Kết quả chính và kết luận Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về XNK nông sản qua cửa khẩu biên giới, trong đó: - Khái quát được những lý luận chung về: thương mại quốc
Trang 1H C VI N NÔNG NGHI P VI T NAM Ọ Ệ Ệ Ệ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Thái
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi tới thầy
TS Nguyễn Phúc Thọ, người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến
cụ thể cho kết quả cuối cùng để tôi hoàn thiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Kinh tế và Pháttriển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã trực tiếpgiảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan LạngSơn, Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh và các doanh nghiệp, thương nhân hoạtđộng xuất, nhập khẩu nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh đã cung cấp số liệu, thông tingiúp tôi hoàn thành luận văn
Xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bè, đồng nghiệp, gia đình vànhững người thân đã là điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gianhọc tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Thái
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục sơ đồ vii
Danh mục biểu đồ vii
Trích yếu luận văn viii
Thesis abstract x
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
Phần 2 Cơ sở lý luận & thực tiễn 3
2.1 Lý luận chung 3
2.1.1 Một số khái niệm 3
2.1.2 Nội dung xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu biên giới 7
2.1.3 Đặc điểm của nông sản xuất, nhập khẩu qua biên giới 19
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản 22
2.2 Cơ sở thực tiễn về xuất, nhập khẩu nông sản 28
2.2.1 Xuất, nhập khẩu nông sản của một số quốc gia trên thế giới 28
2.2.2 Xuất, nhập khẩu nông sản của Việt Nam và một số địa phương trong nước 31
2.2.3 Bài học kinh nghiệm 34
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 35
3.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 37
3.2.2 Phương pháp phân tích 38
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 40
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 41
4.1 Thực trạng xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn 41 4.1.1 Tình hình hoạt động của các tư thương, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh 41
4.1.2 Kim ngạch xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh 43
Trang 54.1.3 Tình hình xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh theo các tháng
trong năm 46
4.1.4 Tình hình nhập khẩunông sản qua cửa khẩu Tân Thanh theo các tháng trong năm 50 4.1.5 Thực trạng thủ tục xuất, nhập khẩu hàng nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh 54
4.1.6 Đánh giá hoạt độngXNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh 59
4.2 Phân tích ma trận swot về hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh trong thời gian qua 63
4.2.1 Những lợi thế 65
4.2.2 Những tồn tại, hạn chế 65
4.2.3 Cơ hội và thách thức 66
4.3 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh 68
4.3.1 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 68
4.3.2 Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại 68
4.3.3 Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức 69
4.3.4 Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc 69
4.3.5 Phát triển sản xuất tập trung, tăng năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm 70
4.3.6 Đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, giảm tiểu ngạch 71
4.3.7 Hoàn thiện và thực hiện các quy chế về hoạt động tiền tệ ở biên giới 71
4.4 Các biện pháp hạn chế hoạt động nhập khẩu nồng sản qua cửa khẩu Tân Thanh 72
4.4.1 Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý XNK nông sản 72
4.4.2 Phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý xuất, nhập khẩu nông sản 73
4.4.3 Thực hiện các biện pháp phi thuế quan 73
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 74
5.1 Kết luận 74
5.2 Kiến nghị 76
5.2.1 Đối với Nhà nước 76
5.2.2 Đối với tỉnh Lạng Sơn 78
Tài liệu tham khảo 80
Trang 6Liên minh châu ÂuTiêu chuẩn chung cho hoạt động quản lý trang trại của châu Âu Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩnChâu Âu
Tiêu chuẩn thực hàng sản xuất tốt
Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạnQuỹ tiền tệ Quốc tế
Khu kinh tế cửa khẩuTín dụng thư
Liên Hiệp quốc
Đô la MỹThuế giá trị gia tăngTiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Tổ chức thương mại Thế giớiXuất, nhập cảnh
Xuất, nhập khẩu
Trang 7cửa khẩu Tân Thanh (Năm 2013) 82Bảng 4.5 Số lượng một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu theo tháng qua
cửa khẩu Tân Thanh (Năm 2014) 83Bảng 4.6 Số lượng một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu theo tháng qua
cửa khẩu Tân Thanh (Năm 2015) 84Bảng 4.7 Giá trị một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu theo tháng qua
cửa khẩu Tân Thanh (Năm 2013) 85Bảng 4.8 Giá trị một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu theo tháng qua
cửa khẩu Tân Thanh (Năm 2014) 86Bảng 4.9 Giá trị một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu theo tháng qua
cửa khẩu Tân Thanh (Năm 2015) 87Bảng 4.10 Số lượng một số mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu theo tháng qua
cửa khẩu Tân Thanh(Năm2013) 88Bảng 4.11 Số lượng một số mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu theo tháng qua
cửa khẩu Tân Thanh (Năm 2014) 89Bảng 4.12 Số lượng một số mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu theo tháng qua
cửa khẩu Tân Thanh (Năm 2015) 90Bảng 4.13 Giá trị một số mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu theo tháng qua
cửa khẩu Tân Thanh (Năm 2013) 91Bảng 4.14 Giá trị một số mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu theo tháng qua
cửa khẩu Tân Thanh (Năm 2014) 92Bảng 4.15 Giá trị một số mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu theo tháng qua
cửa khẩu Tân Thanh (Năm 2015) 93
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Quy trình nhập khẩu nông sản chính ngạch 13
Sơ đồ 2.2 Quy trình xuất khẩu nông sản chính ngạch 16
Sơ đồ 2.3 Quy trình xuất, nhập khẩu nông sản tiểu ngạch 17
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ doanh nghiệp, tư thương hoạt động XNK nông sản qua cửa
khẩu Tân Thanh 42Biểu đồ 4.2 Số lượng một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu qua cửa
khẩu Tân Thanh (2013- 2015) 47Biểu đồ 4.3 Giá trị một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu
Tân Thanh (2013 -2015) 48Biểu đồ 4.4 Số lượng một số mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu qua cửa
khẩu Tân Thanh(2013- 2015) 51Biểu đồ 4.5 Giá trị một số mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu qua cửa khẩu
Tân Thanh (2013- 2015) 52Biểu đồ 4.6 Kết quả điều tra về thời gian làm thủ tục XNK nông sản qua cửa
khẩu Tân Thanh 60Biểu đồ 4.7 Kết quả điều tra về cơ sở hạ tầng 61Biểu đồ 4.8 Kết quả điều tra về các loại phí dành cho các hoạt động xuất, nhập
khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh 62Biểu đồ 4.9 Kết quả điều tra về thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập
khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh 63
Trang 9TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thành Thái
Tên Luận văn: “Nghiên cứu xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân
Thanh, tỉnh Lạng Sơn”.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu:
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ kinh tế, thươngmại xuất phát từ quan hệ truyền thống lịch sử lâu đời Lạng Sơn có lợi thế về pháttriển kinh tế thương mại, hệ thống giao thông thuận lợi nên việc buôn bán hàng hoáXNK qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn với số lượng, chủng loại lớn Cửa khẩu Tân Thanh
là cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa lưu thông rất lớn, đặc biệt là hàng nông sản chiếm
tỷ lệ gần 90% Với dân số gần 1,4 tỷ người, Trung Quốc là một thị trường tiêu thụhàng nông sản Việt Nam đầy hứa hẹn Hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu TânThanh trong những năm qua có tiển triển tốt, tuy nhiên vẫn có những tồn tại, hạn chế
Từ những vấn đề và thực tiễn nêu trên, với hy vọng từ những nghiên cứu về hoạt độngxuất, nhập khẩu hàng nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn sẽ góp phầnđẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng nông sản giữa Việt Nam - Trung Quốc qua
cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xuất,
nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn” nhằm phân tích chỉ
ra những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế Trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp góp phần thúc đẩy hoạt động XNK nông sản giữa hai nước trong thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu:
Với đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mặt hàng nông sản và hoạt độngXNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn Đề tài sử dụng các thông tin
số liệu trong các năm từ 2013 – 2015; kết hợp phương pháp thu thập số liệu sơ cấp vàthứ cấp, phương pháp chuyên gia chuyên khảo, phương pháp thống kê mô tả, phươngpháp so sánh, phương pháp phân tích ma trận SWOT nhằm đánh giá và góp phần làmsáng tỏ mục tiêu nghiên cứu chung và các mục tiêu cụ thể
Kết quả chính và kết luận
Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về XNK nông sản qua
cửa khẩu biên giới, trong đó:
- Khái quát được những lý luận chung về: thương mại quốc tế, xuất khẩu, nhậpkhẩu, chủ thể kinh tế XNK nông sản qua biên giới, các hình thức XNK nông sản qua
Trang 10biên giới, chủng loại hàng nông sản XNK qua biên giới, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động XNK nông sản, đặc điểm của nông sản XNK qua biên giới.
