Giáo trình Thực tập Động cơ xăng cung cấp cho người học những kiến thức như: An toàn xưởng động cơ; Công tác vận hành động cơ; Hệ thống nhiên liệu trên động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí (BCHK); Hệ thống đánh lửa dùng vít lửa; Hệ thống đánh lửa bán bán dẫn; Một số hư hỏng thường gặp và quy trình tìm PAN hệ thống đánh lửa bán dẫn; Đo kiểm sức nén động cơ; PAN tổng hợp trên động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí.
Trang 1ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
- -
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐỘNG CƠ XĂNG
Chủ biên: ThS Ngô Văn Hợp
Trang 2GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
a Vị trí, tính chất môn học
- Vị trí môn học: Là môn học chuyên ngành, được bố trí ở học kỳ 3 của khóa học và có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô đun sau: Ngoại ngữ, Thực tập bảo dưỡng – Sửa chữa động cơ diesel,
- Tính chất môn học: Môn học bắt buộc, kiểm tra kết thúc môn
b Mục tiêu của môn học:
Kiến thức chuyên môn
- Sử dụng các thiết bị đo kiểm thành thạo và đúng kỹ thuật
- Mô đun này cung cấp những lý luận cơ bản nhất để sinh viên bước đầu đi sâu tìm hiểu, phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
- Vận dụng các kiến thức vào việc xây dựng hoàn chỉnh các quy trình thao tác tháo lắp, kiểm tra, cân chỉnh và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận của hệ thống nhiên liệu dùng trên động cơ xăng đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa theo yêu cầu của nhà chế tạo
- Củng cố kiến thức phần lý thuyết chuyên môn, vận dụng vào thực tế sản xuất
- Thực hiện tháo lắp, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện cân chỉnh và chẩn đoán những hư hỏng đúng phương pháp
- Thực hiện tổ chức nơi làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn trong quá trình thực tập
Trang 3- Biết giải quyết các vấn đề công nghệ (trong phạm vi cho phép theo quy định), vận dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, sử dụng thông tin khoa học để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong thiết kế, cải tiến, sửa chữa; nâng cao hiệu qủa sử dụng các thiết bị trong ngành do yêu cầu thực tiễn sản xuất đặt ra
Thái độ lao động
- Rèn luyện cho học sinh thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong thực hiện công việc
- Thái độ biết lắng nghe, ham học hỏi, hứng thú với công nghệ
- Thái độ cầu tiến, biết tuân thủ nội quy, quy chế của trường, lớp
Các kỹ năng cần thiết khác
- Bình tĩnh, tự tin biết kết hợp và làm việc theo nhóm
Nội dung môn học
Chương 1: An toàn xưởng động cơ
Chương 2: Công tác vận hành động cơ
Chương 3: Hệ thống nhiên liệu trên động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí (BCHK)
Chương 4: Hệ thống đánh lửa dùng vít lửa
Chương 5: Hệ thống đánh lửa bán bán dẫn
Chương 6: Một số hư hỏng thường gặp và quy trình tìm PAN hệ thống đánh lửa bán dẫn
Chương 7: Đo kiểm sức nén động cơ
Chương 8: PAN tổng hợp trên động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Trong vòng 20 năm trở lại đây, ngành công nghiệp ô tô đang phát triển rất mạnh mẽ Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô sử dụng trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là ô tô đời mới nên nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, kỹ thuật viên để phục vụ ngành công nghệ ô tô là rất lớn
Để giúp cho cán bộ hướng dẫn, người học và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức về động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí Nên nhóm tác giả quyết định biên soạn: “Giáo trình thực tập động cơ xăng” Kiến thức trong giáo trình được sắp xếp lôgic từ sơ đồ mạch điện, vị trí, quy trình tháo - lắp, phương pháp kiểm tra và sửa chữa từng chi tiết trong hệ thống Đặc biệt trong giáo trình, có trình bày quy trình tìm PAN của một hiện tượng làm cho động cơ không hoạt động, hoặc hoạt động nhưng động cơ không hoạt động êm dịu Dựa vào đó, nhóm tác giả đã tiến hành đưa
ra quy trình kiểm tra cho từng triệu chứng để từ đó phát hiện được hư hỏng một cách nhanh chóng hơn
Trong quá trình biên soạn giáo trình này, nhóm tác giả đã kết hợp kinh nghiệm giảng dạy và nguồn tài liệu của hãng TOYOTA Việt Nam Do thời gian có hạn nên không thể trình bày được các thông số hay quy trình kiểm tra của nhiều hãng xe vào giáo trình này, cho nên người dạy và người học có thể tham khảo thêm các tài liệu của các dòng xe khác để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức thực tiễn có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng để giáo trình có tính thực tiễn
