Nghiên cứu sự phân bố xianua trong củ sắn cao sản giống sắn KM 94 ở thanh chương nghệ an

29 574 0
Nghiên cứu sự phân bố xianua trong củ sắn cao sản giống sắn KM 94 ở thanh chương   nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh Ho¸ thùc phÈm LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, chu đáo, đầy tâm huyết của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hoa Du. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Đinh Thị Trường Giang, đã có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình em thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn hóa thực phẩm và cán bộ khoa Hóa, phòng thí nghiệm chuyên đề hóa vô cơ, phòng thí nghiệm hóa vô cơ trường Đại học Vinh đã động viên, tận tình giúp đỡ, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này. Cuối cùng, em xin gữi lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị, cùng toàn thể bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Vinh, ngày 02 tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện Hoàng Xuân Huy Sinh viªn Hoµng Xu©n Huy Líp 46B – Ho¸ 1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh Ho¸ thùc phÈm LỜI MỞ ĐẦU Sắn là cây lương thực, thực phẩm chính của hơn 500 triệu người trên thế giới và được trồng phổ biến nhiều nước. Sản phẩm từ sắn (củ, thân, lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp và giá trị của cây sắn ngày càng được nâng cao nhờ ứng dụng rộng rãi của nó. Việt Nam sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô, là nguồn thu nhập của các hộ nông dân nghèo. Ngoài ra sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 - 1.200.000 tấn tinh bột sắn. Trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong nước. Nghệ An, cây sắn đã và đang chuyển đổi nhanh chóng vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ phát triển cao. đây trồng nhiều sắn cao sản với mục đích chính là chăn nuôi và cung cấp cho nhà máy chế biến tinh bột sắn. Tại đây có nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Ngọc - Thanh Chương, với sản phẩm tinh bột sắn 240tấn/ngày và đạt doanh thu 140tỷ/năm. Bên cạnh những thành quả từ cây sắn mang lại, thì hàng năm vẫn xảy ra nhiều vụ ngộ độc do sắn mang lại, làm cho biết bao nhiêu người phải vào nhà thương và nặng hơn là có thể dẫn tới tử vong. Mà nguyên nhân là do con người ( kể cả động vật ) ăn phải sắn chưa được chế biến kĩ lưỡng và không loại bỏ được độc tố có trog sắn. Độc tố có trong sắn đây và là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ ngộ độc từ sắn đó chính là xianua. Vì vậy việc xác định và kiểm soát hàm lượng xianua trong các bộ phận của sắn là việc làm cần thiết và cấp bách. Do vậy em đã chọn đề tài " Nghiên cứu sự phân bố độc tố xianua trong củ sắn cao sản giống sắn KM - 94 Thanh Chương - Nghệ An " làm đề tài luận văn tốt nghiệp đại học. Sinh viªn Hoµng Xu©n Huy Líp 46B – Ho¸ 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh Ho¸ thùc phÈm Đề tài nhằm giải quyết các vấn đề: - Nghiên cứu các điều kiện chưng cất tách tổng xianua. - Nghiên cứu khả năng định lượng xianua bằng thuốc thử pyridin - axit barbituric. - Xác định sự phân bố xianua trong các thành phần của củ sắn cao sản giống KM - 94 được lấy từ xóm 11 - Lam Thắng - Ngọc Sơn - Thanh Chương - Nghệ An. Sinh viªn Hoµng Xu©n Huy Líp 46B – Ho¸ 3 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh Ho¸ thùc phÈm CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Sắn và giá trị kinh tế của nó. Sắn (Manihot esculenta crantz) là cây lương thực, thực phẩm chính của hơn 500 triệu người trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Phi, nơi cây sắn được coi là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu để chống tình trạng suy dinh dưỡng. Sắn đồng thời cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới. Sắn cũng là cây hàng hoá xuất khẩu có giá trị để chế biến thức ăn gia súc, bột ngọt, rượu, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia thực phẩm. Sắn được trồng phổ biến nhiều nước trên thế giới từ 30 o vĩ bắc đến 30 o vĩ nam với độ cao giới hạn trong khoảng 2000m. Sản phẩm từ sắn (củ, thân, lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp như : dược, dệt, hoá dầu thực phẩm, chăn nuôi… Giá trị của cây sắn ngày càng được nâng cao nhờ ứng dụng rộng rãi của nó. Trong ngành dược, tinh bột sắn được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc, biến tính tinh bột sắn cho nhiều sản phẩm có giá trị như : đường glucose, fructose… để làm dịch truyền hoặc các phụ gia cho các sản phẩm khác. Tinh bột sắn còn được dùng để làm hồ vải, làm lương thực, thực phẩm cho người, đặc biệt tinh bột sắnthành phần không thể thiếu được trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản do nó có độ dẻo cao và không bị tan trong nước. Từ tinh bột sắn có thể chế biến được gần 300 loại sản phẩm khác nhau. Lá sắn dùng để chế biến thức ăn gia súc hoặc dùng để nuôi tằm rất tốt, do chứa nhiều axit amin và một số chất dinh dưỡng. Thân sắn dùng để chế biến cồn, làm giấy, ván ép, chất đốt hoặc làm giá thể trồng nấm… Một trong những ứng dụng nổi bật hiện nay của sắnsản xuất xăng sinh học để dùng cho các động cơ đốt trong, ít gây ô nhiễm môi trường. Đây là hướng phát triển chủ yếu hiện nay. nước ta những năm gần đây, cây sắn thực sự trở thành cây hàng hoá góp phần rất lớn trong công Sinh viªn Hoµng Xu©n Huy Líp 46B – Ho¸ 4 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh Ho¸ thùc phÈm việc xóa đói giảm nghèo. Hiện nay cả nước có 53 nhà máy công suất trên 50 tấn tinh bột ngày đêm và khoảng hơn 200 cơ sở chế biến thủ công. Sản lượng tinh bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. 1.1.1. Tên gọi, mô tả, phân loại và nguồn gốc 1.1.1.1. Tên gọi, mô tả, phân loại Sắn (Manihot esculenta crantz ; tên khác : khoai mì, cassava, tapioca, yuca, mandioca, manioc, maniok, singking, ubi kayu, aipim, ma caxeir, kappa, mara cheeri) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm thuộc họ thầu dầu euphorbia ceae. Cây sắn cao 2-3m , đường kính tán 50 - 100cm. Lá khía thành nhiều thuỳ, có thể làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột. Củ sắn dài 20 - 50cm. Khi luộc chín có màu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao, sắn luộc chín có vị dẻo, thơm đặc trưng. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 - 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tuỳ thuộc giống, nơi trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. 1.1.1.2. Nguồn gốc Cây sắn vùng nhiệt đới của Châu Mỹ La Tinh và được trồng cách đây 5000 năm. Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thuyết tại vùng Đông Bắc của nước Brazil thuộc lưu vực sông Amazôn, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại. Một trung tâm khác có thể tại Mexico Trung Mỹ và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc của sắn trồng là những di tích khảo cổ Venezuela niên đại 2700 năm trước Công Nguyên, di vật thể hiên củ sắn ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công Nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo phía bắc Colombia niên đại khoảng 1200 năm trước Công Nguyên, những hạt tinh bột phân hoá thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 năm trước Công Nguyên. Sinh viªn Hoµng Xu©n Huy Líp 46B – Ho¸ 5 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh Ho¸ thùc phÈm 1.1.2. Vùng phân bố và lịch sử phát triển 1.1.2.1. Vùng phân bố Hiện tại sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, tập trung nhiều Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người (CIAT 1993). 1.1.2.2. Lịch sử phát triển Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của Châu Phi vào thế kỉ 16. Tài liệu sắn vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Châu Á sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (PG Rajendranet all 1995) và Srilanka đầu thế kỉ 18 (WMSM bandara và M.sikura japathy 1992) Sau đó sắn được trồng Trung Quốc, Myanma và các nước Châu Á khác cuối thế kỉ 19 (Fang Bai Ping 1992, U Thun Than 1992). Cây sắn du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỉ 18 (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim 1991), hiện tại chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên. Sắn được canh tác phổ biến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ bắc đến nam. Diện tích sắn trồng nhiều nhất vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Núi và vùng Trung Du phía bắc, vùng ven biển Nam Trung Bộ và vùng ven biển Bắc Trung Bộ. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu sắn Việt Nam và thế giới 1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu sắn thế giới Trong khi thế giới đang tìm kiếm giải pháp cho nhu cầu về năng lượng tái tạo là ngô và đường thì nhiều nước đang phát triển lại chọn một loại cây ít được biết tới đó là sắn. Một nghiên cứu mới đây trên tạp chí nghiên cứu ES&T đã tính toán giá trị năng lượng thực (NEV) của cây sắn và đề xuất loài cây thân củ này có thể là nguồn năng lượng hiệu quả. Thái Lan các lát sắn mỏng được sấy khô tỉnh Chonburi Thái Lan trước khi chuyển thành etanol. Shabbir Gheewala, trưởng nhóm nghiên cứu trường Đại Học Công Nghệ Thonburi cho biết : những phát hiện mới này đã tạo ra cơ sở cho các nhà ra Sinh viªn Hoµng Xu©n Huy Líp 46B – Ho¸ 6 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh Ho¸ thùc phÈm chính sách để đánh giá xem liệu etanol từ sắn có mang tính khả thi và thực tiễn không? Mặc dù mật đường là nguồn sản xuất etanol hiện nay Thái Lan nhưng nước này đã có một nhà máy thử nghiệm chiết xuất etanol từ sắn, chính phủ dự định xây dựng 12 nhà máy thử nghiệm quy mô vào năm 2008. Sử dụng dữ liệu từ nhà máy thử nghiệm hiện nay, các tác giả đã tính toán NEV của etanol từ sắn là 10,22 (MJ/L), là mức năng lượng tương đối lạc quan. NEV là số đo phần năng lượng của etanol trừ đi năng lượng thực sử dụng trong qúa trình sản xuất. 1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu sắn Việt Nam Việt Nam cây sắn đã và đang chuyển đổi nhanh chóng vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ phát triển cao của những năm đầu thế kỉ XXI. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành 1 trong 7 mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng, được chính phủ và các địa phương quan tâm phát triển. Hướng sử dụng nguyên liệu sắn để làm cồn sinh học đang được quan tâm. Năm 2006, diện tích sắn toàn quốc đạt 474,8 ngàn ha, năng suất củ tươi bình quân 16,25 tấn/ha, sản lượng 7,7 triệu tấn. Một trong những yếu tố chính góp phần hiệu quả trong việc nâng cao năng suất và sản lượng sắn là tăng cường nghiên cứu, nhập nội, lai tạo, ứng dụng công nghệ mới trong chọn lọc và nhân giống sắn lai. 1.1.4. Tình hình sản xuất,tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam 1.1.4.1. Sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới Sản lượng sắn thế giới năm 2006-2007 đạt 226,34 triệu tấn củ tươi so với năm 2005-2006 là 211,26 triệu tấn và năm 1961 là 71,26 triệu tấn. Nước có sản lượng sắn nhiều nhất trên thế giới là Nigieria (45,72 triệu tấn) kể đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonexia (19,92 triệu tấn), Việt Nam đứng thứ 10 về sản lượng sắn (7,71triệu tấn). Nước có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09tấn/ha). Sinh viªn Hoµng Xu©n Huy Líp 46B – Ho¸ 7 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh Ho¸ thùc phÈm Mức tiêu thụ bình quân toàn thế giới khoảng 18kg/người/năm. Sản lượng sắn của thế giới được tiêu dùng trong nước khoảng 85% (lương thực 58%, thức ăn gia súc 28%, chế biến công nghiệp 3%, hao hụt 11%), còn lại 15% được xuất khẩu dưới dạng sắn lát khô, sắn viên và tinh bột (CIAT,1993). Buôn bán sắn trên thế giới năm 2006 ước đạt 6,9 triệu tấn sản phẩm, tăng 11% so với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,8% so với năm 2004 (8,1triệu tấn). Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới. 1.1.4.2. Sản xuất và tiêu thụ sắn tại Vệt Nam Việt Nam sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô. Năm 2005 cây sắn có diện tích thu hoạch là 432nghìn ha, năng suất là 15,35 tấn/ha, sản lượng là 6,6 triệu tấn. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp với sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn chủ yếu dùng để bán (48,6%) kế đến dùng làm thức ăn gia súc (22,4%), chế biến thủ công (16,8%), chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ tươi. Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio-etanol, mì ăn liền, bánh kẹo, nước giải khát, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học và chất giữ ẩm cho đất. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 – 1.200.000 tấn tinh bột sắn. Trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong nước. Sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát, và bột sắn. Thị trường chính là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. 1.1.5. Giá trị dinh dưỡng của sắn Củ sắn tươi có tỉ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%, chất protein, béo, xơ, tro trong 100g tương ứng là 0,8-2,5g; 0,2-0,3g; 1,1-1,7g; 0,6-0,9g; giàu vitamin C, calcium, vitamin B và các khoáng chất, nghèo chất béo và nghèo đạm. Khoáng chất và vitamin trong 100g củ sắn là 18,8-22,5mg Ca; 22,5-25,4mg P; 0,02mg B 1 ; 0.02mg B 2 ; 0,05mg PP. Trong củ sắn, hàm lượng Sinh viªn Hoµng Xu©n Huy Líp 46B – Ho¸ 8 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh Ho¸ thùc phÈm các axit amin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu axit amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kĩ thuật phân tích. Lá sắn có hàm lượng đạm khá cao, nhiều chất bột, chất khoáng và vitamin. Lá sắn trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đuờng + tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350ppm [17]. Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các axit amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin [17]. 1.1.6. Độc học của sắn Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh dưỡng cũng chứa một lượng độc tố HCN đáng kể, các giống sắn ngọt có 80-110mg HCN/kg lá tươi và 20- 30mg/kg củ tươi [17]. Các giống sắn đắng chứa 160-240 mgHCN/kg lá tươi và 60-150 mg/kg củ tươi [17]. Liều gây độc cho 1 người lớn là 20mg HCN, liều gây chết là 50mg HCN cho mỗi 50kg thể trọng [17]. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế độ canh tác, thời gian thu hoạch, mà hàm lượng HCN khác nhau. Độc tố trong sắn sản sinh ra xianua gọi là linamarin. Linamarin là một glucozit chứa gốc xianua với công thức tổng quát C 10 H 17 NO 6 được tìm thấy trong lá và rễ của một số thực vật như sắn (chiếm trên 80% các glucozit). Khi tiếp xúc với các enzim và các vi sinh vật trong ruột người, linamarin và dạng methyl hoá của nó là lotaustralin có thể bị phân huỷ thành hợp chất hidro xianua rất độc. Vì thế các loại thức ăn làm từ các loài thực vật có chứa một lượng đáng kể linamarin phải trải qua các yêu cầu khử độc và sự chuẩn bị, chế biến kỹ lưỡng. Tự bản thân linamarin không phải là chất độc cấp tính, mặc dù các hiệu ứng độc thần kinh khi bị phơi nhiễm lâu dài là có thể. Việc tiêu thụ các sản phẩm từ sắn có chứa linamarin là khá phổ biến tại các quốc gia đang phát triển và nó gắn liền với ngộ độc do ăn uống. Quá trình sinh ra xianua từ linamarin thông thường là do enzim và nó diễn ra khi linamarin tiếp xúc với enzim lianamase, một enzim thông thường có trong thành tế bào của sắn. Sinh viªn Hoµng Xu©n Huy Líp 46B – Ho¸ 9 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh Ho¸ thùc phÈm O O C + H 2 O Linamarin linamarase + Glucose Oxynitrilase C H 3 C CH 3 HCN + CN CH 3 CH 2 OH OH OH CH 3 OH O C CN CH 3 CH 3 HO C CN CH 3 CH 3 HO Xianua được tạo ra đây là chất dễ bay hơi, hoà tan trong nước nóng cũng như nước lạnh dễ dàng, khi bị oxi hoá hoặc kết hợp với saccarose thì chuyển thành một chất không độc. Dựa vào đặc tính này, nếu được chế biến tốt, hàm lượng chất độc sẽ bị loại bỏ một phần khá lớn. Chẳng hạn sau khi được bóc vỏ, ngâm kĩ, luộc chín để nguội thì hàm lượng chất độc trong sắn chỉ còn 30% so với ban đầu. Sắn thái lát, phơi khô, sắn bột hàm lượng HCN chỉ còn lại rất ít, không đủ khả năng gây độc cho người ăn hoặc nếu có phải ăn 1 lượng rất lớn, phần lớn độc tố HCN có thể loại bỏ được bằng cách ngâm, luộc, sơ chế khô và ủ chua. Sinh viªn Hoµng Xu©n Huy Líp 46B – Ho¸ 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 10:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan