1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của thiếu hụt iốt lên chức năng hệ yên giáp trạng và sự phát triển năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học xã vùng cao yên hợp quỳ hợp nghệ an

53 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 398,29 KB

Nội dung

Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã chỉ ra rằng thiếu hụt Iốt đặc biệt ảnh h-ởng đến hoạt động của hệ Yên- Giáp, sự phát triển một số chỉ tiêu thể chất và năng lực trí tuệ ở lứa

Trang 1

Với tất cả tấm lòng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ trong ban giám hiệu tr-ờng ĐH Vinh, khoa đào tạo sau đại học, khoa sinh học, chuyên ngành sinh lí động vật, trạm phòng chống b-ớu cổ tỉnh Nghệ An,

Sở GD & ĐT tỉnh Nghệ An, cùng các tr-ờng tiểu học và trạm y tế nơi tiến hành đề tài, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu

Qua đây cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới giáo s- Lê Quang Long, PGS TS Nghiêm Xuân Thăng, BS chuyên khoa cấp I Hồ Huy Hiệu, Thạc Sỹ Nguyễn Xuân Hùng, Thạc sỹ Lê Nữ Vân Thắng

Đặc biệt PGS TS Nguyễn Ngọc Hợi – phó hiệu tr-ởng, chủ nhiệm chuyên ngành sinh lí động vật tr-ờng ĐH Vinh, Nghiên cứu sinh Trần Ngọc Hùng đã tận tình h-ớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, anh em, các học viên chuyên ngành sinh học đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Vì năng lực và thời gian có hạn, luận văn còn thiếu sót, rất mong đ-ợc

sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và anh chị em học viên

Trang 2

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Thiếu hụt Iốt là một vấn đề có tính chất toàn cầu Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xếp thiếu hụt Iốt là một trong ba loại thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cần được can thiệp và được xem như “nạn đói tiềm ẩn” trên thế giới

đ-ợc liên hợp quốc kêu gọi các n-ớc phải thanh toán

Theo số liệu tổng kết của tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới có trên hai tỷ ng-ời thiếu hụt Iốt, trong đó có trên 300 triệu ng-ời mắc bệnh b-ớu

cổ địa ph-ơng, 20 triệu ng-ời bị chứng não do bệnh b-ớu cổ địa ph-ơng gây

ra, đặc biệt là các n-ớc nghèo và các n-ớc đang phát trển thì bệnh có nguy cơ cao hơn.[76] Căn cứ vào số liệu 150 trên thế giới MDIS đã tính ra rằng b-ớu

cổ toàn cầu hiện nay là 12% [90] Vì thế b-ớu cổ nói riêng và các rối loạn thiếu hụt Iốt nói chung đã và đang đ-ợc thừa nhận là vấn đề cấp bách của cộng đồng thế giới Tháng 5 năm 1986 ở kỳ họp thứ 39 của hội đồng y tế thế giới (WHO) đã ra nghị quyết về phòng ngừa và kiểm soát các rối loạn do thiếu hụt Iốt [88]

Thiếu hụt Iốt dẫn đến những biến đổi bất th-ờng khác nhau về các chỉ tiêu hình thái- sinh lí ở các giai đoạn phát triển cá thể và gây nên các rối loạn chức năng khác nhau Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã chỉ ra rằng thiếu hụt Iốt đặc biệt ảnh h-ởng đến hoạt động của hệ Yên- Giáp, sự phát triển một số chỉ tiêu thể chất và năng lực trí tuệ ở lứa tuổi học sinh Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ảnh h-ởng là khác nhau ở những cộng đồng đ-ợc tiến hành nghiên cứu (B.S Hetzel, 1995; Delbert, A.Fisher,1985; F.Aizi và cộng sự, 1995; )

Trang 3

Nhiều tác giả nổi tiếng đã có ý kiến “thanh toán thiếu hụt Iốt nên được xem là một vấn đề đầu t- vào tiềm năng con ng-ời hơn là chỉ theo nghĩa hẹp thanh toán bệnh tật” Đó cũng là một trong những mục tiêu lớn của toàn nhân loại

ở Việt Nam, trong những năm gần đây việc điều tra b-ớu cổ và công tác phòng chống b-ớu cổ đã đ-ợc tiến hành rộng trên khắp cả n-ớc Chúng ta

có đủ cứ liệu để khẳng định 94% dân Việt Nam nằm trong vùng thiếu hụt Iốt

Đối với Đảng và Nhà nước ta mục tiêu "đầu tư vào con người” đã được khẳng

định từ các đại hội Đảng và ngày càng đ-ợc chú trọng hơn "Thiếu hụt Iốt làm cho đầu óc kém phát triển, cơ thể yếu đuối” (Lê Ngọc Bình,1995) Do vậy chính phủ đã ra quyết định 481/TTG ngày 08 tháng 09 năm 1994 (của Thủ t-ớng chính phủ) về việc tổ chức và vận động toàn dân ăn muối Iốt từ năm 1995

Việc nghiên cứu về ảnh h-ởng của thiếu hụt Iốt tới sự biến động của hàm l-ợng các hooc mon hệ Yên- Giáp trạng đã đ-ợc sự quan tâm nghiên cứu của một số tác giả (Phạm Thị Hồng Vân, Nguyễn Trí Dũng,1994; Mai Trọng Khoa, Nguyễn Trí Dũng, 1994; Mai Trọng Khoa, 2000;…)

Gần đây một số tác giả cũng đã nghiên cứu ảnh h-ởng của thiếu hụt Iốt tới sự phát triển một số chỉ tiêu thể chất và năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học ở vùng b-ớu cổ địa ph-ơng (Nguyễn Ngọc Hợi, Trần Ngọc Hùng, 1997, 1999; Trần Ngọc Hùng Nguyễn Ngọc Hợi và cộng sự, 2000; )

Tuy nhiên việc nghiên cứu của thiếu hụt Iốt lên chức năng hệ Yên- Giáp trạng và phát triển năng lực trí tuệ học sinh ở vùng cao, nơi đặc tr-ng bởi tiền

sử thiếu hụt Iốt từ vừa đến nặng vẫn ch-a đ-ợc quan tâm nghiên cứu

Chính vì vậy, Chúng tôi tiến hành đề tài : Nghiên cứu ảnh h-ởng của thiếu hụt Iốt lên chức năng hệ Yên- Giáp trạng và sự phát triển năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học xã vùng cao yên hợp, Huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

Trang 4

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Xác định sự ảnh h-ởng của thiếu hụt Iốt lên chức năng của hệ Yên- Giáp trạng và sự phát triển năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học vùng cao theo

độ tuổi và giới tính, đóng góp thêm cơ sở dẫn liệu cho công tác phòng chống b-ớu cổ và đần độn nói riêng, chống rối loạn thiếu hụt Iốt nói chung

- Kết quả nghiên cứu đóng góp cơ sở dẫn liệu cho các ngành liên quan tham khảo cải tiến nội dung ch-ơng trình cũng nh- ph-ơng pháp giảng dạy thích hợp sát đối t-ợng học sinh vùng thiếu hụt Iốt

3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng thiếu hụt Iốt ở học sinh tiểu học trên địa bàn nghiên cứu thông qua tỉ lệ b-ớu cổ toàn phần và chỉ số Iốt niệu, theo độ tuổi

