1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu đặc điểm phong cách ngôn ngữ ký nguyễn tuân qua hà nội ta đánh mỹ giỏi

66 771 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. Nguyễn Tuân, ngời đặt nền móng cho văn xuôi Việt Nam hiện đại, đợc xem là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam [14,203], là thầy chữ [29,256], là nghệ sĩ ngôn từ đa cái đẹp thăng hoa [1,45], là một phong cách nghệ thuật độc đáo [4,97], là huyền thoại của một thời [21,145], là ngời đi săn tìm cái đẹp [24,165] Với tài hoa độc đáo, với sự uyên bác và phong cách riêng của mình, Nguyễn Tuân đã tạo đợc những nét riêng về cách sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ, xứng đáng để nhiều ngời học tập. Chính ông đã đặt viên đá riêng vào cái mới mẻ của văn xuôi tiếng Việt ta, viên đá ấy là một hòn đá tảng [25,541]. Và vì thế, trên văn đàn Việt Nam, Nguyễn Tuân là ngời có vị trí quan trọng. Ông là cái mốc đánh dấu cho sự đổi mới thể văn xuôi tiếng Việt ra khỏi lối văn biền ngẫu. Chúng ta học đợc ở ông rất nhiều về cách dùng từ, đặt câu, cách sáng tạo từ mới cũng nh tinh thần lao động khổ hạnh vì nghệ thuật. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu hoặc lớn, hoặc nhỏ về Nguyễn Tuân. Đặc biệt là về loại truyện ngắn và tuỳ bút. Tuy nhiên về thể loại các bài nghiên cứu còn rất ít. Ta thấy nổi lên trên hết là tác giả Nguyễn Lai với bài thể loại Nguyễn Tuân [12], tiếp đó là Hoài Anh với Nội ta đánh Mỹ giỏi [2]. Các bài viết này hoặc là dừng lại ở những kết luận chung, khái quát, hoặc là đi tìm cái đẹp về mặt nội dung mà cha chú đến việc khai thác cái hay, cái đẹp trong sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy để thấy đợc phong cách độc đáo, đa tài, đa dạng vẻ của Nguyễn Tuân, chúng tôi đã chọn đề tài này. Hơn thế Nguyễn Tuân là một trong chín tác gia ở trờng phổ thông nên việc lựa chọn đề tài này là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về nhà văn này, tạo tiền đề cho việc giảng dạy ở trờng phổ thông trung học. Nội ta đánh Mỹ giỏi là một tập hay, nó ghi lại cuộc đấu tranh kiên cờng, anh dũng của nhân dân Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 1 cứu nớc vĩ đại. Nghiên cứu phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong tác phẩm này không những khẳng định đợc tài năng của ông mà còn cho ta thấy đ- ợc tấm lòng của ông đối với Nội, đối với cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu : Phải nói rằng cho đến bây giờ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Tuân. Hoặc lớn hoặc nhỏ về quy mô, song nhìn chung các tác giả đã khái quát lên đợc những nét đặc trng về phong cách của nhà văn tài hoa độc đáo này. Trớc một số lợng khá lớn những bài nghiên cứu, chúng tôi tạm chia ra làm hai khuynh hớng. Một khuynh hớng nghiên cứu trên phơng diện văn học và một khuynh hớng nghiên cứu trên phơng diện ngôn ngữ học. Trên phơng diện văn học, do giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ xin đợc đa ra nhận xét khái quát nhất của Nguyễn Đăng Mạnh [16,239] về nhà văn Nguyễn Tuân. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng trớc Cách Mạng, Nguyễn Tuân là một hiện tợng phức tạp với quan điểm duy mỹ, chỉ chú ý đến cái đẹp hình thức. Sự phức tạp ấy còn thể hiện ở chủ nghĩa xê dịch, ở cái bệnh tôi mà Nguyễn Tuân cố ném ra để chơi ngông với đời. Sau Cách Mạng, ngòi bút này đã có sự chuyển biến về phong cách. Đề tài cổ không còn là linh hồn của tác phẩm của Nguyễn Tuân mà trong những trang viết của ông luôn có sự hiện diện của cuộc sống thực tại. Cái đẹp vẫn đợc ông nâng niu nhng là cái đẹp của lối sống thanh lịch, nhã nhặn. Cùng với Nguyễn Đăng Mạnh là rất nhiều các nhà nghiên cứu khác nh: Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Tạ Ty, Nguyễn Vĩ, Trơng Chính, Vơng Chí Nhàn, Nguyễn Đình Thi, Minh Đức, Ngọc Trai, Hoài Anh Nói chung, các nhà nghiên cứu nàyđều thống nhất rằng Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa độc đáo. Trên phơng diện ngôn ngữ học cho đến nay quả thực cha có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên trong các bài nghiên cứu về văn học, các tác giả đã ít nhiều đã đề cập đến. Với sự tìm tòi, khám phá rất công phu đến nay 2 ngời ta đã khái quát lên đợc những đặc trng về khái quát ngôn ngữ về nhà văn này. Tạ Ty kết luận: toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Tuân không nhiều nhng môĩ tác phẩm đều súc tích và chứa đựng sự bắt buông, vợt thoát của ngôn ngữ đi vào thế giới riêng biệt mà chỉ có Nguyễn Tuân mới đủ sức phung phí và sử dụng để hình thành một kiến trúc vĩ đại. Mỗi chữ Nguyễn Tuân dùng đều trở nên quý giá, Nguyễn Tuân viết mà nh điêu khắc, cần cù chạm trổ vào mặt đá qúy những hình nét trác tuyệt [28,58]. Và ông còn cho rằng: nói đến Nguyễn Tuânnói đến một giá trị hiển nhiên là khơi sáng lại dòng thời gian đã chìm khuất, là nhắc nhở đến vùng trời xôn xao của thanh âm ngôn ngữ. Hành trình vào tác phẩm của Nguyễn Tuân nh hành trình vào một cung điện tráng lệ đầy màu sắc diễm ảo. Từng nguồn ánh sáng lung linh chiếu rọi vào mỗi dòng, mỗi chữ. Thứ ánh sáng kì lạ làm mê hoặc cả gỗ đá vô tri và làm nhũn từng ý nghĩ bứt đi tự niềm cô đơn nhất [26,57]. Có thể nói, tiêu biểu nhất trên phơng diện ngôn ngữ là bài viết của Nguyễn Lai. Nguyễn Lai cho rằng: Nguyễn Tuân là một nhà văn luôn có ý thức tôn trọng, nâng niu và giữ gìn sự phong phú, giàu có của tiếng Việt, ông đã tích luỹ cho mình một vốn từ hết sức phong phú. Câu văn của Nguyễn Tuân giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm cùng với nhịp điệu không bị gò bó. Câu văn của Nguyễn Tuân rất khó bắt mạch ngữ pháp có quy luật. Nguyễn Lai thống kê: trong số 2426 câu tuỳ bút trớc và sau Cách Mạng, câu dài khoảng 50 từ trở lên chiếm 11,8%. Nguyễn Lai cho rằng: Câu dài của văn Nguyễn Tuân không chỉ góp phần khắc phục lối văn biền ngẫu mà nó còn là sự gợi mở về cách dùng tiếng Việt với những câu dài phóng khoáng nhất Nguyễn Tuân thờng biến những câu miêu tả thành những câu tình thái trong khi miêu tả. Văn Nguyễn Tuân có nhiều câu dài ít chủ ngữ. Các sắc thái tự nhiên đợc đa vào văn viết mà không xô bồ, rối rắm. Văn Nguyễn Tuân chấm câu khá tự do, cực đoan trong việc dùng dấu phẩy, mạnh dạn dùng dấu nối để tạo những tổ hợp định danh 3 mới. Do vậy, Nguyễn Lai kết luận rằng tiếng Việt của Nguyễn Tuân là thứ tiếng Việt tự do, nằm ngoài khuôn mẫu nhà trờng. [12, 141]. Đồng ý với Nguyễn Lai, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: ngôn từ Nguyễn Tuân có một thứ ma lực, văn xuôi của anh giàu hình tợng, giàu nhạc điệu và chất thơ: câu văn của Nguyễn Tuân có nhiều kiểu cấu trúc đa dạng và ông là nghệ sỹ ngôn từ biết chú trọng đến âm điệu, nhịp điệu của câu văn xuôi. [15,385]. Phải kể đến tiếp theo trong giới nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Tuân là giáo s Phan Ngọc. Trong bài viết của mình, Phan Ngọc cho rằng Nguyễn Tuân có một lối văn nh khắc, câu văn của Nguyễn Tuân vừa rất quy tắc vừa phá quy tắc và nh khắc vào đá, nhng lại quần tụ trong một kiến trúc bấp bênh, chênh vênh. [18,198]. Phan Ngọc khẳng định chỉ có Nguyễn Tuân mới nắm đợc cái đẹp của câu văn đơn tiết. Nh vậy, tuy các công trình nghiên cứu ngôn ngữ của Nguyễn Tuân đã thu đợc những kết quả đáng mừng song do xuất phát từ nhiều mục đích, ở những điều kiện khác nhau nên các kết luận ít nhiều còn mang tính khái quát, cha thực sự đi sâu vào các biện pháp tu từ thể hiện trong các tác phẩm cụ thể thuộc các thể loại cụ thể. Trong luận văn này, chúng tôi muốn đề cập đến cái độc đáo trong phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân ở một tác phẩm cụ thể là: Nội ta đánh Mỹ giỏi trên các phơng diện: dùng từ, đặt câu, giọng điệu và đặc biệt là sự pha trộn của ngôn ngữ các thể loại khác trong Nguyễn Tuân. 3. Giới hạn đề tài. 3.1. Về dẫn liệu khảo sát. Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 190 trang của Nguyễn Tuân in trong tập Nội ta đánh Mỹ giỏi - Nxb Nội 1983. 3.2. Về nội dung nghiên cứu. 4 Trong giới hạn luận văn này, chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu cách lựa chọn sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong cuốn Nội ta đánh Mỹ giỏi, từ đó rút ra một số kết luận về phong cách ngôn ngữ của ông. 4. Mục đích, phơng pháp nghiên cứu. 4.1. Mục đích nghiên cứu. Mục đích xuyên suốt toàn bộ đề tài này là tìm ra những đặc điểm đặc ngôn ngữ của Nguyễn Tuân và rút ra một số đặc điểm riêng về của ông. 4.2. Phơng pháp nghiên cứu: Trong công trình này chúng tôi chủ yếu sử dụng các phơng pháp sau: + Phơng pháp thống kê phân loại nhằm tìm ra sự lặp lại của các yếu tố ngôn ngữ trong Nguyễn Tuân và phân loại chúng. + Phơng pháp đối chiếu, so sánh: Từ những số liệu có đợc chúng tôi tiến hành đối chiếu, so sánh với các tác phẩm khác của Nguyễn Tuân và của các nhà văn khác nhằm tìm ra đợc cái riêng, cái độc đáo của phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân. + Phơng pháp phân tích phong cách học: Từ những ngữ liệu chúng tôi tiến hành phân tích để thấy đợc cái hay trong việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ của Nguyễn Tuân. 5. Bố cục luận văn. Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đợc triển khai bằng ba chơng: Chơng 1. Một số vấn đề chung. Chơng 2. Đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Tuân trong Nội ta đánh Mỹ giỏi. Chơng 3. Thể loại đặc điểm của phong cách Nguyễn Tuân. Chơng 1. 5 Một số vấn đề chung. 1.1.Phong cách nghệ thuật. Hiện nay, từ phong cách đợc sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống xã hội với nhiều nghĩa khác nhau. Trong văn học, khái niệm này cũng còn rất nhiều cách hiểu. Song nhìn chung, phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tơng đối ổn định của các hệ thống hình tợng, của các phơng tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong một tác phẩm cụ thể, một trào lu văn học của một dân tộc cụ thể nào đó. Các dấu hiệu của phong cách dờng nh nổi lên trên bề mặt của tác phẩm nh một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác đợc của tất cả các yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong cáchnguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận đợc, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất. Phong cách bao gồm phong cách thời đại, phong cách trào lu, phong cách dân tộc, phong cách cá nhân tác giả. Phong cách là tiêu chí để nhận diện, phân biệt nhà văn này với nhà văn khác, trào lu văn học này với trào lu văn học khác, thậm chí dân tộc này với dân tộc khác. Cái tạo nên sự thống nhất ở mỗi nhà văn, trào lu, dân tộc thể hiện tập trung ở cách đánh giá, nhìn nhận thế giới khách quan và hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cánh nhìn nhận ấy. Đặc trng của phong cách là tính thống nhất giữa các bộ phận trong một chỉnh thê hay chính là tính cấu trúc. Tính cấu trúc của phong cách biều hiện ở chỗ chỉ nhìn một bộ phận ta đoán đợc cái toàn thể, khẳng định đợc năm tháng ra đời, tác giả của nó. Chính vì vậy mà giáo s Phan Ngọc định nghĩa: Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả. [21, 31]. Phong cách nghệ thuật có tính bền vững nhng cũng có sự phát triển đổi mới. Sự phát triển đổi mới đó diễn ra trên cơ sở của sự kế thừa. 6 1.2.Ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học vì vậy văn học đợc gọi là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ nhân dân là cuội nguồn của ngôn ngữ nghệ thuật. Mỗi nghệ sĩ khi sử dụng ngôn ngữ đã lấy nó ra từ kho ngôn ngữ chung mà chọn lọc, gọt dũa qua lao động nghệ thuật chân chính của mình. Đến lợt nó, ngôn ngữ của nhà văn lại góp phần nâng cao, làm phong phú thêm ngôn ngữ nhân dân. Ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là một tấm gơng sáng về mặt hiểu biết ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động, trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác. Ngôn ngữ nghệ thuật khác với ngôn ngữ hành chính, khoa học ở chỗ: ngôn ngữ nghệ thuật có tính chính xác tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu cảm. [6, 186]. Căn cứ để phân biệt ngôn ngữ nghệ thuật với các hình thái ngôn ngữ khác ở chỗ ngôn ngữ nghệ thuật là thứ ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mỹ. Tính hình tợng là thuộc tính bản chất nhất xuyên suốt, quy định mọi thuộc tính khác. Trong mối quan hệ với văn hoá, khi đã hoá thân vào nghệ thuật, ngôn ngữ đã vợt khỏi chức năng sơ đẳng ban đầu, phát huy tối đa tiềm năng của mình để dựng lên một bức tranh tổng hợp và sinh động về bộ mặt tinh thần của xã hội. Ngôn ngữ nghệ thuật và là công cụ t duy vừa chuyển tải hình tợng nghệ thuật chủ quan của nghệ sĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng là thứ tín hiệu giàu phẩm chất tâm lý xã hội vừa giàu tính truyền thống vừa giàu tính hiện đại nhất. Ngôn ngữ ở đây không đơn thuần chỉ là nghĩa mà trong đó là cả một kho kiến thức, một truyền thống văn hoá, một chiều sâu thẩm mỹ mà muốn chiếm lĩnh đợc nó, ngời đọc phải tự nâng mình lên một cách toàn diện. Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng là phơng tiện và chất liệu để tạo ra những mạch truyền cảm. Nh vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là thứ ngôn ngữ đợc chọn lọc từ ngôn ngữ nhân dân, là biểu hiện đầy đủ nhất, nổi bật nhất của ngôn ngữ văn hoá và rộng hơn ngôn ngữ toàn dân. Nó có khả năng khơi gợi và đem lại cho ngời đọc sự hởng thụ thẩm mỹ dồi dào. Nó mang dấu ấn của ngời tạo ra và sử dụng. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ hoạt động mở, giàu tiềm năng 7 phái sinh các sắc thái nghĩa tâm lý. Loại ngôn ngữ này kết tinh trong nó chiều dài truyền thống văn hoá dân tộc. 1.3. Phong cách ngôn ngữ. Phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của một chỉnh thể nghệ thật. Có bao nhiêu yếu tố cấu thành tác phẩm nghệ thuật thì có bấy nhiêu phơng diện biểu hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn. Phong cách có thể biểu hiện qua hệ thống nhân vật, qua hệ thống cảm hứng, qua đề tài, qua hệ thống các biện pháp nghệ thuật, qua việc lựa chọn thể loại, đặc biệt là qua ngôn ngữ. Vậy, phong cách ngôn ngữ là một khái niệm nằm trong phong cách nghệ thuật, nó thể hiện ở việc cá thể hoá ngôn ngữ của tác giả. Nằm trong tính toàn vẹn của cơ cấu nghệ thuật, tác phẩm văn học bao giờ cũng là một cơ thể sinh động có sự thống nhất của nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố ngôn ngữ bao giờ cũng là yếu tố khởi đầu và là điểm tựa. Ngôn ngữ của ngời nghệ sĩ không tự nhiên mà có. Nó là thứ của cải lâu đời và quý giá do con ngời tạo ra trong cả một quá trình lịch sử, là lời ăn tiếng nói của nhân dân. Ngôn ngữ vừa là tài sản riêng của nghệ sĩ vừa là tài sản của toàn dân. Nó đợc tinh luyện, mang tính chuẩn mực, điển hình. Đó là sự kết tinh, nâng cao, chọn lọc những âm thanh ta vẫn nghe, những lời ta vẫn nói, những chữ ta vẫn đọc. Tuy nhiên, khi đứng trớc kho tài sản chung ấy, mỗi nghệ sĩ chọn cho mình những chất liệu riêng làm công cụ truyền đạt ý mình mà không ai giống ai. Việc lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt hoàn toàn mang tính chủ quan, cá nhân của ngời nghệ sĩ. Đối với ngời nghệ sĩ, sáng tạo văn học, đứng ở một góc độ nào đó, là quá trình điều hành, tổ chức ngôn ngữ theo một cơ cấu riêng mang tính chủ quan. ở đây ngôn ngữ vừa là một phơng tiện vừa là một chất liệu cơ bản để khách quan hoá những hình tợng trong t duy của tác giả. Mỗi nhà văn, do xu hớng, thị hiếu, tập quán, tâm lý xã hội, cá tính mà hình thành nên cái giọng riêng. Đối với nhà văn cái giọng riêng đó là cái quyết định sự sống còn. Vì vậy mà mỗi nhà văn đều muốn tạo cho mình một giọng riêng không lặp lại ở các nhà văn khác. 8 Ta có thể thấy ngôn ngữ Hồ Xuân Hơng là thứ ngôn ngữ độc đáo, kỳ dị bởi việc khai thác các từ tợng thanh, tợng hình, cách nói lái, cách chơi chữ; Ngôn ngữ Tú Xơng giản dị, hồn nhiên mà sắc cạnh vì biết khai thác hết nghĩa đen của ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày; ngôn ngữ Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, kín đáo mà sâu cay chứa đựng nhiều hàm ý, ngôn ngữ Tố Hữu thiết tha trữ tình, sâu lắng, giàu nhạc điệu; ngôn ngữ Nguyễn Tuân độc đáo, tài hoa và uyên bác. Cái giọng văn riêng của nghệ sĩ thể hiện ở sở trờng lựa chọn, sử dụng từ ngữ của họ. Nếu Tố Hữu với lòng mến thơng tha thiết đã lựa chọn thứ ngôn ngữ giàu tính nhạc, giàu chất chữ tình thì Nguyễn Tuân với cái tôi độc đáo lại a chọn cho mình một lối chơi độc tấu, đứng bên trên là trêu gẹo kẻ khác. Vốn ngôn ngữ là của chung song việc vận dụng nó lại phụ thuộc vào bản thân mỗi nhà văn. Ngôn ngữ văn chơng là thứ ngôn ngữ mang tính chủ quan của ng- ời nghệ sĩ. Phong cách ngôn ngữ không chỉ thể hiện ở cách sử dụng từ ngữ mà còn thể hiện ở lối diễn đạt, sử dụng chúng thế nào cho đắc địa, thể hiện ở cách đặt câu, kết đoạn và cách sử dụng các biện pháp tu từ. Tuy nhiên, ngôn ngữ riêng của mỗi nhà văn không phải là một hiện tợng riêng lẻ, tách riêng ra khỏi toàn bộ chuẩn mực ngôn ngữ của toàn dân tộc. Mà ngôn ngữ riêng của nhà văn là sự đổi mới có tính hệ thống dựa trên cơ sở kế thừa và đợc mọi ngời chấp nhận. Chính vì thế, những nhà văn lớn thờng là những ngời có công trong việc đổi mới ngôn ngữ dân tộc. Việc xác định phong cách ngôn ngữ của một nhà văn đòi hỏi phải khảo sát sự kế thừa và đổi mới của nhà văn đó đối với kho ngôn ngữ dân tộc trên mọi cấp độ làm nên hệ thống ngôn ngữ. 1.4. Phong cách thể loại. Cũng nh phong cách nhà văn, phong cách thể loại là nét riêng, nét khu biệt giữa thể loại này với thể loại khác. Phong cách thể hiện ở chỗ mỗi thể loại văn học có một hệ thống đề tài, nhân vật, cách xây dựng văn bản, ngôn ngữ riêng. Nếu thể loại sử thi nghiêng về các đề tài mang ý nghĩa lịch sử trọng đại của cộng đồng, dân tộc thì thể loại tiểu thuyết lại đi sâu khai thác đời sống riêng t, cá nhân của con ngời. Nếu trong thơ tác giả có quyền bộc lộ trực tiếp t tởng, 9 tình cảm của mình thì trong truyện ngắn, t tởng tình cảm đó bao giờ cũng bộc lộ gián tiếp qua nhân vật. Nếu tính cách nhân vật là điểm mấu chốt thể hiện chủ đề tác phẩm trong tiểu thuyết và truyện ngắn thì trong kịch chủ đề đợc khai thác qua mâu thuẫn và hành động kịch. Thực ra, nếu không đi sâu vào đặc trng thể loại thì cũng khó khai thác hết những gì gọi là phong cách tác giả. Cùng một chủ đề, cùng một cảm hứng nhng ứng với những thể loại khác nhau, ta có những cách thể hiện khác nhau. Mỗi thể loại phù hợp với một loại đề tài, một sở trờng ngôn ngữ riêng. (Nói về ngôn ngữ thể loại, chúng tôi nhắc lại ở mục phong cách ngôn ngữ thể loại trong chơng 3). Nh vậy, dù văn xuôi hay thơ, mỗi thể loại đều mang một nét riêng, đó chính là phong cách thể loại. Chính nét phong cách đó mà khi đọc một văn bản nghệ thuật, chúng ta phân biệt đợc tác phẩm đó theo thể loại nào. Tuy nhiên thể loại không đồng nhất với phong cách mà chỉ có thể loại nào có đợc một cách nhìn mới, riêng của nó lúc đó mới có phong cách. 1.5. Phong cách nhà văn. Trong sáng tạo nghệ thuật, cái riêng, cái độc đáo quyết định sự tồn tại của nghệ sĩ. Ai cũng muốn tạo cho mình một nét riêng, khác biệt, tuy nhiên không phải nhà văn nào cũng tạo đợc cho mình một phong cách riêng mà chỉ có những nhà văn có tài thực sự, có bản lĩnh vững vàng thì mới tạo cho mình đợc một phong cách. Một tác giả chỉ có đợc phong cách riêng khi đọc một vài câu văn của ngời đó, ngời đọc biết đợc tác giả của nó là ai, và khi cái phong cách mà tác giả ấy xây dựng nên góp phần vào truyền thống văn học, trở thành mẫu mực cho nhiều ngời noi theo và học tập. Phong cách nhà văn là nét riêng, nét độc đáo để phân biệt nhà văn này với nhà văn khác. Những nét riêng ấy là sự lặp đi lặp lại có hệ thống trên nhiều tác phẩm hoặc trên một tác phẩm của cùng một tác giả những yếu tố nghệ thuật. Nét riêng đó thể hiện cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà văn đối với thế giới khách quan và tài năng của nhà văn đó trong việc lựa chọn và sử dụng các phơng tiện biểu đạt. Phong cách nhà văn chịu sự chi phối của các yếu tố nh thế giới quan, tâm lí, khí chất, và cá tính của mỗi ngời. Phong 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w