PHẦNTHỨ3: 1.Tên nhãn hiệu Cái tên là mũi dùi đầu tiên trong trận chiến giành giật sự lựa chọn của khách hàng và bạn phảI được trang bị kỹ để giành được ưu thế ngay từ đòn phủ đầu… Dưới góc độ xây dựngthương hiệu, tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản vì nó thường là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế. Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năngphân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệuvà cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm/dịch vụ trong những tình huống mua hàng. Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năngphân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ Ðáp ứng các yêu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá Interbrand cho rằng doanh nghiệp không nhất thiết lúc nào cũng quẩn quanh với “tên nhãn hiệu”. Nhận định này đã được Interbrand kiểm nghiệm bằng cuộc khảo sát thực tế kinh nghiệm của những thươnghiệu nổi tiếng toàn cầu và kết quả là có 04 tình huống mà doanh nghiệp nên quan tâm và thực sự cần chú trọng vào việc đặt tên nhãn hiệu: (i) sản xuất sản phẩm mới; (ii) mở rộng dòng sản phẩm; (iii) cung cấp loại hình dịch vụ mới; (iv) thành lập doanh nghiệp/liên doanh. Ngoài ra, trong những thời điểm nhất định, doanh nghiệp cũng nên cập nhật một/một số thành tố vào tên nhãn hiệu đã có để tạo cho khách hàng những cảm nhận mới về sản phẩm/dịch vụ – “ trẻ hoá nhãn hiệu” Ví dụ: "Wave" - "Wave α". Thông thường, các chuyên gia thực hiện dự án đặt tên nhãn hiệu như thế nào? Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khối kiến thức vàkỹnăng về đặt tên nhãn hiệu ngày càng phát triển và trở nên khổng lồ với bất kỳ cá nhân nào. Do đó, các chuyên gia đã thừa nhận hiệu quả của làm việc nhóm. Mỗi cáI tên đều được ra đời bằng những cách sáng tạo riêng, không theo một khuôn mẫu có sẵn nào ngay cả khi chúng do cùng một nhóm tác giả sáng tạo ra. Tuy nhiên, có một số qui tắc chung mà chuyên gia đều áp dụng trong mỗi dự án đặt tên như: 5 tiêu chí thườngdùng để lựa chọn thành tố nhãn hiệu: 1. Dễ nhớ: Ðơn giản, dễ phát âm, dễ đánh vần 2. Có ý nghĩa: gần gũi, có ý nghĩa, có khả năng liên tưởng 3. Dễ chuyển đổi: tên nhãn hiệu có thể dùng cho nhiều sản phẩm trong cùng một chủng loại; dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hoá khác nhau 4. Dễ thích nghi: dễ dàng trẻ hoá, hiện đại hoá 5. Ðáp ứng yêu cầu bảo hộ: có khả năngphân biệt, không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của người khác đãnộp đơn hoặc bảo hộ Cần lưu ý rằng có rất ít tên nhãn hiệu đáp ứng đủ các tiêu chí trên một cách tuyệt đối vì trong một số tình huống chúng có thể trở nên đối nghịch nhau. Ví dụ: New Watch là một cáI tên dễ nhớ nhưng lại khó có khả năng bảo hộ vì nó mô tả tính chất - mới - của sản phẩm. 4 cách đặt tên nhãn hiệu: 1. Sử dụng từ tự tạo: từ tự tạo được tổ hợp từ những ký tự, tạo thành một từ mới phát âm được và không có trong từ điển (Elead, yahoo .) 2. Sử dụng từ thông dụng: từ thông dụng là những từ hiện dùng, thực sự có nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó (Future, Rạng Ðông, Thống Nhất, Trung Thành .) 3. Sử dụng từ ghép: từ ghép là sự kết hợp các từ hiện dùngvà các âm tiết dễ nhận biết (VINAMILK, Thinkpad…) Sử dụng từ viết tắt: thông thường từ viết tắt được tạo thành từ những chữ cáI đầu của tên công ty, từ viết tắt cũng có thể phát âm được và mang một thông điệp nào đó (VNPT, FPT, IBM, LG .) 