Câu 1. Trình bày khái niệm doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện hành? Các đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (Luật doanh nghiệp, 2000) Các đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: a. Sản xuất và kinh doanh không tách rời nhau b. Căn cứ của hoạt động SXKD của doanh nghiệp là thị trường Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm. Thị trường vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Thị trường cũng là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thị trường, người mua, người bán, người trung gian gặp nhau trao đổi hàng hoá. Do vậy, thị trường có những tác dụng sau đây: Bảo đảm điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộngvà bảo đảm hàng hoá cho người tiêu dùng phù hợp với thị hiếu (sở thích) và sự tự do lựa chọn một cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợi với dịch vụ văn minh. Thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đưa đến cho người tiêu dùng sản xuất và người tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới. Nó kích thích sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, văn minh và hiện đại. Dự trữ các hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội, giảm bớt dữ trữ ở các khâu tiêu dùng, bảo đảm việc điều hoà cung cầu. Phát triển các hoạt động phục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú, đa dạng, văn minh. Giải phóng con người khỏi những công việc không tên trong gia đình. Thị trường hàng hoá ổn định có tác dụng to lớn để ổn định sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân. c. Mục tiêu lợi nhuận gắn liền với mục tiêu xã hội Lợi nhuận là một yếu tố hàng đầu thúc đẩy mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó tạo được thế mạnh về kinh tế, làm tăng sức canh tranh với đối tác, đảm bảo được tính ổn định và mối quan hệ lâu dài với khách hàng d. Chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh luôn tạo tiền đề cho doanh nghiệp luôn luôn cải thiện và năng cao năng lực để nhằm tạo được chổ đứng vững trong thị trường. Năng lực cạnh tranh thể hiện ở: Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Việc nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành. Câu 2. Trình bày tóm tắt đặc điểm các loại hình doanh nghiệp chủ yếu ở nước ta hiện nay? Theo anh chị, Các đặc điểm sản xuất nông nghiệp gây khó khăn như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp? Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. + Doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý + Doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền kinh tế bình đẳng với các doanh nghiệp khác và hạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý. + Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân được giao chức năng kinh doanh và chức năng hoạt động công ích. + Doanh nghiệp nhà nước có trụ sở chính đặt trên lãnh thổ Việt Nam doanh nghiệp nhà nước quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. + Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một người bỏ vốn ra và tự làm chủ, doanh nghiệp và chủ sở hữu là một đồng thời họ cũng là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp. + Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh doanh nghiệp. + Doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân tức là không bị ràng buộc của pháp luật quy định về vốn góp tối thiểu về thành lập doanh nghiệp và nhân sự + Doanh nghiệp tư nhân có mức vốn kinh doanh không thấp hơn mức vốn do pháp luật quy định phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh. Nguồn vốn tự có do tự có, thừa kế, đi vay… + Số lượng vốn góp vào doanh nghiệp nhiều hay ít là do chủ doanh nghiệp quyết định. Lãi hưởng toàn bộ còn lỗ cũng phải tự chịu trách nhiệm toàn bộ Người ta gọi doanh nghiệp cá thể là công ty trách nhiệm vô hạn. + Thông thường, số vốn có được của doanh nghiệp cá thể là nhỏ và rất nhỏ, nhu cầu huy động them vốn là cần, song chỉ được phép huy động vốn của bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Công ty: + Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) +) Công ty TNHH Có 2 thành viên trở lên Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân nhưng không quá 50. +) Công ty TNHH một thành viên Là DN do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Dn trong phạm vi số vốn điều lệ của DN. +) Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu. +) Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần: là một loại công ty đối vốn trong đó các thành viên ( cổ đông) có cổ phiếu và chỉ chịu trách nhiệm đến hết giá trị những cổ phần mà mình có. Vốn của công ty được chia ra nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, các cổ phần được xác định bằng chứng khoán gọi là cổ phiếu. + Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần +Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN +Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng tối thiểu là 3, không hạn chế số lượng tối đa. + Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Hợp tác xã (HTX) HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động cóa nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra, theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. + Là tổ chức kinh tế tự chủ, do những người lao động tự nguyện lập ra, do có nhu cầu, lợi ích chung + Tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc sở hữu tập thể phải chiếm phần lớn trong tổng số vốn của HTX và ngày càng phát triển bằng quỹ tích lũy trích từ lợi nhuận. + Ngoài ra HTX có thể gọi cổ phần của xã viên và của những người ngoài HTX để phát triển sản xuất. + Chủ nhiệm và ban quản trị HTX do đại hội xã viên bầu ra. Việc sản xuất kinh doanh, thu nhập, lợi nhuận theo quyết định của Đại hội xã viên. Các đặc điểm sản xuất nông nghiệp gây khó khăn như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp: Trong nông nghiệp ruộng đất vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xất đặc biệt: + Ruộng đất là ư liệu sản xuất chủ yếu vì nó có vai trò quyết định (trực tiếp hay gián tiếp) tạo ra các loại nông sản phẩm. + Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt vì khác với các tư liệu sản xuất khác, nếu biết sử dụng, cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng hợp lý thì độ phì nhiêu, độ màu mỡ ngày càng tăng lên. Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi) Do đó, trong sản xuất chúng luôn đòi hỏi có sự tác động thích hợp của con người vào nó theo một quy trình sản xuất. + Cần có kế hoạch để luôn chủ động đảm bảo giống tốt và kịp thời cho sản xuất. + Xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại, từng cây trồng, vật nuôi dựa trên tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật đã đƣợc xác định và cần thực hiện nghiêm túc. + Cần đặc biệt chú ý đến khâu giống, giống là loại vật tư kỹ thuật hết sức quan trọng đối với sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phải sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt. Các bước xây dựng quy trình phải được thực hiện vào từng thời điểm nhất định, phù hợp với đặc điểm kỹ thuật và đặc điểm kinh tế của cây trồng, vật nuôi. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ + Khi thực hiện chuyên môn hoá phải chú ý phát triển đa dạng, kết hợp hợp lý các ngành sản xuất, xây dựng và thực hiện cơ cấu cây trồng và hệ thống luân canh khoa học. + Có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt các khâu chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản. Sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến hành ngoài trời trên không gian rộng lớn, lao động và tư liệu sản xuất luôn luôn di động, thay đổi theo thời gian và không gian. Ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, điều hành sản xuất, kiểm tra và nghiệm thu công việc trong quá trình lao động để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Chu kỳ này nó ảnh hưởng đến việc: + Luân chuyển vốn chậm + Dẫn đến rủi ro cao + Phản ứng với thị trường chậm + Phản ứng về cung và giá cả chậm Sản xuất nông nghiệp chịu tác động và ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện về đất đai, khí hậu và nguồn nước. Vì vậy trong quá trình sản xuất cần có dự phòng rủi ro bởi các điêu kiện tự nhiên và có kế hoạch dự phòng, mặt khác cần phát huy những lợi thế so sánh giữa các vùng Câu 3. Trình bày các chức năng của quản trị doanh nghiệp? Phân biệt chức năng và lĩnh vực quản trị? Cho ví dụ minh họa? Các chức năng của quản trị doanh nghiệp: Chức năng hoạch định: Hoạch định là quá trình ấn định các mục tiêu và đề ra biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Hoạch định bao gồm: việc xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu, và thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động. Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, những mục tiêu cần đạt được và những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị. Có nhiều công ty không hoạt động được hay chỉ hoạt động với một phần công suất do không có hoạch định hoặc hoạch định kém. Chức năng tổ chức: Đây là chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự cho một tổ chức. Công việc này bao gồm: xác định những việc phải làm, người nào phải làm, phối hợp hoạt động ra sao, bộ phận nào được hình thành, quan hệ giữa các bộ phận được thiết lập thế nào và hệ thống quyền hành trong tổ chức đó được thiết lập ra sao? Tổ chức đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽ thất bại, dù hoạch định tốt. Chức năng lãnh đạo: Lãnh đạo là chỉ huy nhân tố con người sao cho tổ chức đạt đến mục tiêu. Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người, mỗi một cá nhân có cá tính riêng, hoàn cảnh riêng và vị trí khác nhau. Nhiệm vụ của lãnh đạo là phải biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền, biết cách động viên, điều khiển, lãnh đạo những người khác, chọn lọc những phong cách lãnh đạo phù hợp với những đối tượng và hoàn cảnh cùng sở trường của người lãnh đạo, nhằm giải quyết các xung đột giữa các thành phần, thắng được sức ỳ của các thành viên trước những thay đổi. Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa công ty đến thành công dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh đạo kém. Chức năng kiểm soát: Kiểm soát là việc dựa vào các định mức, các chuẩn mực, các kế hoạch đã định để đánh giá hiệu quả công tác quản trị của cấp dưới và đề ra các biện pháp quản trị thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp. Kiểm soát có phải là để tìm lỗi, vì khi kiểm tra người ta chỉ thấy cái sai từ đó đưa ra các hình thức khiển trách, kỷ luật, phê bình nhân viên. Trong thực tế kiểm soát là giúp nhà quản trị đề ra biện pháp phù hợp, giúp nhân viên thực hiện tốt hơn công việc của mình. Phân biệt chức năng quản trị và các lĩnh vực quản trị Chức năng quản trị là những loại hoạt động riêng biệt của quản trị, thể hiện những phương hướng tác động của quản trị gia đến các lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp. Lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp được hiểu như các hoạt động quản trị khi sắp xếp trong một bộ phận nào đó. Ở các bộ phận này có người chỉ huy liên quan đến việc đưa ra các quyết định quản trị. Lưu ý + Nếu chức năng quản trị là các hoạt động trong một quá trình quản trị, thì các lĩnh vực quản trị là các tổ chức để thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể, gắn với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. + Các chức năng của quản trị được xác định có tính chất nguyên lý. Trong khi các lĩnh vực quản trị thì gắn chặt với các điều kiện hoạt động kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. + Số lượng, hình thức tổ chức các lĩnh vực quản trị còn phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, vào các ngành nghề kinh doanh, vào các yếu tố ngoại lai khác. Ví dụ: Để quản trị lĩnh vực sản xuất cần phải lên kế hoạch (dự kiến) về sản lượng, chủng loại, kích cỡ, kiểu dáng... sau đó phải tổ chức quá trình sản xuất theo phương pháp nào, theo bao nhiêu giai đoạn... Quản trị lĩnh vực này phải phối hợp cả với lĩnh vực vật tư, nhân sự, công nghệ... nhưng vẫn phải do một người chỉ huy chịu trách nhiệm ra quyết định. Cuối cùng, quản trị lĩnh vực sản xuất phải được kiểm soát để phân tích, cải tiến cho chu kỳ sau. Các lĩnh vực khác của quản trị doanh nghiệp cũng đều tuân theo các chức năng này