Trang 5

Ch-ơng 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Hậu quả lớn nhất của bệnh b-ớu cổ và thiếu hụt Iốt đối với đời sống của nhân loại chính là chứng đần địa ph-ơng và thiểu năng trí tuệ Báo cáo của WHO (1990) đã -ớc l-ợng trên thế giới hiện có 26 triệu ng-ời não bị h- hại

do thiếu hụt Iốt, trong đó số ng-ời đần là 6 triệu ng-ời

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi phản ánh rõ nét những ảnh h-ởng của thiếu hụt Iốt, và cũng là lứa tuổi th-ờng đ-ợc lựa chọn đánh giá tình trạng thiếu hụt Iốt của mỗi quần thể Việc chỉ ra ảnh h-ởng của thiếu hụt Iốt tới hoạt

động của hệ Yên - Giáp Trạng, sự phát triển năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học sẽ là cơ sở cho việc thiết lập các ch-ơng trình giáo dục - đào tạo phù hợp cho những đối t-ợng trẻ em vùng b-ớu cổ địa ph-ơng, mặt khác điều đó cũng tạo cơ sở dẫn liệu cho công tác thông tin tuyên truyền phòng chống các rối loạn thiếu hụt Iốt

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Iốt đ-ợc Courtois phân lập từ tro của rong biển (Fucus Vesicularis), ở Pháp năm 1813 Năm 1920 đ-ợc Coid khuyên nên dùng các chế phẩm Iốt để

điều trị bệnh b-ớu cổ sau khi ông đã rất thận trọng thử nghiệm trên 150 bệnh nhân của mình Điều đó đ-ợc chứng minh bởi thử nghiệm liều thấp của Jean Prevort và đến năm 1864 cùng với A.C Mafori, Prevos lần đầu tiên đ-a ra thuyết b-ớu cổ là do thiếu hụt Iốt gây ra (Prevost và Mafori, 1846)

Nhiều nghiên cứu khác đã cho phép Basil Hetzel (1983) đ-a ra kết luận:

"Thiếu hụt Iốt không chỉ gây ra một bệnh b-ớu cổ nh- quan niệm cũ mà còn gây ra hiệu quả khác’’ Trong đó bướu cổ quan trọng vì nó là một yếu tố chỉ

Trang 6

thị " thể hiện khả năng thiếu hụt Iốt’’ Thuật ngữ "các rối loạn thiếu hụt Iốt’’ cũng đ-ợc Hetzel đ-a ra trong thời gian này, điều đó đánh dấu sự mở rộng về hiểu biết hậu quả của thiếu hụt Iốt

Trẻ em ở lứa tuổi đi học là quần thể phù hợp nhất trong việc đánh giá mức độ thiếu hụt Iốt của cộng đồng nói chung và dịch tể học b-ớu cổ nói riêng Bởi vì trẻ em đi học tập trung, để thăm khám đồng bộ và tỷ lệ b-ớu cổ ở quần thể này cũng t-ơng đ-ơng với tỷ lệ cộng đồng Do đó, năm 1993 -1995 các tổ chức WHO, UNICEF, ICCIDD đã rút ra kết luận: Tỷ lệ b-ớu cổ toàn phần của học sinh tiểu học đ-ợc xem là chỉ số đánh giá mức độ thiếu hụt Iốt của cộng đồng

Ngoài ph-ơng pháp thăm khám lâm sàng, việc kiểm soát thiếu hụt Iốt còn có thể xác định bằng các ph-ơng pháp khác nh- định l-ợng Iốt trong n-ớc tiểu, định l-ợng hooc môn giáp và TSH trong máu, ph-ơng pháp siêu âm tuyến giáp, chọc hụt kim nhỏ, hay ph-ơng pháp y học hạt nhân

Việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản của tuyến giáp cũng đ-ợc chú ý nhiều Nghiên cứu "cấu trúc của tuyến giáp’’ của Seymoun, H.Wollman nghiên cứu "Các bệnh của tuyến giáp" của Sedney, Hengbar, Kennetth, J.A Woeler đã tạo cơ sở biết rõ hơn về tuyến giáp Đặc biệt, những nghiên cứu về quá trình sinh lý của tuyến giáp, mối quan hệ của tuyến giáp với các cơ quan

bộ phận khác trong cơ thể thông qua hooc môn giáp nh- "sinh lý tuyến giáp thời kỳ chưa sinh’’, "tác dụng của hooc môn giáp về tăng trưởng và phát triển’’ của Delbert, A.Fisher, hay "phát triển lịch sử các khái niệm mối quan

hệ não- tuyến giáp’’ của Basil Hetzel Đặc biệt sinh lý tuyến giáp trong từng giai đoạn bào thai, trẻ em, ng-ời lớn đều đ-ợc nghiên cứu kỹ Tất cả những hiểu biết cơ bản đó là tiền đề tốt nhất cho việc thanh toán thiếu hụt Iốt

Nghiên cứu ảnh h-ởng của thiếu hụt Iốt lên các chỉ tiêu hình thái sinh

lý và năng lực trí tuệ của con ng-ời cũng đ-ợc chú ý nhiều Đến năm 1987, Basil Hetzel đã khẳng định: Thiếu hụt Iốt ảnh h-ởng tới tất cả các giai đoạn

Trang 7

sống của con ng-ời trên mọi khía cạnh Ông đã nêu lên những hậu quả cụ thể cho từng giai đoạn đối với vùng thiếu hụt Iốt nặng Vào năm 1994, F Delarge cũng đã nêu lên những hậu quả cụ thể trong từng giai đoạn sống của con ng-ời ở vùng thiếu hụt Iốt nhẹ [12]

Trong lịch sử, mối liên hệ giữa b-ớu cổ với những khuyết tật tâm thần ở ng-ời đã đ-ợc mô tả từ rất sớm Merke F (1984) đã phát hiện ra nhiều ghi chép trong các th- tịch cổ (thế kỷ XIII - XIV) về b-ớu cổ và đần độn Platter (1536-1614) đã có những ghi chép khá điển hình ở một làng thuộc bang Valais về nhiều đứa trẻ ngây ngô , đôi khi có đầu méo mó, l-ỡi to đùng và phình lên, th-ờng bị câm và gắn với b-ớu cổ (Langer, 1960)

Thuật ngữ "ng-ời đần" xuất hiện lần đầu tiên trong một bài báo (Alembert D, 1754) với định nghĩa : ng-ời đần là ng-ời khờ dại, điếc, câm và

có b-ớu cổ thõng xuống tr-ớc ngực Cùng năm đó, Diderot đã đ-a thuật ngữ này vào Bách khoa toàn th- trong mục bàn luận về các khoa học (Hetzel BS, 1989; 1992) [14]

Fodere BE (1764-1836) đã xuất bản cuốn sách " Bàn về b-ớu cổ và bệnh đần" đ-ợc xuất bản nhiều lần ở Pháp, Đức đầu thế kỷ XVIII Rosh và Maffeni (1844) đã đ-a ra quan điểm cho rằng, không có biểu hiện lâm sàng giống nhau về ng-ời đần, thực tế là có một giải rộng về triệu chứng lâm sàng Tác giả đã ghi lại những quan sát về một gia đình sống ở một làng có những

đứa con sinh ra đều bị chết non hoặc đần, tuy nhiên khi gia đình đó chuyển đi nơi khác thì có những đứa trẻ sinh ra bình th-ờng (Hetzel BS, 1989; 1992)[22]

