1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống quan điểm và phương pháp luận đề xuất chính sách biện pháp phát triển bền vững kinh tế xã hội văn hoá vùng đồng tháp mười

311 709 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 311
Dung lượng 13,14 MB

Nội dung

ĐỀ TÀI "CÁC VÂN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT MỞ ĐẦU Kế từ sau trận lũ lịch sử năm 2000, tình hình lũ lụt diễn biến ngày cảng

Trang 1

BO KHOA HOC VA CONG NGHE BO NN VA PT NONG THON

TRUONG DAI HQC THUY LOI

HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

ĐÊ XUẤT CHÍNH SÁCH - BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

KINH TẾ - XÃ HỘI - VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

Chủ nhiệm đề tài nhánh: Nguyễn Văn Sơn

Cao học Quản trị Kinh doanh

Cơ quan thực hiện:

Trung tâm Nghiên cứu Phát triên Đồng bằng sông Cửu Long

TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2003

Trang 2

MUC LUC

HIỆN TRANG KINH TE XA HOI VUNG ĐÔNG THÁP MƯỜI 3

PHAN |- PHAN VUNG SINH THÁI VÀ CÁC ĐẶC DIEM LU LUT

CO LIEN QUAN

1 Hiện trang sản xuất nông lâm ngư nghiệp nhe ee 16

2 Hiện trạng céng nghiép - tiéu tha: cong Nghiép «2 ect 30

3 Hiện trạng các ngành thương nghiệp dịch vụ che na 38 PHAN tII- HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ

HẠ TÀNG PHÚC LỢI XÃ HỘI ào 40

1 Hệ thống giao thông nọ n2 nhe 40

4 Hệ thong bưu chính viễn thông 2E HH HH H1 Thờ 51

5 Các van dé có liên quan đên cơ sở hạ tâng ¬— ~

6 Hiện trạng giáo dục - y tế - văn hóa LH neo 54 PHAN IV- HIEN TRANG DAN CƯ L0 0.20 0222 derre 58

1 Hiện trạng phân bố dân GƯ TT nh HH TT Tnhh key 58

2 Thực trạng phát triển xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn .85

3 Nhận định chúng uc ch nh nàn KT HH 4k kh ky 86

PHÀN V- TỎNG HỢP HIỆN TRẠNG KINH TÉ XÃ HỘI - So 88

1 Tổng hợp hiện trạng kinh tế xã hội SH rae 68

PHƯƠNG PHÁP LUẬN - QUAN ĐIÊM - PHƯƠNG HƯỚNG - GIẢI PHÁP

PHAT TRIEN KINH TẺ XÃ HỘI VÙNG ĐÔNG THÁP MƯỜI 73 PHÀN I- PHƯƠNG PHÁP LUẬN, QUAN ĐIÊM PHÁT TRIÊN 74

1 Phát triển bền vững (1c 2222222122122 112121 112 He 74

3 Quan điểm phát triỂn Q.00 202122222 2H22 u na 84

PHẦN II- CHIẾN LƯỢC CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIÊN BÈN VỮNG

KINH TẾ XÃ HỘI Q.Q 20.02202222 HH Hye 86

1 Chiến lược phát triỂn - L0 1 122121212221 nga 86

3 Các phương án phát triển đến năm 2010

Trang 3

1 Nông lâm ngư nghiệp .c co nhehhrrerneeerrrddrreiereo 92

PHAN V- BO TRI DAN CU’ VA BO THI HOA

1 Mục tiêu - quan điểm Q0 2022221 2111221212221 re PHÁN VI- CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN VÀ CHÍNH SÁCH ào 189

1 Biện pháp kỹ thuật - công nghệ hỗ trợ sản xuất và đời sống 169

2 Biện pháp vốn cho đầu tư và phát triển neo 172

3 Biện pháp huy động vôn xây dựng cơ sở hạ tầng

4 Biện pháp quản lý - chính sách hồ trợ Q11 112211211221 Hà 175

5 Biện pháp đào tạo nhân lỰC - TQ 01 12 HH1 n1 ke kh vàn 179

6 Biện pháp tô chức thị trƯưỜng cc cv HH 4n nà nghe ho 180

7 Xây dựng 5 chương trình mục tiÊU TQ 2n Hn ng ng kh hoa 180

II

Trang 4

CAC BANG BIEU

Bảng 1: Kích thước các kênh trục chính vùng Đông Tháp Mười 48

Bảng 2: Thống kê các kênh theo vùng và nhu câu cải tạo .49

Bảng 3: Tông hợp hiện trạng giáo dục vùng Đông Tháp Mười 05

Bảng 4: Tổng hợp hiện trạng y tế vùng Đông Tháp Mười

Bảng 5: Diện tích, dân số, mật độ vùng Đông Tháp Mười năm 2001 Bảng 6: GDP, GDP dau người vùng Đồng Tháp Mười năm 2001

Bảng 7: Cơ cầu kinh tế vùng Đông Tháp Mười năm 2201

Bảng 8: Thu ngân sách vùng Đông Tháp Mười năm 2001 Mi Bảng 9: Các chỉ số tổng hợp Đông Tháp Mười theo 2 phương án phát triển 91

Đảng 10: Độ ngập và thời gian ngập tối đa tại các ô

sau khi hệ thống kiểm soát lũ hình thành .95

Bang 11: Co cau canh tác theo vùng sinh thái .105

Bang 12: Các chỉ tiêu chính của 2 phương án phát triển khu vực l 115

Bảng 13: Các hệ thống canh tác chính trên vùng Đông Tháp Mười .125

Bang 14: Các chỉ tiêu của 2 phương án phát triển công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp Sa 132 Bảng 15a: Dự kiến các dự án phát triển công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp Phương án 1 ĐT 11211111 12 12102 111110111 kh à 132 Bảng 15b: Dự kiến các dự án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Phương áh Ô HH HH He kh ng KH ki ha, 133 Bảng 16: Dự kiến các dự án phát triển thương mại - dịch vụ co 144 Bảng 17: Mật độ giao thông bộ vùng Đông Tháp Mười ng 150 Bằng 18: Các chỉ số về bưu chính viễn thông vùng Đông Tháp Mười 152

CÁC BẢN ĐÒ

- Hành chánh vùng Đông Tháp Mười

- Phân vùng tài nguyên nông nghiệp theo vùng sinh thái vùng Đông Tháp Mười

- Hiện trạng kinh tế xã hội vùng Đông Tháp Mười

- Phân bố các ô thủy văn - các trục kinh tế đô thị vàng Đông Tháp Mười

- Bố trí phát triễn kính tế xã hội vùng Đồng Tháp Mười

Il

Trang 5

ĐỀ TÀI "CÁC VÂN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT

MỞ ĐẦU

Kế từ sau trận lũ lịch sử năm 2000, tình hình lũ lụt diễn biến ngày cảng trớ nên đa dạng vả tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất, đời sông

dan cu, co sé ha tang trên địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và

Đông Tháp Mười nói riêng Các tác động đó thể hiện trên nhiều mặt kinh tế -

xã hội như :

dân cư, nhà ở, độ an toàn nhân mạng trong mùa lũ;

chế độ mùa vụ, độ ồn định của sản xuất nông ngư nghiệp, các ngành

Với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, về cơ bản cơ cấu kinh tế, hệ thông canh tác, duy mô sản xuất tại vùng Đồng Tháp Mười đã bắt đầu biểu hiện sự chuyển dịch Các cụm tuyến dân

cư đang dân dẫn hình thành; nhiều cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi đang được xây dựng; cơ cấu sử dụng đất và nuôi trồng đang có khuynh hướng đa dạng hóa theo hướng nâng cao hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích

ứng với điều kiện lũ; các hoạt động kinh tế khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và nhất là khu vực III (thương mại - dịch vụ) ngày càng phát triên Những chuyển biển trên đòi hỏi định hướng và quy hoạch kiểm soát lũ phải tương ứng với định hướng phát triên bền vững kinh tế xã hội

Do đó, việc thực hiện kiêm soát lũ trên vùng Đồng Tháp Mười đặt cơ

sở trên việc giải quyết đồng bộ hai vấn đề Một mặt, cần kiểm soát lũ hiệu quá và hợp lý, từng bước phục vụ định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng; các biện pháp công trình kiểm soát lũ của vùng Đồng Tháp Mười phải đảm bảo tính khả thi về mặt thủy văn trong vùng và liên vùng, đồng thời cũng phải phù hợp với đặc thù và định hướng khai thác tài nguyên lũ phục

vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng

BE TAI NHANH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI, -VĂN HOA", 11/2003 I

Trang 6

bE TAT "CAC VAN BE THOAT LU VA KINH TE-XA HOT -MOI TRUONG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG DONG THAP MUOT

Mặt khác cần nghiên cứu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ và hợp lý trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với

đặc điểm thủy văn của vùng sau khi hình thành và vận hành các công trình

kiểm soát lũ; các định hướng phát triển kinh tế xã hội về bố trí lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng, dân cư cân tham chiếu các cơ sở dự báo các biến động chế độ thủy văn và môi trường nước mặt trên từng vùng sinh thái sau khi hình thành vả vận hành các công trình kiểm soát lũ; đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng

Trên cơ sở đó, đề tài nhánh "Nghiên cứu hệ thông quan diém va

phương phúp luận giải quyết các vẫn đề kinh tế - xã hội - văn hóa, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển kinh té - xã hội - văn hóa bên vững vùng Đồng Tháp Mười" thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC.08.19 “Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế xã hội phục vụ phát triển bên vitng vung Đẳng Tháp Mười” được trung Tâm Nghiên cứu Phát triên Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện nhằm vào mục tiêu nghiên cứu đề

xuất hệ thống phương pháp luận, quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm phát triển kinh té - xã hội bằn vững vùng Đồng Tháp Mười trong

bắi cảnh kiểm soát lũ

Thành phần chính thực hiện dé tai và tổng hợp báo cáo: Nguyễn Văn

Sơn, Bùi Đắc Tuấn, Lẻ Minh Đúc, Nguyễn Thế Diễn, Nguyễn Văn Đăng, Lê

Xuân Thuyên, Đặng Hòa Phong, Phạm Nguyên Khang, Nguyễn Trọng Bình

Trọng tâm nghiên cứu của đề tài nhánh nhằm vào 3 vấn đề: sản xuất, dân cư và các cơ sở hạ tang kỹ thuật - phúc lợi trên cơ sở phương châm sống chung với lũ chủ động, ôn định và phát triển bền vững Đề tài được thực hiện từ tháng X1/2002 đến tháng XII/2003 và được tông hợp trong báo cáo này, bao gồm 2 phan:

- Tổng hợp và đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội

- Phương pháp luận quan điểm phát triển và đề xuất chiến lược, phương hướng, các giải pháp phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh thoát

hạ

Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn GsTs Nguyễn Ngọc Trân, tập thể nghiên cứu viên Cơ sở 2 - Trường Đại học Thủy lợi, nhân dân và chính quyền các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang đã hỗ trợ và góp ý hoàn

thành để tài nghiên cứu này

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HOL-VAN HOA"; 11/2003 wo

Trang 7

ĐỀ TÀI "CÁC VAN DE THOAT LU VA KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHUC VỤ PHÁT TRIỂM BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI

VÙNG ĐÔNG THÁP MƯỜI

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI,-VĂN HÓA", 11/2003 uo

Trang 8

Ranh xã Quốc lộ

Đường tinh

kênh rạch

Trang 9

ĐỀ TÀI "CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT

PHAN MOT

PHAN VUNG SINH THAI VA

CÁC DAC DIEM LU LUT CO LIEN QUAN

| PHAN VUNG SINH THAI

Đồng Tháp Mười là một tiểu vùng kinh tế thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được giới hạn trong khu vực chịu ánh hưởng lũ và hậu như không nhiễm mặn phía Bắc sông Tiên, bao gồm phản lãnh thô thuộc 3 tỉnh:

- Long An: các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Bên Lức, Thủ Thừa

- Tiền Giang: các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước

- Dong Tháp: các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Binh, Cao Lãnh, Tháp Mười, thị xã Cao Lãnh

Diện tích toàn vùng là 7.088,6 km” và được giới hạn bởi

- Biên giới Kampuchea phía Bắc

- Sông Tiền phía Tây và phía Nam

- Sông Vàm Có Đông và quốc lộ 1 phía Đông

Tọa độ địa lý

- 105°11!03" - 106°28'27" kinh độ Đông

- 10916125" - 10°59!56" vĩ độ Bắc

2 Các tiểu vùng sinh thái

Tuy một phan đáng kế của vùng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp trên nền đất phèn nhưng thực ra, Đồng Tháp Mười là một vùng sinh

thái tương đối đa dang với nhiều đạng môi trường vật lý và môi trường sinh học khác nhau

Trên cơ sở các điều tra tong hop vung Đồng bằng sông Cửu Long (1983-1991), Chương trình Điều tra Tổng hợp Đồng bằng sông Cửu Long 60-B đã tổng hợp các yếu tố về môi trường vật lý, các đặc tính về sinh học, hoạt động nhân sinh và đã chia vùng Đồng Tháp Mười thành các tiểu vùng sinh thái như sau:

ĐỀ TÀI NHẢNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI,-VĂN HÓA”; 11/2003 4

Trang 10

ĐỀ TÀI "CÁC VAN BE THOAT LU VA KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHUC VỤ PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOI

2.1 Tiéu ving thém va triển phù sa cỗ

Năm dọc theo biên giới Kampuchea từ Tân Hội Cư đến Hưng Điển

(thuộc huyện Tân Hồng) đến Mỹ Quý Tây (thuộc, huyện Đức Huệ) thành dãy

đất cao cách biên giới 10-12 km; đôi khi phát triển đến khu vực giồng Găng (cách biên giới gần 30 km) Các đặc trưng chính của tiểu vùng là:

- Cao trình khá lớn, phổ biến từ 2,0-3,0 mét đối với vùng thêm và I,5-

2,0 mét đối với vùng triển

- Vì là vùng đầu nguồn li nên mực nước lũ rat cao và có khuynh hướng giảm mạnh từ Tây sang Đông Ứng với tần suất lũ 1%, mực nước lũ tôi đa khoảng 5,5-6,0 m tại Tân Hội Cư và giám còn khoảng 2,2-2,5 m tại

Mỹ Quý Tây; ứng với tần suất 20%; mực nước tại 2 điểm này vào khoảng

4.0-4,5 m va 1,8-2,0 m

Do cao trình đất khá lớn nên độ ngập tại địa bàn không lớn rút sớm hơn các vùng khác Ứng với tần suất 14, độ ngập max dao động trong khoảng 1,0-2,0 m; trị sô này ứng với tần suất lũ 20% chỉ vào khoảng, 0,5-1,0

m Tuy nhiên, do địa hình không đồng nhất nên tồn tại một số vùng úng cục

bộ kéo dài sau mùa lũ

- Loại thô nhưỡng chủ yếu là các loại đất xám và đất dốc tụ trên nền

phẻn, đặc điểm chung là thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, thoát

nước tốt, phô thích nghi rộng nhưng độ phì thấp

- Thám thực vật tự nhiên đặc trưng cho vùng ít ngập (điền ma, mỗm,

cỏ sả, xuân thảo, cỏ ống ) Thủy vực nằm trong vùng sinh thái trăng ngập

lũ chua, thuộc đới di trú IÍ (trũng liên tục với Biển Hồ), tài nguyên thủy sản kém phong phú

Tiểu vùng được chia thành 2 đơn vị là

- Thêm phù sa cố: nằm sát biên giới, cao trình lớn, đất thuộc loại đất xám điển hình, đất xám loang lỗ, ít ngập, rút sớm

oo Trién phù sa cố: dạng trung gian giữa thêm phù sa cô với đồng lũ đật thuộc loại đất xám nhiễm phèn, đât xám gley, dat dốc tụ trên nên phẻn, đât giông; ngập nông, rút sớm

Tiểu vùng tuy ít ngập nhưng do vị trí tương đối cách ly với các địa bản khác về phương điện giao thông, đất có độ phì thấp nên mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng ít phát triển, dân cư phân tán

_ Tuy nhiên, địa bản có tiềm năng phát triển kinh tế biên giới với 3 cửa

khâu Dinh Bà, Bình Hiệp và Mỹ Quý Tây

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI,-VĂN HÓA"; 11/200 tủ

Trang 11

ĐỀ TÀI "CÁC VÂN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TẾ XÃ HỘI -MÔI T°: “”NG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT

1.2 Tiểu vùng đê sông tự nhiên và đồng bằng sau đê

Năm đọc sông Tiền và sông Vàm Cỏ, bao gồm

- Huyện Hồng Ngự, thị xã Cao Lảnh;

- Khu vực phía Tây các huyện Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh;

- Khu vực phía Nam các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành;

- Khu vực dãi hẹp ven sông Vàm Cỏ thuộc các huyện Đức Huệ, Thủ

Thừa, Bến Lức, Thạnh Hóa

Có thể chia thành hai khu vực:

2.2.1 Khu vực đê và động bằng sau đê sông Tiền

Khu vực này hình thành dãy đất cao rộng 5-8 km ven cách bờ sông

Tiền và có khuynh hướng rộng dân hướng về phía hạ lưu, với các đặc điểm tông quát sau:

- Cao trình phổ biến từ 1,5-!,8§ mét tại khu vực thượng lưu và giảm còn 1,0-1,2 m tại khu vực hạ lưu; tuy nhiên tại khu vực nảy, do quá trình lên liếp làm vườn, cao trình đất đắp liếp có thể lên đến 1,7-2,0 m

- Mực nước lũ biến thiên mạnh từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang

Đông Tại Thường Phước, ứng với tần suất lũ 1%, mực nước lũ tối đa trên

5,5 m, giảm còn 2,§-3,0 m tại Cao Lánh; khu vực phía Nam Cao Lánh, chế

độ triểu chiếm ưu thế, mực nước giam con 1,7-1,8 m tại Mỹ Tho Ứng vol

tần suất 20%; mực nước tối đa Thường Phước vào khoảng trên 4,0 m, tai Cao Lanh 2,4-2,6 m và tại Mỹ tho khoảng 1,5-1,6 m

Độ ngập giảm dần từ thượng lưu đến hạ lưu và tăng dần từ đê sông đến đồng bằng sau đê Ứng với tần suất 1%, độ ngập max tại Thường Phước

từ đê sông đến dãy đồng băng sau đề là 3,0-4,0 m, tại Cao Lãnh là 1,2-1,5 m,

tại Mỹ Tho từ 0,5-0,8 m Ứng với tần suất 20%, độ ngập max tại Thường Phước là 1,5-3,0 m, tại Cao Lãnh là 1,0-1,2 m, tại Mỹ Tho từ 0,0-0,5 m

Do vị trí nằm sắt sông Tiền nên khả năng rút nước sau mùa lũ khá tốt

Qua khỏi Ngũ Hiệp, địa bàn bắt đầu chịu ảnh hưởng lợ vào thời kỳ cao điểm

mùa khô

- Loại thổ nhưỡng chủ yếu là các loại đất phù sa bồi, phù sa ít được bồi và phù sa loang 16, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, thích nghỉ canh tác lúa nước nhưng vẫn có thể thâm canh cây lâu năm trong điều kiện lên liếp và cải tạo độ chat, độ phì từ khá đến cao Ngoài ra, tại khu vực hạ lưu còn xen lẫn vài giồng cát cô

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VAN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI,-VĂN HÓA”; 11/2003 6

Trang 12

ĐỀ TÀI “CÁC VAN BE THOAT LU VA KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT

- Thảm thực vật đặc trưng là cỏ cháo - lồng vực (tự nhiên) và thé cu -

vườn (nông nghiệp) Thủy vực nằm trong vùng đề sông, thuộc đới di trú I (nước sông), tải nguyên thủy sản rất phong phú trong mùa lũ

Đây 1a dia ban có mật độ dân số cao nhất với các đô thị lớn trên trục

phát triển kinh tế xã hội quốc lộ I - quốc lộ 30 (Cao Lãnh, Mỹ Tho, Tân An,

Hồng Ngư) và các đô thị vệ tỉnh (Thanh Bình, An Long, Mỹ Thọ, An Hữu,

Cái Bè, Cai Lậy, Vĩnh Kim, Tân Hiệp, Thủ Thừa, Bến Lức) và cũng là khu

vực giao lưu kinh tế mạnh nhất, là đầu cầu trung chuyển của địa bàn ngập lũ trung tâm Cơ sở hạ tầng, tương đối hoàn chỉnh, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tương đối phát triển

2.2.2 Khu vực đê sông Vàm Có

Chỉ hiện diện thành dãi hẹp dọc sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây

- Cao trình phổ biến từ 1,0-1,2 mét tại khu vực thượng lựu và giảm

còn 0,5-0,8 m tại khu vực hạ lưu

- Ứng với tần suất lũ 1%, mực nước lũ tối đa trên 3,0 m tại thượng lưu sông Vàm Co giam con 1,8-2,0 m tại khu vực ven quốc lộ I; vdi tân suất 20%; mực nước tôi đa khoảng trên 2,0-2,5 m tại thượng lưu và 1,0-1,5 m tại

hạ lưu

Tại Long An và Bến Lức, địa bàn chịu ảnh hưởng lợ vào mùa khô

_ 7 Loai thổ nhưỡng chủ yếu là các loại đất phù sa bồi, phù sa loang 16

va dat phen it cé tang phu sa trén mat, dé phi kém hon vùng đề sông Tiên

° Thám thực vật đặc trưng là lác hến - léng vuc, bo xit, rau ma Thuy

vực năm trong vùng đê sông, thuộc đới di trú I (nước sông), tài nguyễn thủy sản kém phong phú hơn so với vùng đề sông Tiên do lưu vực nhỏ và ảnh

hưởng chua phèn, mặn lợ

Kinh tế tại dia ban phát triển không mạnh, cơ sở hạ tầng ít đồng bộ

VỚI cửa ngõ giao lưu là thị xã Tân An

Khu vực đê sông Vàm Cỏ cũng chia thành 2 đơn vị: đê ven sông và bưng ven sông nhưng chỉ hình thành dãi hẹp 4-7 km 2 bên bờ sông

1.3 Tiểu vùng đồng lũ sau đê sông

Nằm sau đê và bưng ven sông, đây là địa bàn có diện tích lớn nhất vùng Đồng Tháp Mười với ranh giới phía Tây gần trùng với trục Tân Hưng - Trường Xuân - Tân Thạnh - Mỹ Phước - Mỹ Tho

ĐỀ TÀI NHANH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI, -VĂN HÓA”; ¡1/2003 7

Trang 13

ĐỀ TÀI "CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHUC VỤ PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT

- Ứng với tần suất lũ 1%, mực nước lũ tối đa trên 4,5 m tại phía Bắc

giảm con 2,0-2,5 m tại khu vực gần sát với vùng đề sông Tiền và đê sông

Vam C6; với tần suất 20%; mực nước tối đa trên 3,5 m tại thượng lưu và 1,5-2,0 m tại hạ lưu

- Phần lớn đất thuộc loại đất phủ sa ít được bồi (khu vực phía Nam)

và đất phèn hiện tại sâu (khu vực phía Bắc) có độ phì từ trung bình đến khá,

xen lẫn một số vùng có đất phèn hiện tại nông

- Thám thực vật ưu thế biến thiên từ hội đoàn ưu thế cỏ cháo - lồng vực sang lau - nghề - lác hến Thủy vực thuộc vùng sinh thái trũng ngập lũ chua, thuộc đới di trú II (trũng liên tục với Biển Hồ), tài nguyên thủy sản ít phong phú do nằm trong khu vực giáp nước giữa đới I và đới II

Tiểu vùng này được chia thành 2 đơn vị: đồng lũ cao và đồng lũ thấp;

sự khác nhau chủ yếu ở cao trình, dạng địa mạo, loại đất và chế độ ngập

Hoạt động kinh tế chú yêu của tiểu vùng là nông nghiệp với 2 đô thị

có quy mô nhỏ (Mộc Hóa, Mỹ An) và một số đô thị vệ tỉnh (Sa Rai, Tram

Chim, Tan Hung, Thiên Hộ), các hoạt động giao lưu kinh tế chủ yếu hướng

ra khu vực các đô thị lớn của tiêu vùng đê sông tự nhiên và trục quốc lộ 1,

quốc lộ 30 Cơ sở hạ tầng ít đồng bộ, hoạt động công nghiệp - tiểu thú công

nghiệp phát triển kém

1.4 Tiểu vùng đồng lũ trũng

Nằm tại khu vực phía Đông trục Tân Hưng - Trường Xuân - Tân Thạnh - Mỹ Phước - Mỹ Tho Tiểu vùng có cao trình thấp dần đến khu vực tring thap nhất là Mỹ Phước - Tân Lập, thuộc phần lớn huyện Mộc Hóa,

Tân Thạnh, Thủ Thừa, Bến Lức, Châu Thành và toàn bộ huyện Thạnh Hóa,

Tân Phước

- Địa bàn ngập trễ và không sâu; với tần suất 1%, mực nước lũ tối đa phố biến 2 ;0-2,2 m và giảm dần về phía Đông (1,5 m); với tần suất 20%; mực nước tối đa <2,0 m Tuy nhiên, thời gian úng ngập kéo dài, bị ảnh hưởng phèn tại chỗ và ngoại lai

- Đa số là đất phèn hiện tại hoặc tiềm tang

- Hội đoàn thực vật tiêu biểu la tram gid - bang - năng Thủy vực thuộc vùng sinh thái trăng ngập lũ rất chua, thuộc đới di trú II (trũng liên tục với Biển Hồ), tài nguyên thủy sản nghèo nàn

Địa bàn có mật độ dân số thấp nhất, phát triển chủ yếu là nông lâm

ngư nghiệp hướng ra đồ thị đầu môi là thị xã Tân An và một phân hướng về

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ:XÃ HỘI,-VĂN HOA"; 11/2003 §

Trang 14

ĐỀ TÀI “CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI -MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG DONG THAP MUOT

TP Hỗ Chí Minh thông qua Đức Hòa, cơ sở hạ tầng kém phát triển, hầu như không có hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đáng kẻ

2 Phân hạng tính thích nghỉ đất đai theo vùng sinh thái

Bản đồ Tài nguyên Nông nghiệp vung Déng bang sông Cửu Long (chương trình 60B, 1991) đã chia vùng Đồng Tháp Mười thành 37 đơn vị tài

nguyên nông nghiệp; bản đồ Định hướng các Tiêm năng _Nông Lâm Ngư nghiệp vùng Đồng Tháp Mười (dự án Điêu tra đánh giá diễn biên tự nhiên-

kinh tê-xã hội vùng Đồng Tháp Mười sau 10 năm khai thác 1985-95) cũng

đã chia vùng Đồng Tháp Mười thành 21 đơn vị tiểm năng Các đơn vị trên

có thể được tông hợp theo vùng sinh thái như sau:

2.1 Tiểu vùng thầm phù sa cỗ

Thích nghỉ canh tác lúa 1-2 vụ, có thể tiến lên luân canh màu hoặc chuyên canh cây trông cạn ở những địa bàn ít ngập và chủ động vê thời vụ, mặt băng kết hợp với rừng phòng hộ

2.2 Tiểu vùng đê sông tự nhiên

Thích nghi canh tác hoa màu hoặc lúa luân canh màu (khu vực Bắc Cao Lãnh) và phát triên kinh tê vườn (khu vực Nam Cao Lãnh) ket hợp với

phát triển cá bè tại khu vực trung - thượng lưu sông Tiên

2.3 Tiểu vùng đồng lũ sau đê sông

Thích nghĩ canh tác lúa từ 1-2 vụ (khu vực thượng lưu) đến 2 vụ (khu

vực trung lưu) và 2-3 vụ (khu vực hạ lưu) Một sô vùng trũng phén tại Tân Hưng, Tân Thạnh, Tam Nông được đề xuất cơ cấu nông lâm kết hợp hoặc khu bảo tồn

Đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình nuôi

trông thủy sản dạng ao hâm và đăng quân trong mùa lũ

2.4 Tiểu vùng dong lit triing

Thich nghi voi nhiéu loại hình canh tác: lúa chuyên canh (phía Nam Mộc Hóa), nông lâm kết hợp (khu vực chung quanh Tân Thạnh), chuyên canh tràm (khu vực trũng sau đệ sông Vàm Cỏ Tây từ Mộc Hóa đến Thạnh Hóa), canh tác hôn hợp khóm - cây lâm nghiệp (khu vực Bắc Đông - Tân Lập), chuyên canh khóm mía có kết hợp với rừng - lúa 1 vy (khu vực giữa sông Vàm Có Tây và Vàm Cỏ Đông)

ĐỀ TÀI NHÁNH “CÁC VẤN ĐỀ KINH TE-XA HOI,-VAN HOA": 11/2003 9

Trang 16

DE TAL "CAC VAN DE THOAT.LU VA KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHUC VỤ PHÁT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT

Như vậy, có thể thấy trừ tiểu vùng đê sóng và đồng lũ sau đê sông có

hệ thống canh tác hiện khá phù hợp với tính thích nghỉ, các tiểu vùng còn lại

có hiện trạng sử dụng đất còn nhiêu biến động so với tính thích nghi

3 Các điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến phân vùng 3.1 Trong quá trình khai thác Đồng Tháp Mười, hệ thống các kênh tiếp nước từ sông Tiền theo hướng Đông - Tây (kênh Hồng Ngự, Đồng Tiến

- Dương văn Dương - Bắc Đông, Tháp Mười - Nguyễn văn Tiếp) đã hình

thành các tuyến đê bao kiêm đường giao thông can lũ theo hướng Bắc Nam Nếu tính cả trục lộ N1 đang thi công, trục lộ N2 sắp hình thành và quốc lộ 1, vùng Đồng Tháp Mười hình thành 6 tiểu vùng có hình thái ngập theo bậc thang với chế độ ngập khác nhau và đã có tác động sâu sắc đến hệ thống canh tác, bố trí mùa vụ trên từng tiếu vùng

Có thê thấy trên tiểu vùng đê sông và đồng lũ sau đê sông, do sự hình thành các bậc thang ngập, sô vụ canh tác có khuynh hướng tang dan lên từ Bac xudng Nam Dia ban phia Bắc lộ NI (Tứ Thường) là khu vực hai vụ lúa không ôn định, vụ Hè Thu thường bị đe dọa trong những năm lũ về sớm;

ngược lại, hầu hết địa bàn phía Nam kênh Nguyễn văn Tiếp đều có thê canh tác 2,5-3,0 vụ/năm; khu vực phía Nam quốc lộ I là vùng kinh tế vườn ổn định

Tại tiểu vùng đồng lũ trũng, tính chất ngập bậc thang không rõ nét nhưng cũng đã phân hóa nhiều kiểu hình canh tác từ lúa, tràm tại các bậc thang phía Bắc đến vùng chuyên canh khóm, mía tại các bậc thang phía

Nam

3.2 Ngoài ra, trên các trục kênh và lộ giao thông theo hướng Đông

Tây này này cũng đã hình thành các tuyến, cụm dân cư và cơ sở hạ tang, tao nên các trục phát triển kinh tế xã hội theo hướng Đông - Tây với nhiêu đô

thị quan trọng như Hồng Ngự, Sa Rai, Tram Chim, Cao Lanh, Tháp Mười,

Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân An, Cai Lậy, Mỹ Tho và có ảnh hưởng rõ nét

đến hoạt động khu vực Ï nói riêng và toàn nền kinh tế - xã hội nói chung của từng tiểu vùng

ll CAC DAC DIEM LU LUT CO LIEN QUAN

Trang 17

DE TAI "CAC VAN BE THOÁT LŨ VA KINH TE-XA HỘI -MÔI TRƯỜNG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT

- Diéu kién thuong nguồn: độ lớn của lũ trên sông chính và tình hình

nước tràn trên địa phận Kampuchia

- Diéu kiện tại chỗ: tình trạng ngập úng (do mưa tại chỗ) trước lũ và

sự biên đôi mặt đệm (hệ thông đê bao, đường, kênh mương, cụm, tuyên dân

cư ) ở vùng ngập Đồng Tháp Mười

Xu thé tran qua bién giới ngày càng tang | lên (W tràn khoảng 8 ;06 tỉ

mì nam 1991, >40 ti m’ nam 1996 va >60 tỉ mỉ năm 2000), day la van dé

cân nghiên cứu lý giải để có giải pháp kiểm soát lũ triệt để cho vùng ngập thuộc Kampuchia và Việt Nam Quá trình gia tăng dòng chảy tràn làm tình

hình ngập lụt trong nội đông tăng lên, chênh lệch giữa dòng chính và nội

đông giảm thâp, sự chuyên tải phù sa vào nội đông vì thê cũng giảm dân

1.2 Lũ vào trong Đồng Tháp Mười theo các hướng:

- Nhánh TraBek: xuống rạch Cái Cái nối vào kênh Phước Xuyên và xuôi theo rạch Cái Cỏ chảy về sông Vàm Cỏ Tây

- Nhánh chính là Tonle Prosat (hay Stung Slot) chảy song song với sông Tiền, nhận thêm nước sông Tiền qua 47 câu công trên đường từ Neak Luong đến biên giới Đây là luồng nước rất mạnh, tràn qua vùng Tứ Thường

đồ ra lại sông Tiền tại Tân Châu và theo sông Sở Thượng (đoạn cuối sông

Tonle Prosat) chảy ra sông Tiền tại Hồng Ngự

- Lượng nước tràn ở bên trái sông Sở Thượng vượt biên giới và vượt sông Sở Hạ chảy qua một băng thấp dọc các kênh Bình Thành, Tân Công Chí vào Đồng Tháp Mười Lượng nước này nhanh chóng làm ngập vùng Bắc Hồng Ngự, một phần theo bãi kênh Hồng Ngự chuyển sang phía Đông, phần chính rút qua bờ Nam kênh Hồng Ngự theo các kênh Kháng Chiến, Phú Thạnh, Phú Đức chảy thành một vệt trên đồng song song với sông Tiên, sau đó rút ra sông Tiền ở Cao Lãnh

Đòng lũ tràn này lan at và làm giảm nhỏ dòng chảy từ sông Tiền theo

các kênh trục vào Đồng Tháp Mười, do đó đầu tháng VII có 5 kênh chảy vào Đồng Tháp Mười (Hồng Ngự, An Bình, Đồng Tiền, An Phong-Mỹ Hòa, Nguyễn Văn Tiếp), nhưng từ cuôi tháng VIH trở đi khi lũ đã tràn mạnh trên đồng thì kênh Nguyễn Văn Tiếp | ại tháo nước từ Đồng Tháp Mười ra sông

Tiên

Khi nước đã lên tràn bờ các kênh trong Đồng Tháp Mười thì tốc độ

truyền sẽ chậm lại vì diện tích mặt nước để trữ rất lớn so với lưu lượng chảy

qua và vì có nhiều đường, đê bao ngăn lũ trên đồng Thời gian truyền đỉnh lũ

ĐỀ TÀI NHÁNH “CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾXÃ HỘI,-VĂN HÓA”; 11/2003 H

Trang 18

ĐỀ TÀI “CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT

từ Tân Châu đến Mộc Hóa mất 16 ngày, tuy nhiên thời gian truyền đỉnh thứ

hai (tháng X) khi đông đã đây nước chỉ có 6 ngày

1.3 Nước lũ trong Đồng Tháp Mười theo các kênh rút xuống hạ lưu theo 2 hướng:

- Hướng chỉnh, nước vượt kênh Nguyễn Văn Tiếp rút xuống S.Tién

theo cac kénh huéng Bac Nam: Doc Vam Ha, Thay Cai, Duong Thét cho dén kénh Nguyén Tan Thanh

_ 7 Huong thir hai chay sang séng Vam Co Tay Ngoai ra con co mét phân tràn qua khu Bo Bo sang Vàm Có Đông

Từ 1991 khi tuyến đường dọc kênh Tân Thành-Lò Gạch hình thành va

và được đấp cao vượt lũ thì diễn biến lũ ở khu vực từ biên giới đến kênh Hồng Ngự trở nên phức tạp Dòng lũ sau khi vượt qua tuyến Sở Hạ-Cái Cỏ tiếp cận tuyến Tân Thành - Lò Gạch bằng nhiều hướng Do chịu sức cản lớn, một phần dòng lũ tràn qua bờ Cái Cái từ Tân Hồng đến Thông Bình để kết hợp với dòng lũ từ dọc Cái Cỏ về rồi chảy qua các kênh và tuyến bờ thấp chưa khép kín của kênh Tân Thành - Lò Gạch từ Cái Cái đến Hưng Điền Từ đây một phần dòng lũ theo các kênh và băng đồng vào tiếp vùng trung tâm Dong Tháp Mười, một phân bố sung vào đầu sông Vàm Cỏ Tây để qua Mộc Hóa hay tràn sang bờ trái xuống khu kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ

Trong quá trình khai thác vùng lũ Đồng Tháp Mười, hàng loạt hệ

thông đê bao, đường giao thông, kênh muong, cum dân cu, hinh thanh

ngàng doc trong vùng lũ gắn như không kiểm soát được đã làm thay đối địa hình khu vực, và do đó đã làm thay đôi chế độ vận động của dòng lũ qua động bằng Có những công trình có tính cản lũ (đê bao, đường, ), mn cũng có những công trình có tính dẫn lũ (đào mới hay nạo vét kênh mương ) các công trình này đan lần nhau làm cho diễn biến lũ trở nên phức tạp Ngoài ra còn phải kể đến các điều kiện tự nhiên vùng trung lưu và thượng lưu sông Mekong bị thay đổi (thảm rừng, bồi lắng, xây dựng các hồ chứa, .) đã làm thay đối dòng lũ hình thành trên sông

2 Ngập lũ ở Đồng Tháp Mười

Độ ngập đỉnh lũ phân bố như sau:

- Trong thời kỳ đỉnh lũ, ứng với tần suất 1%, trừ một số vùng nhỏ triển phù sa cổ, toàn bộ vùng lũ Đông Tháp Mười đều bị ngập

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI -VĂN HÓA” 11/2003 12

Trang 19

ĐỀ TÀI "CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TẾ, XÃ HỘP -MÔI TRƯỜNG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG DONG THAP MUOT

Vùng ngập rất sâu (trên 3 mét) tại khu vực Hồng Ngự; trên dia ban nay

có 2 vùng ngập trên 4 mét tại Hồng Ngự và một khu vực ngập dưới 2 mét tại phía Bắc Tân Thành

Ranh giới độ sâu ngập đỉnh lũ trên 2,5 mét theo trục Thanh Bình - Mộc

Hóa

Khu vực có độ ngập đỉnh lũ dưới 1 mét chỉ phân bố rải rác phía Đông

và Nam quồc lộ 1 thuộc tỉnh Tiên Giang

- Với lũ tần suất 10%, phía Bắc trục Thanh Bình - Mộc Hóa có độ

ngập đỉnh lũ trên 2 mét Địa bản ngập dưới 1 mét mở rộng ra tại phía đông Long An, Đông-Đông Nam Tiền Giang

- Với !ũ tần suất 20%, ranh độ ngập đỉnh lũ trên 2 mét dịch chuyến lên phía Bắc 10- 12 km Địa bàn ngập dưới l1 mét mở rộng ra, riêng tại khu vực phía Nam quốc lộ 1 thuộc tỉnh Tiên Giang, độ ngập chỉ còn dưới 0,5 m

- Với tần suất 50%, ranh độ ngập đỉnh lũ dưới 1 mét kéo dài từ Tân

Thạnh - Bắc Mộc Hóa; ranh ngập sâu trên 2 mét dịch chuyển khoảng trên 25

km lên phía Bắc (trục Vàm Nao - Vĩnh Hưng)

Giữa các tần suất 1%, 10% và 20%, không có sự khác biệt nhiều về

diện tích ngập trung bình nhưng lại khác biệt nhiều đối với diện tích ngập nông vả ngập sâu

Nhìn chung, ứng với những năm lũ lớn, điện tích ngập trung bình chiếm khoáng 1⁄2 diện tích vùng lũ, ngập nông chiếm 3-2824 diện tích và ngập sáu-rát sâu chiếm 18-26% diện tích tùy theo tấn suất Trong những năm lũ trung bình, gân 12 diện tích là ngập nông và 39% diện tích ngập trung bình

3 Chất lượng nước ở Đồng Tháp Mười

3.1 Nước chua phèn

Diện tích đất phèn ở Đồng Tháp Mười là 273.659 ha, thời điểm từ

giữa đên cuôi mùa lũ, đât và nước có độ chua thâp nhật

- Tại Đồng Tháp Mười nhờ vào hiệu quả của các kênh ngang lấy nước

từ sông Hậu, nhất là kênh Hồng Ngự, nước chua sớm bị đây về hạ lưu (khu vue Bac Đông-Bo Bo) Tại đây, địa hình trũng và là khu vực giáp nước giữa

2 sông Vam Có (Bo Bo) hoặc sông Vàm Có Tay — Sông Tiền (Bắc Đông), hơn nữa, thời điểm nước chua từ thượng lưu dồn về cũng là thời điểm nước sông đã dâng cao theo triều nên khả năng tiêu nước chua ra sông Vam Co rat

hạn chế Do đó, có thể xem đây là khu vực chua nhất và kéo dài nhất Đồng

BE TAI NHANH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ“XÃ HỘI, -VĂN HÓA'; 11/2003 13

Trang 20

ĐỀ TÀI “CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MƯỜI

Tháp Mười (khoảng trên 4 tháng trong những năm lũ lớn và gần như quanh

năm trong những năm lũ nhỏ)

- Biến động về chế độ lũ hàng năm cũng có ảnh hưởng đến phân bố

của vùng nước chua trong Đông Tháp Mười Những năm lũ lớn nước chua

bị dồn nhanh làm tổn hại khu vực hạ lưu hai sông Vàm Cỏ; những năm lũ kém, nước triều tháng VI lại đây vùng giáp nước chua lên đến sát khu vực

phía Nam Mộc Hóa

Một cách tổng quát, có thể phân vùng nước chua (pH<4) tại Đằng

Tháp Mười như sau:

- Khu vực chua 1-2 tháng (tùy vào cường suất ]ũ): địa bản chung quanh Vĩnh Hưng, Tân Hưng Thời gian nước chua nhất chỉ trong khoảng đầu mùa mưa (tháng VI-VII); sau đó lũ về nhanh dồn nước chua xuống hạ

lưu

- Khu vực chua 2-4 tháng: địa bàn có diện tích lớn nhất, tập trung tại

Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ Thời gian nước chua nhật trong khoảng đâu mùa mưa (tháng VI-VII); trong những năm lũ kém có thê kéo dài qua tháng

VIII và có thể bị chua sớm vào tháng XH-L

- Khu vực chua 4-6 tháng và 4->9 tháng: thuộc địa bàn Bắc Đông —

Bo Bo Thời gian nước chua trong khoảng đầu và cuối mùa lũ (tháng VỊ- VIII và XH); trong trường hợp nước chua không tiêu ra sông Vàm có được, thời gian chua có thể kéo dài trong một vài tháng đầu mùa khô hoặc suốt mùa khô

Nhìn chung, địa bàn nước chua chiếm khoảng 57% diện tích Đồng Tháp Mười, trong đó, khu vực chua kéo dài >4 tháng chiếm khoảng 16%

điện tích

Trên cơ sở TẠA (tổng độ chua hiện tại) của đất phèn Đồng Tháp Mười thường rất thấp so với TPA (tổng độ chua tiềm thể), trong khoảng 10%, các quan điểm về khai thác đất phèn hiện tại hiện nay đều nghiêng về khuynh hướng oxy hóa đất phèn (lên liếp, cày ải ) và dần dần loại trừ độ chua ra khỏi đất bằng biện pháp thủy lợi Biện pháp dùng thủy cấp ém tầng pyrite thuong chỉ áp dụng cho đất phèn tiềm tang

Với biện pháp này, khả năng nước bị nhiễm chua trên vùng Đồng

Tháp Mười sẽ còn kéo dài và phần lớn lượng nước chua này lại thoát ra sông Vàm Cỏ hoặc lưu niên tại vùng Bo Bo - Bắc Đông Bản thân một phần đáng

kế diện tích của khu vực này được quy hoạch và đã canh tác khóm mía, khoai mở trên liếp nhờ vảo đặc tính ngập nông, đất giàu hữu cơ, thủy cấp

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN BE KINH TE-XA HỘI,-VĂN HÓA"; 11/2003 14

Trang 21

DE TAI "CAC VAN BE THOAT LO VÀ KINH TẾ XÃ HỘI -MÔI TRƯỜNG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

cao trong mùa khô Đo đó, đây là khu vực tiếp nhận nước chua ngoại lại lan

tại chỗ trong khi khả năng tiêu không nhiễu Đây cũng là vẫn đề cần tiếp tục theo dõi, nghiên cứu

3.2 Nước mặn

Tuy bị ngập lũ hảng năm nhưng một phần nhỏ diện tích vùng lũ cũng

bị nhiễm mặn vào thời kỳ cao điểm mua khô (tháng V-VI) Mặn trên sông

Tiền rất hiếm khi xâm nhập vào địa bàn nhưng trên các sông nhỏ không

nguồn (Vàm Có Đông, Vàm Co Tay), man xâm nhập khá sâu, đặc biệt là sông Vàm Có chịu ảnh hưởng triều biển đông với mực nước triều cường khá cao

Tại Đồng Tháp Mười, mặn theo sông Vàm Cỏ xâm nhập đến phạm vi

các huyện Thạnh Hóa, Tuyên Nhơn, Tân Trụ, Bến Lức, Châu Thành thuộc tinh Long An

Các phân tích trong về diễn biến độ mặn cho thấy trong thập niên 70,

độ mặn 4g/! chỉ duy trì tại Tuyên Nhơn trong khoảng 10 ngày; trong đầu

thập niên 80, độ mặn có khuynh hướng giảm một ít do việc đào các kênh

ngang chuyên nước ngọt từ sông Tiền qua; tuy nhiên từ cuối thập niên 80 mặn trên sông Vàm Có Tây ngày càng nghiêm trọng (trong khi ranh mặn trên sông Vàm Cỏ Đông cô định tại Xuân Khánh nhờ hồ Dau Tiếng điều

động có ánh hưởng lớn nhất là việc lay nước phục vụ vụ Đông Xuân, Hè

Thu và chế độ mưa tại chỗ

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI,-VĂN HÓA”; 11/2003 15

Trang 22

ĐỀ TÀI “CÁC VAN BE THOAT LU VA KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG

PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG DONG THAP MUOT

PHAN HAI

HIEN TRANG SAN XUAT

I HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

1 Phân vùng canh tác

Trên cơ sở phân vùng sinh thái và quá trình hình thành các vùng theo các trục phát triển kinh tê xã hội Đông - Tây, có thê phân vùng canh tác vùng Đồng Tháp Mười như sau:

1.1 Vùng rau màu và kinh lễ vườn

Nằm gần trùng với tiểu vùng đê sông tự nhiên, do ảnh hưởng của chế

độ ngập, khu vực phía Bắc Cao Lãnh thích nghỉ với rau màu Khu vực phía Nam chịu ánh hưởng triều, phát triển kinh tế vườn rất mạnh với khuynh hướng vườn chuyên canh, vườn đặc sản hỗn hợp và là một trong những địa

bàn kinh tế vườn trọng điểm của Đồng, bằng sông Cửu Long; các loại cây trồng có ưu thế là rau đậu, đậu nành, bắp (màu) và nhãn, xoài, cây có múi, sâu riêng, sa pô, vú sữa (trái cây)

Dưới tác động cán lũ của quốc lộ 1, khu vực kinh tế vườn không chỉ nằm trong phạm vi dé sông - củ lao mà còn có khuynh hướng phát triên lên phía Bắc

Nuôi trồng thủy sản dưới hình thức lồng bè phát triển mạnh tại khu

vực thượng lưu ven sông Tiên (khu vực Hông Ngự) Đông thời đây cũng là vùng có chăn nuôi phát triển mạnh nhât khu vực Đông Tháp Mười

1.2 Vùng chuyên canh và luân canh lúa

Nam trong tiéu vung đồng lũ sau đê sông và tiêu vùng thềm phủ sa cỗ, hau hết địa bàn được trong hia và một Ít luân canh lúa màu với cơ cầu mùa

vụ biến động theo chế độ thuy văn của từng bác thang

- Phía Bắc lộ N1 là vùng lúa I vụ (vụ Đông Xuân) Có thể canh tác vụ

Hè Thu nhưng không an toàn trong những năm lũ về sớm

- Từ lộ NI đến kênh Tháp Mười là vùng 2 vụ Đông Xuân - Hè Thu

Độ ốn định của vụ Hè Thu tăng dần hướng về phía Nam Trên khu vực ven sông Tiền có một số địa bàn (10.000-12.000 ha) được bao đê chống lũ có thể canh tác vụ Thu Đông

ĐỀ TÀI NHÁNH “CAC VAN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI, -VĂN HÓA", 11/2003 16

Trang 23

ĐỀ TÀI "CÁC VẤN BE THOAT LU VA KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG

PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG DONG THAP MUOT

- Khu vực phía Nam kênh Tháp Mười - Nguyễn văn Tiếp là vùng 3 vụ Đông Xuân - Xuân Hè - Hè Thu

Trên địa bàn còn có vùng trũng phèn Trảm Chim được quy hoạch

thành vườn quốc gia, một sô diện tích rừng tràm tại khu vực trũng phèn

Trường Xuân và giông cát trồng rau màu - vườn tap tai Sa Rai

Nuôi cá dạng ao ham rat phat trién tai dia ban nhưng chăn nuôi không phát triển nhiều do thiêu mặt băng chắn nuôi trong điều kiện ngập lũ

1.3 Vùng nông lâm ngư kết hợp

Năm trong tiểu vùng đồng lũ trũng, hệ thống canh tác biến thiên theo hướng Tây Đặc - Đông Nam từ nông lâm ngư kết hợp (chủ yêu là lúa 2 vụ

Dong Xuan - Hé Thu xen với các băng tràm trên các địa bàn đât phèn sâu,

chất lượng nước đảm bảo) đến iđm nông ngư kết hợp (rừng tràm là chủ yêu xen kế với ruộng lúa một vụ Đông Xuân trên khu vực đât phèn nông, nước

chua và úng kéo đài) Có thê nói dây là vùng có lâm nghiệp phát triên nhât

Ngoài ra, trên địa bàn còn có các hệ thống canh tác khác như:

- Vùng mía chuyên canh phía Đông kênh Bo Bo, diện tích trên 15.000

ha

- Vùng khóm chuyên canh tại Tân Lập, Mỹ Phước hoặc liếp khóm xen lẫn liếp màu, đất lâm nghiệp (tràm, bạch đàn) tại Bắc Đông, khoảng gần 10.000 ha

Các hoạt động nuôi trồng - đánh bắt thủy sản cũng như chăn nuôi kém phát triển do thiếu nguồn nước có chất lượng đảm bảo

2 Các nhận định chung về phát triển sản xuất nông lâm ngw

nghiệp (khu vực I) giai đoạn 1995-2001

2.1 VỀ cơ cấu sẵn xuất

- Cơ cầu giá trị tang thém cho thấy sản xuất nông nghiệp chiếm wu thé tuyệt đối trong cơ cấu sản xuất khu vuc I (87%) Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản chiếm tỉ trọng 7%; ngành lâm nghiệp chiếm 6%

- Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm ưu thể tuyệt đối với tỉ trọng 92% Tuy diéu kiện lương thực tại địa bàn dồi dào nhưng chăn nuôi phát triển rất kém và mất cân đối (tỉ trọng 8%) do các bắt

lợi về điều kiện ngập, thiếu mặt bằng chăn nuôi

- Nội bộ ngành trồng trọt biểu hién tinh kém da dang trong san xudt voi hai nganh wu thế là lương thực (60% giá trị tăng thêm) và trái cây (17%

ĐỀ TÀI NHÁNH “CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI -VĂN HÓA”; 11/2007 17

Trang 24

DE TAI "CAC VAN BE THOÁT LŨ VA KINH TE:XA HOI -MOI TRUONG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG DONG THAP MƯỜI

giá trị tăng thêm) Các ngành sản xuất thực phẩm, cây công nghiệp chỉ chiêm tỉ trọng chung quanh 29%

- Ngành chăn nuôi biểu hiện u thế của chăn nuôi heo (chiếm 68%

gia UW] san xuất), các sản phẩm gia cảm và đại gia suc it phat trién

- Cơ cầu ngành thủy sản biểu hiện đặc thù của vùng lũ với tỷ trọng kha cao (25%) cna khu vực khai thác thủy sản nội địa

- Trong cơ cấu sản xuất lâm nghiệp, sản phẩm chủ yếu là khai thác gỗ

và củi của rừng trông tập trung và phân tán

Đáng lưu ý là trong giai đoạn phat triển từ 1995 đến 2001, cơ cầu của

khu vực l, sản xuất nông nghiệp, nội bộ các ngành trồng trọt, chăn nuôi và

thủy sản hầu như không thay đổi đáng kể, cho thấy quá trình chuyến dich co cẩu cây trồng - vật nuôi trong vùng Đông Tháp Mười diễn biến chậm và gần

như là phát triển tịnh tiến

2.2 Về các chỉ tiêu giá trị và tốc độ tăng trưởng

Giá trị sản xuất của khu vực năm 2001 đạt 8.780 tỉ đồng (giá so sánh 94) với tốc độ tăng trưởng chậm (2,9%⁄/năm giai đoạn 1995-2001)

Giá trị tăng thêm năm 2001 đạt 5.359 tỉ đồng với tốc độ tăng trưởng 3,19⁄2/năm Trong đó, riêng ngành nông nghiệp đã đạt giá trị tăng thêm đến 4.681 tỉ đồng

Các phân tích trên địa bàn từng tỉnh cho thấy

- Địa bàn thuộc tỉnh Long An do đất chưa sử dụng còn nhiễu đầu đạt

tốc độ tăng trưởng khá nhanh đôi với ngành nông nghiệp (63%⁄2/năm) nhưng

CÓ Sự SÚt giảm đối với ngành thủy sản (-0,8%⁄%/năm) và lâm nghiệp (-

6,5%⁄/năm) Nguyên nhân do trong giai đoạn 2000-2001, phân lớn rừng tại địa bàn Long An đang trong giai đoạn trông mới thêm và chưa đền luân kỳ khai thác

- Do quỹ đất đã bão hòa, ngành nông nghiệp tại địa bàn thuộc tỉnh Tiên Giang tăng trưởng chậm (3,13⁄2/năm), ngảnh ngư nghiệp giảm sút (- 10,2⁄/năm) nhưng ngành lâm nghiệp có khuynh hướng tăng nhanh (16,5%/năm) nhờ vào khai thác cây lây củi trong quá trình cải tạo vườn tạp

và khai thác bạch đàn trên dia ban Tan Phước

- Ngành nông nghiệp tại địa bản thuộc tỉnh Đồng Tháp cũng tăng trưởng chậm (2,9⁄/năm) nhưng ngành thủy sản tăng trưởng khá nhanh (9.0%⁄/năm) nhờ vào phát triển của nhiều loại hình nuôi trồng

ĐỀ TÀI NHÁNH “CÁC VẤN DE KINH TE-XA HỘI,-VĂN HÓA 7 11/2003 18

Trang 25

ĐỀ TÀI "CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TẾ XÃ HỘI -MÔI TRƯỜNG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

Về giá trị tăng thêm / ha dat, bình quân | hecta tu nhién cua vung Dong

Tháp Mười năm 2001 chỉ sản xuất được tông giá trị tăng thêm nông lâm ngư

nghiệp khoảng 7,4 triệu đồng GSS94, thuộc vào loại trung bình thấp so với các vùng khác và đáng lưu ý là có sự chênh lệch rất rõ giữa các vùng

- Địa bàn tỉnh Tiền Giang (phần lớn vùng lúa 2-3 vu, vùng rau màu

chuyên canhï và vùng đê sông hạ lưu) biểu hiện trình độ thâm canh tăng vụ khá cao kết hợp với ưu thế phát triển tổng hợp kinh tế vườn đã đạt trị giá khoảng 12,8 triệu đồng/ha

- Địa bàn tỉnh Đồng Tháp (phần lớn vùng lúa 2 vu, vùng rau màu đê

sông và cá bè)ï đạt 8,6 triệu dong/ha

- Địa bản tính Long An (phần lớn vùng nông lâm kết hợp và mía chuyên canh tại tiên vùng đồng lũ trũng), tuy có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng điều kiện quãng canh vẫn là chủ yếu, chỉ đạt 4,4 triệu đồng/ha

Vẻ giá trị tăng thêm/người nông nghiệp, bình quân ] người 2001 sản xuất được tổng giá trị tăng thêm nông lâm ngư nghiệp khoảng 2,33 triệu

đồng GSS94 (trên 4,5 triệu đồng/lao động), thuộc vào loại khả so với các

vùng khác do mật độ dân số vùng Đông Tháp Mười thấp Giữa các vùng

cũng có sự chênh lệch theo hướng ngược lại so với chỉ tiêu Giá trị tăng

thêm/ha đất

- Địa ban tính Tiền Giang tuy có mức độ thâm canh tăng vụ khá nhưng

do mật độ dân số cao nên chỉ đạt trị giá khoảng 2,04 triệu đồng/người Có thể thấy trong bối cảnh dân số đông tại địa bản và tốc độ tăng trưởng chậm, xem như phát triển nông nghiệp đã tiếp cận ngưỡng trên và đòi hỏi sự

chuyển dịch cơ bản vê chất của sản xuất

- Dia ban tinh Đồng Tháp 2,36 triệu đồng/người với tốc độ tăng trưởng

chậm và cũng cần có những chuyên dịch lớn về hệ thống, chất lượng nuôi

trông

- Địa bàn tỉnh Long An có tốc độ tăng trưởng nhanh và Giá trị tăng

thêm/người khá cao (2,80 triệu đồng) cho thay con nhiéu tiém nang phat

trién

2.3 Về các chỉ tiêu sản lượng vật chất

2.3.1 Ngành trông trọt

_ 7 Lita la loai cay trong uu thé nhat trong cơ cấu ngành tréng trot ving’

Đồng Tháp Mười Diện tích gieo trông lúa tăng khá nhanh trong giai đoạn

1995-2000 (tu 674.000 ha lên 790.000 ha) Các phân tích cho thây quá trình

ĐỀ TÀI NHẢNH “CÁC VẤN ĐỀ KINH TE-XA HOI,-VAN HÓA” 11/2003 19

Trang 26

ĐỀ TAI "CAC VAN DE THOAT LO VA KINH TẾXÃ HỘI -MÔI TRƯỜNG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

tang vụ lúa diễn ra mạnh nhất trên khu vực đồng lũ trũng (5,2%/năm) và khu

vực đồng lũ sau đê sông (1, 72/năm); trong khi đó, diện tích lúa tại khu vực

đê sông và vùng lúa 2-3 vụ năm sát phía Bắc quốc lộ 1 lại liên tục giảm để

chuyên sang kinh tế vườn

Trong năm 2001, diện tích gieo trồng lúa bắt đầu có khuynh hướng giảm sút trên các địa bàn (khoảng 772.000 ha)

Cơ cấu mùa vụ phân hóa rất rõ từ Bắc xuống Nam dưới tác động của

lũ Khu vực phía Bắc lộ NI chỉ trồng 1 vụ đông Xuân ăn chắc, vụ Hè thu thường bấp bênh trong những năm lũ sớm và đang có khuynh hướng được

thay bang 1 vụ màu hoặc Ï vụ lúa chét

Từ phía Nam lộ NI đến kênh Nguyễn văn Tiếp, chiếm ưu thế là lúa 2

vụ Đông Xuân - Hè Thu; đặc trưng dễ phân biệt so với vùng Tứ giác: Long Xuyên và vùng giữa 2 sông là trên địa bản nảy, rất hiểm diện tích chồng lũ triệt để nhằm canh tác thêm vụ Thu Đông Từ phía Nam kênh Nguyễn văn Tiếp đến quốc lộ I, tùy vào điều kiện lũ, thời vụ biến động từ Đông Xuân- Xuân Hè-Hè Thu (Cái Bè, Cai Lay) đến Đông Xuân - Hè Thu - Thu Đông (Châu Thành)

Trong thời gian từ 1995-2002, vụ Mùa giảm rất mạnh do quá trình chuyên sang lúa tăng vụ (đặc biệt tại Long An và Tiền Giang), tương ứng là

sự gia tăng của vụ Hè Thu, Thu đông và Xuân Hè Diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân tăng mạnh; điều này có liên quan để tình hình lũ trong thời gian

gần đây thuận lợi cho phát triển của vụ Đông Xuân (về mặt bồi lăng phủ sa

và vệ sinh đồng ruộng)

Năng suất lúa bình quân năm 2001 đạt 4,53 T/ha, trong đó vụ Đông Xuân đạt năng suất rất cao và gan nhu đạt ngưỡng trên (5,44 T/ha; trong đó tại Tiền Giang đạt 6,30 T/ha, tại Đồng Tháp đạt 6,00 T/ha)

Trong khi đó, năng suất các vụ Hè Thu, Thu Đông và Mùa đạt năng suất thấp (3,14-3,39 T/ha); điều đáng lưu ý là trong vòng 6 năm qua, dù đã

gia tăng lượng đầu tư vật tư nông nghiệp nhưng năng suất các vụ này chẳng

những không tăng mà lại kém ổn định

Sản lượng lúa năm 2001 gần 3,5 triệu tấn, tính chất mùa vụ khá rõ:

63% sản lượng là lúa Đông Xuân, khoảng 29% là lúa Hẻ Thu, trong khi vụ Mùa-Thu Đông chỉ chiếm 2% và vụ Xuân Hè chỉ chiếm 6% sản lượng Với phân bế sản lượng theo mùa vụ như trên, rong các tháng II-IHI và VII-VIII

là thời điểm sản lượng dôi dào trong khi tháng XI-XI và V-VI biểu hiện tính

Siáp vu ro rệt

ĐỀ TÀI NHÁNH “CÁC VAN ĐỀ KINH TE-XA HGI,-VAN HOA", 11/2003 20

Trang 27

ĐỀ TÀI "CÁC VÂN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG

PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

- Màu lương thực chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn va ít biến động, năm

2001 chỉ đạt khoảng 5.300 ha với sản lượng quy lúa trên 14.000 T

Trong cơ cầu màu lương thực, bắp gia tăng diện tích rất nhanh; năm

¡995 bắp chí chiếm 29% diện tích màu lương thực; đến năm 2001, tỉ trọng này là 78% với trên 4.100 ha gieo trồng và có khuynh hướng tăng thêm theo quá trình phát triển bắp lai cao sản phục vụ thức ăn gia súc

Trong các loại màu lương thực, còn có khoai mở trên liếp là loại cây trồng đặc trưng cho địa bản với nhiều vùng chuyên canh tại khu vực Bắc Đông - Tân Thạnh - Thạnh Hóa

- Rau đậu tại vùng Đồng Tháp Mười rất phát triển (diện tích 10.600

ha năm 1995 và 13.300 ha năm 2001; sản lượng đạt 73.000 T' năm 1995 và

126.000 T năm 2001) Sản lượng rau đậu này không những đủ cung ứng cho

địa ban ma phan lớn được tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh

Dặc điểm dễ thấy nhất là phán bố diện tích gieo trồng không đều, khoảng gần 50% diện tích rau đậu chủ yếu tập trung trong phạm vi 4 xã tại khu vực giông cát không ngập huyện Châu Thành, tỉnh Tiên Giang (vùng rìa phía Đông của Đồng Tháp Mười) và là một trong những vùng chuyên canh lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, cung cập chủ yêu cho thị trường TP HCM Trên các địa bàn ngập lũ của vùng Đồng Tháp Mười, rau đậu phát

triên kém

Tuy nhiên, trong vòng 2 năm gần đây, trên khu vực trồng lúa phía Đông và Đông Nam của Đồng Tháp Mười bắt đầu có dấu hiệu chuyển dịch dân cơ cấu canh tác từ lúa chuyên canh sang sang lúa luân canh mâu theo

yêu cầu của thị trường

- Cây công nghiệp hàng năm có diện tích lớn nhất là mía (trên

14.300 ha năm 2001), trong đó có gần 14.000 ha tập trung tại vùng chuyên

canh phía Đông kênh Bo Bo (thuộc tỉnh Long An)

Tuy chiếm vị trí quan trọng nhưng điện tích vả năng suất mía biến

động rất mạnh phụ thuộc vào tình hình thu mua nguyên liệu của các nhà máy

(Hiệp Hòa, Bến Lức) Nếu năm 2000, trên địa bàn sản xuất được 773.000 T

mía cây thì đến năm 2001 chỉ còn khoảng 292.000 1 Có thê nói mứa là loại cay trong mắt ốn định nhát (về diện tích lẫn năng suất) trong thời gian gần đây tại Đồng Tháp Mười

Ngoài mía, các cây công nghiệp hàng năm quan trọng khác là đay (4.100 ha, sản lượng 4.900 T, phân bố chủ yếu tại Mộc Hóa); đậu nành (3.350 ha, sản lượng 7.150 T, phân bố chủ yếu tại khu vực đê sông và củ lao

ĐỀ TÀI NHANH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI -VĂN HOA": 11/2003 21

Trang 28

ĐỀ TÀI "CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BEN VỮNG VŨNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

phía Bac Cao Lanh); lat, bang (1.400 ha, san luong 14.900 T, phan bố chủ yêu tại Cao Lãnh và Tân Phước) Nhìn chung, diện tích và sản lượng các cây

công nghiệp hàng năm này biến động khá mạnh qua các năm tủy thuộc vào

nhu cầu thị trường

- Cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu là dira it phát triển do đặc thù nước ngọt có nhiễm chua phèn và ngập lũ tại địa bàn; chủ yếu chỉ phân bố trong khu vực tho cư và kinh tế vườn Diện tích ước khoảng I.900 ha, san

lượng hàng năm gần 1] triệu trai

- Cây ăn trái rất phát triển tại khu vực phía Nam của vùng đê sông tự

nhiền

Bắt đầu từ khu vực phía Nam thị xã Cao Lảnh, các vườn cây phát triển rất đa dạng, tập trung nhất là khu vực _phía Nam quốc lộ 1 thuộc ba huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành (tỉnh Tiền Giang), hình thành vừng cây

ăn trải lớn và tập trung nhất vùng Đồng bằng sông Cứu Long với nhiều chúng loại trái cây đặc sản (nhãn, xoài, cam quýt, vú sữa, sau riêng ), trong

đó có nhiều loại trái cây có danh tiếng như xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu,

cam sảnh Cái Bẻ, vú sữa Lò Rèn, sâu riêng Ngũ Hiệp Ngoài ra, trên địa

bản cũng đã hình thành nhiều trung tâm thương mại đầu mối trái cây (Cái

Bẻ, An Hữu, Vĩnh Kim, Nhị Quý, Rạch Ruộng) và là nơi trung chuyển quan trọng các sản phẩm trái cây về Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác

Tổng diện tích cây ăn trái năm 2001 đạt 46.200 ha với sản lượng ước khoảng 424.000 T trái cây Tuy phát triển khá mạnh nhưng hạn chế lớn nhất của vùng cây ăn trái là năng suât còn thấp (9, 2T/ha) do luôn thay đổi cơ cấu cay trồng theo thị trường; ngoài ra, trong những năm 1995-2000, việc mở rộng vùng cây ăn trái lên phía Bắc quốc lộ 1 đã liên tiếp gặp nhiều thiệt hai trong những năm lũ lớn

Giá trị tăng thêm của ngành trồng trọt trên địa bàn năm 2001 là 2.964

tỉ đồng với tốc độ tăng trưởng thấp (3,4%/năm), trong đó tăng trưởng nhanh

nhất là khu vực thuộc Long An (6,0%/năm) và chậm nhất là Đồng Tháp

(2,1%/nam)

Điều đáng lưu ý là trong vòng 6 năm nay, cơ cấu ngành trồng trọt hầu như không có sự chuyên dịch đáng kế; tỉ trọng của lúa ốn định ở mức 60- 61% trong tổng Giá trị tăng thêm ngành, trong khi tỉ trọng cây ăn trái chỉ

tăng nhẹ (từ 13% lên 17%); hiệu quả sản xuất chưa cao (tỉ lệ Giá trị tăng

thêm/Giá trị sản xuất bình quân là 57-61%)

ĐỀ TÀI NHÁNH “CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HOI,-VAN HOA": 11/2003 2 ho

Trang 29

ĐỀ TÀI “CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG

PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG DONG THAP MƯỜI

2.3.2 Ngành chăn nuôi

Đặc điểm chung nhất của ngành chăn nuôi vùng Đồng Tháp Mười là kém phát triển, trong cơ cầu nội bộ, đàn heo chiếm ưu thế tuyệt đối, phân bố theo không gian không déu (cht yéu tại khu vực phía Nam ít ngập)

- Tổng đàn beø năm 2001 khoảng 439.000 con và phân bố không đều, phần lớn tập trung tại khu vực phía Nam thuộc tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp ít bị ngập lũ (riêng tỉnh Tiền Giang đã chiếm 50% tổng đàn) Trong điều kiện ngập lũ, thiểu mặt bằng chăn nuôi, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, sô vòng quay nuôi tương đổi thấp thấp (#1,0 vòng/năm), trọng lượng xuất chuồng thuộc vào loại trung bình (95-105 kg)

Năm 2001, sản lượng thịt heo hơi đạt trên 52 200 T (rong đó 56% nằm trên địa ban tỉnh Tiền Giang Tuy chiếm ưu thế về tổng dan va sản tong: chăn nuôi heo tại khu vực ít ngập bắt đầu chựng lại (chỉ tăng 2,8%/năm) trong khi đó khu vực ngập lũ bắt đầu có dấu hiệu phát triển chăn nuôi theo tiến độ ốn định dân cư vả mặt bằng nuôi (tang 6-9%/nam)

- Đàn dai gia suc tai dia ban năm 2001 khoảng trên 25.600 con

Đặc điểm khác biệt so với các vùng khác của Đồng bằng sông Cửu Long trong chăn nuôi đại gia súc là đàn trau chiếm tỉ trọng rất cao, gần 50% trong tông đàn đại gia suc (trong do 82% tổng đản trâu tập trung trên địa bản tinh Long An) Điều này thể hiện tình trạng quãng canh của địa bàn này còn nhiều thông qua việc sử dụng trâu làm sức cày kéo Tuy nam sat vung bién giới nhưng trên dia ban hau như không có loại hình nuôi vỗ béo bò Kampuchea (trong khi loại hình này rất phát triển tại vùng Tứ giác Long Xuyên)

Tuy nhiên khuynh hướng chung trong giai đoạn 1995-2001 là đàn trâu

giảm dần theo tiên độ cơ giới hóa đông ruộng (giảm 6,0%/năm) và đàn bò

tăng dần (tang, 6,7%/nam) Téng lượng thịt trâu bò năm 2001 ước khoảng

418T

- Đàn gia cầm kém phát triển, chỉ vào khoảng 6,8 triệu con và tăng

chậm (1,4%/năm), trong đó, khu vực kinh tế vườn lại có khuynh hướng giảm

sút Sản lượng thịt gia câm thấp

Giá trị tăng thêm của ngành chăn nuôi trên địa bàn năm 2001 là 358 tỉ đồng với tốc độ tăng trưởng thấp (3,6%/năm), trong đó tăng trưởng nhanh nhất là khu vực thuộc Đồng Tháp (8,2⁄/năm), trong khi đó khu vực có tỉ trọng chăn nuôi lớn nhất là Tiền Giang lại tăng trưởng chậm (1,3%/năm)

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI,-VĂN HÓA"; 11/2003 No a

Trang 30

DE TAL "CAC VAN BE THOÁT LŨ VẢ KINH TẾ: XÃ HỘI -MÔI TRƯỜNG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THÁP MƯỜI

Hiệu quả sản xuất trung bình (tỉ lệ Giá trị tăng thêm/Giá trị sản xuất bình

quân là 50-51%)

2.3.3 Ngành lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp tại địa bản vào khoáng 53.000 ha và tăng đều qua hàng năm, đặc biệt tại khu vực trũng phèn từ Đức Huệ đên Bắc Đông, diện

tích tràm trồng mới trong hai năm 2000-2001 tăng khá nhanh

Độ che phủ lâm nghiệp trên địa bàn Đồng Tháp Mười khá cao so với các vùng nông nghiệp khác (14%); nêu tính cá cây lâu năm tại khu vực phía Nam, độ che phủ này là 34%

Cây lâm nghiệp chính trên địa bàn là tràm; trước năm 1995, bạch đàn trên liệp được trồng khá nhiêu tại khu vực Bắc Đông nhưng trong những năm gân đây được thay thê dân bởi tràm

Lâm nghiệp hiện là ngành đang phái triển và có nhiều tác động tích cực đến độ bên vững cũng như tính đa dang cua phat triển kinh tế xã hội

vùng Đồng Tháp Mười, với những đặc điểm sau:

- Mang tính kết hợp với nông nghiệp rất cao với nhiều loại hình (bó trí

đồng ruộng, phương thức trồng - chăm sóc, tỉ lệ chiếm đất giữa đất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp) Đặc biệt tại địa bàn từ Tân Thạnh đến

Bắc Đông, việc trồng xen kẽ giữa tràm và lúa đã có tác động tích cực lên

tính bên vững của hệ canh tác và môi trường sinh thái; các băng tràm còn có

tác động giảm cường độ lũ về hạ lưu và bảo vệ khu vực đô thị

- Đối với hình thức trồng kinh doanh, phương thức khai thác mang tính thâm canh (trồng có kê liếp, bón phân nhằm rút ngắn luân kỳ) và đạt được hiệu quả kinh tế đáng kể

- Hiện diện nhiều khu bảo ton (Tram Chim, Thanh Hoa, Lang Sen,

Xéo Quýt) có tác động tích cực đên môi trường

Tổng sản lượng khai thác năm 2001 là 117.500 mì gỗ, 498.000 ster

cui va 11,8 trigu tre các loại, dat gia trị sản xuât 313 tỉ đông (trong đó 56%

năm trên địa bản tính Long An) Tuy giá trị này thập hơn năm 1995 (349 ti đồng) do có một số diện tích chưa đến luân kỳ khai thác nhưng hiệu quả tống hợp về môi trường và hệ sinh thái của ngành lâm nghiệp khá rõ nét

2.3.4 Ngành thủy sản

So với vùng ảnh hướng triều, nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại Đồng Tháp Mười rất phát triển, tập trung chủ yêu tại khu vực thượng lưu và ven

sông Tiên (phần lớn thuộc tỉnh Đồng Tháp, Long An) Thống kê năm 1995

ĐỀ TÀI NHÁNH "CAC VAN DE KINH TE-XA HOL-VAN HOA", 11/2003 24

Trang 31

DE TÀI "CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TẾ A HOI -MOI TRUONG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT

cho thấy trên sông Tiển có 1.226 bè cá; tổng diện tích mặt nước nuôi trong thúy sản toản vùng năm 2001 là 1.750 ha

Đặc trưng của ngành nuôi cá vùng Đồng Tháp Mười là mức độ thâm canh khá cao (#25 T/ha), trong đó, ngoài ngành nuôi cá bè (ba sa, tra, lóc bông, chỉnh ), trong thời gian gần đây, việc phát triển nuôi cá lóc và cá tra

ao ham ở mức độ thâm canh đang có khuynh hướng phát triển mạnh

Sản lượng cá năm 2001 đạt trên 44.000 T, tăng trưởng rất nhanh (11,1%/nam), trong đó, riêng tỉnh Đồng Tháp chiếm 76% sản lượng với tốc

độ tăng trưởng 26%/năm Ngành nuôi cá ao hầm ở quy mô phân tán trên địa bản tỉnh Tiền Giang lại có khuynh hướng giảm sút (giảm trên 10%/năm)

Ngành nuôi tôm cảng xanh ít phát triển (chỉ đạt khoảng §20 T trên toàn vùng), chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên theo phương thức quãng canh trong vuông và mương vườn khu vực hạ lưu; nghề nuôi đăng quân chưa phát triển vì nhiều lý do về kỹ thuật, con giống và vốn

Ngành đánh bắt thủy sản nội địa cũng khá phát triển, đặc biệt vào mùa

lũ Sản lượng đánh bắt năm 2001 ước khoảng 24 100 T, trong đó 755% tập trung trên địa bản tỉnh Đồng Tháp với năng suất khai thác khá cao (84 kg/ha) Tuy nhiên, so với năm 1995, sản lượng đánh bắt giảm sút nhanh (giảm 4,1%/năm), biểu hiện quá trình suy giảm của tài nguyên tự nhiên do khai thác quá ngưỡng nguồn thủy sản nội địa

Giá trị tăng thêm của ngành thủy sản trên địa bàn năm 2001 là 365 tỉ đồng với tốc độ tăng trưởng thấp (3,2⁄/năm), do nguyễn nhân trong khi ngành nuôi trồng đang tăng trưởng mạnh thì ngành khai thác thủy sản lại giam sút

3 Các yếu tố chính có tác động đến phát triển khu vue I

3.1 Các yếu tô về điều kiện tự nhiên, trong đó quan trọng nhất là đất đai và chế độ ngập lũ đã quy định phần lớn đặc thù sản xuất khu vực Ï tại vùng Đồng Tháp Mười (sản xuất lúa chiếm ưu thế, kinh tế vườn phát triển khá tập trung tại vùng đê sông phía Nam, chăn nuôi phát triển kém, thủy sản

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TE-XA HỘI,-VĂN HÓA"; 11/2003 IO ta

Trang 32

ĐỀ TÀI “CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHỤC VỤ PHÁT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MƯỜI

ở một số ngành do phải đối mặt với vẫn đề mật độ dân số tăng nhanh trong điều kiện đã sử dụng hết quỹ đất, khu vực I tại địa bàn này đòi hỏi phải có những cải thiện cơ bản về phương thức và chất lượng sản xuất