4. Interbrand cho rằng phát triển thươnghiệu không phảI bắt đầu từ sự ra đời của sản phẩm hay dịch vụ mà bắt đầu ngay từ khái niệm hướng đến sự hình thành tên nhãn hiệu bởi tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên tạo ra nhận thức nhãn hiệu trong tiềm thức người tiêu dùng. 2.Logo: Dưới góc độ xây dựngthương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của nhãn hiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu. Thông thường, logo nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó. Các nghiên cứu đều cho thấy lợi ích của logo đối với nhận thức nhãn hiệu của khách hàng là rất quan trọng. Logo có thể tạo ra liên hệ thông qua ý nghĩa tự có của nó hoặc thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ. So với nhãn hiệu, logo trừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, có liên hệ gì với nhãn hiệu nếu không được giải thích thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ. Dưới góc độ pháp luật, logo gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Logo tạo ra khả năngphân biệt của sản phẩm vì vậy, logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá. Với đặc tính đa dạng của các yếu tố đồ hoạ, logo có thể là một hình vẽ, một cách trình bày chữ viết (tên doanh nghiệp, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình vẽ và chữ viết tạo ra một bản sắc riêng của thương hiệu. Logo chính là biểu tượng đặc trưng, là “bộ mặt” của thương hiệu. Thông thường, các chuyên gia áp dụng 03 cách thiếtkế logo như sau: • Cách điệu tên nhãn hiệu: là tạo cho tên nhãn hiệu, tên công ty một phong cách thiếtkế đặc thù • Sáng tạo hình ảnh riêng: những hình ảnh cách điệu làm người ta liên tưởng đến tên nhãn hiệu, tên công ty hoặc lĩnh vực kinh doanh - pin Hà Nội - VINAMILK • Kết hợp hình ảnh riêng và tên nhãn hiệu: logo thể hiện bằng hình vẽ tên nhãn hiệu Do tính đồ hoạ cao, logo rất dễ nhận biết và tăng khả năngphân biệt của sản phẩm. Hơn nữa, logo ít hàm chứa ý nghĩa của một sản phẩm cụ thể nên có thể dùng logo cho nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Các doanh nghiệp thường xây dựng logo như là một phương tiện để thể hiện xuất xứ sản phẩm, thể hiện cam kết chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trên thị trường có hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn logo ở mọi loại hình kinh doanh, nhưng bằng một cách nào đó, chúng ta vẫn có thể nhận biết chúng trong những tình huống giao tiếp nhất định. Ðằng sau mỗi cách thể hiện đó là lao động sáng tạo của các chuyên gia. Logo được sáng tạo dựa trên qui tắc nào? Các tiêu chí lựa chọn thành tố logo o Logo mang hình ảnh của công ty: các yếu tố hình cần khắc họa được điểm khác biệt, tính trồi của doanh nghiệp. o Logo có ý nghĩa văn hoá đặc thù o Dễ hiểu: các yếu tố đồ họa hàm chứa hình ảnh thông dụng o Logo phải đảm bảo tính cân đối và hàI hoà, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Ngoài các yếu tố này, trong khi thiếtkế logo, các chuyên gia còn loại bỏ những biểu tượng đã trở nên phổ biến (mất khả năngphân biệt, không được bảo hộ) trong một hoặc một số lĩnh vực nào đó. Ví dụ: logo hình con rồng cho các sản phẩm truyền thống như bánh đậu xanh, bánh cốm; logo hình chim hạc cách điệu cho các dịch vụ du lịch; logo hình quả địa cầu đối với các ngành dịch vụ nói chung… Trong một trừng mực nhất định, những biểu tượng này mang ý nghĩa văn hoá đặc thù, gần gũi với người tiêu dùngvà chúng là phương án tốt, dễ dàng tích hợp vào quá trình phát triển thương hiệu. Nhưng khi chúng đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãI thì đồng thời chúng tự mất dần khả năngphân biệt của nhãn hiệu do đó, không còn tác dụng trong quá trình phát triển thương hiệu. 3.Các thành phần khác của 1 thươnghiệu Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhãn hiệu thông qua các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm, thậm chí ngẫm nghĩ) với một tần suất nhất định thì nhãn hiệu càng được định hình rõ nét trong tâm trí họ. Do đó, các chuyên gia không ngừng nghiên cứu để mở rộng các thành tố thươnghiệu như tính cách nhãn hiệu, khẩu hiệu, bao bì, đoạn nhạc . 