Đầu thế kỷ XX ghi nhận sự thành công của việc phòng ngừa và kiểm soát b-ớu cổ thông qua bổ sung Iốt ở nhiều n-ớc trên thế giới: Thuỵ Sỹ (1915); Hoa Kỳ (1922); Tuy nhiên, tác động của bổ sung Iốt tới đần độn

đ-ợc ghi nhận muộn hơn qua những đánh giá về cải thiện rõ rệt tỷ lệ đần độn

Trang 8

ở bang Berne (Thuỵ Sỹ) khi so sánh việc thực hiện bổ sung Iốt vào muối giai

đoạn 1922 đến năm 1947 (Hetzel BS, 1989; 1992)[30]

Những điều tra ở các n-ớc khác nhau đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa sự bổ sung Iốt, giảm tỷ lệ b-ớu cổ và tỷ lệ đần độn cũng nh- sự cải thiện năng lực trí tuệ của trẻ em Costa và CS (1964) khi tiến hành nghiên cứu ở Piedmont (Italia) sau khi đ-a muối Iốt vào,tỷ lệ b-ớu cổ đã giảm xuống rõ rệt, tỷ lệ đần giảm xuống 0,01% so với 0,154% của năm 1881 và với 0,285 ở các vùng b-ớu cổ địa ph-ơng

Có những vấn đề tranh cãi xuất hiện vào những năm 1950, ở Thuỵ Sỹ,

sự cải thiện tỷ lệ đần không chỉ xảy ra ở những vùng đ-ợc bổ sung Iốt mà còn xảy ra ở những vùng khác ch-a đ-ợc phòng bệnh bằng Iốt Điều này gây ra hoài nghi về mối quan hệ giữa thiếu hụt Iốt với chứng đần địa ph-ơng Tuy nhiên, những thử nghiệm sau đó đ-ợc tiến hành ở Papua New Gunie (1966) đã chứng minh rằng : thiếu hụt Iốt trong thời kỳ mang thai là nguyên nhân chủ yếu của chứng đần Sự biến mất một cách ngẫu nhiên của chứng đần ở những vùng không bổ sung Iốt ở Thuỵ Sỹ đ-ợc tìm thấy có thể là do tăng tiếp nhập Iốt thông qua đa dạng hoá thành phần thức ăn cùng với sự giao l-u hàng hoá giữa các vùng thiếu và không thiếu Iốt trong quá trình phát triển kinh tế (Hetzel BS, 1989; 1992)[23]

Tổ chức y tế Châu Mỹ (1974) Đã đ-a định nghĩa về chứng đần địa ph-ơng do thiếu hụt Iốt đã đ-ợc thừa nhận rộng rãi và sử dụng trong các cuộc

điều tra về chứng đần địa ph-ơng ở nhiều n-ớc trên thế giới

Hetzel BS và CS (1986; 1990) đã chỉ ra một giải các rối loạn do thiếu Iốt, trong đó có nhiều hậu quả liên quan đến chứng đần (gồm cả đần thần kinh

và đần phù niêm) có mặt ở mọi giai đoạn phát triển cá thể từ thai nhi, trẻ sơ sinh, trẻ em và thiếu niên cũng nh- ng-ời tr-ởng thành ở giai đoạn bào thai

và giai đoạn 3 tháng đầu của trẻ sơ sinh thiếu hụt Iốt dẫn đến khuyết tật trong

Trang 9

phát triển não và quá trình biệt hoá tế bào thần kinh; ở giai đoạn trẻ sơ sinh tạo nên khuyết tật tâm thần vận động; ở giai đoạn trẻ em, thiếu niên và ng-ời tr-ởng thành làm chức năng trí tuệ bị h- hại (Hetzel BS và CS, 1986; 1990; Shils ME, 1994)[25] Điều này cho thấy mối liên hệ giữa thiếu hụt Iốt - hoạt

động chức năng hệ Yên- Giáp Trạng và năng lực trí tuệ

Trên đối t-ợng động vật thực nghiệm, những hậu quả có ý nghĩa thiếu hụt Iốt đã đ-ợc chỉ ra ở ba loài: Cừu, Khỉ đuôi sóc (thuộc bộ Linh tr-ởng) và ở chuột ở cừu và khỉ đuôi sóc thiếu hụt Iốt có dấu hiệu giảm trọng l-ợng não

và ADN não với những thay đổi tổ chức học đ-ợc chỉ rõ bởi đặc điểm thành thục tiểu não muộn Hậu quả có ý nghĩa ở thai cừu từ 70 ngày, hậu quả này gợi ý đến kết quả về nguyên phân tế bào thần kinh đ-ợc biết là xảy ra ở thai nghén 40-80 ngày Những hậu quả này chỉ ra một hậu quả có thể có ý nghĩa

về sinh bệnh học chứng đần độn ở ng-ời.( Hetzel BS, 1996)[20]

Việc khẳng định mối liên hệ giữa bệnh b-ớu cổ và chứng đần địa ph-ơng có nguồn gốc chủ yếu là do thiếu hụt Iốt, đã thúc đẩy những h-ớng nghiên cứu mới về phạm vi và mức độ ảnh h-ởng của thiếu hụt Iốt tới sự phát triển năng lực trí tuệ, đặc biệt là ở trẻ em, lứa tuổi nhạy cảm với các yếu tố vi chất dinh d-ỡng Nhiều nghiên cứu đ-ợc công bố trong vài thập niên cuối của thế kỷ XX đã chỉ ra rằng, thiếu hụt iốt không những gây nên chứng đần độn thấy rõ trong các quần thể thiếu hụt Iốt mà còn gây ra thiểu năng trí tuệ ở những mức độ khó phát hiện hơn (vẫn th-ờng đ-ợc gọi là đần d-ới lâm sàng) Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh đần địa ph-ơng chỉ tiêu biểu cho mức độ nặng của cả một loạt rộng lớn hơn các bất th-ờng phát triển, kể cả năng lực trí tuệ có liên quan đến thiếu hụt Iốt (Bleichrodt N., 1985; Delange F., 1992; azizi F., 1995;)[47]

Theo Hetzel BS (1996), nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, hậu quả của chứng giảm năng giáp ở não là lớn hơn các cơ quan khác, điều này dẫn

đến trạng thái thờ ơ và trì trệ trí tuệ đặc tr-ng ở ng-ời thiếu hụt Iốt [18]

Trang 10

Tuy nhiên, để đánh giá ảnh h-ởng của thiếu hụt Iốt tới sự phát triển năng lực trí tuệ ở trẻ em là một vấn đề hết sức khó khăn Bởi lẽ, các cộng

đồng sống trong vùng b-ớu cổ địa ph-ơng th-ờng gắn với những hạn chế về kinh tế-xã hội cũng nh- những đặc thù văn hoá, mà nếu đem so sánh một cách máy móc với các cộng đồng không thiếu hụt Iốt xem nh- là thiếu tính thuyết phục

Nhiều nỗ lực của các nhà nghiên cứu đã đ-a ra những công cụ khác nhau để thử nghiệm nhằm đánh giá năng lực trí tuệ của các lứa tuổi (đặc biệt

là lứa tuổi trẻ nhỏ và tuổi đi học) Stubbe P (1986) đã sử dụng ph-ơng pháp

điện não đồ (EEG) để đánh giá so sánh tuổi phát triển não của trẻ bị b-ớu cổ

và trẻ bị giảm năng giáp so sánh với lô đối chứng là những trẻ bình th-ờng, kết quả là ở những trẻ b-ớu cổ và giảm năng giáp cho tuổi dự đoán thấp hơn Nhiều tác giả ở Trung Quốc đã cố gắng cải tiến các loại Test khác nhau nhằm

