1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng

14 5,2K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 280,65 KB

Nội dung

Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng

Bộ Môn Billiard (Bi-a) A. Lịch Sử - Lịch sử của bi-a là dài và rất phong phú. Trò chơi đã được chơi bởi các vị vua và dân thường, Chủ tịch, các bệnh nhân tâm thần, quý bà, quý ông, và Hustlers như nhau. Nó phát triển từ một trò chơi bãi cỏ tương tự như Croquet những đóng đôi khi trong thế kỷ 15 ở Bắc Âu và có lẽ ở Pháp. - Các trò chơi bi-a chiếm ưu thế ở Anh từ khoảng 1770 đến năm 1920 là tiếng Anh Billiards, chơi với ba quả bóng và sáu túi trên một cái bàn hình chữ nhật lớn. Một tỷ lệ hai-to-một trong những chiều dài chiều rộng đã trở thành tiêu chuẩn trong thế kỷ 18. Trước đó, không có kích thước bàn cố định. Truyền thống bida Anh được thực hiện vào ngày hôm nay chủ yếu thông qua các trò chơi bi-da, một trò chơi phức tạp và đầy màu sắc kết hợp các khía cạnh tấn công và phòng thủ và chơi trên các thiết bị tương tự như tiếng Anh Billiards nhưng với 22 quả bóng thay vì ba. Các sự ngon miệng cho Snooker Anh được tiếp cận chỉ bởi niềm đam mê bóng chày Mỹ, nó có thể nhìn thấy Snooker cạnh tranh mỗi ngày tại Anh B. Hướng dẫn chơi bida cơ bản 1. Tư thế đứng Mỗi người chơi có một tư thế đứng khác nhau. Tư thế đứng của bạn có thể không giống của tôi nhưng sau đây là một số gợi ý sẽ giúp ích rất nhiều trong môn thể thao mới này. Thăng bằng là một yếu tố quan trọng để có thể tạo ra một quả chọc tốt, đơn giản vì nó yêu cầu những cử chỉ tôi thiểu của cơ thể trừ những cử chỉ lỏng lẻo của cánh tay cầm gậy. Bạn phải tìm cho mình một tư thế thăng bằng để giữ cho các bộ phận khác của cơ thể vững chãi. Mở rộng hai chân để cân bằng trọng lượng. Đặt chân trái lên trước nếu bạn thuận tay phải còn nếu bạn thuận tay trái thì đặt chân phải lên trước. Tay của bạn phải giữ vuông góc với cạnh bàn. Và phải giữ nguyên góc này tới khi bạn chọc bóng. Không được di chuyển sang bên, thế mới tạo được quả chọc thẳng đúng hướng. Kế tiếp, bạn phải để khoảng trống cho tay chọc thoải mái. Để làm được tư thế này bạn hãy xoay người cách tay câm gậy 30 độ. Và nhớ đừng để tay chạm hông khi rút gậy lại. Hãy tư thế thật thoải mái. Cuối cùng bạn hãy chỉnh tầm cầm gậy sao cho phù hợp với chiều cao của bạn. 2. Cầm gậy Cầm gậy là một yếu tố quan trọng trong môn thể thao bida. Nếu cầm gậy đúng bạn sẽ có một cú chọc bóng chính xác. Nói một cách khác nếu cầm gậy không tốt sẽ ảnh hưởng tới khả năng của bạn Như hình hướng dẫn bạn có thể thấy rằng tay cầm gậy lỏng và thoải mái. Không nắm chặt, giữ tay thoải mái theo các hướng chọc. Cố gắng dùng hai hoặc ba ngón tay để cầm gậy kết hợp với ngón cái giữ cho gậy khỏi rơi. Hình ảnh tiếp theo chỉ cho bạn thấy, cổ tay và phần dưới cánh tay phải thẳng 180 độ. Cổ tay của bạn hướng xuống chứ không phải hướng vào phía trong. Lý do bạn phải để tay đúng như thế là vì nếu cổ tay bạn hướng ra ngoài hoặc hướng vào trong nó làm cho cú chọc bóng của bạn đi sai hướng. 