Chương trình Giảng dạy Kinhtế Fulbright KinhtếVĩ mô Bài giảng 2 Niên khoá 2005-2006 Thai Van Can 1 Kinh tếhọcvĩ mô: Nguyêntắcvàlýluận Phần 2: Trình bày cách điệu hóa nền kinhtế I - KHU VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH A. SẢN LƯỢNG VÀ CUNG Yếu tố đầu vào cho trước: Lượng vốn K và lao động L, công nghệ sản xuất hiện hành quyết định sản lượng cung Ys. Mối quan hệ giữa đầu vào và sản lượng được thể hiện trong hàm sản xuất sau: (I.1) Ys = F ( + K , + L ) K và L thay đổi trong dài hạn nhưng trong ngắn hạn chúng có thể được xem là cố định, K , L . Đây là các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất để tạo ra mức sản lượng tự nhiên Ys (I.2) Ys = F( K , L ) Do sự khác biệt giữa giá thực tế P và giá kỳ vọng Pe, sản lượng có thể lệch khỏi mức tự nhiên và Ys được thể hiện như sau: (I.3) Ys = Ys + α (P- Pe) α là hệ số điều chỉnh có giá trị >0 B. Cầu sản lượng Sản lượng dùng để thỏa mãn cầu Yd và tiêu dùng sau cùng Cd, đầu tư Id, chi tiêu của chính phủ Gd và xuất khẩu X (I.4) Yd = Cd + Id + Gd + X ( d: domestic – trong nước ) Nền kinhtế cũng nhập khẩu (M) hàng hóa và các dịch vụ không phải yếu tố sản xuất để tăng cung và thỏa mãn cầu (I.5) M = Cf + If + Gf ( f: foreign – nước ngoài ) Đưa (5) vào (4): (I.6) Yd+ M = Cd + Id + Gd + X + Cf + If + Gf C = Cd + Cf Chương trình Giảng dạy Kinhtế Fulbright KinhtếVĩ mô Bài giảng 2 Niên khoá 2005-2006 Thai Van Can 2 I = Id + If G = Gd + Gf (I.7) Yd = C + I + G + X- M C. Điều kiện cân bằng Ys= Yd = Y (s: supply – cung; d: demand -- cầu) (I.8) Y= C + I + G + X- M cho X-M= NX (I.9) Y= C + I + G + NX Y = Tổng sản phẩm quốc dân, GDP C = Tiêu dùng cuối cùng là một hàm số phụ thuộc vào thu nhập khả dụng YD I = Đầu tư gộp, gồm thay đổi trữ lượng = đầu tư ròng + khấu hao G = Chi tiêu của chính phủ X = Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ không phải yếu tố sản xuất (không phải K và L) M = Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ không phải yếu tố sản xuất (không phải K và L) (I.10) C = C( + Y D) Trong đó YD là thu nhập khả dụng (I.11) YD = Y-T (T: tax -- thuế) Với T = Thu ngân sách của chính phủ trừ cho chuyển giao của chính phủ cho khu vực ngoài quốc doanh nội địa. Vậy T thể hiện các dòng thuế ròng trả cho chính phủ. (I.12) I = I ( − r ) r: Lãi suất thực Ghi chú: Các mối quan hệ giữa chỉ tiêu tổng thu nhập, tổng cầu và tài khoản vãng lai bên ngoài Y= C + I + G + X- M Tổng thu nhập quốc gia GNI: Y + Thu nhập ròng từ yếu tố sản xuất (FSn) GNI =GNP = Y + FSn= C + I + G + X- M +FS N Tổng thu nhập quốc gia khả dụng: GNDI = GNI + viện trợ GRT GNDI = GNI + GRT = Y+ FSn + GRT = C + I + G + X- M+ FS N + GRT Chương trình Giảng dạy Kinhtế Fulbright KinhtếVĩ mô Bài giảng 2 Niên khoá 2005-2006 Thai Van Can 3 GNDI – C – G = I + X – M + FSn + GRT Do GNDI –C - G = S và X – M + FSn + GRT = CA S - I = X - M + FSn + GRT = CA II. Khu vực ngân sách Cân đối ngân sách (Fiscal Balance) (II.1) FB = T - G T = thu ngân sách của chính phủ, phần lớn là thuế G = chi tiêu của chính phủ If T>G => FB= Thặng dư If T<G => FB= Thâm hụt (DEF) Trường hợp thông thường (II.2) DEF= T-G < 0 với (II.2.1) G = Go (cho trước) (II.2.2) T = tY (t: thuế suất biên) Thâm hụt có thể được tài trợ bằng hai nguồn: nội địa và nước ngoài DEF= Tài trợ từ ngân hàng trong nước (= thay đổi tín dụng ròng cấp cho chính phủ) + vay trong nước + viện trợ của nước ngoài + chính phủ vay nợ nước ngoài (II.2.3) DEF = ∆ NDCg + BRWg + GRTg + Dg với ∆ NDCg = NDC gt - NDC g(t – 1) hay (II.2.4) ∆ NDCg = DEF - (BRWg + GRTg + Dg) Ghi chú Chú ý dấu qui ước trong hầu hết các bảng biểu về ngân sách: FB + tài trợ = 0, nếu FB = DEF Î DEF + Tài trợ =0 ÎDEF = - Tài trợ. Chương trình Giảng dạy Kinhtế Fulbright KinhtếVĩ mô Bài giảng 2 Niên khoá 2005-2006 Thai Van Can 4 Có nghĩa là việc tài trợ thâm hụt ngân sách được thể hiện bằng dấu ngược với thâm hụt. III. Khu vực tiền tệ Khu vực tiền tệ nhìn chung được đại diện bởi khu vực ngân hàng bao gồm ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại. Bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương, cân đối tài sản tổng hợp của các ngân hàng thương mại, và có thể xem tổng hợp hai bảng cân đối này thành các cuộc khảo sát tiền tệ trong Thống kê Tài chính Quốc tế (IFS) do IMF xuất bản. Bảng cân đối khảo sát tiền tệ nhìn chung được thể hiện như sau: (III.1) MOQ = NFA + NDCg + DCp + OIN Tiền (theo nghĩa) rộng = Tài sản có, ngoại tệ ròng + tín dụng nội địa ròng cho chính phủ + tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân + các khoản mục ròng khác (Broad Money = Net Foreign Assets + Net Domestic Credit To The Government + Domestic Credit To The Private Sector + Other Items Net) MOQ = tiền rộng = tiền + gần như tiền (Quasi Money) NFA = Tài sản có, ngoại tệ ròng = FA trừ FL (Foreign asset – foreign liability) (Tài sản có, ngoại tệ gộp - Tài sản nợ, ngoại tệ gộp) NFA = NFAcb + NFA cob (cb: ngân hàng trung ương; cob: ngân hàng thương mại, còn gọi là dmb: ngân hàng nhận tiền gửi) NFAcb= NFA của ngân hàng trung ương NFA cob =NFA của ngân hàng thương mại NDCg = Tín dụng trong nước ròng cho chính phủ DCp = Tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân OIN = Các khoản mục ròng khác = các tài sản còn lại trừ cho nợ còn lại khác Đẳng thức trên thể hiện lượng tiền rộng ở đó cung tiền bằng với cầu tiền Cung tiền (III.2) (MOQ/P)s= m(MB/P) Chương trình Giảng dạy Kinhtế Fulbright Kinh tếVĩ mô Bài giảng 2 Niên khoá 2005-2006 Thai Van Can 5 Với: m = số nhân tiền tệ MB = cơ sở tiền gồm tiền đang lưu hành (CC) và dự trữ bắt buộc (RR) của ngân hàng thương mại gởi tại ngân hàng trung ương. MB = CY + Rdd + Rtd; về phía nợ ( Rdd : dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn; Rtd : dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn) MB= NFAcb +NDCg.cb + DCcob NDCg.cb = tín dụng ròng cho chính phủ từ ngân hàng trung ương DCcob = tín dụng cho NHTM từ NHTW Có thể giả định cung tiền được cho trước trong lúc này: (III.3) (MOQ/P)s =(MOQ/P) 0 Cầu tiền (III.4) (MOQ/P)d = L( − i + Y ) Điều kiện cân bằng tại một thời điểm: (III.5) (MOQ/P)s = (MOQ/P)d = MOQ/P Từ (III.3) MOQ/P = (MOQ/P) 0 Do tại một thời điểm cho trước, lượng cầu tiền và lượng cung tiền cân đối thực có P như nhau, cán cân tiền thực cân bằng được cho bởi đẳng thức trên. Còn có một định nghĩa liên quan: (III. 6) MOQ x v = P x Y v = tốc độ xoay của tiền = PY/MOQ P = mức giá chung trong nền kinhtế Y = GDP hay các số đo khác của thu nhập hay P = (MOQ/Y) x v Chương trình Giảng dạy Kinhtế Fulbright Kinh tếVĩ mô Bài giảng 2 Niên khoá 2005-2006 Thai Van Can 6 IV. Cán cân thanh toán (BOP) Định nghĩa BOP ghi nhận những giao dịch hàng hóa, dịch vụ phi yếu tố sản xuất, dịch vụ yếu tố sản xuất, chi chuyển giao, các hoạt động tài chính giữa người nước nhà và người nước ngoài ở một nước, nghĩa là giữa công dân thường trú của một nước và công dân của các nước còn lại trên thế giới. Qui ước ghi nhận Các khoản nhận hoặc dòng chảy vào được ghi bằng dấu (+). Các khoản chi hoặc dòng chảy ra được ghi bằng dấu (-). Các giao dịch được ghi nhận trên cơ sở tổng gộp Phương pháp tổng hợp thống kê BOP: Cẩm nang Cán cân thanh toán, ấn bản 5 -- Balance of Payments Manual, 5 th Ed., (Washington DC: IMF) Nguồn dữ liệu Tổng cục thống kê và dữ liệu so sánh quốc tế trong Balance of Payments