3.1Tính cách nhãn hiệu: Tính cách nhãn hiệu là một thành tố đặc biệt của nhãn hiệu - thể hiện đặc điểm con người gắn với nhãn hiệu. Tính cách nhãn hiệuthường mang đậm ý nghĩa văn hoá và giàu hình tượng nên tính cách nhãn hiệu là phương tiện hữu hiệu trong quá trình xây dựng nhận thức nhãn hiệu. Ví dụ: anh chàng cowboy của Mabollro; ông Thọ - sữa đặc có đường của VINAMILK 3.2 Khẩu hiệu: Khẩu hiệu là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục về nhãn hiệu theo một cách nào đó. Một số khẩu hiệu còn làm tăng nhận thức nhãn hiệumột cách rõ rệt hơn vì tạo nên mối liên hệ mạnh giữa nhãn hiệuvà chủng loại sản phẩm vì đưa cả hai vào trong khẩu hiệu. Quan trọng nhất là khẩu hiệu giúp củng cố, định vị nhãn hiệuvà điểm khác biệt. Ðối với các nhãn hiệu hàng đầu, khẩu hiệu còn là những tuyên bố về tính dẫn đầu/độc đáo của mình. Ví dụ: "biti's - Nâng niu bàn chân Việt"; "Trung Nguyên - Khơi nguồn sáng tạo"; "NIPPON - Sơn đâu cũng đẹp"; "Alpenliebe - Ngọt ngào như vòng tay âu yếm" . 3.3 Ðoạn nhạc: Ðoạn nhạc được viết riêng cho nhãn hiệuthường do những soạn giả nổi tiếng thực hiện. Những đoạn nhạc thú vị gắn chặt vào đầu óc người tiêu dùng, dù họ có muốn hay không. Cũng giống như khẩu hiệu, đoạn nhạc thường mang ý nghĩa trừu tượng và có tác dụng đặc biệt trong nhận thức nhãn hiệu. Ví dụ: "HENNIKEN - Tell me when you will be mine, tell me wonder wonder wonder ."; "Néscafe - open up open up" . 3.4 Bao bì: Bao bì được coi là một trong những liên hệ mạnh nhất của nhãn hiệu trong đó, hình thức của bao bì có tính quyết định. Yếu tố tiếp theo là màu sắc, kích thước, công dụng đặc biệt của bao bì, ví dụ: thuốc đánh răng Close-up đựng trong hộp có thể bơm ra (chứ không phảI bóp) tạo sự tiện lợi, tiết kiệm, không làm nhăn nhúm hộp. Mỗi thành tố nhãn hiệu có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Do đó, cần tích hợp các thành tố lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu trong từng trường hợp cụ thể. Việc lựa chọn các thành tố cần tạo ra tính trội, thúc đẩy lẫn nhau. Các nghiên cứu cho thấy tên nhãn hiệu có ý nghĩa nếu tích hợp vào logo sẽ dễ nhớ hơn. 4.Xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Ngày nay, Quyền Sở hữu trí tuệ là tài sản có giá trị lớn trong doanh nghiệp, và được đánh giá là một công cụ cạnh tranh hiệu quả. Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt nam đã dần nhận thức được vai trò quan trọng của Quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT), đặc biệt là vấn đề xây dựng & quảng bá thương hiệu, như một công cụ cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Doanh nghiệp ngày càng nhận ra một nhu cầu cần thiết là phải có thươnghiệu mạnh để củng cố vị trí và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, bối cảnh hội nhập càng và những tranh chấp đã sảy ra liên quan tới quyền SHTT càng làm tăng tính nghiệm ngặt của vấn đề xây dựng, bảo hộ & phát triển quyền SHTT. Ðăng ký bảo hộ các đối tượng Sở hữu trí tuệ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm xác lập quyền sở hữu cho doanh nghiệp, ngăn ngừa mọi hành vi chiếm đoạt, đánh cắp, đồng thời, là cơ sở pháp lý duy nhất để chống lại các hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm tới việc đăng ký, mà chưa ý thức tới một chiến lược đầu tư có bài bản, thể hiện sự chuyên nghiệp và quản lý có hệ thống đối với quyền SHTT của mình, doanh nghiệp sẽ khó thành công trong cuộc cạnh tranh trong tiến trình hội nhập. Nâng cao khả thành công khi đăng ký: trước khi nộp đơn, doanh nghiệp phải nghiên cứu, đánh giá về khả năng bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp dựa trên kết qủa đó, doanh nghiệp có thể tiến hành sửa đổi, điều chỉnh nhãn hiệu, kiểu dáng, khi cần thiết, nhằm nâng cao khả năng thành công khi đăng ký. Bên cạnh đó, sai sót trong qúa trình đăng ký không những kéo dài thời gian xét nghiệm đơn mà doanh nghiệp còn mất chi phí cho việc chỉnh sửa, đặc biệt là những cơ hội đầu tư/kinh doanh có thể bị bỏ lỡ vì không đáp ứng khả năng bảo hộ hoặc thời gian đăng ký quá dài; Quản lý có hệ thống quyền SHTT: không chỉ đơn thuần là việc đăng ký, doanh nghiệp cũng rất cần quan tâm tới vấn đề xây dựng (trước đăng ký) và bảo hộ (sau đăng ký);