Nội dung của giáo trình: “THỰC TẬP ĐỘNG CƠ XĂNG” được biên soạn với thời lượng là 90 giờ thực hành, bao gồm các chương sau:
Chương 1: An toàn xưởng động cơ
Chương 2: Công tác vận hành động cơ
Chương 3: Hệ thống nhiên liệu trên động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí (BCHK)
Chương 4: Hệ thống đánh lửa dùng vít lửa
Trang 5Chương 5: Hệ thống đánh lửa bán bán dẫn
Chương 6: Một số hư hỏng thường gặp và quy trình tìm PAN hệ thống đánh lửa bán dẫn
Chương 7: Đo kiểm sức nén động cơ
Chương 8: PAN tổng hợp trên động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí
Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là sinh viên Cao đẳng ngành Công nghệ Ô tô và cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh TCCN, CĐN cũng như
kỹ thuật viên đang làm việc ở các hãng sửa chữa và garage ô tô
Nhóm tác giả xin chân thành cám ơn tập thể cán bộ giảng dạy tại Khoa Kỹ Thuật Ô tô Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải TpHCM đã đóng góp ý kiến và kinh nghiệm để hoàn thiện giáo trình này
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc không tránh khỏi khiếm khuyết Nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người sử dụng để lần tái bản sau giáo trình được hoàn chỉnh hơn Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về Khoa Kỹ Thuật Ô tô Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải TpHCM – Số 8 – Nguyễn Ảnh Thủ - P Trung Mỹ Tây – Q12 – TpHCM
Nhóm tác giả
Trang 6TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Trong vòng 20 năm trở lại đây, ngành công nghiệp ô tô đang phát triển rất mạnh mẽ Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô sử dụng trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là ô tô đời mới nên nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, kỹ thuật viên để phục vụ ngành công nghệ ô tô là rất lớn
Để giúp cho cán bộ hướng dẫn, người học và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức về động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí Nên nhóm tác giả quyết định biên
soạn: “Giáo trình thực tập động cơ xăng” Kiến thức trong giáo trình được sắp xếp
lôgic từ sơ đồ mạch điện, vị trí, quy trình tháo - lắp, phương pháp kiểm tra và sửa chữa từng chi tiết trong hệ thống Đặc biệt trong giáo trình, có trình bày quy trình tìm PAN của một hiện tượng làm cho động cơ không hoạt động, hoặc hoạt động nhưng động cơ không hoạt động êm dịu Dựa vào đó, nhóm tác giả đã tiến hành đưa
ra quy trình kiểm tra cho từng triệu chứng để từ đó phát hiện được hư hỏng một cách nhanh chóng hơn
Trong quá trình biên soạn giáo trình này, nhóm tác giả đã kết hợp kinh nghiệm giảng dạy và nguồn tài liệu của hãng TOYOTA Việt Nam Do thời gian có hạn nên không thể trình bày được các thông số hay quy trình kiểm tra của nhiều hãng xe vào giáo trình này, cho nên người dạy và người học có thể tham khảo thêm các tài liệu của các dòng xe khác để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức thực tiễn có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng để giáo trình có tính thực tiễn
Nội dung của giáo trình: “THỰC TẬP ĐỘNG CƠ XĂNG” được biên soạn
với thời lượng là 90 tiết thực hành, bao gồm các chương sau:
Chương 1: An toàn xưởng động cơ
Chương 2: Công tác vận hành động cơ
Chương 3: Hệ thống nhiên liệu trên động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí (BCHK)
Chương 4: Hệ thống đánh lửa dùng vít lửa
Chương 5: Hệ thống đánh lửa bán bán dẫn
Chương 6: Một số hư hỏng thường gặp và quy trình tìm PAN hệ thống đánh lửa bán dẫn
Chương 7: Đo kiểm sức nén động cơ
Chương 8: PAN tổng hợp trên động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí
Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là sinh viên Cao đẳng ngành Công nghệ Ô tô và cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh TCCN, CĐN cũng như
kỹ thuật viên đang làm việc ở các hãng sửa chữa và garage ô tô
Trang 8Nhóm tác giả xin chân thành cám ơn tập thể cán bộ giảng dạy tại Khoa Kỹ Thuật Ô tô Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải TpHCM đã đóng góp ý kiến và kinh nghiệm để hoàn thiện giáo trình này
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc không tránh khỏi khiếm khuyết Nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người sử dụng để lần tái bản sau giáo trình được hoàn chỉnh hơn Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về Khoa Kỹ Thuật Ô tô Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải TpHCM – Số 8 – Nguyễn Ảnh Thủ - P Trung Mỹ Tây – Q12 – TpHCM
Nhóm tác giả
Trang 9MỤC TIÊU MÔN HỌC
Học xong mô đun này, người học sẽ có khả năng:
- Sử dụng các thiết bị đo kiểm thành thạo và đúng kỹ thuật
- Phân tích được những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của hệ thống trên động cơ xăng sử dụng Bộ chế hòa khí
- Thực hiện đúng phương pháp kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng những hư hỏng của các bộ phận thuộc hệ thống trên động cơ xăng sử dụng Bộ chế hòa khí
- Thực hiện tháo lắp, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện cân chỉnh và chẩn đoán những hư hỏng đúng phương pháp
- Thực hiện tổ chức nơi làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn trong quá trình thực
tập
Trang 10MỤC LỤC
Tuyên bố bản quyền………I Lời nói đầu……….I1 Mục tiêu môn học……… I3
Mục lục……… 1
Mục lục hình……… 7
Bài 1: AN TOÀN XƯỞNG ĐỘNG CƠ 20
1.1 Những điều cần biết khi làm việc 20
1.2 Bảo hộ làm việc 21
1.3 Tránh hỏa hoạn 24
1.4 Những chú ý an toàn thiết bị điện 25
Bài 2: CÔNG TÁC VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ……….281
2.1 Công tác kiểm tra trước khi vận hành 29
2.2 Kiểm tra sau khi động cơ họat động 30
2.3 Kiểm tra nước làm mát 32
Bài 3: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ (BCHK) 26
3.1 Phương pháp tháo bộ chế hòa khí từ động cơ 34
3.2 Tháo rã bộ chế hòa khí 35
3.3 Kiểm tra các chi tiết của bộ chế hòa khí 42
3.4 Lắp bộ chế hòa khí 44
3.5 Điều chỉnh bộ chế hòa khí 52
3.6 Kiểm tra mức nhiên liệu trong buồng phao 58
3.7 Kiểm tra cơ cấu mở bướm gió tự động 59
Trang 113.8 Kiểm tra bộ điều khiển bướm gió mở một phần 60
3.9 Kiểm tra bộ điều khiển bướm gió mở một phần kiểu 2 màng 60
3.10 Kiểm tra bộ điều khiển bướm gió mở hoàn toàn 61
3.11 Kiểm tra bơm tăng tốc phụ 62
3.12 Kiểm tra van điều khiển thông khí OVCV 62
3.13 Kiểm tra bộ điều khiển bướm gió mở một phần khi động cơ nóng 63
3.14 Kiểm tra bộ điều khiển bướm gió mở hoàn toàn khi động cơ nóng 64
3.15 Kiểm tra bơm tăng tốc phụ khi động cơ nóng 64
3.16 Kiểm tra hoạt động của bơm tăng tốc phụ 65
3.17 Kiểm tra bơm tăng tốc chính 66
3.18 Kiểm tra và điều chỉnh bộ chống trả bướm ga đột ngột 66
3.19 Kiểm tra bơm nhiên liệu 67
3.20 Điều chỉnh tốc độ cầm chừng 69
3.21 Điều chỉnh cầm chừng nhanh 71
3.22 Phương pháp tìm PAN hệ thống nhiên liệu động cơ xăng……… 63
Bài 4: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA DÙNG VÍT LỬA 67
4.1 Kiểm tra, chẩn đoán hệ thống đánh lửa 75
4.1.1 Quy trình chẩn đoán 75
4.1.2 Kiểm tra các chi tiết trong hệ thống 77
4.2 Phương pháp cân lửa 79
4.2.1 Phương pháp cân lửa có dấu 79
4.2.2 Phương pháp cân lửa không dấu 83
Bài 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA BÁN DẪN 78
5.1 Hệ thống đánh lửa bán dẫn 86
5.1.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa bán dẫn 86
Trang 125.1.2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa bán dẫn 87
5.2 Cân lửa vào động cơ 87
5.3 Phương pháp sử dụng đèn cân lửa 90
5.3.1 Yêu cầu: 91
5.3.2 Phương pháp thực hiện 91
5.3.2.1 Kiểm tra thời điểm đánh lửa sớm 91
5.3.2.2 Kiểm tra bộ đánh lửa sớm li tâm 93
5.3.2.3 Kiểm tra bộ đánh lửa sớm chân không 94
5.3.2.4 Kiểm tra sự mài mòn của cam ngắt điện – trục delco 95
5.4 Kiểm tra – chẩn đoán hệ thống đánh lửa bán dẫn 95
5.4.1 Chẩn đoán 95
5.4.2 Kiểm tra chi tiết 100
5.4.2.1 Kiểm tra dây cao áp 100
5.4.2.2 Kiểm tra tình trạng của bugi 100
5.4.2.3 Kiểm tra bô bin 101
5.4.2.4 Kiểm tra khe hở từ 102
5.4.2.5 Kiểm tra điện trở cuộn dây cảm biến 102
5.4.2.6 Kiểm tra bộ đánh lửa sớm chân không 103
5.4.2.7 Kiểm tra bộ đánh lửa sớm li tâm 103
5.4.2.8 Kiểm tra tia lửa điện 103
5.4.2.9 Kiểm tra Igniter 104
Bài 6: MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ QUY TRÌNH TÌM PAN HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA BÁN DẪN 98
6.1 Chẩn đoán sự cố hệ thống đánh lửa bán dẫn 106
Trang 136.2 Quy trình tìm PAN khi mất lửa cao áp ở điện cực bugi 108
6.2.1 Hiện tượng 109
6.2.2 Nguyên nhân không có lửa cao áp 109
6.2.3 Phán đoán và xử lý 109
6.3 Quy trình tìm PAN khi động cơ bị sai lửa 111
6.3.1 Hiện tượng 111
6.3.2 Nguyên nhân 111
6.3.3 Phán đoán xử lý 112
6.4 PAN lửa sớm 112
6.4.1 Hiện tượng 112
6.4.2 Nguyên nhân 112
6.4.3 Phán đoán xử lý 112
6.5 PAN lửa muộn 113
6.5.1 Hiện tượng 113
6.5.2 Nguyên nhân 113
6.5.3 Phán đoán xử lý 113
Bài 7: ĐO KIỂM SỨC NÉN ĐỘNG CƠ 107
7.1 Mục đích của việc kiểm tra sức nén động cơ 115
7.2 Yêu cầu khi kiểm tra sức nén động cơ 116
7.3 Phương pháp thực hiện kiểm tra sức nén động cơ 116
7.4 Đánh giá kết quả đo áp sức nén 118
Bài 8: PAN TỔNG HỢP TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG SỬ DỤNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ 114
8.1 PAN động cơ không nổ 122
Trang 148.1.1 Hiện tượng 122
8.1.2 Nguyên nhân 122
8.1.2.1 Phần xăng 122
8.1.2.2 Phần lửa 122
8.1.2.3 Các phần khác 123
8.1.3 Phán đoán xử lý 123
8.2 PAN động cơ đang hoạt động bị tắt 124
8.2.1 Hiện tượng 124
8.2.2 Nguyên nhân 124
8.2.2.1 Phần xăng 124
8.2.2.2 Phần điện 124
8.2.2.3 Các phần khác 124
8.2.2.4 Phán đoán xử lý 124
8.3 PAN động cơ làm việc không bình thường 125
8.3.1 Nổ dội về bộ chế hòa khí 125
8.3.1.1 Hiện tượng 125
8.3.1.2 Nguyên nhân 125
8.3.1.3 Phán đoán xử lý 125
8.3.2 Nổ trên đường ống xả 126
8.3.2.1 Hiện tượng 126
8.3.2.2 Nguyên nhân 126
8.3.2.3 Biện pháp xử lý 126
8.3.3 Động cơ chạy không tải không được 126
8.3.3.1 Hiện tượng 126
Trang 158.3.3.2 Nguyên nhân 127
8.3.3.3 Phán đoán xử lý 127
8.3.4 PAN động cơ nóng 128
8.3.4.1 Hiện tượng 128
8.3.4.2 Nguyên nhân 128
8.3.4.3 Phán đoán xử lý 128
8.3.5 PAN công suất động cơ giảm 128
8.3.5.1 Nguyên nhân 128
8.3.5.2 Phán đoán xử lý 129
Danh mục các từ viết tắt……….123
Tài liệu tham khảo……… 124
Trang 16MỤC LỤC HÌNH
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1: Các yếu tố gây tai nạn 21
Hình 1.2: Bảo hộ làm việc 21
Hình 1.3: Tai nạn do dụng cụ và nền xưởng dính dầu mỡ 23
Hình 1.4: Tai nạn do sử dụng dụng cụ không đúng 24
Hình 1.5: Hỏa hoạn do bất cẩn 25
Hình 1.6: Chú ý an toàn thiết bị điện 26
Hình 2.1: Kiểm tra động cơ trước vận hành 30
Hình 2.2: Kiểm tra thời điểm đánh lửa và nồng độ khí xả 31
Hình 2.3: Kiểm tra và bổ sung nước làm mát 32
Hình 3.1: Tháo các cực điện 35
Hình 3.2: Tháo cơ cấu truyền động bộ CB 35
Hình 3.3: Tháo các vít lắp ghép 36
Hình 3.4: Tháo piston làm đậm 36
Hình 3.5: Tháo bộ OVCV 37
Hình 3.6: Tháo bộ điều khiển bướm gió mở một phần 37
Hình 3.7: Tháo bộ điều khiển bướm gió mở một phần kiểu 2 màng 38
Hình 3.8: Tháo bộ DP 38
Hình 3.9: Tháo gic lơ và van làm đậm 38
Hình 3.10: Tháo ống khuếch tán nhỏ thứ cấp 39
Hình 3.11: Tháo Solenoid và bộ điều khiển bướm ga thứ cấp 39
Hình 3.12: Tháo bộ điều khiển bướm ga thứ cấp 40
Hình 3.13: Tháo bơm tăng tốc 40
Hình 3.14: Tháo bơm tăng tốc phụ AAP 41
Hình 3.15: Tháo mặt kính buồng phao 41
Hình 3.16: Các chi tiết của van và phao 42
Hình 3.17: Kiểm tra van làm đậm 42
Hình 3.18: Kiểm tra solenoid và cuộn dây nhiệt bộ điều khiển bướm gió tự động 43
Trang 17MỤC LỤC HÌNH
Hình 3.19: Kiểm tra bộ OVCV 43
Hình 3.20: Kiểm tra màng bộ CO 44
Hình 3.21: Lắp đế bộ chế hòa khí 44
Hình 3.22: Lắp bơm tăng tốc phụ AAP 44
Hình 3.23: Lắp bộ điều khiển bướm ga thứ cấp 45
Hình 3.24: Thay đệm kín và lắp bộ điều khiển bướm ga thứ cấp vào BCHK 45
Hình 3.25: Lắp van solenoid 46
Hình 3.26: Lắp các gic lơ và van làm đậm 46
Hình 3.27: Lắp bộ DP 47
Hình 3.28: Lắp bộ CB 47
Hình 3.29: Lắp bộ CB kiểu 2 màng 48
Hình 3.30: Lắp vỏ bộ điều khiển bướm gió tự động 48
Hình 3.31: Lắp cơ cấu điều khiển bướm gió mở toàn phần CO 49
Hình 3.32: Lắp bộ OVCV 49
Hình 3.33: Lắp van và phao 50
Hình 3.34: Kiểm tra khoảng cách giữa mặt nắp bộ chế hoà khí và đáy của phao 50
Hình 3.35: Điều chỉnh mức phao 50
Hình 3.36: Lắp nắp vào thân BCHK 51
Hình 3.37: Lắp đường ống chân không bộ CB 51
Hình 3.38: Kiểm tra điều chỉnh bướm ga sơ cấp 52
Hình 3.39: Kiểm tra điều chỉnh bướm ga thứ cấp 52
Hình 3.40: Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bướm ga thứ cấp 53
Hình 3.41: Kiểm tra và điều chỉnh góc chạm thứ cấp 53
Hình 3.42: Điều chỉnh bướm gió tự động 53
Hình 3.43: Kiểm tra điều chỉnh cầm chừng nhanh 54
Hình 3.44: Kiểm tra điều chỉnh cơ cấu không tải 55
Hình 3.45: Điều chỉnh bộ điều khiển bướm gió mở toàn phần: CO 55
Hình 3.46: Kiểm tra điều chỉnh bộ điều khiển bướm gió mở một phần CB 56
Hình 3.47: Kiểm tra điều chỉnh bộ điều khiển bướm gió mở một phần CB 56
Trang 18MỤC LỤC HÌNH
Hình 3.48: Kiểm tra điều chỉnh bơm tăng tốc 57
Hình 3.49: Điều chỉnh vít điều chỉnh cầm chừng 57
Hình 3.50: Kiểm tra bộ DP 58
Hình 3.51: Kiểm tra mức nhiên liệu buồng phao 59
Hình 3.52: Kiểm tra cơ cấu mở bướm gió tự động 59
Hình 3.53: Kiểm tra cơ cấu mở bướm gió một phần 60
Hình 3.54: Kiểm tra cơ cấu mở bướm gió một phần kiểu 2 màng 60
Hình 3.55: Kiểm tra cơ cấu mở bướm gió hoàn toàn 61
Hình 3.56: Kiểm tra bơm tăng tốc phụ AAP 62
Hình 3.57: Kiểm tra van điều khiển thông khí OVCV 63
Hình 3.58: Kiểm tra bộ điều khiển bướm gió mở một phần khi động cơ nóng 63
Hình 3.59: Kiểm tra bộ điều khiển bướm gió mở hoàn toàn khi động cơ nóng 64
Hình 3.60: Kiểm tra bơm tăng tốc phụ khi động cơ nóng 65
Hình 3.61: Kiểm tra hoạt động của bơm tăng tốc phụ 65
Hình 3.62: Kiểm tra bơm tăng tốc chính 66
Hình 3.63: Kiểm tra và điều chỉnh bộ chống trả bướm ga đột ngột 66
Hình 3.64: Bơm nhiên liệu kiểu cơ khí 67
Hình 3.65: Kiểm tra van nạp của bơm nhiên liệu 67
