1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố việt trì

125 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 340,05 KB

Nội dung

Đánh giá của cán bộ, cộng tác viên, người thụ hưởng về ảnh hưởng của trình độ cán bộ quản lý tới việc thực hiện tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộn

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ DIỆP HẢI

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG Y TẾ CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào

Tôi cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc

và hoàn toàn trung thực

Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệp Hải

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triểnnông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quátrình thực hiện và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm y tế thành phố Việt Trì, Sở y tế tỉnh PhúThọ, cùng các đồng chí cán bộ, công chức của trạm y tế các, xã, phường, thị trấn đãgiúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin cám ơn toàn thể bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viêntôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp

Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệp Hải

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục sơ đồ ix

Trích yếu luận văn x

Thesis abstract xii

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Những đóng góp mới của luận văn 3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 5

2.1 Lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 5

2.1.1 Một số khái niệm có liên quan 5

2.1.2 Đặc điểm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 8

2.1.3 Vai trò quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 10

2.1.4 Nội dung nghiên cứu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 12

2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 18

2.2 Cơ sở thực tiễn 20

2.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng ở thành phố Việt Trì 22

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 24

Trang 5

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24

3.2 Phương pháp thu thập thông tin 35

3.2.1 Lý do chọn điểm nghiên cứu 35

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 36

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 37

3.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 38

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 40

4.1 Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 40 4.1.1 Phân cấp trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 40 4.1.2 Lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 41 4.1.3 Thực hiện dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 51 4.1.4 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 58 4.1.5 Thanh tra, giám sát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 65 4.1.6 Kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 68 4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 71 4.2.1 Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và quan hệ phân phối NSNN 71

4.2.2 Hệ thống các văn bản, chế độ, chính sách pháp luật 72

4.2.3 Chu trình ngân sách (Lập, chấp hành, quyết toán ngân sách) 73

4.2.4 Trình độ cán bộ quản lý và bộ máy quản lý 75

4.3 Giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng 76 4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 76 4.3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

nước cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì 78

Trang 6

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 88

5.1 Kết luận 88

5.2 Kiến nghị 89

5.2.1 Đối với Nhà nước 89

5.2.2 Kiến nghị với UBND Tỉnh Phú Thọ 89

Tài liệu tham khảo 91

Phụ lục 93

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Khí hậu thành phố Việt Trì

-2018 Bảng 3.4 Tổng hợp các số liệu thứ cấp

cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2016 - 2018

cộng đồng

cộng đồng

chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng

nghiệp y tế theo nguồn kinh phí giai đoạn 2016 - 2018

triển y tế cộng đồng giai đoạn 2016 - 2018

cộng đồng giai đoạn 2016 - 2018 Bảng 4.10 Tổng hợp chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho nghiệp vụ

chuyên môn giai đoạn 2016 - 2018 Bảng 4.11 Tình hình kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì Bảng 4.12 Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng

đồng năm 2018 Bảng 4.13 Tình hình xét duyệt quyết toán giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 4.14 Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác lập, chấp hành và quyết toán

chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng

Trang 9

Bảng 4.15 Công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện chi thường xuyên ngân sách

Nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng giai đoạn 2016 - 201866Bảng 4.16 Ý kiến đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị có

hoạt động y tế cộng đồng 67Bảng 4.17 Đánh giá của cán bộ quản lý, công chức, viên chức y tế về kết quả

quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế

cộng đồng 70Bảng 4.18 Đánh giá của cán bộ quản lý, công chức viên chức y tế, người dân về

việc triển khai, áp dụng các văn bản, khung pháp lý đối với các đơn

vị có hoạt động y tế cộng đồng72Bảng 4.19 Đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về công tác

lập dự toán chi thường xuyên cho hoạt động y tế cộng đồng 73Bảng 4.20 Kết quả khảo sát về công tác tổ chức thực hiện dự toán chi thường

xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng 74Bảng 4.21 Số lượng và tỷ lệ cán bộ lãnh đạo đơn vị trả lời về công tác kiểm tra,

giám sát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế

cộng đồng 74Bảng 4.22 Khảo sát đánh giá về công tác quyết toán chi thường xuyên ngân

sách Nhà nước cho hoạt động thường xuyên tại thành phố Việt Trì 75Bảng 4.23 Đánh giá của cán bộ, cộng tác viên, người thụ hưởng về ảnh hưởng

của trình độ cán bộ quản lý tới việc thực hiện tổ chức quản lý chi

thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng 76

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Phân loại chi ngân sách nhà nước 6

Sơ đồ 2.2 Quy trình lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

hoạt động y tế cộng đồng 15

Sơ đồ 3.1 Hệ thống các đơn vị ngành y tế tỉnh Phú Thọ 31

Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của trung tâm y tế thành phố 32

Sơ đồ 4.1 Lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

trong các cơ sở y tế 45

Sơ đồ 4.2 Mô hình phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

cho hoạt động y tế cộng đồng 47

Sơ đồ 4.3 Quy trình công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà

nước cho hoạt động y tế cộng đồng thành phố Việt Trì, 2016 - 2018 59

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Họ và tên: Nguyễn Thi Diệp Hải

Tên luận văn:“Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế

cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì”

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ, là thành phố hoạt động kinh tế đangtrên đà phát triển, hoạt động xã hội hoá lĩnh vực y tế chưa nhiều nên các khoản chi từngân sách nhà nước cho hoạt động y tế vẫn còn giữ vai trò chủ đạo Nhận thức đượcvai trò và tầm quan trọng của y tế cộng động trong những năm qua ngân sách nhànước chi cho sự nghiệp y tế của thành phố đã không ngừng tăng lên theo từng năm,từng giai đoạn, đã góp phần tạo điều kiện cải tạo, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuậtcho các cơ sở y tế Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng khám bệnh, phòng bệnh vàchữa bệnh trên địa bàn thành phố Việt Trì

Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý về tài chính ngân sách của địa

phương, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì”.

Mục tiêu chung:

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nướccho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì, phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế cộngđồng, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN chohoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn trong những năm tiếp theo

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin và phương pháp phân tích thông tin Số liệu sơ cấp được tác giả thu

Trang 12

thập bằng cách khảo sát bằng bảng hỏi đối với 166 đối tượng bao gồm cán bộ quản lý

y tế cấp thành phố, cán bộ cấp xã, phường, công chức, viên chức hoạt động y tế cộngđồng và người dân bằng cách phát phiếu điều tra

Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng Trên cơ sở kinh nghiệm trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Việt trì, Phú Thọ trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng.

Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng việc quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì, Phú Thọ Quátrình quản lý chi cho hoạt động y tế cộng đồng của thành phố Việt Trì đã thực hiệntheo đúng trình tự quyết toán của luật NSNN Báo cáo quyết toán của các đơn vị phảnánh đầy đủ các nội dung nghiệp vụ phát sinh, số liệu khớp đúng giữa các báo cáo chitiết với báo cáo tổng hợp, khớp đúng với báo cáo tại hệ thống kho bạc nhà nước Tuynhiên trong việc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tếcộng đồng tại thành phố Việt Trì vẫn còn nhiều bất cập như: Phân cấp quản lý chi giữacác cấp chính quyền địa phương Văn bản khung pháp lý cần được hoàn thiện cho phùhợp Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chohoạt động y tế cộng đồng: Yếu tố khách quan: (Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế vàquan hệ phân phối ngân sách nhà nước Hệ thống các văn bản, chế độ, chính sách phápluật) Yếu tố chủ quan: Chu trình ngân sách (Lập, chấp hành, quyết toán ngân sách).Trình độ cán bộ quản lý Bộ máy quản lý

Trong thời gian tới để công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì hiệu quả và hoàn thiện hơn cần thực hiện tốt 6 giải pháp đó là: (1) Giải pháp về phân cấp quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng: (2) Hoàn thiện công tác phân bổ định mức chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế, hoạt động y tế cộng đồng: (3) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng: (4) Hoàn thiện quyết toán chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng:

(5)Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện chi: (6) Nâng cao phẩmchất, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên có liên quan đến việc quản lý chithường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng

Trang 13

THESIS ABSTRACT

Author: Nguyen Thi Diep Hai

Thesis title: State management of regular state budget expenditures for community

health activities in Viet Tri city

Academic Institution: Vietnam National University of

Agriculture Research Findings:

Viet Tri City in Phu Tho Province, is an economic activity city that is on therise to its peak, the socialization of the health sector is not much, so the state budgetexpenditures for health activities still plays a leading role Recognizing the role andimportance of public health in the past years, the state budget spent on hea lth caresector in the city has been increasing year by year, contributing to creating conditions

of renovation and enhancing material and technical conditions for medicalestablishments:Expanding scale, improving the quality of medical examination,disease prevention and treatment nationwide

In order to improving the management of local budget for the health sector, Ichose to study the topic "State management of regular state budget expenditures forcommunity health activities in Viet Tri city"

General objectives:

On the basis of assessing the current situation of managing the state budget'sregular expenditures for public health activities in Viet Tri city, analyzing the factorsand proposed some solutions to improve the management of state budget expenditurefor community health activities in the following years

Detail goal: (1) Contributing to systematizing the theoretical and practical basis for managing regular state budget expenditures for community health activities;

(2) Analysis of the situation and factors affecting the management of regular statebudget expenditures for community health activities in Viet Tri city; (3) Proposingsolutions to perfect the management of state budget recurrent expenditures for publichealth activities in Viet Tri city in the following years

Research method: Research point selection method, method of information

collection, information processing method and information analysis method Primarydata was collected by surveying by questionnaires for 166 samples including city-levelhealth management officers, commune and ward officials, public servants and healthworkers plus copper and people by giving questionnaires

Trang 14

Main research results and conclusions

The study has contributed to systematizing the theoretical and practical basis for managing regular state budget expenditures for community health activities On the basis

of domestic and foreign experiences, this study summarized some lessons for Viet Tri city, Phu Tho in managing regular state budget expenditures for community health activities.

The study has evaluated the status of the management of regular state budgetexpenditures for community health activities in Viet Tri City, Phu Tho The process ofmanaging expenditures for public health activities in Viet Tri city has beenimplemented in accordance with the order of settlement of the State Budget Law Thesettlement (final account) is made from the basis and synthesized from the bottom up

so that it is fully objective and quick The final accounts of the units fully reflect thecontents of the arising operations, the data are consistent between the detailed reportsand the general report of units as well as the reports at the state treasury system.However, there are still many shortcomings in managing regular state budgetexpenditures for public health activities in Viet Tri city including: Decentralizingmanagement of expenditures among local authorities; Decentralize autonomy to befinancially responsible for the units; Legal framework documents should be finalizedaccordingly Factors affecting the management of state budget recurrent expendituresfor public health activities following: Objective factors (Economic growth and statebudget distribution relations, system of documents, regimes and legal policies) andsubjective factors (budget cycle (budget formulation, execution, and settlement);Qualifications of managers;: Management administation)

In the coming time, in order to implement more effective and better themanage the regular state budget for public health activities in the area of Viet Tri city,

we should apply 6 solutions: (1) Solution on decentralizing the management of statebudget recurrent expenditures for public health activities: (2) Completing theallocation of regular spending norms for health care and community health activities:(3) Improve the system of legal documents related to regular state budget spending forcommunity health activities: (4) Completing final settlement of state budgetexpenditures for community health activities: (5) Strengthen supervision andinspection of spending implementation: (6) Improve the quality and capacity of staffmembers related to the management of state budget recurrent expenditures for

Trang 15

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Y tế cộng đồng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừabệnh tật tại các nước đang phát triển Trọng tâm can thiệp của y tế cộng đồng làphòng bệnh trước khi đến mức phải chữa bệnh thông qua việc theo dõi tình trạng

và điều chỉnh hành động bảo vệ sức khỏe Trong đó, sức khỏe - sức lao động củacon người là tài sản quý giá nhất, là một trong những nguồn lực quan trọng quyếtđịnh sự phát triển KT-XH của một quốc gia.Việt Nam đang hướng tới một hệthống y tế có mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển Để đạt được điều đó cần

có sự can thiệp của nhà nước bằng nhiều hình thức trong đó có tăng cường đầu tưnguồn lực cho hoạt động y tế cộng đồng, mà nguồn lực chủ yếu là chi NSNN chophát triển lĩnh vực y tế cộng đồng

Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ, là thành phố hoạt động kinh tế đangtrên đà phát triển, hoạt động xã hội hoá lĩnh vực y tế chưa nhiều nên các khoản chi

từ NSNN cho hoạt động y tế vẫn còn giữ được vai trò chủ đạo Nhận thức được vaitrò và tầm quan trọng của hoạt động y tế cộng động, trong những năm qua NSNNchi cho sự nghiệp y tế của thành phố đã không ngừng tăng lên theo từng năm, từnggiai đoạn, đã góp phần tạo điều kiện cải tạo, tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuậtcho các cơ sở y tế, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng khám bệnh, phòng bệnh

và chữa bệnh trên địa bàn thành phố Việt trì

Hiệu lực sử dụng nguồn lực NSNN này phụ thuộc nhiều vào công tác quản

lý Quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng là một nộidung của quản lý chi NSNN Quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tếcộng đồng quan trọng vì những lý do chủ yếu sau: Chất lượng, hiệu quả của cáchoạt động y tế cộng đồng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, mà sứckhoẻ con người là tiền đề cần thiết để tạo ra trí tuệ - tài sản quý nhất của mọi tàisản Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác quản lý chi NSNN, đặc biệt là quản lýchi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố ViệtTrì, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, bất cập như:

Về phân cấp quản lý và nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương Vềđịnh mức phân bổ chi thường xuyên NSNN Cơ cấu nguồn kinh phí, phương phápquản lý Hiệu quả sử dụng ngân sách Công tác

Trang 16

thanh tra, kiểm tra, công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ y tế cơ sở Đầu tư cơ

sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh Phân quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị Văn bản, khung pháp lý cần đượchoàn thiện cho phù hợp, tạo điều kiện cho quản lý lĩnh vực này được tốt hơn vàthúc đẩy sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh ngày một phát triển

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quản lý chiNSNN nhưng chủ yếu đề cập đến thu, chi NSNN nói chung Cơ chế tự chủ, tự chịutrách nhiệm tại các bệnh viện, đơn vị sự nghiệp y tế, hoặc liên quan một số lĩnhvực khác như chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo Quản lý thu, chi thườngxuyên ngân sách xã, phường, thị trấn Đến nay trên địa bàn thành phố Việt Trìchưa có nghiên cứu nào về quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp y tếcộng đồng Câu hỏi luôn được đặt ra là: Quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạtđộng y tế cộng đồng gồm các đặc điểm và nội dung gì? Nguyên tắc, công cụ quản

lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng như thế nào? Thực trạngcông tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng trên địabàn thành phố Việt Trì những năm qua như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng đếnquản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thànhphố Việt Trì là gì? Để hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho cho hoạtđộng y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì cần có những giải pháp nào?

Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý về tài chính ngân sách của địa

phương, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý chi thường xuyên ngân sách

nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhànước cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì, phân tích cácyếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động

y tế cộng đồng, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi thườngxuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn trong những năm tiếptheo

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường

Trang 17

xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng.

Phân tích thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyênNSNN cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạtđộng y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì trong những năm tiếp theo

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ chế, chính sách, luật pháp cũng nhưthực tiễn có liên quan đến quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tếcộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì, được cụ thể hóa ở các đối tượng sau:

Hệ thống tổ chức y tế cộng đồng của thành phố Việt Trì

Nguồn NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng của thành phố Việt Trì

Cơ quan quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

nước cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn thành phố Việt

Trì

Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu số liệu thứ cấp từnăm 2016 đến

năm 2018 Số liệu sơ cấp điều tra cuối năm 2018 đầu năm 2019

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận củaquản lý chi thường xuyên ngân sách cho hoạt động y tế cộng đồng làm rõ kháiniệm của chi thường xuyên ngân sách, hoạt động y tế cộng đồng Đặc điểm vai tròcủa hoạt động chi thường xuyên ngân sách cho hoạt động y tế cộng đồng Nộidung nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến chi thường xuyên ngân sách cho hoạtđộng y tế cộng đồng Tìm hiểu cơ sở thực tế về chi thường xuyên ngân sách chohoạt động y tế cộng đồng của một số tỉnh huyện từ đó rút ra bài học kinh nghiệm

về chi thường xuyên ngân sách cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thànhphố Việt trì

Trang 18

Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dungcủa chi thường xuyên ngân sách nhà nước các huyện tỉnh trong nước từ đó làm bàihọc để thúc đẩy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tếcộng đồng Phân tích được thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước trênđịa bàn thành phố Việt Trì và những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế,nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến chi thường xuyên ngân sách từ đóđưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quản lý chi thường xuyên ngân sách.

Trang 19

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG Y

TẾ CỘNG ĐỒNG

2.1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG Y TẾ CỘNG ĐỒNG

2.1.1 Một số khái niệm có liên quan

2.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

Tài chính nhà nước là một phạm trù kinh tế - lịch sử, gắn liền với sự ra đờicủa nhà nước và nền kinh tế hàng hoá tiền tệ Nhà nước sử dụng quyền lực củamình tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ nhưthuế bằng tiền, vay nợ để phục vụ cho hoạt động của mình hình thành nên NSNN,

bộ phận quan trọng nhất của khu vực tài chính nhà nước (Dương Đăng Chinh vàPhạm Văn Khoan, 2009)

Trong thực tiễn khái niệm ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chi củamột đơn vị trong một thời gian nhất định Một bảng tính toán các chi phí để thựchiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định của mộtchủ thể nào đó Nếu chủ thể đó là nhà nước thì được gọi là NSNN (Dương ĐăngChinh và Phạm Văn Khoan, 2009)

Tại điều 1 Luật NSNN được Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ hai, năm 2002 cũng khẳng định: “Ngân

sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.

2.1.1.2 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chi tiêu của NSNN diễn ra trong phaṃ vi rông,,̣ đa dang,̣ vềhıı̀nh thức TrongQuản lýNSNN ta hiêṇnay, người ta chủyếu phân loaịnôịdung chi của nótheo một

số nhómlớn Bên cạnh chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi bổ sung dự trữ tàichính, chi chuyển nguồn, chi thường xuyên là một trong các khoản chi của NSNN

Các khoản chi thường xuyên mang tính chất là các khoản chi cho tiêu dùng

xã hội và gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước Hằng năm NSNN

Trang 20

phải chi một số lượng khá lớn các nguồn tài chính cho lĩnh vực này.

Vốn chi cho mục đích tiêu dùng xã hội có thể huy động từ nhiều nguồn vốnkhác nhau: Nguồn NSNN, nguồn tự tạo của các đơn vị thông qua hoạt động sựnghiệp, nguồn tài chính của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, của các tổ chức

xã hội, nguồn huy động từ sự đóng góp của dân cư theo chính sách hoặc tựnguyện, biếu tặng và nguồn từ nước ngoài thông qua hợp tác trong hoạt động sựnghiệp trong đó cấp phát NSNN cho tiêu dùng xã hội là nguồn chính và chiếm tỷtrọng lớn trong toàn bộ số chi về tiêu dùng xã hội

Chi thường xuyên được phân thành các loại chi sau:

-Chi sự nghiệp: Chi sự nghiệp là những khoản chi cho các dịch vụ và hoạtđộng xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí của dân

cư Theo tính chất hoạt động của các ngành, chi sự nghiệp bao gồm các khoản: chi

sự nghiệp kinh tế, chi nghiên cứu khoa học, sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp

y tế, sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao và chi đảm bảo xã hội

Chi ngân sách nhà ước

Chi đầu tưphát triển

Sơ đồ 2.1 Phân loại chi ngân sách Nhà nước

Nguồn: Quốc hội, (2015)

Trang 21

- Chi quản lý nhà nước: Chi quản lý nhà nước bắt nguồn từ sự tồn tại củanhà nước và phù hợp với đặc điểm chức năng của nhà nước Các khoản chi vềquản lý nhà nước được cấp phát từ NSNN bao gồm: Chi về hoạt động của các cơquan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, chi về hoạtđộng của hệ thống các cơ quan pháp luật như ngành tư pháp, hệ thống tòa án nhândân và viện kiểm sát nhân dân, chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hộicho hệ thống các cơ quan quản lý kinh tế xã hội như chính phủ, các bộ, ngànhthuộc Chính phủ và chính quyền các cấp, chi về hoạt động của các cơ quan thuộcĐảng Cộng sản Việt Nam ở các cấp, hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Chi quốc phòng, an ninh: Chi cho Quốc phòng và an ninh thuộc vào lĩnhvực chi cho tiêu dùng xã hội Căn cứ theo mục đích sử dụng, khoản chi tài chínhnày được phân thành hai bộ phận cơ bản Bộ phận thứ nhất gồm các khoản chi choquốc phòng để phòng thủ và bảo vệ nhà nước, chống sự xâm lược, tấn công và đedọa từ nước ngoài Bộ phận thứ hai gồm các khỏan chi được hướng vào bảo vệ vàgiữ gìn chế độ xã hội, an ninh của dân cư trong nước

- Trợ giá theo chính sách của nhà nước: Nhằm hỗ trợ người dân hoặc ngườisản xuất kinh doanh đồng thời đạt được mục tiêu nhất định, nhà nước có nhữngchủ trương hỗ trợ trong việc sử dụng tiêu dùng một mặt hàng bằng cách trợ giá

-Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật

2.1.1.3 Y tế cộng đồng

Y tế cộng đồng là các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏenhân dân Y tế cộng đồng là hướng tới những đối tượng xã hội đặc biệt như đốitượng người nghèo, đối tượng hộ gia đình chính sách, đối tượng đặc biệt có hoàncảnh khó khăn (Lê Vũ Anh, 2010)

Hoạt động y tế cộng đồng gồm những hoạt động như khám chữa bệnhthông thường, hoạt động trong khuân khổ chương trình quốc gia về y tế (tiêmchủng, chương trình chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, chương trình mục tiêu quốcgia như phòng chống bệnh xã hội, hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ chonhân dân phòng tránh bệnh phòng chống bệnh lao, phong, tâm thần, HIV, AIDS,dân số (Lê Vũ Anh, 2010)

Hoạt động công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu chongười dân là một mạng lưới rộng khắp giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận và

Trang 22

thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe, nâng cao phúc lợi xã hội đảm bảo công bằngngười hưởng lợi (Lê Vũ Anh, 2010).

2.1.1.4 Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng

Chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng là khoản chithường xuyên thuộc lĩnh vực văn xã, NSNN bố trí chi nhằm đảm bảo chi cho biênchế, bộ máy, chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm sửa chữa trangthiết bị và chi khác của các đơn vị hoạt động y tế cộng đồng

Quản lý chi thường xuyên NSNN là việc nhà nước sử dụng quyền lực củamình để tổ chức và điều chỉnh quá trình chi thường xuyên NSNN nhằm đảm bảocác khoản chi thường xuyên NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, phục vụ tốt nhất cho việc thực hiệncác chức năng và nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước trong từng thời kỳ (BùiThị Quỳnh, 2014)

2.1.2 Đặc điểm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động

y tế cộng đồng

Chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng được hiểu là sự thểhiện quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị, từ một bộ phận quỹ tiền tệ tập trungcủa nhà nước nhằm duy trì, phát triển hoạt động y tế cộng đồng theo nguyên tắckhông hoàn trả trực tiếp, hay đó là khoản chi để duy trì sự tồn tại và hoạt động của

hệ thống y tế từ TW xuống cơ sở nhằm thực hiện chính sách bảo vệ và chăm sócsức khoẻ cộng đồng Chi NSNN cho hoạt động y tế cộng động là khoản chi thườngxuyên thuộc lĩnh vực văn xã, nhưng so với các khoản chi thường xuyên khác, chithường xuyên NSNN cho YTCĐ có những nét riêng biệt:

Thứ nhất: Chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ là khoản chi vừa mang tính

chất tiêu dùng hiện tại, vừa mang tính chất tích luỹ đặc biệt

Xét về hình thức bên ngoài và theo từng niên độ ngân sách thì đây là khoảnchi mang tính tiêu dùng xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sứckhoẻ của nhân dân, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội ở mỗi năm

đó, xong khoản chi này gián tiếp tác động đến việc tạo ra của cải vật chất cho xãhội, nâng cao sức khỏe con người, tạo điều kiện cho nền kinh tế ổn định và tăngtrưởng, tăng tích luỹ ngân sách

Vì vậy nếu xét về bản chất bên trong và xét về tác dụng lâu dài thì khoản

Trang 23

chi này tác động mạnh mẽ tới yếu tố con người, tác động đến sức khỏe con người,

là nhân tố tác động đến sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế xã hội

Thứ hai: Chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ là khoản chi chứa đựng

nhiều yếu tố xã hội

Chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ quyết định mức độ ưu đãi đối với cáctầng lớp giai cấp trong xã hội mà đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn,những đối tượng thuộc diện ưu tiên, những gia đình chính sách, những người cócông với cách mạng, những đối tượng thuộc vùng sâu vùng xa và những vùngthường xuyên xảy ra dịch bệnh: Qua đó để thực hiện công bằng xã hội Mặt khácchi thường xuyên NSNN cho YTCĐ cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố xã hội(Phong tục, tập quán, mức sống ) chính những yếu tố này sẽ quyết định tới quanđiểm hoạt động của y tế cộng đồng

Chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ là một bộ phận của chi thường xuyênNSNN Vì vậy, quản lý chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ cần quán triệt cácnguyên tắc quản lý chi thường xuyên của NSNN nói chung, đó là:

- Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Lập dự toán là khâu mở đầu của mộtchu trình ngân sách Lập dự toán sẽ giúp chủ thể quản lý chủ động trong phân bổ

và sử dụng các nguồn lực tài chính Đối với chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ,lập dự toán còn là căn cứ quan trọng để quản lý và kiểm soát các khoản chi trongquá trình điều hành ngân sách Ngoài ra, quản lý theo dự toán cũng là cơ sở đểđảm bảo cân đối ngân sách, tạo điều kiện chấp hành ngân sách Tuy nhiên, đểnguyên tắc này phát huy tác dụng thì việc lập dự toán từ các đơn vị, cở sở y tế thụhưởng ngân sách phải khoa học, định mức và chính sách chế độ phải phù hợp vớitừng nhiệm vụ chi

- Nguyên tắc đầy đủ trọn vẹn: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, đòi hỏitất cả các khoản chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ đều phải được thực hiện theođúng định mức, đúng kế hoạch Các khoản chi đều phải được ghi sổ đầy đủ vào kếhoạch NSNN và được quyết toán rành mạch Nguyên tắc này được đưa ra nhằmhạn chế tình trạng để ngoài ngân sách của các khoản chi thuộc NSNN, dẫn đếntình trạng lãng phí trong sử dụng vốn NSNN

- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Hiệu quả là yêu cầu của mọi quá trìnhquản lý, đặc biệt là quản lý tài chính Tính hiệu quả xuất phát từ thực tế nguồn lựctài chính nói chung, nguồn kinh phí chi thường xuyên cho lĩnh vực y tế nói

Trang 24

riêng có giới hạn, nên việc phân bổ và sử dụng cần đảm bảo nguyên tắc hiệu quảnhằm đạt được các mục tiêu đề ra Để nguyên tắc này được tôn trọng, quản lý chithường xuyên NSNN cho YTCĐ phải làm tốt một số nội dung sau:

+ Phải xây dựng định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay tính chất công việc, đồng thời phải có tính thực tiễn

+ Phải thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thức cấpphát áp dụng cho mỗi loại hình đơn vị hoặc phù hợp với yêu cầu quản lý của từngnhóm mục chi

+ Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mụcchi sao cho tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạtchất lượng cao

- Nguyên tắc công khai hoá: Nguyên tắc này được thể hiện suốt trong chutrình NSNN (Lập, chấp hành và quyết toán NSNN) và phải được áp dụng cho các

cơ quan tham gia vào chu trình NSNN Việc chi thường xuyên NSNN cho YTCĐphải được công khai để mọi người biết Nguyên tắc này xuất phát từ những lý do:

Y tế là lĩnh vực nhạy cảm, có liên quan đến lợi ích của toàn dân Hơn nữa, nguồntài chính chi cho nhiệm vụ này được thực hiện phần lớn bằng nguồn vốn NSNN,một nguồn vốn được đóng góp chủ yếu bởi nhân dân, do đó việc công khai hoá cáckhoản chi để mọi người dân được biết là một nguyên tắc không thể thiếu

-Nguyên tắc cân đối ngân sách:

Cân đối được hiểu là các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủcác nguồn thu bù đắp Việc thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi: Chỉ những khoản chinào đã có trong dự toán chi NSNN cho YTCĐ và đã được cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt thì mới được phép chi

- Nguyên tắc đảm bảo chi trả trực tiếp qua KBNN:

Với chức năng quản lý quỹ NSNN, KBNN kiểm soát mọi khoản chi ngânsách và có quyền từ chối thanh toán các khoản chi không đúng quy định, khôngphù hợp với chế độ Hiện nay các đơn vị dự toán phải mở tài khoản tại KBNN,mọi khoản thanh toán đều phải có kiểm soát chi từ trước khi nguồn vốn ngân sáchđược thanh toán chi trả (Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2010)

2.1.3 Vai trò quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y

tế cộng đồng

Quản lý chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ là một nội dung của quản lý

Trang 25

chi NSNN Nội dung các khoản chi của ngành y tế đa dạng, có quy mô lớn Quản

lý chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ quan trọng vì những lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất: Chất lượng, hiệu quả của các hoạt động y tế ảnh hưởng trực tiếp

đến sức khoẻ con người, mà sức khoẻ con người là tiền đề cần thiết để tạo ra trí tuệ

- tài sản quý nhất của mọi tài sản Thực tế cho thấy, quá trình phát triển KT-XHkhông diễn ra một cách thụ động mà nó phụ thuộc vào trình độ chuyên môn củacon người, con người không nắm vững khoa học công nghệ tiên tiến, không cóphẩm chất nhân cách phù hợp với nhu cầu công việc thì không thể đẩy mạnh pháttriển kinh tế là điều tất yếu, điều đó nói lên rằng y tế không phải là phạm trù phúclợi đơn thuần mà nó tác động đến sự nghiệp kinh tế của mỗi quốc gia (DươngĐăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2010)

Thứ hai: Trong các nguồn kinh phí cho YTCĐ, nguồn vốn từ NSNN vẫn

giữ vai trò đặc biệt quan trọng Vai trò của khoản chi thường xuyên NSNN choYTCĐ được thể hiện trên các mặt sau:

- Ngân sách nhà nước cung cấp chủ yếu nguồn tài chính để duy trì, địnhhướng sự phát triển của hệ thống y tế theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng

và Nhà nước

Mặc dù chi tiêu công không mang lại lợi ích bằng tiền nhưng chính sự canthiệp của nhà nước đã góp phần vào việc đảm bảo công bằng xã hội: Thông quanhững chính sách của mình, nhà nước điều tiết nguồn tài chính từ nơi thừa sangnơi thiếu, mà ở lĩnh vực y tế là từ người giàu sang người nghèo, sang những giađình chính sách, có công với đất nước, mà điều này thì khu vực tư nhân không thểlàm được Chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ góp phần hỗ trợ những đối tượngnghèo khi ốm đau, từ đó góp phần đảm bảo công bằng xã hội Đồng thời, chithường xuyên NSNN cho YTCĐ là một trong những công cụ quản lý vĩ mô nềnkinh tế của nhà nước đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội Thông qua việcxác định cơ cấu, tỷ trọng các khoản chi hay tổ chức sắp xếp lại mạng lưới y tế từtrung ương xuống cơ sở mà nhà nước tham gia điều chỉnh, hướng dẫn các hoạtđộng y tế đi đúng chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước đề ra trong từngthời kỳ (Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2010)

- Ngân sách nhà nước là nguồn lực chủ yếu giúp việc củng cố, tăng cường

số lượng và nâng cao chất lượng y tế

Trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, việc các cá nhân phải tự chi trả cho các dịch vụ y tế thường tăng lên, điều này thường

Trang 26

khiến cho người nghèo dễ bị tổn thương, trừ khi có những cơ chế hoạt động hữuhiệu nhằm tránh cho người nghèo phải chịu sự tăng giá của các dịch vụ y tế Vì thếchính phủ cần phải giữ vai trò trực tiếp trong việc tài trợ cho các chi phí chăm sóc

y tế của người nghèo bằng cách cung cấp cho người dân thẻ khám chữa bệnh đãđược chính phủ mua trước Mặt khác Chính phủ đầu tư vào hệ thống y tế đảm bảocho những chi phí liên quan đến con người làm việc trong lĩnh vực y tế Trong đó,chi lương và phụ cấp lương cho đội ngũ các giáo sư, bác sỹ, y tá, nhân viên y tếchiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ Chế độ tiềnlương hợp lý sẽ đảm bảo cho cán bộ y tế yên tâm công tác, đóng góp tài năng và trítuệ cho xã hội và ngược lại (Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2010)

-Sự đầu tư của NSNN có tác dụng hướng dẫn, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn vốn khác tham gia đầu tư cho y tế

Với chức năng quản lý xã hội, nhà nước là chủ thể cung cấp các dịch vụcông: Giáo dục, y tế, thể dục thể thao.Trong y tế các lĩnh vực đầu tư cần nhiều vốn(Xây dựng bệnh viện, trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu), nhà nước giữ vaitrò chủ đầu tư

Với chức năng quản lý kinh tế, thông qua sự đầu tư của nhà nước vào cơ sởvật chất và một phần kinh phí hỗ trợ đối với các bệnh viện có tác dụng thúc đẩymạnh mẽ phong trào xã hội hóa y tế về mặt tài chính, góp phần thực hiện thànhcông chủ trương xã hội hoá y tế của Chính phủ

Những vai trò trên của chi NSNN được phát huy đến mức độ nào phụ thuộcnhiều vào tính hiệu quả của các khoản chi NSNN cho YTCĐ Hiệu quả này khôngchỉ được đánh giá qua số chi nhiều hay ít mà nó được xem xét thông qua các chỉtiêu đặc trưng cho y tế như: Số lần khám chữa bệnh, số người bị mắc và chết docác bệnh tăng hay giảm, tuổi thọ trung bình của người dân, số công trình ngiên cứu

y dược đã hoàn thành được triển khai phát huy tác dụng như thế nào.Những tiêuchí này được xem xét trong mối tương quan với số chi thường xuyên NSNN chohoạt động y tế cộng đồng

2.1.4 Nội dung nghiên cứu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng

2.1.4.1 Phân cấp trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng

Trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế

Trang 27

cộng đồng Chính phủ đã tiến hành phân cấp ngân sách, trao quyền chủ động chocác cấp quản lý.

Theo luật ngân sách nhà nước, nội dung chi ngân sách nhà nước được phânloại theo tổ chức kinh tế, từ ngân sách trung ương đến ngân sách các cấp địaphương đều có các khoản chi cơ bản giống nhau

Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới gồm số bổ sung

ổn định trong suốt thời kỳ nhất định và số bổ sung tăng thêm hàng năm theo tỷ lệtrượt giá và một phần theo tốc độ tăng tưởng kinh tế

Số bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, đểkhắc phục tồn tại và đảm bảo tính chủ động của ngân sách địa phương LuậtNSNN năm 2015 bổ sung cụ thể 4 nhóm nhiệm vụ được ngân sách cấp trên bổsung mục tiêu: Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưađược bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách Thựchiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấptrên, phần giao cho cấp dưới thực hiện Hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm họa,dịch bệnh trên diện rộng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp dưới Hỗ trợthực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đếnphát triển kinh tế - xã hội của địa phương Mức hỗ trợ được xác định cụ thể chotừng chương trình dự án (Bùi Thị Quỳnh, 2014)

Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách trung ương và ngân sáchcấp tỉnh

Đối với cấp trung ương: Toàn bộ bộ máy quản lý nhà nước của Trung ương

về các cơ sở y tế chữa bệnh trung ương

Đối với cấp địa phương: Toàn bộ bộ máy nhà nước của địa phương về các

cơ sở cấp địa phương

Các khoản chi thường xuyên Chi thường xuyên là những khoản chi có tínhđịnh kỳ và thường xuyên trong toàn bộ hoạt động sự nghiệp Trong nhóm chithường xuyên lại bao gồm một số khoản cụ thể sau:

+ Chi cho con người: Đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ cho đội ngũcán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như quản lý về y tế như:Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp, các khoản đóng góp, phúc lợi tậpthể và các khoản thanh toán khác cho cán bộ công nhân viên

Trang 28

+ Chi cho các nghiệp vụ chuyên môn: Là các khoản chi đặc thù cho lĩnhvực y tế như: Mua sắm thuốc chữa bệnh, bơm kim tiêm, bông, băng, gạc, cồn,phim chụp X quang, vật tư, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng không phải là tàisản cố định và các khoản chi khác.

