Các điểm giết mổ nhỏ lẻ chủ yếu nằm trong các khu dân cư và phát triển mộtcách tự phát, cơ quan chức năng chỉ kiểm soát được một phần nhỏ, cơ sở vật chất hầunhư không có nơi dàn
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
DỰ THẢO BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP NĂM 2018
HÀ NỘI, 2018
Trang 2MỤC LỤC
1 Đánh giá chung về các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường, các loại hình chất thải đặc trưng và các vấn đề môi trường chính theo từng
lĩnh vực của ngành -3
1.1 Hiện trạng sản xuất -3
1.2 Hiện trạng phát sinh chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp -10
1.3 Hiện trạng quản lý chất thải nông nghiệp -19
1.4 Hiện trạng xử lý chất thải nông nghiệp -20
1.5 Các vấn đề môi trường chính của từng lĩnh vực -29
1.6 Tác động của chất thải đặc trưng từ các lĩnh vực sản xuất của ngành -34
2 Tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ môi trường bao -41
2.1 Cấp Trung ương -41
2.2 Tại địa phương -45
3 Hiện trạng xây dựng và triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực nông nghiệp -46
3.1 Hiện trạng xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực nông nghiệp -46
3.2 Thực trạng triển khai -56
3.3 Đánh giá chung, định hướng công tác lập báo cáo môi trường năm 2019- -60 4 Định hướng công tác quản lý và bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn 2019 -73
5 Đề xuất kiến, nghị -74
5.1 Đề xuất -74
5.2 Kiến nghị -77
TÀI LIỆU THAM KHẢO -79
PHỤ LỤC 81
Trang 31 Đánh giá chung về các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường, các loại hình chất thải đặc trưng và các vấn đề môi trường chính theo từng lĩnh vực của ngành
1.1 Hiện trạng sản xuất
1.1.1 Lĩnh vực trồng trọt
Năm 2017, diện tích lúa ước tính đạt 7,72 triệu ha, giảm 26,1 nghìn ha so vớinăm 2016; năng suất lúa cả năm đạt 55,5 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha
Kết quả sản xuất hoa màu và một số cây hàng năm: Sản lượng ngô đạt 5,13triệu tấn, giảm 114,6 nghìn tấn so với năm 2016 do diện tích gieo trồng giảm 52,9nghìn ha (năng suất ngô tăng 1,1 tạ/ha) Sản lượng khoai lang đạt 1,35 triệu tấn, tăng81,9 nghìn tấn (diện tích tăng 1,6 nghìn ha); mía đạt 18,32 triệu tấn, tăng 1,11 triệu tấn(diện tích tăng 12,8 nghìn ha); sản lượng sắn đạt 10,34 triệu tấn, giảm 569,1 nghìn tấn(diện tích giảm 34,4 nghìn ha); lạc đạt 461,5 nghìn tấn, giảm 2,1 nghìn tấn (diện tíchgiảm 4,1 nghìn ha); đậu tương đạt 102,3 nghìn tấn, giảm 22 nghìn tấn (diện tích giảm16,1 nghìn ha); sản lượng rau các loại đạt 16,49 triệu tấn, tăng 562,8 nghìn tấn (diệntích tăng 29,5 nghìn ha); sản lượng đậu các loại đạt 162,3 nghìn tấn, giảm 5,3 nghìntấn (diện tích giảm 10 nghìn ha)
Năm 2017, diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ước tính đạt 2.215,1 nghìn
ha, tăng 35,2 nghìn ha so với năm 2016, trong đó diện tích cao su đạt 971,6 nghìn ha,giảm 0,2% so với năm trước do một số tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang có xuhướng phá bỏ cây cao su già cỗi, chuyển đổi sang trồng tiêu và cây trồng khác, sảnlượng cả vụ đạt 1.086,7 nghìn tấn, tăng 5%; hồ tiêu diện tích đạt 152 nghìn ha, tăng17,6%, sản lượng đạt 241,5 nghìn tấn, tăng 11,6%; cà phê diện tích đạt 664,6 nghìn ha,tăng 2,2%, sản lượng đạt 1.529,7 nghìn tấn, tăng 4,7%; điều diện tích đạt 297,5 nghìn
ha, tăng 1,5%, sản lượng đạt 210,9 nghìn tấn, giảm 30,9%; chè diện tích đạt 129,3nghìn ha, giảm 3,1% do vùng chè Yên Bái và một số tỉnh miền núi phía Bắc đã chuyểnsang trồng nhóm cây có múi (chủ yếu là cây cam), sản lượng chè búp đạt 1.040,8nghìn tấn, tăng 0,7%
Sản lượng cây ăn quả năm nay đạt khá do nhiều cây trồng tăng về diện tích và
có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định Sản lượng cam đạt 772,6 nghìn tấn, tăng20,4% so với năm trước; quýt đạt 175,5 nghìn tấn, tăng 6,3%; bưởi đạt 571,3 nghìntấn, tăng 13,4%; xoài đạt 788,2 nghìn tấn, tăng 8,3%; chuối đạt 2.066,2 nghìn tấn, tăng5,2%; thanh long đạt 952,8 nghìn tấn, tăng 14,2% Riêng sản lượng nhãn, vải đạt thấp
do nhiều cây trồng không mang lại hiệu quả bị chặt bỏ ở miền Bắc và chịu ảnh hưởngcủa sâu bệnh tại các tỉnh phía Nam
Bảng 1: Hiện trạng canh tác một số loại cây trồng trên cả nước
Danh mục Đơn vị năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh năm 2017/2016
Lúa cả năm:
Ngô:
Trang 4- Diện tích 1000 ha 1.150 1.100 1.047,1 -52,9 95,2
Nguồn: Niên giám thống kê 2017 1.1.2 Lĩnh vực chăn nuôi – thú y
Theo kết quả điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê, năm 2017, đàn trâu cảnước có 2,49 triệu con; đàn bò có 5,65 triệu con; đàn lợn có 27,4 triệu con; đàn giacầm có 385,4 triệu con, tăng 6,6% Tính đến tháng 6 năm 2018, đàn bò có 5,58 triệucon, tăng 2,2%, trong đó bò sữa có 310 nghìn con, tăng 5,6%; đàn gia cầm khoảng 378triệu con, tăng 5,2%; đàn lợn có 26,42 triệu con, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2017
Bảng 2: Số lượng chăn nuôi qua các năm
Loại (Triệu con) Trâu (Triệu con) Bò (Triệu con) Lợn (Triệu con) Gia cầm
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê 6/2018
Phân bố trong chăn nuôi có sự phân cấp giữa các loài và vùng miền Số liệuthống kê cho thấy, số lượng loài chăn nuôi tập trung vào các loại gia cầm và chăn nuôilợn Nhìn chung các loài đều có xu hướng tăng so với các năm trước
Trang 5Về lãnh thổ: Chăn nuôi gia cầm phân bổ đều trong cả nước Chăn nuôi lợn tậptrung và các vùng đồng bằng, dân cư đông Chăn nuôi đại gia súc tập trung tại cácvùng trung du như Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Miền núi phía Bắc.
Bảng 3: Phân bố chăn nuôi theo vùng năm 2016 -2017 Vùng
Gia cầm (Triệu con)
Bò (Nghìn con)
Trâu (Nghìn con)
Lợn (Nghìn con)
Đồng bằng
sông Hồng 93.685,0 99.123,0 493,1 490,7 128,0 125,0 7.414,4 7.085,5Trung du
Hiện nay, Việt Nam hiện có 10,9 triệu hộ chăn nuôi gà vịt, 4 triệu hộ chăn nuôiheo và khoảng 2,5 triệu hộ chăn nuôi bò, cộng chung là gần 18 triệu hộ Quy mô chănnuôi còn nhỏ bé, phổ biến nhất vẫn là trang trại quy mô chăn nuôi theo hộ gia đình,nên đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ Trong số 4.131,6 nghìn hộ chăn nuôi thì số quy
mô nhỏ (dưới 10 con lợn/hộ) chiếm tới 86,4%, riêng số hộ quy mô siêu nhỏ (1-4 conlợn/hộ) chiếm 71,6% tổng số hộ chăn nuôi, nhưng chỉ sản xuất 43,2% tổng lượng thịt,về gia cầm, trong tổng số 7.864 nghìn hộ chăn nuôi, số hộ quy mô nhỏ (dưới 100 congia cầm/hộ) chiếm 89,62% (riêng quy mô siêu nhỏ 1-19 con chiếm 54,39%) nhưng chỉsản xuất 30% tổng số thịt gia cầm
Thống kê của các ngành chức năng, trong 3 năm gần đây, số hộ chăn nuôi lợnchỉ giảm 690 nghìn hộ, đây là con số không lớn và hiện cả nước vẫn còn tới hơn 4triệu hộ dân có liên quan tới chăn nuôi lợn Đặc biệt, số trang trại chăn nuôi lợn từ cuối
2016 sang đầu năm 2017 đã tăng khoảng 23%, tương đương 22.600 trang trại (trongtổng số 34.200 trang trại chăn nuôi của cả nước, chiếm gần 63%).Chăn nuôi quy môlớn, tập trung tăng lên 55% so với 40% trước kia Từ đó cho thấy, người nông dân bắtđầu đã có tư duy chăn nuôi lớn hơn
Trang 61.1.3 Lĩnh vực thủy sản, diêm nghiệp
(i) Thủy sản
Theo kết quả điều tra 6 tháng đầu năm 2018, tổng sản lượng thủy sản ước đạt3.561 nghìn tấn; trong đó, sản lượng khai thác 1.767 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng1.793 nghìn tấn (bao gồm: sản lượng tôm sú 106 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 152nghìn tấn Sản lượng cá tra 643 nghìn tấn) Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt4.026 triệu USD
Tính đến ngày 31/5/2018, tổng số tàu cá trên toàn quốc là 108.504 tàu cá (giảm1.158 tàu so với năm 2017) Trong đó, tàu có công suất <90CV là 70.437 chiếc, tàu cócông suất từ 90-<400CV có 20.231 chiếc, tàu có công suất từ 400CV trở lên có17.836 chiếc Tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên có 25.000 chiếc Số lượng tàu cá trêntoàn quốc tiếp tục giảm theo quy hoạch; số tàu nghề lưới vây tăng 13,7%, nghề câu,chụp tăng 10%, số tàu cá nghề lưới kéo giảm 2% so với năm 2017
Về việc đóng mới, nâng cấp tàu thuyền khai thác theo Nghị định 67, tính đếnngày 31/5/2018, toàn quốc đã có 835 tàu cá được đóng mới đi vào hoạt động (700 tàukhai thác hải sản, 135 tàu dịch vụ hậu cần); trong đó: tàu cá vỏ thép là 322 chiếc, tàuvật liệu mới là 95 chiếc, tàu vỏ gỗ là 418 chiếc Nhìn chung, tàu cá đóng mới, nângcấp theo Nghị định 67 sau khi hạ thủy đi vào hoạt động đã đạt hiệu quả rõ rệt, tăngthời gian bám biển, năng suất khai thác tăng từ 20- 30%
Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, cụ thể là tôm nước lợ, 6 tháng đầu năm
2018, sản lượng tôm nước lợ đạt 258 nghìn tấn (tăng 10,7%); trong đó sản lượng tômsú 106 nghìn tấn (tăng 5,8%), tôm thẻ chân trắng 151 nghìn tấn (tăng 14,5%); Kimngạch xuất khẩu tôm nước lợ đạt 1.486 triệu USD (tăng 8,0%); trong đó xuất khẩu tômthẻ chân trắng đạt 1.085 triệu USD (tăng 12,8%), tôm sú đạt 401 triệu USD (bằng 97%
so với cùng kỳ năm 2017)
Đối với cá tra, 6 tháng đầu năm, sản lượng cá tra đạt 643,5 nghìn tấn (tăng
9,9%); kim ngạch xuất khẩu đạt 1.009 triệu USD (tăng 20,7%) so cùng kỳ năm 2017.Các đối tượng cá nuôi truyền thống phát triển bình thường Trong đó cá rô phi, nhuyễnthể, tôm hùm và cá biển tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh phát triển So với kế hoạchtăng trưởng ngành, diện tích, sản lượng tôm càng xanh, tôm hùm, cá rô phi, nhuyễnthể, cá biển, rong tảo biển dự kiến sẽ đạt các chỉ tiêu đã đề ra năm 2018
Hiện trạng nuôi trồng thủy sản theo diễn biến từ năm năm 2014 đến nay chothấy: Diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa chiếm đa số Sau đó đến diện tích nuôinước mặn, lợ Phân chia theo vùng thì Đồng bằng sông Cửu long có diện tích nuôitrồng lớn nhất