đánh giá hậu quả thiếu hụt Iốt ở trẻ em trong độ tuổi đi học (7-14), mặc dù kết quả không hoàn toàn thống nhất nh-ng đều đi đến nhận định chung là thiếu hụt Iốt ảnh h-ởng đến sự phát triển năng lực trí tuệ cũng nh- một số chỉ số phát triển khác Đặc biệt sự phân bố IQ đã đ-ợc cải thiện theo h-ớng tích cực cùng với quá trình áp dụng các liệu pháp bổ sung Iốt (Wang và CS, 1985; Liu

và CS, 1985; Shi, 1985; Wong, 1985; Ma T., 1985; 1997 )[29, 36] Bleichrodt N và CS (1996) đã có những thảo luận xung quanh vấn đề khái niệm trí trông minh và năng lực trí tuệ và đã đ-a ra đề xuất rằng những nghiên cứu trong t-ơng lai về hậu quả của thiếu hụt Iốt đối với sự phát triển trí tuệ cần cân nhắc thận trọng khía cạnh ảnh h-ởng của văn hoá đến các công cụ đo l-ờng đ-ợc lựa chọn Những thử nghiệm nh- là khuôn hình tiếp diễn của Raven hoặc thử nghiệm phác thảo khối của Kosh là những công cụ đ-ợc khuyên dùng[48]

Qua nhiều nghiên cứu khác nhau, WHO đã cố gắng đ-a ra một -ớc

đoán về mối quan hệ giữa tỷ lệ b-ớu cổ toàn phần với sự thiểu năng trí tuệ tuy nhiên vẫn ch-a thể đạt tới một kết quả thuyết phục (Hetzel BS., 1996)[30]

Trang 11

Chính vì vậy vấn đề đánh giá mức độ ảnh h-ởng của thiếu hụt Iốt đối với hoạt động của hệ Yên- Giáp Trạng và năng lực trí tuệ, đặc biệt là đối với trẻ em ở những những quần thể thiếu hụt Iốt và b-ớu cổ địa ph-ơng khác nhau trên thế giới đang là một nhu cầu cấp bách hiện nay

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

ở Việt Nam các rối loạn thiếu hụt Iốt nói chung, bệnh b-ớu cổ và chứng đần độn nói riêng đã đ-ợc nghiên cứu có hệ thống những năm đầu của thập kỷ 70

Năm 1982, sự cộng tác của bệnh viện nội tiết và CEMUBAC (Một tổ chức phi chính phủ thuộc tr-ờng đại học Brussels Bỉ) đã làm cho công tác điều tra dịch tễ học đ-ợc đẩy mạnh Quần thể trẻ em đi học đã đ-ợc chọn làm đối t-ợng cho quá trình điều tra bởi các lí do: Là nhóm quần thể dễ tổn th-ơng sinh lí, học tập trung, phản ánh thực trạng tình trạng chống rối loạn thiếu hụt Iốt ở quần thể nói chung Cũng chính vì vậy mà tỉ lệ b-ớu cổ toàn phần của trẻ

em đi học đ-ợc khuyến cáo dùng làm yếu tố chỉ thị lâm sàng cho việc giám sát chống rối loạn thiếu hụt Iốt và theo dõi sự tiến bộ trong công tác phòng chống rối loạn thiếu hụt Iốt [38]

Đã có những công trình nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lí của các đối t-ợng thiếu hụt Iốt nh-:

Mai Trọng Khoa, Nguyễn Trí Dũng (1994) "Nghiên cứu mối liên quan

ảnh h-ởng của giới, tuổi, độ b-ớu cổ tới nồng độ T3, T4, TSH ở những ng-ời sống trong vùng b-ớu cổ địa ph-ơng miền núi"[39]

Nguyễn Trường Sơn và cộng sự (2000 ): “Nhận xét bước đầu về sự biến

đổi một số triệu chứng lâm sàng và hooc mon của hệ trục Yên- Giáp tr-ớc và sau điều trị ở bệnh nhân cường giáp” [110]

Trang 12

Mai trọng Khoa, Phan Sỹ An, Nguyễn Văn Nhu và cộng sự (2000): “Sự thay đổi nồng độ T3, FT4, Thyroglobulin ở ng-ời bình th-ờng và bệnh nhân tuyến giáp” [131]

Vấn dề nghiên cứu ảnh h-ởng của bệnh b-ớu cổ địa ph-ơng và thiếu hụt Iốt tới sự phát triển trí tuệ còn hết sức hạn chế Tr-ớc cách mạng tháng 8/1945, chỉ có một báo cáo của Trần Kim Phán (1937) về những ng-ời đần trong vùng b-ớu cổ Năm 1967, Đặng Thu và CS đã tiến hành điều tra bệnh b-ớu cổ và

đần ở một số xã thuộc tỉnh Cao bằng, Hoà Bình và -ớc tính tỷ lệ đần do b-ớu cổ địa ph-ơng trong vùng nghiên cứu là 4-5% (Đặng trần Duệ và CS, 1985)[19]

Từ sau khi có nghị quyết 16/CP của Chính phủ (2/1/1969) một số ch-ơng trình đánh giá b-ớu cổ và chứng đần địa ph-ơng đã đ-ợc tiến hành ở một số địa ph-ơng Kết quả ban đầu Đặng Trần Duệ và CS (1983) cho thấy, ở khu vực miền núi tỷ lệ đần trên cơ sở sử dụng định nghĩa của Tổ chức y tế Châu Mỹ (PAHO, 1970) kết hợp với hằng số sinh học ng-ời Việt Nam, khả năng học tập, lao động của đối t-ợng đ-ợc thăm khám và một số chỉ tiêu khác

là khoảng 2,35% Các tác giả cũng đi đến kết luận là bệnh đần liên quan chặt chẽ với bệnh b-ớu cổ mà nguyên nhân là do thiếu hụt Iốt ở môi tr-ờng, chức năng tuyến giáp bị suy giảm Tuy nhiên, các tác giả cũng thừa nhận rằng, vì thiếu các nghiệm pháp xác định năng lực trí tuệ nên tỷ lệ đần phát hiện đ-ợc

là thấp hơn thực tế và đó chỉ là những ca nặng có biểu hiện lâm sàng rõ rệt (Đặng Trần Duệ và CS, 1983)[11] Một nghiên cứu khác của Đặng Trần Duệ

và CS (1990) ở bốn tỉnh phía Bắc cho kết quả là tỷ lệ đần (có triệu chứng lâm sàng rõ rệt) là 2,48%, ngoài ra còn có 5-10% thanh thiếu niên tuy học nhiều năm nh-ng phải bỏ học vì mù chữ Các tác giả cũng khẳng định rằng tỷ lệ chậm phát triển tinh thần do thiếu Iốt thực sự còn có thể cao hơn nhiều vì ch-a

có những nghiệm pháp xác định năng lực trí tuệ phù hợp (Đặng Trần Duệ và

CS, 1990)[15]

