Thực trạng phát triển dịch vụ ăn chay tại các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Hà Nội

20 1.1K 7
Thực trạng phát triển dịch vụ ăn chay tại các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ebook.VCU – Thư viện giáo trình điện tử MỤC LỤC Trang Lời nói đầu………………………………………………………………………… 2 Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ăn chay…………………………… 3 1.1 Các quan niệm về ăn chay…………………………………………………… . 3 1.2 Đặc điểm về dịch vụ ăn chay………………………………………………… 5 1.3 Sự cần thiết, ý nghĩa của sự phát triển loại hình dịch vụ ăn chay…………… . 7 Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ăn chay tại các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Nội………………………………………………………………………… 9 2.1 Số lượng, quy mô, vị trí các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Nội………… . 9 2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật……………………………………………………… 10 2.3 Lao động……………………………………………………………………… 10 2.4 Nguồn nguyên liệu hàng hóa…………………………………………………. 12 2.5 Danh mục sản phẩm ăn uống………………………………………………… 13 2.6 Doanh thu, đặc điểm khách hàng mục tiêu………………………………… . 14 Chương 3: Giải phát phát triển dịch vụ ăn chay tại các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Nội……………………………………………………………………… 16 3.1 Về số lượng, quy mô, vị trí các cửa hàng ăn chay trên địa bàn Nội……… 16 3.2 Về cơ sở vật chất kỹ thuật……………………………………………………. 16 3.3 Về lao động………………………………………………………………… . 17 3.4 Về nguồn nguyên liệu, hàng hóa…………………………………………… . 17 3.5 Về danh mục sản phẩm ăn uống……………………………………………… 18 3.6 Về doanh thu, đặc điểm khách hàng mục tiêu……………………………… . 18 3.7 Một số giải pháp khác……………………………………………………… . 18 Kết luận………………………………………………………………………… . 19 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………… 20 www.ebookvcu.tk - http://groups.google.com/group/ebookvcu 1 Ebook.VCU – Thư viện giáo trình điện tử Lời nói đầu Ăn uống không chỉ còn là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ngày nay ăn uống đã trở thành một nghệ thuật “ Nghệ thuật ẩm thực”, nó gắn liền với văn hóa của từng nhóm người, của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia… tạo thành một nền văn hóa ẩm thực nhân loại. Ăn uống có hai xu hướng: ăn mặn và ăn chay. Xu hướng ăn chay ngày càng phổ biến, số lượng người ăn chay ngày càng nhiều. Người ăn chay có sức khỏe tốt, phòng ngừa và giảm thiểu được một số bệnh như béo phì, cao huyết áp, loãng xương, sa sút trí tuệ… Ăn chay mang lại cảm giác thanh tịnh, cải thiện và làm sạch môi trường. Hiện nay, dịch vụ ăn chay là loại hình kinh doanh đang phát triển. Biểu hiện là số lượng các nhà hàng, quán ăn chay ngày càng nhiều, các sản phẩm chay ngày càng đa dạng. Văn hóa ẩm thực Việt Nam mang những nét chung của nền văn hóa ẩm thực nhân loại, lại có những nét đặc trưng riêng. Xu hướng ăn chay ở Việt Nam cũng dần phổ biến hơn, dịch vụ ăn chay cũng đang phát triển. Nghiên cứu vấn đề: “ Phát triển dịch vụ ăn chay, thực trạng và giải pháp” tại các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Nội đưa ra những khái quát chung về tình hình ăn chay và việc phát triển loại hình dịch vụ ăn chay tại các nhà hàng ăn chay Nội. Việc nghiên cứu vấn đề này