Statistics của IMF. Đẳng thức BOP: (IV.1) BOP = X – M + FSn + GRT + FDI + BRWg + CFO+EO=∆NFA với: ∆NFA = thay đổi trong NFA X = Xuất khẩu hàng hóa XG và dịch vụ không phải yếu tố sản xuất XNFS (không phải K và L) X = XG + XNFS M = Nhập khẩu hàng hóa MG và nhập khẩu dịch vụ không phải yếu tố sản xuất MNFS (không phải K và L) M = MG+ MNFS FS net = dịch vụ ròng từ yếu tố sản xuất K (FSKn) và L (FSLn). FSn = FSKn + FSLn Ròng có nghĩa là thu nhập từ các yếu tố sản xuất K và L thường trú trừ cho các khoản chi cho các yếu tố sản xuất K và L không thường trú GRT = Tổng tài trợ ròng = GRTp + GRTg GRTp = Tài trợ ròng cho khu vực tư nhân GRTg = Tài trợ ròng cho khu vực nhà nước FDI = đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước nhà (+); đầu tư trực tiếp của cư dân nước nhà ra nước ngoài (-) Chương trình Giảng dạy Kinhtế Fulbright Kinh tếVĩ mô Bài giảng 2 Niên khoá 2005-2006 Thai Van Can 7 Dg = Chính phủ nước nhà vay nước ngoài (+) Dp = tư nhân vay nước ngoài (+) CFO = các dòng vốn khác EO = sai sót X(ε)-M(ε) + FSn + GRTp + GRTg + FDI(r-r*)+ Dg + Dp + CFO(r-r*) +EO+ ∆NFA =0 Tài khoản vãng lai -- Current Account (CA) Tài khoản tài chính hay các dòng vốn (CF) CA= X – M + FSn + GRTp + GRTg CF= FDI + Dg + Dp + CFO + EO + ∆NFA Cán cân vãng lai được tài trợ bởi các dòng vốn. Cụ thể hơn, thâm hụt CA (-) được tài trợ bởi dòng vốn vào (+) và thặng dư CA (+) được tài trợ bởi dòng vốn ra (-) CA= - CF Theo giá trị tuyệt đối: không có dấu |CA(ε)|= |CF( r-r*)|; đây là phương trình 3 trong Mankiw5, p. 375 Ghi chú Chú ý dấu qui ước trong hầu hết các bảng biểu về cán cân thanh toán BOP: việc tài trợ cán cân BOP (thâm hụt), ∆NFA, được thể hiện bằng dấu ngược với tình huống cân đối (thâm hụt). Khái niệm trên vạch và dưới vạch ( = Tài trợ) có thể tùy định nhưng nhìn chung ở đây vạch là nằm sau các giá trị EO. V. Lãi suất Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỉ lệ lạm phát kỳ vọng (V.1) i = r + π e với i = Lãi suất danh nghĩa r = Lãi suất thực π e = tỉ lệ lạm phát kỳ vọng (lạm phát dự tính) VI. Tỉ giá hối đoái Tỉ giá hối đoái thực = tỉ giá hối đoái danh nghĩa x tỉ suất giá nội địa trên giá nước ngoài Chương trình Giảng dạy Kinhtế Fulbright Kinh tếVĩ mô Bài giảng 2 Niên khoá 2005-2006 Thai Van Can 8 (VI.1) ε = e x (P/P*) với ε = Tỉ giá hối đoái thực = tỉ suất giá cả hàng hóa nội địa trên giá hàng hóa nước ngoài = tỉ giá trao đổi ngoại thương (terms of trade: giá cánh kéo, tỉ lệ ngoại thương…) e = tỉ giá hối đoái danh nghĩa = tỉ suất giá nội tệ trên giá ngoại tệ P = giá hàng hóa nội địa P* = giá hàng hóa nước ngoài vậy, giá của một đơn vị nội tệ tính theo giá ngoại tệ Tăng (giảm) ε hay e có nghĩa là ε hay e tăng giá – appreciated (tiền giảm giá -- currency depreciated), cho thấy tính cạnh tranh của nền kinhtế so với phần còn lại của thế giới có thể giảm (tăng). Chú ý lúc đó tỉ giá hối đoái không còn là ε hay e, nhưng sẽ bị thay thế bởi khái niệm tương đương là tỉ giá hối đoái hiệu dụng thực (REER), và tỉ giá hối đoái hiệu dụng danh nghĩa. Ghi chú Những kết luận trên sẽ ngược lại nếu định nghĩa tỉ giá hối đoái danh nghĩa bị đảo ngược. Đây là trường hợp thông thường khi tỉ giá hối đoái danh nghĩa được thể hiện dưới dạng một đơn vị ngoại tệ theo giá trị nội tệ, như US 1 = VND15,000. Do đó, nếu US 1= D15, 500, có nghĩa là tiền đồng giảm giá (depreciated). . Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Bài giảng 2 Niên khoá 2005-2006 Thai Van Can 1 Kinh tế học vĩ mô: Nguyên tắc và lý luận Phần 2: Trình. chung trong nền kinh tế Y = GDP hay các số đo khác của thu nhập hay P = (MOQ/Y) x v Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Bài giảng 2