Trang 13

Để tìm kiếm, ứng dụng các ph-ơng pháp đánh giá năng lực trí tuệ ở trẻ

em, đã có một số trao đổi quanh vấn đề này Lê đức Hinh (1983;1992) đã đề xuất sử dụng test Denver để đánh giá chậm phát triển ở trẻ em d-ới 6 tuổi Tác giả cũng chứng minh rằng, qua quá trình thử nghiệm tại khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai (từ năm 1977) và sau đó là Viện bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ

em đã chứng tỏ khả năng áp dụng phù hợp với Việt Nam nhằm sàng lọc, phát hiện sớm các bất th-ờng trong phát triển tâm lý-vận động của trẻ d-ới 6 tuổi (Lê Đức Hinh, 1983;1992)[9] Lê ngọc Bình (1980 đã khuyến cáo: Cần đo th-ơng số thông minh (IQ) ở học sinh tiểu học bởi lẽ không những điều này giúp chúng ta đánh giá ảnh h-ởng của thiếu hụt Iốt đến sự phát triển năng lực của học sinh mà còn qua đó đánh giá hiệu quả của những nỗ lực kiểm soát tình trạng thiếu hụt Iốt (Lê Ngọc Bình, 1998)[1]

Từ những năm 1995-1998, Nguyễn Ngọc Hợi và Trần Ngọc Hùng đã thử nghiệm dùng bộ test khuôn hình tiếp diễn chuẩn của Raven (1960) để

đánh giá so sánh năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học trong vùng thiếu hụt Iốt

ở các huyện vùng cao tỉnh Nghệ An, kết quả thu đ-ợc cho thấy những học sinh bị b-ớu cổ có điểm số năng lực trí tuệ sút kém hơn những học sinh không

bị b-ớu cổ cùng địa ph-ơng, mặt khác kết quả cho thấy có sự t-ơng quan giữa

tỷ lệ b-ớu toàn phần với tỷ lệ học sinh có năng lực trí tuệ d-ới trung bình rõ rệt và thiểu năng trí tuệ ở mỗi điểm điều tra (Nguyễn Ngọc Hợi và Trần Ngọc Hùng, 1998)[18, 23]

Thiếu hụt Iốt là một trong những nguyên nhân chủ chốt ảnh h-ởng đến chức năng hoạt động của hệ Yên- Giáp Trạng và làm hạn chế sự phát triển năng lực trí tuệ đặc biệt là ở trẻ em Tuy nhiên, qua những nghiên cứu ở Việt Nam mà chúng tôi có đ-ợc cho thấy, các nghiên cứu còn ít và mới chỉ tập trung vào chứng đần với những biểu hiện lâm sàng rõ rệt Chính vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu và chỉ rõ ảnh h-ởng của thiếu hụt Iốt và bệnh b-ớu cổ

địa ph-ơng tới hoạt động của hệ Yên- Giáp Trạng và sự phát triển năng lực trí tuệ đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh tiểu học, điều đó không chỉ giúp có giải

Trang 14

pháp can thiệp phù hợp với các đối t-ợng thiểu năng trí tuệ mà còn tạo cơ sở dẫn liệu cho việc xây dựng chiến l-ợc lâu dài phòng chống các rối loạn thiếu hụt Iốt, bởi không có sự điều chỉnh nào cho tình trạng thiếu hụt Iốt trong tự nhiên mà điều đó chỉ có thể giải quyết đ-ợc bằng chính các giải pháp can thiệp của con ng-ời dựa trên sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn

Trang 15

Ch-ơng 2

đối t-ợng và ph-ơng pháp nghiên cứu

2.1 Sơ l-ợc một số đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu

Quỳ Hợp là một huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An, với diện tích tự nhiên: 94.172,8 ha, dân số: 112.184 ng-ời trong đó có các dân tộc Kinh, Thái, Thổ (Thái: 45,28%, Thổ: 12,61%, Kinh: 57,89%) cùng chung sống

Phía bắc giáp huyện Quỳ Châu, Phía nam giáp huyện Tân Kỳ và Con Cuông, Phía đông giáp Nghĩa Đàn, phía tây giáp Quỳ Châu và Con Cuông

Diện tích núi rừng chiếm chủ yếu: 82%, địa hình thấp dần từ tây sang

đông Khí hậu có đặc tr-ng gió mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm biến động khoảng 22oC đến 24oC, lúc thấp nhất vào mùa đông: 16oC, cao nhất mùa hè:

35oC L-ợng m-a trung bình biến động khoảng: 1.500mm đến 2.000mm, phân

bố tuỳ theo mùa, 80% l-ơng m-a tập trung vào mùa m-a (từ tháng 5 đến tháng 10) Do chế độ m-a tập trung vào một số tháng nên dễ gây xói mòn, rửa trôi đất, làm đất nghèo mùn, nghèo khoáng chất và vi chất

Yên Hợp là 1 xã vùng cao của huyện Quỳ Hợp, với tổng diện tích tự nhiên: 5.130,89 ha, diện tích núi rừng: 4.749,83 ha (chiếm khoảng 93%), dân số: 5.109 ng-ời trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, Thái chung sống

Địa hình t-ơng đối phức tạp, dân c- chủ yếu sống và sinh hoạt ở vùng đất dốc Nền kinh tế đang còn nghèo nàn, do đó cuộc sống của những ng-ời dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn

Trang 16

2.2 Đối t-ợng nghiên cứu

Đề tài đ-ợc tiến hành ở trên đối t-ợng học sinh tiểu học xã vùng cao Yên Hợp của huyện Quỳ Hợp, một trong những xã đã sử dụng muối Iốt và uống dầu Iốt từ tr-ớc năm 2000

Năm học 2001-2002, toàn tỉnh có: 403.042 học sinh tiểu học, Quỳ Hợp có: 15.512 em, riêng Yên Hợp có 518 em

Trong đề tài này chúng tôi đã chọn 150 học sinh cùng một nhóm tuổi (8-11 tuổi) ở Tr-ờng Tiểu học Yên Hợp huyện Quỳ Hợp, khám đánh giá trạng thái tuyến giáp sau đó lấy mẫu n-ớc tiểu để xác định hàm l-ợng Iốt niệu Trong 150 mẫu n-ớc tiểu đã đ-ợc thu, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 34 mẫu phân bố đều giới tính, độ tuổi cũng nh- điều kiện gia đình, môi tr-ờng giáo dục, để đánh giá trí tuệ sau đó lấy máu và xác định T3, FT4, TSH Trong đó có 21 em bị b-ớu cổ và 13 em không bị b-ớu cổ làm đối chứng (theo nguyên tắc "Door to Door")

2.3 Ph-ơng pháp nghiên cứu

2.3.1 Ph-ơng pháp chọn mẫu

Trong quá trình nghiên cứu mẫu đ-ợc chọn theo ph-ơng pháp sau:

- Lấy mẫu theo ph-ơng pháp ngẫu nhiên đơn giản

- Lấy mẫu theo ph-ơng pháp hệ thống

- Lấy mẫu theo ph-ơng pháp phân tầng

Với ph-ơng pháp chọn mẫu nh- vậy sẽ tiết kiệm đ-ợc thời gian công sức cũng nh- kinh phí, đảm bảo tính khả thi song vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết

2.3.2 Ph-ơng pháp dịch tễ học

Đã sử dụng ph-ơng pháp dịch tễ học mô tả và dịch tễ học phân tích trên cơ sở đó so sánh giữa các nhóm đối lập Việc điều tra thực địa khảo sát