Hình 3.66: Kiểm tra van thoát của bơm nhiên liệu 68
Hình 3.67: Kiểm tra màng bơm của bơm nhiên liệu 68
Hình 3.68: Điều chỉnh hỗn hợp cầm chừng với máy phân tích khí thải 69
Hình 3.69: Vị trí vít điều chỉnh hỗn hợp cầm chừng 71
Hình 3.70: Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ xăng sử dụng BCHK 64
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình chẩn đoán hệ thống đánh lửa 75
Hình 4.2: Kiểm tra tia lửa điện cao áp 76
Hình 4.3: Kiểm tra điện nguồn cung cấp cho bô bin 76
Hình 4.4: Kiểm tra bô bin 77
Hình 4.5: Kiểm tra tình trạng bugi 78
Trang 19MỤC LỤC HÌNH
Hình 4.6: Kiểm tra bô bin 78
Hình 4.7: Kiểm tra điện trở phụ bô bin 78
Hình 4.8: Kiểm tra bộ đánh lửa sóm chân không 79
Hình 4.9: Điều chỉnh khe hở đội vít lửa 81
Hình 4.10: Dấu đánh lửa sớm 81
Hình 4.11: Điều chỉnh góc ngậm điện 82
Hình 4.12: Cố định vỏ delco 82
Hình 4.13: Lắp dây cao áp theo thứ tư nổ 83
Hình 5.1: Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa bán dẫn 86
Hình 5.2: Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa bán dẫn 87
Hình 5.3: Dấu puly trùng với dấu đánh lửa sớm trên thân động cơ 87
Hình 5.4: Khe hở giữa rotor và cuộn dây loại cảm biến điện từ 88
Hình 5.5: Dấu trục trục delco trùng với dấu vỏ delco 88
Hình 5.6: Thứ tự nổ của động cơ 89
Hình 5.7: Sơ đồ hoàn chỉnh của mạch đánh lửa bán dẫn 89
Hình 5.8: Các góc đánh lửa của động cơ 91
Hình 5.9: Đèn cân lửa 92
Hình 5.10: Sơ đồ đấu dây đèn cân lửa vào động cơ 92
Hình 5.11: Kiểm tra bộ đánh lửa sớm chân không 94
Hình 5.12: Sơ đồ chẩn đoán hệ thống đánh lửa bán dẫn 95
Hình 5.13: Kiểm tra tia lửa điện tại điện cực bugi 96
Hình 5.14: Kiểm tra tia lửa điện tại điện cực trung tâm của bôbin 96
Hình 5.15: Đo kiểm dây cao áp 97
Hình 5.16: Sơ đồ đo kiểm mạch đánh lửa bán dẫn 97
Hình 5.17: Kiểm tra bô bin 98
Hình 5.18: Kiểm tra điện trở cuộn dây cảm biến 99
Hình 5.19: Kiểm tra khe hở từ 99
Hình 5.20: Kiểm tra đường dây cao áp 100
Trang 20MỤC LỤC HÌNH
Hình 5.21: Kiểm tra tình trạng bugi 100
Hình 5.22: Đo điện trở bugi 101
Hình 5.23: Điều chỉnh khe hở bugi 101
Hình 5.24: Kiểm tra bôbin 102
Hình 5.25: Kiểm tra khe hở từ 102
Hình 5.26: Kiểm tra điện trở cuộn dây cảm biến điện từ 102
Hình 5.27: Kiểm tra bộ đánh lửa sớm chân không 103
Hình 5.28: Sơ đồ kiểm tra tia lửa điện 104
Hình 5.29: Sơ đồ kiểm tra IC đánh lửa 104
Hình 6.1: Sơ đồ mạch kiểm tra hệ thống đánh lửa bán dẫn 108
Hình 6.2: Kiểm tra tia lửa điện cao áp tại cực trung tâm của bôbin 110
Hình 6.3: Kiểm tra tia lửa điện cao áp từ dây cao áp của delco 110
Hình 7.1: Đồng hồ kiểm tra sức nén động cơ 115
Hình 7.2: Contact khởi động 117
Trang 21BÀI 1: AN TOÀN XƯỞNG ĐỘNG CƠ
Bài 1: AN TOÀN XƯỞNG ĐỘNG CƠ
❖ Thời lượng: 3 tiết (LT:1, TH: 2)
❖ Mục tiêu:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được các nguyên nhân dẫn đến tai nạn khi làm việc
- Trình bày được các biện pháp khắc phục để tránh những tai nạn khi làm việc
- Thực hiện tổ chức nơi làm việc hợp lý
- Thực hiện đúng quy định đảm bảo an toàn trong quá trình thực tập
1.1 Những điều cần biết khi làm việc
- Luôn làm việc an toàn để tránh bị thương
- Cẩn thận để tránh tai nạn cho bản thân
- Nếu bạn bị thương khi làm việc, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến gia đình, đồng nghiệp và công ty của bạn
❖ Các yếu tố gây tai nạn
- Tai nạn do yếu tố con người
Tai nạn có thể xảy ra do việc sử dụng không đúng máy móc hay dụng cụ, không mặc quần áo thích hợp, hay do kỹ thuật viên thiếu cẩn thận
- Tai nạn xảy ra do yếu tố vật lý
Tai nạn xảy ra do máy móc hay dụng cụ bị hư hỏng, sự không đồng nhất của
các thiết bị an toàn hay môi trường làm việc kém
LƯU Ý:
Những quy đinh về an toàn có thể khác nhau giữa các nước và có thể cao hơn những hướng dẫn cơ bản
Trang 22BÀI 1: AN TOÀN XƯỞNG ĐỘNG CƠ
Hình 1.1: Các yếu tố gây tai nạn
1.2 Bảo hộ làm việc
❖ Quần áo làm việc
- Để tránh tai nạn hãy chọn quần áo làm việc chắc và vừa vặn để hỗ trợ cho
thông thoáng)
Trang 23BÀI 1: AN TOÀN XƯỞNG ĐỘNG CƠ
❖ Giầy bảo hộ
- Đừng quên đi giầy bảo hộ khi làm việc Do sẽ nguy hiểm khi đi dép hay giầy thể thao mà dễ trượt hay làm giảm hiệu quả công việc Chúng cũng làm cho người mặc có nguy cơ bị thương do đồ vật bị rơi bất ngờ
❖ Găng tay bảo hộ
- Khi nâng những vật năng hay tháo các đoạn ống xả hay tương tự, nên đeo găng tay Tuy nhiên, không cần thiết phải quy định đeo găng tay cho những công việc bảo dưỡng thông thường
- Khi nào thì bạn nên đeo băng tay phải được quyết định tuỳ theo loại công việc mà bạn địn tiến hành
- Để di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác ở nơi làm việc, đừng quên đi theo lối đi đã quy định