Bảng 4: Diễn biến diện tích nuôi trồng thủy sản theo hình
thức nuôi giai đoạn 2014 -2017
Đơn vị tính: Nghìn ha
Trang 7Nội dung 2014 2015 2016 2017
Diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa 1.011,6 1.012,1 1.021,9 1.051,7
Bảng 5: Diễn biến diện tích nuôi trồng thủy sản theo vùng giai đoạn 2014-2017
(ii) Diêm nghiệp
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2017, diện tích sản xuấtmuối cả nước là 13.589ha; trong đó diện tích sản xuất muối công nghiệp đạt 4.313ha
Do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa, bão liên tiếp nên sản lượng muối thấp,khoảng 610.000 tấn, bằng 45,98% so với cùng kỳ năm 2016, cùng với lượng muối tồnnăm 2016 và nhập khẩu đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng muối trong nước
1.1.4 Lĩnh vực lâm nghiệp
Theo công bố của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017 Theo đó, tổng diện tíchrừng toàn quốc là 14.415.381 ha, trong đó rừng tự nhiên 10.236.415 ha; rừng trồng4.178.966 ha Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ là 13.717.981 ha, độ chephủ tương ứng là 41,45%
1187/QĐ-BNN-Một số địa phương có độ che phủ rừng cao năm trong khu vực Trung du vàmiền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên như tỉnh Yến Bái 62,8%; TuyênQuang 64,9%; Bắc Kạn 72,1% (cao nhất cả nước); Quảng Bình 67,0%; Kon Tum62,3%
Diện tích rừng trồng mới: Theo công bố hiện trạng rừng năm 2017 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Năm 2017, diện tích rừng trồng mới tập trungđạt 109,6 nghìn ha, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, trồng mới rừngphòng hộ, đặc dụng đạt 2,5 ngàn ha, giảm 50,7% so với năm 2016 Trồng mới rừngsản xuất đạt 107,1 ngàn ha, tăng 8,3% so với năm 2016
Sản lượng gỗ khai thác: Năm 2017 đạt 5.625 nghìn m3 , tăng 6,8% so với năm
2016 Cụ thể các tỉnh miền Bắc đã trồng được 105.210 ha rừng, tăng 8% trong đó, Bắc
Trang 8Trung Bộ đạt 20.123 ha, tăng 15,7%, Trung du và miền núi phía Bắc trồng đạt 71.746
ha, (tăng 7,4%), Đồng bằng sông Hồng trồng đạt 13.341 ha (tăng 1,4%) Những tỉnh
có diện tích trồng rừng nhiều và tiến độ nhanh là Quảng Ninh đạt 12.200 ha (tăng0,1%), Tuyên Quang 10.910 ha (tăng 3,3%), Nghệ An 10.499 ha (tăng 41,4%) Cáctỉnh miền Nam các địa phương trồng đạt 4.438 ha, giảm 33,3% Trong đó các tỉnh códiện tích tăng nhiều nhất: Quảng Nam trồng đạt 2.430 ha (tăng 1,9%), Bình Thuận đạt1.020 ha (tăng 40,7%), Gia Lai đạt 398 ha (tăng 298%)
Thống kê về cơ sở chế biến gỗ:
Năm 2017, tổng nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến gỗ làkhoảng 31 triệu m3 gỗ tròn, trong đó lượng gỗ rừng trồng khai thác trong nước là 25triệu m3 (chiếm 75% nhu cầu) Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (BộNN&PTNT), năm 2008, cả nước có khoảng 2.500 DN, thì đến nay đã có khoảng 4.500
DN kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, bao gồm 3.900 DN trong nước và 600 DN cóvốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó các DN vừa chế biến vừa trực tiếp xuất khẩukhoảng 1.500 doanh nghiệp
1.1.5 Lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai
Hiện nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ đập loại lớn và vừa, hơn3.500 hố có dung tích trên 1 triệu m3 nước và đập cao trên 10 m, hơn 5.000 cốngtưới- tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất bơm 24,8 triệum3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ Các hệ thống có tổng năng lực tướitrực tiếp cho 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu cho 1,4 triệu ha,ngăn mặn cho 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha đất canh tác nôngnghiệp
Năm 2017, cả nước hứng chịu 16 cơn bão và 4 ATND Bão, mưa ngập, lũ ống,
lũ quét, sạt lở trực tiếp và ảnh hưởng hầu hết các tỉnh trong cả nước, các đợt mưa lớnkéo dài liên tục từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 10/2017 với tổng lượng vượt từ 10-30%
so với trung bình nhiều năm.Mưa lớn trái mùa giữa tháng 10 làm lưu lượng về các hồtăng cao đột ngột (có thời điểm về hồ Hòa Bình đến 15.940m3/s) trong khi các hồchứa đã tích đầy nước theo quy trình, lần đầu tiên hồ Hòa Bình đã phải xả cấp tập 08cửa đáy với lưu lượng xả lớn nhất là 16.520m3/s Nguyên nhân của hiện tượng giatăng nhiều bất thường của các cơn bão trong năm 2017 là do ảnh hưởng của hiệntượng La Nina quay trở lại
Trang 9Hình 1: Thiệt hại về người do thiên tai trong 6 năm qua
Nguồn: Cục phòng chống thiên tai
Hình 2: Thiệt hại kinh tế do thiên tai trong 6 năm qua
Nguồn: Cục phòng chống thiên tai
1.1.6 Lĩnh vực phát triển nông thôn
Theo tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến nay cả nước có 4.575 làng
có nghề với khoảng 900.000 hộ dân tham gia hoạt động và trên 22.000 doanh nghiệp,
có 1.748 làng nghề (dựa theo tiêu chí của Chính phủ) tập trung chủ yếu tại khu vựcnông thôn với các loại hình như: Tái chế (giấy, nhựa, chì, sắt thép ); sản xuất thựcphẩm; thuộc da; thủ công mỹ nghệ; dệt nhuộm trong đó có 1.324 làng nghề và làngnghề truyền thống được công nhận Số lượng làng nghề tập trung chủ yếu ở khu vực
Trang 10miền Bắc, trong đó 5 tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất lần lượt là Hà Nội, ThanhHóa, Nghệ An, Hải Dương và Thái Bình, chiếm 60% tổng số làng có nghề của cảnước Hoạt động ngành nghề nông thôn đã tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu
hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn (Nguồn: tổng hợp từ Dự thảo Báo cáo Kết quả 5 năm thực hiện Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
1.2 Hiện trạng phát sinh chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
1.2.1 Lĩnh vực trồng trọt
Chất thải phát sinh trong lĩnh vực trồng trọt bao gồm phụ phẩm nông nghiệp,bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bao bì phân bón và dầu máy trong sử dụng máy móc đểsản xuất
- Phụ phẩm nông nghiệp: gồm các loại chất hữu cơ không sử dụng sau thuhoạch như rơm, rạ, thân ngô, lá mía Năm 2017, ước tính lượng phát sinh như sau:
+ Phụ phẩm từ cây lúa
Bảng 6 Ước tính lượng phụ phẩm trồng lúa ở Việt Nam năm 2017
(nghìn tấn) Tỷ lệ (%)
Số lượng(nghìn tấn)
Tỷ lệ(%)
2 Trung du và miền núi phía Bắc 3,336.40 7.79 667.28 8.05
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 6,997.90 16.34 1,399.58 16.88
Nguồn: Số liệu điều tra, 2018-Viện MTNN
Hình 3: Ước tính tỷ lệ % rơm rạ từ trồng lúa tại Việt Nam năm 2017
Trang 11Hình 4: Ước tính tỷ lệ % trấu từ trồng lúa tại Việt Nam năm 2017
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng sản xuất lúa trọng điểm củaViệt Nam, với diện tích trồng lúa năm 2017 chiếm 56,1% diện tích trồng lúa của cảnước, đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước Tương ứng với diện tíchcanh tác và sản lượng lúa thì lượng phế phụ phẩm rơm rạ, trấu ở ĐBSCL là rất lớn: tỷlệ rơm rạ chiếm 59%, trấu chiếm 57% Tiếp đến là đồng bằng sông Hồng: tỷ lệ rơm rạchiếm 14%, trấu chiếm 15%
+ Phụ phẩm từ cây ngô
Bảng 7 Ước tính lượng phụ phẩm cây ngô ở Việt Nam từ năm 2012 - 2017
TT Năm Diện tích ngô (1000 ha) Sản lượng ngô (1000 ha) Trữ lượng phụ phẩm (1000 tấn)
Trang 12Bảng 8 Diện tích, sản lượng sắn của các vùng trong cả nước năm 2016, 2017
2 Trung du và miền núi
3 Bắc Trung Bộ và duyên
Bảng 9 Ước tính lượng phụ phẩm từ cây sắn của cả nước năm 2017
Số liệu thống kê cho thấy diện tích trồng sắn của cả nước khá lớn, ước tính
2017 có 523.3 nghìn ha diện tích trồng sắn Tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộvà Duyên hải miền Trung Sau đó là các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng đưalại sản lượng sắn khá cao cho toàn quốc gia Phế phụ phẩm từ cây sắn chủ yếu là ngọn,
lá sắn tươi và bã sắn sau khi chế biến Ước tính năm 2017 lượng ngọn và lá sắn tươikhoảng 3,742.2 nghìn tấn, lượng bã sắn khoảng 4,653.4 nghìn tấn
Trữ lượng bã mía (1000 tấn)
Trang 13Hình 6: Diễn biến trữ lượng bã mía ở Việt Nam từ năm 2012-2017
3 Chủng loại rau
quả Cải mơ, cải thảo, bắp cải, su hào,
cà rốt, cà chua, hành, dưa chuột, cà pháo, rau ngót,rau gia vị, rau muống, rau dền, mùng tơi, rau đay, rau cần, họ bầu bí, họ đậu, xà
lách, ớt
Cải ngọt, cải bắp, cải xanh,rau muống, rau ngót, đậu, mướp, mướp đắng, su su, cà chua, cà
pháo, su hào, mồng tơi
Cải bắp, súp
lơ, ớt ngọt, khoai tây, cà
rốt, cải thảo, xà lách, hành tây, đậu cove, đậu hà lan…
Cải các loại, mồng tơi, rau đay, rau lang, raudền, khổ qua, đậu cove, đậu đũa, các loài cà,
ớt, khoai môn, khoai mỡ, củ cải,bầu bí, thiên lý,
60,192.9-32,328-49,040
Nguồn: Số liệu điều tra, 2018-Viện MTNN
- Chất thải trồng trọt: gồm các loại như bao bì thuốc BVTV, vỏ chai, túi đựng
phân bón, dầu máy Chất thải trồng trọt còn được kể đến các loại dư lượng hóa chất
bảo vệ thực vật, phân bón đi vào đất, nước khi sử dụng quá liều lượng, cây trồng
không hấp thu hết
Phần lớn nông dân sau khi sử dụng thuốc thì bao bì, vỏ chai được tập kết theo
kiểu “tiện đâu, vứt đấy” Đối với những nơi có bể, một số người dân sau khi pha thuốc
vứt vỏ ngay cạnh bể hoặc vứt lẫn cả rác thải sinh hoạt vào bể Vô hình chung, bể chứa
bao bì thuốc thành nơi chứa rác của người dân.Thu gom buông lỏng, việc xử lý bao bì
thuốc hiện cũng đang bị bỏ ngỏ Chất thải sau khi thu gom được người dân đốt tại chỗ
hoặc chôn lấp chung với rác thải sinh hoạt tại các bãi rác ở địa phương
Trang 14Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở ViệtNam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% vàkali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loạiphân bón… Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tươngđương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được câytrồng sử dụng.
Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trongcác keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặtvà chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt; một phần bị trực di(thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác độngcủa nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí… Như vậy gây ônhiễm môi trường của phân bón trên diện rộng và lâu dài của phân bón là việc xẩy rahàng ngày hàng giờ của vùng sản xuất nông nghiệp
Xét về mặt kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sửdụng được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân bón bịlãng phí, với tổng thất thoát lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng tính theo giá phân bón
1.2.2 Lĩnh vực chăn nuôi
Ngành Chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay có xu hướng chuyển dịch từ quy mônông hộ sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn Cùng với xu hướng
đó, ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại các vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêmtrọng Theo một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính gây ô nhiễmlà do chăn nuôi nhỏ lẻ, không kiểm soát được xả thải ra môi trường Tuy nhiên, quathực tế khảo sát ở Việt Nam, chăn nuôi quy mô trang trại và thâm canh, mặc dù có ápdụng biện pháp xử lý môi trường, nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng docác nguyên nhân về công tác quản lý môi trường và áp dụng công nghệ chưa phù hợp
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT về chăn nuôi, cả nước hiện có khoảng 12triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung.Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn (khoảng 4 triệu hộ) và gia cầm (gần 8triệu hộ), với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu congia súc, mỗi năm khối lượng nguồn thải ra từ chăn nuôi ra môi trường là một con sốkhổng lồ - khoảng 84,5 triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệuquả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn,…), còn lại 80% lượng chất thảichăn nuôi đã bị lãng phí và phần lớn thải ra môi trường gây ô nhiễm
Chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, thú y được chia ra làm 2 loại, chấtthải rắn và chất thải lỏng Trong đó chất thải rắn bao gồm: phân rắn, đệm lót sinh họcsau chăn nuôi, bao bì thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi, chất thải từ cơ sở giết mổ Chấtthải lỏng bao gồm: nước thải trong quá trình chăn nuôi được thải trực tiếp, nước thảisau xử lý biogas và nước thải từ các cơ sở giết mổ
(i) Chất thải rắn:
Theo số liệu thống kê từ cục chăn nuôi năm 2018, chất thải rắn phát sinh từchăn nuôi như sau:
Trang 15Bảng 12: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn từ các hoạt động chăn nuôi
Vật nuôi CTR bình quân (Kg/ngày/con)
Lượng CTR (Triệu tấn/năm)
Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2018
Các tính toán cho thấy, chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi lợn: 30,3%; Giacầm: 27,4%; Bò: 23,7%; Trâu: 17,1% Trong đó, 36% lượng phân động vật được thảitrực tiếp ra môi trường 16% chất thải được thải từ các cơ sở tập trung, 40% được thải
từ các sở nông hộ (Cục Chăn nuôi)
Hình 7: Tỷ lệ % lượng chất thải rắn phát sinh trong chăn nuôi
Số liệu thống kê từ các tỉnh cho thấy, chất thải rắn trong chăn nuôi lợn chưa có sự biến động lớn từ năm 2015 đến nay Riêng các tỉnh như Lâm Đồng, Bình Định, An Giang, Hòa Bình, Bắc Giang có lượng chất thải tăng cao trong năm 2018
Bảng 13: Thống kê chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi
Trang 16Về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, hiện cả nước có hơn 35 nghìn cơ sở giết
mổ Tại các cơ sở giết mổ tập trung, tuy đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưngnhiều cơ sở vẫn chưa đạt yêu cầu, nhất là về tiếng ồn, ô nhiễm mùi và nguồn nướcthải Các điểm giết mổ nhỏ lẻ chủ yếu nằm trong các khu dân cư và phát triển mộtcách tự phát, cơ quan chức năng chỉ kiểm soát được một phần nhỏ, cơ sở vật chất hầunhư không có nơi dành riêng cho từng công đoạn, không tách biệt giữa khu sạch vàkhu bẩn; các loại chất thải xả tràn lan hoặc thải trực tiếp xuống sông, cống rãnh thoátnước, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Việc xử lý chất thải rắn (bao gồm: phân,thức ăn thừa, xác gia súc, dụng cụ thú y…) trong chăn nuôi vẫn còn khoảng 40 – 70%được ủ làm phân bón, khoảng 30 – 60% xả thải trực tiếp ra môi trường hoặc phần nhỏđược xử lý bằng biogas Hầu hết các cơ sở chăn nuôi không có nhà máy xử lý hoànchỉnh, đạt tiêu chuẩn TCVN 37775 – 83 Các chất thải rắn khác như dụng cụ chănnuôi, vật tư thú y,… hầu như chưa được xử lý Bên cạnh đó, việc xử lý chất thải lỏng(bao gồm: nước tiểu, nước tắm cho vật nuôi, nước rửa chuồng trại, nước từ các lò giết
mổ gia súc, gia cầm) có khoảng 30% xử lý qua hầm Biogas, 30% bằng hồ sinh học,40% còn lại là dùng trực tiếp tưới hoa màu, nuôi cá hoặc đổ ra môi trường Ngoài ra,chất thải khí (bao gồm CO2, NH4, CH4, H2S,…) gây ô nhiễm môi trường và mùi
(nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2018)
1.2.3 Lĩnh vực thủy sản, diêm nghiệp
Chất thải hình thành từ quá trình nuôi trồng thủy sản bao gồm:
+ Trong nuôi trồng thủy sản: Bùn thải, nước thải, bao bì đựng thức ăn và thuốcthú y
+ Trong khai thác thủy sản: dầu máy, nước la canh (nước rửa tàu), khí thải, chấtthải cảng cá, bến cá
Trang 17+ Trong chế biến thủy sản: nước thải, phụ phẩm(đầu cá, xương cá…), dầumáy(dầu DO), khí thải(mùi H2S)
(i) Chất thải phát sinh từ nuôi trồng thủy sản
Trong quá trình nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâmcanh, nuôi cá tra công nghiệp, nuôi cá trê) chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bịphân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit,lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+ , SO42- Lớpbùn này có chiều dày từ 0,1-0,3m trong tình trạng ngập nước yếm khí tạo thành cácsản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4, Mecaptan…thải ra trong quá trình vệsinh và nạo vét ao nuôi tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chấtlượng thủy sản nuôi trồng Thành phần bùn thải nuôi tôm công nghiệp có chứa khoảng29,5%, Si 27.842mg/kg, Ca 13.256 mg/kg, K 5.642 mg/kg, Fe 11.210 mg/kg, H2S8,3mg/kg, N-NH3 36,1mg/kg, N-NO3 0,3mg/kg, N-NO2 0,1mg/kg, PO4 1,8mg/kg, bùnthải đáy ao nuôi cá tra có thành phần pH 4,37-5,39, TOC 1,56-1,89%, tích tụ khoảng24% nitơ và 24% phốt pho, trong bùn đáy ao nuôi tổng N 0,131-0,186%, tổng P 0,124-0,181%… là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng cần phải được xử lýtriệt để nhằm phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL
Bên cạnh đó, nước thải nuôi trồng thủy sản cũng chứa các thành phần độc hại
có thể gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý Nước thải nuôi tôm công nghiệp cóhàm lượng các chất hữu cơ cao (BOD5 12 - 35mg/l, COD 20 - 50mg/l), các chất dinhdưỡng (photpho, nitơ), chất rắn lơ lửng (12 - 70mg/l), ammoniac (0,5 - 1mg/l),coliforms (2,5.102 -3.104 MNP/100ml) Nước thải nuôi cá trê lai có thành phầnBOD5 56mg/l, COD 118mg/l, tổng N 11,50 mg/l, tổng P 5,02 mg/l Nước thải nuôi cátra có thành phần BOD5 50mg/l, COD 112mg/l, tổng N 4,81 mg/l, tổng P 2,17 mg/l.Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản trong một vụ nuôi (nuôi tôm thường 2 vụ/năm,nuôi cá 1 vụ/năm) có thể đạt đến 15.000 - 25.000 m3/ha tùy thuộc vào quy trình nuôicác loại thủy sản có chứa nhiều thành phần độc hại và các nguồn dịch bệnh phảiđược xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
Bao bì thức ăn, thuốc thú y: Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, mỗi nămViệt Nam nhập khẩu khoảng từ 70.000 đến hơn 160.000 tấn thành phẩm hóa chất bảovệ thực vật Ước tính lượng bao bì, vỏ đựng thuốc chiếm khoảng 10% khối lượng tổng
số thuốc tiêu thụ, số lượng bao bì, vỏ đựng thuốc bảo vệ thực vật lên tới hàng chụcnghìn tấn mỗi năm
(ii) Chất thải phát sinh từ quá trình khai thác và chế biến
Ðối với lĩnh vực chế biến thủy sản, vẫn còn khoảng 16% số cơ sở chế biến tậptrung chưa có hệ thống xử lý nước thải Chất thải sinh hoạt trong nuôi trồng và chếbiến thủy sản ước tính trung bình từ 0,5 đến một kg/ngày (đối với các trang trại doanhnghiệp) Thành phần chủ yếu của chất thải này là thực phẩm chiếm khoảng 79,17%;giấy khoảng 5,18%; ni-lông, nhựa khoảng 6,84%…, chủ yếu là các thành phần hữu cơ
dễ phân hủy Do đó, có thể gây ra các tác động đến môi trường và nhiễm vi sinh trongquá trình phân hủy tạo ra Bên cạnh đó, chất thải trong ngành chế biến thủy sản; nguồnkhí thải từ các hệ thống lò hơi, máy phát điện, lò sấy có chứa nhiều thành phần độc hạikhác nhau, là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cho nên cần phải được xửlý theo quy chuẩn môi trường quy định…
Trang 18Nguồn nước thải chế biến thủy sản phát sinh từ nước rửa, sơ chế nguyên liệu,chế biến sản phẩm, vệ sinh dụng cụ và thiết bị máy móc, vệ sinh nhà xưởng sản xuất,trong các phân xưởng nhà máy chế biến thủy sản, với thành phần BOD5 khoảng 800 -2.000mg/l, COD khoảng 1.000 - 2.500mg/l, tổng chất rắn lơ lửng (TSS) khoảng 300 -600mg/l, tổng nitơ (tính theo N) khoảng 100 - 150mg/l, tổng phốt pho (tính theo P)khoảng 20-50mg/l, Coliforms > 3.000 MPN/100ml… Đây là nguồn gây ô nhiễm môitrường cần phải được xử lý nhằm đáp ứng Quy chuẩn môi trường theo quy định trướckhi thải ra nguồn tiếp nhận.