Trang 17

các quần thể học sinh tiểu học đ-ợc tiến hành ở hai cấp độ : Điều tra cá thể và

điều tra tiến hành theo nhóm

Ph-ơng pháp thăm khám bệnh bằng tay và kiểm định lại qua máy siêu

âm đã đ-ợc sử dụng để xác định trạng thái tuyến giáp và phân loại độ b-ớu cổ theo tiêu chuẩn WHO, UNICEF và ICCIDD(1992) cùng h-ớng dẫn của bệnh viện nội tiết Quá trình tiến hành đ-ợc thực hiện bởi một bác sỹ chuyên khoa

có kinh nghiệm của trạm nội tiết tỉnh Nghệ An

Trên khía cạnh lâm sàng một học sinh đ-ợc xem là b-ớu cổ khi mà mỗi thuỳ bên của tuyến giáp có thể tích lớn hơn đầu ngón tay cái của ng-ời đ-ợc khám thì gọi là b-ớu cổ Trong đó phân độ b-ớu nh- sau:

Độ I a: B-ớu cổ chỉ có thể phát hiện bằng sờ nắn, không nhìn thấy đ-ợc

ngay cả khi ngửa đầu ra sau

Độ I b: B-ớu cổ sờ nắn thấy và nhìn thấy đ-ợc khi ngửa cổ ra sau

Độ II : B-ớu cổ trông thấy khi cổ t- thế bình th-ờng không cần sờ nắn

vẫn chuẩn đoán đ-ợc

Độ III : B-ớu cổ rất to, gồm cả b-ớu khổng lồ có thể biết từ khoảng

cách rất xa (trên 10m)

Sự đánh giá khu vực b-ớu cổ địa ph-ơng đ-ợc sử dụng theo tiêu chuẩn sửa

đổi của WHO, UNICEF, ICCIDD và h-ớng dẫn của bệnh viện nội tiết (1993)

Tỉ lệ b-ớu cổ

Trang 18

Các chỉ tiêu nghiên cứu đ-ợc phân tích trên cơ sở quần thể địa ph-ơng, nhóm tuổi, giới tính, dân tộc và so sánh giữa quần thể bị bệnh và không bị bệnh

2.3.3 Ph-ơng pháp định l-ợng TSH, T 3 , FT 4

a Kỹ thuật lấy máu

Mỗi đối t-ợng nghiên cứu đ-ợc lấy 3 ml máu, bảo quản chống

đông bằng EDTA 3‰ Bảo quản trong ống nghiệm nhựa ở nhiệt độ -25oC đến 0oC

b Định l-ợng TSH, T 3 , FT 4 , trong máu

Hàm l-ợng TSH huyết thanh đ-ợc xác định theo ph-ơng pháp miễn dịch không cạnh tranh, T3, FT4 đ-ợc xác định bằng ph-ơng pháp miễn dịch cạnh tranh, tại Labo của khoa xét nghiệm hoá sinh bệnh viện nội tiết

- Dựa trên cơ sở miễn dịch học, đó là phản ứng t-ơng tác giữa các kháng nguyên (antigen,Ag) với kháng thể (antibody, Ab) Trong đó các hooc mon đóng vai trò kháng nguyên Các phân tử hooc mon đ-ợc đánh dấu, điều này có nghĩa là nguyên tử của một nguyên tố nào đó trong phân tử hooc mon

đ-ợc thay thế bởi nguyên tử của nguyên tố phóng xạ hoặc bởi một hợp chất nào đó và với điều kiện ở trạng thái đ-ợc đánh dấu (hoặc ghi dấu hiệu *) nêu trên, hooc mon vẫn phải giữ đ-ợc hoạt tính sinh học, tính kháng nguyên ban

đầu của mình khi phản ứng t-ơng tác với một số l-ợng phân tử phân tử Ab

“Thường được gọi là số điểm gắn” có giới hạn các phân tử hooc mon không ghi dấu sẽ cạnh tranh với các phân tử hoóc môn ghi dấu Sự cạnh tranh này

đ-ợc diễn đạt bằng ph-ơng trình sau:

Ab + Ag + Ag* AbAg + AbAg* Trong phản ứng cả Ag và Ag* đều có khả năng gần nh- nhau với Ab Các phân tử Ab không thể phân biệt đ-ợcb Ag với Ag* Phản ứng thuận

Trang 19

nghịch này sẽ đạt tới cân bằng động sau một thời gian nhất định Trong phản ứng với l-ợng Ab có hạn, nếu số phân tử Ag tăng lên thì số phân tử Ag* bị

đẩy ra khỏi điểm gắn của Ab càng nhiều lên, dẫn đến l-ợng phức hợp AbAg*

giảm đi và ng-ợc lại

Bằng các biện pháp khác nhau ng-ời ta có thể tách đ-ợc riêng rẽ các phức hợp AbAg, AbAg* ra khỏi các phân tử Ab, Ag và Ag* tự do trong môi tr-ờng phản ứng Đo hoạt tính đặc tr-ng của chất đánh dấu nằm trong phân tử

Ag* của phức hợp AbAg* hoặc Ag* tự do sẽ suy ra đ-ợc l-ợng Ag ban đầu tham gia phản ứng

2.3.4 Ph-ơng pháp xác định Iốt niệu

a Kỹ thuật lấy n-ớc tiểu

Lấy n-ớc tiểu qua ống thông đái vào buổi sáng, mẫu n-ớc tiểu

đ-ợc đựng trong ống nghiệm nhựa sạch, bảo quản mẫu ở 0 0C cho đến khi phân tích mẫu

b Xác định Iốt niệu

Việc định l-ợng Iot trong n-ớc tiểu đ-ợc tiến hành theo ph-ơng pháp động học xúc tác A (Dựa theo nguyên lý phản ứng Sandell – Kolthoff) tại labo Iốt niệu bệnh viện nội tiết

Trong môi tr-ờng axit mạnh Ceric (IV) và asen (III) phản ứng với nhau theo sơ đồ sau:

2Ce+4 + As+3 2Ce+3 + As+5Nếu trong môi tr-ờng chỉ có Ce+4 và As+3 thì phản ứng xảy ra rất chậm, khi có mặt Ion I- trong môi tr-ờng, dù chỉ với l-ợng rất nhỏ (vết) phản ứng xảy ra rất nhanh và tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ

Trang 20

Ion I-, trong dung dịch I- đã đóng vai trò một chất xúc tác trong phản ứng nói trên

Đo sự giảm nồng độ của Ce+4 sau một thời gian phản ứng nhất định, thì đo đ-ợc tốc độ phản ứng và suy ra đ-ợc l-ợng I- tham gia xúc tác

2.3.5 Ph-ơng pháp xác định năng lực trí tuệ

Để xác định năng lực trí tuệ của mỗi đối t-ợng nghiên cứu chúng tôi sử dụng ph-ơng pháp của J.C.Raven (1960) qua bộ test khuôn hình tiếp diễn PMS (Các bộ : A; B; C; D; F) bằng ph-ơng thức tự ghi theo nhóm không hạn

định về thời gian

Đây là một bộ test đo năng lực trí tuệ trong thời điểm làm test, trong đó

đ-a ra những hình vẽ vô nghĩa để cá nhân quan sát, tìm ra mối liên hệ giữa các hình đó, nhận ra bản chất của hình vẽ, bổ sung hoàn thiện một hệ thống các quan hệ và từ đó phát triển đ-ợc một ph-ơng pháp suy luận hệ thống

