1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng nghiên cứu điển hình tại tổng công ty xây dựng bạch đằng

223 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Đề án cũng nhấn mạnh đến việc tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động, tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, giải quyết hàng tồn kho, xử lý nợ xấu, thoái vốn đầu tư

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ TRUNG KIÊN

TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ TRUNG KIÊN

TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án

Lê Trung Kiên

Trang 4

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè

và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án tiến sĩ này

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2018 Tác giả luận án

Lê Trung Kiên

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iv

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG 11

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 13

1.1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu quốc tế 13

1.1.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 18

1.1.3.Kết quả từ tổng quan tình hình nghiên cứu 23

1.2.Bối cảnh tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước ngành xây dựng tại Việt Nam 24

1.2.1.Khái niệm về DNNN ngành Xây dựng 24

1.2.2.Thực trạng tái cấu trúc DNNN ngành Xây dựng Việt Nam 25

1.3.Khung phân tích hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước ngành xây dựng 31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 36

2.1.Lý thuyết liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp 37

2.1.1 Lý thuyết thay đổi theo chiến lược 37

2.1.2.Lý thuyết đổi mới giá trị 38

2.1.3.Lý thuyết về cấu trúc vốn 39

2.1.4.Lý thuyết về quản trị công ty 41

2.2.Doanh nghiệp Nhà nước 42

2.2.1.Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước 42

Trang 6

2.2.2.Vị trí và vai trò của doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam 44

2.3.Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước 47

2.3.1.Khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp 47

2.3.2.Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp 51

2.3.3.Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước trên thế giới 54

2.3.4.Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam 64

2.3.5.Những khó khăn trong tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam 67

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 71

3.1.Quy trình nghiên cứu 71

3.2.Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 74

3.3.Phát triển thang đo 76

3.4.Phương pháp thu thập dữ liệu 79

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 81

4.1.Quá trình phát triển của Tổng Công ty xây dựng Bạch Đằng 81

4.2.Hiện trạng doanh nghiệp trước khi tái cấu trúc 82

4.2.1.Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm trước khi tái cấu trúc 82

4.2.2.Tình hình quản trị đầu tư và tài chính trước khi thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp 83

4.2.3.Tình hình quản trị tổ chức và nguồn nhân lực trước khi thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp 85

4.3.Thực trạng tái cấu trúc doanh nghiệp tại Tổng Công ty xây dựng Bạch Đằng 87

4.3.1.Phương án tái cấu trúc Tổng công ty phê duyệt năm 2013 87

4.3.2.Tái cấu trúc chiến lược 90

4.3.3.Tái cấu trúc sở hữu 91

Trang 7

4.3.4.Tái cấu trúc tổ chức và nguồn nhân lực 92

4.3.5.Tái cấu trúc tài chính và đầu tư 93

4.3.6.Tái cấu trúc thiết bị và công nghệ 95

4.3.7.Tái cấu trúc hoạt động quản trị doanh nghiệp 95

4.4.Phân tích mối quan hệ giữa tái cấu trúc doanh nghiệp và kết quả hoạt động tại Tổng Công ty xây dựng Bạch Đằng 97

4.4.1.Kết quả thống kê mô tả 97

4.4.2.Kết quả thống kê hồi quy 100

4.5.Những thành tựu và hạn chế 117

4.5.1.Các thành tựu chính 117

4.5.2.Những hạn chế và khó khăn 123

CHƯƠNG 5: HÀM Ý, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 125

5.1.Những hàm ý từ kết quả nghiên cứu 125

5.2.Giải pháp và khuyến nghị cho Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng trong việc tiếp tục thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp 130

5.3.Những hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai 135

PHẦN KẾT LUẬN 137

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 140 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 ADB Asian Development Bank

2 CC1 Tổng Công ty Xây dựng số 1

3 CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học

4 CIEM Viện quản lý kinh tế Trung ương

5 COMA Tổng công ty Cơ khí xây dựng

6 DIC Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng

7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước

8 FICO Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng Số 1

9 Hancorp Tổng công ty xây dựng Hà Nội

10 HUD Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị

11 IDICO Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công

nghiệp Việt Nam

12 IPO Initial Public Offering

13 JIBIC Japan Bank for International Cooperation

14 JICA Japan International Cooperation Agency

15 Licogi Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng

16 Lilama Tổng công ty lắp máy Việt Nam

17 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

18 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

19 VICEM Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam

20 VNCC Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam

21 VPCP Văn phòng Chính phủ

22 Viwaseen Tổng công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 3.1 Thang đo các hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp 78

4 Bảng 4.1 Kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm liên tiếp của

Tổng công ty giai đoạn 2010- 2012 86

5 Bảng 4.2 Phương án tái cơ cấu lại các công ty con năm 2013 90

6 Bảng 4.3 Phương án tái cơ cấu lại các công ty liên kết năm 2013 92

7 Bảng 4.4 Kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm liên tiếp của

9 Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa tái cấu trúc

chiến lược với kết quả hoạt động của doanh nghiệp 111

10 Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa tái cấu

trúc sở hữu với kết quả hoạt động của doanh nghiệp 113

Bảng 4.12 Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa tái cấu

trúc nhân sự với kết quả hoạt động của doanh nghiệp 115

Bảng 4.13 Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa tái cấu trúc

công nghệ với kết quả hoạt động của doanh nghiệp 117

Bảng 4.14 Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa tái cấu trúc

tài chính với kết quả hoạt động của doanh nghiệp 119

Trang 10

STT Bảng Nội dung Trang

Bảng 4.15

Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa tái cấu trúc quản trị điều hành với kết quả hoạt động của doanh nghiệp

121

Bảng 4.16 Cơ cấu nhân sự của Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

1 Hình 1.1 Khung phân tích hoạt động tái cấu trúc doanh

nghiệp Nhà nước ngành xây dựng tại Việt Nam 36

4 Hình 4.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty năm 2018 125

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam ban đầu với tên gọi “Đổi Mới” nhằm sắp xếp lại các DNNN từ đầu thập niên 1990 Chính phủ chủ trương buộc giải thể, cho thuê, sát nhập một số DNNN hoạt động kém hiệu quả Cổ phần hóa được đẩy mạnh từ giữa năm 1998 khi có Nghị định 44/1998/NĐ-CP Đây là giai đoạn có hàng loạt doanh nghiệp và bộ phận DNNN không cần nắm giữ 100% vốn được cổ phần hóa, chuyển thành các doanh nghiệp đa sở hữu có hoặc không có cổ phần nhà nước Trong giai đoạn này nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, được sửa đổi,

bổ sung để tạo cơ sở pháp lý và hỗ trợ chính sách cho cổ phần hóa Trong thời

kỳ đầu của giai đoạn này, việc cổ phần hóa được triển khai mạnh mẽ, trên diện rộng, ở tất cả các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty Chỉ trong 3 năm đầu (giữa năm 1998-2001) số DNNN và bộ phận DNNN được cổ phần hóa là

745 doanh nghiệp Năm 2002, số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa giảm nhẹ với 164 doanh nghiệp được cổ phần hóa do công tác chuẩn bị và chờ đợi thực hiện theo cơ chế mới của Nghị định 64/2002/NĐ-CP, 4 năm tiếp theo (2003-2006) số DNNN và bộ phận DNNN được cổ phần hóa tiếp tục tăng mạnh với số lượng lần lượt là 621, 856, 813, 359 doanh nghiệp Nếu so với tổng số DNNN và bộ phận DNNN đã cổ phần hóa cho đến nay thì số cổ phần hóa riêng trong 4 năm này đã chiếm gần 63% Tuy nhiên, ở những năm tiếp theo từ 2007-2011, tốc độ cổ phần hóa đã chững lại và giảm mạnh Số lượng DNNN và bộ phận DNNN được cổ phần hóa trong 5 năm là 388 DN, tính bình quân 1 năm có 78 doanh nghiệp được cổ phần hóa , thấp hơn nhiều so với bình quân 4 năm trước đó Từ năm 2011 đến ngày 10/11/2015 cả nước đã sắp xếp được 471 DNNN, trong đó cổ phần hóa được 408 doanh nghiệp (bằng

Trang 13

79, 37% tổng số doanh nghiệp phải cổ phần hóa theo kế hoạch 2011-2015) và sắp xếp theo các hình thức khác 63 doanh nghiệp (Phạm Thị Vân Anh, 2015) Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước là một trong ba trụ cột trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế đến năm 2015 đã được Đảng ta xác định, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Đến nay, quá trình tái cấu trúc đã được thực hiện với nhiều kết quả tích cực Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2015, hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của DNNN đã có nhiều cải thiện, vốn chủ sở hữu tăng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu đạt 10-15%, nộp ngân sách nhà nước tăng 27%/năm, đóng góp khoảng 30% thu ngân sách nhà nước, 32% GDP…Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra việc tái cấu trúc doanh nghiệp vẫn chậm Nguyên nhân khiến tiến trình tái cấu trúc DNNN diễn ra chậm là do Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, khiến thị trường chứng khoán diễn biến bất lợi, tác động lên các phiên IPO Bên cạnh đó, một số cơ chế chính sách theo thời gian đã trở nên lạc hậu, những người đứng đầu bộ, ngành, doanh nghiệp chưa quyết liệt thực hiện khiến quá trình tái cấu trúc bị chậm lại Bên cạnh đó, thách thức đặt ra về việc mục tiêu chất lượng và chiều sâu của tái cấu trúc doanh nghiệp cũng đặt ra không ít khó khăn cho tiến trình này…

Đối với ngành xây dựng, theo báo cáo tại hội nghị ngành ngày 15/01/2016, giai đoạn 2011- 2015, Bộ Xây dựng lên kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc diện trực thuộc gồm: 14 tổng công ty, 31 công ty TNHH một thành viên, 14 công ty con cổ phần hóa cùng công ty mẹ và 2 công ty con

cổ phần hóa độc lập Tuy nhiên, thúc năm 2015, Bộ Xây dựng mới hoàn thành công tác cổ phần hóa 10 tổng công ty, thoái vốn 34 danh mục với giá trị đầu tư 674,90 tỷ đồng, thu về 701,71 tỷ đồng Lũy kế kết quả thực hiện đến hết năm 2015, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng đã thực hiện thoái vốn thành công 77/170 danh mục (đạt 45% kế hoạch), với giá trị vốn nhà nước hơn 1.820 tỷ đồng (đạt 35% kế hoạch), giá trị thực tế thu về hơn 1.989

Trang 14

tỷ đồng Nguyên nhân của việc tái cấu trúc chậm hơn kế hoạch là do các tổng công ty đang thực hiện cổ phần hóa đa số có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, nên việc xử lý công nợ, xử lý tài chính, phương án sử dụng đất trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện

Để đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cấu trúc ngành xây dựng gắn với chuyển đổi

mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014-2020, trong đó nhấn mạnh việc đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc và cổ phần hóa các DNNN ngành xây dựng theo hướng xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mũi nhọn có tính chuyên môn hóa và chuyên biệt hóa cao, tiến tới nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này Đề án cũng nhấn mạnh đến việc tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động, tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, giải quyết hàng tồn kho, xử

lý nợ xấu, thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính của các doanh nghiệp bảo đảm hoạt động đúng mục tiêu, nhiệm vụ được giao và chú trọng công tác cán bộ, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hay tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực quản lý của các

cơ quan chủ sở hữu, trình độ của cán bộ viên chức quản lý tại DNNN

Để góp phần vào việc tiếp tục thực hiện hiệu quả hoạt động tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng nhằm giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp chiến lược phát triển

của ngành, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “T u tr o n n p n

n n n n : N ên ứu đ ển ìn tạ Tổn Côn t X n

Bạ Đằn ” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh của

mình Luận án này sẽ đi sâu phân tích các khía cạnh của hoạt động tái cấu trúc

Trang 15

DNNN ngành xây dựng và chỉ ra các nhân tố tác động đến quá trình tái cấu trúc của các doanh nghiệp này Kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ giúp cho các DNNN ngành xây dựng tăng cường năng lực cạnh tranh, đảm bảo các nguyên tắc thị trường; phải rà soát tổng thể, xác định rõ mục tiêu, tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch, ổn định kinh tế - xã hội mà còn góp phần lấp đầy khoảng trống lý thuyết liên quan đến hoạt động tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng tại Việt Nam Thực tế hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp nói chung và tái cấu trúc các doanh nghiệp theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành nói riêng đã và đang là những vấn đề được nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong nước (Hoàng Văn Hải, 2010; Nguyễn Minh Phong, 2012; Vũ Hùng Phương & Lê Duy Linh, 2013; Trương Đình Chiến, 2013; Ngô Kim Thanh, 2012; Vũ Anh Dũng & Đặng Xuân Minh, 2012; CIEM, 2014; Phạm Thị Vân Anh, 2015; Thang, 2014) và ngoài nước (Simeon Djankov và Peter Murrell, 2000; Mark Stone, 2002; Michael Hammer và James A Champy, 2006; Nikolai Rogovsky và cộng sự, 2005; John C Michaelson, 2002; Sha, 2000; Lin & Lu, 2014; Kajita Shin, 2003; Toner Phil, 2006; Terry Ward & Duncan Coughtrie, 2009) quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước thường tiếp cận vấn đề theo hướng quản lý nhà nước, ít thấy tiếp cận theo hướng quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là loại hình doanh nghiệp nhà nước chiếm sở hữu chi phối hoạt động trong ngành xây dựng Cụ thể, các công trình nghiên cứu nước ngoài về tái cấu trúc doanh nghiệp rất đa dạng, phong phú về nội dung và cách tiếp cận Các công trình thường nêu khá rõ cơ

sở lý thuyết cho việc thực thi tái cấu trúc doanh nghiệp như một giải pháp chiến lược nhằm xây dựng lại vị thế, tái lập vai trò trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp Một số nghiên cứu về tái cấu trúc doanh nghiệp cũng

đã chỉ ra các giải pháp cho lĩnh vực ngành xây dựng nhưng chủ yếu tại các quốc gia phát triển ở Châu Âu, Hoa Kỳ hoặc Úc

Trang 16

Còn tại Việt Nam, tái cấu trúc doanh nghiệp nghiên cứu đối với cấp tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn rất ít và đặc biệt là đối với việc tái cấu trúc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản Chính vì vậy, đây có lẽ là khoảng trống để tác giả thực hiện nghiên cứu này

Đề xuất nghiên cứu này hy vọng ngoài việc nghiên cứu điển hình tái cấu trúc tại Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng sẽ còn góp phần vào việc hệ thống hóa

và phát triển một bước lý luận về tái cấu trúc doanh nghiệp nói chung và tái cấu trúc các Tập đoàn, Tổng công ty xây dựng tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình hoạch định, điều hành

và thực thi chiến lược hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng qu t

Trong luận án nghiên cứu này, tác giả mong muốn khái quát hóa, làm

rõ hoạt động tái cấu trúc các Tổng công ty Nhà nước ngành xây dựng của Việt Nam Thông qua việc phân tích tài liệu thứ cấp các DNNN ngành xây dựng

và và khảo sát trực tiếp tại Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng, tác giả sẽ phân tích các khía cạnh của hoạt động tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng nhằm cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc triển khai tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng nói chung và tại Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng nói riêng Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ các nhân tố tác động đến quá trình tái cấu trúc tại các doanh nghiệp này

Trang 17

o Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp ngành xây dựng tại Việt Nam để chỉ rõ hạn chế và thách thức đối với hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp;

o Phân tích, đánh giá tái cấu trúc doanh nghiệp tại Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng, định hướng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của tái cấu trúc đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp này;

o Đề xuất một số giải pháp và hàm ý liên quan đến hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng Việt Nam;

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà luận án đề ra, nghiên cứu sinh đưa ra 04 câu hỏi nghiên cứu như sau:

o Câu hỏi 1: Các nội dung cơ bản của tái cấu trúc doanh nghiệp và kinh nghiệm thế giới đối với hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp?

o Câu hỏi 2: Thực trạng hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay ra sao?

o Câu hỏi 3: Tái cấu trúc tại Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng có ảnh hưởng thế nào đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp này?

o Câu hỏi 4: Những giải pháp và khuyến nghị gì cần đề xuất cho doanh nghiệp ngành xây dựng tại Việt Nam và các nhà hoạch định chính sách?

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và hoạt động tái cấu trúc tại Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng Trong luận án này, tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu tái cấu trúc các hoạt động quản trị chính trong doanh nghiệp bao gồm: (i) Pháp nhân, sở hữu, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; (ii) Chiến lược công ty, chiến lược kinh doanh và chiến lược chức năng; (iii) Tái cấu trúc về nhân sự;

Trang 18

(iv) Đổi mới công nghệ; (v) Tái cấu trúc về tài chính, (vi) Quản trị điều hành doanh nghiệp

4.2 Phạm vi nghiên cứu

v Trong nghiên cứu này, nghiên cứu sinh chọn Tổng

Công ty Xây dựng Bạch Đằng - CTCP thuộc Bộ Xây dựng để thực hiện nghiên cứu và thu thập dữ liệu vì nghiên cứu sinh trước đây làm việc tại Tổng công ty và phụ trách các vấn đề liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp Được thành lập từ tháng 08 năm 1958, Tổng công ty có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân chuyên nghiệp, tay nghề cao với bề dày kinh nghiệm thi công nhiều công trình xây dựng lớn tại Việt Nam và nước ngoài Tổng công ty có lực lượng thiết bị, phương tiện kỹ thuật thi công

đa dạng về chủng loại, hiện đại về tính năng, công nghệ thi công tiên tiến đáp ứng yêu cầu thi công xây lắp các loại công trình có quy mô lớn, tính chất và yêu cầu kỹ thuật cao trong lĩnh vực thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, bưu điện, sân bay, bến cảng, công trình kỹ thuật

hạ tầng đô thị…

Tháng 12 năm 2013, Tổng Công ty thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo Quyết định số 2453/ QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ nhằm chuyển Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng thành Công ty Cổ phần Trong quá trình phát triển, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng luôn đặt chất lượng, tiến độ và an toàn trong xây dựng là ưu tiên hàng đầu Chính vì vậy, Tổng công ty thường xuyên điều chỉnh và kiện toàn tổ chức, Ban điều hành, sắp xếp lại một số nhân sự, điều chỉnh bổ sung chức năng nhiệm vụ của một số bộ phận, phòng ban chuyên môn cho phù hợp với tình hình thực tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như định hướng phát triển của Tổng công ty trong tương lai cũng như các yêu cầu của Bộ Xây dựng

Trang 19

Đến cuối 2017, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty bao gồm Ban giám đốc, 8 phòng ban chức năng, và 21 đơn vị thành viên (Phụ lục 3) Cơ cấu nhân sự của Tổng công ty bao gồm 5.553 cán bộ, nhân viên và khoảng 15.000 công nhân lao động tại các công trường (Phụ lục 4) Hoạt động xây lắp là ngành nghề chính mang tính truyền thống của Tổng công ty trong đó xây dựng hạ tầng, giao thông, công nghiệp là chủ yếu Tổng công ty đặc biệt tập trung chỉ đạo các công trình trọng điểm, các công trình có ý nghĩa lớn về xã hội, dân sinh Các hợp đồng sau khi được ký kết, các đơn vị thành viên Tổng công ty đều có sự chuẩn bị tốt về nhân lực, vật tư, máy móc thiết bị, tài chính cùng với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo, các Ban điều hành dự án nên hầu hết các công trình đều đảm bảo tiến độ và chất lượng đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư Năm 2016 Tổng công ty hoàn thành, bàn giao 10 dự án lớn, trọng điểm theo đúng tiến độ cam kết với chủ đầu tư

v t Nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu hoạt động tái

cơ cấu của doanh nghiệp Nhà nước trong ngành xây dựng nói chung và xét cho tình huống cụ thể đối với Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng trong giai đoạn 2010 - 2018 khi mà nhu đòi hỏi về tái cấu trúc doanh nghiệp đã trở lên cấp thiết xuất phát không chỉ từ điều kiện, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp mà còn từ chính đòi hỏi, thôi thúc từ nội tại doanh nghiệp Nghiên cứu sinh cũng đã thực hiện khảo sát và phỏng vấn trực tiếp tại các công ty thành viên của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng trong năm 2016

5 Phương ph p thu thập dữ liệu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, tác giả dự kiến dùng các phương pháp nghiên cứu và công cụ xử lý số liệu sau đây:

o Nghiên cứu tại bàn: tác giả sẽ sử dụng phương pháp này cho việc thu thập tài liệu thứ cấp liên quan đến hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng, viết chi tiết tổng quan về khung lý

Trang 20

thuyết, khung phân tích, tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế Từ đó, tác giả sẽ đưa ra khung phân tích cụ thể về những vấn đề nảy sinh trong quá trình tái cấu trúc và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp

o Khảo sát thực tế bằng câu hỏi khảo sát: Từ việc tổng quan tài liệu, trên

cơ sở mô hình phân tích tái cấu trúc doanh nghiệp, tác giả xây dựng thang đo

về hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm 6 nhóm hoạt động (i) Pháp nhân, sở hữu, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; (ii) Chiến lược công ty, chiến lược kinh doanh và chiến lược chức năng; (iii) Tái cấu trúc về nhân sự; (iv) Đổi mới công nghệ; (v) Tái cấu trúc về tài chính; (vi) Quản trị điều hành Trên cơ sở đó, tác giả thiết kế bộ câu hỏi khảo sát liên quan đến hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng trong điều kiện Việt Nam Tác giả đã gửi câu hỏi khảo sát đến 200 cán bộ cấp quản lý tại các công ty thuộc Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng để thu thập thông tin cho đề tài Số phiếu nhận lại với đầy đủ thông tin phục vụ cho phân tích hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp là 163 phiếu, đạt tỉ lệ 81,5%;

o Phỏng vấn: Từ tổng quan tài liệu nghiên cứu, tác giả sẽ thiết kế một danh sách các câu hỏi cho việc thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, và các lãnh đạo doanh nghiệp có hiểu biết các hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng

o Công cụ phục vụ nghiên cứu: Sau khi có kết quả khảo sát và kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả sẽ dùng phần mềm SPSS để phân tích mối quan

hệ giữa tái cấu trúc doanh nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp

6 Cấu trúc luận n tiến sĩ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tác giả dự kiến chia luận án thành 6 chương Chương 1 sẽ giới thiệu chung về luận án tiến sĩ Chương 2 sẽ cung cấp nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu về đề tài tái cấu trúc

Trang 21

doanh nghiệp trong và ngoài nước nói chung và ngành xây dựng nói riêng Chương 3 tác giả sẽ tập trung mô tả chi tiết về phương pháp nghiên cứu bao gồm thiết kế nghiên cứu, chọn mẫu hay sử lý số liệu khảo sát Chương 4 tác giả sẽ đi sâu phân tích và bình luận hoạt động tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng dựa vào kết quả số liệu khảo sát tại Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng nhằm bổ sung và làm rõ những phát hiện về hoạt động tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng Chương 5 sẽ được tác giả trình bày các hàm ý được rút ra từ kết quả nghiên cứu, các hạn chế của nghiên cứu và các gợi ý cho những người nghiên cứu sau sẽ được tác giả trình bày chi tiết trong chương này Nội dung

cụ thể của các chương được trình bày chi tiết dưới đây

Phần mở đầu

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và khung phân tích hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng

Chương 2: Cơ sở lý luận về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu

Chương 5: Hàm ý, giải pháp và khuyến nghị

Phần kết luận

Trang 22

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ

NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG

Tái cấu trúc DNNN tại Việt Nam nói chung và DNNN ngành Xây dựng nói riêng nhằm giúp cho các doanh nghiệp này nâng cao chất lượng sản phẩm

và dịch vụ, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường,

và tăng hiệu quả tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp Các hình thức tái cấu trúc DNNN tương đối đa dạng bao gồm sáp nhập, hợp nhất, chuyển giao doanh nghiệp, chuyển giao dự án, cổ phần hoá, giao, bán doanh nghiệp trong đó cổ phần hoá DNNN là phổ biến và rất được chú trọng Nhìn chung, hoạt động tái cấu trúc DNNN tại Việt Nam đã có được những kết quả tích cực

Cụ thể là trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2016, cả nước đã cổ phần hóa được 554 doanh nghiệp Tính đến hết năm 2016, cả nước đã cổ phần hóa được 4.506 DNNN Trong đó có 1 tập đoàn kinh tế, 47 tổng công ty nhà nước

và nhiều DNNN có quy mô lớn và ngành nghề kinh doanh đa dạng Tuy nhiên,

số lượng doanh nghiệp được sắp xếp, chuyển đổi nhiều nhưng tỷ lệ vốn Nhà nước còn nắm giữ vẫn cao, chưa thực sự đạt được mục tiêu về đổi mới quản trị, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp

Thực tế nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới những khó khăn và rào cản trong quá trình thực hiện tái cấu trúc và cải cách DNNN ở Việt Nam như năng lực quản lý của ngũ lãnh đạo DNNN chưa cao, tâm lý lo ngại sau tái cấu trúc giảm ưu đãi từ phía nhà nước, khung pháp lý chưa ổn định, chưa rõ ràng, cơ chế công khai, minh bạch thông tin, kiểm tra, kiểm duyệt thông tin báo cáo còn thiếu, không nhiều doanh nghiệp đủ năng lực tài

Trang 23

chính để sử dụng các dịch vụ tư vấn tái cấu trúc chuyên nghiệp, việc xử lý số

nợ tồn đọng của các tập đoàn, tổng công ty lớn gặp nhiều khó khăn, hay nhận thức chưa đầy đủ về sự đổi mới Theo đánh giá của nghiên cứu sinh, một nguyên nhân khác có thể gây ra những khó khăn và rào cản trong tái cấu trúc DNNN là do thiếu những kết quả nghiên cứu khoa học về chủ đề này đề các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý doanh nghiệp tham khảo Đối với hoạt động tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng, hiện có rất ít các nghiên cứu về chủ đề này

Chính vì vậy mà hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp nói chung và tái cấu trúc các doanh nghiệp theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành nói riêng đã và đang là những vấn đề được nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong

và ngoài nước, là đề tài được hội thảo tại nhiều hội nghị trong nước và quốc tế

đề cập tới Để góp phần vào việc cung cấp thêm các luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý doanh nghiệp nói chung và ngành xây dựng nói riêng, trong chương này, nghiên cứu sinh sẽ thực hiện nghiên cứu tổng quan từ các công bố quốc tế và trong nước liên quan đến hoạt động tái cấu trúc các doanh nghiệp ngành xây dựng nhằm chỉ ra những mặt được và hạn chế của các nghiên cứu khoa học trước đây về chủ đề nghiên cứu của luận

án, góp phần chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu Tiếp đó, nghiên cứu sinh

sẽ trình bày bối cảnh thực tiễn tái cấu trúc các doanh nghiệp ngành xây dựng nhằm chỉ ra những mặt thành công và hạn chế của quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp ngành xây dựng Kết hợp nghiên cứu tổng quan từ các nghiên cứu khoa học về cùng chủ đề và bối cảnh thực tiễn tái cấu trúc doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam, nghiên cứu sinh sẽ đánh giá và chọn lọc các khía cạnh cốt lõi của hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam nhằm đề xuất khung phân tích mối quan hệ giữa hoạt động tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Từ khung

Trang 24

phân tích này, nghiên cứu sinh sẽ phát triển các giả thuyết phục vụ cho nghiên cứu luận án tiến sĩ

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tổn qu n tìn ìn n ên ứu quốc tế

Tái cấu trúc doanh nghiệp nói chung và tái cấu trúc doanh nghiệp theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành nói riêng đã và đang là những vấn đề được nhiều học giả và nhà nghiên cứu quốc tế quan tâm nghiên cứu Chủ đề này cũng là đề tài được nhiều hội thảo quốc tế đề cập tới Sau đây nghiên cứu sinh

sẽ thực hiện phân tích tổng quan một số nghiên cứu được các học giả quốc tế công bố trong thời gian vừa qua về chủ đề này

Simeon Djankov và Peter Murrell (2000) đã khảo sát, đánh giá, nghiên cứu và tổng hợp các bằng chứng thông qua khảo sát doanh nghiệp về các yếu

tố quyết định trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi Nghiên cứu đã cung cấp các bình luận về hiệu quả của các chính sách cải cách khác nhau đối với doanh nghiệp Báo cáo cũng nhấn mạnh đến một số vấn đề như: tầm ảnh hưởng của tư nhân; tầm quan trọng của sở hữu; vai trò của quản lý trong vấn đề về nguồn nhân lực, tác dụng của phần mềm, ngân sách, ảnh hưởng của cạnh tranh và vai trò của các tổ chức trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp

Mark Stone (2002), khi nghiên cứu về vai trò của chính phủ đối với hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp chỉ ra rằng tái cấu trúc doanh nghiệp trên quy mô lớn là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế Sự thành công của tái cấu trúc đòi hỏi một chính phủ đi đầu trong việc thiết lập các ưu tiên tái cấu trúc, giải quyết thất bại thị trường, cải cách hệ thống pháp lý và thuế, và có lẽ quan trọng nhất là đối phó với các vật cản lớn gây ra bởi các nhóm lợi ích Một số bài học về tái cấu trúc doanh nghiệp đã chỉ ra trong nghiên cứu này như: (i) Chính phủ cần

Trang 25

hỗ trợ môi trường kinh tế vĩ mô và pháp lý cho tái cấu trúc; (ii) tái cấu trúc phải dựa trên một chiến lược toàn diện và minh bạch bao gồm tái cấu trúc doanh nghiệp và tài chính; (iii) mục tiêu tái cấu trúc phải được nêu rõ ngay từ đầu và xác định tái cấu trúc sẽ gây tổn thương cho một số nhóm có liên quan; (iv) cơ cấu lại doanh nghiệp quy mô lớn cần trung bình tối thiểu năm năm để hoàn thành

Michael Hammer và James A Champy (2006), “Reengineering the corporation, reengineering management, and the agenda” cho rằng tái cấu trúc doanh nghiệp là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn

bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó Cụ thể, doanh nghiệp có thể tái cấu trúc chiến lược, tái cấu trúc đội ngũ nhân sự, tái cấu trúc tài chính hay thay đổi cơ cấu sở hữu doanh nghiệp Ngoài việc sắp xếp lại doanh nghiệp theo chức năng thực hiện, nhóm tác giả còn quan tâm đến việc tái cấu trúc các quy trình thực hiện hay hoạt động như cấu trúc lại từ khâu tìm kiếm các nhân tố đầu vào, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối Quá trình tái cấu trúc cần có kế hoạch và lộ trình rõ ràng để quá trình tái cấu trúc được hiệu quả

