1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiềm năng và vai trò của Định mức tín nhiệm đối với hoạt động của hệ thống NHTM VN

32 523 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiềm năng và vai trò của Định mức tín nhiệm đối với hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam
Tác giả Thiều Bích Ngọc
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Trường học Chuyên đề năm 3
Thể loại chuyên đề
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 316,5 KB

Nội dung

Tiềm năng và vai trò của Định mức tín nhiệm đối với hoạt động của hệ thống NHTM VN

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I/ Lý do chọn đề tài:

Với nền kinh tế Việt Nam đang phát triển như hiện nay, sự tồn tại và cạnh tranh giữacác doanh nghiệp “mạnh”–“yếu” khác nhau đã buộc các doanh nghiệp phải thực sự biết mìnhlà ai, đứng ở vị trí nào và phải hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình Vậy, ai sẽ “bắt mạch” cácdoanh nghiệp này để đưa ra thông tin trung thực, khách quan, góp phần trợ giúp cho hoạtđộng thương mại, hợp tác và đầu tư? Lúc này, sự ra đời của một tổ chức có thể đánh giá đượckhả năng hoạt động và độ tin cậy của một doanh nghiệp là rất cần thiết Và đó cũng chính lànhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức Định mức tín nhiệm (ĐMTN).

Ở Việt Nam từ trước đến nay, ngoài cơ quan Nhà nước, ít có một tổ chức nào “dám”đánh giá uy tín của một doanh nghiệp Đó là một thói quen bao cấp làm ảnh hưởng không ítđến bộ mặt của nền kinh tế đất nước, là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư nướcngoài chưa dám đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam Tất nhiên, khi luồng vốn chạy vàotrong nước ít, với thị trường vốn nội địa còn non yếu thì hoạt động của các NHTM ở ViệtNam cũng khó lòng mà phát huy hết năng lực của nó để phát triển mạnh mẽ và ổn định Nhưvậy, tổ chức ĐMTN ra đời sẽ thúc đẩy cho sự lưu thông và phát triển của thị trường vốn, giúpcác NHTM hoạt động tốt hơn, huy động được vốn và cho vay một cách hiệu quả nhất.

Tóm lại, việc cung cấp những thông tin tín dụng, xếp hạng và đánh giá tín nhiệmdoanh nghiệp là một công việc hết sức cần thiết Nó gắn liền với mọi mặt hoạt động của nềnkinh tế, tài chính và xã hội, giúp xây dựng hình ảnh và độ tín nhiệm của các doanh nghiệpViệt Nam trong quá trình hội nhập Chính vì thế nên khi thực hiện chuyên đề này, em đã chọn

đề tài:“Tiềm năng và vai trò của Định mức tín nhiệm đối với hoạt động của hệ thốngNHTM Việt Nam” Hi vọng qua chuyên đề có thể mang đến cho quí thầy cô và các bạn có

được một cái nhìn chung về ĐMTN Từ đó để thấy được những tiềm năng và vị trí củaĐMTN trong nền kinh tế khi đất nước ta chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới: Hội nhập vàphát triển.

II/ Mục tiêu nghiên cứu:

Từ việc nhìn thấy được sự cần thiết của ĐMTN trong nền kinh tế, chuyên đề sẽ giớithiệu một cách khái quát những vấn đề liên quan về ĐMTN và các hoạt động của nó ở ViệtNam như thế nào khi chỉ vừa mới được hình thành gần đây Bên cạnh đó, chuyên đề còn chochúng ta thấy bức tranh tổng quan về hoạt động của NHTM ỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện

Trang 2

nay, các mối quan hệ giữa NHTM và các tổ chức ĐMTN từ việc phân tích những tiềm năngvà tầm quan trọng của ĐMTN trong nền kinh tế Đặc biệt là vai trò của nó đối với hoạt độngcủa hệ thống NHTM Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn những khó khăn đang tồn tại trongviệc xây dựng các tổ chức ĐMTN ở Việt Nam, từ đó đề ra một số giải pháp cho sự hình thànhvà phát triển của loại hình này trong giai đoạn hiện nay.

III/ Phương pháp nghiên cứu:

1/ Phương pháp thu thập số liệu:

Các số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, các tạp chí ngân hàng, tạp chí kinh tếvà qua internet

2/ Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Bằng nhận định riêng của bản thân, dựa vào những kiến thức đã học kết hợp với cácphương pháp phân tích số liệu từ thống kê ứng dụng, phương pháp so sánh và các phép toánthông thường để tổng hợp, giải thích và nhận xét các vấn đề.

IV/ Phạm vi nghiên cứu:

Tác động của ĐMTN đối với nền kinh tế là rất lớn và sâu rộng, trên nhiều mặt khácnhau Tuy nhiên, trong chuyên đề này em chỉ tập trung phân tích vào khía cạnh là vai trò củaĐMTN đối với hoạt động của hệ thống NHTM ở Việt Nam Bên cạnh đó, việc đánh giá vàphân tích hoạt động của hệ thống NHTM ở Việt Nam cũng chỉ được dựa trên việc tổng hợpcác số liệu của một số ngân hàng tiêu biểu từ nền kinh tế trong khoảng thời gian từ năm 2000trở lại đây Tuy nhiên, qua đó cũng sẽ giúp cho người đọc có một cái nhìn cụ thể hơn về tìnhhình hoạt động của NHTM Việt Nam trong thời gian qua cũng như vai trò của ĐMTN đối vớinó.

PHẦN NỘI DUNGI/ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM (ĐMTN)1/ Một số khái niệm

1.1/ Định mức tín nhiệm

ĐMTN được dùng để đo lường mức độ rủi ro gắn liền với một khoảng đầu tư nào đó.ĐMTN là việc đánh giá về khả năng của một đơn vị phát hành trong việc thực hiện thanh toánđúng hạn một nghĩa vụ tài chính Nghĩa vụ tài chính gồm trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu,các khoảng nợ và các khoảng tiền vay ngân hàng (NH).