3. Cầm gậy- Một cách nhìn khác. Cầm gậy có thể dẫn đến sự nhầm tưởng bởi nó ngụ ý là phải dùng một lực mạnh và cầm gậy chắc. Tuy nhiên, cầm chặt gậy giống như chơi gôn hay chơi bóng chày sẽ làm cho cẳng tay của bạn cứng lại không thoải mái… Hãy so sánh độ vững vàng mà cẳng tay bạn có thể giữ khi nó thoải mái và khi nó bị gò ép căng thẳng và hãy xem bạn có thể di chuyển cẳng tay dễ dàng đến độ nào? Và hãy để ý xem sự khác biệt khi bạn bị căng thẳng. Điều này sẽ ngăn bạn có một cú đánh thẳng và chính xác. Nó cũng giống như khi bạn dùng các ngón tay giữ gậy quá nhẹ nó sẽ không thể chọc trúng điểm tiếp xúc mong đợi. Bạn nên cầm gậy nhẹ nhưng phải có sự hỗ trợ tốt. Một số cơ thủ thường dùng ngón cái và ngón trỏ giữ gậy. Chỉ có 2 ngón tiếp xúc với gậy khi gậy đẩy còn các ngón còn lại thì chỉ giữ gậy lúc trước khi đánh Không đặt ngón cái lên mặt của gậy, bởi vì như vậy sẽ giữ chặt cổ tay bạn, mà cổ tay thư giãn là điều cực kỳ quan trọng. Một cách luyện tập khác để tay không quá nắm chặt là bạn có thể dùng một vài mẩu phấn xoa trong lòng bàn tay và tập luyện giữ gậy bằng ngón cái và ngón trỏ sao cho trong vòng kiểm soát và tránh không để phấn dính lên gậy. Bạn sẽ thấy sự khác biệt khi buổi tập luyện kết thúc và bạn không dùng phấn nữa. Trong mọi lúc bạn phải giữ gậy thăng bằng. Với những quả chọc ngắn, tay của bạn phải bao kín lấy gậy. Những quả chọc ngắn cần phải có sự tiếp xúc chính xác, cố gắng di chuyển tay bao gậy, rút ngắn khoảng cách giữa cầu tay và mũi gậy, những quả chọc này cần dồn nhiều lực, mở rộng khoảng cách giữa cầu tay và mũi gậy. Và bạn phải luôn nhớ giữ nguyên vị trí của tay khi đẩy gậy chọc bóng. 4. Cầm gậy đúng cách Có một cách cầm gậy đúng cách là một điều tất yếu để chơi tốt môn bida. Cầm gậy cũng giống như ngắm bóng luôn đồng hành cùng nhau. Mắt ngắm cũng là một phần quan trọng đối với cú thọc. Nếu cầm gậy không đúng, mắt ngắm dù có chính xác đến mấy thì bạn không thể thọc một quả như ý muốn. Điều này có liên quan đến nỗ lực của bạn, bạn sẽ cảm thấy do dự không biết có nên thọc quả này hay không? Để cầm gậy, cần thư giãn thoải mái và giữ gậy đến tận lúc kết thúc cú thọc. Nếu cầm gậy quá chặt có thể làm các cơ bị cứng lại và dẫn đến một cú thọc sai hướng còn nếu cầm gậy quá lỏng thì bạn không thể kiểm soát được đường đi của bi nên tốt nhất hãy để tay cầm thật thoải mái và thư giãn. Bắt đầu giữ thăng bằng gậy trên tay của bạn. Giữ gậy nằm ở vị trí cân bằng này đến tận khi kết thúc quả chọc. Di chuyển mu bàn tay khoảng 4 inch. Và nhớ điểm này. Đây là vị trí tốt nhất để cầm gậy. Trong một vài trường hợp lại yêu cầu bạn phải dịch chuyển đi một vài inch nhưng phải nhớ tay cầm gậy luôn ở sau vị trí cân bằng 4 inch. Bạn cũng phải tập nhìn theo tay. Tập đi tập lại là cách tập luyện tốt nhất trên hiện nay. Analipotese từng nói: “Làm đi làm lại cũng mang nhiều hứng khởi”. Mắt và tay luôn làm việc cùng nhau. Chúng có sự liên quan. Mắt di chuyển theo tay. Tay phản hồi những gì mắt nhìn. Bạn đã bao giờ lái xe mà không nhìn thấy gì chưa? Tuyết rơi dày và bạn chỉ nhìn thấy một màu trắng. Không thấy đường, không biết khoảng cách. Chúng ta thường thấy những cảnh này vào mùa đông ở Michigan. Mắt không nhìn thấy tay chúng ta không thể điều khiển được đồng thời là sự hoảng loạn và mất phương hướng. 5. Cầu tay Có nhiều kiểu cầu, mỗi kiểu cầu phục vụ một mục đích. Tuy nhiên mục đích chính của cầu là hạn chế tối thiểu không cho gậy di chuyển ngoài ý muốn. Cầu tay kín là cách kê được sử dụng rộng rãi nhất. Theo đánh giá thì loại cầu tay có nhiều thuận lợi hơn so với cầu tay kiểu mở. Thứ nhất nó sẽ ngăn không cho gậy di chuyển sang hai bên và hạn chế được những quả thọc trượt. Và nó cũng tạo ra những quả thọc mạnh mỗi khi bạn để gậy ở xa. Sử dụng tay kê kín sẽ dễ điều khiển việc di chuyển gậy. Cầu tay mở được các cơ thủ mới rất ưa chuộng vì nó dễ đặt tay hơn so với cầu tay kín. Đây là loại kê phổ biến dùng trong các quả thọc ngắn và những cú đánh theo. 6. Cầu tay đóng Ở bài này chúng ta sẽ học các bước để làm một cầu tay kê đóng. (hướng dẫn cầu tay đóng) Thứ nhất bạn để bàn tay nắm ở trên mặt bàn phẳng. Kế đến, mở ngón tay trỏ và ngón cái. Tiếp theo, co ngón tay trỏ lại tạo thành một vòng kín. Kế đến bạn hãy mở những ngón còn lại và trải các ngón tạo thành tạo thành trạng thái cầu tay. 7. Cầu tay mở Chúng ta sẽ tìm hiểu về các bước để làm cầu kê tay mở Hướng dẫn cầu tay mở Thứ nhất đặt tay bạn thẳng xuống bàn. Tiếp theo bạn thu tay lại thành một hình chỏm Tiếp đến bạn di chuyển ngón tay cái đóng khe hở với các ngón tay khác tạo ra một rãnh đặt gậy. Cuối cùng thì bạn trải các ngón tay giữa, áp sáp và ngón út ra để giữ vững tay cầu của bạn. Chắc rằng tay của bạn được đặt cố định trên bàn. 8. Cầu kê băng Cầu kê băng được sử dụng khi bi quá gần đường băng và không thể sử dụng những tay kê thông thường. Với loại kê tay này bạn chỉ cần đặt gậy trên đường băng và lấy ngón tay của mình giữ cho nó vững. Có một vài loại kê tay trên băng tuỳ vào từng vị trí của đường băng so với bóng. Như hình hướng dẫn ở bên dưới là một vài kiểu cầu kê băng phổ biến. Hy vọng với hình hướng dẫn ở bên bạn sẽ chọn cho mình một kiểu cầu kê phù hợp với từng vị trí. Hình ảnh cầu kê băng 9. Cú thọc Không có gì phải nói ai chẳng biết cú thọc là một yếu tố quan trọng trong môn thể thao bi-a, snocker hay bất kỳ môn thể thao đánh bóng nào. Một cú thọc thẳng trơn là một nhân tố quyết định để có một quả ghi điểm. Nhưng thế nào là một quả thọc tốt? Một qủa thọc đẳng cấp cao sẽ đưa bi cái đi chính xác tới bi chạm. Nói cách khác, nếu bạn đã xác định bi sẽ thọc xuống lỗ thì bạn phải xác định được mối liên quan giữa bi cái và bi đó(bi chạm). Cách khác để kiểm tra quả thọc của bạn bạn có thể luyện tập để thọc những quả ngắn trực tiếp để bi chạm cách lỗ một bàn chân và bi chạm lại cách bi cái một bàn chân. Một quả thọc tốt sẽ đẩy bi chạm thẳng xuống lỗ nếu không thì bạn vẫn chưa có một cú thọc hoàn hảo. Sử dụng những cú đẩy thử trước khi thọc thật. Nó cho phép bạn khép chặt cánh tay và tạo ra đường đi thẳng trơn. Hãy dành thời gian cho nó và đừng làm cho cú thọc bị ngắt. Khi bạn thọc thử bạn nhớ nhìn vào bi cái và tìm điểm có thể tiếp xúc giữa bi cái và bi chạm. Một khi bạn xác định đựơc rồi thì hãy tập trung vào bi chạm Thân hình của bạn phải giữ cố định trừ cánh tay thọc có thể đưa lên đưa xuống để thử và khuỷu tay đặt phía dưới bàn tay. Bàn tay ngửa hoặc úp tuỳ theo cách cầm gậy nhưng không được để cánh tay di chuyển sang bên. Cụ thể là nếu cánh tay di chuyển thì quả thọc sẽ không thẳng và bạn cũng đánh vào bi cái không chính xác hoặc sẽ trượt. Phải chắc chắn khi bạn chọc bi thì gậy của bạn phải ở tư thế sẵn sàng. Đưa gậy theo sau cú thọc, gậy của bạn sẽ mở rộng điểm tiếp xúc giữa bi cái và bi chạm và để nó theo đà đến khi nó tự ngừng. (còn nữa .) 10. Xác định tiêu điểm. Trong những bài trước học về kỹ thuật thọc bi chúng ta đã tìm hiểu nguyên tắc để có một cú thọc vững vàng và đáng tin tưởng. Tất cả những cơ thủ chơi tốt đều có sự móc xích giữa những cú thọc và ý niệm của xác định mục tiêu. Học từ những bước cơ bản đến những cú thọc siêu đẳng bạn phải học cách xác định mục tiêu và trên con đường đó bạn sẽ trở thành cơ thủ giỏi. Tiêu điểm Câu hỏi lớn nhất đặt ra với người mới chơi là “Tôi phải đánh vào chỗ nào thì bi sẽ rơi vào lỗ?” Câu trả lời rất đơn giản… bạn phải tìm tiêu điểm của bi chạm. Nói cách khác, tìm ra điểm mà bi cái nên tiếp xúc với bi chạm. Như hình hướng dẫn thì tiêu điểm chính là điểm được chỉ hình mũi tên. Hình thứ hai là nơi mà bi cái nên tiếp xúc với bị chạm(tiếp điểm). Chú ý rằng nơi tiếp xúc giữa bi cái và bi chạm chính là tiêu điểm mà chúng ta đang nói đến. Để có một cú thọc thẳng, đơn giản bạn chỉ cần nhắm thẳng vào tiêu điểm và đánh vào tâm của bi cái 11. Xác định mục tiêu Một kỹ thuật khác để tìm được mục tiêu là sử dụng gậy của bạn. Nhìn hướng dẫn hình bên. Đầu tiên bạn cần quyết định đường tới lỗ từ quả bóng rơi( theo hình là đường màu đỏ) và chỉ gậy của bạn theo hướng đó Đo chiều rộng của quả bóng rơi Đặt gậy cách bóng bằng một phần hai chiều rộng của nó. Đó là tiêu điểm Điều cuối cùng là bạn cần phải đơn giản là dùng gậy của bạn nhắm trúng tiêu điểm đó và chọc. Nhìn hình minh hoạ Lề dự phòng lỗi Phụ thuộc và độ rộng của lỗ(tuỳ thuộc từng loại bàn), bạn thường có lề dự phòng lỗi. Hãy nhớ rằng bóng rơi càng gần lỗ thì lề dự phòng lỗi càng rộng và bóng rơi càng xa lỗ thì lề càng hẹp. tuy nhiên ý tưởng tốt nhất là có một cú chọc hoàn hảo và chính giữa lỗ vì vậy bạn cũng không phải lo lắng nhiều về lỗi căn lề tuỳ thuộc và độ lớn của lỗ. 12. Tìm hướng và chỉnh hướng Một cú thọc thẳng là mục đích lớn nhất, bạn sẽ không bao giờ chơi billards tốt nếu không có cú thọc tốt. Một chút lắc lư sẽ làm cho cú thọc không vững và sẽ dễ dàng bị hỏng. Bạn có thể biết mục tiêu là làm thật tốt và cứ nghĩ là mình làm tốt nhưng nó lại bị hỏng trong gang tấc. Một cách luyện tập tốt là dùng quả bi cái thọc cho nó chạm vào băng đối diện và nhìn nó quay lại thẳng hay lệch sang hướng khác. Một ý tưởng rất hay là dùng phấn đánh dấu một số điểm ở vị trí đối diện với bạn. Nó sẽ giúp bạn có những điểm nhìn chính xác. Nếu bi cái mà đi lệch là do bạn đã không đánh vào đúng tâm của bóng. Đây là luyện tập tốt bạn lên theo để cải thiện cú thọc của mình. Một cách nữa cũng dễ và bạn có thể sử dụng để chỉnh cho cú thọc chính xác trong mỗi lần chơi. Đặt bi cái ở một vị trí sau đó ngắm một điểm khác trên bàn hoặc ngắm vào viên kim cương(hình xếp bi ban đầu) nhưng không thọc. Một khi bạn cảm thấy cú thọc ổn rồi thì bạn thọc và hãy nhìn viên kim cương sát gậy của bạn. Nó có thẳng không? bi cái có quay lại không? Có chút gì lung lay không? Tôi thấy đây là cách tốt để luyện thọc, nó chỉ mất vài giây nhưng bạn có thể có một đường quay lại thẳng không