Nikolai Rogovsky và cộng sự (2005), “Restructuring for corporate success: A socially sensitive aproach” tập trung phân tích những vấn đề của tái cấu trúc doanh nghiệp liên quan đến người lao động Đây là những vấn đề rất nhạy cảm trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp Nhóm tác giả cho rằng (i) tái cấu trúc với sự tinh giản biên chế có tác động tích cực và cả tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp (ii) tái cấu trúc sẽ diễn ra suôn sẻ nếu nó được dựa trên một thỏa thuận hợp tác giữa người lao động với người sử dụng lao động và Chính phủ; (iii) sự hỗ trợ về chính sách đối với hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp là rất quan trọng và góp phần mang lại thành công cho hoạt động tái cấu trúc Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động tái cấu trúc, các doanh nghiệp cần thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trang 26

thông qua khía cạnh quan tâm đến người lao động, hạn chế sa thải để lao động thất nghiệp ảnh hưởng đến xã hội

John Michaelson (2002), “Restructuring for Growth: Alternative Financial Strategies to Increase Shareholder Value” đã nghiên cứu hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp tập trung vào vốn chủ sở hữu và tài sản của các công ty con đang hoạt động trong tập đoàn Nghiên cứu này cũng chỉ ra cách thức sử dụng tối đa hóa nguồn vốn và tài sản để tạo ra giá trị, đồng thời cung cấp chi tiết các mục tiêu, cơ hội, thách thức đối với các công ty con và hiệu quả trong việc thực hiện tái cấu trúc Một số gợi ý chiến lược cho doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc như tập trung vào một số sản phẩm phụ, sản phẩm khác biệt, quản lý hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách hợp tác với các nhà đầu tư, hoặc liên minh hoặc sáp nhập doanh nghiệp nhằm tận dụng thế mạnh của mỗi bên trong quá trình hoạt động và kinh doanh

Trong nghiên cứu của mình về tái cấu trúc ngành xây dựng tại Trung Quốc, Sha (2000) cho rằng quá trình tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng Trung Quốc tập trung vào: (i) Thiết lập cơ chế điều hành phần vốn nhà nước trong DNNN tách biệt khỏi chức năng điều tiết của chính quyền Tách riêng công tác quản lý xây dựng khỏi việc kinh doanh xây dựng để các DNNN ngành xây dựng tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, các lực lượng phục vụ xây dựng được chuyển thành các công ty chuyên biệt hoặc các nhà thầu cung cấp lao động; (ii) Chuyển đổi mô hình hoạt động từ truyền thống và cứng nhắc của DNNN ngành xây dựng sang mô hình hoạt động hiện đại, chuyên nghiệp và có khả năng cạnh tranh cao và linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đối mặt với sự hội nhập và toàn cầu hóa; (iii) Xây dựng lại toàn bộ ngành xây dựng để có thể thực hiện việc sản xuất chuyên nghiệp, phân công hợp lý giữa các loại hình và quy mô

Trang 27

doanh nghiệp xây dựng nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh của từng loại hình doanh nghiệp Các doanh nghiệp lớn có ưu thế về vốn, công nghệ và thị trường thì họ có thể hoạt động như các nhà thầu đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể trở thành các nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn hoặc kinh doanh tại các địa phương

Một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc tái cấu trúc DNNN tại Trung Quốc là tách biệt chức năng sở hữu/ cổ đông của chính quyền với chức năng điều tiết bằng việc tạo ra các cơ quan riêng biệt nhằm quản lý tài sản nhà

Bộ Xây dựng đối với các DNNN ngành xây dựng sẽ được loại bỏ dần để chấm dứt chức năng quản lý của nhà nước trong các doanh nghiệp Chính phủ

sẽ ủy thác quyền sở hữu các DNNN ngành xây dựng cho các cơ quan quản lý các cấp Cụ thể, ở cấp quốc gia, Hội đồng Nhà nước đóng vai trò là chủ sở hữu của DNNN nhà nước, với sự hỗ trợ hành chính từ Cục Quản lý quốc gia

về sở hữu nhà nước Ở cấp tỉnh và thành phố, Ủy ban Quản lý tài sản Nhà nước là cơ quan cao nhất có trách nhiệm bảo quản và gia tăng giá trị của tài sản quốc gia Mỗi Ủy ban Quản lý tài sản Nhà nước giám sát một số công ty nắm giữ vốn nhà nước và quản lý tài sản tại các DNNN ngành xây dựng mà

họ được giao

Trong nghiên cứu của mình về tái cấu trúc ngành xây dựng tại Nhật Bản, Kajita Shin (2003) đã theo dõi quá trình thay đổi của ngành xây dựng tại Nhật Bản từ đầu những năm 1980s đến năm 2003 và dự báo xu thế trong tương lai của ngành xây dựng tại Nhật Bản Kết quả nghiên cứu cho thấy từ đầu những năm 1980s, ngành xây dựng Nhật Bản đã phải đối mặt với sự tái cấu trúc mạnh mẽ để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra các chương trình hành động nhằm hỗ trợ và thúc đẩy

Trang 28

các doanh nghiệp xây dựng Nhật Bản phát triển Đầu những năm 1990s, sau

sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng, các công ty xây dựng Nhật Bản lại phải đối mặt với sự tái cấu trúc không chỉ do suy thoái kinh tế và giảm chi tiêu công cho xây dựng mà còn do cải cách thể chế và yêu cầu tất yếu của việc áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực xây dựng Đầu những năm 2000s, các công ty xây dựng của Nhật Bản đã phải thay đổi chiến lược từ việc tập trung vào các khách hàng cụ thể và quen được bảo hộ chuyển sang chiến lược sản xuất sản lượng lớn tiêu chuẩn nhằm dễ dàng liên minh với các đối tác chiến lược hay các nhà thầu phụ trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong ngành xây dựng

Toner Phil (2006), nghiên cứu về tái cấu trúc doanh nghiệp ngành xây dựng tại Australia đã chỉ ra sự thay đổi của các doanh nghiệp xây dựng Úc trong quá trình tái cấu trúc Tác giả đã chỉ ra rằng, tái cấu trúc dẫn tới việc các doanh nghiệp xây dựng đầu tư vào máy móc và công nghệ nhiều hơn, thuê ngoài các dịch vụ nhiều hơn dẫn tới việc các doanh nghiệp xây dựng sử dụng

ít lao động hơn Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra rằng do dự tái cấu trúc trong ngành xây dựng dẫn tới việc có ít doanh nghiệp đầu tư cho việc đào tạo lại kỹ năng nghề cho nhân viên Vì vậy mà kỹ năng và trình độ của lực lượng lao động trong ngành xây dựng ở Úc trong ba thập kỷ bị ảnh hưởng rất nhiều Hậu quả là sự thiếu hụt lao động có kỹ năng trong ngành xây dựng tại Úc Tác giả gợi ý các doanh nghiệp xây dựng tại Úc tập trung vào thay đổi chíến lược công ty, tái cấu trúc về nhân sự và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị doanh nghiệp và hoạt động sản xuất

Terry Ward & Duncan Coughtrie (2009), trong công trình nghiên cứu

“Restructuring in the construction sector” đã tổng hợp lại xu thế phát triển

của ngành xây dựng tại các nước thuộc liên minh châu Âu và chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế đến các doanh nghiệp ngành xây

Trang 29

dựng Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giữa các quốc gia về đặc điểm của lực lượng lao động, việc làm, quy mô công ty, sản lượng và năng suất của các công ty xây dựng tại các nước châu Âu Đây là thời điểm các công ty xây dựng cần phải tái cấu trúc và tập trung vào chiến lược, nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh và vượt qua khủng hoảng Nhóm tác giả cũng đã chỉ ra những can thiệp về mặt chính sách

mà các chính phủ các nước thuộc liên minh châu Âu cần thực hiện như tập trung chi tiêu cho hoạt động công liên quan đến xây dựng hạ tầng, đường xá

để đảm bảo việc làm cho công nhân ngành xây dựng Bên cạnh đó, các công

ty xây dựng cũng cần phải có các chính sách đối với người lao động trong quá trình tái cấu trúc như đào tạo lại, giảm giờ làm chứ không sa thải nhân viên bởi vì sa thải nhân viên sẽ tạo ra gánh nặng cho xã hội