- Không được sử dụng những vật dễ cháy gần công tắc, bảng công tắc hay môtơ điện v.v do chúng có thể dễ dàng bắt cháy
Trang 24BÀI 1: AN TOÀN XƯỞNG ĐỘNG CƠ
Hình 1.3: Tai nạn do dụng cụ và nền xưởng dính dầu mỡ
Khi làm việc với dụng cụ, hãy tuân thủ những chú ý sau để tránh bị thương:
- Các thiết bị điện, thuỷ lực và khí nén có thể gây ra thương tổn nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng
- Hãy đeo kính bảo hộ trước khi sử dụng dụng cụ tạo ra những mạt kim loại
- Hãy làm sạch bụi và mạt ra khỏi dụng cụ như máy mài và khoan sau khi sử dụng
- Không đeo găng tay khi làm việc với dụng cụ có chuyển động quay hay khi làm việc trong khu vực có chuyển đông quay Găng tay có thể kẹt vào vật quay và làm bị thương tay bạn
- Để nâng xe trên cầu nâng, trước hết, nâng nó cho đến khi lốp hơi nhấc khỏi mặt đất Sau đó, chắc chắn rằng xe được đỡ chắc chắn trên cầu nâng trước khi nâng hẳn xe lên Không bao giờ lắc xe khi nó đã được nâng lên, do điều đó có thể làm cho xe rơi xuống và gây nên tai nạn nghiêm trọng
Dụng cụ
Dụng cụ Dầu
Trang 25BÀI 1: AN TOÀN XƯỞNG ĐỘNG CƠ
Hình 1.4: Tai nạn do sử dụng dụng cụ không đúng
1.3 Tránh hỏa hoạn
Những cảnh báo sau phải được tuân thủ để tránh hoả hoạn:
- Nếu chuông báo cháy kêu, tất cả nhân viên phải hỗ trợ việc cứu hoả Để làm như vậy, họ phải biết bình cứu hoả được đặt ở đâu và cách sử dụng chúng như thế nào
- Không hút thuốc trừ khi ở nơi quy định, và đừng quên dập tàn thuốc trong gạt tàn
- Giẻ có thấm xăng hay dầu đôi khi có thể tự bốc cháy, nên chúng phải được vứt bỏ và trong thùng kim loại có nắp
- Không dùng ngọn lửa hở xung quanh khu vực chứa dầu hay dung dịch rửa chi tiết dễ cháy
- Không bao giờ sử dụng ngọn lửa hở hay tạo tia lửa ở vùng xung quanh ắc quy đang nạp điện, do chúng tạo ra khí dễ cháy có thể bắt lửa
- Không mang nhiên liệu hay dung dịch rửă vào trong xưởng trừ khi cần thiết,
và hãy dùng bình chứa đặc biệt có thể đậy kín
Không được dùng găng tay
Trang 26BÀI 1: AN TOÀN XƯỞNG ĐỘNG CƠ
- Không vứt bỏ dầu thải có thể cháy và xăng xuống cống do chúng có thể gây nên hoả hoạn trong hệ thống cống Hãy luôn vứt những chất này trong bình xả hay bình chứa thích hợp
- Không được khởi động động cơ của xe có nhiên liệu bị rò rỉ cho đến khi chỗ
rò rỉ đã được sửa chữa, như tháo chế hoà khí, tháo cáp âm ra khỏi ắc quy để tránh động cơ bị khởi động bất ngờ
Hình 1.5: Hỏa hoạn do bất cẩn
1.4 Những chú ý an toàn thiết bị điện
- Sai sót khi làm việc với thiết bị điện có thể gây nên đoản mạch và cháy Do
đó, hãy học cách sử dụng đúng và cẩn thận tuân theo những chú ý sau: Nếu phát hiện thấy có bất kỳ sự không bình thường nào trong thiết bị điện, ngay lập tức tắt công tắc OFF và liên lạc với người quản lý / đốc công
- Trong trường hợp ngắn mạch hay cháy trong mạch điện, hãy tắt công tắc OFF trước khi tiến hành dập lửa
- Hãy báo cáo đường dây điện không đúng hay các thiết bị điện lắp không đúng với Người quản lý / đốc công
- Hãy báo cáo bất kỳ cầu chì cháy nào với người quản lý do cầu chì cháy báo hiệu có chập mạch ở đâu đó
Trang 27BÀI 1: AN TOÀN XƯỞNG ĐỘNG CƠ
- Không được đến gần dây điện bị hở hay đứt
- Để tránh điện giật, không bao giờ chạm vào bất kỳ thiết bị điện nào nếu tay ướt
- Không bao giờ chạm vào công tắc có dán nhãn "không làm việc"
- Khi tháo phích cắm, không kéo dây điện, hãy kéo bản thân phích
- Không được chạy dây điện qua khu vực ướt hay ngấm dầu, qua bề mặt nung nóng hay xung quanh những góc nhọn
- Không sử dụng những vật có thể cháy ở gần công tắc, bảng công tắc hay mô
tơ v.v chúng dễ dàng sinh ra tia lửa
Hình 1.6: Chú ý an toàn thiết bị điện
❖ Hoạt động phòng ngừa
- Trong hoạt động phòng ngừa, kỹ thuật viên sẽ trao đổi những nguy cơ gần xảy ra mà họ đã trải qua trong công việc hàng ngày Họ sẽ tả lại cho những người khác nguy cơ diễn ra như thế nào nhằm tránh cho những người khác tránh được những nguy cơ này Sau đó họ sẽ phân tích những yếu tố mà có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm này và có những biện pháp cần thiết để tạo ra môi trường làm việc an toàn
- Nếu bạn gặp phải bất kỳ tình huống nào như bên trái, cần phải làm những điều sau:
Trang 28BÀI 1: AN TOÀN XƯỞNG ĐỘNG CƠ
+Trước tiên, báo cáo về vấn đề cho người quản lý / đốc công
+Báo cáo những gì đã xảy ra
+Hãy để mọi người cân nhắc thận trọng vấn đề
+Hãy để mọi người cân nhắc biện pháp cần thực hiện
+Ghi lại tất cả những điều trên và hãy đặt một danh sách ở những nơi mà tất
cả mọi người đều thấy
Trang 29BÀI 1: AN TOÀN XƯỞNG ĐỘNG CƠ
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Hãy trình bày những điều cần biết và yếu tố gây tai nạn khi làm việc?