Trang 3

Có nhiều loại ĐMTN khác nhau ĐMTN đợt phát hành trái phiếu và ĐMTN của đơnvị phát hành Thông thường, người ta quan tâm nhiều đến đợt phát hành vì nó không chỉ tínhtới độ tín nhiệm của đơn vị phát hành mà còn tính tới độ tín nhiệm của những tài sản thế chấp.Ngoài ra còn có ĐMTN trong nước hay toàn cầu Các tổ chức ĐMTN trong nước sẽĐMTN các doanh nghiệp trong nước Trong khi đó, các tổ chức ĐMTN quốc tế sẽ định mứcnhững đơn vị phát hành trên toàn cầu phục vụ cho các nhà đầu tư lớn.

1.2/ Tín nhiệm doanh nghiệp (DN)

Tín nhiệm DN là ý kiến được đưa ra bởi một tổ chức ĐMTN về khả năng của DNtrong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính Ý kiến này tập trung vào việc đánh giá khả năngvà mong muốn của DN trong việc thực hiện cam kết tài chính khi chúng tới hạn Ý kiến nàykhông nhằm cung cấp đảm bảo khả năng trả nợ của DN được xếp hạng với bất cứ một nghĩavụ tài chính cụ thể nào Tín nhiệm DN có thể tăng hoặc giảm theo khả năng mà DN có đápứng được nghĩa vụ tài chính của mình hay không.

Sản phẩm của CRA là việc cung cấp cho thị trường một hệ thống xếp hạng các côngcụ tài chính, đặc biệt là các chứng khoán nợ,… Giúp các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo vàso sánh trước khi đưa ra quyết định nên đầu tư vào những công cụ nào.

Ngoài ra còn có những dịch vụ khác của CRA như đánh giá các tổ chức tài chính, bảohiểm, tính toán mức rủi ro tín dụng một khoảng cho vay của NH, đánh giá xếp hạng quản trịDN, cung cấp thông tin tài chính,

2.2/ Sự khác biệt giữa một CRA và một số tổ chức khác như tư vấn tài chính, dịchvụ thông tin, các công ty kiểm toán, ISO,…

Thực chất, chức năng của các loại hình dịch vụ này là như nhau vì chúng đều nhằmhướng đến việc phân tích, đánh giá để đưa ra các thông tin tư vấn kịp thời cho các DN.

Tuy nhiên, khi tiến hành đánh giá một DN, ngoài việc phân tích theo góc độ tài chínhnhư các tổ chức khác, CRA còn quan tâm đến các chỉ tiêu phi tài chính Các chỉ tiêu phi tàichính đó là năng lực cạnh tranh của DN, triển vọng phát triển của sản phẩm, xu hướng thị

Trang 4

trường, ý kiến và phản ứng của người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ của DN,… Kếtquả đánh giá sẽ là sự kết hợp giữa kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cótính khác biệt về nghành và qui mô.

2.3/ Các mô hình của CRA

Trên thế giới, hiện có ba loại mô hình CRA:

● Thứ nhất: Mô hình CRA 100% vốn nước ngoài.

Đây là loại hình do các CRA nước ngoài thành lập và hoạt động dưới dạng mở chinhánh tại nước sở tại hoặc đăng ký thành lập công ty Mô hình này thường chỉ có một phápnhân đứng ra thành lập hoặc có hai pháp nhân nước ngoài Để mô hình này có thể đi vào hoạtđộng đòi hỏi phải có một thị trường trái phiếu phát triển nhất định và có sự đầu tư lớn từ trongnước cũng như quốc tế.

● Thứ hai: Mô hình công ty liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài.

Mô hình này do các CRA nội địa và CRA nước ngoài cùng thiết lập liên doanh để khaithác một số dịch vụ của ĐMTN Để xây dựng mô hình thì đối tác trong nước phải là một tổchức tài chính hoặc một DN đã rất am hiểu về hoạt động của CRA mới phát huy được vai tròcủa nó và tránh không bị đối tác nước ngoài chi phối.

● Thứ ba: Mô hình công ty cổ phần có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước

Với mô hình loại này thì CRA đóng vai trò là một công ty cổ phần, trong đó ngoài cáccổ đông trong nước còn có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài Họ là nhữngnhà đầu tư lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nhânsự và cử người điều hành DN Trong mô hình này không có sự phân biệt đối xử giữa cổ đôngtrong nước và nước ngoài về tỷ lệ sở hữu Nguyên tắc phân bổ tỷ lệ sở hữu là tùy thuộc vàovai trò của từng nhà đầu tư trong việc hình thành sự ra đời và hoạt động của CRA.

3/ Các hình thức của ĐMTN

Kinh doanh thông tin tín nhiệm từ lâu đã không còn xa lạ trên thế giới Hoạt động củacác tổ chức ĐMTN rất đa dạng với nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau Về cơ bản, có baloại hình dịch vụ chính:

3.1/ Cung cấp thông tin tín nhiệm DN

● Thông tin tín nhiệm DN:

Thông tin tín nhiệm là những thông tin ngắn gọn, chính xác được kiểm chứng bởi mộttổ chức ĐMTN có uy tín Thông tin tín nhiệm nhằm đánh giá khả năng thanh toán, mức độ tín

Trang 5

nhiệm của một cá nhân, một DN, một nghành hoặc một quốc gia Thông tin tín nhiệm DNgiúp các nhà quản lý ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn nhằm hạn chế rủi ro trongkinh doanh.