là thực sự cần thiết không chỉ đối với các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn chay Nội mà cần thiết đối với toàn bộ các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn chay Việt Nam. www.ebookvcu.tk - http://groups.google.com/group/ebookvcu 2 Ebook.VCU – Thư viện giáo trình điện tử Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ăn chay 1.1 Các quan niệm về ăn chay Ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Con người lao động trước hết là để có ăn, có mặc sau đó mới tính đến chuyện học hành và các hoạt động xã hội khác. Ăn uống gắn liền với cuộc đời mỗi con người, kể từ khi sinh ra cho tới khi kết thúc cuộc đời. Khi sơ khai, lúc còn khó khăn con người ăn để sống, để tồn tại nhưng khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng tăng lên thì ăn dần trở thành thước đo giá trị văn hóa, trở thành nghệ thuật “nghệ thuật ẩm thực”. Nghệ thuật ẩm thực gắn liền với yếu tố văn hóa. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa, lối sống, phong tục tập quán khác nhau do vậy hình thành nên một nghệ thuật ẩm thực riêng biệt. Văn hóa ẩm thực Việt Nam cũng là một bộ phận của nền văn hóa ăn uống nhân loại nên vừa mang những giá trị chung vừa thể hiện những giá trị, đặc tính riêng như giá trị tinh thần dân tộc…, thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc. Trong ăn uống có 2 xu hướng: ăn mặn và ăn chay. Dưới đây là một số quan niệm về ăn chay: 1.1.1 Quan niệm và xu hướng ăn chay ở phương Đông Ăn chay xuất phát từ nguồn gốc Phật Giáo ở Ấn Độ và Trung Quốc. Ăn chay trong quan niệm của Phật giáo là nuôi dưỡng phương pháp thiện, tăng trưởng can lành và phát triển tình thương rộng lớn đối với mọi người và mọi loài. Ăn chay là một cách để biểu hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống. Ăn chay trong Đạo Phật là không sát sinh, chủ yếu ăn các thứ từ rau quả mà không phải giết bất cứ con vật nào để ăn. Nói đến ăn chay, thường liên tưởng đến những nhà tu hành khổ hạnh, giam mình trong những ngôi chùa hay thiển viện hiu quạnh. Ngày nay, ăn chay là nhu cầu của nhiều người trên thế giới, ăn chay được phổ biến rộng rãi vì lý do sức khỏe. www.ebookvcu.tk - http://groups.google.com/group/ebookvcu 3 Ebook.VCU – Thư viện giáo trình điện tử • Ăn chayẤn Độ Ấn Độ là cái nôi của Đạo Phật, cũng là nơi hình thành và phát triển loại hình ăn chay. Ở Ấn Độ, ăn chay phát triển mạnh vào thời đại Asoka (từ năm 274 đến năm 323 khoảng thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch). Vị hoàng đế Asoka luôn lấy những tinh hoa của Phật giáo và những lời giảng dạy của Đức phật làm thành chính sách trị nước. Ngài luôn nhấn mạnh và luôn đối xử với muôn loài chúng sinh bằng lòng từ bi, ngăn cấm mọi hành vi giết thú vật để cúng tế, ngăn cấm mọi hành vi săn bắn động vật… đã hình thành nên tập tục ăn chayẤn Độ lúc bấy giờ. • Ăn chay ở Trung Quốc Đạo phật được truyền vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 1, ăn chay cũng được du nhập theo và thăng trầm cùng với sự thăng trầm của Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Trung Quốc tính đến nay khoảng 2000 năm, cùng với sự biến động thời gian và những biến cố của các triều đại, Phật giáo