Đặc biệt, trong nước thải chế biến thủy sản, ngoài các thành phần P và N hữu cơ tựnhiên (thịt tôm, cá chế biến) còn có cả thành phần các chất P và N vô cơ tham gia vàoquá trình bảo quản, sơ chế, chế biến các sản phẩm thủy sản Việc sử dụng các hợp chấtđể giữ cho nguyên liệu (tôm, cá) được tươi lâu, không bị hư hỏng (phân urê là(NH2)2CO; phân SA là (NH4)2SO4…) và sử dụng hóa chất để tăng trọng nguyên liệuCBTS (Sodium Tripolyphosphate (STPP- Na5P3O10))…
(iii) Chất thải từ các cơ sở sản xuất muối
Trừ các nhà máy chế biến muối tinh có quy trình công nghệ đồng bộ, hầu hếtcòn lại bán cơ giới chưa làm tốt công tác vệ sinh môi trường Bên cạnh đó thì cơ sởchế biến nhỏ, nằm sản xuất trong khu dân cư nên mặt bằng hẹp Quá trình chế biếnmuối không ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh, cụ thể:
- Chất thải khí: Chủ yếu là hơi nước bốc ra trong quá trình nghiền trộn khôngảnh hưởng gì tới con người và môi trường xung quanh, ngược lại nó còn có lợi làmmát máy và làm mát khu vực sản xuất
- Chất thải lỏng: Nước muối sử dụng trong quá trình chế biến muối được thugom, xử lý qua hệ thống bể lắng, lọc và tuần hoàn lại cho sản xuất chế biến muối Vìvậy, chất thải lỏng chủ yếu là nước sinh hoạt, vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bịđược thải loại theo hệ thống thoát nước và có độ mặn không đáng kể
- Chất thải rắn: Muối bẩn rơi vãi trong quá trình nghiền, tạp chất xử lý trongquá trình sơ tuyển, tinh chế muối được thu gom và thải loại theo đường bộ
- Tiếng ồn: Muối là một chất rắn mềm và ngậm nước lớn nên quá trình nghiềnvà trộn không gây ra tiếng ồn như khi nghiền các chất rắn khác
1.2.4 Lĩnh vực lâm nghiệp
Nguồn gây ô nhiễm từ ngành lâm nghiệp chủ yếu liên quan đến các hoạt độngphát triển rừng (túi bầu PE, bao bì phân bón, thuốc BVTV) khai thác (cành nhánh, lácây, dầu máy) và chế biến gỗ (mùn cưa, khí, dầu máy)
1.2.5 Lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai
Chất thải từ lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai được chia làm các loại sau:
Trang 193.1.2.6 Lĩnh vực phát triển nông thôn (làng nghề, làng nghề truyền thống)
Chất thải tại các làng nghề và làng nghề truyền thống được chia thành 3 loại: Chất thảirắn, chất thải lỏng và khí thải
+ Chất thải rắn: Các chất thải rắn như xỉ than, gạch ngói vỡ, không được thu gom,
chôn lấp mà đổ bừa bãi vào góc vườn, bờ ao, bờ hồ, sông hoặc xếp xung quanh hàngrào trong mỗi gia đình gây không khí ngột ngạt, chật chội, tắc nghẽn các dòng chảy.Hầu hết chất thải tại các làng nghề không qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường xungquanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí Không giansản xuất chật hẹp, liền kề với nơi sinh hoạt hàng ngày, cộng với một lượng chất thảilớn không qua xử lý đã và đang là nguy cơ đe dọa sức khỏe và môi trường sống
+ Nước thải, chất thải lỏng: Nước thải của các cơ sở mạ ở các làng nghề hầu hết không
được xử lý và thải thẳng ra mương thoát nước của làng gây ô nhiễm nặng nề môi trườngnước, đất Ví dụ ở làng nghề Phùng Xá Hà Tây, nồng độ Crom, Fe, Mn, xyanua trongnước thải cao hơn TCVN 5945-1995 từ 1,1 - 700 lần, nồng độ CN - ở trong hai mẫunước giếng khơi của làng và nhà dân vượt TCVN 5944 -1995 từ 3 - 6 lần Nước thải củaquá trình tẩy dũa ở xã Quang Trung Nam Định hiện nay không được kiểm soát chặt chẽ,các hộ thải bỏ không an toàn xuống mương làng gây chết hoa màu và động vật dướinước Nồng độ dầu mỡ, khoáng, sắt, Clo dư trong nước thải cao hơn TCVN 5945-
1995 Ô nhiễm do nước thải từ các phân xưởng xeo giấy, nấu bột giấy không qua xử lýmang theo một hàm lượng lớn các chất hữu cơ phân hủy từ nguyên liệu, các hóa chất sửdụng như xút, lignin, nước javen, phèn kép, phẩm màu, nhựa thông
Các kết quả khảo sát tại hai làng nghề Phong Khê và Phú Lâm Bắc Ninh cho thấy, hàmlượng cặn lơ lửng vượt TCVN 5942-1995 từ 5-10 lần và BOD vượt 6-12 lần, NH3 vượt3-7 lần, ngoài ra các chỉ tiêu khác như pH, DO và coliform cũng vượt TCCP
+ Khí thải: Bụi tại các làng nghề mộc phát sinh trong quá trình vận chuyển và gia
công sản phẩm Nồng độ bụi đo được tại làng mộc Bích Chu Vĩnh Phúc trong khoảng4,8 - 24,5mg/m3, tại làng mộc Minh Tân Vĩnh Phúc trong khoảng 2,5 - 18,3mg/m3, tạilàng mộc khắc gỗ Đồng Kỵ Bắc Ninh trong khoảng 1,2 - 9,8mg/m3, tại làng mộcChàng Sơn Hà Tây là 4,7 - 8,3mg/m3 Nồng độ dung môi hữu cơ cũng tương đối caotại các bộ phận sơn hoàn thiện sản phẩm, do đặc thù sản xuất tại hộ gia đình có mặtbằng chật nên bộ phận sơn thường được bố trí ngoài trời là chính, khả năng phát tándung môi hữu cơ ra môi trường xung quanh rất lớn So với TCVN 5937-1995 vàTCVN 5938-1995 áp dụng đối với khu dân cư thì lại cao hơn rất nhiều lần Bụi phátsinh do các hoạt động vận chuyển, chế biến nguyên nhiên vật liệu đất, đá, cao lanh, ximăng, than, và bụi xỉ than tỏa ra từ khói lò Khí thải của các lò nung gạch, ngói,gốm, sứ có chứa các loại khí có hại như CO, SO2, NOx, HF , và mùi khó chịu bởicác khí H2S, NH3 từ phân gia súc, gia cầm, từ bã sản phẩm để chất đống
1.3 Hiện trạng quản lý chất thải nông nghiệp
Công tác quản lý chất thải nông nghiệp còn nhiều bất cập
+ Quản lý vỏ bao bì thuốc BVTV: Tại nhiều tỉnh hiện tượng vứt vỏ bao bì, chai lọ
thuốc bảo vệ thực vật, súc rửa dụng cụ trên sông, mương diễn ra còn phổ biến Gâyảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như đến sức khỏe cộng động do các hóa chất cònsót lại trong các chai lọ và vỏ bao bì Hiện nay, các tỉnh đã có hỗ trợ một số địaphương xây dựng các bể chứa bằng bê tông đặt ở đầu bờ ruộng Đồng thời, tuyêntruyền vận động bà con nông dân thải bỏ các loại chất thải chứa hóa chất BVTV vào
Trang 20các bể chứa theo quy định Mô hình này đang nhận được sự ủng hộ của bà con và đã
có hiệu quả bước đầu, hạn chế được tình trạng vứt bừa bãi của người dân Tuy nhiênqua khảo sát thực tế cho thấy, các bể chứa được xây bằng xi măng, đa phần không cónắp đậy, các mẫu thiết kế bể thu gom bao bì thuốc BVTV này phần lớn chưa có quychuẩn về kích thước, chất liệu, cấu tạo để đáp ứng yêu cầu thu gom được an toàn.Lượng chất thải vỏ chứa hóa chất BVTV thu gom vào các bể lưu chứa ở hầu hết cáctỉnh chưa có hướng xử lý hợp vệ sinh do thiếu hướng dẫn kỹ thuật
+ Công tác quản lý chất thải rắn: Lượng rác thải rắn đã được nhiều địa phương
quan tâm thu gom với tỉ lệ cao, đầu tư dành cho công tác thu gom rác thải đã có nhiềuchuyển biến, tuy nhiên việc xử lý còn nhiều bất cập do các nguyên nhân như công tácquy hoạch, kinh phí hoạt động cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, một số bộphận người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường chung, công tác vận hành chưa đồng
bộ Về công nghệ xử lý, quy trình vận hành chưa được thực hiện đúng, một phần nănglực của đơn vị thu gom xử lý còn nhiều hạn chế, một phần do thiếu kinh phí Công tác
xã hội hóa chưa thu hút được sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trongquản lý và xử lý nguồn chất thải nguy hại
+ Về công tác quản lý chất thải chăn nuôi: ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ
khá nhanh, tuy nhiên, do tình trạng phát triển chăn nuôi thiếu quy hoạch dẫn tới ônhiễm môi trường vẫn xảy ra ở một số nơi Chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm khoảng 70%
số hộ chăn nuôi Phần lớn các cơ sở chăn nuôi nay vẫn nằm trong khu dân cư, xả trựctiếp chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi và con người.Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn mặc dù đã có hệ thống xử lý chất thảivới các loại công nghệ khác nhau, nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để Việc ban hànhcác văn bản quy định và hướng dẫn BVMT trong chăn nuôi còn hạn chế, đồng thờicông tác triển khai, giám sát, thanh kiểm tra và đánh giá môi trường chăn nuôi chưađược quan tâm đúng mức…
+ Về công tác quản lý chất thải môi trường nông nghiệp nông thôn: Việc thu gom,
xử lý chất thải nông thôn cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấpchính quyền địa phương Công tác quy hoạch, lựa chọn điểm chôn lấp rác chưa hợp lý,gây tốn kém quỹ đất; công nghệ lò đốt chưa phù hợp; kinh phí hoạt động cho công tácbảo vệ môi trường còn thiếu so với nhu cầu thực tế Nhận thức của người dân tại cáckhu vực nông thôn về vấn đề môi trường chưa cao, nhất là việc lạm dụng thuốc bảo vệthực vật trong sản xuất, xả rác thải không đúng nơi quy định và chưa tích cực tham giacông tác vệ sinh môi trường tại khu vực mình sinh sống
1.4 Hiện trạng xử lý chất thải nông nghiệp
1.4.1 Lĩnh vực trồng trọt
(i) Xử lý phụ phẩm nông nghiệp
Nguồn phụ phẩm lĩnh vực trồng trọt rất phong phú và đa dạng như rơm, rạ, bãmía, thân cây ngô, vỏ cà phê và phụ phẩm rau Nông dân cũng đã biết tận dụng cácloại phụ phẩm này để làm phân bón, thức ăn chăn nuôi, tái tạo năng lượng và bón chocây trồng, góp phần giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường
Trang 21Bảng 14 : Tỷ lệ các hình thức sử dụng rơm rạ tại một số tỉnh ở Việt Nam (%)
Địa phương Đốt tại
ruộng
Vùi tạiruộng
Ủ phân Thức ăn
gia súc
Chất độnchuồng
Làmnấm
Nguồn: Số liệu điều tra Viện Môi trường NN, 2018
Hình 8: Tỷ lệ % trung bình các hình thức sử dụng rơm rạ tại
một số tỉnh ở Việt Nam
Hiện nay hình thức sử dụng rơm rạ tại một số tỉnh ở Việt Nam vẫn chủ yếu là đốt tạiruộng chiếm tỷ lệ bình quân là 42.28%, ngoài ra rơm rạ còn sử dụng để làm thức ăngia súc 15.33% và vùi tại ruộng 15.2%
Bảng 15: Tỷ lệ các hình thức sử dụng trấu tại một số tỉnh ở Việt Nam (%)
Trang 22Địa phương Chất đốt Ủ phân Lót chuồng Than sinh
Nguồn: Số liệu điều tra Viện Môi trường NN, 2018
Hình 9: Tỷ lệ % trung bình các hình thức sử dụng trấu tại một số tỉnh ở Việt Nam
Tương tự như rơm rạ, trấu cũng chủ yếu được sử dụng làm chất đốt chiếm 58%, ngoài
ra trấu còn sử dụng để lót chuồng 18% và ủ phân 15%, các hình thức sử dụng còn lạinhư làm than sinh học, ủ gốc không đáng kể
Bảng 16: Hiện trạng xử lý phế phụ phẩm từ cây mía tại một số tỉnh
Hình thức xử lý (%) Thức ăn gia
Trang 23TT Dạng phụ phẩm
Hình thức xử lý (%) Thức ăn gia
súc Chất đốt ruộng mía Che phủ Khác
Nghệ An
thu hoạch)Gốc mía
Bảng 17: Hiện trạng xử lý phế phụ phẩm từ cây rau tại một số tỉnh (Hà Nội, Hưng
Yên, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng)
chất đốt
Làm thức
ăn chănnuôi
Chấtđộnchuồng
Nguồn: Số liệu điều tra Viện Môi trường NN, 2018 (ii) Xử lý chất thải nông nghiệp
Đối tượng tập trung xử lý là vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV – gồm túinilom, chai nhựa, chai thủy tinh) chưa được thu gom và xử lý, sau khi phun thuốcxong, người dân vứt bừa bãi trên đồng ruộng, không có nơi quy định
Cách thức xử lý:
Trang 24+ Các chai lọ (bao bì) đựng thuốc sau khi đã lấy sạch thuốc đem tiêu hủy, phảitiếp tục thao rửa vài ba lần bằng nước vôi bão hòa, vài ba lần bằng nước sạch, sau đóđem xử lý bằng cách chôn sâu trong đất.
+ Nước vôi bão hòa sau khi thau rửa bao bì được trung hòa bằng axit rồi dộiqua lớp than hoạt tính, nước thải ra môi trường Than bẩn gộp chung lại đưa vào hốchôn
+ Xử lý khu vực chôn lấp chung các bao bì đựng các loại hóa chất BVTV:
Ô chôn lấp được lựa chọn và xây dựng tại một vị trí có địa hình thuận lợi, ít bịảnh hưởng của nước mưa và ngập lụt Ô sâu 3 – 5 m (tùy theo lượng sản phẩm phânhủy cần chôn lấp) Hố cách xa nguồn nước sinh hoạt của nhân dân, không bị đào bớisau này Hố có thể ngay cạnh bãi tiêu hủy hoặc ở nơi khác thuận tiện hơn tùy theo địahình của địa phương Ô chôn lấp được xây dựng dạng ô chìm
Xây tường bao quanh và đặt biển báo
1.4.2 Lĩnh vực chăn nuôi
(i) Chất thải rắn
Ủ compost: Để có thể ủ được phân compost thì cần phải phân tách được chất
thải rắn và chất thải lỏng do đó chỉ có nơi nào tiến hành phân tách chất thải mới ápdụng biện pháp này
Bón cho cây: Đây là biện pháp mà các trang trại sử dụng trực tiếp phân và nước
thải của các chuồng nuôi lợn để tưới hoặc bón cho cây trồng Đây cũng là một trongnhững biện pháp được áp dụng khá phổ biến Thông thường biện pháp này được ápdụng khi khu chăn nuôi có kết hợp với trồng trọt
Hầm biogas: Đây là công nghệ đang được áp dụng phổ biến ở Việt Nam.
Nguyên liệu khi qua công nghệ biogas thì một phần sẽ chuyển hóa thành khí biogas,còn một phần là bã đặc và nước thải lỏng Bã thải này có thể được sử dụng với nhiềumục đích khác nhau: như dùng để làm phân bón (giúp tăng năng suất cây trồng, hạnchế sâu bệnh, nâng cao độ phì cho đất); các mục đích khác (xử lí hạt giống trước khigieo trồng, nuôi thủy sản, trồng nấm…), công nghệ biogas cũng đem lại nhiều lợi íchtrong việc đun nấu, thắp sáng, chạy động cơ đốt trong (thay thế xăng, dầu dieden), úmgà con, nuôi tằm, sưởi nhà kín, giảm bớt mùi hôi thối chuồng trại
+ Sử dụng làm thức ăn cho cá: Đây là hình thức xử lý chất thải bằng cách đưa
chất thải từ các chuồng trại xuống ao nhằm cung cấp thức ăn cho cá Biện pháp này rấthiệu quả do vừa tiết kiệm được chi phí mua thức ăn cho cá, vừa giải quyết được vấn đềmôi trường, hơn nữa biện pháp này lại rất đơn giản và không tốn nhiều công sức Tuynhiên, nếu thả quá nhiều chất thải xuống ao cá có thể gây ô nhiễm nước ao và làm ảnhhưởng đến sự sinh trưởng của cá; hơn nữa việc sử dụng phân thải làm thức ăn còn phảicăn cứ vào loại cá thả trong ao
Mỗi hình thức đều có ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên, hiện nay các trang trạithường chỉ sử dụng 1 đến 2 biện pháp xử lý chất thải đơn lẻ nên không giải quyết triếtđể được nguồn thải phát sinh Do đó sử dụng cùng lúc nhiều biện pháp xử lý sẽ giúpcác trang trại không những xử lý triệt để được nguồn thải mà còn giúp họ tăng cườngsử dụng chất thải, tiết kiệm được chi phí và tạo ra thu nhập tăng thêm Bên cạnh đó,việc quản lý môi trường chăn nuôi còn thiếu sự quan tâm thỏa đáng của các cấp chính
Trang 25quyền, thói quen lao động chưa gắn chặt với việc bảo vệ môi trường; Phương thức vàtập quán chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán xả thải tự nhiên ra môi trường và nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường trực tiếp, phạm vi, quy mô rộng lớn
Bảng 18 Hiện trạng xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi
1 Số trang trại thực hiện báo cáođánh giá tác động môi trường 14,3 2.113
2 Số trang trại có kế hoạch bảo vệmôi trường 51,2 7.682
3 Số trang trại được chứng nhận an toàn dịch bệnh 7,8 1.131
4 Số trang trại được chứng nhậnan toàn sinh học 2,2 346
5 Số trang trại được chứng nhậnVietGAP và các hình thức khác 21,3 3.310
6 Số trang trại chưa áp dụng cácbiện pháp xử lý chất thải 3,2 486
Nguồn: Báo cáo Cục Chăn Nuôi năm 2017
Bảng 19 Hiện trạng xử lý chất thải và hình thức áp dụng xử lý chất thải tại các
nông hộ chăn nuôi
(Triệu hộ)
1 Số hộ áp dụng các biện pháp xử lý chất thải 53 2,2
2 Số hộ chưa áp dụng các biện pháp xử lý chất thải 47 1,9
Nguồn: Báo cáo Cục Chăn Nuôi năm 2017
Bảng 20 Hình thức áp dụng xử lý chất thải tại các nông hộ
và trang trại chăn nuôi
Đơn vị tính: công trình
Tổng số Công trình khí sinh học (Công trình
KT1,KT2 + Composite + Công nghệ khác) 258.860 15.370 229.207
Trang 26Tổng số Công nghệ khác (Công trình) 74.420 961 73.459
Nguồn: Báo cáo Cục Chăn Nuôi năm 2017
Một ví dụ về thống kê các hình thức quản lý chất thải chăn nuôi được áp dụngtại các cơ sở chăn nuôi điển hình ở Hưng Yên, như hình dưới đây
Hình 10: Hình thức quản lý chất thải chăn nuôi tại Hưng Yên
1.4.3 Lĩnh vực thủy sản, diêm nghiệp
Các số liệu thống kê cho thấy, chất thải rắn tại các cơ sở chế biến thủy sản đượcxử lý theo các hình thức: Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý; Tái sử dụng làmnguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc; Sử dụng chế phẩm sinh học và phương pháp xửlý hiếu khí
Bảng 21: Một số hình thức xử lý chất thải tại các cơ sở chế biến thủy sản
Hải phòng Ký hợp đồng thu gom, vận
chuyển , xử lý
Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển , xử lý
Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển , xử lý
Ký hợp đồng thugom, vận
chuyển , xử lý
Trang 27Tỉnh 2015 2016 2017 T6/2018
Hậu Giang
Tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc
Tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc
Tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc
Tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc
Bình Định
Tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (90%); Thu gom, hợp đồngvới các công tyxử lý chất thải xử lý theo quy định
Tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (90%); Thu gom, hợp đồng với các công ty xử lý
chất thải xử lý
theo quy định
Tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (90%); Thu gom, hợp đồng với các công ty xử lý
chất thải xử lý
theo quy định
Tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (90%); Thugom, hợp đồng với các công ty xử lý chất thải xử lý theo quy định
An Giang Chế phẩm sinh học, PP sinh
học hiếu khí
Chế phẩm sinh học, PP sinh học hiếu khí
Chế phẩm sinh học, PP sinh học hiếu khí
Chế phẩm sinh học, PP sinh họchiếu khí
Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra của các Sở NN$PTNT tỉnh
Chất thải rắn tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản được xử lý thông qua các hìnhthức: xử lý chung với rác thải sinh hoạt; thu gom, khử trùng, chôn lấp; đắp bờ trồngcây
Bảng 22: Một số hình thức xử lý chất thải rắn tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản
Hậu Giang Xử lý chung vớirác sinh hoạt Xử lý chung với rác sinh hoạt Xử lý chung với rác sinh hoạt
Xử lý chung với rác sinh hoạt
Phú Yên Thu gom, khử trùng, chôn lấp
(50%)
Thu gom, khử
trùng, chôn lấp (50%)
Thu gom, khử
trùng, chôn lấp (50%)
Thu gom, khử trùng, chôn lấp (50%)
Sóc Trăng Sên, vét, đắp bờ, trồng cây
(90%)
Sên, vét, đắp bờ,trồng cây (90%)
Sên, vét, đắp bờ, trồng cây (90%)
Sên, vét, đắp bờ, trồng cây (90%)
Kiên Giang Thuê công ty xi măng Holcim
tiêu hủy
Thuê công ty xi măng Holcim tiêu hủy
Thuê công ty xi măng Holcim tiêuhủy
Thuê công
ty xi măng Holcim tiêu hủyQuảng Nam 80% Thu gom,
phân loại, bán tái chế
80% Thu gom, phân loại, bán táichế
90% Thu gom, phân loại, bán tái chế
90% Thu gom, phân loại, bán
Trang 28Tỉnh 2015 2016 2017 T6/2018
tái chế
An Giang
Chế phẩm sinh học, PP sinh họchiếu khí, hóa học, thảm thực vật
Chế phẩm sinh học, PP sinh học hiếu khí, hóa học, thảm thực vật
Chế phẩm sinh học, PP sinh học hiếu khí, hóa học, thảm thực vật
Chế phẩm sinh học,
PP sinh học hiếu khí, hóa học, thảm thực vật
Khánh Hòa
Thu gom và xử
lý theo quy định(90%); Đốt hoặc không thu gom (10%)
Thu gom và xử
lý theo quy định (90%); Đốt hoặc không thu gom (10%)
Thu gom và xử lý
theo quy định (90%); Đốt hoặc không thu gom (10%)
Thu gom và xử lý theo quy định (90%); Đốthoặc khôngthu gom (10%)
Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra của các Sở NN$PTNT tỉnh 1.4.4 Lĩnh vực lâm nghiệp
Chất thải trong sản xuất nông lâm nghiệp là nguyên liệu thực vật bị bỏ đi dướidạng chất thải bao gồm các phần bị cắt và tỉa của cây lấy gỗ và cây bụi, phần cỏ xén
đi, lá cây, chất thải vườn, phế thải gỗ có nguồn gốc tự nhiên (chưa xử lý) và cỏ dại(thuộc loại có hại hoặc các loại khác) Loại chất thải này thường được chế biến thànhphân ủ nhưng quy trình này tốn kém và rất khó có khả năng bán được với giá đủ để bùđắp chi phí
Nước thải sản xuất gỗ là nước thải phát sinh từ các quá trình: sản xuất đồ thủcông mỹ nghệ, sơn mài gỗ, luộc gỗ,… Nước thải sản xuất gỗ có hàm lượng ô nhiễmkhá cao, do đó phải áp dụng phương pháp keo tụ kết hợp sinh học mới xử lý triệt đểchất ô nhiễm
Quy trình xử lý:
Trang 29Từ bể điều hòa nước thải tiếp tục được bơm qua bể lắng để tách bùn sinh học, ởđây phần lớn bùn sinh học (bùn hoạt tính) có trong nước thải sẽ được lắng xuống đáythiết bị Một phần bùn sau khi lắng sẽ được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí để đảmbảo lượng bùn luôn ổn định cho vi sinh vật hoạt động Phần bùn dư sẽ được xả bỏ theođịnh kỳ để xử lý Nước trong sau khi lắng sẽ chảy qua bể khử trùng để tiêu diệt hàmlượng vi khuẩn gây bệnh còn tồn tại trong nước trước khi thải ra môi trường Hóa chấtkhử trùng Chlorine sẽ được bơm vào liên tục bằng bơm định lượng Sau thời gian tiếpxúc cần thiết, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảmbảo an toàn cho nước thải trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận về mặt vi sinh Từ bể khủtrùng, nước thải sẽ được bơm qua thiết bị lọc áp lực nhằm đem lại độ trong cần thiếtcũng như loại bỏ hàm lượng cặn còn lại đạt tiêu chuẩn Nước thải sau khi xử lý sẽđược thải ra nguồn tiếp nhận, lượng bùn thải sẽ được xử lý theo quy định
1.4.5 Lĩnh vực phát triển nông thôn
Mỗi năm tại khu vực nông thôn phát sinh khoảng hơn 47 triệu tấn chất thảichăn nuôi và hơn 14 nghìn tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại vàCTR phát sinh từ nhóm làng nghề tái chế phế liệu (kim loại, giấy, nhựa…) với nhiềuthành phần nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người
1.5 Các vấn đề môi trường chính của từng lĩnh vực
1.5.1 Lĩnh vực trồng trọt
Trong lĩnh vực trồng trọt, các vấn đề môi trường chính trong lĩnh vực trồng trọt bao gồm:
+ Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật: hiện tượng bao bì, chai lọ sau khi dùng xong
để lại ngoài động ruộng, rơm rạ tràn lan trên kênh mương, bờ ruộng hoặc bị đốt khói
mù mịt thống kê của Tổng cục Môi trường, mỗi năm nông nghiệp nước ta hiện nay sửdụng khoảng 110.000 tấn, tăng gấp 3 lần năm 2005, ước tính thải ra môi trường 11.000tấn bao bì, chai lọ có hàm lượng độc chất cao và khó tái chế, sử dụng (chai lọ đựng