● Cung cấp thông tin tín nhiệm DN:

Đây là một dịch vụ mà các CRA có nghĩa vụ sẽ thường xuyên ĐMTN các công ty cóyêu cầu được định mức xếp hạng nhằm phục vụ cho nhà đầu tư của công ty Trong suốt thờigian hiệu lực của hợp đồng, CRA sẽ luôn cập nhật thông tin, theo sát các công ty và nghànhnhững sự kiện có ý nghĩa hoặc những sự phát triển có ảnh hưởng tới kết quả định mức nhằmđảm bảo quá trình ĐMTN một cách chính xác Ít nhất một năm một lần, CRA sẽ đánh giá lạimỗi công ty Bất cứ lúc nào trong suốt quá trình giám sát, CRA cũng có thể ban hành hai loạicông bố:

 Cảnh bảo tín nhiệm:

Là lời cảnh báo cho công chúng rằng, đã xảy ra một sự kiện gì đó hoặc là về điều kiệnkinh doanh hoặc là một sự kiện trong công ty mà có thể ảnh hưởng đến ĐMTN Cảnh báo tínnhiệm có nghĩa là CRA sẽ đánh giá các sự kiện và các sự kiện này có thể được cho rằng “tíchcực”, “tiêu cực”, hoặc “đang phát triển” phụ thuộc vào các tình huống cụ thể ĐMTN hiệnthời vẫn còn hiệu lực cho đến khi CRA hoàn thành đánh giá đầy đủ.

 Cập nhật tín nhiệm:

Là việc xem xét lại ĐMTN đã ban hành trước đó Bản mới được công bố sau khi CRAđánh giá được ảnh hưởng của một sự kiện có ý nghĩa và nó bao gồm những thông tin bổ sungcho ĐMTN đã công bố trước đó Cập nhật ĐMTN và công bố ĐMTN sẽ “thăng hạng”,“xuống hạng” hoặc bị hủy bỏ.

3.2/ Đánh giá tín nhiệm và xếp hạng DN

Đây là một trong những dịch vụ chính của loại hình kinh doanh tín nhiệm DN Đánhgiá tín nhiệm là một dịch vụ rất phổ biến trên thế giới Ở hầu hết các nước phát triển và nhiềunước trong khu vực Đông Nam Á đã có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này Đây là mộtdịch vụ hết sức cần thiết đối với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là đối với các NH.

Đánh giá tín nhiệm hay xếp hạng tín nhiệm DN là việc đánh giá khả năng đáp ứng cácnghĩa vụ nợ của một công ty, hay đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khácnhau Các loại đầu tư này có thể dưới dạng các công cụ cho vay như vay và gửi tiền tại NH,hay có thể dưới dạng các chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu…

Trang 6

Xếp hạng DN là một phần của quá trình cung cấp thông tin tín nhiệm DN thong quacác khâu thu thập, sàng lọc, chia nhóm, phân tích, đánh giá, so sánh và cho điểm các thong tintín nhiệm để xếp hạng các DN theo các cấp độ khác nhau Mục đích của việc xếp hạng DN làđưa ra ý kiến về khả năng thực hiện một nghĩa vụ tài chính của DN vì các DN thường sử dụngvốn kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, từ các nhà đầu tư, các NH hay từ nguồn vốn củacác nhà cung cấp Vì vậy mà nó rất cần thiết cho nền kinh tế, đặc biệt là đối với hoạt động củaNH.

Khi tham gia đánh giá tín nhiệm, DN sẽ được nhận những thông tin đánh giá độc lập,khách quan về tình hình tài chính, khả năng thanh toán nợ Mặt khác, các DN còn nhận đượcdich vụ tư vấn tài chính, quản lý, quan hệ công chúng (PR),…Tuy nhiên, để có thể đánh giátín nhiệm của một DN, các CRA phải dựa trên hai chỉ tiêu là tài chính và phi tài chính Cóhơn 100 chỉ tiêu tính điểm và các phương pháp kiểm tra chéo phức tạp để có thể đưa tới việcxếp hạng từ AAA, AA, BB,… cho mức độ tín nhiệm của DN.

Chỉ tiêu tài chính bao gồm các con số về vốn, vòng vay, khả năng thanh toán, tíndụng, thua lỗ, các chỉ số tài chính,… Các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm những thông tin liênquan tới giám đốc, ISO, thương hiệu hoặc nhân sự, những tai tiếng, uy tín trên thương trường,…

Những chỉ tiêu tài chính sẽ được lượng hóa, còn những chỉ tiêu phi tài chính sẽ qua sựđánh giá bởi các chuyên gia trong ngành.

4 Tiêu chuẩn của một tổ chức ĐMTN

Các tiêu chí tối thiểu của một CRA cần phải đạt được gồm: Khách quan, độc lập, minhbạch, công khai và chuyên nghiệp Những tiêu chuẩn này do NH Thanh toán quốc tế đề ra vàđã được các nhà đầu tư trên thế giới thừa nhận.

Điều cần lưu ý ở đây là, tuy nhiệm vụ chính của các CRA là đánh giá mức độ tínnhiệm của các DN, nhưng khách hàng chủ chốt của các CRA là các nhà đầu tư chứ khôngphải các DN hay các nhà phát hành mặc dù họ là người trả phí dịch vụ ĐMTN Vì vậy mà yêucầu đối với tổ chức này là khá khắt khe.

Đó phải là một tổ chức hoạt động với tư cách độc lập Độc lập là mình không chịu sứcép của bất cứ quyền lực nào, không chịu sự chi phối trong các qui định được đưa ra bởi bất cứmột cơ quan nào, không xung đột hay có mối quan hệ lợi ích với các tổ chức được ĐMTN.Có như vậy các đánh giá tín nhiệm mới mang tính khách quan và đáng tin cậy Đó cũng lànhu cầu tồn tại của bản thân các CRA.