- Từ thực tiễn XNK hàng nông sản của một số nước trên thế giới và thực tiễn XNK hàng nông sản ở Việt Nam và một số địa phương ở Việt Nam Rút ra một số bài học kinh nghiệm đẩy mạnh XNK hàng nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh
Lạng Sơn trong thời gian qua, trong đó:
- Đánh giá được tình hình XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh LạngSơn về số lượng các doanh nghiệp, tư thương; số lượng, giá trị, chủng loại của các mặthàng nông sản XNK chủ yếu qua cửa khẩu; thực trạng về thủ tục hải quan và thủ tụcchuyển dịch, VSATTP tại cửa khẩu
- Đánh giá được kim ngạch XNK hàng nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnhLạng Sơn theo hai hình thức: XNK chính ngạch và XNK tiểu ngạch
- So sánh được các ý kiến đánh giá từ hai phía là các cán bộ công chức thực thinhiệm vụ tại cửa khẩu Tân Thanh và các doanh nghiệp, tư thương tham gia XNK nôngsản tại đây về hệ thống cơ sở hạ tầng; các loại phí dành cho hoạt động XNK nông sản;thời gian làm các thủ tục XNK và thái độ phục vụ của cán bộ công chức
- Phân tích chỉ ra những lợi thế, tồn tại, hạn chế, các cơ hội và thách thức tronghoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn Từ đó góp phầnnâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu, hạn chế nhập khẩu nông sảntrong thời gian tới
Thứ ba, trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng XNK nông sản qua cửa khẩu
Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn và những phân tích đánh giá, những thuận lợi, tồn tại vàhạn chế trong quá trình XNK nông sản; từ đó chúng tôi đề xuất một số biện phápnhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản như: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đầu
tư cơ sở vật chất kĩ thuật và ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại; nâng cao năng lực,trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức; phát triển sản xuất tập trung, tăng năng suất,chất lượng, VSATTP; đồng thời tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc Và một sốbiện pháp hạn chế nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh như: tăng cường nănglực của các cơ quan quản lý XNK nông sản; bên cạnh đó thực hiện các biện pháp phithuế quan nhằm quản lý chặt chẽ đối với nông sản nhập khẩu qua cửa khẩu, tăngcường phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý XNK nông sản
Từ đó, đề xuất những kiến nghị chính sách cho Chính phủ và tỉnh Lạng Sơnnhằm thúc đẩy hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh trong thời gian tới
Trang 11THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thanh Thai
Thesis title: “A study on import and export activities of agricultural products
through the Tan Thanh border gate, Lang Son Province”.
Speciality:Agricultural Economics Code:60 62 01 15
Name of University: Vietnam National University of
Agriculture Rationale:
Vietnam and China are the two neighboring countries with long historical relations
of foreign trade Lang Son has the advantage of foreign trade activities; with the support
of convenient transportation system, export and import activities through border gates of Lang Son absorb a large number of goods and services each year Of those border gates, Tan Thanh has a bigger commodity circulation, especially agricultural products account for approximate 90 percents in terms of quantity With a population of nearly 1.4 billion people, China is a high potential market for agricultural products of Vietnam In recent years, export and import activities of agricultural products through the Tan Thanh border gate have significantly progressed However, these foreign trade activities still face up with many dificulties relating to administrative procedures of China, smuggle agricultural products from Vietnam into China Based on the practical problems mentioned above, we
conduct “A study on import and export activities of agricultural products through the Tan Thanh border gate, Lang Son Province” with the aim of identifying actual situations
of agricultural products’ export and import in the Tan Thanh border gate, and finding several factors which affect foreign trade activities in the study site Additionally, this research is expected to shed the light on aforementioned arising issues and to give some policy implications to improve import and export activities of agricultural products between the two countries in the coming time.
Methodology:
Secondary data is gathered from 2013 to 2015 through previous studies, documents and reports relating to foreign trade of agricultural products in general; and export, import activities of these products in the Tan Thanh border gate in particular Furthermore, the research uses primary data collected from: (i) staffs of the Tan Thanh border gate including managers, (ii) experts on foreign trade of agricultural products in Vietnam, (iii) traders who involve directly in exporting, importing agricultural products.
Regarding to data analysis, this research applies both descriptive statistics and comparative statistics to shed light on general research objectives and other specific targets.
Trang 12Main research findings
Firstly, systematization of theories and practices foreign trade of agricultural
products through border gates, as followings:
- Indentify the theories on international commerce, export, import, actorsinvolve in export and import of agricultural products across borders, forms and types
of agricultural products export and import across the border, and factors affectingforeign trade of agricultural products
- Examine the pratices on import and export of certain agricultural productsaround the world in general and several border gates of Vietnam in particular Drawsome lessons to improve agricultural products import-export activities through the TanThanh border gate, Lang Son Province
Secondly, this research investigates the actual situations of agricultural
products export-import through the Tan Thanh border gate, including:
- Review of the situation of agricultural products export-import activitiesthrough the Tan Thanh border gate in terms of number of businesses, traders; quantity,value, and types of agricultural products; customs and quarantine procedures, hygieneand food safety, etc
- Assessment of export-import turnover of agricultural products through the Tan Thanh border gate in two forms: the sugar quota and the road sectoral
- Evaluation of staffs working in the Tan Thanh border gate as well asbusinesses, traders involving in agricultural products export-import about facilities,cost of export-import activities, time for administrative procedures and service attitude
of the Tan Thanh border gate staffs
- Analyses of strength, weakness, oportunities and threat in export-import of agricultural products through the Tan Thanh border gate
Thirdly, the research draws several policy implications for improving
export-import of agricultural products in the Tan Thanh border gate, as followings: promotethe reform of administrative procedures; infrastructure investment techniques andapplication of modern management techniques; capacity building of staffs, etc Inaddition, the research recomments some solutions to limit agricultural productsimport, such as: strengthening the capacity of the authorities; implementation of non-tariff measures to strictly manage import of agricultural products cross the border, etc
Trang 13PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ hữu nghị truyềnthống.Quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt Nam –Trung Quốc đượcxuất phát từ quan hệ truyền thống lịch sử lâu đời của nhân dân hai nước.Vì vậy,việc tăng cường, thúc đẩy quan hệ giao lưu kinh tế, thương mại giữa hai nước quacác cửa khẩu giữa hai nước sẽ trở thành một mối gắn kết không thể thiếu trong xuthế hội nhập
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, thuộc khu vực Đông Bắc ViệtNam: diện tích là 8.320,8 km², có đường biên với Trung Quốc dài 253 km Do vậy,Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về KKTCK Hệthống giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán trong những năm qua ở đây rất sôiđộng, hàng hoá XNK qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn với số lượng, chủng loại lớn.Cửa khẩu Tân Thanh là cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa lưu thông rất lớn, với đadạng chủng loại hàng hóa từ hàng tiêu dùng, hàng điện tử và đặc biệt là hàng nôngsản chiếm tỷ lệ gần 90% hàng hóa XNK giữa hai nước Với dân số gần 1,4 tỷngười, Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ hàng nông sản Việt Nam đầy hứahẹn Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu lớn hàng nông sản Trung Quốc.Tuynhiên công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác ngăn chặn hàng hóakém chất lượng còn lỏng lẻo Hiện nay, phần lớn hàng nông sản Việt Nam xuấtkhẩu sang Trung Quốc chủ yếu theo đường tiểu ngạch không có hợp đồng, không
có sự ràng buộc về pháp lý theo quy định thương mại quốc tế…Do vậy, tình trạng
“được mùa mất giá” đã diễn ra nhiều năm nay, rủi ro đều thuộc về doanh nghiệp,
tư thương Việt Nam,hậu quả là nhiều thời điểm hàng ngàn tấn nông sản đổ bỏ Các
doanh nghiệp và tư thương xuất khẩu nông sản của Việt Nam thiếu thông tin, dựbáo chuẩn xác về thị trường Trung Quốc.Đây là vấn đề đang được các cơ quanchức năng từ Trung ương tới địa phương rất quan tâm
Từ những vấn đề và thực tiễn nêu trên, với hy vọng từ những nghiên cứu vềhoạt động xuất, nhập khẩu hàng nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn
sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng nông sản giữa Việt Nam Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi lựa chọn đề tài:
-“Nghiên cứu xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh
Lạng Sơn”.