xiên sang hai bên. Cách thứ ba là bạn đặt bi cái cách băng ½ inch(=1,27cm) đặt bên phải nếu tay thuận của bạn là tay phải. bạn có thể quan sát sự di chuyển của quả bóng cái dọc theo băng. Bi sẽ di chuyển đúng hướng cách băng ½ inch. Nếu bi cái đã đi đúng hướng hãy nghỉ ngơi và tiếp tục tập cho các cơ tay quen với bài tập này. Thêm nữa sau khi bạn thọc bi bạn nên giữ nguyên vị trí. Nó sẽ hỗ trợ bạn có một cú đẩy trơn tránh được những cú đi bóng không đúng hướng. Nếu bạn biết cái lợi của nó ắt hẳn bạn sẽ không bỏ qua. Nhiều cơ thủ giỏi không muốn bộc lộ mật này của họ. Phải luyện tập cái gì? Có quá nhiều bài tập? Mosconi sẽ không là Mosconi nếu anh không tham gia câu lạc bộ cuối tuần. Càng luyện tập nhiều thì bạn càng có những cú chọc nhanh. Những bài tập trên sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều nhưng cũng chỉ là những trò chơi tập luyện. Nếu bạn chơi nhiều thì bạn sẽ thấy nó như là một động tác của tay thôi. Hầu hết các cơ thủ không bao giờ tập trung đến điểm này. C. CÁCH ĐÁNH BI 1. Luyện Thọc Khi bạn mới bắt đầu học chơi bi-a, bạn phải hiểu là cú thọc của bạn là yếu tố chính ảnh hưởng tới đường đi của bi cái . Đó là một mục đích quan trọng vì nếu bạn có một cú thọc không tốt, hay một cú thọc không thẳng, bạn sẽ không đạt được kết quả như mong ước. Việc đầu tiên bạn phải làm là đánh thẳng, thọc dứt khoát và giữ cố định. Hãy tìm một chai bia đã hết đặt nó lên bàn có thể là bàn ăn nhà bạn đứng đối diện với miệng chai. Và nhiệm vụ của bạn là dùng gậy thọc thẳng vào miệng chai và tưởng tượng rằng bạn đang chọc vào bi cái. Nhớ không được để gậy chạm vào miệng chai và phải nhịp nhàng lướt vào rồi ra. Nếu ngày nào bạn cũng luyện tập động tác này thì trong hai tuần tôi tin là bạn sẽ một cú thọc thẳng và bạn cũng luyện cho cơ tay nhuần nhuyễn. 2. Cắm Bi Như người Philipin thường gọi cắm bi là lúc bi cái bị ngừng sau khi chạm vào bi chạm. Để có được một cú "cắm bi" người ta thường thọc vào tâm của bi cái. Nếu bi chạm và bi cái chỉ cách nhau một khoảng cách ngắn, thì cú thọc vừa vào chính tâm của bi cái sẽ làm bi cái ngừng ngay sau khi chạm vào bi chạm. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ. Nếu bi chạm và bi cái càng xa nhau thì cú thọc của bạn càng phải thấp hơn so với tâm bi cái. Nhưng hãy nhớ rằng nếu bạn thọc quá thấp sẽ dẫn đến quả thọc đi không đúng hướng hoặc bị trượt. Theo các cơ thủ chuyên nghiệp thì vòng tròn đỏ trong hình vẽ là tâm điểm hay được quan tâm nhiều hơn là tâm chính của bi cái. Và các bạn nhớ không được rút ngắn khoảng cách gậy và cầu kê tay để làm cú thọc xuống quá thấp bi cái sẽ đi không như mong đợi. Chúc các bạn thành công! 3. Cú cu-lê . này. C. CÁCH ĐÁNH BI 1. Luyện Thọc Khi bạn mới bắt đầu học chơi bi- a, bạn phải hiểu là cú thọc của bạn là yếu tố chính ảnh hưởng tới đường đi của bi cái băng. Nếu đánh vào bi cái ở trên tâm bi hay dưới tâm bi hoặc một cú để phê có rất nhiều vị trí khác nhau để bạn thọc bi cái…. Ví dụ nếu bạn đánh vào bi cái

Ngày đăng: 18/12/2013, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Như hình hướng dẫn bạn có thể thấy rằng tay cầm gậy lỏng và thoải mái. Không nắm chặt, giữ tay thoải mái theo các hướng chọc - Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng
h ư hình hướng dẫn bạn có thể thấy rằng tay cầm gậy lỏng và thoải mái. Không nắm chặt, giữ tay thoải mái theo các hướng chọc (Trang 2)
Hình ảnh tiếp theo chỉ cho bạn thấy, cổ tay và phần dưới cánh tay phải thẳng 180 độ. Cổ tay của bạn hướng xuống chứ không phải hướ ng vào phía trong - Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng
nh ảnh tiếp theo chỉ cho bạn thấy, cổ tay và phần dưới cánh tay phải thẳng 180 độ. Cổ tay của bạn hướng xuống chứ không phải hướ ng vào phía trong (Trang 2)
Tiếp theo bạn thu tay lại thành một hình chỏm - Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng
i ếp theo bạn thu tay lại thành một hình chỏm (Trang 5)
7. Cầu tay mở - Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng
7. Cầu tay mở (Trang 5)
Như hình hướng dẫn ở bên dưới là một vài kiểu cầu kê băng phổ biến. Hy vọng với hình hướng dẫn ở bên bạn sẽ chọn cho mình một kiểu cầu kê phù hợp với từng vị trí. - Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng
h ư hình hướng dẫn ở bên dưới là một vài kiểu cầu kê băng phổ biến. Hy vọng với hình hướng dẫn ở bên bạn sẽ chọn cho mình một kiểu cầu kê phù hợp với từng vị trí (Trang 6)
Hình ảnh cầu kê băng - Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng
nh ảnh cầu kê băng (Trang 6)
Thân hình của bạn phải giữ cố định trừ cánh tay thọc có thể đưa lên đưa xuống để thử và khuỷu tay đặt phía dưới bàn tay - Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng
h ân hình của bạn phải giữ cố định trừ cánh tay thọc có thể đưa lên đưa xuống để thử và khuỷu tay đặt phía dưới bàn tay (Trang 7)
Hình thứ hai là nơi mà bi cái nên tiếp xúc với bị chạm(tiếp điểm). Chú ý rằng nơi tiếp xúc giữa bi cái và bi chạm chính là tiêu điểm mà chúng ta đang nói đến - Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng
Hình th ứ hai là nơi mà bi cái nên tiếp xúc với bị chạm(tiếp điểm). Chú ý rằng nơi tiếp xúc giữa bi cái và bi chạm chính là tiêu điểm mà chúng ta đang nói đến (Trang 7)
hình là đường màu đỏ) và chỉ gậy của bạn theo hướng đó - Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng
hình l à đường màu đỏ) và chỉ gậy của bạn theo hướng đó (Trang 8)
11. Xác định mục tiêu - Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng
11. Xác định mục tiêu (Trang 8)
Trong hình ví dụ tốc độ rất quan trọng, các cơ thủ phải xác định làm sao để đưa được bi cái vào vùng màu xám - Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng
rong hình ví dụ tốc độ rất quan trọng, các cơ thủ phải xác định làm sao để đưa được bi cái vào vùng màu xám (Trang 13)
Hình ví dụ trên chỉ cho bạn thấy đường đi tự nhiên của bi cái(đường ngắt quãng màu đen) và cả đường đi của bi cái có thể đi nếu thọc cú phê nghịch(đường ngắt quãng màu trắng) và cũng có thể đường đi của bi cái bị thọc xoáy tiến sẽ bị lệch sau khi chạm băn - Kỹ thuật đánh bi da - học đánh bi da băng
Hình v í dụ trên chỉ cho bạn thấy đường đi tự nhiên của bi cái(đường ngắt quãng màu đen) và cả đường đi của bi cái có thể đi nếu thọc cú phê nghịch(đường ngắt quãng màu trắng) và cũng có thể đường đi của bi cái bị thọc xoáy tiến sẽ bị lệch sau khi chạm băn (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w