- Địa bàn đồng lũ sau đê sông có kinh tế khu vực I kém đa dạng, chủ yếu là lúa và nuôi trông thủy sản Càng đi về phía Nam, sản xuất khu vực ï

có khả năng phát triên mạnh nhờ vào yếu tố thủy văn thuận lợi hơn Trong điều kiện quỹ đất và năng suất lúa đã đạt gần mức bão hòa, khả năng phát triển của địa bàn này sẽ chựng lại nếu như không có những biện pháp đa

dạng hóa vả cải thiện điều kiện sản xuất

- Địa bàn vùng trũng lũ có nhiều hạn chế về điều kiện tự nhiên nên

năng suất sinh học không cao, tuy nhiên, sản xuất lại khá đa dạng (lúa, mía, khóm, rau màu, các mô hình lâm nông kết hợp, nuôi trồng thủy sản) và có nhiều tiềm năng phát triên nhờ mật độ dân cư thấp, quỹ đất còn nhiễu

3.2 Các điều kiện kinh tẾ xã hội,

- Sự thiếu kém và không đồng bộ về cơ sở hạ tang (giao thông - thủy lợi, điện, nước sạch) cũng là một trong những yếu tố kềm hãm phát triển sản xuất khu vực I tại địa bàn vùng đồng bằng sau đê sông, vùng trũng lũ và gây nên phát triển chênh lệch so với vùng ven sông, vùng kinh tế vườn phía

Nam

Sự không đồng bộ về các cơ sở hạ tầng đã dẫn đến quá trình thiéu can doi vẻ bồ trí đô thị và dân cư Các đô thị lớn (Cao Lãnh, Tân An, Mỹ Tho)

và các thị tứ (Hồng Ngự, An Hữu, Cái Bè, Cai Lậy, Tân Hiệp, Bến Lức) đều

tập trung tại khu vực ngoại vi của vùng (ven sông Tiên, quốc lộ 1 va quéc 16 30) Trong địa bản trung tâm Đồng Tháp Mười chỉ có 2 đô thị với quy mô

nhỏ là Mộc Hóa và Tháp Mười, các cụm tuyến dân cư có quy mô nhỏ và phân tán Điều này đã dẫn đến giao lưu kinh tế cũng như các hoạt động khu vực II tại địa bàn trung tâm và phía Tây Đông Tháp Mười kém phát triển, có

ảnh hưởng đến phát triển khu vực I tại địa bản này

- Yếu tố thị trường tác động khá rõ nét đến biến động cơ cấu cây trồng

vật nuôi cũng như hiệu quả canh tác của địa bàn, đặc biệt đối với các loại

tral ed, rau màu, mía, thịt và cá, trong đó người sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và uy tín tiêu thụ của hệ thống thương lái, cơ sở chế biến

Trong các loại nông sản phẩm của vùng Đồng Tháp Mười, cây mía tỏ

ra bat ôn đối với thị trường nhất dù rằng trên lý thuyết loại nông sản phẩm này có nguồn tiêu thụ ôn định từ các nhà máy Nguyên nhân chủ yêu nhất do

ĐỀ TÀI NHANH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI,-VĂN HOA"; 11/2003 26

Trang 33

ĐỀ TÀI “CÁC VẤN BE THOAT LO VA KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHUC VU PHÁT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT

van dé quan lý khâu thu mua và tiêu thụ của các nhà máy và khó có khả năng giái quyết trong thời gian ngắn Các loại trái cây phụ thuộc nhiều vào thị trường nội địa (rừ nhãn phụ thuộc mạnh vào thị trường Trung Quốc), nhìn chung, cơ cầu luôn bị thay đổi và đang đối mặt với hiện tượng cung vượt cầu đo nhiều vùng khác cũng đang phát triển mạnh cây ăn trái Các sản phẩm chăn nuôi (heo, gia cằm) thường biến động về giá theo chu kỳ 2-3 năm theo GP độ thay đôi tương quan giá cá giữa thành phẩm (thịt, trứng) với nguyên liệu (thức ăn, con giống) Sản phẩm nuôi trồng thủy sản phụ thuộc

vào cả hai loại thị trường nội địa và xuất khâu

Điều này giải thích việc chậm đa dạng hóa cơ cầu sản xuất lúa vùng đồng bằng trung tâm Đồng Tháp Mười dù răng hiệu quả trồng lúa không cao lãm Ngay cả đối với lúa là loại cây trồng 6n định nhất về thị trường tiêu thụ, cũng phát sinh van để biến động giá cá khá mạnh theo mùa vụ

- Về trình độ canh rác, nông dân tại khu vực đê sông và khu vực giồng cát có kỹ năng khá cao về trồng cây ăn trái, rau mau; phan lớn nông dân vùng lúa cũng có tập quán canh tác lúa năng suất cao và nuôi trồng thủy sản Hiện các vận động về sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn, trái cây sạch đang được chú trọng phát triển

Tụy nhiên, các kỹ năng này vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn các hướng phat trién sắp tới về nhu cáu thị trưởng nông sản chất lượng cao và ôn định, đặc biệt là vấn đề điều tiết mùa vụ, sản xuất đảm bảo sản phẩm chính danh,

có độ sạch và độ đồng nhất chấp nhận được

Điều đáng lưu ý là tuy là địa bàn kinh tế vườn lớn nhất Đồng bằng sông Cứu Long cũng như vị trí gần nhiều đô thị lớn (TP Hồ Chí minh, Mỹ Tho, Tân An) nhưng ngành sản xuất giống và hoa kiếng của địa bàn phát triển không tương xứng so với vùng củ lao (Bến Tre, Sa Đéc, Vĩnh Long)

- Yếu tố vốn cũng là tác nhân quan trọng đối với việc phát triển sản xuất khu vực I, đặc biệt đối với các loại hình nuôi trồng tập trung (cá bè, cá

ao hằm) hoặc các loại hình khai thác cây lâu năm (cây ăn trái, rimg tram tap

trung) Trong pham vi này, ngoài các đầu tư trung dài hạn dưới dạng tín

dụng, những đầu tư từ ngoài địa bàn (đối với tràm và cá bè) có ý nghĩa khá

Trang 34

ĐỀ TÀI “CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG

PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG DONG THAP MUOT

quy mồ lớn, chất lượng đồng nhất cũng như tăng cường khả năng huy động

vôn, đối tác thị trường

Do các vấn đề về quỹ đất, mật độ dân số và khả năng đô thị hóa, khu vực hiện đang phát triển ở mức độ cao nhất (vùng ven sông và kinh tế vườn) lại đang có khuynh hướng phân tán ruộng đất và sản xuất theo quy mô nhỏ; tong khi địa bản có nhiều điều kiện tự nhiên bất lợi (vùng đồng lõ trũng) lại đang từng bước phát triển sản xuất nông lâm kết hợp trên quy mô lớn

4 Nhận định chung

4.1 Sản xuất khu vực Ï của vùng Đồng Tháp Mười một mặt biểu hiện tính đặc thù của vùng lũ với ngành trồng trọt chiếm ưu thế bên cạnh tỉ trọng đáng kế của ngành đánh bắt - nuôi trồng thủy sản vả lâm nghiệp; mặt khác biểu hiện tính kém đa dạng của sản xuất và thiểu can đối trong cơ cấu nông nghiệp thông qua ưu thé tuyệt đối của sản xuất lương thực và phát triển kém của ngành chăn nuôi

4.2 Tốc độ tăng trưởng của khu vực Ï vùng Đồng Tháp Mười thuộc vào loại thấp, phần lớn do quỹ đất và năng suất trông lúa gan dat mic bao hea trong khi các loại hình khai thác tài nguyên khác có nhiễu tiềm năng phát triên nhanh (chăn nuôi, thuy sản, rau màu, cây công nghiệp, trái cây, lâm nghiệp) chưa chiếm được tỉ trọng đáng kế trong cơ cấu khu vực 1

4.3 Trên địa bàn đã có sự phân hóa vệ sản xuất

- Địa bàn đê sông chiếm ưu thế về trái cây, rau mâu, thủy sản, chăn nuôi, biêu hiện trình độ canh tác cao nhật, thu nhập trên một đơn vị diện tích cao nhưng dưới tác động của mật độ dân số cao và quỹ đất thấp, lại là khu vực có thu nhập trên đầu người thấp và tốc độ tăng trưởng chậm

- Địa bàn đồng lũ trũng với các loại hình nông lâm kết hợp, có cơ cấu nuôi trồng khá đa dạng, trình độ canh tác còn ở mức độ quãng canh, thu nhập trên một đơn vị diện tích còn thấp nhưng do mật độ dan sé thưa và quỹ đát dồi dảo, đang là khu vực có thu nhập trên đầu người và tốc độ tăng trưởng cao

- Địa bàn đồng lũ sau đê sông mang đặc tính trung gian

4.4 Tuy các chỉ số về sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng Tháp Mười cao hoặc bằng hơn các chỉ số bình quân của 3 tỉnh (Long An, Tién Giang, Déng Thap) nhung lại có sự chênh lệch đáng kế về quy mô, trình độ, hiệu quả sản xuất và thu nhập giữa khu vực ven sông Tiền phía Nam với khu vực

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI,-VĂN HÓA” 11/2003 28

Trang 35

ĐỀ TÀI "CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LŨ VA KINH TE-XA HỘI -MOI TRUONG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

dong bang và vùng trũng lũ phía Táy và giữa các mùa vụ do các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và sự phát triển của khu vực II-III

4.5 Các hệ thống canh tác và mùa vụ tuy đã định hình với một số loai/vu cây trồng có năng suất kha cao (lua Dong Xuan, rau màu) hoặc đạt

trình độ khai thác tông hợp (kinh tế vườn) nhưng vẫn còn thiếu tính én định

đối với các biến động của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là với những năm có biến động cực trị về chế độ thuy văn (điển hình trong 2 năm 1998 và 2000) dẫn đến những biến động về độ an toàn, năng suất, bồ trí mùa vụ và hiệu quả sản xuất trong những năm này

- Tại vùng đề sông, các hệ thống canh tác đã định hình và phát huy hiệu

quả (các mô hình kinh tế vườn tổng hợp, hệ thống canh tác lúa 2-3 vụ có thể

luân canh màu, rau màu hỗn hợp chuyên canh, cá bè) nhưng lại thiếu không

gian phát triển

- Tại vùng đồng lũ trững tuy có không gian phát triển nhưng các mô

hinh nông lâm ngư chuyên canh hoặc kết hợp (lúa, tràm, khóm, mía, màu)

chưa thật sự định hình

- Tại vùng đồng lũ sau đê sông, hệ thống canh tác kém đa dạng (Ì Úa và nuôi trồng thủy sản) và khó phát triển thêm được nhiều loại hình nuôi trồng

khác

4.6 Xuất phát từ su thiếu đồng bộ của cơ sở hạ tầng, các khu vực kinh

tế 1I- HI, quy mô sản xuất phân tán, hệ thống canh tác ít đa dang, co’ cấu cây trồng vậi nuôi cũng như hiệu quả canh tác của địa bàn Đồng Tháp Mười chịu tác động khá rõ nét của yếu tô thị trường và có sự biến động giá cả khá

mạnh giữa các vùng, các mùa vụ

4.7 Hầu hết quy mô sản xuất đều là kinh tế hộ, trong thời gian qua đã phát huy ưu điểm năng động và hiệu quả trong sản xuất, Tuy nhiên, trong hướng phát triển sap tdi, san xuất phân tán với quy mô nhỏ tắt yếu sẽ gấp những khó khăn nhát định

4.8 So với các vùng khác, vùng Đồng Tháp Mười có đó che phú rừng khú cao và nhiều khu bảo tôn đang có tác động tích cực đến tài nguyên tự nhiên Tuy nhiên, cần lưu ý, với tiến độ khai thác như hiện nay, một số tài nguyên có khuynh hướng giảm sút, điển hình là năng suất khai thác thủy sản trên toàn vùng giảm từ 48 kg/ha năm 1995 còn 38 kg/ha năm 2001

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI,-VĂN HÓA"; 11/2003 20

Trang 36

ĐỀ TÀI "CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LU VA KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG

PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG DONG THAP MUOT

II HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP - TIEU THU CÔNG NGHIỆP

Nhìn chung công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vùng, Đồng Tháp

Mười đã được hình thành và phát triển tại các đô thi va 6 mot so tu diém dan

cư lớn từ lâu Tuy nhiên, ngảnh công nghiệp - tiéu tha céng nghiép chi phát triên mạnh tại các đô thị do hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt hơn phía trong vùng sâu của vùng Đồng Tháp Mười Tại các trung tâm xã mới, công nghiệp

- tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa có gỉ đáng kể, mới hiện diện một vài cơ

sở nhỏ phục vụ thiết thực cho đời sống cư dân tại chỗ

1 Cơ sở và lao động

Trong vùng Đồng Tháp Mười, các cơ sở có quy mô lớn, công nghệ tiên tiên còn quá ít, đa phần các cơ sở thuộc dạng cá thể, quy mô nhỏ kết hợp giữa sản xuất và sinh hoạt gia đình Hầu hết các cơ sở đều có công nghệ lỗi thời, lạc hậu và trang bị máy móc cũ kỹ, không đồng bộ Do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ và với công nghệ, máy móc không còn phù hợp, cho nên sản lượng không lớn, hiệu suất thu héi chưa cao, giá thành còn cao, vỉ thế giá trị tăng thêm của các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn thấp

và chưa tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân tại địa phương

Phần lớn, mỗi cơ sở cá thê sử dụng từ 1 đến 3 lao động Đa số đều là lao động phổ thông Lao động Có tay nghề còn ít, chưa qua trường lớp thì nhiều, thường được kèm cặp truyền nghề, hoặc cha truyền con nội, hoặc học qua các khóa đào tạo ngắn hạn, nhưng qua kinh nghiệm thực tế đã nắm vững

kỹ thuật Số lao động có trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật, quản lý và nghiệp VỤ cao chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, đã ảnh hưởng phần nào đến việc phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Trong khi các cơ sở quy

mô vừa và nhỏ mới được đầu tư thường có công nghệ, trang thiết bị tiên tiến

vả thu dụng hằng trăm lao động

Năm 1995, vùng Đông Tháp Mười có 8.008 cơ sở công nghiệp - tiêu thú công nghiệp (Tiền Giang: 1.760 cơ sở, Long An: 1.711 co so, Đồng Tháp: 4.537 cơ sở) với sô lao động là29.454 người (Tiền Giang: 9.318 người, Long An: 9.421 người, Đồng Tháp: 10.715 người); đến năm 2000 có 8.309 cơ sở (Tiền Giang: 1.860 cơ sở, Long An: 1.653 cơ sở, Đồng Tháp: 4.796 cơ sở) với 35.945 lao động (Tiền Giang: 8.943 người, Long An: 9.092 người, Đồng Tháp: 17.910 người); cho thấy số cơ sở và lao động thuộc hai tính Tiền Giang và Đồng Tháp tăng, còn Long An giảm số cơ sở, lao động lại tăng

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI -VĂN HÓA”; 11/2003 30

Trang 37

ĐỀ TÀI "CÁC VÂN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI -MỖI TRƯỜNG PHUC VỤ PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT

Tốc độ tăng trưởng cơ sở bình quân hằng năm trong giai đoạn 1995-

2000 là 0,74%; trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân lao động là

4,06%/nam, đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân tại địa phương

Số lao động tập trung chủ yếu vào một số ngành như xay xát lúa gạo, sản xuất nước đá, chế biến đường, sản xuất bánh mì, hủ tiếu, bún, sản xuất

bàn, ghế, tủ, giường, cưa xẻ gô, sửa chữa cơ khí, hàn tiện, đóng ghe, may mặc

2 Phân tích một số ngành chủ yếu

2.1 Công nghiệp khai thác

Vung Đồng Tháp Mười có ngành khai thác cát sông thuộc địa bản tỉnh Đồng Tháp với khối lượng tương đối lớn Năm 2000 khai thác cát sông đạt 3,425 triệu mỶ phục vụ cho nhu cầu xây dựng

2.2 Công nghiệp chế biễn

+ Lương thực - thực phẩm

- Xay xát lúa gạo

Ngành xay xát phát triển mạnh do ưu thế là vùng nguyên liệu, san lượng xay xát lúa gạo tương đối lớn, ngoài một số công ty chế biến lúa gạo, còn có các cơ sở xay xát nhỏ nằm rải rác tại các xã Tuy nhiên, với tiềm nâng phong phú về lúa của vùng Đồng Tháp Mười, tại địa phương chưa khai thác hết nguôn lực, vì thế cho nên nguôn lúa của vùng Đồng Tháp Mười được cung câp cho các cơ sở chế biển khác ngoải vùng Đồng Tháp Mười Nhìn lại năm 2001, sản lượng lúa của Đồng Tháp Mười thu hoạch trên 3,5 triệu tấn, trong khi sản lượng xay xát chỉ đạt được khoảng 2,167 triệu tấn, trong đó Tiền Giang chiếm 1,123 triệu tấn do ngành xay xát Tiên Giang phát triển mạnh trên quốc lộ 1A như cụm xay xát Bà Đắc ; còn trên 1 triệu tấn

ra ngoài vùng dưới dạng thô

Sản lượng xay xát năm 1996 đạt 1,803 triệu tấn, năm 2000 tăng lên 1,912 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1997-2000 là 1,49%/nam San lượng năm 2001 so với năm 2000 tăng được 13,29%

- Chế biến đường

Ngành này trước đây phát triển mạnh, nhưng từ khi tình trạng đường nhập lậu và giá mía tăng giảm không én định thì các nhà máy đường gặp nhiều khó khăn, điêu đứng và bị thua lễ nặng Trong vùng Đồng Tháp Mười, ngoài các cơ sở đường tiêu thủ công nghiệp còn có 2 nhà máy đường thuộc

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI,-VĂN HÓA; 11/2003 31

Trang 38

ĐỀ TÀI "CÁC VẤN DE THOAT LU VA KINH TE-XA HOI -MOI TRUONG PHUC VỤ PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG DONG THAP MUOT

tỉnh Long An có quy mô sản xuất lớn: Hiệp Hòa và Án Độ (Nagarjuna) Một

nghịch lý là các nhà máy đường thường phải đi thu mua mía thêm ở các nơi

Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong giai đoạn 1997-2000 là

13,06% Năm 2001 sản lượng giảm so với năm 2000 là -6,62%

Ngành nây không thê mở rộng và phát triển thêm

- Sản xuất nước mắm

Nghề nầy vẫn sản xuất theo lối cổ truyền, sản lượng năm 1996 đạt

5,852 triệu lít, trong đó Tiền Giang sản xuất 4,268 triệu lít Sản lượng giảm

dan đến năm 2000 còn 5,32 triệu lít và giảm mạnh vào năm 2001 sản lượng

tăng nhẹ lên 5,87 triệu lít Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong giai

đoạn 1997-2000 là 0,09% Trong vùng lũ, sản xuất nước mắm chỉ có quy mô

gia đình

- Sản xuất nước đá

Do có một số công ty, xí nghiệp sản xuất nước đá nằm trong dia ban, cho nên sản lượng nước đá tương đôi lớn Còn các cơ sở quy mô nhỏ chi

phục vụ tiêu dùng của dân tại chỗ Sản lượng năm 1996 đạt 181.364 tấn tăng

lên 186.273 tân vào năm 2000 vả năm 2001 giám xuống 148.238 tấn Tốc độ

tăng trưởng bình quân hằng năm trong giai đoạn 1997-2000 là 0,67%

—— Ngoài ra, ngành chế biến lương thực thực phẩm còn bao gồm các sản

phâm khác: nước chấm, bột, hủ tiếu, bún, bánh mì, rượu, nước khoáng, nước ngọt, bánh phồng, thủy sản đông lạnh, chế biến trái cây, bánh kẹo Những sản phẩm của các ngành trên đã góp phần đáng kể vào việc làm tăng giá trị sản xuất và thu hút một số lớn lao động

+ Sản xuất gô, lâm sẵn

- Cưa xẻ gỗ

Tình trạng nguồn gỗ súc ngày càng khan hiếm, ngành cưa xẻ gỗ chủ yếu cưa xẻ gÔ tạp như gô cây đừa, cây bạch dan nhưng đã giải quyết tốt cho người dân có nhu câu tại địa phương Đa số các cơ sở dạng nhỏ, trang bị các máy cưa xẻ dạng CD, thuộc mây thập niên trước Sản lượng không ôn định do thiểu nguyên liệu, năm1996 cưa xẻ được 84.200 mỶ, năm 2000 giảm

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI,-VĂN HÓA”; 11/2003 ue No

Trang 39

ĐỀ TÀI "CÁC VẤN ĐỀ THOÁT LU VA KINH TE-XA HỘI -MÔI TRƯỜNG PHUC VU PHÁT TRIEN BỀN VỮNG VŨNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

còn 71.000 mỶ và đến năm 2001 đạt 85.000 mỶ Tốc độ tăng trưởng bình

quân hằng năm trong giai đoạn 1997-2000 giảm -4,18%, nhưng năm 2001

tăng 19,83%

- Sản xuất đề mộc

Ngành đồ mộc sản xuất các mặt hàng: bàn, ghế, tủ, giường, hòm thường mẫu mã chưa dep, san xuất còn thủ công Ngành nầy chưa phát triển

mạnh và khó cạnh tranh trên thị trường

- Đóng ghe xuong

Nganh dong ghe xudng gỗ chưa phát triển mạnh trong vùng Đồng Tháp

Mười Sản lượng chưa nhiều, có thể do nguồn gỗ có giá cao và thiếu lao

động có tay nghề Qua số liệu của Đồng Tháp cho thấy sản lượng giảm từ

1.806 chiệc năm 1996 xuông còn 598 chiếc vào năm 2001

+ Sản xuất vật liệu xây dựng

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã sản xuất được gạch ngói nung với nguồn nguyên liệu đất sét tại chỗ Ngoài ra còn sản xuất bê tông đúc sẵn, các câu kiện bê tông, vật liệu xây dựng lắp ráp nhà tiền chế

- Gạch ngói nung

San lượng gạch nung trong vùng Đồng Tháp Mười chủ yêu nằm trên địa bàn của tỉnh Tiên Giang và Đồng Tháp Các cơ sở vẫn duy trì các lò

nung đốt củi hoặc trâu, với công nghệ thủ công và trang thiết bị thô sơ

Sán lượng tăng đều từ 15,077 triệu viên năm 1995 lên 32,539 triệu viên năm 2000 và 31,594 triệu viên năm 2001

Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong giai đoạn 1997-2000 là

21,21% Riêng năm 2001 giảm ~2,90% so với năm 2000

+ Cơ khí phục vụ

Công nghiệp cơ khí chỉ phát triển nhiều ở lãnh vực cơ khí gia công sửa chữa các máy nông nghiệp, các máy móc thiết bị thuộc các nganh khác, nhưng phần lớn là tiểu tu và trung tu

Cơ khí phục vụ dân dụng đã phát triển khá như sản xuất cửa sắt, lan

can, câu thang, sườn nhà do nhu câu xây dựng ngày càng lớn

Ngoài ra, còn có các lò rèn thú công sản xuât các loại nông cụ câm tay

Một số cơ sở cũng đã sản xuất các loại bánh lồng, chảo cày và cũng

đã hình thành ngành cơ khí chế tạo, mặc dù chưa được đầu tư lớn, sản lượng

ĐỀ TÀI NHÁNH "CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ-XÃ HỘI,-VĂN HÓA”; 11/2003 G2 G3

Trang 40

ĐỀ TÀI "CÁC VÂN ĐỀ THOÁT LŨ VÀ KINH TE-XA HỘI -MÔI TRƯỜNG PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG BONG THAP MUOT

chưa nhiều nhưng đã góp phần giải quyết nhu cầu của nông dân như máy

suốt lúa, máy sấy lúa và một số máy móc sau thu hoạch khác

Các cơ sở này cũng không có quy mô lớn, đa số dưới dạng cá thể, một

số ít dưới dạng doanh nghiệp tư nhân, hoặc xí nghiệp, hoặc công ty và được phan bé rải rác khắp trong vùng Đồng Tháp Mười

Hiện nay trang thiết bị của ngành cơ khí vẫn còn lạc hậu, cũ kỹ, chưa đầu tư cải tiến máy móc hiện đại, cho nên sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao

+ Sản xuất trang phục

Ngành may đo do vốn đầu tư nhỏ, thời gian học nghề ngăn, chỉ cần một

vải máy may là có thể mở tiệm, nên thường phát triển khắp nơi trong vùng

Đồng Tháp Mười Còn ngành may gia công hiện nay mới được xây dựng một vải công ty tại các địa điểm thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa như

nằm cặp theo Quốc lộ I Các cơ sở may gia công thu nhận rat đông lao động

+ Sản xuất các sản phẩm khác

Các sản n phẩm khác: trang in, chiếu lát, các mặt hàng bàng buông, thức

ăn gia súc

Các ngành công nghiệp khác chưa được đầu tư nhiều vào vùng Đồng

Tháp Mưới, nhất là các ngành nghề truyền thống với số lượng lao động rất

lớn nhưng chưa được chính quyền quan tâm nhiều về mặt kỹ thuật và hỗ trợ

về mặt tài chánh

2.3 Công nghiệp điện-nước

- Về điện: Hiện nay hệ thống l lưới điện trung thé 3 pha và l pha đã được kéo khắp địa bản theo các tuyến lộ giao thông trong vùng Đồng Tháp Mười, tat cả các trung tâm xã đều có lưới điện Nhưng lưới điện trung thế có bán kính cấp điện khá lớn, nên tốn thất điện năng lớn, chất lượng điện áp thấp Còn hệ thống lưới hạ thể thuộc tài sản của khách hàng, địa phương chiếm tỷ trọng lớn, phần lớn lưới điện hạ thế chưa bảo đảm tiêu chuẩn kỹ

thuật, vì thế độ an toàn chưa cao khi có gió bão và tình trạng thất thoát điện

năng còn cao

Nhìn chung tỷ lệ điện khí hóa trong vùng Đồng Tháp Mười còn thấp khoảng 75% hộ sử dụng điện, nhất là cơ câu tiêu thụ điện cho công nghiệp chiếm tỷ trọng còn hạn chế, nhất là điện áp còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa nông thôn

ĐỀ TAI NHANH "CÁC VĂN ĐỀ KINH TẾ“XÃ HỘI,-VĂN HÓA"; 11/2003 34

Ngày đăng: 17/12/2013, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w