Trang 141.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản và giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn
Hàng nông sản XNK qua cửa khẩu Tân Thanh đa dạng, nhiều chủng loại;
đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích một số loại hàng nông sản XNKchủ lựcnhư: dưa hấu, thanh long, nhãn, vải, chuối, táo, lê, đào, cam v.v Đồng thời, luậngiải rõ số lượng, giá trị XNK nông sản, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt độngXNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh trong thời gian qua
Trang 15PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
có thể là mua bán qua biên giới hoặc mua bán tại chỗ với người nước ngoài (Đoàn
Mỹ Hạnh,2009)
b Vai trò của thương mại quốc tế
- Thương mại quốc tế tác động vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùngphát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng phâncông lao động và chuyên môn hoá quốc tế
- Thương mại quốc tế có tính chất sống còn vì một lý do cơ bản là mở rộngkhảnăng sản xuất và tiêu dùng của một nước hay nói cách khác là nó làm thay đổiphương thức sản xuất và phương thức tiêu dùng Thương mại quốc tế cho phépmột nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêudùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện chế độ tự cung,
- Thương mại quốc tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, chuyển sang nước công nghiệp
Trang 162.1.1.2 Xuất khẩu
a Khái niệm
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá dịch vụ củaquốc gia này bán cho quốc gia khác.Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản củahoạt động ngoại thương.Hoạt động xuất khẩu diễn ra từ rất sớm trong lịch sử pháttriển của xã hội và ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu
Theo Luật Thương mại Việt Nam (2005), xuất khẩu hàng hóa là việc hànghóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trênlãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định củaphápluật.Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến, mở rộngxuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngànhkinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuấtkhẩu để giải quyết công ăn việc làm cho lao động
b Vai trò của xuất khẩu
- Đối với nền kinh tế toàn cầu
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế và làmột nội dung chính của hoạt động ngoại thương Xuất khẩu có vai trò đặc biệtquan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia trên toàn thếgiới.Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốnkhâu của quá trình sản xuất mở rộng.Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng củanước này với nước khác.Có thể nói, sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một trongnhững động lực chính để thúc đẩy sản xuất
Xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất giữacác nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặthàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽđem lại lợi nhuận lớn hơn Một nước sẽ xuất khẩu loại hàng hoá mà việc sản xuất
ra chúng sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn của nước đó và nhập khẩunhững hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu dắt và tương đối khanhiếm ở quốc gia đó Hay nói một cách khác một quốc gia tương đối giàu lao động
sẽ sản xuất hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hoá sửdụng nhiều vốn Có thể nói, một quốc gia dù ở trong tình huống bất lợi vẫn có thểtìm ra điểm có lợi để khai thác Bằng việc
Trang 17khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩunhững mặt hàng có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thếtương đối Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thácđược lợi thế của mình một cách tốt nhất, giúp tiết kiệm được những nguồn lực nhưvốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên…trong quá trình sản xuất hàng hoá Chính vìvậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ tăng.
- Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia
Xuất khẩu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng thúc đẩy sự pháttriển kinh tế của mỗi quốc gia Việc xuất khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ sangnước ngoài đưa lại cho mỗi quốc gia những lợi ích sau đây:
+ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệkinh tế đối ngoại: hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng cácmối quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác pháttriển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế…ngược lại sự pháttriển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầngcho hoạt động xuất khẩu phát triển
+ Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất pháttriển Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã vàđang thay đổi mạnh mẽ Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốcgia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ
+ Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất
là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo lànlạc hậu chận phát triển.Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượngvốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến
+ Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cảithiện đời sống nhân dân Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệulao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại
tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phúcủa nhân dân
Trang 182.1.1.3 Nhập khẩu
a Khái niệm
Nhập khẩu trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hànghóa và dịch vụ từ quốc gia khác Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuấtnước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước Cùng vớixuất khẩu, nhập khẩu tạo thành xương sống của thương mại quốc tế.Theo IMF(1993), chỉ có việc mua hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khầu và đưa vàomục cán cân thương mại Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phithương mại
b Vai trò của nhập khẩu
Trong xu thế quốc tế hóa ngày nay đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc
tế diễn ra mạnh mẽ.Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng tất yếu của thương mạiquốc tế
Bất kì quốc gia nào cũng không thể tự sản xuất để đáp ứng một cách đầy đủmọi nhu cầu trong nước, đặc biệt trong bối cảnh nước ta ngày nay, đời sống nhândân ngày càng nâng cao, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thoát khỏinền kinh tế tự cung tự cấp, lạc hậu và chịu nhiều hậu quả từ sự tàn phá chiến tranh,
do đó hoạt động nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng
- Nhập khẩu sẽ thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất và kỹthuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước Công Nghiệp Hóa – HiệnĐại Hóa đất nước
- Bổ sung kịp thời những hàng hóa còn thiếu mà trong nước không sản xuấtđược hoặc sản xuất không đủ tiêu dùng làm cân đối kinh tế, đảm bảo cho sự pháttriển ổn định và bền vững, khai thác tối đa khả năng và tiềm năng của nền kinh tế
- Nhập khẩu làm đa dạng hóa hàng tiêu dùng trong nước, phong phú chủngloại hàng hóa, mở rộng khả năng tiêu dùng, tạo việc làm ổn định, nâng cao mứcsống của người dân
- Ngoài ra nhập khẩu còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu,góp phần nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng hóa xuất khẩu thông qua traođổi hàng hóa đối lưu, giúp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế khuvực và thế giới, tham gia nhiều tổ chức kinh tế đặc biệt vững bước để tham gia tổchức thương mại WTO
Trang 192.1.2 Nội dung xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu biên giới
2.1.2.1 Chủ thể kinh tế tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu biên giới
Có rất nhiều chủ thể kinh tế cùng tham gia hoạt động XNK nông sản quabiên giới, mỗi chủ thể lại hoạt động theo các hình thức XNK khác nhau Nhìnchung, chủ thể kinh tế tham gia hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu biên giớiđược chia thành hai nhóm: thứ nhất, là các doanh nghiệp hoạt động XNK nông sảntheo đường chính ngạch; thứ hai, là các tư thương, tiểu thương hoạt động XNKnông sản theo đường tiểu ngạch
a Các doanh nghiệp hoạt động XNK nông sản theo đường chính ngạch
Đối tượng tham gia buôn bán chính ngạch là các công ty và thực thể kinh tếđược Bộ công thương cấp giấy phép kinh doanh XNK; Các doanh nghiệp XNKnông sản chính ngạch phải tuân thủ Hiệp định thương mại được kí kết giữa Chínhphủ hai nước có chung đường biên giới, theo đó buôn bán biên giới theo hình thứcnày được thực hiện thông qua các hợp đồng kí kết giữa các công ty ngoại thương
và các thực thể kinh tế khác có quyền kinh doanh ngoại thương của hai nước cóchung đường biên giới theo quy định của Hiệp định thương mại, theo luật pháp củamỗi nước và theo tập quán thương mại quốc tế Tất cả hình thức và nội dung hợpđồng, phương thức giao nhận và vận chuyển, phương thức và đồng tiền thanh toánđều phải theo thông lệ và tập quán quốc tế và chỉ có hiệu lực khi được Bộ Côngthương phê chuẩn và cấp giấy phép XNK
b Các tư thương, tiểu thương hoạt động XNK nông sản theo đường tiểu ngạch
Hoạt động buôn bán tiểu ngạch (buôn bán biên mậu) là cũng là một hìnhthức XNK và đã được hợp pháp hóa, được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinhsống ở các địa phương hai bên biên giới, cụ thể theo quy định của pháp luật thìngười thực hiện hành vi mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, cụ thể là đườngtiểu ngạch phải là cư dân biên giới, có hộ khẩu thường trú tại các khu vực tiếp giápbiên giới với các nước có chung biên giới được mua bán, trao đổi các mặt hàngphù hợp với quy định về hàng hoá thương mại biên giới; Theo quy định của Thủtướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có