2 Bảo hộ làm việc là gì? Bảo hộ làm việc nhằm mục đích gì?
3 Hãy trình bày những cảnh báo tránh hỏa hoạn? Vì sao phải tránh hỏa hoạn?
4 Nêu những chú ý khi làm việc với thiết bị điện?
Trang 30BÀI 2: CÔNG TÁC VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ
Bài 2: CÔNG TÁC VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ
❖ Thời lượng: 9 tiết (LT: 1, TH: 8)
❖ Mục tiêu:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Sử dụng các thiết bị đo kiểm thành thạo và đúng kỹ thuật
- Thực hiện các công việc kiểm tra trước khi vận hành động cơ đúng yêu cầu
kỹ thuật
- Thực hiện các công việc kiểm tra trong khi động cơ đang hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện đúng quy định đảm bảo an toàn trong quá trình thực tập
2.1 Công tác kiểm tra trước khi vận hành
- Vận hành động cơ đốt trong là quá trình chuẩn bị đưa động cơ vào hoạt động
và theo dõi hoạt động của nó trong suốt quá trình làm việc.Chuẩn bị để đưa đông
cơ vào hoạt động là việc làm rất quan trọng, đảm bảo cho động cơ làm việc liên tục, không trục trặc, phát huy hết công suất, chi phí thấp và an toàn cho máy cũng như người sử dụng
- Trước khi khởi động động cơ và đưa vào sử dụng, cần phải thực hiện một số công việc sau:
▪ Kiểm tra lại bằng các giắc nối đã được nối vào những vị trí như trong thẻ gắn khi tháo ra
▪ Kéo nhẹ từng giắc nối và kiểm tra rằng chúng không bị tuột ra
▪ Chắc chắn rằng không có bulông hay đai ốc nào bị lỏng
▪ Kiểm tra rằng không có bộ phận nào còn lại xung quanh khay hay bàn nguội
▪ Kiểm tra rằng tất cả các kẹp được lắp đúng vị trí
▪ Kiểm tra rằng không có rò rỉ nước làm mát hay dầu động cơ từ các vị trí nối ống cao su cùng như kim loại
▪ Kiểm tra rằng động cơ được đổ dầu đến dấu "F" trên que thăm dầu
Trang 31BÀI 2: CÔNG TÁC VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ
▪ Kiểm tra rằng đai dẫn động được lắp đúng vị trí
▪ Kiểm tra rằng tiếng ồn không bình thường (gõ, rít) khi động cơ quay khởi động
Hình 2.7: Kiểm tra động cơ trước vận hành
2.2 Kiểm tra sau khi động cơ họat động
- Khi đảm bảo chắc chắn các bước chuẩn bị đã hoàn thành tốt mới đưa động
cơ vào hoạt động theo các bước sau:
- Khởi động động cơ
- Cho động cơ làm việc ở tốc độ quay thấp (khoảng 30% tốc độ quay định mức) trong thời gian 15 phút
- Kiểm tra xem động cơ có dễ nổ không
- Kiểm tra xem có âm thanh không bình thường (như gõ hay rít) xảy ra sau khi động cơ nổ không
Trang 32BÀI 2: CÔNG TÁC VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ
- Kiểm tra rằng nhiên liệu không bị rò rỉ
- Kiểm tra rằng không có rò rỉ dầu hay nước làm mát
- Kiểm tra rằng không có rò rỉ khí
- Kiểm tra rằng không có rung động không bình thường
- Sử dụng máy điều chỉnh động cơ và đồng hồ đo CO/HC để kiểm tra tốc độ động cơ, thời điểm đánh lửa và nồng độ khí xả
- Khi động cơ hoạt động bình thường, bắt đầu tăng tốc từ từ để đạt tốc độ quay định mức và ổn định chế độ nhiệt
- Cho động cơ kéo máy công tác ( trong điều kiện có thể), chú ý tăng tải dần dần cho đến tải định mức
- Trước khi tắt động cơ cần giảm tải và tốc độ động cơ, quan sát phía bên ngoài động cơ nhằm phát hiện sự cố sau khi vận hành
Hình 2.8: Kiểm tra thời điểm đánh lửa và nồng độ khí xả
Thiết bị kiểm tra thời điểm đánh lửa
Thiết bị kiểm tra khí xả
Trang 33BÀI 2: CÔNG TÁC VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ
2.3 Kiểm tra nước làm mát
Khi động cơ đã nóng lên, hãy tắt máy và đợi cho đến khi nước làm mát nguôi đi Sau khi nước làm mát đã nguội đi, hãy kiểm tra mức nước trong két nước và bình chứa, và nếu cầu thiết, bổ sung thêm vào kétnước, và cũng như bổ sung vào bình chứa đến mức "FULL"
GỢI Ý:Khi động cơ đã ấm lên, nước làm mát tuần hoàn trong két sưởi và không khí còn trong động cơ và két nươcs sẽ bị đẩy ra phía két nước, nên hãy
bổ sung nước làm mát sau khi động cơ ấm lên
Hình 2.9: Kiểm tra và bổ sung nước làm mát
Trang 34BÀI 2: CÔNG TÁC VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Hãy trình bày những công việc kiểm tra trước khi vận hành động cơ?
