1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài tập dân sự nhóm học kì chính thức ĐH LUẬT TPHCM

12 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 114,5 KB

Nội dung

Phần thứ nhất: Trường hợp đại diện hợp lệ: Tóm tắt Quyết định số 082013KDTMGĐT ngày 15032013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Nguyên đơn là Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel khởi kiện bị đơn là Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên về thanh toán bồi thường hợp đồng mua bán thép. Công ty Vinausteel cho rằng Công ty kim khí Hưng Yên đã vi phạm hợp đồng và yêu cầu bồi thường. Còn Công ty kim khí Hưng Yên cho rằng căn cứ vào Bản cam kết công nợ ngày 01042007 của ông Dũng cam kết với bà Toàn trả toàn bộ các khoản nợ của Công ty kim khí Hưng Yên với chủ nợ và văn bản cam kết xin nhận trách nhiệm và bồi thường thiệt hại tất cả các hợp đồng đã thay mặt công ty ký của ông Mạnh thì trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và bồi thường thiệt hại cho Công ty Vinausteel là của của ông Dũng và ông Mạnh chứ không phải của Công ty kim khí Hưng Yên. Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh quyết định Công ty kim khí Hưng Yên phải bồi thường cho Công ty Vinausteel theo sự trình bày của Công ty Vinausteel. Tòa phúc thẩm cho rằng Tòa sơ thẩm chưa đưa ông Dũng, ông Mạnh tham tố tụng đúng tư cách, chưa thu thập đầy đủ chứng cứ và việc tranh chấp về thẩm quyền chưa được xem xét nên hủy bản án sơ thẩm để xem xét giải quyết lại. Nhưng sau đó vụ án bị đình chỉ. Tòa tối cao cho rằng Tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm quyết định đình chỉ vụ án là không đúng. Ông Mạnh đại diện Công ty kim khí Hưng Yên ký hợp đồng với Công ty Vinausteel là đúng theo giấy ủy quyền, còn việc Công ty kim khí Hưng Yên không giao đủ hàng là trách nhiệm của Công ty kim khí Hưng Yên chứ không phải của ông Mạnh. Việc ông Dũng và ông Mạnh có thỏa thuận chịu các khoản nợ của công ty là việc nội bộ của Công ty kim khí Hưng Yên. Do đó, Công ty kim khí Hưng Yên có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và bồi thường thiệt hại cho Công ty Vinausteel chứ không phải cá nhân ông Dũng, ông Mạnh. Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS 2005) về người đại diện? Nhìn chung, BLDS 2015 hầu như đã kế thừa các quy định về đại diện trong BLDS 2005. Tuy nhiên, so với BLDS 2005, BLDS 2015 đã có một số sửa đối, bổ sung về vấn đề đại diện. Sau đây là những điểm mới của BLDS 2015 về người đại diện: 1. Chủ thể của quan hệ đại diện: a, Pháp nhân đại diện: Khoản 1 Điều 139 BLDS năm 2005 quy định về “Đại diện”:“Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”. Quy định trên cùng với việc khoản 5 Điều 139 BLDS năm 2005 quy định “người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” (khái niệm chỉ áp dụng cho cá nhân) nên dẫn tới thực tế là Tòa án không thừa nhận khả năng đại diện của pháp nhân khi không có quy định cụ thể cho phép pháp nhân đại diện người khác. Ngày nay, khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định về “đại diện”: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân,

Ngày đăng: 01/07/2021, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w