chung biên giới (2015), Chủ thể mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới quy định tại Điều 11 Quyết định này được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2.000.000 (hai triệu) đồng/1
Trang 20người/1 ngày/1 lượt và không quá 4 lượt/1 tháng đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành Buôn bán thông qua đường tiểu ngạch vẫn phải kê khai hải quan, nộp thuế,
phí kiểm dịch, kiểm tra bình thường không khác gì chính ngạch (tức là phải đượckiểm dịch động thực vật, VSATTP và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tracủa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan) Theo đó,thì hành vi buôn bán hàng hóa qua đường tiểu ngạch không cấu thành tội buôn lậu
và cũng không cấu thành tội trốn thuế theo quy định của Bộ luật hình sự Tuynhiên, khi buôn bán hàng hóa theo phương pháp này cần tuân thủ các điều kiệnluật định như đã phân tích ở trên về chủ thể thực hiện hành vi buôn bán, đối tượngbuôn bán (hàng hóa được buôn bán), giá trị giao dịch về tuân thủ các quy định về
kê khai hải quan, nộp thuế, kiểm dịch…để thực hiện việc buôn bán không vi phạmcác quy định của pháp luật
2.1.2.2 Các hình thức xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu biên giới
Hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu biên giới được chia thành hai hình
thức: XNK tiểu ngạch và XNK chính ngạch Tuy nhiên, trên thực tế sự phân biệt
giữa hàng hoá chính ngạch và hàng hoá tiểu ngạch không phải lúc nào cũng rõràng Bởi vì, nhiều khi hàng chính ngạch lại được chuyển qua các cửa khẩu dànhcho buôn bán tiểu ngạch, điều đó tuỳ thuộc vào biểu thuế, mức thuế của các loạihàng hoá trong những thời điểm khác nhau
Đối với quan niệm về XNK hàng hóa qua cửa khẩu biên giới của hai nướcViệt Nam và Trung Quốc khác nhau Đối với Trung Quốc, thương mại quốc tế hiện
nay được phân làm hai loại: Mậu dịch quốc gia (gọi tắt là quốc mậu) và mậu dịch biên giới (gọi tắt là biên mậu) Theo Cục Quản lý ngoại tệ của Trung Quốc (1997),
mậu dịch biên giới được giải thích bao gồm: mậu dịch chợ cư dân biên giới, mậudịch tiểu ngạch biên giới, hợp tác kinh tế - kỹ thuật đối ngoại của khu vực biêngiới Do quan niệm khác nhau, nên có những lô hàng qua biên giới mà Việt Namgọi là chính ngạch thì Trung Quốc lại xem như là hàng biên mậu Đây là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến những khác biệt trong các con số thống kê giữa hainước Việt Nam, Trung Quốc về hàng hoá XNK qua biên giới
a Xuất, nhập khẩu kinh doanh hay xuất, nhập khẩu chính ngạch
Là một hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa cácdoanh nghiệp, thương nhân hai nước có chung đường biên giới Hoạt động này
Trang 21có đặc trưng là thường thanh toán qua ngân hàng do hai bên ký kết thỏa thuận và
có hợp đồng thương mại Xuất, nhập khẩu chính ngạch phải chịu các mức thuếXNK cho các mặt hàng theo quy định của Nhà nước, gọi là thuế XNK Hàng hóathông quan qua biên giới phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hải quan,thuế, kiểm dịch, biên phòng
Sau khi hợp đồng XNKnông sản được ký kết, các doanh nghiệp XNK nôngsản sẽ tổ chức thực hiện hợp đồng đó.Đây là việc rất quan trọng và phức tạp, nóđòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời phải đảm bảo được quyềnlợi cả quốc gia và uy tín của doanh nghiệp Để thực hiện hợp đồng XNK nông sản,doanh nghiệp XNK phải thực hiện các trình tự công việc sau:
Quy trình đối với nhập khẩu nông sản chính ngạch
- Xin giấy phép nhập khẩu:theo nghị định số 57/1998/NĐ-CP quy định các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định pháp luậtđược phép XNK hàng hoá theo nghành nghề đã đăng kí theo giấy chứng nhậnđăng kí kinh doanh, điều này khẳng định quyền nhập khẩu hàng hoá theo nghànhnghề đã đăng kí của các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp có giấy chứngnhận đăng kí kinh doanh Với các hàng hoá không thuộc danh mục hàng hoá cấmnhập khẩu có điều kiện thì doanh nghiệp có quyền nhập khẩu mà không cần xingiấy phép nhập khẩu.Tuy nhiên, khi tiến hành nhập khẩu doanh nghiệp phải đăng
kí mã số kinh doanh XNK tại cơ quan Hải quan tỉnh, thành phố.Còn nếu loại hànghoá mà doanh nghiệp cần nhập khẩu thuộc danh mục hàng nhập có điều kiện thìdoanh nghiệp phải xin hạn nghạch nhập khẩu hoặc giấy phép nhập khẩu của BộCông thương hoặc Bộ quản lí chuyên ngành
- Mở L/C: nếu là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, bên mua phải làm thủ tục mở L/C(Letter of Credit) Thông thường L/C được mở trước 20 ngày
đến 25 ngày trước thời gian giao hàng.L/C là một văn bản pháp lí trong đó ngânhàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ trình được chứng từ thanhtoán phù hợp với nội dung của L/C Căn cứ để mở L/C là các điều khoản của hợpđồng
- Thuê phương tiện vận tải:tuỳ theo đặc điểm hàng hoá kinh doanh, doanh
nghiệp lựa chọn phương thức thuê phương tiện vận tải cho phù hợp Nếu nhậpkhẩu thường xuyên với khối lượng lớn thì nên thuê bao.Nếu nhập khẩu khôngthường xuyên, nhưng khối lượng lớn thì nên thuê chuyến
Trang 22- Mua bảo hiểm cho nông sản nhập khẩu: hợp đồng bảo hiểm thường có
hai loại chủ yếu: hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao Hợp đồngbảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm một chuyến từ một địa điểm này đến mộtđịa diểm khác đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm Người bảo hiểm chỉ chịu tráchnhiệm về hàng hoá trong phạm vi một chuyến khi mua bảo hiểm chuyến, đơn vị
ngoại thương phải gửi đến Công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “Giấy yêu cầu bảo hiểm” dựa trên “Giấy yêu cầu bảo hiểm”này, đơn vị và Công ty bảo hiểm
đàm phán kí kết hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng này được thể hiện dưới hai hìnhthức: đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm Trong hợp đồng này, hai bên thỏa thuậncác vấn đề chung nhất có tính nguyên tắc như: Nguyên tắc chung, phạm vi tráchnhiệm, việc đóng gói hàng, loại phương tiện vận chuyển, cách yêu cầu bảo hiểm,cách tính trị giá bảo hiểm, phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm, giám địnhkhiếu nại, đòi bồi thường, hiệu lực của hợp đồng,xử lí tranh chấp
- Làm thủ tục hải quan, kiểm dịch, VSATTP:chậm nhất là 30 ngày kể từ
ngày khi hàng đến cửa khẩu biên giới, doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến hành làmcác thủ tục để thông quan hàng hóa
+ Thủ tục hải quan:
Quy trình thủ tục hải quan bao gồm bốn bước liên tục, quan hệ chặt chẽ vớinhau, bước trước là tiền đề, cơ sở cho bước sau, bước sau kiểm tra và hoàn thiệnthêm bước trước:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan;
kiểm tra hồ sơ
Khai báo hải quan là cơ sở pháp lý để tiến hành thủ tục hải quan đối vớimột lô hàng xuất, nhập khẩu tiểu ngạch Để làm tốt khâu này, Hải quan nơi làm thủtục phải làm chu đáo các việc:
- Một là, niêm yết công khai tất cả các quy định đối với hàng hoá XNK;
- Hai là, hướng dẫn cho tư thương, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu khai báo
đúng quy định
- Ba là, tiếp nhận, kiểm tra các thông tin trên tờ khai hải quan, hướng dẫn tư
thương, doanh nghiệp XNK hoàn thiện hồ sơ, chứng từ hải quan hoặc các giấy tờkiểm dịch, kiểm định chất lượng của các cơ quan chức năng
Trang 23Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa (kiểm hóa) và thông quan đối với lô hàng
phải kiểm tra thực tế
Kiểm tra thực tế hàng hoá là việc chủ hàng phải xuất trình hàng hoá thực tế
để cán bộ hải quan đối chiếu tờ khai và các chứng từ kèm theo, khi tiến hành bướcnày cần:
- Thứ nhất, phải có ít nhất hai cán bộ hải quan kiểm hoá một lô hàng XNK.
- Thứ hai, việc kiểm hoá phải có sự chứng kiến của chủ hàng hoặc người đại
diện của chủ hàng
- Thứ ba, tất cả các lô hàng XNK phải được kiểm hoá, tuỳ thuộc vào yêu cầu
nghiệp vụ cụ thể cho từng lô hàng XNK mà quyết định hình thức kiểm hoá: Kiểmchi tiết hàng hóa 100% lô hàng; kiểm chi tiết đại diện, mang tính xác suất 10% lôhàng Dù áp dụng bất cứ hình thức kiểm hoá nào, điều cốt yếu là phải xác địnhđược đúng mặt hàng, chủng loại, phẩm cấp hàng, số lượng, trọng lượng, cán bộkiểm hoá phải ghi đầy đủ kết quả kiểm hoá vào tờ khai, phải ký ghi rõ họ tên vàphải chịu trách nhiệm về việc đó
- Thứ tư, quá trình kiểm hoá nếu phát hiện có vi phạm như khai sai hoặc ẩn
lậu hàng cấm thì phải lập biên bản phạm pháp Hải quan để xử lý
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; Đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan”; Trả
tờ khai cho người khai hải quan
Để đảm bảo thực hiện đúng chính sách mặt hàng, việc tính thuế và thu thuế phảiđảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách thể hiện qua việc thực hiện:
- Thứ nhất, căn cứ vào tờ khai và kết quả kiểm hoá để tính thuế suất thuế
nhập khẩu
- Thứ hai, sắp xếp mặt hàng đúng mã số HS của biểu thuế XNK để áp dụng
đúng thuế suất
- Thứ ba, xác định đúng trị giá để tính thuế giá trị gia tăng - phải áp dụng
đúng biểu giá tối thiểu của Bộ Tài chính Trường hợp mặt hàng chưa có trong bảnggiá thì Chi cục trưởng Hải quan Cửa khẩu căn cứ vào giá trung bình tại cửa khẩu
để tính và thu thuế, đồng thời báo cáo ngay về Cục Hải quan tỉnh và Tổng cục Hảiquan để bổ sung vào biểu giá
- Thứ tư, thuế thu ngày nào phải nộp ngay vào ngân sách ngày đó.
- Thứ năm, việc tính thuế phải theo tờ khai về số lượng và giá cả đã được kiểm hoá, được thể hiện rõ và đầy đủ trên tờ khai, sau đó mới viết biên lai và thu tiền thuế
Trang 24- Thứ sáu, tiền thuế phải thu đúng, thu đủ.
Bước 4: Giải phóng hàng, khi người có hàng đã hoàn chỉnh ba bước nêu
trên, hải quan đóng dấu đã hoàn thành thủ tục hải quan vào tờ khai thủ công hoặcxác nhận thông quan trên hệ thống điện tử và biên lai thu thuế cho chủ hàng theoquy định và giải phóng hàng
+ Thủ tục kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm:
Thứ nhất: kiểm dịch y tế do Cục Y tế dự phòng và Môi trường Việt Nam là
cơ quan thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động kiểm dịch y tếbiên giới trên địa bàn theo các quy định của pháp luật hiện hành
Thứ hai: kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thủy sản Danh
mục hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật XNK được bộ trưởng Bộnông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố trong từng thời kỳ Hàng nhập khẩutheo đường tiểu ngạch vào Việt nam chỉ cần đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịchđộng vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thủy sản
Căn cứ vào quy định của luật kiểm nghiệm hàng hóa mà thực hiện biệnpháp kiểm nghiệm mang tính cưỡng chế theo các hạng mục kiểm nghiệm hàng hóaXNK, thực hiện luật kiểm nghiệm VSATTP, luật kiểm nghiệm dịch động, thực vậtXNK
- Nhận hàng nhập khẩu:khi hàng hoá đã về tới cửa khẩu biên giới sẽ thông
báo cho người nhận Doanh nghiệp khi nhận phải tiến hành một số công việc sau:
+ Kí kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc nhận hàng
+Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản về hàng hoá
và giải quyết trong phạm vi của mình đối với những vấn đề xảy ra trong việc giaonhận
+ Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu
- Kiểm tra hàng nhập khẩu: hàng hoá nhập khẩu về qua Cửa khẩu phải
được kiểm tra Mỗi cơ quan tiến hành kiểm tra theo theo chức năng và quyền hạncủa mình Nếu phát hiện thấy dấu hiệu không mua bình thường thì mời bên kiểmđịnh đến lập biên bản giám định có sự chứng kiến của bên bán và bên mua, hãngvận tải, công ty bảo hiểm.Biên bản giám định phải có chữ kí của các bên và đây là
cơ sở bên mua khiếu nại, đòi bồi thường bên có liên quan
Trang 25- Thanh toán tiền hàng nhập khẩu:là khâu quan trọng trong thương mại
quốc tế Do đặc điểm buôn bán của người nước ngoài rất phức tạp nên thanh toántrong thương mại quốc tế phải thận trọng, tránh để xảy ra tổn thất Có nhiềuphương thức thanh toán khác nhau:
+ Phương thức tín dụng chứng từ (thanh toán bằng thư tín dụng: là một sự
thoả thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở L/C ) theo yêu cầu của kháchhàng (người nhập khẩu) trả tiền cho người thứ ba hoặc cho bất cứ người nào theoyêu cầu của người thứ ba đó, hoặc sẽ trả, chấp nhận, hay mua hối phiếu khi xuấttrình đầy đủ đã quy định mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ
+ Phương thức chuyển tiền: là phương thức trong đó người mua (người
nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho ngườixuất khẩu tại một địa điểm nhất định
- Khiếu nại khi và giải quyết tranh chấp (nếu có):
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng phát hiện thấy hàng bị tổnthất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, thì lập hồ sơ khiếu nại.Đối tượng khiếu nại ngay đểkhỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại Đối tượng khiếu nại có thể là người vận tải, công tybảo hiểm…Tuỳ theo tính chất tổn thất Bên nhập khẩu phải viết đơn khiếu nại vàgửi cho bên bị khiếu nại và gửi cho bên bị khiếu nại trong thời hạn quy định, đơnkhiếu nại phải có kèm các chứng từ về tổn thất Cách giải quyết khiếu nại tuỳ vàonội dung đơn khiếu nại Trường hợp không tự giải quyết được thì làm đơn gửi lêncho trọng tài kinh tế theo quy định trong hợp đồng
Thuê phượngtiện vận tải,mua bảo hiểmhàng nhập khẩu
Khiếu nại và
giải quyết tranh
chấp (nếu có)
Nhận hàng , kiểmtra hàng nhậpkhẩu và thanhtoán tiền hàngnhập khẩu
Làm thủ tụchải quan, thủtục kiểm dịch,VSATTP
Sơ đồ 2.1 Quy trình nhập khẩu nông sản chính ngạch
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2015)
Trang 26Quy trình đối với xuất khẩu nông sản chính ngạch
- Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá: trước đây, đây là một công việc bắt
buộc đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sangnước ngoài Nhưng theo quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP tất cả cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hoáphù hợp với nôị dung đăng kí kinh doanh trong nước của mình không cần phải xingiấy phép kinh doanh xuất khẩu tại Bộ Công thương
Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu, thì cơ quan sẽ cấp cho doanhnghiệp ngoại thương một phiếu theo dõi Mỗi khi hàng thực tế được gia nhận ở cửakhẩu, cơ quan hải quan đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu: để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất
khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu Căn cứ đểchuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã kí
- Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu: việc mua bán ngoại
thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn Vì thế doanh nghiệp xuất khẩuphải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng Cơ sở pháp lí để làm việc đó
là kí kết hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp xuất khẩu với các “chân hàng” Hợp
đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua bán hàngxuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng,…Nhằm thực hiện theo đúngthời hạn hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã kí kết
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu: việc tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã
hiệu là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị hàng hoá, vì hàng hoá đóng góitrong quá trình vận chuyển và bảo quản Muốn làm tốt công việc đóng gói bao bìthì cần phải nắm vững được yêu cầu loại bao bì đóng gói cho phù hợp và theođúng qui định trong hợp đồng, đồng thời có hiệu quả kinh tế cao
- Kiểm tra chất lượng nông sản: trước khi giao hàng, doanh nghiệp xuất
khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, trọng lượng, bao bì…vì đây làcông việc cần thiết quan trọng nhờ có công tác này mà quyền lợi khách hàng đượcđảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâutrong sản xuất cũng như tạo nguồn hàng đảm bảo uy tín cho nhà xuất khẩu và nhàsản xuất trong quan hệ buôn bán Công tác kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hànhngay sau khi hàng chuẩn bị đóng gói xuất khẩu tại cơ sở hàng kiểm tra tại cửakhẩu do khách hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tuỳthuộc vào sự thoả thuận của hai bên
Trang 27- Mua bảo hiểm hàng hoá: chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thường xuất
hiện những rủi ro, tổn thất vì vậy việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu làmột cách tốt nhất để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cho hàng hoá xuất khẩu trongquá trình vận chuyển
- Thuê phương tiện vận tải: trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
hàng hoá, việc thuê phương tiện vận tải dựa vào căn cứ sau đây:
+ Dựa vào những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: điều kiện
cơ sở giao hàng số lượng nhiều hay ít
+ Dựa vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hayhàng nặng cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giảnhay phức tạp…
- Làm thủ tục hải quan, kiểm dịch và VSATTP: quy trìnhthực hiện cũng
tương tự như đối với nhập khẩu
- Làm thủ tục thanh toán: là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất
cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu Hiện nay, có hai phương thức sau được sửdụng rộng rãi, như sau:
+ Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C):Hợp đồng xuất khẩu quy định việcthanh toán bằng thư tín dụng doanh nghiệp xuất khẩu phải đôn đốc người mua phíanước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn đã thoả thuận, sau khi nhận L/C phảikiểm tra L/C có khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C
đó Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người muasửa đổi lại, rồi ta mới giao hàng Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộchứng từ, chính xác phù hợp với L/C về nội dung và hình thức
+Thanh toán bằng phương thức nhờ thu:Hợp đồng xuất khẩu yêu cầu thanhtoán bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng đơn vị doanh nghiệp,thương nhân phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷthác cho ngân hàng việc thu đòi tiền của đối tác
Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác phù hợp với hợp đồng
mà hai bên đã lập, nhanh chóng chuyển cho ngân hàng, nhằm chóng thu hồi vốn
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có): trong quá trình thực hiện hợp
đồng xuất khẩu, nếu phía khác hàng có sự vi phạm thì doanh nghiệp có thể khiếunại với trọng tài kinh tếvề sự vi phạm đó, trong trường hợp cần thiết có thể kiện
Trang 28ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời, dựa
trên căn cứ chứng từ kèm theo
Giao hàng, làmthủ tục thanhtoán
Chuẩn bị hàngxuất khẩu, thugom tập trungthành các lô hàng
Làm thủ tục hải quan, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm
Đóng gói bao bì,mẫu mã, kiểmtra chất lượnghàng hóa
Mua bảo hiểm hàng hóa, thuê phương tiện vận tải
Sơ đồ 2.2 Quy trình xuất khẩu nông sản chính ngạch
Nguồn: Tổng cục Hải quan, (2015)
b Xuất, nhập khẩu biên giới hay xuất, nhập khẩu tiểu ngạch
Là một hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa nhân dânhai nước sinh sống ở các địa phương hai biên giới, giá trị của mỗi giao dịch hànghóa có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật.Hiện nay, tại các cửa khẩu biên giớiViệt Nam – Trung Quốc, có trên 90% hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sangTrung Quốc theo con đường tiểu ngạch
Xuất, nhập khẩu tiểu ngạch còn có những đặc trưng là thanh toán trực tiếpbằng tiền mặt và không cần hợp đồng mua bán Hình thức xuất, nhập khẩu này vẫnchịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Hải quan, Kiểm dịch, Biên phòng Vìchính sách ưu đãi của nhà nước dành cho hoạt hoạt động này nên rất dễ bị lợi dụng
để chốn lậu thuế, cụ thể một số doanh nghiệp, thương nhân có thể thuê mướnnhiều người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán, vận chuyển hàng quabiên giới nhằm tránh tiền thuế XNK
Sau khi khôi phục và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, trước vấn đềquan hệ mang tính bức xúc đối với đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân khu vựcbiên giới, trong khuôn khổ chính sách đặc biệt đối với miền núi dân tộc, chính phủ
và các ban ngành liên quan đã ban hành một loạt văn bản điều chỉnh các hoạt độngtrao đổi hàng hóa biên giới Trên thực tế, hoạt động tiểu ngạch giống với hình thứcbiên mậu mà phía Trung Quốc quy định với nội dung chính là nới lỏng độc quyềnngoại thương nhà nước và ưu đãi khu vực để phát triển Để
Trang 29thực hiện việc trao đổi, buôn bán XNK tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc,hai nước đã đưa ra các quy định, tiêu chuẩn của mình về thủ tục xuất, nhập khẩutiểu ngạch.