+ Chi cho quản lý hành chính: Bao gồm các khoản chi phục vụ cho việcquản lý mọi hoạt động sự nghiệp y tế như: Chi mua vật tư văn phòng, điện, nước,thuê bao điện thoại, chi hội nghị, tiếp khách, chi thuê mướn và các khoản chi khác

+ Phương thức cấp phát theo lệnh chi: Kinh phí sau khi cấp phát theo lệnhchi qua Kho bạc nhà nước quận, huyện tài khoản tiền gửi của các đơn vị sẽ đượctăng thêm đúng bằng số ghi trong lệnh chi, sau khi hết niên độ kế toán mà đơn vịkhông chi hết số kinh phí đó thì số còn lại nằm trong số dư của tài khoản tiền gửi

sẽ được chuyển sang năm sau Phương thức này dùng cho các cơ quan, đơn vịkhông có quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước hay các khoản chi đầu tư,mua sắm tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp

+ Phương thức cấp phát ủy quyền: Phương thức này chủ yếu áp dụng choquan hệ giữa ngân sách nhà nước trung ương và ngân sách nhà nước địa phương,

áp dụng phương thức này khi các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu trên địabàn do ngân sách nhà nước trung ương đảm nhận, khi quyết toán thuộc về ngânsách nhà nước trung ương

+ Phương thức ghi thu - ghi chi: Cho phép các đơn vị sự nghiệp sử dụng các khoản thu sự nghiệp để chi tiêu trực tiếp

+ Phương thức cấp phát theo số lượng công trình hoàn thành: Phương thứcnày được áp dụng trong cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thường thì cơ quantài chính tạm ứng theo công trình, sau khi công trình hoàn thành thì quyết toán sốcòn lại (Bùi Thị Quỳnh, 2014)

Trang 29

2.1.4.2 Lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng

Dự toán ngân sách hay còn gọi là kế hoạch thu chi ngân sách, là việc xáclập các chỉ tiêu thu, chi, dự trữ ngân sách một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học

và thực tiễn, đồng thời đưa ra các biện pháp chủ yếu để thực hiện tốt các chỉ tiêu

đề ra Dự toán ngân sách là khâu đầu tiên trong chu trình ngân sách và được xâydựng trên các căn cứ cụ thể (Quốc hội, 2015)

- Thứ nhất: Phải xác định được các căn cứ lập dự toán, tạo cơ sở cho việcxây dựng dự toán chi NSNN toàn diện, bao quát được toàn bộ nguồn thu và nhiệm

vụ chi NSNN cho lĩnh vực y tế

Một số căn cứ chủ yếu khi xây dựng dự toán chi NSNN cho lĩnh vực y tếphải xem xét tới là: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển y tế trongtừng giai đoạn Chỉ tiêu về số lượng giường bệnh, số lượng biên chế Khả năng bốtrí chi NSNN cho YTCĐ trên cơ sở cân đối tổng thể chi NSNN năm kế hoạch.Tìnhhình quản lý, sử dụng kinh phí chi ngân sách nhà nước cho YTCĐ các năm trước

-Thứ hai: Phải xác định được vai trò, nhiệm vụ của từng cơ quan tham giavào quá trình xây dựng dự toán Đây là cơ sở cho việc phân định trách nhiệm củatừng chủ thể quản lý, tránh việc chồng chéo nhiệm vụ trong quản lý chi thườngxuyên NSNN cho YTCĐ

Nhận kế hoạch lập dự toán từ trung ương

UBND tỉnh ra quyết định giao

dự toán cho

Sở Y tế

Sơ đồ 2.2 Quy trình lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt

Trang 30

15

Trang 31

2.1.4.3 Thực hiện dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng

Trong quản lý chi NSNN, khâu chấp hành kế hoạch chi là nội dung quantrọng bởi đây là giai đoạn đồng vốn NSNN được cấp phát, chi trả trực tiếp ra khỏiquỹ NSNN Chấp hành NS là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế -tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu chi đã được duyệt trong dự toánngân sách trở thành hiện thực Để có thể quản lý tốt quá trình thực hiện dự toán chiNSNN cho YTCĐ phải thực hiện được các nội dung sau:

- Đối với các đơn vị YTCĐ: Phải cụ thể hóa dự toán chi cả năm thành nhu cầu chi hàng quý để cơ quan tài chính làm căn cứ quản lý, cấp phát, thanh toán

-Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

+ Phải quy định cụ thể trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của các

cơ quan (Sở tài chính, Sở y tế, Kho bạc nhà nước) Trong quá trình điều hành chithường xuyên NSNN cho YTCĐ Nghiêm túc điều hành theo dự toán đã được lập,xoá bỏ cơ chế xin cho, thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu, định mức đã đề ra Sửdụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉtiêu chi trong kế hoạch NSNN trở thành hiện thực

+ Cơ quan tài chính phải chủ động đảm bảo kinh phí thường xuyên từ NScho YTCĐ Trong trường hợp nguồn thu không đảm bảo nhu cầu chi phải phối hợpvới cơ quan y tế điều chỉnh kịp thời dự toán chi trong phạm vi cho phép

+ Cơ quan tài chính và KBNN phối hợp kiểm tra tình hình quản lý và sửdụng kinh phí NSNN ở các đơn vị, cơ sở y tế nhằm nâng cao hiệu quả của đồngvốn ngân sách (Bùi Thị Quỳnh, 2014)

2.1.4.4 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng

Quyết toán NSNN là việc tổng kết, đánh giá lại quá trình lập và chấp hànhNSNN Theo nguyên tắc hiện nay là quyết toán NSNN phải làm từ cơ sở, tổng hợp

từ dưới lên, cấp trên không được làm thay cấp dưới Quản lý quá trình quyết toánchi NSNN phải thực hiện được một số nội dung sau:

+ Phải đảm bảo tính chính xác của số liệu quyết toán:

Thực hiện xong công tác khoá sổ cuối năm, số liệu trên sổ sách kế toán củađơn vị YTCĐ phải được đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của cơ

Trang 32

quan tài chính và KBNN cả về tổng số và chi tiết Khi đó đơn vị mới được tiếnhành lập báo cáo quyết toán năm.

Ngoài ra, để đảm bảo được yêu cầu quản lý chi NSNN, các đơn vị YTCĐphải lập đầy đủ các biểu mẫu quyết toán theo quy định của nhà nước gửi cơ quantài chính đồng cấp theo đúng thời gian quy định

+ Phải xác định được thẩm quyền xét duyệt quyết toán

Sở y tế có trách nhiệm xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán năm củacác đơn vị dự toán trực thuộc gửi cho Sở tài chính Sở tài chính thẩm tra báo cáoquyết toán năm của các đơn vị YTCĐ Sau đó cùng với các lınhh̃ vực chi khác củangân sách địa phương tổng hợp thành báo cáo chi ngân sách địa phương, báo cáoUBND tỉnh, gửi Bô ,̣Tài chıı́nh đồng thời trıı̀nh HĐND tỉnh phê chuẩn

Việc quyết toán chi NSNN cho YTCĐ được thực hiện cùng với quyết toánchi NSNN hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy địnhcủa luật ngân sách nhà nước hiện hành (Bùi Thị Quỳnh, 2014)

2.1.4.5 Thanh tra, giám sát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng

Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến Dovậy, đòi hỏi phải có sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, uốnnắn và đưa công tác quản lý tài chính đi vào nền nếp Việc kiểm tra giúp cho đơn

vị nắm được tình hình quản lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư

Cùng với việc thanh tra, kiểm tra, công tác đánh giá rất được coi trọng trongquá trình quản lý tài chính Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, những việc gìkhông đạt hiệu quả gây lãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng như rútkinh nghiệm quản lý Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá hiện nay chưa thống nhất vàvẫn còn nhiều tranh luận và càng khó khăn do tính đặc thù của mình, hoạt độngkinh tế của đơn vị sự nghiệp y tế gắn bó hữu cơ với mục tiêu “ Công bằng trongcung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân” Hiện nay người ta thường dùng ba nội dung

để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của đơn vị đó là:

Chất lượng chuyên môn: Liên quan đến cơ cấu tổ chức, phương pháp tiếnhành hoạt động và tình trạng bệnh nhân khi xuất viện

Hạch toán chi phí bệnh viện: Liên quan đến chi phí kế toán và chi phí kinh

tế Mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế của nhân dân trên địa bàn

Trang 33

2.1.4.6 Kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y

tế cộng đồng

Qua các nội dung phân tích về lập dự toán, chấp hành dự toán, tổ chứcthanh tra, kiểm tra về quản lý chi ngân sách thường xuyên mục tổng quát nhất làthực hiện chi cho lĩnh vực giám sát, năng lực chẩn đoán và lập kế hoạch cho tìnhtrạng hoạt động y tế công cộng khẩn cấp Những tiến bộ quan trọng cũng được ghinhận trong các lĩnh vực khác như đáp ứng nhanh với các tình trạng y tế công cộngkhẩn cấp Kết quả của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạtđộng y tế cộng đồng trong toàn dân là thực hiện công tác lập dự toán cho đến khâuthực hiện và quyết toán nguồn ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động y tế cộngđồng Đảm bảo thắt chặt chi tiêu, đảm bảo chi đúng chi đủ, không gây lãng phí,thất thoát các khoản chi (Bùi Thị Quỳnh, 2014)

2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng

2.1.5.1 Yếu tố khách quan

* Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và quan hệ phân phối NSNN

Sự tăng trưởng của một quốc gia nhanh hay chậm được thể hiện qua chỉtiêu thu nhập quốc dân cao hay thấp Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, thu nhậpquốc dân thấp thì một điều tất yếu là mức độ động viên vào NSNN sẽ thấp Trongkhi đó, nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng mà nguồn tài chính đảm bảo cho chitiêu lại bị hạn chế dẫn tới nguồn tài chính cung cấp cho YTCĐ cũng bị hạn chế.Ngược lại nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, mức động viên vào NSNN lớn vàthuận lợi thì nguồn kinh phí dành cho YTCĐ sẽ cao hơn

* Hệ thống các văn bản, chế độ, chính sách pháp luật.

- Hệ thống các văn bản, chế độ, chính sách pháp luật là cơ sở để thiết lập,củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước, là phương tiện để nhà nước quản lýkinh tế, xã hội một cách nhanh nhất, đồng bộ và hiệu quả nhất trên quy mộ rộnglớn nhất Chức năng chủ yếu của hệ thống các văn bản, chế độ chính sách phápluật là điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục để đảm bảo phát triển xã hội theo mục tiêu

và phương hướng nhất định Do tính chất phức tạp và phạm vi rộng lớn của chứcnăng quản lý kinh tế, quản lý xã hội, nhà nước không thể tham gia trực tiếp vàocác hoạt động cụ thể mà thông qua hệ thống văn bản, chế độ, chính sách pháp luậtthực hiện mang tầm quản lý vĩ mô để tác động vào đối tượng quản lý để đạt

Trang 34

được kết quả theo hướng đã định.

2.1.5.2 Yếu tố chủ quan

* Chu trình ngân sách (Lập, chấp hành, quyết toán ngân sách)

Mỗi một quốc gia chu trình ngân sách thường được quy định trên cơ sở cácquy định của luật pháp Để có một chu trình ngân sách hợp lý, phản ánh đầy đủquá trình hoạt động của NSNN cần phải coi trọng và không ngừng cải tiến cáckhâu trong chu trình đó, nhằm làm cho hoạt động của ngân sách ngày càng lànhmạnh Một chu trình ngân sách không rõ ràng dễ dẫn đến việc quản lý kém hiệuquả, chồng chéo dẫn đến nhiều sai phạm, lãng phí

* Trình độ cán bộ quản lý

Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi thường xuyênNSNN ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi thường xuyên NSNN.Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trongcung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soátđược toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lýnguồn tài chính công đảm bảo theo dự toán đã đề ra

Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần phảitránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức,chịu trách nhiệm cá nhân Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức như đòi hối lộ,đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận Đây là những nhân tố ảnh hưởngkhông tốt tới quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN, gây giảm hiệu quả sửdụng nguồn lực tài chính công nghiêm trọng

* Bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộngđồng trên địa bàn địa phương và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vàothực tiễn địa phương Hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN được triển khai

có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lýchi NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý

Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng

bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấphành, quyết toán và kiểm toán chi thường xuyên NSNN có tác động rất lớn đếnquản lý chi thường xuyên NSNN Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng caochất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý Quy trình quản lý

Trang 35

được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chấtlượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi thường xuyên NSNN, giảmcác yếu tố sai lệch thông tin Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi thườngxuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn địa phương.

-Công nghệ thông tin quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn địa phương

Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đangthực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó Thực tế đã chứng minh vớiviệc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNN

ởđịa phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tínhchính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quytrình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả Chính vì lẽ đó mà công nghệtin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chiNSNN hiện đại trên địa bàn địa phương (Bùi Thị Quỳnh, 2014)

Thực hiện tốt việc giao dự toán chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sửdụng ngân sách, nội dung dự toán ngân sách đã phản ánh đầy đủ các yêu cầu củanhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và được giao ngay từ đầu năm Huyện đã chútrọng cân đối chi cho sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển sự nghiệp y

tế Huyện Cẩm Giàng cũng đã quản lý tốt dự phòng ngân sách chủ yếu để phục vụcho các nhu cầu cấp thiết khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra (Phòng Tài chính - Kếhoạch huyện Cẩm Giàng, 2015)

Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định về tài chính ngân sách Kếtquả thanh tra, kiểm tra và thẩm định về tài chính, ngân sách hàng năm đã giảm chicho ngân sách Qua thanh tra, kiểm tra đã góp phần đảm bảo cho ngân sách, tiềnvốn, tài sản của nhà nước được thực hiện đúng chính sách chế độ Huyện đã

Trang 36

xử lý nghiêm một số trường hợp vi phạm (Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện CẩmGiàng, 2015).