Trang 30hoá chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng), hoạt động chăm sóc thú y (chai
lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ)
+ Phân bón hóa học: sử dụng nhiều loại phân bón hóa học, trung bình mỗi ha
lúa nông dân sử dụng từ 150-180 kg/ha Sử dụng phân bón chưa đúng và vượt ngưỡnghấp thu của cây trồng không chỉ gây phát thải chất thải về bao bì đóng gói (khoảng 240tấn bao bì mỗi năm), mà còn gây tồn dư trong đất gây ô nhiễm môi trường
+ Phế phụ phẩm sau thu hoạch: có tới 80% khối lượng rơm rạ, thân các loài
cây lương thực bị đốt hoặc vứt bỏ ngoài đồng ruộng Bên cạnh chất thải hữu cơ, nguồnchất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất cũng khá lớn và ngày càng đáng báođộng trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ, ), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu,cám, lõi ngô, thân ngô) Hiện nay bà con nông dân không còn tận dụng phổ biến cácphụ phẩm trồng trọt như rơm, rạ, thân ngô, lá mía cho đun nấu và độn chuồng Đểthuận tiện cho thu hoạch tiết kiệm công lao động, nông dân thường cắt ngang cây lúa,tuốt lúa và phụt rơm rạ tràn lan ngoài bở ruộng Rơm rạ sau khi thu hoạch, chỉ một sốít được tận dụng còn đa phần là đốt trực tiếp ngoài ruộng vừa gây lãng phí chất hữu cơ,vừa gây khói bụi mù mịt làm ảnh hưởng đến sức khỏe nông dân như gây các bệnhđường hô hấp, phổi, phát thải khí nhà kính khi rơm rạ bị phân hủy trong điều kiệnngập nước, làm nghẹt rễ, giảm năng suất lúa, lãng phí nguồn chất thải hữu cơ cho canhtác nông nghiệp
1.5.2 Lĩnh vực chăn nuôi, thú y
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn,chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng
kỹ thuật
+ Chất thải rắn: lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra
(kg/con/ngày) là: Bò 10, trâu 15, lợn 2, gia cầm 0.2, do vậy hàng năm, đàn vật nuôiViệt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ănthừa) Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), xả thẳng ra môitrường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
+ Chất thải lỏng: Hàng năm có khoảng 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân
lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại) Trong đó, khoảng 80% chất thải lỏng (20-24triệu m3) xả thẳng ra môi trường,
+ Khí thải: Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụng như
hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2 quy đổi thì với tổng khốichất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO2 Các nhà nghiên cứu
đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt
độ trái đất tăng lên (biến đổi khí hậu toàn cầu), lớn hơn cả phần do giao thông vận tảigây ra Phát thải khí NH3 : Ammoniac (NH3) có trong khí, trước hết là từ sự phân hủyvà bốc hơi của các chất thải vật nuôi Các hoạt động sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi,sử dụng phân bón) đã được xác định là các nguồn lớn thải khí NH3 ra môi trường.Trong các hoạt động chăn nuôi, sự thải NH3 vào môi trường trước hết là từ chuồng trại,nuôi vỗ béo mở (hở), chế biến và giữ trữ phân, sử dụng phân bón trên đất, Nitơ đượcthải ra ở dạng ure (động vật có vú) hoặc axit uric (chim) và NH3, nitrogen hữu cơ trongphân và nước tiểu của vật nuôi Để biến ure hoặc axit uric thành NH3cần có enzymeurease Sự biến đổi này xẩy ra rất nhanh, thường là trong ít ngày NH3 thoát ra sẽ gâyảnh hưởng xấu (-) lên môi trường, như làm axit hóa đất và gây phì nhiêu hóa nước mặt
Trang 31giúp thực vật (tảo độc hại) phát triển sẽ tiêu diệt động vật nước do làm giảm lượngoxy, ảnh hưởng xấu (-) đối với sức khỏe và năng suất vật nuôi Đồng thời NH3 có thểảnh hưởng xấu (-) lên sức khỏe con người, dù chỉ ở mức thấp cũng có thể gây sưngphổi, sưng mắt Nồng độ cao NH3 trong không khí ảnh hưởng đáng kể tới hô hấp vàtim mạch của con người.
+ Ô nhiễm không khí chuồng nuôi: Kết quả phân tích không khí chuồng nuôicho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vượt quá ngưỡng cho phép Nồng độ NH3 trong nông
hộ đạt 0,112% mg/m3 vượt gấp 11,2 lần tiêu chuẩn cho phép; gia trại đạt 0,125 mg/m3gấp 12,5 lần tiêu chuẩn cho phép; trang trại đạt: 0,15 mg/m3 gấp 15 lần tiêu chuẩn chophép Nồng độ H2S: Trong nông hộ đạt 0,0053 mg/m3 vượt gấp 1,06 lần tiêu chuẩncho phép; gia trại đạt 0,0082% mg/m3 gấp 1,64 lần tiêu chuẩn cho phép; trang trại đạt:0,0069 mg/m3 gấp 1,38 lần tiêu chuẩn cho phép Độ nhiễm khuẩn không khí: nông hộđạt 35.500 VK/m3 cao hơn mức cho phép 19,72 lần, trang trại đạt: 45.444 VK/m3 caohơn mức cho phép 25,2 lần; trang trại đạt 39,667 VK/m3 cao hơn mức cho phép 22lần Như vậy không khí chuồng nuôi của cả 3 phương thức chăn nuôi đều bị ô nhiễmtheo xu thế chăn nuôi gia trại và trang trại có mức độ ô nhiễm cao hơn
Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh mương trong vùng làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt, tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa và ghẻ lở cao
1.5.3 Lĩnh vực thủy sản, diêm nghiệp
Các hoạt động trong nuôi trồng và chế thủy sản đã phát sinh các nguồn chất thảirắn, chất thải lỏng, khí thải gây ô nhiễm môi trường với các nguồn thải chính bao gồm: + Bùn thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, nuôi
tôm thâm canh, nuôi cá tra công nghiệp, nuôi cá trê) chứa các nguồn thức ăn dư thừathối rữa bị phân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất Diatomit,Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+ ,SO42- Lớp bùn này có chiều dày từ 0,1-0,3m trong tình trạng ngập nước yếm khí tạothành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4, Mecaptan…thải ra trongquá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnhhưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng Thành phần bùn thải nuôi tôm công nghiệp
có chứa khoảng 29,5%, Si 27.842mg/kg, Ca 13.256 mg/kg, K 5.642 mg/kg, Fe 11.210mg/kg, H2S 8,3mg/kg, N-NH3 36,1mg/kg, N-NO3 0,3mg/kg, N-NO2 0,1mg/kg,PO4 1,8mg/kg, bùn thải đáy ao nuôi cá tra có thành phần pH 4,37-5,39, TOC 1,56-1,89%, tích tụ khoảng 24% nitơ và 24% phốt pho, trong bùn đáy ao nuôi tổng N 0,131-0,186%, tổng P 0,124-0,181%… là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọngcần phải được xử lý triệt để
+Nước thải nuôi trồng thủy sản: Nước thải nuôi tôm công nghiệp có hàm
lượng các chất hữu cơ cao (BOD5 12 - 35mg/l, COD 20 - 50mg/l), các chất dinhdưỡng (photpho, nitơ), chất rắn lơ lửng (12 - 70mg/l), ammoniac (0,5 - 1mg/l),coliforms (2,5.102 -3.104 MNP/100ml) Nước thải nuôi cá trê lai có thành phầnBOD5 56mg/l, COD 118mg/l, tổng N 11,50 mg/l, tổng P 5,02 mg/l Nước thải nuôi cátra có thành phần BOD5 50mg/l, COD 112mg/l, tổng N 4,81 mg/l, tổng P 2,17 mg/l.Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản trong một vụ nuôi (nuôi tôm thường 2 vụ/năm,nuôi cá 1 vụ/năm) có thể đạt đến 15.000 - 25.000 m3/ha tùy thuộc vào quy trình nuôi
Trang 32các loại thủy sản có chứa nhiều thành phần độc hại và các nguồn dịch bệnh phảiđược xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
+ Nước thải trong ngành chế biến thủy sản: là nguồn nước thải từ nước rửa
nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, các nguồn nước vệ sinh nhàxưởng sản xuất, nước rửa máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất trong các phân xưởngnhà máy chế biến thủy sản với thành phần như sau: BOD5 khoảng 800 - 2.000mg/l, cólúc đạt đến 4.500mg/l COD khoảng 1.000 - 2.500mg/l, có lúc đạt đến 5.000mg/l, chấtrắn lơ lửng (SS) khoảng 300 - 600mg/l, nitơ tổng số (Nt) khoảng 100 - 150mg/l,photpho tổng số (Pt) khoảng 20-50mg/l, đặc biệt vi sinh Coliforms thường lớn hơn1.105 MPN/100ml, với lưu lượng khoảng 20 - 35 m3/tấn sản phẩm, đây là nguồn gây
ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng cần phải được xử lý đáp ứng quy chuẩn môitrường quy định
+ Nguồn khí thải từ các hệ thống lò hơi, máy phát điện, lò sấy… chứa các
thành phần độc hại CO, CO2, NO2, SO2, với lưu lượng, thành phần thải khác nhau,cần được quản lý chặt chẽ và được xử lý tại nguồn đáp ứng quy chuẩn môi trường quyđịnh trước khi thải ra môi trường Bên cạnh đó, trong sản xuất chế biến thủy sản còntạo ra mùi hôi do phân hủy chất hữu cơ như H2S, NH3, CH3SH (Methyl mercaptan),dung môi hữu cơ bay hơi, chất khử trùng phát sinh trong các công đoạn sản xuất chếbiến thủy sản
+ Chất thải nguy hại bao gồm: Thùng đựng hóa chất các loại (thuốc khử trùng
Chlorine, hóa chất cơ bản, chế phẩm hóa học), các loại dầu nhớt cặn (nhớt thải, dầucặn máy biến thế thải, POPS…), bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau máy dính dầuthải, cặn dầu nhiễm hoá chất… phải được thu gom và xử lý theo quy định tại Thông tư
số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại
+ Chất thải sinh hoạt trong nuôi trồng và chế biến thủy sản: Thành phần trung
bình: Thực phẩm khoảng 79,17%, giấy khoảng 5,18%, ni lông, nhựa khoảng 6,84%,
kim loại khoảng 1,05% (nguồn: Cục kiểm soát ô nhiễm)
Vấn đề mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ngày càng lớn.Tình trạng tự phát trong sản xuất thể hiện rõ ở nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành,đặc biệt là vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng thiếu quy hoạch, chuyển đổi đất giữatrồng lúa và nuôi tôm, phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, khai thác hải sản quá mức dẫnđến dịch bệnh lây lan và phát tán nhanh, hiệu quả kinh tế giảm
1.5.4 Lĩnh vực lâm nghiệp
Các hoạt động lĩnh vực lâm nghiệp đã phát sinh các nguồn chất thải gây ô nhiễm môitrường với các nguồn thải chính bao gồm:
Từ việc trồng và khai thác rừng:
- Bụi và khí thải tạo ra do hoạt động xử lý thực bì trong trồng rừng, khai thác gỗ; (i) Tro, bụi và các khí thải độc hại như CO, SO2, NOx, bụi, muội phát sinh do quá trình khai thác, CBCNV ở lán trong rừng thải ra và do xử lý thực; Công ty không
áp dụng đốt thực bì nên khối lượng chất ô nhiễm thải vào không khí không đáng kể vàtác động đối với môi trường không khí chỉ mang tính tức thời
(ii) Bụi từ công đoạn cuốc hố trồng rừng, xới vun gốc trong quá trình chăm sócrừng làm ảnh hưởng đến môi trường; mức độ phát tán vào không khí trong phạm vi hẹp nên ít ảnh hưởng đối với môi trường mà chủ yếu ảnh hưởng tới công nhân trực tiếp sản xuất
Trang 33(iii) Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển, vận xuất: Hình thức vận xuất gỗ chủyếu bằng xe trâu nên hầu như không tạo ra bụi gây hại đến môi trường; tuy nhiên một
số trường hợp vẫn sử dụng hình thức kéo lết sẽ tạo ra bụi phát tán vào môi trường không khí ở mức độ ít Do vậy, tác động tới môi trường không khí trong giai đoạn nàylà không đáng kể