Ngoải ra, các CRA phải có một đội ngũ chuyên gia thực sự giỏi cùng với việc xâydựng một qui trình đánh giá khoa học, khách quan và chính xác, phù hợp với từng điều kiện

Trang 7

của mỗi nền kinh tế Kết quả xếp hạng phải được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên gia về cáclĩnh vực tài chính và phi tài chính Từ việc thu thập thông tin đến việc kiểm tra, thẩm địnhphải được tiến hành một cách đầy đủ, chính xác và được đánh giá theo đúng tiêu chuẩn quốctế.

Tóm lại, điều kiện để một tổ chức ĐMTN hoạt động thành công là được tin cậy, độclập, không thiên vị, có năng lực về kỹ thuật - nhân lực, đầy đủ về cả số lượng lẫn chất lượng,tiếp cận được với những thông tin đáng tin cậy về tổ chức được định mức và tạo dựng đượchình ảnh của mình trong cộng đồng DN

5/ Hoạt động của ĐMTN ở Việt Nam

Kinh doanh thông tin tín nhiệm từ lâu đã không còn xa lạ trên thế giới Hầu hết cácnước phát triển và trong khu vực Đông Nam Á đã có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcnày Tuy nhiên tại VN, khái niệm trên vẫn còn rất mới mẻ và loại hình kinh doanh này mớichỉ ở bước khởi đầu.

Từ năm 1996, một nhóm các cán bộ chuyên nghiệp từng công tác trong các cơ quanthông tin tín dụng, dự án đánh giá tín nhiệm của Nhà nước đã tập hợp nhau lại và hoạt động

thông tin tín nhiệm 5 năm sau, Công ty TNHH Giải Pháp Việt Nam chính thức thành lập đầu

năm 2001 tại Hà Nội Công ty tập trung vào ba mảng hoạt động chính là: Thông tin tínnhiệm, tư vấn luật và dịch vụ đại diện cho các hãng của nước ngoài Sau 4 năm hoạt động,

năm 2004 Công ty C&R (Credit and Ratings) chính thức được tách riêng, đánh dấu một bước

phát triển lớn của Giải Pháp Việt Nam C&R chỉ tập trung vào hoạt động trong lĩnh vực

Thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN Công ty được tổ chức dưới hính thức các nhóm hạtnhân làm việc độc lập, sáng tạo và linh hoạt Bên cạnh đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, côngty còn có một mạng lưới cộng tác viên, và các đại diện trên khắp đất nước Sự tích cóp liêntục và bền bỉ những thông tin nhỏ nhất đã đem đến cho C&R một kho dữ liệu đồ sộ và chínhxác về hoạt động của các DN Việt Nam.

Công ty thường cung cấp thông tin tín nhiệm ở 3 dạng: Báo cáo cơ bản.

 Báo cáo chuẩn

 Báo cáo tổng hợp chi tiết

Hiện nay, hoạt động của C&R cũng đã được mở rộng thông qua cổng thông tin củatrang web “Doanh nhân Việt Nam” (www.doanhnhanvietnam.com) Khi là thành viên củawebsite này, các DN có quyền cung cấp thông tin về mình và cũng có quyền tiếp cận các

Trang 8

thông tin tín nhiệm về các DN khác trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam và trên thếgiới.

Cho đến nay, VN mới có hai DN hoạt động trong lĩnh vực ĐMTN Một là Công tyThông tin tín nhiệm và Xếp hạng DN (C&R) - được tách ra từ Công ty Giải pháp VN năm2004 Hai là Trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet (Credit Ratings Vietnamnet Center -CRVC) thuộc công ty phần mềm truyền thông VASC, vừa đi vào hoạt động trong gần mộtnăm qua (Bắt đầu hoạt động chính thức từ ngày 4/6/2005) Những dịch vụ chủ yếu của C&Rlà cung cấp thông tin tín nhiệm, xếp hạng tín nhiệm DN và điều tra thị trường theo ngànhkinh tế.

Trong khi đó, dù mới ra đời, CRVC cũng đã cung cấp khá nhiều dịch vụ đa dạng liênquan đến loại hình ĐMTN CRVC sẽ là tổ chức chuyên cung cấp cho DN các dịch vụ thuthập thông tin; đánh giá xếp hạng; ĐMTN các tổ chức tài chính; xếp hạng DN Đồng thời,đơn vị này cũng nhận tư vấn, hỗ trợ DN trong việc tạo dựng uy tín trên thị trường, xây dựngthương hiệu có sức cạnh tranh; thẩm định lại các thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu về cácDN, doanh nhân, từ đó phát triển dịch vụ tư vấn tài chính, môi giới đầu tư

Đối tượng phục vụ chính của C&R và CRVC là các nhà đầu tư, các DN hay hệ thốngcác NH trong nước và quốc tế Trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu, cả C&R và CRV đềutham khảo đánh giá của các tổ chức định giá tín nhiệm lớn nhất trên thế giới là Standard &Poor's, Moody's và Equifax… và xây dựng được hệ thống đánh giá riêng, phù hợp với điềukiện của VN Theo đó, hơn 100 chỉ tiêu tính điểm và các phương pháp kiểm tra chéo phứctạp để có thể đưa tới việc xếp hạng từ AAA, AA, BB cho mức độ tín nhiệm của DN

Sau một thời gian hoạt động, dù số lượng không nhiều nhưng những hợp đồng màC&R nhận được cũng cho thấy các DNVN cũng bắt đầu có sự quan tâm tới lĩnh vực này.Tính đến nay, C&R đã cung cấp rất nhiều báo cáo tín nhiệm cho các DN trong và ngoàinước Còn CRV dù chỉ mới thành lập chưa được một năm nhưng cho đến nay cũng đã nhậnđược rất nhiều hợp đồng yêu cầu cung cấp thông tin đánh giá tín nhiệm của các khách hàngkhắp cả nước.