1.1.2 Tổn qu n tìn ìn n ên ứu tron n c

Các học giả và nhà nghiên cứu quốc tế đã và đang tiếp tục công bố các nghiên cứu hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp trên các tạp chí hoặc hội thảo quốc tế Tại Việt Nam, tái cấu trúc doanh nghiệp cũng được các học giả quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, nghiên cứu về tái cấu trúc DNNN trong các ngành cụ thể chưa nhiều Trong phần này, nghiên cứu sinh sẽ thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về chủ đề này

Hoàng Văn Hải (2010), trong cuốn sách Quản trị chiến đã trình bày tương đối chi tiết về các dạng mô hình cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp

và tổng kết một số chiến lược điển hình áp dụng trong hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp như liên minh chiến lược hay liên minh từng phần Tác giả cũng đã trình bày các chiến lược giải quyết xung đột và một số các chiến lược khác như mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp nhằm giúp cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp có góc nhìn tổng quan về hoạt động quản trị chiến lược trong doanh nghiệp cũng như khả năng lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp

Trang 30

trong từng giai đoạn phát triển nhằm giúp doanh nghiệp phát huy được những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, thúc đẩy thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Nguyễn Minh Phong (2012), tại Hội thảo Tái cấu trúc DNNN, do Học viện Tài chính tổ chức năm 2012 đã trình bày bài viết về “Một số suy nghĩ về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn phát triển mới” Tác giả cho rằng trong quá trình tái cấu trúc DNNN, mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, phải kiên quyết chấm dứt tình trạng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính Các tập đoàn kinh tế cũng cần đổi mới quản trị và

cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyển sang tổ chức

và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường đối với những hoạt động kinh doanh vị lợi nhuận Đồng thời, làm rõ hơn vai trò của chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu Đặc biệt,

sự phân cấp quản lý cần thống nhất và rõ ràng, gắn với chịu trách nhiệm liên đới của từng tổ chức, cá nhân trong quản lý đầu DNNN;

Vũ Hùng Phương và Lê Duy Linh (2013) trong nghiên cứu của mình về

sự sụp đổ của tập đoàn Daewoo nhằm đưa ra các bài học kinh nghiệm tái cấu trúc cho các DNNN của Việt Nam nói chung và tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam nói riêng đã chỉ ra những lý do tại sao mà Tập đoàn Daewoo đi đến phá sản và các chính sách mà Chính phủ Hàn Quốc cũng như các chủ nợ đã

sử dụng trong việc đối phó với khủng hoảng tại Tập đoàn Daewoo Từ kinh nghiệm quốc tế này, nhóm tác giả nghiên cứu quá trình tái cấu trúc các tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có rất nhiều vấn đề mà tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam đang phải đối mặt và cần phải thực hiện hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp Các vấn đề đó là đầu tư ngoài

Trang 31

ngành, đầu tư chồng chéo, chưa chú trọng đầu tư theo chiều sâu, công nghệ lạc hậu, hiệu quả đầu tư thấp, hay hoạt động quản trị công ty chưa minh bạch Các tác giả sau đó đã đưa ra một số gợi ý nhằm giúp cho tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam tái cấu trúc thành công và hoạt động hiệu quả khi thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp

Trương Đình Chiến (2013), đã công bố nghiên cứu “Quản trị doanh nghiệp dựa theo thị trường và vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” trên Tạp chí Kinh tế phát triển Nghiên cứu này tập trung xem xét các vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp trên quan điểm quản trị dựa theo kinh tế thị trường tập trung vào các khía cạnh: (i) bản chất của quản trị doanh nghiệp dựa theo thị trường; (ii) vấn đề tái cấu trúc của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trên quan điểm quản trị dựa theo thị trường; (iii) Các điều kiện đảm bảo

và giải pháp tái cấu trúc các doanh nghiệp theo quan điểm quản trị dựa theo thị trường Từ đó tác giả chỉ ra rằng, thành công của các doanh nghiệp là do

họ đã vận dụng triết lý quản trị theo thị trường hiệu quả, thường xuyên tái cấu trúc theo thị trường để tự thích ứng được với mọi biến động của thị trường và môi trường kinh doanh bên ngoài, thay vì trông chờ vào may rủi và sự hỗ trợ của Nhà nước

Ngô Kim Thanh (2012) đã trình bày về những vấn đề quản trị DNNN trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp ở Việt Nam Tác giả đã đề cập đến các lý thuyết về quản trị và thay đổi tổ chức Sau đó, tác giả sử dụng số liệu thu thập để phân tích, đánh giá hoạt động tái cấu trúc DNNN ở Việt Nam nhìn

từ góc độ doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp Nghiên cứu này cũng chỉ ra những hạn chế của quá trình tái cấu trúc DNNN và đề xuất các kiến nghị và giải pháp quản trị doanh nghiệp, giúp các DNNN tái cấu trúc thành công và đảm bảo phát triển bền vững sau khi tái cấu trúc doanh nghiệp

Trang 32

Nguyễn Khương và cộng sự (2017) đã thực hiện hoạt động nghiên cứu tái cấu trúc các ngân hàng thương mại Việt Nam theo hướng chuẩn Basel II Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của việc tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo Basel II Trong nghiên cứu này, các tác giả đã xem xét thực tế các hình thức tái cấu trúc ngân hàng thương mại bao gồm tái cấu trúc

sở hữu, chiến lược, quản trị, hoạt động, tài chính theo Basel II Kết quả kiểm định cho thấy tái cấu trúc sở hữu của ngân hàng thương mại theo Basel II và tái cấu trúc hoạt động ngân hàng thương mại theo Basel có tác động thuận chiều với cấu trúc ngân hàng thương mại theo Basel II, trong khi đó tái cấu trúc chiến lược, tài chính có quan hệ ngược chiều với cấu trúc ngân hàng thương mại theo Basel II Riêng tái cấu trúc quản trị ngân hàng thương mại theo Basel II được xét ở dạng có lợi ích tiềm năng và được đề xuất nghiên cứu lại trong nghiên cứu tiếp theo

Viện Quản lý Kinh tế Trung ương CIEM (2014) cũng công bố kết quả nghiên cứu về Tái cấu trúc DNNN Nhóm nghiên cứu của CIEM đã trình bày thực trạng, vấn đề và gợi ý giải pháp đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp Nhóm nghiên cứu cho rằng tái cấu trúc DNNN hiện nay được tiến hành trong một bối cảnh và yêu cầu khác so với trước đây như: phạm vi nội dung tái cấu trúc rộng hơn, yêu cầu tái cấu trúc sâu hơn, giải quyết các vấn đề

có tính chất cơ cấu đối với toàn bộ khu vực DNNN, hướng tới các mục tiêu thay đổi về chất, tạo môi trường và điều kiện để DNNN khai thác có chiều sâu hơn và hiệu quả hơn các nguồn lực cho tăng trưởng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng Tái cấu trúc DNNN được thực hiện theo 3 bước: (i) bước đầu tiên là xây dựng và ban hành một đề án chung có tính chất khung về định hướng tái cấu trúc; (ii) bước tiếp theo là xây dựng, phê duyệt các đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới DNNN; (iii) bước cuối cùng là xây dựng các đề án cụ thể tái cấu trúc từng doanh nghiệp, tập đoàn hay tổng công ty

Trang 33

Phạm Thị Vân Anh (2015) đã trình bày vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước nhìn từ tiến trình cổ phần hóa Tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được và chưa đạt được trong công tác tái cấu trúc DNNN Cụ thể, sau hơn 4 năm (2011-2015) thực hiện Đề án tái cấu trúc DNNN, tình hình sắp xếp, đổi mới và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn này đã đạt được những kết quả quan trọng Hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước có nhiều cải thiện; vốn chủ sở hữu tăng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu đạt mức cao, nộp ngân sách nhà nước hàng năm tăng, đóng góp quan trọng vào thu ngân sách nhà nước và GDP… Tuy nhiên, quá trình tái cấu trúc hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra như chất lượng các

đề án tái cấu trúc chưa cao, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp còn chậm so với kế hoạch đề ra, hay tái cấu trúc hiện mới dừng ở những kết quả thu hẹp hoặc giảm bớt quy mô và lĩnh vực kinh doanh của DNNN

Thang (2014) thực hiện nghiên cứu hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp tại Vinaconex thông qua bảng câu hỏi Likert 5 cấp, tác giả đã điều tra khảo sát tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tới mục tiêu tái cấu trúc Kết quả từ 398 phiếu khảo sát cho thấy việc tái cấu trúc doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của DNNN và tình hình thị trường xây dựng tại Việt Nam hiện nay là một yêu cầu thiết yếu và là cách duy nhất để thay đổi và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tác giả cũng gợi ý Vinaconex nên tập trung vào các lĩnh vực chiến lược kinh doanh cốt lõi, thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực chính của doanh nghiệp, giúp cho Vinaconex đạt được tầm nhìn của mình đó là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực phát triển, đầu tư và quản lý bất động sản và xây dựng Bên cạnh đó, công ty này cần tập trung vào đào tạo kiến thức quản lý hiện đại cho các cấp quản lý, đầu tư và áp dụng công nghệ vào lĩnh vực xây dựng, và phát triển chiến lược tài chính dài hạn để đảm bảo sự phát triển bền vững của

Trang 34

doanh nghiệp Vinaconex cũng cần xây dựng các chế độ quản lý hiệu quả, minh bạch để tránh rủi ro Việc thực hiện các sáng kiến tái cấu trúc sẽ giúp Vinaconex phát triển trong tương lai cũng như các tham vọng nói trên

1.1.3 Kết quả từ tổn qu n tìn ìn n ên ứu

Tóm lại, từ việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây cho thấy chủ yếu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước thường tiếp cận vấn đề theo hướng quản lý nhà nước, ít thấy tiếp cận theo hướng quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là loại hình DNNN chi phối hoạt động trong ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản Cụ thể, các công trình nghiên cứu nước ngoài về tái cấu trúc doanh nghiệp rất đa dạng, phong phú về nội dung

và cách tiếp cận Các công trình thường nêu khá rõ cơ sở lý thuyết cho việc thực thi tái cấu trúc doanh nghiệp như một giải pháp chiến lược nhằm xây dựng lại vị thế, tái lập vai trò trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp, tái cấu trúc tập trung vào cơ cấu sở hữu vốn, quyền kiểm soát, lao động hay ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau tái cấu trúc Một số nghiên cứu về tái cấu trúc doanh nghiệp cũng đã đưa ra các gợi ý và các giải pháp cho lĩnh vực ngành xây dựng, nhưng chủ yếu tại các quốc gia phát triển ở Châu Âu hoặc Úc Tuy nhiên, các nghiên cứu quốc tế cũng có những hạn chế liên quan đến thang đo chưa rõ ràng, thiết kế chưa thuyết phục, hay tính đại diện của mẫu nghiên cứu chưa được đáp ứng

Còn tại Việt Nam, nghiên cứu hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp cấp tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn rất ít và đặc biệt là tái cấu trúc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản Qua tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước, đến thời điểm này, nghiên cứu sinh mới chỉ tìm thấy một công bố về chủ đề tái cấu trúc trong lĩnh vực xây dựng Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ về nghiên cứu này, nghiên cứu sinh nhận thấy

Trang 35

nghiên cứu này còn những hạn chế liên quan đến phạm vi nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu hay xử lý kết quả khảo sát Chính vì vậy, đây sẽ là khoảng trống

để nghiên cứu sinh tiếp tục thực hiện nghiên cứu về tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng

1.2 Bối cảnh t i cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước ngành xây dựng tại Việt Nam

1.2.1 K n m về DNNN n n X ng

Theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015, cụ thể

929/QĐ-là các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật (Xây dựng, Công thương, Thông tin

và Truyền thông, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải) rà soát, đánh giá tính hợp lý, khả năng, điều kiện, cách thức tổ chức lại, từ đó xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phụ trách không phân biệt cấp, cơ quan quản lý, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồng thời căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Xây dựng quy định tại Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ, khái niệm DNNN ngành Xây dựng được đề cập trong luận án này được hiểu là bao gồm các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực: Xây dựng, Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, Tư vấn xây dựng, Đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, điện chiếu sáng, công viên cây xânh…) và đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản (gồm nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp…)

Thực tế cho thấy DNNN ngành Xây dựng đã bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém trong tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh Mô hình tổ chức quản lý DNNN ngành Xây dựng không còn phù hợp khi chuyển sang hoạt

Trang 36

động theo cơ chế thị trường, bởi vì cơ quan quản lý nhà nước cần phải tập trung nhiều hơn để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực được phân công và doanh nghiệp đòi hỏi phải tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động kinh doanh của mình Bên cạnh đó, năng lực của các Tổng công ty hiện nay còn hạn chế trong quá trình giải quyết các vướng mắc về chiến lược, tài chính, công nghệ, lao động, công nợ Chính

vì vậy, việc tái cơ cấu DNNN ngành Xây dựng là quá trình liên tục sắp xếp, đổi mới DNNN trong điều kiện chuyển đổi phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, để DNNN ngành Xây dựng khẳng định được vai trò nòng cốt thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản của nhà nước và xã hội, trên cơ sở đó đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong những năm tới

1.2.2 Th c trạn t u tr DNNN n n X ng Vi t Nam

Để góp phần vào việc xây dựng khung phân tích phân tích tình hình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng, nghiên cứu sinh muốn thông qua tài liệu thứ cấp để trình bày về bức tranh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng Việt Nam Thực tế, chúng ta

có thể thấy việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ

về tái cấu trúc DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được nhấn mạnh từ năm 2010, các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đã tập trung thực hiện các nhiệm cụ tái cấu trúc DNNN tập trung vào: (i) Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về đổi mới tổ chức quản lý và tái cấu trúc DNNN; (ii) triển khai sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN; (iii) căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại DNNN để tiếp tục thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong các năm tiếp theo

Đứng trước thực trạng trên, Bộ Xây dựng đã tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc DNNN, tập trung vào cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DNNN nhằm

Trang 37

tạo nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN trong ngành xây dựng thông qua việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án tái cấu trúc ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2015 - 2020 Với đề án này,

Bộ Xây dựng hướng tới việc tái cấu trúc ngành Xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xây dựng chủ yếu Phấn đấu giá trị sản xuất của toàn Ngành tăng trưởng bình quân từ 9%-14%/năm Một số sản phẩm chủ yếu có bước phát triển đột phá, cơ bản chiếm lĩnh được thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới (Bộ Xây dựng, 2016)

Để đạt được mục tiêu tổng quát của đề án đã nêu ở trên, Bộ Xây dựng

đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm như: đổi mới, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách và ñẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển các lĩnh vực của ngành xây dựng; nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch; chiến lược phát triển các lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách; đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc và cổ phần hóa các DNNN ngành Xây dựng; đổi mới đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế; thực hiện xây dựng và quản lý hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu từng lĩnh vực và sản phẩm theo hướng công khai, minh bạch

Đánh giá về kết quả thực công tác sắp xếp, đổi mới và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2011 – 2016, Thông báo số 147/TB-VPCP cho biết kết quả thực hiện tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng đã đạt được kết quả khá tích cực, cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp được sắp

Trang 38

xếp, chuyển đổi nhiều nhưng tỷ lệ vốn Nhà nước còn nắm giữ vẫn cao, chưa thực sự đạt được mục tiêu về đổi mới quản trị, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đối với nhiệm vụ đến năm 2020, về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục sắp xếp, đổi mới và tái cấu trúc DNNN, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu, giai đoạn 2017 - 2020

