1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng tôn ngộ không trong tây du ký (ngô thừa ân)

86 3,5K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 324,5 KB

Nội dung

Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Nhạn bộ giáo dục đào tạo trờng đại học vinh khoa ngữ văn hình tợng tôn ngộ không trong tây du (ngô thừa ân) khoá luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: văn học nớc ngoài Ngời hớng dẫn: Ths. Phan Thị Nga Ngời thực hiện : Lê Thị Nhạn Lớp : 43E4 vinh, 2007 =1= Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Nhạn Lời cả m ơn Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận đợc sự hớng dẫn tận tình của cô Phan Thị Nga, sự động viên khích lệ của các thầy cô giáo khoa ngữ văn trờng Đại học Vinh, cùng tất cả các bạn bè. Do thời gian, nguồn t liệu và khả năng có hạn nên khoá luận không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi hy vọng sẽ nhận đợc ý kiến đóng góp của các thầy cô và bè bạn để khoá luận đợc hoàn chỉnh hơn. Sinh viên Lê Thị Nhạn =2= Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Nhạn mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Văn học Minh Thanh có một vị trí rất quan trọng trong lịch sử phát triển của văn học Trung Quốc.Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển văn học cổ điển, cũng là giai đoạn dài nhất và có nội dung phong phú nhất, giai đoạn đánh dấu sự chuyển mình sang khuynh hớng hiện đại. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn văn học này là sự suy tàn của dòng văn học chính thống và sự trỗi dậy mạnh mẽ của văn học dân chủ và tiến bộ phản ánh những yêu cầu và khát vọng của nhân dân và tầng lớp thị dân. Có thể nói, Minh Thanh là thời kỳ hoàng kim của tiểu thuyết. Với các bộ tiểu thuyết nh: Tam quốc diễn nghĩa của La Quan Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du của Ngô Thừa Ân, Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử và Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần . tiểu thuyết chơng hồi Trung Hoa đã đạt đến độ hoàn chỉnh, bởi vậy nó đợc gọi là tiểu thuyết cổ điển. Sự phồn vinh của tiểu thuyết thời kỳ này bắt nguồn từ quá trình phát triển có đến hàng chục thế kỷ của thể loại văn xuôi Trung Quốc từ tản văn trớc Tần, nhng mảnh đất để nó đơm hoa kết trái lại là đời sống xã hội hai triều đại Minh Thanh. Mặt khác, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc vốn bắt nguồn từ truyện chí quái, chí nhân, chí dị, truyền kỳ. Từ việc ghi chép những ngời, những việc quái dị đã hình thành một truyền thống khoa trơng, phóng đại. Các nhân vật, đặc biệt trong tiểu thuyết đời Minh, hầu =3= Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Nhạn nh là khác thờng. Các sự việc miêu tả hầu nh đều vợt quá tầm vóc hiện thực. Bởi vậy mà nhà Hán học Xô Viết V.I.Sêmanốp đã gọi tiểu thuyết đời Minh là Tiểu thuyết anh hùng để phân biệt với Tiểu thuyết sinh hoạt ra đời vào đời Thanh. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là những viên ngọc quý của văn học phơng Đông, có một sức sống kỳ diệu, chấp nhận đợc thử thách của thời gian và có khả năng vợt biên giới một nớc, đi sâu vào đời sống tinh thần nhiều dân tộc. Trong kho tàng tiểu thuyết đời Minh, bộ tiểu thuyết Tây du của Ngô Thừa Ân có những thành tựu đáng kể. Tác phẩm này manh nha của thể loại tiểu thuyết thần ma,đợc viết bằng trí tởng tợng phong phú, kỳ lạ, có kết cấu đồ sộ, với những hình tợng anh hùng lý tởng đợc nhân dân a thích. Sức sống mãnh liệt của tiểu thuyết Tây du đợc tỏa ra từ sự thành công của tác phẩm. Tác giả Ngô Thừa Ân đã khéo kết hợp những câu chuyện lu truyền trong nhân dân, với sự sáng tạo của mình, làm nên bộ tiểu thuyết thần thoại giàu ý nghĩa hiện thực. Sức tởng tợng mạnh mẽ của tác giả đa ngời đọc vào thế giới huyền ảo, diệu kỳ. ở nơi ấy có kỳ nhân thần phật, yêu ma, kỳ quái; có kỳ sự chết đi sống lại, biến hoá tàng hình lại có cả kỳ văn khúc chiết biến hoá, lúc dồn dập, lúc th giãn khiến ngời đọc càng mê ly, mỗi đoạn, mỗi hồi luôn mới mẻ, không chỗ nào giống chỗ nào (10,tr91). Bởi vậy Tây du có sức cuốn hút kỳ lạ đến nhiều thế hệ độc giả. Hơn bốn trăm năm qua, kể từ khi ra đời, Tây du luôn là một tác phẩm văn học kiệt xuất, đợc quần chúng nhân dân yêu mến. Bạn đọc á châu không ai không biết đến Tôn Ngộ Không ngời anh hùng có bảy mơi hai phép thần thông biến hoá từng đại náo Thiên cung, Tr Bát Giới - anh chàng tham ăn, háo sắc, thèm ngủ, lời nhác nhng một lòng một dạ theo Tam Tạng đến tận =4= Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Nhạn Tây Thiên. Ngày nay trên bức tờng của những ngôi chùa Phật cổ kính ở Trung Quốc còn in đậm bức tranh vẽ chuyện Đờng Tăng thỉnh kinh. Những chuyện Đại náo Thiên cung; Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh của Tôn Ngộ Không cũng chiếm vị trí nhất định trên sân khấu và màn ảnh Với những loại hình nghệ thuật khác nhau, một lần nữa các tác giả muốn làm nổi bật tinh thần chống cờng quyền, trừ bạo lực, niềm tin chính nghĩa sẽ thắng gian tà, qua nhân vật đại diện cho trí tuệ cũng nh sức mạnh của nhân dân là nhân vật Tôn Ngộ Không. hình tợng nổi bật nhất trong Tây du hình tợng Tôn Ngộ Không - đợc xây dựng bởi bút pháp kỳ ảo, nhân vật đợc tác giả Ngô Thừa Ân gửi gắm lý t- ởng về nhân vật anh hùng, có tinh thần phản kháng thiên tai nhân họa, khao khát cuộc sống tự do, dám xả thân vì tự do và chính nghĩa. Có thể nói rằng, đọc xong Tây du hình ảnh Tôn Ngộ Không mang sức mạnh và trí tuệ của một kiểu hiệp sĩ chống trời với phép biến hoá khôn lờng vẫn sống mãi trong tâm trí độc giả. Mọi ngời dõi theo việc đại náo Thiên cung của Tôn Ngộ Không, say sa nhiệt tình nh khi để tâm hồn mình hoà theo chiến thắng của Gia Cát Lợng trong trận Xích Bích. Vì thế, nếu xem Tam quốc diễn nghĩa là nơi sánh mu của Gia Cát Lợng thì Tây du quả là nơi trổ tài của Tôn Ngộ Không. Tìm hiểu nhân vật Tôn Ngộ Không chẳng những vì lòng yêu mến nhân vật, muốn tìm hiểu những khả năng kỳ lạ của nhân vật mà còn thấy đợc ý đồ nghệ thuật mà tác giả đã gửi gắm vào tác phẩm đồng thời cũng là thấy đợc tài năng nghệ thuật của tác giả. Những thành công đã làm nên sự hấp dẫn bao lớp thế hệ độc giả. vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm khám phá - khai thác cái hay, cái đẹp của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. =5= Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Nhạn 2. Lịch sử vấn đề Tây du đợc dịch ra Tiếng Việt khá sớm, từ những năm đầu thế kỷ XX và đợc độc giả Việt Nam đón nhận rất nồng hậu, nhiệt tình. Tây du đã để lại ấn tợng rất riêng trong cuộc sống của con ngời Việt Nam nói chung và các nhà phê bình nói riêng. Nhiều nhân vật nh Tôn Ngộ Không, Tr Bát Giới từ trong sách bớc vào cuộc đời, trở thành biểu tợng của loài ngời. Trong công trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam: Nguyễn Khắc Phi, Trần Xuân Đề, Lơng Duy Thứ .khi tìm hiểu về Tây du đã chú trọng đến hình tợng một số nhân vật trong đó có Tôn Ngộ Không. Trong Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb GD, 2003. Trần Xuân Đề đã nói về hình tợng nhân vật Tôn Ngộ Không: Tôn Ngộ Không đợc xây dựng thành hình tợng nhân vật anh hùng, nhng tiếc thay, ngời anh hùng có bảy mơi hai phép thần thông biến hoá đó, lại không nhảy khỏi bàn tay của Phật Tổ Nh Lai, cũng không thoát khỏi kim cô, cái mũ đội đầu, của Quan Thế Âm