II/ TIỀM NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐMTN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỆTHỐNG NHTM VIỆT NAM

Trang 9

1/ Tổng quan về hoạt động của NHTM Việt Nam

Qua gần 15 năm hình thành và chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang kinh doanh thịtrường, hệ thống NHTM Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn chosự phát triển của nền kinh tế Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới nhưng cho đếnnay, thực trạng về hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn có rất nhiều bất cập vàhạn chế, gây khó khăn cho việc phát triển của hệ thống NHTM nói riêng và của cả nền kinhtế nói chung.

1.1/ Về khả năng huy động vốn

Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu vềvốn của nền kinh tế luôn ở mức cao đã buộc các NHTM phải tăng cường huy động vốn vàtăng khối lượng tín dụng cho các DN Tuy nhiên, sự có mặt của các NH nước ngoài với khảnăng tài chính dồi dào, loại hình dịch vụ NH đa dạng, hiện đại dựa trên công nghệ cao đãbuộc các NHTM Việt Nam phải quan tâm đầu tư hiện đại hóa nghiệp vụ NH, hệ thống hạtầng kỹ thuật để cung cấp các dịch vụ NH hiện đại, tiện ích hơn Nhưng quan trọng nhất vẫnlà phải tăng cường nguồn vốn tự có của chính bản thâm NH mới có thể đáp ứng các nhu cầuvề đầu tư và mở rộng cho vay Vì vậy, trước khi đề cập đến khả năng huy động vốn, chúng tacần quan tâm đến tình hình vốn tự có của các NHTM Việt Nam vì nó có ý nghĩa rất quantrọng đối với hoạt động kinh doanh của NH – là loại hình DN kinh doanh tiền tệ nhằm thuhút vốn của các DN và dân cư.

■ Tình hình vốn tự có trong các NHTM Việt Nam:

Tỷ trọng Vốn tự có/ Tổng tài sản là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ an toàncủa một NH do Luật TCTD (12/97) điều 81 đã qui định Theo thông lệ quốc tế, tỷ trọng nàyphải tối thiểu là 8% Nhưng cho đến nay, các NHTM Việt Nam mới chỉ đạt cao nhất gần 5%.

Bảng 1: Tỷ lệ Vốn tự có/ Tổng tài sản có của 4 NHTM Việt Nam

3,383,00

Trang 10

Nguồn: Đề án cơ cấu lại NHTM Nhà nước

Nhìn chung, qua bảng số liệu ta có thể thấy được tỷ lệ vốn tự có trong các NHTMViệt Nam vẫn còn khá nhỏ bé, thậm chí trong các NHTM lớn của Việt Nam và tỷ lệ này lạităng giảm không đều qua các năm trong các NH Việt Nam Cao nhất cũng chỉ có 4,7% ở NHNN & PTNT Nhưng tỷ lệ này cũng giảm dần trong năm tiếp đó Năm 2001 chỉ còn 3,09%và đến năm 2002 lại tăng trở lại với 4,57%.

Ở các NH khác cũng diễn ra với tình hình tương tự Đặc biệt là trong năm 2001, tỷ lệvốn tự có của các NH hầu như đều giảm đồng loạt Đó là nguyên nhân làm cho tỷ lệ chungcủa ngành giảm chỉ còn 1,92% so với năm 2000 là 2,8%.

Sang năm 2002, tình hình đã tốt hơn, các NH đều đồng loạt tăng vốn tự có Thậm chílà tăng cao hơn cả trong năm cũ 2000 Đây là một dấu hiệu rất tốt Trong đó, cao nhất là NHĐầu tư & PT, với tỷ lệ tăng đến 0,64% Tuy nhiên, chỉ riêng NH NN & PTNT dù có tăng đến4,57% song vẫn còn thấp hơn so với năm 2000 là 4,7%.

Vốn tự có là tiềm lực tài chính, là điều kiện đảm bảo hoạt động trong các NHTM, làuy tín của NHTM để tạo lòng tin đối với công chúng Song tỷ trọng này trong các NHTMViệt Nam vẫn còn quá thấp Điều này làm cho rủi ro tiềm ẩn trong các NH ngày càng tănglên Làm mất đi động lực tích cực của các NH trong việc thu hồi các khoảng nợ cũng nhưviệc tham gia vào các dự án lớn, đòi hỏi nhiều vốn sẽ là điều rất khó khăn đối với các NH.

■ Tình hình huy động vốn:

Trong thời gian qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã huy động được nguồn vốn đángkể gồm cả nội tệ và ngoại tệ cho nền kinh tế Song nó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đangngày càng tăng lên.

Bảng 2: Tổng nguồn vốn huy động của NHTM Việt Nam

ĐVT: Tỷ đồng

2004/2003 2005/2004NHTM Nhà nước

NH Cổ phầnNH nước ngoài &

48,37

Trang 11

liên doanh

Nguồn: www.sbv.gov.vn (Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Nhìn chung, nguồn vốn huy động từ các NHTM qua 3 năm đều tăng Trong đó, năm2005 tổng vốn huy động toàn ngành đạt đến 505.224 tỷ đồng, có tốc độ tăng so với năm 2004là 23,08% Nhưng tốc độ tăng của năm này lại thấp hơn tốc độ tăng của năm 2004 so vớinăm 2003 là 24,67%, với số vốn huy động tăng đến 46.620 tỷ đồng.