Huyện Cẩm Giàng đã quan tâm đến hoàn thiện công tác quyết toán ngânsách, thực hiện công khai việc giao dự toán và quyết toán ngân sách theo đúng cácquy định của pháp luật (Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cẩm Giàng, 2015)

Tuy nhiên, quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Cẩm Giàng cũng tồn tạimột số yếu kém:

Việc lập dự toán chi ở một số ngành và địa phương trong huyện chưa kịpthời Vẫn còn đơn vị xây dựng dự toán không sát, ngay từ những tháng đầu nămkhi vừa giao xong dự toán đã xin bổ sung, điều chỉnh ngân sách (Phòng Tài chính -

Kế hoạch huyện Cẩm Giàng, 2015)

Hệ thống chế độ chính sách, các tiêu chuẩn định mức về sử dụng tài chínhngân sách tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số nội dung và lĩnh vực chưađồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn Việc tổ chức thực hiện chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi tiêu hành chính sự nghiệp ở một số đơn vị dự toán chưa nghiêm(Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cẩm Giàng, 2015)

Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn chế, tình trạng thất thoát, tiêu cựctrong quản lý và sử dụng ngân sách chưa được khắc phục triệt để (Phòng Tài chính

- Kế hoạch huyện Cẩm Giàng, 2015)

2.2.2 Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Thị xã Nghĩa Lộ đã tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành chính chocác cơ quan nhà nước và cho các đơn vị sự nghiệp có thu Kết quả cho thấy cácđơn vị được giao khoán đã chủ động trong khai thác tối đa nguồn thu, quản lý chặtchẽ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được ngân sách cấp và kinh phíđược chi từ nguồn thu để lại Thị xã đã chủ động sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoànthành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức (Phòng Tài chính - Kếhoạch thị xã Nghĩa Lộ, 2016)

Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phươngcủa thị xã bám sát dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán UBND thị

xã thường xuyên chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng tăng cường côngtác giám sát kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trường hợp chi

Trang 37

sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành Đồng thời vẫntiếp tục thực hiện khoán chi cho 100% các đơn vị thuộc các phòng, ban ngànhquản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trưởng các đơn vịtrong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chuyên môn, do đó chi thườngxuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán được giao (Phòng Tài chính -

Kế hoạch thị xã Nghĩa Lộ, 2016)

Bằng việc mạnh dạn thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngânsách địa phương thị xã Nghĩa Lộ đã thu được những kết quả đáng khích lệ, kinh tếđịa phương tăng trưởng, ổn định chính trị xã hội (Phòng Tài chính - Kế hoạch thị

xã Nghĩa Lộ, 2016)

Tuy nhiên công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cho hoạt động y tếcộng đồng thị xã Nghĩa Lộ cũng vấp phải những khó khăn, hạn chế đó là trình độquản lý tài chính của cán bộ quản lý ngân sách Không phân bổ và giao hết dự toáncho các đơn vị sự nghiệp từ đầu năm để các đơn vị chủ động thực hiện, dẫn đếnhầu hết các sự nghiệp đều phải bổ sung dự toán nhưng cuối năm vẫn phải chichuyển nguồn sang năm sau (Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Nghĩa Lộ, 2016)

2.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng ở thành phố Việt Trì

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi thường xuyênngân sách nhà nước và quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế côngđồng Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồngtại một số huyện, có thể rút ra một số bài học có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vàoquản lý chi thường xuyên ngân sách cho hoạt động y tế cộng đồng thành phố ViệtTrì cụ thể như sau:

Một là: Phải coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngânsách, nhất là cải cách cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách cho phù hợp vớitiến trình phát triển Cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giảm bộ máyquản lý chi thường xuyên ngân sách ở các cấp Tập trung sử dụng có hiệu quảcông cụ quản lý để bồi dưỡng nguồn thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngânsách, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, hướng quản lý chi thườngxuyên ngân sách theo kết quả đầu ra

Trang 38

Hai là: Công tác lập và phân bổ dự toán phải thực hiện chuẩn thì mới thuậnlợi cho việc quản lý ngân sách nhà nước sau này, công tác lập dự toán mà khôngchuẩn, hoặc chậm chễ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi ngân sách sau này.

Ba là: Thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế đi đôi vớiphân cấp quản lý chi thường xuyên ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sáchtrên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụngngân sách phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định củapháp luật, thực hiện quản lý tài chínhvà sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, phùhợp với tình hình thực tế tại đơn vị

Bốn là: Tập trung thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả chithường xuyên ngân sách nhà nước trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách(Từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN)

Năm là: Việc triển khai các hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sáchthị xã phải xuất phát từ điều kiện thực tế về kinh tế xã hội của và phải liên tục hoànthiện cơ chế chính sách quản lý ngân sách theo mức độ phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương

Trang 39

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nằm ở Vĩ độ Bắc từ 21016'21" đến

21024'28", Kinh độ Đông từ 105017'24" đến 105027'28", là nơi hợp lưu của 3 sônglớn: Sông Lô, sông Hồng, sông Đà Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh, phía Đônggiáp huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (qua sông Lô), phía Nam giáp huyện VĩnhTường tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp huyện Lâm Thao

Khu vực nội thành gồm các phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, ThọSơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ, Tân Dân, Dữu Lâu, Minh Phương,Minh Nông và Vân Phú

Khu vực ngoại thành gồm các xã: Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu,Thụy Vân, Tân Đức, Chu Hóa, Thanh Đình, Kim Đức, Hùng Lô, Hy Cương

b Địa hình

Việt Trì thành phố ngã ba sông, là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng lêntrung du miền núi thấp nên địa hình khá đa dạng, gồm có cả vùng núi, vùng đồithấp, đồng bằng và các chân ruộng thấp trũng, địa hình được chia làm 4 loại chính:Vùng núi cao, vùng đồi thấp, vùng Đồng bằng, vùng thấp trũng Địa hình củathành phố Việt Trì khá đa dạng có sự kết hợp giữa nhiều kiểu địa hình khác nhau

đó vừa là những khó khăn nhưng cũng đem đến những thuận lợi không nhỏ trongviệc đầu tư phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là xây dựng thành phố Việt Trì trởthành thành phố lễ hội

Trang 40

c Thuỷ văn, nguồn nước

Thành phố Việt Trì được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Lô và sôngHồng Do chế độ thuỷ chế của 2 con sông thường có lưu lượng lớn vào mùa mưanên thường gây ra hiện tượng lũ lụt đối với các khu vực ven sông Ngoài thành phốViệt Trì còn có một số ao, hồ, đầm với diện tích là 124,80ha, gồm các hồ chínhsau:

Hồ Đầm Cả, Hồ Trầm Vàng, Đồng Trầm Đặc biệt có hồ Đầm Mai rộng tới20ha, là nơi tận dụng làm hồ sinh thái có cảnh quan đẹp, ngoài ra còn có các hồ cókhả năng tận dụng làm hồ sinh thái như hồ Đầm Nước (Chu Hoá), Hồ Láng Bồng(Thuỵ Vân), hồ Lạc Long Quân, Gò Cong Khuôn Muối (khu vực Đền Hùng) Các

ao hồ này vừa là nguồn dự trữ cung cấp nước cho sản xuất nông lâm nghiệp, vừa lànơi có cảnh đẹp có thể kết hợp với mô hình du lịch sinh thái

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a Đất đai, dân số

Dân số toàn thành phố là 208.000 người, trong đó dân số nội thị là 132.515người, dân số nông thôn là 64.847 người Tỷ lệ tăng dân số hàng năm 2,0%, trong

đó tăng tự nhiên 1,5%, tăng cơ học 0,59%

Diện tích thành phố Việt Trì hiện nay có 11.175,11 ha diện tích tự nhiên.Công tác quản lý đất đai bảo đảm theo quy hoạch, kế hoạch Việc lập hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, giao đất, cho thuê đất

cơ bản bảo đảm đúng quy định Đã xây dựng và triển khai có hiệu quả các chươngtrình hành động về bảo vệ môi trường và nước sạch Tăng cường thanh tra, kiểmtra, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện các biện pháp bảo

vệ môi trường

Ngày đăng: 08/07/2021, 13:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w