luôn khuyến khích con người sống thiện, khuyên nhủ con người không được sát sinh… tập tục ăn chay cũng hình thành từ đó. Ăn chay vẫn đa phần vì mục đích hướng thiện và theo lời dạy của Phật. 1.1.2 Quan niệm và xu hướng ăn chay ở Phương Tây Chế độ ăn thực phẩm rau đậu đã du nhập vào Hoa Kỳ năm 1817. Họ là những người Thiên Chúa Giáo Bible-Cristians, những người đã tách khỏi Giáo Hội Anh Quốc. Họ tin tưởng rằng Hoa Kỳ là một quốc gia tự do, rất tốt cho việc hành đạo bao gồm cả việc ăn chay. Ngày nay, thông qua các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng bằng thực phẩm rau quả tốt cho sức khỏe hơn. Vì vậy chế độ dinh dưỡng này đã được khuyến khích áp dụng bởi hầu hết các cơ quan có thẩm quyền sức khỏe như: Tổ chức Y tế quốc tế liên hợp quốc, Bộ Y tế Hoa Kỳ, Bộ Y tế Anh Quốc, Viện Tim mạch quốc gia Hoa Kỳ… Xu hướng ăn chay hiện nay như sau: www.ebookvcu.tk - http://groups.google.com/group/ebookvcu 4 Ebook.VCU – Thư viện giáo trình điện tử - Ovo_lacto vegetarian: Phần lớn những người ăn chay tại Tây phương (46%) chọn lối ăn này. Lối ăn chay này bao gồm ăn rau, đậu, trái cây, trứng (ovo) và sữa bơ (lacto)… hầu hết mọi thứ ngoại trừ thịt động vật. - Lacto_vegetarian: Lối ăn này cũng tương tự như ovo_lacto vegatarian nhưng không ăn trứng. Một số người không ăn trứng vì thương súc vật phải đau đớn sống trong môi trường cực kỳ tàn bạo hay vì lý do tôn giáo, xem trứng như có đời sống. - Vegan (Pure vegetarian): Lối ăn này, ăn thuần rau, đậu, trái cây, không ăn trứng, không uống sữa bò hay các sản phẩm chế biến từ sữa bò. Họ chọn lựa như vậy phần lớn vì lý do đạo đức, không muốn tiếp tay giết hại sinh mệnh các súc vật. 1.1.3 Ăn chay trong văn hóa ẩm thực Việt Cùng sự du nhập của Phật giáo, việc ăn chay cũng trở thành một thành tố trong văn hóa ẩm thực Việt. Biểu hiện ăn chay của người Việt có thể là từ vại tương, khạp cà muối, nghề ép dầu phụng, các món thuần nguyên liệu từ thực vật… đã có từ rất lâu. Ngày nay, người Việt ăn chay không hẳn vì tín ngưỡng, mà đôi khi ăn chay để tâm hồn nhẹ nhàng hơn, thay đổi khẩu vị tìm kiếm sự thanh tịnh, hay ăn chay vì sức khỏe… Việc ăn chay ngày càng trở nên phổ biến, chế biến món chay đã trở thành nghề, thành nghệ thuật “nghệ thuật ẩm thực chay”. 1.2 Đặc điểm của dịch vụ ăn chay 1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm • Nguyên liệu: Đa số các món chay đều được chế biến chủ yếu từ rau, củ, quả… sẵn có trong tự nhiên và rẻ tiền. Một số nguyên liệu thường dùng: - Gạo lứt: là loại gạo không bón phân hóa học và không phun thuốc trừ sâu. Gạo lứt là nguyên liệu làm ra các loại cơm lứt, cháo gạo lứt, bánh cuốn, bún, phở, bánh đa gạo lứt… - Tương: là loại nước chấm phổ biến để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món khác. Tương được làm gạo nếp cái để nguyên lứt, đậu tương, nước mưa, muối www.ebookvcu.tk - http://groups.google.com/group/ebookvcu 5 Ebook.VCU – Thư viện giáo trình điện tử ăn trắng… Các món từ tương như tương xốt hành, nấm xào tương, đậu phụ hấp tương gừng… - Miso: là một thứ bột nhão đỗ tương đã được lên men có hương vị, là món gia vị có độ đạm cao làm từ đỗ lành, gạo (hoặc lúa mạch), muối, nước, và cấy men vàng hoa cau. Có