Bồ Tát. Tuy vậy, trớc sau Tôn Ngộ Không không phải là kẻ chịu nằm yên dới Ngũ Hành Sơn, y giãy giụa khiến núi non nứt nẻ. Cho đến sau khi Đờng Tam Tạng cứu khỏi, Ngộ Không vẫn là chú khỉ có ý chí quật cờng và tinh thần đấu tranh của tự bao giờ (5,tr105,106). ở Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000, Lơng Duy Thứ khẳng định: Hình tợng rực rỡ nhất trong Tây du hình tợng anh hùng nổi loạn Tôn Ngộ Không. Đây là một kiểu Hiệp sĩ chống trời. Hành động của Ngộ Không chỉ là quấy rối và đập phá để xây dựng một cái gì không rõ ràng. Do vậy, hành động đó thờng mang tính chất bột phát, manh động và vô chính phủ. Tôn thờng chiến đấu đơn độc, lẻ loi và không tránh khỏi thất bại. Trong hoàn cảnh xã hội cũ, khi mà áp bức bóc lột, bất công ngang trái tồn tại =6= Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Nhạn phổ biến và đợc thừa nhận là đơng nhiên, không thể khác đợc, thì những hành động kiểu đó cũng có ý nghĩa nhất định. Nó phủ nhận hiện thực, kêu gọi phản kháng, dự báo bùng nổ. Tôn Ngộ Không là loại anh hùng nh vậy. Đại náo Thiên cung là truyện anh hùng của y. Tây Thiên thỉnh kinh là lịch sử xây dựng sự nghiệp của y. Y không thừa nhận bất kỳ một quyền uy nào (15,tr 63). . Dẫu sao, Tôn Ngộ Không vẫn là hình tợng rực rỡ của một loại anh hùng mà đặc trng tính cách là phản kháng nổi loạn, dám đấu tranh. Nó tợng trng cho nguyện vọng sâu kín của nhân dân lao động bao đời chịu áp bức bóc lột (15,tr 65). Nghiên cứu về tiểu thuyết Tây du của Ngô Thừa Ân, Lịch sử văn học Trung Quốc tập II, Nxb ĐHSP, 2002, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) cho rằng: "Toàn bộ thế giới thâm nghiêm, đầy quyền uy của giai cấp thống trị bao trùm lên tất cả là Thần Phật - Đạo đã là bối cảnh điển hình để thể hiện tính cách anh hùng của kẻ phản nghịch Tôn Ngộ Không. Tôn chiến đấu vì tự do, vì sự tôn trọng nhân cách. Tôn thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cờng, sức mạnh của lòng dũng cảm và trí mu đối với mọi thế lực hắc ám hòng tớc đoạt lực lợng và ý chí tự do của nó. Từ hình tợng Tôn Ngộ Không, khát vọng về cuộc sống hợp lý tính và nhân tính, phê phán xã hội hắc ám phi nhân tính của thời trung đại đã đợc bộc lộ. Cho Tôn Ngộ Không bị trấn áp, điều này do cốt truyện thỉnh kinh đã định sẵn, quan trọng hơn là hạn chế của lịch sử, thì bảy hồi đầu Tôn vẫn là ngời anh hùng phản nghịch đáng ca ngợi. Do sự thay đổi của tình tiết cốt truyện, thay đổi của hoàn cảnh, tính cách của Tôn Ngộ Không đã mang những sắc điệu mới. Từ một Mỹ Hầu Vơng tự do tự tại, một kẻ phản nghịch không hề khuất phục khi đại náo thiên cung, Tôn đã trở =7= Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Nhạn thành một đấu sĩ tiên phong mở đờng trên con đờng lấy kinh, trở thành một tín đồ thành tâm quy y đạo Phật" (10,tr 81). Lại nói về Tôn Ngộ Không từ một hiệp sĩ chống trời đến một tín đồ thành tâm quy y đạo Phật, giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc tập II của nhiều tác giả, Nxb GD, 1997 đã nêu: Tôn Ngộ Không đợc đổi tên là Tôn Hành Giả, y không còn là một anh hùng phản nghịch nữa. Tác giả lại cho nhân vật này một ý nghĩa mới. Y chính trực, dũng cảm, mu trí, ngoan cờng, biết đấu tranh với các loại yêu tà, ma quái. Trên đờng sang Tây Thiên, Đờng Tăng hễ rời khỏi y thì khó lòng bớc lên nửa bớc. Tr Bát Giới và Sa hoà thợng chỉ là kẻ trợ giúp y chiến đấu. Nếu nói khi đại náo thiên cung, tác giả chủ yếu làm nổi bật lòng dũng cảm của y, thì sang Tây Thiên lấy kinh, tác giả đã thể hiện sự mu trí của y nhiều hơn. Y biết cách nhận ra đợc mọi thứ ngụy trang của yêu quái, dùng đủ mọi cách tìm đợc những nhợc điểm hoặc lai lịch của chúng và nghĩ ra sách lợc đối phó với từng loại một. Đối phó với kẻ địch nguy hiểm nhất, y có một phơng pháp khéo léo, đó là chui tọt vào bụng đối phơng, rồi quấy rối lung tung trong đó, làm cho địch bất lực, cúi đầu chịu trói. Y bền bỉ, dẻo dai, thọc sâu vào sào huyệt, vật lộn đến cùng, cha đạt đợc mục đích thì cha buông tha. Lúc khó khăn, y luôn lạc quan, đầy vẻ hăng say không bao giờ khóc lóc nh Đờng Tăng cũng không nh Tr Bát Giới hay buông những lời chán nản. Sau này, tu thành chính quả y đợc phong làm Đấu chiến thắng Phật. Tác giả đã nắm bắt đúng đặc điểm của y là giỏi đấu tranh. Con ngời y tập trung phản ánh rất nhiều phẩm chất u tú của nhân dân lao động và hết thảy những phẩm chất đó lại đợc lý tởng hoá cho nên y trở thành hình t- ợng anh hùng đợc nhân dân yêu thích (11,tr 454). Bàn về khí phách anh hùng của Tôn Ngộ Không, ý kiến của các nhà nghiên cứu còn có sự nhất trí cao. Vấn đề gây bàn cãi nhiều nhất là tính cách =8= Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Nhạn của Tôn Ngộ Không ở bảy hồi đầu và tính cách của Ngộ Không ở các hồi sau. Có ngời cho rằng: Đáng tiếc là Tôn Ngộ Không cuối cùng bị đè dới núi Ngũ Hành, có ý phủ nhận phủ định sự phản kháng, sự đấu tranh của Tôn tr- ớc một thế lực mạnh hơn. Nhng lại có nhà nghiên cứu lại khẳng định hành động của Tôn Ngộ Không tuy mang tính chất bột phát, manh động, vô chính phủ nhng đó là sự kêu gọi phản kháng và dự báo sự vùng dậy của những ngời bị áp bức. Ngô Thừa Ân đã xây dựng nên hình tợng Tôn Ngộ Không với ớc mơ về một anh hùng chiến đấu vì tự do, vì cuộc sống con ngời. Và đây cũng là hình tợng nhân vật chất chứa bao hoài vọng của nhân dân về cuộc sống hoà bình, yên ấm. Vậy vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu là tính cách của nhân vật Tôn Ngộ Không có giữ đợc tính thống nhất hay không?. Theo Tây du tập 1, Nxb văn nghệ TPHCM, 2000, Tế Xuyên (dịch) có viết: . Trong toàn bộ sách của Tôn Ngộ Không đã giữ đợc tính thống nhất. Đi Tây Thiên lấy kinh là tính cách của Tôn phát triển tiến lên một bớc, chứ nhất định không phải là phủ định tinh thần phản kháng khi đại náo thiên cung. Tôn Ngộ Không thuỷ chung vẫn là một kẻ anh hùng đã đợc lý tởng hoá một cách cao độ. Tôn không sợ trời, không sợ đất. Tôn có tinh thần chiến đấu phản kháng hết thảy sự áp bức của thống trị, kiên quyết khắc phục hết thảy các khó khăn; có trí tuệ và sức mạnh vô cùng; có phẩm chất cao quí, chí công vô t, tha thiết yêu anh em, đồng tình và giúp đỡ những kẻ nhỏ yếu bị hại. Tất cả những cái đó đều là cái mà nhân dân vốn có, đồng thời lại là cái đã đợc lý t- ởng hoá đến cao độ. Cái tinh thần phản kháng, ngạo nghễ, bất khuất, đánh đổ hết thảy của Tôn Ngộ Không là nhằm vào giai cấp thống trị phong kiến mà chĩa mũi nhọn, điều đó có ý nghĩa rất lớn. Tính cách của Tôn là tích cực, hình tợng của =9= Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Nhạn Tôn mãi mãi đợc thiếu niên nhi đồng yêu thích, rất có tác dụng đến sự hình thành tính cách các em (1,tr 17). Ngoài các công trình đã nêu trên, còn một số công trình khác có liên quan đến Tây du nh : - Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002 tập trung nghiên cứu về diễn biến lịch sử của tiểu thuyết Trung Quốc. - Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Nxb GD của Khâu Chấn Thanh lại bàn về cái ảo và cái chân trong Tây du ký. - Tạp chí văn học số 1, 1994 có bàn: Về một vài con số kỳ ảo trong Tây du của Ngô Thừa Ân của Lê Nguyên Cẩn. Tây du là một tác phẩm trong kho tàng văn học thế giới nên các công trình đã đợc viết bởi nhiều tác giả với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên chúng tôi chỉ có thể tìm hiểu, tham khảo những công trình, chuyên luận đã đợc dịch ra Tiếng Việt. Các công trình nghiên cứu này, do những mục đích nghiên cứu khác nhau nên còn thiên về những phát hiện khái quát ở giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm mà cha tìm hiểu sâu về nhân vật, vì vậy trí tuệ, tài năng và sức mạnh của nhân vật Tôn Ngộ Không trong tiểu thuyết Tây du cũng nh những thành công của Ngô Thừa Ân khi xây dựng hình tợng nhân vật Tôn Ngộ Không cha đợc tìm hiểu một cách hệ thống, độc lập. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trên đã giữ vai trò rất quan trọng trong việc dẫn dắt, gợi ý để chúng tôi có hớng đi cụ thể khi giải quyết đề tài: Hình tợng Tôn Ngộ Không trong tiểu thuyết Tây du của Ngô Thừa Ân. =10=

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Thừa Ân, Tây du ký (tập 1), Thụy Đình dịch, Chu Thiên Hiệu đính, Nxb Văn nghệ TP HCM, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây du ký
Nhà XB: Nxb Văn nghệ TP HCM
2. Ngô Thừa Ân, Tây du ký (tập 2), Thụy Đình dịch, Chu Thiên Hiệu đính, Nxb Văn nghệ TP HCM, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây du ký
Nhà XB: Nxb Văn nghệ TP HCM
3. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb GD, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb GD
4. Lê Nguyên Cẩn, Về một vài con số kỳ ảo trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Tạp chí văn học 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một vài con số kỳ ảo trong Tây du ký của Ngô Thừa "Ân
5. Trần Xuân Đề, Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
6. Lê Bá Hán (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
7. Nguyễn Huy Khánh, Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb VH Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Nhà XB: Nxb VH Hà Nội
8. Phơng Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb GD, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb GD
9. Phơng Lựu, Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc , Nxb GD, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc
Nhà XB: Nxb GD
10. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, Nxb §HSP, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Trung Quốc
Nhà XB: Nxb §HSP
11. Nguyễn Khắc Phi, Lơng Duy Thứ, Giáo trình văn học Trung Quốc tập 2, Nxb GD, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học Trung Quốc
Nhà XB: Nxb GD
12. Trơng Quốc Phong, Tiểu thuyết sử thoại các thời đại Trung Quốc, Thái Trọng Lai (biên dịch), Nxb Văn nghệ, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết sử thoại các thời đại Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
13. Lỗ Tấn, Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, dịch giả Lơng Duy Thứ, Lơng Duy Tâm, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
14. Khâu Chấn Thanh, Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Mai Xuân Hải dịch, Nxb GD, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc
Nhà XB: Nxb GD
15. Lơng Duy Thứ, Để hiểu tám bộ tiểu thuyết Trung Quốc, Nxb ĐHQG Hà Néi, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để hiểu tám bộ tiểu thuyết Trung Quốc
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Néi
16. Tập thể 74 tác giả biên soạn, Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, ngời dịch Bùi Hữu Hồng, Nxb thế giới Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc
Nhà XB: Nxb thế giới Hà Nội

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình tợng tôn ngộ không trong  tây du ký (ngô thừa ân) - Hình tượng tôn ngộ không trong tây du ký (ngô thừa ân)
Hình t ợng tôn ngộ không trong tây du ký (ngô thừa ân) (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w