+ Ô nhiễm nhiệt do quá trình đốt dọn thực bì
+ Do bón phân vô cơ;
+ Sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong giai đoạn trồng rừng và ươm cây
+ Xói mòn đất xảy ra do hoạt động trồng, phát dọn thực bì và khai thác rừng
+ Do hoạt động khai thác rừng bỏ lại cành lá, chất thải do công nhân thi công sinh hoạt tại rừng thải ra; do xói mòn đất trong quá trình cuốc hố trồng rừng và một số hoạtđộng khác Ước tính mỗi ha rừng sau khi khai thác sẽ thải hồi 10 kg cành, lá thực vật vào trong nước Do hàm lượng hữu cơ trong xác thực vật cao nên khối lượng xác thựcvật như vậy sẽ làm hàm lượng chất hữu cơ, COD, BOD trong các thuỷ vực lân cận tăng từ 5-10% nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép nên không ảnh hưởng xấu đến môi trường nước
+ Chất thải xuống dòng chảy làm thay đổi hợp chất hữu cơ, hàm lượng COD, BOD trong nước
+ Khai thác trắng trên diện rộng được coi là nguyên nhân chính dẫn đến biến động lưu lượng dòng chảy; làm tăng dòng chảy bề mặt, hạn chế mực nước ngầm
Từ chế biến và sản xuất đồ gỗ:
+ Chất thải rắn: Chất thải từ quá trình gia công các chi tiết sản phẩm gỗ bao
gồm mùn cưa và bụi gỗ Các phế liệu sản xuất nhu gỗ vụn: đầu mẫu gỗ thừa, mùn cưa Tuy nhiên, các chất thải này được thu gon để dùng trong đun nấu của gia đình và bán cho nhân dân trong thôn nên các chất thải đó không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như dân cư trong khu vực
+ Nước thải: Chúng có thể bị cuốn theo trong quá trình lau rửa sản phẩm, rửa
tay ra các nguồn nước thải lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực
+ Bụi, tiếng ồn: Nguồn ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu từ công đoạn
cưa, xẻ gỗ thành khối: phát sinh bụi có kính thước lớn, mùn cưa, tiếng ồn từ động cơmáy xẻ, máy cưa… Do các loại máy này chạy bằng nguồn điện nên không tạo ra cáckhí độc hại như CO, SO2, NOx, H2S… vào trong không khí Những tác nhân gây ônhiễm không khí như bụi, mùn cưa thường có kích thước lớn nên cũng không phát tán
đi xa mà chỉ tập trung chủ yếu trong xưởng sản xuất Công đoạn pha chế theo mẫu,gia công sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm: phát sinh các loại bụi do bào, khoan tiện,đáng giấy giáp bóng sản phẩm với mức độ bụi tập trung trong phạm vi nhỏ, khôngphát tán ra khỏi khu vực sản xuất Ngoài ra, trong quá trình phun sơn mầu, phun bóngsản phẩm cũng phát tán hơi xăng, màu vào môi trường không khí trong khu vực xưởngsản xuất
+ Phát thải các hơi xăng từ quá trình phun sơn cho các sản phẩm: thất thoát
vào môi trường không khí khoảng 1% lượng sơn, xăng phun
Trang 341.5.5 Lĩnh vực phát triển nông thôn
Các hoạt động trong môi trường nông nghiệp nông thôn đã phát sinh các nguồnchất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải gây ô nhiễm môi trường với các nguồn thải chínhbao gồm:
+ Nước thải và chất thải rắn từ các làng nghề: nhiều làng nghề hoạt động trong
các lĩnh vực sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao đối với môi trường như: tái chếnhựa, kim loại, ắc quy chì, chăn nuôi gia súc, sản xuất giấy, Ô nhiễm mùi, ô nhiễmnước, ô nhiễm chất hữu cơ tập trung nhiều tại các làng nghề chế biến lương thực, thựcphẩm và giết mổ Ô nhiễm kim loại nặng trong nước mặt đang xảy ra tại các làng nghề
cơ kim khí và làng nghề tái chế kim loại như làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh),làng nghề tái chế nhôm Yên Bình (Nam Định), làng nghề tái chế chì Đông Mai, VănLâm (Hưng Yên)
+ Khói bụi và kim loại nặng: đang là vấn đề phổ biến tại các làng nghề sản
xuất gốm sứ, chế tác đá, đồ thủ công mỹ nghệ như làng nghề gốm sứ Bát Tràng (HàNội) Ô nhiễm không khí vẫn diễn ra tại làng nghề tái chế nhựa như làng nghề tái chếnhựa Trung Văn, làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn (Nam Định)
Thực trạng này khiến cho môi trường nông thôn đang phải gánh chịu những bấtlợi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
Ngoài ra,
+ Chất thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong
sản xuất nông nghiệp Theo đó, tổng khối lượng chất thải chăn nuôi khoảng 73 triệutấn/năm
+ Bao bì thuốc BVTV: Theo Bộ NN và PTNT, mỗi năm hoạt động nông nghiệp
phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệthực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng
+ Phụ phẩm sau thu hoạch:
+ Phân bón hóa học: Có đến 60-65% lượng phân đạm không được cây trồng
hấp thụ; hàng chục triệu tấn chất thải chăn nuôi, 90% khối lượng chất thải rắn chưađược xử lý chủ yếu đổ ra ven đường làng, bờ kênh, mương mỗi năm gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng
1.6 Tác động của chất thải đặc trưng từ các lĩnh vực sản xuất của ngành
1.6.1 Lĩnh vực trồng trọt
(i) Phụ phẩm nông nghiệp
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thực địa về việc xác định khối lượng sinhkhối các phụ phẩm nông nghiệp từ canh tác lúa, ngô qua phiếu hỏi điều tra và quakiểm nghiệm thực tế có thể tính được tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm từ cây lúa và và cácloại cây trồng khác Dựa trên tỷ lệ này sẽ tính được tổng lượng phụ phẩm từ các loạicây trồng này trên cả nước hàng năm là rất lớn Do đó các loại chất thải từ trồng trọtnếu không được thu gom và xử lý hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường vàsức khỏe nông dân Xu hướng ở vùng ĐBSH sử dụng rơm rạ chủ yếu là đốt tại ruộng56,6%, hoặc để vùi tại chỗ 12,5%, làm thức ăn cho gia súc 10,3%, làm chất đốt 7,4%và làm nấm hay che tủ luống rau 13,2% Ngược lại, ở vùng ĐBSCL, chỉ có 31,2% số
Trang 35hộ đốt rơm rạ tại ruộng, vùi tại chỗ là 12,6%, làm chất đốt 15,6%, làm thức ăn gia súc17,7%, ủ phân 14,4% và các hình thức khác 9,5%
Tỷ lệ hộ đốt rơm rạ trước đây chỉ có 8,7% nhưng đến nay tình trạng đốt rơm rạdiễn ra rất phổ biến (31,2-56,6%), trong đó đốt tập trung sau thu hoạch là hình thức xửlý chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao trong số các hình thức xử lý (55,5%) Trước đây, các hìnhthức sử dụng rơm rạ cho các mục đích khác chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là làm chất đốt(60,1%) và đến nay số hộ áp dụng hình thức sử dụng này giảm một nửa, chỉ còn30,3% Hiện nay, tỷ lệ hộ áp dụng các hình thức sử dụng khác như làm thức ăn cho giasúc và ủ phân cũng giảm so với trước đây
(ii) Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc trừcỏ… trong quá trình trồng trọt ngày càng gia tăng Theo tính toán của Cục Bảo vệ thựcvật thì trong mỗi bao bì đựng thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp trungbình có khoảng 1,8% lượng thuốc dính vào bao bì Như vậy, qua quá trình sản xuất lúavà ngô, hàng năm sẽ có khoảng 8,1 ÷ 9,8 tấn thuốc BVTV phát thải theo bao bì ra môitrường, nếu không có biện pháp quản lý, nếu cây trồng hấp thụ khoảng 40 - 50% hàmlượng các chất trong phân bón thì dư lượng thuốc BVTV có thể ngấm vào môi trườnglà 192.467 - 240.583 tấn/năm Điều đáng chú ý là trước đây, phần lớn vỏ bao bì là cácchai thủy tinh nhưng trong những năm gần đây đã được thay thế chủ yếu bằng các chainhựa và các túi polyten, đây là các chất khó phân hủy; đồ dùng thủy tinh (chai, lọ đựnghóa chất bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, bả chuột; chai lọđựng thuốc thú y đã qua sử dụng, xylanh hỏng…); đồ nhựa (bình xịt hóa chất bảo vệđộng, thực vật, găng tay bảo hộ…); kim loại (bơm kim tiêm, dao mổ, các vật sắc nhọnkhác…); dược phẩm (thuốc thú y đã quá hạn sử dụng, thuốc còn sót trong vỏđựng…) Đây là con số rất đáng lo ngại, tình trạng tích lũy chất ô nhiễm trong đất,nước ngầm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống và sức khỏe của người dân
Theo ước tính, chỉ 0,1% lượng thuốc BVTV đã phun là có hiệu quả trực tiếp đốivới sâu bệnh và cỏ dại cần tiêu diệt, phần còn lại rất lớn (99,9%) sẽ tác động vào môitrường Hơn nữa, thuốc BVTV còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của con người vàgây thiệt hại đáng kể cho môi trường sinh thái
Việc sử dụng rộng rãi thuốc BVTV đã và đang làm chết cá, chim nước, những
kẻ thù tự nhiên của sâu bọ có hại, những côn trùng thụ phấn cho cây trồng, làm chohiện tượng kháng thuốc của sâu bệnh ngày càng gia tăng và gây ra nhiều vân đềnghiêm trọng cho môi trường sinh thái
(iii) Dư lượng phân bón hóa học
Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là việc sử dụng chất dinh dưỡngkhông cân đối làm cho đất bị mất độ phì, giảm năng suất cây trồng và môi trường bịsuy thoái, đặc biệt là làm ô nhiễm nguồn nước
Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến môi trường
Với môi trường đất: Làm mất cấu trúc của đất, làm đất chai cứng, giảm khảnăng giữ nước của đất, giảm tỷ lệ thông khí trong đất Bón nhiều phân hóa học có thểlàm tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất Bón nhiều phân lân làm đất tích nhiềuCd,… Bón nhiều phân vô cơ làm tăng nồng độ các chất trong dung dịch đất, nếu nồng
độ tăng quá cao sẽ làm cây bị chết, nhất là trong thời kỳ khô hạn
Trang 36Ảnh hưởng đến môi trường nước: Một lượng lớn phân bón bị rửa trôi từ đất vàonước làm nước bị ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường nước, gây ảnh hưởng xấu như:Gây phì hóa nước và tăng nồng độ nitrat trong nước Hiện tượng tăng độ phì trongnước (còn gọi là phú dưỡng) làm cho tảo và thực vật cấp thấp sống trong nước pháttriển với tốc độ nhanh trong toàn bộ chiều sâu nhận ánh sáng mặt trời của nước Nồng
độ Nitrat trong nước cao (do phân đạm chứa Nitrat) làm ảnh hưởng đến sức khỏe conngười, đặc biệt đối với trẻ em dưới 4 tháng tuổi
Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến môi trường
Phân hữu cơ sau khi làm ô nhiễm cho môi trường đất thì dễ dàng làm thay đổitính chất của các hệ mạch nước ngầm, đặc biệt cung cấp cho hệ mạch nước ngầm vàhệ thống nước bề mặt những ấu trùng gây bệnh, hệ vi sinh vật gây nhiễm khuẩn chongười và động vật sử dụng nước ô nhiễm
Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong phân hữu cơ tạo ra các khí nhà kính.Các quá trình phân hủy háo khí tạo ra CO2, phân hủy kỵ khí tạo ra các khí như CH4,H2S, NOx, SO2, … đều là những khí nhà kính mạnh
Quá trình phản ứng nitrat hóa biến NO3- trong đất thành NOx, N2, … hoặc khibón phân vào ngày nắng thì NH4- biến thành NH3 bay vào khí quyển gây mùi hôi thốitrong không khí và góp phần giữ nhiệt trên bề mặt trái đất, tham gia vào sự làm nónglên trên toàn cầu một cách tích cực
1.6.2 Lĩnh vực chăn nuôi, thú y
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn,chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng
kỹ thuật Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc chothấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 lần so với khôngkhí bên ngoài Các chất thải từ chăn nuôi, giết mổ (phân gia súc và thức ăn dư thừa củagia súc) Loại chất thải hữu cơ này chiếm tỷ lệ khá cao (60 – 65%)
Ngoài ra, còn có các chất thải khó phân hủy và độc hại như: các bệnh phẩm củađộng vật nhiễm bệnh (gà rù, gà cúm, lợn lở mồm long móng…);
Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnhhưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệmắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế củachăn nuôi không cao, Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơgây nên bùng phát dịch bệnh Vì vậy, WHO [2005] khuyến cáo phải có các giải pháptăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữvững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống Các chất thải chănnuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là đặc biệtnguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng,tai xanh, cúm gia cầm H5N1,
Theo tính toán thì lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra(kg/con/ngày) là: Bò: 10, trâu: 15, lợn: 2, gia cầm: 0.2, do vậy hàng năm, đàn vật nuôiViệt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ănthừa) và 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại).Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20-24triệu m3) xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi
Trang 37trường nghiêm trọng Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụngnhư hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2 quy đổi thì với tổng khốichất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO2 Các nhà nghiên cứu
đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt
độ trái đất tăng lên (biến đổi khí hậu toàn cầu), lớn hơn cả phần do giao thông vận tảigây ra.Các yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi có nhiều, đặc biệtlà NH3 và các kim loại nặng
Quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hàm lượng tối đa một số nguyên tốkhoáng và kim loại nặng (tính bằng mg/1 kg thức ăn hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm -Quyết định số 104/2001/QĐ/BNN, ngày 31/10/2001) như sau:
Bảng 23: Hàm lượng tối đa một số nguyên tố khoáng và kim loại nặng trong thức
ăn chăn nuôi
lá như cải ngọt, cải xanh, xà lách
Kết quả thống kê đánh giá mức độ ô nhiễm từ chất thải rắn trong chăn nuôi lợn được trình bày trong bảng
Bảng 24: Đánh giá mức độ ô nhiễm từ chất thải rắn trong chăn nuôi lợn
Trang 38Tỉnh 2015 2016 2017 6/2018
Hải phòng Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
Quảng Nam Trung bình Trung bình Trung bình Trung bìnhBình Định Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra của các Sở NN$PTNT tỉnh
Số liệu cho thấy các tỉnh đánh giá mức độ ô nhiễm chủ yếu từ trung bình đếncao Số lượng các tỉnh đánh giá mức độ ô nhiễm thấp ít, 15% tỉnh trong số 37 tỉnh gửiđánh giá Điển hình các tỉnh Hà Nam, Quảng Ngãi, Bắc Giang có đánh giá giảm mức
độ ô nhiễm trong các năm 2017, 2018 so với các năm 2015, 2016
1.6.3 Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp
(i) Thủy sản
Nguồn thải từ ngành thủy sản rất đa dạng Một lượng lớn các chất dinh dưỡngtrong thức ăn tôm, cá không được hấp thụ vào cơ thể để tạo sinh khối mà bị thải rangoài môi trường xung quanh dưới dạng thức ăn dư thừa tích tụ bị thối rữa, phân vàchất thải, là nguồn gây ô nhiễm chính cho môi trường
Đồng thời, bùn thải sau vụ nuôi cũng chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm gồm:
Dư lượng hóa chất và kháng sinh Ngoài ra, do ngập trong nước ở điều kiện yếm khíthời gian dài nên bùn thải còn chứa nhiều khí độc như: H2S, NH3,…
Bên cạnh đó, nước thải từ quá trình chế biến thủy sản chứa nồng độ ô nhiễmcao gấp nhiều lần so với nuôi trồng bởi nguồn nước thải tập trung từ nhiều giai đoạnnhư: Rửa nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, nước vệ sinh nhàxưởng, chất thải con người, nước rửa máy móc thiết bị Điều đó khiến nồng độ ô
Trang 39nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản rất cao: BOD5 khoảng 800-2.000 mg/lít cólúc lên đến 4.500 mg/lít, COD khoảng 1.000-2.500 mg/lít có lúc lên đến 5.000 mg/lít,khuẩn Coliforms lớn hơn 1.105 MPN/100ml.
Quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản đang diễn ra vớiquy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển.Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừngngập mặn Nuôi cá lồng bè trên sông, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gâynên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây
Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sảntôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loạivật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit,Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe, Fe3+, Al3+, SO42-,các thành phần chứa H2S, NH3, là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngậpnước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải rahàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹthuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp thì nguồn thải cànglớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao
Đối với nuôi tôm vùng ven biển Nam bộ nơi có hàm lượng phù sa trong nướcbiển lấy vào ao nuôi rất lớn từ 200-888mg/L, lượng chất rắn này lắng xuống ao nuôitôm tạo thành lớp bùn hàng năm rất dày Vấn đề quản lý bùn thải nuôi tôm là hết sứcbức xúc cần phải được quản lý để xử lý triệt để ở khu vực nuôi trồng thủy sản nướcmặn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
(ii) Diêm nghiệp
Ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí, là hậu quả của các khu làmmuối gây ra Phân tích các thông số như pH, độ cứng toàn phần (tính theo CaCO3);hàm lượng chất rắn tổng cộng, hàm lượng Clorua đều vượt Quy chuẩn cho phép, thấpnhất là hai lần và cao nhất là 74 lần Chất lượng nước ngầm, nước mặt ở khu vực gầnđồng muối có sự thâm nhập của nước thải từ cánh đồng muối
1.6.4 Lĩnh vực lâm nghiệp
Chặt phá rừng bừa bãi và khai thác gỗ không kiểm soát trong rừng gây ảnhhưởng xấu đến môi trường Tác động bất lợi từ việc quản lý rừng không tốt bao gồm:Phát thải khí nhà kính từ quá trình cháy rừng, giảm khả năng hấp thu cacbon do mấtrừng; Mất đa dạng sinh học; Di cư hoang dã; Mất cân bằng sinh thái; Xói mòn đất;Ngập lụt, lũ quét, lũ ống; Sa mạc xâm lấn; Phá vỡ chu trình thủy văn của các vùngnước lân cận
Phát thải khí nhà kính từ quá trình cháy rừng, giảm khả năng hấp thu cacbon domất rừng Phát thải chủ yếu đến từ việc cháy thảm thực vật thân gỗ, rừng lá rộngthường xanh, rừng hỗn hợp So với các nước trong khu vực, Việt Nam chiếm 1 tỉ lệnhỏ trong tổng phát thải, phát thải cacbon đen từ các vụ cháy rừng tại Việt Nam chỉchiểm 2,9% tổng lượng phát thải cacbon đen của khu vực, tương đương 1,8 triệu tấn
Mất đa dạng sinh học: Việc chặt phá rừng bừa bãi ảnh hưởng xấu đến số lượngvà sự đa dạng của các loài động thực vật trong rừng Việc mất độ che phủ rừng trongquá trình khai khác gỗ, chắt phá rừng hoặc do cháy rừng dẫn đến sự giảm sút đáng kểhoặc thậm chí gây tuyệt chủng nhiều loài động thực vật quan trọng Một số loài độngvật hoang dã đã được quan sát có sự di chuyển từ khu vực mất che phủ rừng sang các
Trang 40khu vực có rừng che phủ Một số nguồn gen thực vật và động vật có thể sử dụng trongsản xuất dược phẩm và y học bị mất do sự tàn phá rừng.
Xói mòn đất: Tàn phá rừng dẫn đến mất khả năng bảo vệ, che phủ cho đất, làmgián đoạn chu trình dinh dưỡng bình thường của rừng, thúc đẩy quá trình nitrat hóa vàlàm tăng khả năng rửa trôi chất dinh dưỡng biến đất rừng thành đất nghèo dinh dưỡngvà dễ bị xói lở
Nén đất: Hoạt động khai thác gỗ bừa bãi dẫn đên sự nén chặt đất Đất bị nénchặt ảnh hưởng đên sự sinh trưởng của cây trồng, năng suất thực vật và sự thoáng khícủa đất Di chuyển các phương tiện có bánh trên đất rừng được báo cáo làm tăng mật
độ và giảm sự xâm nhập của không khí vào đất
Phá vỡ chu trình thủy văn: Những thay đổi trong độ che phủ rừng làm thay đổisự cân bằng nước lưu vực và dòng chảy Ảnh hưởng của việc phá hủy độ che phủ rừngđối với cân bằng nước lưu vực và dòng chảy phụ thuộc vào khí hậu, địa hình, loại đấtvà loại rừng Chất lượng nước cũng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động chặt phá rừng Lũlụt tăng do phá rừng quy mô lớn tại các lưu vực Chặt phá rừng trên các khu vực đồinúi làm giảm khả năng hấp thụ nước của đất và cản trở dòng chảy do vậy dễ dẫn đếncác hiện tượng lũ quét, lũ ống Việc mất che phủ rừng làm tăng mức hộ tàn phá của gióvà mưa bão
Sa mạc xâm lấn: Khi cây cối trong một khu vực bị loại bỏ, tốc độ bốc thoát hơinước bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến lượng mưa và làm cho khu vực này ngày càngkhô hạn và gây sa mạc hóa
Ngành chế biến gỗ: Nước thải từ quá trình chế biến gỗ phát sinh từ quá trìnhngâm, luộc gỗ, từ quá trình phun sơn, tẩm hóa chất, quá trình vệ sinh nhà xưởng và từquá trình sinh hoạt của công nhân trong các cơ sở chế biến Đặc điểm nước thải này cóhàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, chứa các chất độc có trong dung môi, hóa chất,
có hàm lượng cặn và chất lơ lửng cao do bị nhiễm bụi, vụn gỗ, có mùi hôi thối khóchịu Bên cạnh đó, ngành còn phát sinh các vấn đề ô nhiễm về chất thải rắn: vụn gỗ,mạt cưa; ô nhiễm không khí do bụi gỗ và ô nhiễm tiếng ồn
1.6.5 Lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai
Trong những năm gần đây, chất lượng nước của các hệ thống thủy lợi ở nước tarất đáng lo ngại vấn đề này đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạoquyết liệt giải quyết tình trạng này
Từ đánh giá chất lượng nước ở một số hệ thống thủy lợi lớn cho thấy thực trạngchủ yếu sau:
-Tất cả các hệ thống thủy lợi có quy mô lớn đều đi qua khu dân cư tập trung,khu công nghiệp, đô thị, làng nghề Khu vực này hàng ngày thải ra một lượng chất thảirất lớn như chất thải rắn, chất thải công nghiệp (rắn và nước), chất thải sinh hoạt vàchất thải nông nghiệp Lượng chất thải trên không được thu gom, xử lý triệt để làmảnh hưởng rất xấu đến môi trường lưu vực, đặc biệt là môi trường nước ngầm, nướcmặt
Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật, haythuốc trừ sâu, là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người Đặc biệt,các khu vực này, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông, dùng làm nước sinhhoạt hay sử dụng để nuôi trồng thủy sản Hoạt động trồng trọt sử dụng phân bón khôngđúng quy trình, sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật cũng đã và đang là nguồngây ô nhiễm môi trường nước các lưu vực sông Nguyên nhân là phân bón và hóa chất