Trong đó gồm 60 bài tập, chia làm 5 bộ, mỗi bộ 12 bài Trong mỗi bộ, bài tập đầu tiên gần nh- tự nó đã rất rành mạch, rõ ràng Các bài tập tiếp theo dần dần khó hơn Thứ tự của các bài tập đ-ợc đ-a ra nh- một ph-ơng pháp tập d-ợt cách làm Năm bộ bài tập đ-a ra năm cơ hội để nắm đ-ợc ph-ơng pháp làm và là năm mức cao dần nhằm đánh giá năng lực hoạt động trí tuệ của cá nhân Để duy trì hứng thú liên tục và tránh mệt mỏi, các hình vẽ trong mỗi bài tập đ-ợc in rõ ràng, vẽ chính xác và hơn nữa rất -a nhìn Thang đo này có ý đồ nhằm xem xét toàn bộ các thang bậc của sự phát triển trí tuệ, kể từ khi trẻ có khả năng nắm bắt ý t-ởng tìm ra phần còn thiếu để hoàn thiện hình mẫu, và cũng có khá nhiều bài tập để đánh giá năng lực cao nhất của cá nhân trong việc so sánh và suy luận theo kiểu loại suy mà không bị quá mệt mỏi hoặc quá khó Các điểm số mà ng-ời lớn đạt đ-ợc có xu h-ớng tập trung ở phần nữa trên của thang đo, song cũng có khá nhiều bài tập khó có thể đạt yêu cầu biệt hoá đối t-ợng này

Trang 21

Đối t-ợng làm test không kể ở độ tuổi nào, cũng đều làm các bài tập của mỗi bộ theo cùng một trình tự, đ-ợc yêu cầu làm liên tục không ngừng từ

đầu đến cuối Thang đo này có thể sử dụng để làm riêng từng cá nhân hoặc nhóm, tuy nhiên do hạn chế về thời gian nên ph-ơng thức làm theo nhóm đã

đ-ợc lựa chọn trong quá trình khảo sát Tổng điểm của cá nhân là một chỉ số (Index) về năng lực trí tuệ của cá nhân không đ-ợc phụ thuộc vào dân tộc và trình độ giáo dục

Thang đo này đ-ợc coi là một test về quan sát và t- duy sáng suốt (clear thinking) Mỗi một bài tập trong thang đo thực sự là "nguồn gốc" t- duy vì thế

đ-ợc gọi là "khuôn hình tiếp diễn" Thang đo đã đ-ợc sử dụng nhiều n-ớc trên thế giới nhằm mục đích nghiên cứu so sánh và cũng đ-ợc Nico Bleichrodt và Wilma Resing (1996) khuyên dùng cho việc nghiên cứu so sánh những quần thể thiếu hụt Iốt và không thiếu hụt Iốt [70]

Quá trình sử dụng và phân loại năng lực trí tuệ của các đối t-ợng đ-ợc tiến hành theo bản "h-ớng dẫn sử dụng test khuôn hình tiếp diễn PMS" (Các

bộ A; B; C; D và E) của Raven (1960)

2.3.6 Ph-ơng pháp xử lí số liệu

Số liệu đ-ợc tiến hành xử lí theo ph-ơng pháp thống kê tìm giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (còn gọi là sai số chuẩn hay sai số trung bình) theo Olivin (1960); Strelcốp (1966) và I.Vechicova (1974)

X

1

1

Trong đó: X là giá trị trung bình chỉ số nghiên cứu

n là số học sinh của nhóm theo dõi

Xi là giá trị của số X ứng với n = i

Trang 22

2

) (

1

2

1

) (

với n  30

2.3.7 Các ph-ơng pháp nghiên cứu khác

Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài một số ph-ơng pháp nghiên cứu thông dụng khác nh-: Nghiên cứu lí thuyết thông qua hệ thống tài liệu, nghiên cứu hồi cứu qua các nguồn t- liệu từ một số kết quả điều tra, tổng kết, nghiên cứu khác, Cũng đã đ-ợc sử dụng

Trang 23

Ch-ơng 3: Kết quả nghiên cứu

3.1 Thực trạng thiếu hụt Iốt tại các điểm nghiên cứu

3.1.1 Thực trạng thiếu hụt Iốt ở điểm nghiên cứu

Nghệ An là một tỉnh lớn với diện tích tự nhiên 1.637.068 ha, trong đó 83,3 % là miền núi, dân số 2,8 triệu ng-ời (trong đó miền núi chiếm 37%) Năm học 2001-2002 toàn tỉnh có 403.042 học sinh tiểu học, trong đó 49 % là học sinh miền núi Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khu vực miền núi Nghệ An hiện đang lâm vào tình trạng thiếu hụt Iốt phố biến với tỷ lệ b-ớu

cổ từ 5,7% đến 26,7% Trong đó Yên Hợp – Quỳ Hợp là một trong những điểm có

tỉ lệ b-ớu cổ toàn phần trong đợt điều tra năm 2000 là trên 20%

Kết quả thăm khám tình trạng tuyến giáp ở học sinh đ-ợc phản ánh qua bảng sau:

Bảng 1: Tỉ lệ mắc bệnh b-ớu cổ địa ph-ơng ở điểm điều tra

Điểm điều tra Giới Tổng số khám Tỉ lệ BCTP (%)

Trang 24

- So với kết quả điều tra bệnh b-ớu cổ năm 2000 của trạm nội tiết Nghệ

An, tỷ lệ b-ớu cổ ở điểm điều tra vùng cao Yên Hợp đã giảm từ trên 20% nay chỉ còn 13,37%, điều này có nguyên nhân từ các giải pháp can thiệp bổ sung Iốt bằng muối Iốt và dầu Iốt

- ở điểm điều tra tỷ lệ có b-ớu cổ ở học sinh nam luôn thấp hơn học

sinh nữ

3.1.2 Thực trạng Iốt niệu ở điểm điều tra

Theo sự khuyến cáo thống nhất của WHO, UNICEF, ICCIDD việc đánh giá mức độ thiếu hụt Iốt của mỗi cộng đồng đ-ợc dựa trên hệ thống tiêu chí kết hợp giữa tỷ lệ b-ớu cổ toàn phần và mức Iốt niệu ở học sinh tiểu học

Bảng 2: Kết quả điều tra Iốt niệu ở điểm điều tra

Điểm

Điều Tra

Giới tính

Chung 5,8 11,815 ±16,137 29,63 31,48 29,63 9,26

0

5

10 15 20

Trang 25

Qua bảng trên ta thấy rằng:

- Tỉ lệ thiếu hụt Iốt ở Nữ lớn hơn ở Nam giới thiếu hụt Iốt ở mức vừa: Nh- nữ 31,148% và nam 27,778% Đặc biệt có 14,815% học sinh Nữ ở Yên Hợp nằm trong tình trạng thiếu hụt Iốt nặng

- Nếu xét trung vị thì học sinh nữ và nam đều nằm trong tình trạng thiếu hụt Iốt nhẹ (5-8,5%) Nếu xét giá trị trung bình thì chỉ có học sinh nữ nằm trong tình trạng thiếu hụt Iốt nhẹ (9,037%)

- Nếu xét giá trị trung bình mức Iốt niệu, ở điểm điều tra có mức Iốt niệu phản ánh tình trạng thiếu hụt Iốt đã đ-ợc loại trừ Tuy nhiên, nếu sử dụng giá trị trung vị Iốt niệu thì đang nằm ở mức thiếu hụt Iốt nhẹ

- Nếu xét đến sự phân bố hàm l-ợng Iốt niệu ở các mức khác nhau theo hệ thống phân loại của WHO cho thấy còn 29,63% học sinh ở Yên Hợp nằm trong tình trạng thiếu hụt Iốt vừa, đặc biệt còn 9,26% học sinh ở Yên Hợp nằm trong tình trạng thiếu hụt Iốt nặng Xét theo hệ thống tiêu chuẩn của WHO, bao gồm cả tình trạng b-ớu

cổ địa ph-ơng và mức Iốt niệu thì điểm điều tra phản ánh nằm trong tình trạng thiếu hụt Iốt

Bảng 3: Tỉ lệ phân bố Iốt Niệu theo lứa tuổi

Tỉ lệ phân bố theo hàm l-ợng Iốt niệu (%)

Trang 26

8 Tuổi

Biểu đồ 2: Tỉ lệ phân bố Iốt niệu theo lứa tuổi học sinh

Qua bảng 3 và biểu đồ 2 ta thấy:

- ở lứa tuổi 10 và 11 phản ánh thiếu hụt Iốt cao đặc biệt có 20% học sinh tiểu học ở lứa tuổi 10, 11,43% học sinh tiểu học ở lứa tuổi 11 của Yên Hợp nằm trong tình trạng thiếu hụt Iốt nặng

Bảng4 : Tỉ lệ Iốt niệu theo lứa tuổi

Ngày đăng: 17/07/2021, 11:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Ngọc Bình (1992): Nội dung của một ch-ơng trình quốc gia kiểm soát CRLTHI. Tạp chí CRLTHI, số 5, tháng 4 năm 1992, trang 2-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung của một ch-ơng trình quốc gia kiểm soát CRLTHI
Tác giả: Lê Ngọc Bình
Năm: 1992
2. Lê Ngọc Bình, 1993: “Vì sao cần tuyên truền đẩy mạnh phòng chống bướu cổ”. Tạp chí IDD số 8 tháng 1 năm 1993, trang 9-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vì sao cần tuyên truền đẩy mạnh phòng chống bướu cổ”
3. Lê Ngọc Bình, 1998: Cần đo th-ơng số thông minh (IQ) ở học sinh tiểu học. Tạp chí IDD số 28, tháng 1 năm 1998, trang 1-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần đo th-ơng số thông minh (IQ) ở học sinh tiểu học
4. Phong Châu (1992): Tại sao Iốt quan trọng đến thế ?. Tạp chí CLRTHI số 4, tháng 4 năm 1992, trang 19-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tại sao Iốt quan trọng đến thế
Tác giả: Phong Châu
Năm: 1992
5. Lê Kim Chiêng và CS, 2000. Điều tra thực trạng thiếu I ốt ở Việt Nam năm 1993. Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học nội tiết và chuyển hoá. Nhà xuất bản y học, 2000, trang182-188 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thực trạng thiếu I ốt ở Việt Nam năm 1993
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
6. Nguyễn Trí Dũng và CS, 2000. Tìm hiểu giá trị của ph-ơng pháp miễn dịch phóng xạ không cạnh tranh (IRMA) định l-ợng TSH máu trong chẩnđoán tăng năng tuyến giáp. Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học nội tiết và chuyển hoá. Nhà xuất bản y học, 2000, trang 117-125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu giá trị của ph-ơng pháp miễn dịch phóng xạ không cạnh tranh (IRMA) định l-ợng TSH máu trong chẩn "đoán tăng năng tuyến giáp
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
7. Đặng Trần Duệ (1992): Các hậu quả do thiếu hụt Iốt đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Tạp chí CRLTHI số 5 tháng 4 năm 1992 trang 11-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hậu quả do thiếu hụt Iốt đối với trẻ em và thanh thiếu niên
Tác giả: Đặng Trần Duệ
Năm: 1992
8. Đặng Trần Duệ, Lê Mỹ, Dricot, 1989: Ch-ơng Trình chống b-ớu cổ ở Việt Nam. Báo cáo tại hội nghị N. Delhi- tạp chí IDD số 1, 4/1991. Trang 19-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ch-ơng Trình chống b-ớu cổ ở Việt Nam
9. Đặng Trần Duệ: Bệnh b-ớu cổ và muối Iốt – Nhà xuất bản Y học, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh b-ớu cổ và muối Iốt
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
10. Đặng Trần Duệ và CS, 1996. Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu hụt Iốt. Nhà xuất bản y học, 1996, trang 3-650 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu hụt Iốt
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
11. Nguyễn Ngọc Hợi, Trần Ngọc Hùng, 1997: Thực trạng bệnh b-ớu cổ tại tr-ờng PT Dân tộc nội trú Nghệ An và ảnh h-ởng của nó lên năng lực trí tuệ của học sinh. Kỷ yếu hội thảo khoa học GDTC-SK toàn ngành lần thứ hai. NXB-TDTT, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng bệnh b-ớu cổ tại tr-ờng PT Dân tộc nội trú Nghệ An và ảnh h-ởng của nó lên năng lực trí tuệ của học sinh
Nhà XB: NXB-TDTT
12. Nguyễn Ngọc Hợi, Trần Ngọc Hùng, 1997: ảnh h-ởng của b-ớu cổ lên sự phát triển thể chất của học sinh miền núi Nghệ An. Thông báo khoa học,§H SP Vinh, sè 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ảnh h-ởng của b-ớu cổ lên sự phát triển thể chất của học sinh miền núi Nghệ An
13. Nguyễn Ngọc Hợi, Trần Ngọc Hùng, 1998: Thực trạng bệnh b-ớu cổ và ảnh h-ởng của nó lên năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học các huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Tạp chí IDD , số 28, tháng 1 năm 1998, trang 18-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng bệnh b-ớu cổ và "ảnh h-ởng của nó lên năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học các huyện miền núi tỉnh Nghệ An
14. Nguyễn Ngọc Hợi: ảnh h-ởng thiểu năng vận động lên chức năng Hypothalamus. Tuyển Tập các vấn đề sinh lý thích nghi. Trang 161, Maxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: ảnh h-ởng thiểu năng vận động lên chức năng Hypothalamus
15. Lê Đức Hinh, 1992: “Đánh giá chậm phát triển bằng test Denver”. IDD số 4, tháng 1 năm 1992, trang 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá chậm phát triển bằng test Denver”
16. Trần Ngọc Hùng và CS, 2000. Thực trạng bệnh b-ớu cổ và ảnh h-ởng của nó lên sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học huyện vùng cao Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học nội tiết và chuyển hoá. Nhà xuất bản y học, 2000, trang226-233 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng bệnh b-ớu cổ và ảnh h-ởng của nó lên sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học huyện vùng cao Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
17. Mai Trọng Khoa và CS, 2000. Sự thay đổi nồng độ T 3 , T 4 , FT 4 , thyroglobulin ở ng-ời bình th-ờng và bệnh nhân tuyến giáp. Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học nội tiết và chuyển hoá. Nhà xuất bản y học, 2000, trang 131-136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thay đổi nồng độ T"3", T"4", FT"4", thyroglobulin ở ng-ời bình th-ờng và bệnh nhân tuyến giáp
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
18. Mai Trọng Khoa ,Nguyễn Trí Dũng : Nghiên cứu mối liên quan ảnh h-ởng của giới tuổi , độ b-ớu tới nồng độ T 3 T 4 toàn phần và TSH của những Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mối liên quan ảnh h-ởng của giới tuổi , độ b-ớu tới nồng độ T"3" T"4

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w