Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội hiện nay là xã hội thông tin, kinh tế tri thức toàn cầu hoá. Con người hiện đại đòi hỏi phảI thay đổi việc dạy học. Lượng thông tin ngày càng nhiều, giáo dục phổ thông không thể cung cấp một lượng kiến thức đủ dùng cho người học suốt đời. Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là chủ yếu. Các giáo viên giảng dạy đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu nhừng thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để dưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Do đó đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của giáo dục nước ta hịên nay. Sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng cao, với qui mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão nó tác động một cách toàn diện lên mọi đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục, phương hướng giáo dục của đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người Lao động, tự chủ, sáng tạo có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một ngày tốt hơn. Để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, lý luận dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, học trong hoạt động. Học sinh bằng họat động tự lực, tích cực của mình mà chiếm lĩnh kiến thức . Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập là một yêu cầu rất cần thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia sáng tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn Hoá học ở phổ thông có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt đông sản xuất và các hoạt động sau này. Để đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ thống bài tập Hoá học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học Hoá học ở trường phổ thông nói chung, đặc biệt là ở lớp 8 trường THCS nói riêng. Bài tập Hoá học giúp người giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, Từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch sát với đối tượng. Qua nghiên cứu bài tập Hoá học bản thân tôi thấy rõ nhiệm vụ của mình trong giảng dạy cũng như trong việc giáo dục học sinh. Người giáo viên dạy Hoá học muốn nắm vững chương trình Hoá học phổ thông, thì ngoài việc nắm vững nội dung chương trình, phương giảng dạy còn cần nắm vững các bài tập Hoá học của từng chương, hệ thống các bài tập cơ bản nhất và cách giải tổng quát cho từng dạng bài tập, biết sử dụng bài tập phù hợp với từng công việc: Luyện tập, kiểm tra , nghiên cứu... nhằm đánh giá trình độ nắm vững kiến thức của học sinh. Từ đó cần phải sử dụng bài tập ở các mức khác nhau cho từng đối tượng học sinh khác nhau: Giỏi, Khá , TB, Yếu. Bài tập Hoá học rất đa dạng phong phú song với những nhận thức trên, là một giáo viên giảng dạy tại địa bàn xã Khánh Bình Tây Bắc cụ thể là trường THCS L 2 âm Ngư Trường. Tôi thấy chất lượng đối tượng học sinh ở đây chưa đồng đều, một số học sinh vận dụng kiến thức để giải bài toán Hoá học chưa được thành thạo. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng người giáo viên cần suy nghĩ tìm ra phương pháp giảng dạy, Phân loại các dạng bài tập Hoá học phù hợp với đặc điểm của học sinh, nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho các em. Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS giúp các em tự lực hoạt động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của địa phương. Nên tôi đã chọn đề tài: Phân dạng bài toán Hoá học lớp 8 ở chương trình THCS. Phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cự, chủ động, sáng tạo của người học. Một trong những hướng đổi mới tính giáo dục ở trường THCS là giảm tính lí thuyết hàn lâm, tăng tính thực hành vận dụng, điều này liên quan với nhiệm vụ phát triển ở học sinh các năng lực nhận thức và hành động, năng lực gắn lièn với các kĩ năng. II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: 1, Nêu lên được cơ sở lý luận của việc phân dạng các bài toán Hoá học trong quá trình dạy và học 2, Tiến hành điều tra tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh 8 ở trường THCS . 3, Hệ thống bài toán Hoá học theo từng dạng. 4, Bước đầu sử dụng việc phân loại các dạng bài toán Hoá học, nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách vững chắc và rèn luyện tính độc lập hành động và trí thông minh của học sinh. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh khối 8 ở trường THCS Lâm Ngư Trường. IV MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Phân dạng các bài toán Hoá học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hoá học của học sinh lớp 8 THCS. V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Việc phân dạng các bài toán Hoá học sẽ đạt được hiệu quả cao và sẽ là tiền đề cho việc phát triển năng lực trí tuệ của học sinh ở cấp học cao hơn khi giáo viên sử sụng linh hoạt và hợp lý hệ thống các dạng bài tập hoá học theo mức độ của trình độ tư duy của học sinh phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8 THCS. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm v.v.. . Tham khảo các tài liệu đã được biên soạn và phân tích hệ thống các dạng bài toán hoá học theo nội dung đã đề ra. Trên cơ sở đó tôi đã trình bày các dạng bài toán hoá học đã sưu tầm và nghiên cứu để nâng cao khả năng, trí tuệ của học sinh. VII. BÀI TOÁN HOÁ HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CỦA HỌC SINH M 3 ột số học sinh có tư duy hoá học phát triển là năng lực quan sát tốt, có trí nhớ lô gíc, nhạy bén, có óc tưởng tượng linh hoạt phong phú, ứng đối sắc xảo với các vấn đề của hoá học và làm việc có phương pháp. Bài toán hoá học được xếp trong giảng dạy là một trong hệ thống các phương pháp quan trọng nhất, để nâng cao chất lượng giảng dạy và nó có những tác dụng rất to lớn. 1. Bài toán hoá học có tác dụng làm cho học sinh hiểu sâu sắc các khái niệm đã học. Học sinh có thể học thuộc lòng các định nghĩa của khái niệm nhưng nếu không thông qua việc giải bài tập, học sinh chưa thể nào nắm vững được cái mà học sinh đã thuộc. 2. Bài toán hoá học mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. 3. Bài toán hoá học có tác dụng củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hoá các kiến thức hoá học. 4. Bài toán hoá học thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, cần thiết về hoá học. Việc giải quyết các bài tập hoá học giúp học sinh tự rèn luyện các kỹ năng viết phương trình hoá học, nhớ các ký hiệu hoá học nhớ các hoá trị của các nguyên tố, kỹ năng tính toán v.v... 5. Bài toán hoá học tạo điều kiện để tư duy phát triển, khi giải một bài toán hoá học bắt buộc phải suy lý, quy nạp, diễn dịch, loại suy. 6. Bài toán hoá học có tác dụng giáo dục tư tưởng cho học sinh vì giải bài tập hoá học là rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, trung thực trong lao động học tập, tính sáng tạo khi sử lý các vấn đề đặt ra. Mặt khác rèn luyện cho học sinh tính chính xác của khoa học và nâng cao lòng yêu thích môn học. Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI PHÂN DẠNG CÁC LOẠI BÀI TOÁN HOÁ HỌC TRONG GIẢNG DẠY HOÁ HỌC LỚP 8 Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ A. DẠNG 1: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC I . Tìm khối lượng nguyên tố trong a g hợp chất Ví dụ: Tính số gam cacbon C có trong 11g khí cacbonic CO2 ( C = 12; O = 16). Nghiên cứu đề bài: Dựa vào tỉ lệ số mol hoặc tỷ lệ khối lượng giữa cacbon và khí cacbonic trong công thức CO2. Hướng dẫn giải Cách 1 Xác định lời giải Bước 1: Viết CTHH của chất. Bước 2: Tính khối lượng mol của hợp chất và khối lượng của nguyên tố trong 1 mol chất Bước 3; Lập quan hệ với số liệu của đầu bài Lời giải Khí cacbonic có CTHH: CO2 1 mol CO2 có chứa 1 mol C 44 g CO2 có chứa 12 g C 11 g CO2 có chứa x g C x = 3 Có 3g C trong 11 g CO2 B 4 ước 4: Trả lời Cách 2 Xác định lời giải Bước 1: Qui số gam đầu bài cho ra mol Bước 2: Viết CTHH của chất. Tính M Bước 3: Lập quan hệ tỷ lệ mol giữa nguyên tố và hợp chất. Tìm khối lượng chưa biết. Bước 4: Trả lời Lời giải nCO 2 = 0,25mol 44 11 MCO2 = 44 g 1 mol CO2 có chứa 1 mol C 0,25mol CO2 có chứa 0,25 g C MC = 0,25.12 = 3g Có 3g C trong 11 g CO2 II. Tìm khối lượng hợp chất để trong đó có chứa a mol nguyên tố: Ví dụ: Cần lấy bao nhiêu gam CH3COOHđể thng đó có chứa 12g nguyên tố các bon ? Nghiên cứu đề bài: Dựa vào tỷ lệ số mol hoặc tỷ lệ khối lượng giữa nguyên tố và hợp chất Hướng dẫn giải Cách 1 Xác định lời giải Bước 1: Viết CTHH của chất. Tính M, nêu ý nghĩa ( có liên quan tới chất tìm) Bước 2: Lập quan hệ với số liệu của đầu bài. Tính x Bước 3: Trả lời Lời giải CTHH : CH3COOH có : M = 60g 1 mol CH3COOH có chứa 2 mol C 60 g CH3COOH có chứa 24g C x g CH3COOH có chứa 12 g C x = .12 24 60 = 30 g Cần 30 gam CH3COOH Cách 2 Xác định lời giải Bước 1: Qui số gam đầu bài cho ra mol Bước 2: Viết CTHH của chất. Tính M, nêu ý nghĩa của CTHH Bước 3: Lập quan hệ tỷ lệ mol giữa nguyên tố và hợp chất. suy ra số mol chất Bước 4: Tính khối lượng m = n.M Bước 5: Trả lời Lời giải M C = 12g => nC = 12:12 = 1 mol MCH3COOH = 60g 1mol CH3COOH có chứa 2mol C 0,5 mol CH3COOH x = .100 2,04% 98 2 H chiếm 2,04 % về khối lượng H2SO4 IV. Bài toán so sánh hàm lượng nguyên tố trong hợp chất khác nhau Ví dụ: Có 3 loại phân bón hoá học sau: NH4NO3 ; (NH4)2SO4 ; NH4Cl trong hợp chất nào chứa nhiều hàm lượng nitơ hơn. Nghiên cứu đầu bài: Tính tỷ lệ % khối lượng của N, suy ra chất nào có nhiều N hơn Hướng dẫn giải Xác định lời giải Bước 1: Tính tỉ lệ % của N trong từng hợp chất Bước 2: So sánh tỉ lệ % của N trong các hợp chất trên và kết luận Lời giải NH4NO3 % N = .100% 35% 80 28 (1) (NH4)2 SO4 % N = .100% 21,21% 132 28 (2) NH4Cl % N = .100% 26,16% 53,5 28 (3) Vậy từ (1),(2),(3) kết luận hàm lượng N có trong NH4NO3 là lớn nhất