Riêng đối với từng khối NH lại có sự chênh lệch nhau rất lớn Nhìn về mặt tuyệt đối,ta có thể thấy rõ số vốn huy động trong các khối NHQD là cao nhất Trong đó, năm 2003 là250.238 tỷ đồng và cao nhất là vào năm 2005 đạt đến 381.445 tỷ đồng Kế đến là khối NHCPvới số vốn huy động được cao nhất trong năm 2005 là 90.938 tỷ, thấp nhất là khối NH nướcngoài, chỉ có 32.841 tỷ trong năm 2005.

Thực tế số vốn huy động như trên là hoàn toàn hợp lý Các NHQD vốn là các NHthuộc Nhà nước nên có được nguồn hỗ trợ mạnh mẽ Còn các NHCP và NH Nước ngoài chỉmới xuất hiện được vài năm Nhất là các NH Nước ngoài, chỉ mới được Nhà nước ta chophép tham gia vào thị trường trong thời gian gần đây Vì vậy số vốn huy động được từ cáckhối NH này còn khá thấp Nhưng nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng, ta sẽ dễ dàng thấy đượctiềm năng mạnh mẽ từ các NH Nước ngoài Tốc độ tăng của số vốn huy động qua các nămrất cao Từ năm 2003 đến 2004 tăng 12,04% và đến năm 2005 là 48,37%, cao nhất trong toànngành Còn đối với khối các NHQD thì tạm chấp nhận với tốc độ tăng khá ổn định qua cácnăm là 22,22% và 22,24% Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất chính là khối NHCP Với tốc độtăng 39,28% vào năm 2004, là tốc độ cao nhất trong toàn ngành thì sang năm 2005 lại giảmđột biến, chỉ còn 10,23%, là tốc độ thấp nhất Đó cũng là nguyên nhân làm cho tốc độ tăngcủa toàn khối NH bị giảm xuống.

Với tốc độ tăng không ổn định của hệ thống NH trong thời gian này đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến tình hình kinh tế đất nước Và nhìn chung, dù số vốn huy động trong các khốiNH vẫn không ngừng tăng lên song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tếnước ta trong giai đoạn hiện nay.

1.2/ Về hoạt động cho vay

Để có thể cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế, hoạt động cho vay trong các NHTM luônđóng một vai trò rất quan trọng Trong những năm qua, thị phần cho vay của các NHTMkhông ngừng tăng lên và đang ngày càng được mở rộng Mục đích là nhằm phục vụ chonhiều thành phần kinh tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không tập trung cho vay vào

Trang 12

các thành phần kinh tế nhà nước như trước đây Đó là một dấu hiệu tốt của nền kinh tế vàcũng giúp cho hoạt động của NHTM có nhiều đổi mới tốt hơn.

Bảng 3: Tình hình dư nợ trong hệ thống NHTM Việt Nam

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Cho vay Tỷ lệ(%)

Cho vay Tỷ lệ(%)

Cho vay Tỷ lệ(%)NHTM VN

NH Cổ phầnNH Nước ngoài

Nguồn: www.sbv.gov.vn (Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy, khối NHQD chiếm tỷ lệ dư nợ cao nhất trong toànngành Còn lại là 2 khối NHCP và NH Nước ngoài có sự đổi chỗ cho nhau qua các năm.

Trong năm 2003, NHQD đứng đầu về số dư nợ với 239.071 tỷ, chiếm 72% Là NHcó vị trí cao nhất Kế đến là khối NH Nước ngoài với 56.488 tỷ đồng, đạt 17% Thấp nhất làkhối NHCP, chỉ cho vay được 36.525 tỷ, chiếm khoảng 11% toàn ngành.

Nhưng đến năm 2004, giữa các khối NHCP và NH Nước ngoài lại có sự thay đổi lớn.Trong khi tỷ lệ dư nợ trong các NH Nước ngoài bắt đầu giảm xuống chỉ còn chiếm 14% thìcác NHCP lại tăng lên đến 13% với số dư nợ 53.957 tỷ Như vậy, trong năm 2004 giữa 2khối NH này có vị trí gần như tương đương nhau Cao nhất vẫn là khối NHQD với 302.989tỷ, chiếm tỷ lệ là 73%.

Và năm 2005 là một năm có sự thay đổi vị trí thực sự Các NHCP trong năm này đãcho vay được đến 78.657 tỷ, chiếm đến 14,5% Còn các NH Nước ngoài dù số cho vay cótăng so với năm trước, nhưng nó chỉ chiếm 12% trong toàn ngành.

Như vậy, với gần 75% thị phần cho vay là của hệ thống NHTM Việt Nam đã cho tathấy, NHTM Việt Nam đang giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.Thế nhưng, trong hoạt động tín dụng của NH nói chung và tình hình cho vay nói riêng,không phải bao giờ tín dụng cũng mang lại kết quả tốt Quan trọng nhất là phải cho vay mộtcách có hiệu quả các chương trình, dự án với một mức độ rủi ro thấp nhất Do đó, để đảmbảo NH hoạt động có hiệu quả thì các NH phải cho vay với doanh số lớn và đặc biệt là phảian toàn Có như vậy mới có thể đạt được lợi nhuận cao nhất và tránh không để cho vốn huyđộng được bị sử dụng một cách lãng phí.

Trang 13

1.3/ Về khả năng thu hồi nợ

Bảng 4: Tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ của hệ thống NHTM Việt Nam

Riêng đối với các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này, ta có thể thấy rõ chênh lệchvề tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ từ năm 2000 là 12,1% đến T8/2002 chỉ còn là 5,5%, tức làsố nợ quá hạn đã giảm được đến 50%, nhưng vẫn còn lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ an toàn là5%.

■ Một vài nguyên nhân:

Thực trạng hoạt động yếu kém của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua làdo có nhiều nguyên nhân khác nhau Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự kém hiệuquả của hoạt động NHTM Việt Nam trong giai đoạn này chính là quyền tự chủ của các NHchưa được tôn trọng Việc cho vay của các NH này chịu ảnh hưởng của những yếu tố kinh tế,đặc biệt là các khoảng cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) Chẳng hạn nhưcho phép cung ứng các khoản vay mà không phải thế chấp các tài sản cũng như gia hạn thêmđối với một số khoản nợ, chuyển các khoản nợ NH thành vốn ngân sách cấp Tình hình trênlà một trong những tồn tại còn hạn chế của hệ thống NHTM Việt Nam.

Bảng 5: Dư nợ cho vay của 4 NHTM Việt Nam với các DNNN

ĐVT: Tỷ đồngDNNN (Theo các ngành sản xuất) Tổng dư nợ Ngân hàngMía đường

Sắt thép

896

Trang 14

Phân bónXi măngGiấy

Nguồn: Tạp chí Ngân Hàng, số 9/2004 – trang 14

Từ bảng số liệu cho thấy, số dư nợ mà các NHTM dành cho các DNNN là rất lớn.Lớn nhất là ngành mía đường với 3.881 tỷ đồng; hai ngành sắt thép và phân bón gần nhưtương đương nhau với 896 và 858 tỷ đồng Thấp nhất là ngành công nghiệp giấy với 746 tỷ.Dù được cho vay với số dư nợ lớn như vậy nhưng hoạt động ở các DNNN là khá yếu kém.Thực tế trong thời gian qua, các DNNN trên hoạt động hầu như không có lãi Tình hình nàyđã đặt các NHTM Việt Nam trong tình trạng rủi ro rất lớn Chính điều đó là nguyên nhânkhiến cho tiềm lực tài chính của các NHTM tăng rất chậm, nguồn tài chính để tái đầu tư bịsuy kiệt theo chu kỳ xử lý nợ.

Ngoài ra, hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu dựa vàocác tài sản dùng làm đảm bảo, thế chấp Khi rủi ro xảy ra, việc xử lý hoặc phát mãi những tàisản này là rất phức tạp Về mặt pháp lý phải qua nhiều khâu, gây mất nhiều thời gian và chiphí Nhưng quan trọng nhất vẫn là khâu xem xét, thẩm định dự án Khâu này đòi hỏi cần cótrình độ và tính chuyên nghiệp của bản thân NH trong việc quản lý rủi ro.

Mặc dù là khâu quan trọng và quyết định nhất, nhưng cho đến nay, hoạt động của cácbộ phận quản lý rủi ro, thẩm định dự án trong hệ thống các NHTM Việt Nam vẫn còn rất yếukém Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vẫn còn có sự chênh lệch rất lớn so với các nước trongkhu vực và quốc tế Trong khi đó, những khoảng cho vay lại thu hồi không đủ dẫn đến tỷ lệnợ xấu, nợ quá hạn vẫn còn rất cao Tính đến T5/ 2005 thì tỷ lệ nợ xấu trong các NHTM vẫncòn từ 6,27% đến 7,7% Đó là một sự lãng phí rất lớn, vừa là gánh nặng không chỉ đối với hệthống NH mà đối với cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Ngoài ra, sự yếu kém còn được biểu hiện cụ thể trong các kế hoạch hoạt động kinhdoanh của các NHTM Ở Việt Nam cho đến nay, các NHTM phần lớn vẫn thường tập trungvào các chỉ tiêu số lượng mà chưa thực sự quan tâm đến chỉ tiêu chất lượng Thậm chí, cácchỉ tiêu số lượng và chất lượng còn chưa phù hợp theo chuẩn quốc tế Một điểm hạn chế rấtlớn trong hệ thống NHTM Việt Nam đó là sự thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính củacác NH Điều đó gây khó khăn không nhỏ trong việc xác minh chắc chắn điều kiện và tìnhtrạng thật sự của chất lượng tín dụng NH Hậu quả là lợi nhuận báo cáo của các NH dườngnhư bị thổi phồng nhưng không thể xác định chắc chắn là đến mức nào.

Trang 15

2/ Thực trạng tham gia vào ĐMTN của các NHTM Việt Nam:

Từ khi loại hình kinh doanh ĐMTN được ra đời ở Việt Nam cho đến nay, dù số lượngcác doanh nghiệp Việt Nam tham gia ngày càng tăng lên, song các NHTM Việt Nam hầu nhưvẫn chưa chú ý nhiều đến loại hình kinh doanh này Trước tiên vì nó là một dịch vụ còn quámới ở Việt Nam Hơn nữa, các CRA Việt Nam vẫn chưa tạo được sự tin tưởng cho cácNHTM Có lẽ vì vậy mà loại hình kinh doanh này vẫn chưa thu hút được các NHTM ViệtNam tham gia Gần đây nhất là Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, ngân hàng này đãthuê hẳn một tổ chức ĐMTN Quốc tế Moody’s để đánh giá năng lực của mình Trong đó:

+ Tín nhiệm của Tiền gửi tiền Đồng: Ba1 + Tín nhiệm Nhà phát hành bằng tiền Đồng: Ba1+ Tín nhiệm bằng Tiền gửi ngoại tệ: B1

+ Tín nhiệm Nhà phát hành bằng ngoại tệ: Ba3

+ Sức mạnh Tài chính độc lập: E với Triển vọng tích cực

Trong năm tiêu chí đánh giá của Moody’s, tiêu chí "năng lực tài chính độc lập" củaBIDV là hạng E với “Triển vọng tích cực” Hạng E cho thấy tiềm lực tài chính của BIDV làrất yếu so với chuẩn mực chung (Cao nhất là A, đến B, C, D và E,…).

Tuy nhiên, đây không phải là điều đáng quan tâm hay lo ngại vì hầu như ai cùng biếttiềm lực tài chính hay vấn đề quản trị công ty của nhiều DN Việt Nam, nhất là các DNNN làrất yếu Có đánh giá hay không thực tế vẫn vậy Nhưng ở đây, cái lợi mà BIDV đạt được nólại thuộc một khía cạnh khác và nó mang một ý nghĩa to lớn hơn.

Từ trước đến nay, các NHTM Việt Nam thường có một thói quen chung là rất ít khichịu công bố những điểm yếu, những mặt hạn chế của bản thân ngân hàng Nhưng ở đây,BIDV đã hoàn toàn làm ngược lại điều đó Tuy nhiên nếu xem kỹ một chút thì đây là một việclàm hết sức đúng đắn và cần thiết Rõ ràng là trước khi thuê Moody's đánh giá, BIDV vẫn biếtlà họ yếu, nhưng không biết là yếu cỡ nào Đến khi có kết quả đánh giá, họ biết rõ so vớichuẩn mực thì tiềm lực tài chính của họ yếu ở mức nào.

Nhưng ở đây, chúng ta cần chú ý một điều là đối với những nước phát triển, nếu mộtdoanh nghiệp được xếp sức mạnh tài chính độc lập ở hạng E thì gần như không có cơ hội nàotrên thị trường Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi thì lạihoàn toàn khác Đơn giản là vì ở các nền kinh tế như vậy, hầu như tất cả đều ở trong trạngthái yếu kém nên các doanh nghiệp chỉ hơn nhau về triển vọng phát triển và cách thức tậndụng cơ hội như thế nào thôi Không đơn thuần chỉ là xếp hạng E mà Moody’s đã còn choBIDV thấy những yếu tố nào đã tạo ra mức xếp hạng như vậy Đây là cơ sở để BIDV tìm cách

Trang 16

khắc phục nhằm nâng cao điểm tín nhiệm của mình, đồng thời tìm cách tận dụng những cơhội đang ở phía trước.

Tuy nhiên, khi đã chấp nhận thuê một tổ chức ĐMTN Quốc tế để đánh giá năng lựccho mình, bản thân ngân hàng cũng phải chịu nhiều áp lực Nhưng một điều hiển nhiên là vìmục tiêu phát triển dài hạn nên không có chuyện chỉ thuê đánh giá tín nhiệm một lần, mà theođịnh kỳ BIDV sẽ tiếp tục phải công bố mức độ tín nhiệm của mình Đây chính là áp lực rấtlớn đối với BIDV vì nếu họ muốn đạt được mục tiêu phát triển bền vững và tồn tại lâu dài thìcông việc hiển nhiên trước mắt đối với họ là làm sao trong lần công bố tới, điểm tín nhiệmphải cao hơn lần này Nếu không, hậu quả sẽ rất khó lường Đây cũng chính là động lực đểBIDV đẩy nhanh quá trình cải cách, sắp xếp, cơ cấu lại để có một mô hình ngân hàng theochuẩn mực Đó chính là lợi ích lớn nhất mà bản thân ngân hàng đạt được.

Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu sau khi công bố mức tín nhiệm thấp như vậy có làm chogiá trị của BIDV giảm đi so với việc không công bố không?

Câu trả lời là không Đơn giản là vì mục tiêu của BIDV là xây dựng một mô hìnhdoanh nghiệp hiện đại với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài Đối với các nhà đầu tưchuyên nghiệp, khi quyết định một thương vụ đầu tư để trở thành cổ đông chiến lược của mộtdoanh nghiệp nào đó họ sẽ đánh giá rất kỹ Nếu doanh nghiệp chưa được đánh giá mức độ tínnhiệm thì các nhà đầu tư sẽ tự mình hoặc thuê các tổ chức khác đánh giá Lúc này, giá trị củadoanh nghiệp được đánh giá tín nhiệm sẽ bằng giá trị doanh nghiệm lúc chưa được đánh giátín nhiệm cộng với giá trị của việc đánh giá tín nhiệm Hay nói khác hơn, một công việc vừacó tác dụng làm tăng giá trị doanh nghiệp, vừa làm cơ sở, vừa là áp lực để phải làm cho mìnhtốt lên là việc hết sức nên làm.

Ở góc độ vi mô của một ngân hàng là như vậy Còn ở góc độ vĩ mô điều này càng có ýnghĩa hơn, vì khi việc đánh giá tín nhiệm các ngân hàng trở thành thông lệ và phổ biến thì nềnkinh tế sẽ có một hệ thống tài chính các ngân hàng mạnh Đây chính là nền tảng quan trọngtrong việc xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển lâu dài, ổn định, tạo điều kiện cho mụctiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững Nhất là trong tiến trình hội nhập khu vực vàquốc tế chuẩn bị cho gia nhập WTO đang tới cận kề, hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập,đặc biệt là vấn đề minh bạch tài chính - điều mà khách hàng cần thông tin nhất.

Minh bạch hóa hoạt động ngân hàng, trong đó công khai tài chính là cải cách tất yếu,bắt buộc trong giai đoạn hiện nay Sự bắt buộc đó xuất phát từ thực tế các ngân hàng của ViệtNam còn nhỏ bé về tiềm lực tài chính và thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động tài chínhquốc tế Mặt khác, các thông tin về hoạt động tài chính của ngân hàng không được công khaicũng là một rào cản trong quá trình hội nhập quốc tế Điều đó đã khiến cho không ít nhà đầutư nước ngoài e ngại trong việc đầu tư vào các NHTM Việt Nam Từ thực trạng đó có thể thấy

Ngày đăng: 13/11/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ lệ Vốn tự có/ Tổng tài sản có của 4 NHTM Việt Nam - Tiềm năng và vai trò của Định mức tín nhiệm đối với hoạt động của hệ thống NHTM VN
Bảng 1 Tỷ lệ Vốn tự có/ Tổng tài sản có của 4 NHTM Việt Nam (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w