2 Hãy trình bày những công việc kiểm tra sau khi động cơ hoạt động?
Trang 35BÀI 3: HTNL TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BCHK
Bài 3: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRÊN ĐỘNG
CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ (BCHK)
❖ Thời lượng: 18 tiết (LT: 3, TH: 15)
❖ Mục tiêu:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được quy trình tháo lắp bộ chế hòa khí đúng yêu cầu kỹ thuật
- Trình bày được quy trình kiểm tra bộ chế hòa khí đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện kiểm tra các chế độ của bộ chế hòa khí đúng yêu cầu
- Thực hiện việc điều chỉnh các chế độ động cơ đúng yêu cầu kỹ thuật
- Giải thích được những nguyên nhân hư hỏng của bộ chế hòa khí
- Sử dụng các thiết bị đo kiểm thành thạo và đúng kỹ thuật
3.1 Phương pháp tháo bộ chế hòa khí từ động cơ
Để tách bộ chế hòa khí ra khỏi động cơ, trước tiên chúng ta thực hiện một số công việc sau:
- Xả nước làm mát ra khỏi động cơ
- Tháo lọc gió
- Tháo dây ga ra khỏi bộ chế hòa khí
- Tháo dây cáp từ hộp số tự động
- Tháo đầu nối điện đến bộ chế hòa khí
- Tháo các đường ống:
+ Đường nhiên liệu cung cấp đến bộ chế hòa khí
+ Ống nối tới bộ OVCV
+ Các đường ống chống ô nhiểm Cần phải lưu ý vị trí của chúng
- Nới lỏng đều các đai ốc và tháo bộ chế hòa khí ra khỏi đường ống nạp
Trang 36BÀI 3: HTNL TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BCHK
3.2 Tháo rã bộ chế hòa khí
❖ Phần nắp bộ chế hòa khí
- Tháo các cực điện ra khỏi đầu nối điện và chú ý vị trí của nó
- Tháo đường ống chân không đến bộ CB
Hình 3.1: Tháo các cực điện
- Tháo cơ cấu truyền động bộ CB
- Tháo cơ cấu truyền động từ cam cầm chừng nhanh
- Tháo lò xo
Hình 3.2: Tháo cơ cấu truyền động bộ CB
Móc
Cực
Trang 37BÀI 3: HTNL TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BCHK
- Tháo các con vít lắp ghép phần trên bộ chế hoà khí với thân của nó
(1) Tấm đánh số
(2) Giá đỡ A
(3) Giá đỡ B
Hình 3.3: Tháo các vít lắp ghép
- Nâng phần trên bộ chế hòa khí ra ngoài Lấy đệm làm kín
- Tháo phao xăng và van ra khỏi nắp bộ chế hòa khí
- Tháo đế van và đệm làm kín Cần chú ý là phải lựa chọn tuốc nơ vít cho phù hợp với công việc
Hình 3.4: Tháo piston làm đậm
Trang 38BÀI 3: HTNL TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BCHK
- Tháo piston của mạch làm đậm
+ Nới lỏng vít giữ
+ Giữ piston và tháo bộ chận piston
+ Tháo piston và lò xo của mạch làm đậm
- Tháo bộ OVCV
- Tháo tấm đậy
Hình 3.5: Tháo bộ OVCV
- Tháo bộđiều khiển bướm gió mở một phần
+ Tháo ba con vít, nắp vàđệm kín
+ Tháo vòng chữ E, vòng chận, vòng đệm và màng
Hình 3.6: Tháo bộ điều khiển bướm gió mở một phần
Trang 39BÀI 3: HTNL TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BCHK
Với kiểu hai màng: +Tháo 3 con vít, nắp che, lò xo, màng và vỏ bộ CB Tháo vòng
chữ E, vòng chận và màng
Hình 3.7: Tháo bộ điều khiển bướm gió mở một phần kiểu 2 màng
❖ Tháo rã phần thân bộ chế hòa khí
- Tháo bộ DP
Hình 3.8: Tháo bộ DP
- Tháo các gic lơ và van làm đậm
+ Dùng SST tháo gic lơ chạy chậm (1)
+ Tháo van làm đậm (b)
+ Tháo gic lơ chính thứ cấp (c)
+ Tháo đai ốc (d) và đệm làm kín
+ Tháo gic lơ chính sơ cấp (e)
Hình 3.9: Tháo gic lơ và van làm đậm
Trang 40BÀI 3: HTNL TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BCHK
- Tháo ống khuếch tán nhỏ thứ cấp
+ Tháo hai con vít
+ Tháo ống khuếch tán nhỏ
+ Đệm làm kín
Hình 3.10: Tháo ống khuếch tán nhỏ thứ cấp
- Tháo van Solenoid vàđệm kín
- Tháo bộđiều khiển bướm ga thứ cấp
+ Tháo lò xo
+ Tháo hai con vít
+ Tách mối nối và tháo bộ điều khiển bướm ga thứ cấp
Hình 3.11: Tháo solenoid và bộ điều khiển bướm ga thứ cấp