Trình tự về quy trình hoạt động XNK tiểu ngạch cũng tương tự như vớiXNKchính ngạch, về thủ tục hải quan, kiểm dịch, VSATTP Tuy nhiên, có một sốđiểm khác so với xuất, nhập khẩu chính ngạch như sau:
- Về hợp đồng thanh toán: các thương nhân tham gia hoạt động XNK tiểu
ngạch chủ yếu thực hiện thanh toán thông qua cac hợp đồng mua bán miệng,không có chứng từ, hợp đồng pháp lý Hình thức thanh toán chủ yếu là tiền traotay không thông qua trung gian tài chính
- Về mua bảo hiểm hàng hóa XNK: thương nhân tham gia hoạt động XNK
khẩu nông sản tiểu ngạch thường không mua bảo hiểm cho hàng hóa của họ
- Về kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu: vì hàng hóa là mua gom nhỏ, lẻ vì
vậy khâu kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa trước khi xuất khẩu là không có
- Về bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh: vì không có hợp
đồngmua, bán, chứng từ hợp pháp cho nên thương nhân tham gia hoạt động XNKtiểu ngạch phải chịu toàn bộ rủi ro trong quá trình mua bán, trao đổi
Thương nhân xuất,
nhập khẩu nông sản
Việt Nam
Hợp đồng mua,bán miệng
Thu gom nông sảnnhỏ, lẻ trong nội địa
Làm thủ tục hải quan,kiểm dịch, vệ sinh antoàn thực phẩm
Thương nhân xuất,nhập khẩu nôngsản Trung Quốc
Sơ đồ 2.3 Quy trình xuất, nhập khẩu nông sản tiểu ngạch
Nguồn: Tổng cục Hải quan, (2015)
c Ưu điểm và nhược điểm của xuất, nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch
Tiểu ngạch và chính ngạch là hai hình thức XNK phổ biến nhất và được nhànước ta thừa nhận là các hoạt động buôn bán hợp pháp tại biên giới.Mặc dù XNKtiểu ngạch và chính ngạch đều được nhà nước ta hỗ trợ và tạo điều kiện phát triểnnhưng mỗi hình thức đều có những mặt lợi và hại riêng
Trang 30Bảng 2.1 So sánh ưu, nhược điểm giữa hai hình thức xuất,
nhập khẩu biên giới
Hình thức XNK
- Mức thuế suất thấp hơn thuế XNK chính ngạch, thủ tục dễ dàng, không cần qua hợp đồng bằng văn bản và không cần thanh toán qua ngân hàng, chỉ cần một tờ khai tiểu
Ưu điểm
ngạch, chịu phí biên mậu là có thể xuất được hàng, không cần hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương như qua đường chính ngạch, không có ràng buộc về pháp lý.
Nhược
điểm
- Tính ổn định thấp, do giá trị mỗi giao dịch
nhỏ, nên trong nhiều trường hợp mặt hàng
được buôn bán là các loại hoa quả Điều này
khiến cho kim ngạch buôn bán tiểu ngạch
nói chung có thể thay đổi theo mùa vụ, theo
thời tiết, theo thay đổi chính sách kiểm dịch.
- Dễ bị lợi dụng để tránh thuế, một doanh
nghiệp có thể thuê mướn nhiều người dân ở
vùng biên giới thực hiện việc mua bán để
trốn thuế.
- Rủi ro khi có tín chấp.
- Không có bảo hiểm hàng hóa, khi gặp rủi
ro thương nhân phải chịu hoàn toàn tổn thất.
- Hàng hóa kém chất lượng do không chủ
động trong khâu thu gom.
kiểm duyệt kĩ lưỡng về chất lượng, VSATTP…bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành và phải hoàn thành mọi thủ tục cũng như phải đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan vì vậy phát sinh tăng chi phí cho doanh nghiệp, thương nhân.
2.1.2.3 Chủng loại hàng nông sản xuất, nhập khẩu qua biên giới
a Hàng nông sản xuất khẩu
Mặt hàng xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới rất đa dạng về chủng loại Hiện
nay, các mặt hàng xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc chủ
yếu là hàng nông sản, một số ít là hàng thủ công mỹ nghệ, các loại quặng thô,đồ
tiêu dùng…Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu là các nhóm hàng: trái cây,
lương thực và các loại gia vị Trong đó, các loại trái cây và các loại hạt như cà phê,
hạt điều, hạt tiêu chiếm tỷ lệ tới 90% cơ cấu hàng xuất khẩu Các mặt hàng nông
sản xuất khẩu được các thương nhânthu mua tại các địa phương trong nước rồi
chuyên chở bằng xe tải, xe container đến cửa khẩu để làm thủ tục xuất sang Trung
Quốc
b Hàng nông sản nhập khẩu
Trang 3118
Trang 32y…đến các mặt hàng trong chăn nuôi như thịt, sữa…Hiện nay, các loại nông sảnnhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta thường có giá thành thấp, lại được hưởngnhều chính sách ưu đãi trong xuất khẩu của Trung Quốc nên có sức cạnh tranh rấtmạnh trên thị trường Việt Nam, gây nhiều tác động xấu đến sản xuất nông sảntrong nước.
2.1.3 Đặc điểm của nông sản xuất, nhập khẩu qua biên giới
2.1.3.1 Nông sản xuất, nhập khẩu thường là hàng hóa tươi sống
Mặt hàng nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong thờigian dài.Hàng nông sản có đặc tính là các sản phẩm từ cây trồng và vật nuôi, do đóchúng rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh.Mọi sự thay đổi về thời tiết, khí hậuđều tác động đến chất lượng của sản phẩm của hàng nông sản.Hàng nông sản thêmvào đó dễ bị hư hỏng, ẩm mốc,biến chất; chỉ cần để một thời gian ngắn trong môitrường không bảo đảm về độ ẩm, nhiệt độ thì mặt hàng nông sản sẽ bị hư hỏngngay.Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêudùng.Chính vì vậy, nó luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm Tạicác quốc gia phát triển nhập khẩu hàng nông sản, ngày càng có nhiều yêu cầu đượcđặt ra đối với hàng nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,kiểm dịch, xuất xứ Vì vậy, để xâm nhập vào các thị trường khó tính này buộcdoanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu mà họ đặt ra
2.1.3.2 Nông sản xuất, nhập khẩu rất đa dạng phong phú nhiều chủng loại
Chủng loại hàng nông sản XNK hết sức phong phú đa dạng, chất lượng củamột mặt hàng cũng rất phong phú Hàng nông sản được sản xuất ra từ các địaphương khác nhau, với các yếu tố về địa lý, tự nhiên khác nhau, mỗi vùng, mỗi hộ,mỗi trang trại có phương thức sản xuất khác nhau với các giống nông sản khácnhau Vì vậy, chất lượng hàng nông sản không có tính đồng đều, hàng loạt như sảnphẩm công nghiệp, do đó vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm phải được quan tâmtrong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản Thói quen tiêu dùng và
sự đánh giá về cùng một mặt hàng trên thị trường thế giới rất khác nhau Chẳnghạn: đối với mặt hàng gạo; Trên thị trường thế giới hiện nay có 6 loại gạo chính,mỗi loại gạo trên lại có thể phân chia thành hai hay nhiều nhóm Mỗi nhóm thíchứng với từng thị trường riêng Cụ thể: Thị trường châu Âu và quen tiêu dùng gạongon, hạt dài song thị trường châu Á lại quen tiêu dùng gạo
Trang 33chất lượng trung bình, hạt dài Thị trường châu Phi quen tiêu dùng gạo hấp (luộcsơ) có chất lượng không cao song loại gạo này lại không được chấp nhận ở các thịtrường còn lại Thị trường Trung Đông quen tiêu dùng gạo thơm, thị trường Làoquen tiêu dùng gạo nếp Như vậy, có thể thấy với một loại nông sản nó có thểđược ưa thích ở thị trường này song lại không được chấp nhận ở thị trường khác,giá có thể cao ở thị trường này song lại rất thấp ở thị trường khác Vì vậy, trongkinh doanh hàng nông sản đối với một doanh nghiệp vấn đề xác định thị trườngmục tiêu, thị trường tiềm năng đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với doanhnghiệp.
2.1.3.3 Nông sản xuất, nhập khẩu chịu tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên
Mặt hàng nông sản XNK chịu tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện
tự nhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết Chúng rất nhạy cảmvới các yếu tố ngoại cảnh.Mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đều tác động trựctiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Nếu điều kiện tự nhiên thuậnlợi thì cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường, cho sản lượng thu hoạchcao, chất lượng tốt Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi như: nắngnóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt…sẽ gây sụt giảm sản lượng vàchất lượng cây trồng
2.1.3.4 Nông sản xuất, nhập khẩu thành phẩm phụ thuộc lớn tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp
Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụbởi vì các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định.Mặt khác, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng có sựthích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau.Vào nhữnglúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng kháđồng đều và giá bán rẻ.Ngược lại, lúc trái vụ, hàng nông sản khan hiếm, chấtlượng không đồng đều và giá bán thường cao Chính vì vậy, đối với hoạt động tạonguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp, việc nghiên cứu và nắmbắt rõ thời điểm gieo trồng và thu hoạch của các loại nông sản là hết sức cần thiết,
từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra được những dự báo phục vụ cho quá trình thu mua,
dự trữ để đáp ứng những đơn đặt hàng vào lúc trái vụ
Trang 342.1.3.5 Nông sản xuất, nhập khẩu chịu sự kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ và vệ sinh an toàn thực phẩm
Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạngcủa người tiêu dùng.Chính vì vậy nó luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùngquan tâm Tại các quốc gia phát triển nhập khẩu hàng nông sản, ngày càng cónhiều yêu cầu được đặt ra đối với hàng nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng,VSATTP, kiểm dịch, xuất xứ Hiện nay, pháp luật nước ta quy định khá chặt chẽhoạt động kiểm tra VSATTP nguồn gốc thực vật được nhập khẩu vào Việt Nam
Cụ thể, để hàng nông sản được nhập khẩu vào Việt Nam, nước xuất khẩu phảiđăng ký với cơ quan có chức năng để thẩm định hồ sơ về quy trình sản xuất cácloại nông sản thực phẩm dự kiến sẽ xuất khẩu sang Việt Nam Trên cơ sở đó, các
cơ quan chức năng sẽ kiểm tra xem hoa quả đó được sản xuất như thế nào, loạithuốc bảo vệ thực vật mà họ sử dụng là gì, hệ thống quản lý chất lượng và kiểm tra
an toàn thực phẩm của nước đó như thế nào để ghi trong hồ sơ Trong trường hợpcần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể đi kiểm tra trực tiếp Nếu đạt tiêu chuẩnmới phê duyệt hồ sơ cho nước đó xuất hoa quả sang Việt Nam Khi đã được đưavào danh sách, hàng hoá đó mới được đưa vào Việt Nam.Khi được đưa vào ViệtNam, trước tiên hàng hoá đó sẽ được áp dụng hình thức kiểm tra thông thường vớiphương thức lấy mẫu lô hàng tần suất 10% Đồng thời, các cơ quan chức năng tạicửa khẩu sẽ kiểm tra hồ sơ nguồn gốc xuất xứ của loại trái cây, thực phẩm đó,kiểm tra quy cách đóng gói, sau đó cấp 1 giấy phép chứng nhận đã kiểm tra antoàn thực phẩm nhập khẩu và cho thông quan ngay lập tức, đồng thời mẫu 10% lấylại sẽ dùng cho hậu kiểm Hoạt động kiểm tra chất lượng nông sản xuất khẩu đềuphải lấy mẫu xét nghiệm mọi lô hàng, vì doanh nghiệp muốn hàng thông quan ởcửa khẩu bên phía nước bạn thì phải có giấy chứng nhận chất lượng của cơ quanchức năng của Việt Nam cấp
2.1.3.6 Sản xuất nông nghiệp Việt Nam thi hành chính sách khoán hộ
Sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu là do các hộ gia đình tự sản xuất
Vì vậy sản xuất nông nghiệp thướng mang tính manh mún, khó áp dụng tiến bộkhoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất, khó kiểm soát về chất lượng sảnphẩm.Chính vì lẽ đó hàng nông sản xuất khẩu của ta có chất lượng không cao, khócạnh tranh với nông sản nước ngoài, giá trị xuất khẩu thấp
Trang 352.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản
2.1.4.1 Tình hình chính trị - kinh tế trên Thế giới
Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hoạtđộng XNK hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng Mặt khác, tính ổn định
về chính trị của các quốc gia sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho cácdoanh nghiệp, thương nhân hoạt động trong môi trường nước ngoài.Không có sự
ổn định về chính trị sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế,lànhmạnh hoá xã hội.Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị trường thếgiới, doanh nghiệp, thương nhân phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia,
ở các nước trong khu vực mà doanh nghiệp, thương nhân muốn hoạt động
Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gianói riêng, của các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung, có tác động trựctiếp đến hoạt động XNK nông sản của doanh nghiệp, thương nhân trên thị trườngnước ngoài Tính ổn định về kinh tế, trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chínhquốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát Đây là điều các doanh nghiệp,thương nhân hoạt động XNK nông sản rất quan tâm và lo ngại vì nó liên quan đếnkết quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt là liên quan đến sự an ninh của đồng vốncủa các doanh nghiệp, thương nhân này ở nước ngoài
Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa, Trung Quốc đãvươn lên thành cường quốc lớn thứ hai thế giới với những chỉ số phản ánh sứcmạnh quốc gia khá ấn tượng Cũng như quan hệ với nhiều quốc gia khác, quan hệViệt Nam - Trung Quốc bên cạnh những thành tựu to lớn vẫn không tránh khỏinhững khúc mắc, bất đồng, những thách thức không nhỏ, đòi hỏi nỗ lực giải quyết
cả từ hai phía Hiện nay, trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
liên quan đến các vấn đề trên Biển Đông Tuyên bố về “đường lưỡi bò” của Trung
Quốc, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặcquyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, tiếp tục khẳng định sự hiện diện của
mình tại Biển Đông để hiện thực hóa tuyên bố về “đường lưỡi bò”, tiến hành xây
dựng các đảo nhân tạo không chỉ khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng,
dư luận quốc tế lên tiếng mà còn làm cho Việt Nam và các nước trong khu vực hếtsức quan ngại Trong lĩnh vực kinh tế, thặng dư thương mại
Trang 36nghiêng lệch về phía Trung Quốc cộng với nhiều mặt hàng nhập vào Việt Nam từTrung Quốc chưa bảo đảm chất lượng…sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đối vớikinh tế Việt Nam, tới dư luận và qua đó ảnh hưởng lâu dài đối với quan hệ kinh tếsong phương Việt Nam - Trung Quốc.
2.1.4.2 Mức độ tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chứchợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau theocác nguyên tắc, quy định chung Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tấtyếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người Sự ra đời và pháttriển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập.Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau,theo tiến trình từ thấp đến cao Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giớihiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốcgia.Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia đểphát triển
Hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thếsosánh, mà muốn tận dụng được thì phải thông qua buôn bán, xuất, nhập khẩuhàng hóa, trong đó hoạt động xuất, nhập khẩu hàng nông sản là một bộ phận vôcùng quan trọng.Quan hệ giữa hội nhập quốc tế và hoạt động xuất, nhập khẩu hànghóa là quan hệ hữu cơ với nhau Do đó, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóacầnđược quan tâm hàng đầu ở tất cả mọi quốc gia Bản thân hoạt động xuất, nhậpkhẩu hàng hóa có những tác động đến tăng trưởng kinh tế
2.1.4.3 Chính sách thương mại Quốc tế
a Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu
Chính sách thương mại của một Quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu có nhiều biện phápnhư: tín dụng xuất khẩu; nhà nước đảm bảo tín dụng xuấtkhẩu; trợ cấp xuất khẩu;bán phá giá hàng hóa; phá giá tiền tệ; miễn giảm thuế vàhoàn lại thuế; dùng chính sách chiết khấu (xem Phụ lục 1)
b Các biện pháp hạn chế nhập khẩu
Chính sách thương mại của một Quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu có nhiều biện pháp, như: cấm nhập khẩu; hạn ngạch nhập khẩu; giấy phép
Trang 37nhập khẩu; quản lý ngoại hối; ký quỹ nhập khẩu (đặt cọc nhập khẩu); Nhà nướcđộc quyền ngoại thương; những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật; Nhà nước quyđịnh dùng một tỷ lệ nhất định nguyên vật liệu trong nước để sản xuất một số loạihàng (xem Phụ lục 1).