nhiều món ăn sử dụng miso như patê thiên nhiên, đậu phụ xào miso, canh rau sắng với miso, xúp miso… - Vừng: là nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng rất lớn, còn dùng để chữa bệnh như trị tóc bạc, chữa mờ mắt, dưỡng nhan sắc… Các món từ vừng như muối vừng, chè vừng đen, bơ vừng phết bánh đa lứt nướng… - Chao: là sản phẩm giàu dinh dưỡng được sản xuất từ đậu nành bằng phương pháp lên men. Chao có thể ăn trực tiếp hoặc xốt cà chua, trộn miso và bơ vừng . - Rong biển: là nguyên liệu bổ sung chất khoáng cho người ăn chay. Rong biển làm xúp, nộm, giả chả cá… - Ngô: thức ăn quen thuộc của người dân Việt vừa ngon và bổ dưỡng. Các món từ ngô như chả ngô non, ngô bao tử xào, ngô bao tử tẩm bột rán… • Quy trình chế biến Quy trình chế biến món chay cũng gồm các khâu mua nguyên liệu, sơ chế, tẩm ướp, nấu, trưng bày và trang trí món ăn. Mỗi món ăn chay cũng đòi hỏi cần có một quy trình chế biến riêng. • Chất lượng món ăn: - Giá trị cảm quan của món ăn gồm màu sắc, mùi vị, trạng thái của món ăn. Nhìn chung các món chay đều có màu sắc hấp dẫn, hương vị giống như món mặn. - Giá trị về sức khỏe : Các món ăn chay có giá trị cao về sức khỏe, giúp chữa được nhiều bệnh, tăng cường sức khỏe cho thực khách. Vì được chế biến chủ yếu từ rau củ quả nên các món chay có khả năng đảm bảo an toàn thực phẩm khá cao. 1.2.2 Đặc điểm về khách hàng Có thể chia thực khách chay thành các nhóm sau: www.ebookvcu.tk - http://groups.google.com/group/ebookvcu 6 Ebook.VCU – Thư viện giáo trình điện tử - Nhóm thứ nhất: những phật tử (hoặc các tín đồ thuộc tôn giáo chịu ảnh hưởng của Phật giáo). Họ ăn chay theo quan niệm “tránh sát sinh”, hạn chế sự phát dục của cơ thể. - Nhóm thứ hai: những người ăn chay nhằm mục đích chữa bệnh - Nhóm thứ ba: những người muốn thay đổi khẩu vị hàng các món ăn mặn hàng ngày bởi “hương vị lạ” của các món chay. Nhóm khách này nhu cầu không thường xuyên nhưng chi phí cao cho mỗi lần ăn. Nhu cầu ăn chay của khách thường tăng cao vào các ngày mùng 1và ngày rằm âm lịch hàng tháng, đặc biệt là ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch. 1.2.3 Đặc điểm về các yếu tố sử dụng trong kinh doanh dịch vụ ăn chay • Lao động Chủ yếu là lao động sống, số lượng không nhiều do quy mô không quá lớn, tính chuyên nghiệp chưa cao. Thường chỉ ở các vị trí chủ chốt như đầu bếp, trưởng bộ phận bàn là lao động có chuyên môn, còn lại hầu hết là lao động phổ thông. • Nguồn vốn Không quá lớn so với ngành kinh doanh ăn uống khác. Ngoài nguồn vốn nằm trong tài sản cố định thì nguồn vốn nguyên liệu không lớn do chủ yếu là rau, củ, quả. • Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất của các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ thường không lớn do quy mô đa số còn nhỏ.Các nguyên liệu chủ yếu được mua trong ngày và dưới dạng khô nên các trang thiết bị bảo quản không nhiều và chưa hiện đại. 1.3 Sự cần thiết, ý nghĩa của sự phát triển loại hình dịch vụ ăn chay 1.3.1 Sự cần thiết phát triển loại hình dịch vụ ăn chay Lời Phật có dạy ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Ăn chay thể hiện tâm nguyện cho mọi người và mọi loài được sống trong an toàn và hạnh phúc, tâm tư hiền hậu và thảnh thơi. www.ebookvcu.tk - http://groups.google.com/group/ebookvcu 7 Ebook.VCU – Thư viện giáo trình điện tử Theo góc độ của khoa học dinh dưỡng, các nhà khoa học đã chứng minh ăn chay là hợp vệ sinh và đảm bảo sức khỏe, chữa được các bệnh tật. Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít acid béo bão hòa, nhiều acid chưa bão hòa nhiều nối đôi, nhiều vitamin E, C… Vì vậy, ăn chay rất phù hợp với các khuyến nghị của Mỹ trong “Hướng dẫn phòng chống các bệnh mẫn tính”. Người ăn chay có lượng LDL- cholesterol thấp, chỉ số xơ vữa mạch máu thấp và HDL-cholesterol cao, có thể phòng ngừa được nhiều bệnh như: béo phì, cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường loại hai, sỏi mật, táo bón, ung thư, sa sút trí tuệ, đột qụy, loãng xương… Về phương diện cá nhân, ăn chay còn tiết kiệm tài chính vì món ăn chay rẻ hơn rất nhiều so vớí món ăn mặn, tiết kiệm được thời gian nấu nướng…Người ăn chay có thân thể khỏe mạnh, tinh thần nhẹ nhàng, trí tuệ minh mẫn… Ngoài ra, ăn chay còn góp phần làm cho môi trường trong sạch hơn. Lợi ích mà ăn chay mang lại là rất lớn. Do vậy việc phát triển loại hình dịch vụ ăn chay là thật sự cần thiết và cần được phổ biến rộng rãi. 1.3.2 Ý nghĩa của việc phát triển loại hình dịch vụ ăn chay • Về kinh tế: Tuy chưa thật phổ biến và số lượng các quán ăn chay còn ít nhưng loại hình kinh doanh này cũng đóng góp và làm tăng GDP của vùng. Loại hình dịch vụ ăn chay có thể là một trong những loại hình kinh doanh nhà hàng phát triển vì xu hướng ăn chay của con người ngày càng gia tăng. • Về xã hội: Dịch vụ ăn chay không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống của dân cư mà còn góp phần lớn vào việc quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa ẩm thực dân tộc. Ngoài ra, việc phát triển dịch vụ ăn chay còn tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động. www.ebookvcu.tk - http://groups.google.com/group/ebookvcu 8 Ebook.VCU – Thư viện giáo trình điện tử Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ăn chay tại các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Nội 2.1 Số lượng, quy mô, vị trí các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Nội Hiện nay, trên địa bàn Nội có rất nhiều các nhà hàng, quán ăn chay nổi lên rất nhiều với những quy mô và vị trí khác nhau. Những nhà hàng ăn chay quy mô khá rộng như: 1. Nhà hàng Nàng Tấm: 97A Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng 2. Nhà hàng Thành Tâm: 204 Phó Đức Chính 3. Nhà hàng Adiđà: 37 Nguyễn Khắc Nhu 4. Cửa hàng Nam An: Số 1, ngõ 39, Phố Linh Lang 5. Quán cơm chay trà Thiền Thiện Tâm: Ngõ 263 - Giải Phóng 6. Tiệm ăn chay Âu Lạc: 318 Đường Láng 7. Cơm chay Trúc Lâm Trai 8. Cơm chay Âu Lạc: 227 Võ Văn Chương - Khâm Thiên Còn có một số quán có quy mô nhỏ hơn như: 1. Chay lức Lộc Thảo: 12B Đào Tấn 2. Cô Tâm: Số nhà 33B ngách 47, ngõ 278, phố Thái 3. Chị Thu: Ngõ 101, ngách 101/43, nhà số 16 Thanh Nhàn 4. Quán Hương Thuỷ: 19H5 khu tập thể Trương Định Trên địa bàn Nội còn xuất hiện các nhà hàng ăn theo kiểu Ấn Độ như: 1. Khazaana: 1C Tông Đản 2. Nhà hàng Tamarind: 80 Mã Mây 3. Nhà hàng Dakshin: 94 Hàng Trống …………………………………………… Đối với nhà hàng ăn chay, không