Đến đầu năm 2017, theo báo cáo hội nghị sắp xếp các DNNN, DN có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu giai đoạn

2016 – 2020, trong 16 Tổng công ty của Bộ Xây dựng được giao làm đại diện chủ sở hữu, 12 tổng công ty đã hoàn thành cổ phần hóa gồm Tổng công ty Viglacera, Tổng công ty xây dựng Bạch Ðằng, Tổng công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen), Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Hancorp), Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi), Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA), Tổng Công

ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam (VNCC), Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng Số

1 (FICO), Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1), Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC), Tổng công ty Sông Hồng 4 tổng công ty còn lại tiếp tục thực hiện chủ tương thoái vốn theo lộ trình hợp lý trong năm 2017 bao gồm Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), và Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) Tuy nhiên quá trình này vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc (Bộ Xây dựng, 2017) Khó khăn lớn nhất khi thực hiện cổ phần hóa tại 4 tổng công ty nêu trên trong năm 2017 là ở chỗ quy mô tài sản của các tổng công ty này rất lớn, chiếm 80% tổng giá trị vốn Nhà nước của tất cả doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng Cụ thể, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), doanh nghiệp lớn nhất tại Bộ Xây dựng, đang là đơn vị chậm chạp

Trang 39

nhất trong tiến trình thực hiện cổ phần hóa do việc xác định giá trị doanh nghiệp tại VICEM gặp khó khăn Tổng công ty có kế hoạch dự kiến công bố giá trị doanh nghiệp trong tháng 10/2017 và trước ngày 15/12/2017 sẽ trình phương án cổ phần hóa Do không kịp hoàn tất các kế hoạch cổ phần hóa, VICEM dự tính phải đến đầu năm 2018 mới chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần

Đối với Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), dù đã trình phương án cổ phần hóa trong tháng 4/2017, nhưng nhiều bộ ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều chỉ ra những điểm không hợp lý với phương án này Theo đó, sau khi cổ phần hóa, Nhà nước sẽ chiếm 51% vốn điều lệ; bán 0,31% cổ phần ưu đãi cho người lao động; bán cho nhà đầu tư chiến lược 25%, đấu giá công khai 23,69% Đến năm 2020 sẽ giảm tỷ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ tại HUD xuống dưới 50% Trong khi đó, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư cho rằng, HUD không cần thiết phải có nhà đầu tư chiến lược và kiến nghị nên đấu giá rộng rãi, công khai toàn bộ cổ phần Nhà nước thoái đợt này nhằm tăng sức hấp dẫn trong việc đấu giá lần đầu, tránh thất thoát vốn Nhà nước Bộ Tài chính thì cho rằng, việc xác định giá trị đất đai tại 43 dự án bất động sản của HUD đang sở hữu chưa hợp lý Cụ thể, Bộ Xây dựng đã căn

cứ vào giá đất do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố công bố để xác định giá trị đất đai tại các dự án của HUD, nhưng thực tế, giá đất công bố này chỉ để tính tiền sử dụng đất khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, trả tiền bồi thường, chưa phải là giá cụ thể để làm căn cứ tính giá trị quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai

Song song với việc thực hiện cổ phần hóa các tổng công ty, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các tổng công ty đã cổ phần hóa chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tại 12 tổng công ty đã cổ phần hóa và 4 tổng công ty đang tiến

Trang 40

hành cổ phần hóa theo quy định, bảo đảm tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ theo đúng quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp

có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020 theo 3 nhóm như Thông báo số 147/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ:

- Nhóm 1: Giữ nguyên tỷ lệ vốn nhà nước 40,71% vốn điều lệ tại Tổng công ty LICOGI và chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp này về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước quý I/2017

- Nhóm 2: Thực hiện thoái vốn nhà nước theo lộ trình đến hết năm 2018

về mức 0%, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đối với 10 doanh nghiệp gồm các Tổng công ty: Vật liệu xây dựng số 1, Xây dựng số 1, Sông Hồng, Đầu tư và Phát triển xây dựng, Xây dựng Hà Nội, Xây dựng Bạch Đằng, Đầu

tư nước và Môi trường Việt Nam, Tư vấn xây dựng Việt Nam, Cơ khí xây dựng và Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam

- Nhóm 3: Thực hiện cổ phần hóa, bán bớt phần vốn nhà nước, Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019 tại các Tổng công ty: Sông

Đà, Công nghiệp Xi măng Việt Nam, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Lắp máy Việt Nam và Viglacera; xây dựng lộ trình cụ thể chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định Năm 2020, điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các Tổng công ty này theo đúng quy định tại Quyết định

số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020

Ngày đăng: 03/07/2021, 08:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. CIEM (2017). Báo cáo “Đẩy mạnh Tái cấu trúc DNNN 2016-2020: Thực chất và hiệu quả”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh Tái cấu trúc DNNN 2016-2020: Thực chất và hiệu quả
Tác giả: CIEM
Năm: 2017
6. Kết luận số 50-KL/TW, ngày 29/10/2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
20. Trần Đình Thiên và cộng sự (2014). Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: Các “điểm nghẽn” và giải pháp thúc đẩy. Tạp chí Tài chính số 12, 2014 21. Trương Đình Chiến (2013). Quản trị doanh nghiệp dựa theo thị trường và vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Tạp chí Kinh tế phát triển, 189, 54-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: điểm nghẽn
Tác giả: Trần Đình Thiên và cộng sự (2014). Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: Các “điểm nghẽn” và giải pháp thúc đẩy. Tạp chí Tài chính số 12, 2014 21. Trương Đình Chiến
Năm: 2013
66. Terry Ward & Duncan Coughtrie (2009). “Restructuring in the construction sector”. European Foundation Sách, tạp chí
Tiêu đề: Restructuring in the construction sector
Tác giả: Terry Ward & Duncan Coughtrie
Năm: 2009
23. VNR (2016). Bảng xếp hạng V1000: 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015. http://v1000.vn/Thong-cao- bao-chi-Bang-xep-hang-V1000-2015-4720-1006.html Link
1. Bộ Xây dựng (2016), Báo cáo tại Hội nghị ngành xây dựng về công tác tái cấu trúc DNNN giai đoạn 2011- 2015 ngày 15/01/2016 Khác
2. Bộ Xây dựng (2017). Báo cáo sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), DN có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu giai đoạn 2016 – 2020 ngày 07/02/2017 Khác
3. CIEM (2014). Tái cấu trúc DNNN: thực trạng, vấn đề và gợi ý giải pháp thúc đẩy. Trung tâm Thông tin tư liệu, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Khác
5. Hoàng Văn Hải (2010). Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội Khác
7. Lê Trung Kiên & Đoàn Nam Đàn (2013). Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng: Hướng tới phát triển bền vững. Tạp chí Kinh tế & Dự báo, 554, 54-55 Khác
9. Nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ ngày 06/03/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp Khác
10. Ngô Kim Thanh (2012). Những vấn đề quản trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển 179, 15-23 Khác
11. Nguyễn Khương, Nguyễn Ngọc Thắng, Lê Trung Thành, Nguyễn Linh (2017). Tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn Basel II, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
12. Nguyễn Minh Phong (2012). Một số suy nghĩ về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn phát triển mới, Hội thảo Tái cấu trúc DNNN, Học viện Tài chính năm 2012 Khác
13. Nguyễn Ngọc Thắng & Lê Trung Kiên (2014). Doanh nghiệp tại Hải Phòng: Quan tâm đến người lao động là trách nhiệm xã hội. Tạp chí Kinh tế& Dự báo, 565, 63-65 Khác
14. Nguyễn Văn Thắng (2013), Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
15. Phạm Thị Vân Anh (2015). Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: nhìn từ tiến trình cổ phần hóa. Tạp chí Tài chính, 622, 6-9 Khác
16. Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 26/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cấu trúc ngành xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 – 2020 Khác
17. Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020 Khác
19. Tổng cục Năng lượng (2016). Báo cáo Tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w