2.1.4.4 Vị trí địa lý và cơ sở vật chất
Vị trí địa lý cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên là những cái mà tựnhiên ban cho, thông qua đó các nước khai thác tiềm năng của nó để phục vụXNK.Vị trí địa lý có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự pháttriển kinh tế cũng như xuất khẩu của một quốc gia Vị trí đị lý thuận lợi là điềukiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế , hoặcthuúc đẩy xuất khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng…Khoảng cách địa lýgiữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thới gian thực hiện hợp đồng,thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựachọn thị trường, mặt hàng xuất, nhập khẩu Vị trí địa lý của các nước cũng ảnhhưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường tiêu thụ, ví dụ: việc mua bán hànghoá với các nước có cảng biển có chi phí thấp hơn so với các nước không có cảngbiển
Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ hoạt động XNK nông sản ảnh hưởng trực tiếpđến XNK, chẳng hạn như:
- Hệ thống giao thông: Mức độ trang bị, hệ thống xếp dỡ, kho tàng , cơ sởvật chất cửa khẩu nếu hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhậncũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất khẩu
- Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép cácnhà kinh doanh XNK nông sản thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn.Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh băng cácdịch vụ thanh toán qua ngân hàng
- Hệ thống bảo hiểm: Kiểm tra chất lượng hàng hoá cho phép các hoạtđộng XNK nông sản được thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớtđược mức độ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra…
- Hệ thống thông tin liên lạc: Với hệ thống thông tin liên lạc nhanh, rộngkhắp cho phép doanh nghiệp, thương nhân hoạt động XNK nông sản tận dụngđược cơ hội kinh doanh, nâng cao tính kịp thời, nhanh gọn trong quá trình XNK
Trang 382.1.4.5 Số lượng, chất lượng sản phẩm của nông sản
Số lượng nông sản sản xuất thể hiện số lượng đầu mối tham gia vào sảnxuất nông sản XNK và với số lượng sản phẩm sản xuất ra lớn sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu trong công tác tạo nguồn hàng, song cũngtrong thuận lợi đó, doanh nghiệp, thương nhân có thể phải đương đầu với tính canhtranh cao hơn trong việc tìm bạn hàng xuất khẩu và nguy cơ phá giá hàng hóa bán
ra trên thị trường thế giới
Chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng tạo lên ưu thế cạnh tranh củasản phẩm.Chất lượng sản phẩm cao phải đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã
và các dịch vụ của doanh nghiệp, thương nhân khi kinh doanh trên thị trường Sảnphẩm có chất lượng cao, giá cả, mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra
ưu thế, uy tín riêng của doanh nghiệp, thương nhân về sản phẩm của mình.Cácdoanh nghiệp, thương nhân XNK nông sản muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanhcủa mình thì phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnhtranh với các sản phẩm của các nước khác trên thế giới Nâng cao chất lượng sảnphẩm gắn liền với sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp, và đặc biệt là với yếu
tố chi phí.Nâng cao chất lượng với chi phí tối thiểu cho phép là biện pháp màdoanh nghiệp, thương nhân nào cũng muốn nhưng để thực hiện nó là cả một vấnđề.Hiện nay, hướng đi cho các doanh nghiệp, thương nhân XNK nông sản là ápdụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sản phẩmcủa mình và kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sảnphẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
2.1.4.6.Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả một đồng tiền này được biểu thị thông qua đồngtiền khác.Nói cách khác, tỷ giá là số đơn vị đồng tiền định giá trên một đơn vịđồng tiền yết giá.Tại Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp, nghĩa làđồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng yết giá, còn đồng nội tệ đóng vai trò là đồngtiền định giá
a Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu nông sản
Khi tỷ giá hối đoái giảm, giá của đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về
từ hoạt động xuất khẩu nông sản sẽ giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩunông sản tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp, xu thế chung thường gặp là sự sụt giảmtrong hoạt động xuất khẩu nông sản
Trang 39Bên cạnh đó, khi tỷ giá hối đoái tăng, giá đồng nội tệ giảm xuống thì mộttương lai tươi sáng lại mở ra cho các nhà xuất khẩu nông sản, do lượng ngoại tệthu về tăng lên, kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kích thích hoạt động xuất khẩu tăngtrưởng và phát triển với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất nông sản xuấtkhẩu không tăng lên tương ứng.
Đối với cạnh tranh về giá nông sản xuất khẩu, một sự tăng lên của tỷ giá hốiđoái sẽ khiến nông sản xuất khẩu nước này trở nên cạnh tranh do giá cả rẻ hơn,ngược lại nếu giá đồng nội tệ tăng tức tỷ giá hối đoái giảm sẽ khiến giá hàng xuấtkhẩu trở nên đắt tương đối, tính cạnh tranh về giá sẽ giảm đi Trong cùng một thịtrường tiêu thụ nếu chất lượng hàng hóa như nhau thì xu hướng chung, người tiêudùng sẽ sử dụng sản phẩm nào rẻ hơn Và giả sử chi phí sản xuất tại các quốc giaquy về cùng một đồng tiền là ngang nhau thì nước nào có mức giảm tỷ giá đồngtiền nước mình so với giá nội tệ của thị trưởng tiêu thụ lớn hơn thì tính cạnh tranh
về giá của nước đó cao hơn, nước đó có cơ hội phát triển xuất khẩu nhiều hơn
b Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu nông sản
Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, xu hướng chung thường thấy làkhi giá đồng nội tệ tăng, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập khẩu trở nên
rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tănglên trong kim ngạch nhập khẩu Bên cạnh đó, khi tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ
sẽ giảm giá) sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu, giá nhập khẩu trở nên đắt hơn, việc cácdoanh nghiệp, thương nhân nhập khẩu nông sản phải bỏ nhiều tiền hơn để muamột lượng ngoại tệ như cũ sẽ dẫn đến giảm lợi nhuận của họ Một khi lợi nhuậnkhông bù đắp được chi phí, cầu nhập khẩu giảm xuống, do đó kim ngạch nhậpkhẩu sẽ giảm
Xét về tính cạnh tranh nhập khẩu, không một quốc gia nào muốn sản phẩmnông sản nhập khẩu lại có tính cạnh tranh hơn sản phẩm trong nước.Khi tỷ giátăng lên, sản phẩm nông sản nhập khẩu có lợi thế trong khi sản phẩm nông sảntrong nước gặp bất lợi do giá, khi tỷ giá giảm, cạnh tranh về giá của sản phẩmnông sản nhập khẩu không còn, việc tỷ giá giảm tương đương với việc đánh thuếlên nông sản nhập khẩu do đó nông sản nhập khẩu trở nên đắt hơn, nếu tình trạngnày kéo dài, nông sản nhập khẩu từ thị trường này có thể được thay thế bằng nôngsản thị trường khác hoặc sản phẩm trong nước
Trang 402.1.4.7 Trình độ sản xuất của doanh nghiệp, thương nhân
Trình độ sản xuất của doanh nghiệp, thương nhân: trình độ sản xuất đảmbảo nguồn hàng cho cho doanh nghiệp,thương nhân biểu hiện ở các mặt hàng nôngsản có thể được sản xuất với khối lượng, chất lượng quy cách, mẫu mã, có phù hợpvới thị trường nước ngoài hay không Điều này quyết định khả năng cạnh tranh củacác mặt hàng khi doanh nghiệp đưa ra chào bán trên thị trường quốc tế Nếu mộtđất nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển, có khả năng tạo ra được nhiềuloại mặt hàng đa dạng, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, hình thức mẫu mã đảm bảothẩm mỹ cao và giá cả phải chăng thì đây là điều kiện thuận lợi rất lớn cho doanhnghiệp, thương nhân khi tham gia hoạt động xuất khẩu Ngược lại, khả năng sảnxuất trong nước yếu kém, với chủng loại mặt hàng nông sản kém chất lượng, sẽhạn chễ rất lớn khả năng cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu nông sản của các doanhnghiệp, thương nhân.Hiện nay, ở nước ta năng lực sản xuất hàng nông sản xuấtkhẩu còn thấp, mặt hàng nông sản xuất khẩu chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn quốctế.Đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp ngoại thương khi tham gia vào hoạtđộng xuất khẩu nông sản
2.1.4.8 Trình độ năng lực cán bộ quản lý nhà nước
Việc phát triển hoạt động XNK nông sản đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộquản lý và nguồn nhân lực về quản lý hoạt động này Các cán bộ quản lý Nhà nướcphải biết khai thác những lợi ích mà các nước lân cận dành cho nước ta trong quátrình hội nhập để phát triển nền kinh tế của mình Trong quá trình đó, có thể họ sẽgặp những vấn đề vấp váp ban đầu, nhưng sau khi rút kinh nghiệm sẽ thu đượcnhiều lợi ích hơn là mất mát, nền kinh tế thương mại của nước ta sẽ trở nên thôngthoáng hơn, gần với các chuẩn mực quốc tế hơn và do đó khả năng cạnh tranhcũng cao hơn
2.1.4.9 Thủ tục hành chính trong hoạtđộng xuất, nhập khẩu nông sản
Thủ tục hành chính là một chế định của luật hành chính.Nói khác đi, thủ tụchành chính là loại quy phạm hành chính có tính công cụ để cho cơ quan nhà nước
có điều kiện thực hiện chứcnăng của mình Thủ tục hành chính bảo đảm cho cácquy phạm vật chất của luật hành chính được thực hiện có hiệu quả trong đời sống
xã hội.Thủ tục hành chính là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giảiquyết công việc của người dân và các tổ chức theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và các cơ quan có công việc