gian của nhà hàng là rất quan trọng. Bởi lẽ hầu như các nhà hàng, quán chay đều có ẩn mình trong các ngõ mà không phải mặt www.ebookvcu.tk - http://groups.google.com/group/ebookvcu 9 Ebook.VCU – Thư viện giáo trình điện tử đường như các nhà hàng, quán ăn khác. Không gian yên tĩnh là đặc trưng của nhà hàng, quán chay. Không gian của các nhà hàng chay trên địa bàn Nội đa số được bố trí theo phong cách mang đậm chất dân tộc, một số nhà hàng theo phong cách phật giáo.Vị trí của các cửa hàng cũng khá đẹp thu hút được khách hàng nhưng hầu hết quy mô còn nhỏ. 2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật Hệ thống cơ sở vật chất trong các nhà hàng ăn chay không có gì quá khác so với các nhà hàng mặn nhưng chưa được đầu tư cao. Các nhà hàng chay trên địa bàn Nội cũng có 3 khu chính: nhà bếp, phòng ăn và quầy thu ngân. Phòng ănnơi dành cho khách thưởng thức các món ăn, được chú trọng nhất nhằm tạo ấn tượng trực tiếp cho khách. Nên các trang thiết bị, dụng cụ bố trí tại phòng ăn thường bắt mắt đối với thực khách. Nhà bếp của các nhà hàng chay thường còn đơn giản, chưa được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại. Ví dụ: Nhà hàng Nàng Tấm có diện tích 100 m2, phòng ăn có sức chứa 250 - 300 khách được chia làm 2 phòng ăn lớn, có không gian yên tĩnh, nhà bếp nhỏ gần phòng ăn và quầy thu ngân ở phía góc phòng ăn. 2.3 Lao động • Lao động tại bộ phận bếp Lao động tại bộ phận bếp tại các nhà hàng ăn chay Nội hiện nay, nói chung có cơ cấu lao động đơn giản, do hầu hết là quy mô vừa và nhỏ. www.ebookvcu.tk - http://groups.google.com/group/ebookvcu Đầu bếp chính Các nhân viên tiếp phẩm Các nhân viên phụ bếp 10 [...]... các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Nội Các giải phát nhằm phát triển dịch vụ ăn chay tại các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Nội bao gồm: 3.1 Về số lượng, quy mô, vị trí các nhà hàng ăn chay Vị trí, quy mô có ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của nhà hàng, đặc biệt đối với nhà hàng chay Nên các nhà hàng, quán ăn chay Nội cần: • Lựa chọn cho mình những vị trí thuận lợi và không gian nhà hàng yên... mà các món ăn chay mang lại Bài thảo luận vấn đề “ Phát triển dịch vụ ăn chay, thực trạng và giải pháp” đưa ra những kiến thứcbản về ăn chaydịch vụ ăn chay Tìm hiểu khái quát chung thực trạng các nhà hàng, quán ăn chay trên địa bàn Nội , đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tồn tại và phát triển dịch vụ ăn chay cho các nhà hàng, quán ăn chay Nội cũng như cho các nhà hàng, quán ăn chay. .. khách hàng mục tiêu Các nhà hàng, quán ăn chay trên địa bàn Nội cần: • Phân loại và lựa chọn khách hàng mục tiêu mà nhà hàng hướng tới • Tìm hiểu về thu nhập, khả năng chi tiêu, tập quán tiêu dùng của khách ăn chay, đặc biệt là nhóm khách hàng mục tiêu Từ đó nhà hàng phải có những kế hoạch kinh doanh dịch vụ ăn chay phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của thực khách để tăng doanh thu, lợi nhuận cho nhà hàng. .. các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: cần kiểm tra định kỳ về chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn chay, kiểm soát chặt chẽ các nguồn nguyên liệu nhập