung học phổ thông có nhiều đổi mới cả về cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức. Vì vậy, việc dạy và học bộ môn lịch sử cần nhiều đổi mới để phát huy được năng lực tư duy hệ thống, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực hợp tác của học sinh nhằm giải quyết các vấn đề tiếp thu được trong tài liệu sách giáo khoa và thực tiễn cuộc sống.

Ngày đăng: 18/07/2021, 16:32

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w