khẩu 3.5 Về danh mục sản phẩm ăn uống Các nhà hàng ăn chay Nội cần: • Đa dạng hóa sản phẩm ăn chay, bổ sung thêm các món chay mới vào danh sách thực đơn của nhà hàng, nhưng vẫn giữ được nét ẩm thực chay Nội • Mỗi nhà hàng. .. thực sự phổ biến và phát triển Chỉ với khoảng hơn chục nhà hàng, quán ăn chay hầu hết quy mô còn nhỏ trong khi tiềm năng phát triển của loại hình dịch vụ ăn chay là rất lớn Tuy nhiên trong tương lai, dịch vụ ăn chay trên địa bàn Nội cũng như tại Việt Nam và thế giới sẽ phát triển mạnh Hệ thống các nhà hàng, quán ăn chay với quy mô lớn ngày càng nhiều bởi ăn chay là hình thức ăn uống mà con người... Mỗi nhà hàng chay cần tạo cho mình những món chay đặc trưng, khác biệt so với các nhà hàng khác trên cùng địa bàn • Ngoài ra, các nhà hàng nên phát triển loại hình Buffet chay phục vụ lượng thực khách lớn vào các ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng • Cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm chay thì các nhà hàng, quán ăn chay cần phải nâng cao chất lượng món ăn đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 3.6... hấp dẫn giống như món ăn mặn Danh mục sản phẩm ăn uống của các nhà hàng, quán chay trên địa bàn Nội đa số là giống nhau, không tạo được sự đặc trưng Chỉ có một số nhà hàng có món chay khác biệt như: tiệm ăn chay Âu Lạc có món phở chay, nhà hàng Dakshin có các món chay khác hẳn với các món chay Việt… Ví dụ: Danh mục một số món trong thực đơn của nhà hàng Nàng Tấm 1 Nem hải sản 10 Xúp ngô tôm 19 Cá... – Thư viện giáo trình điện tử - Đầu bếp chính: thực hiện nấu các món chay theo thực đơn của nhà hàng Số lượng đầu bếp chính phụ thuộc vào quy mô của nhà hàng ăn chay Hầu hết họ là những người có tay nghề và hiểu biết về ăn chay - Nhân viên tiếp phẩm: có nhiệm vụ mua nguyên liệu, hàng hóa phục vụ quá trình chế biến của nhà hàngcác quán ăn chay tại Nội hiện nay, lao động này chủ yếu là lao động... Doanh thu, đặc điểm khách hàng mục tiêu • Doanh thu nhà hàng Doanh thu của các nhà hàng ăn chay Nội có mức tăng tương đối cao Ví dụ: Nhà hàng Nàng Tấm có doanh thu năm 2008 là 1431,4 triệu đồng so với năm 2007 là 1253,8 trđ tăng 177,6 trđ, tương ứng tăng 14,17% • Đặc điểm khách hàng mục tiêu • Loại khách ăn chay Theo truyền thuyết, Đức phật không ăn chay, vẫn dùng các món ăn bình thường Một hôm đi... nhưng sự có mặt của các nhà hàng và quán ăn chay cùng lượng thực khách đông đảo cho thấy số người ăn chay đang ngày càng tăng Như vậy, có thể khái quát những loại khách ăn chay của các nhà hàng, quán chay tại Nội theo những lý do sau: - Lý do tín ngưỡng: những người theo đạo phật, các nhà sư… - Lý do bảo vệ sức khỏe: những người ăn chay hoặc ăn kiêng để tăng cường sức khỏe, giảm các bệnh tật liên . pháp phát triển dịch vụ ăn chay tại các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Hà Nội Các giải phát nhằm phát triển dịch vụ ăn chay tại các nhà hàng ăn chay trên địa. 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ăn chay tại các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Hà Nội 2.1 Số lượng, quy mô, vị trí các nhà hàng ăn chay trên địa bàn Hà Nội

Ngày đăng: 19/12/2013, 10:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan