1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã hồng lộc huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh

76 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 676,68 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -------KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI... TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

-- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

-- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI

XÃ HỒNG LỘC, HUYỆN LỘC HÀ,

TỈNH HÀ TĨNH

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Sau quá trình nghiên c ứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài

s ự cố gắng của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các cá

nhân, t ổ chức từ trong và ngoài trường.

L ời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, đến quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế và nhất là

các th ầy cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển, những người đã trực tiếp giảng

d ạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt thời gian học tập,

đó là những nền tảng và hành trang giúp em bước vào sự nghiệp trong tương

lai.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS Mai Chiếm Tuyến, thầy đã

t ận tình, quan tâm, giúp đỡ và chỉ dẫn cho em trong suốt thời gian học tập và

nghiên c ứu đề tài.

Bên c ạch đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các chú, anh chị

ở Uỷ ban nhân dân xã Hồng Lộc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ

t ận tình trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để em hoàn thành tốt đề tài

nghiên c ứu của mình Cảm ơn bố mẹ, anh chị, bạn bè đã động viên em trong

su ốt thời gian vừa qua.

Trong quá trình th ực hiện đề tài do còn nhiều khiếm khuyết, chưa có nhiều

kinh nghi ệm và thời gian hạn hẹp Kính mong nhận được sự góp ý từ quý

th ầy, cô và bạn đọc để em ngày càng hoàn thiện và rút ra những kinh nghiệm

cho b ản thân áp dụng vào thực tế làm việc sau này.

Em xin chân thành c ảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC BẢNG viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 4

1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới4 1.1.1 Một số vấn đề về đầu tư cơ sở hạ tầng 4

1.1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng 4

1.1.1.2 Khái niệm về đầu tư 7

1.1.1.3 Phân loại đầu tư 8

1.1.1.4 Vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế quốc dân 10

1.1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư cơ sở hạ tầng 11

1.1.2 Một số vấn đề về nông thôn mới 13

1.1.2.1 Khái niệm nông thôn mới 13

1.1.2.2 Các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới 14

1.1.2.3 Vai trò của xây dựng chương trình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội 15

1.1.3 Cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới 16

1.1.3.1 Khái niệm CSHT trong chương trình xây dựng nông thôn mới 16

1.1.3.2 Các tiêu chí về CSHT trong chương trình xây dựng NTM 16

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

1.1.3.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nôngthôn mới 171.1.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu tình hình đầu tư CSHT trong chương trình xây dựngNTM 201.2.Cơ sở thực tiễn về đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thônmới 211.2.1 Kinh nghiệm đầu tư cơ sở hạ tầng của một số nước trên thế giới 211.2.2 Một số địa phương tiêu biểu trong công tác thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng trên

cả nước trong chương trình xây dựng nông thôn mới 241.2.3 Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở HàTĩnh 281.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra trong đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xâydựng nông thôn mới tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh 29

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HỒNG LỘC, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH 30

2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh302.1.1 Điều kiện tự nhiên 302.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 312.2 Tình hình đầu cơ sở hạ tầng của xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh giaiđoạn 2013 - 2017 .342.2.1 Tỷ trọng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong tổng vốn đầu tư xây dựng NTM của xãHồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 – 2017 342.2.2 Tỷ trọng VĐT CSHT trong chương trình xây dựng NTM của xã Hồng Lộc sovới huyện Lộc Hà giai đoạn 2013 – 2017 352.2.3 Tình hình đầu tư CSHT trong chương trình xây dựng NTM xã Hồng Lộc giaiđoạn 2013 – 2017 phân theo nguồn vốn 352.2.4 Tình hình đầu tư CSHT trong chương trình xây dựng NTM ở xã Hồng Lộc giaiđoạn 2013 – 2017 phân theo lĩnh vực 362.3 Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng dựa trên các tiêu chí của xã Hồng Lộc 40

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

2.4 Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng của xã Hồng Lộc giai đoạn 2013-2017 42

2.4.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng của xã Hồng Lộc .42

2.4.2 Các hoạt động thúc đẩy mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng của các cấp lãnh đạo xã Hồng Lộc .43

2.5 Sự tham gia và những đánh giá của người dân cũng như những thay đổi trong xã trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới 45 2.5.1 Sự tham gia, đóng góp của người dân 45

2.5.2 Sự đánh giá của người dân về quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng NTM 47

2.5.3 Những thay đổi của xã sau 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới nói chung và đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội nói riêng 49

2.6 Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới xã Hồng Lộc 51

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HỒNG LỘC 53

3.1 Định hướng góp phần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh 53

3.1.1 Định hướng chung 53

3.2.2 Định hướng phát triển một số lĩnh vực CSHT trong thời gian tới 53

3.2.2.1 Hệ thống giao thông 53

3.2.2.2 Phát triển điện lưới 54

3.2.2.3 Thủy lợi 54

3.2.2.3 Cơ sở vật chất văn hóa 54

3.2 Giải pháp phần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh 55

3.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền về XD CSHT trong chương trình NTM 55

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

3.2.2 Nâng cao nhận thức và thống nhất về tư tưởng và hành động của tổ chức, lực lượng và thành phần kinh tế trong toàn xã đối với nhiệm vụ phát triển CSHT trong

xây dựng NTM 55

3.2.3 Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương, nhất là chính quyền xã đối với đầu tư CSHT trong chương trình xây dựng NTM 55

3.2.4 Tăng cường và đảm bảo tốt nguồn vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển các hạng mục công trình đầu tư CSHT của xã 56

1 Kết luận 57

2 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHỤ LỤC 60

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

CN : Công nghiệp

CSHT : Cơ sở hạ tầng

GTNT : Giao thông nông thôn

GTNĐ : Giao thông nội đồng

GTVT : Giao thông vận tải

HTX : Hợp tác xã

KT - XH : Kinh tế - xã hội

MTQG : Mục tiêu quốc gia

NTM : Nông thôn mới

NS : Ngân sách

PTNT : Phát triển nông thôn

QG : Quốc gia

QH : Quy hoạch

SXNN : Sản xuất nông nghiệp

THCS : Trung học cơ sở

TTCN : Thủ tiêu công nghiệp

VĐT : Vốn đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tỷ trọng vốn đầu tư CSHT trong tổng vốn đầu tư xây dựng NTM ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 – 2017 34 Bảng 2: Tỷ trọng VĐT CSHT trong chương trình xây dựng NTM của xã Hồng Lộc so với huyện Lộc Hà giai đoạn 2013 – 2017 35 Bảng 3: Đầu tư CSHT trong chương trình xây dựng NTM xã Hồng Lộc giai đoạn 2013 – 2017 phân theo nguồn vốn 36 Bảng 4: Vốn đầu tư xây dựng CSHT phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2013-

2017 38 Bảng 5: Đánh giá tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã Hồng Lộc 40 Bảng 6: Nguyên nhân chủ yếu khiến người dân tham gia xây dựng NTM 45 Bảng 7: Hình thức đóng góp của nhân dân vào quá trình xây dựng NTM 46 Bảng 8: Lĩnh vực ưu tiên đầu tư theo nhận định của dân qua điều tra 49

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh

tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như sự hội nhập với thị trường thị giới Ở Việt Nam,mức độ đầu tư cho CSHT ngày càng tăng, trong đó nguồn đầu tư chủ yếu là từ ngânsách nhà nước

Trải qua 5 năm thực hiện chương trình nông thôn mới, Hà Tĩnh đã đạt đượcnhững kết quả rất khả quan, tỷ lệ số xã thực hiện ác tiêu chí gia tăng đáng kể và nhìnchung cao hơn bình quân cả nước, tuy nhiên tình hình thực hiện nhóm tiêu chí về hạtầng kinh tế xã hội chưa thực sự tốt, trong đó có giao thông, thủy lợi, trường học.Nguồn vốn cho đầu tư CSHT trong chương trình nông thôn mới chủ yếu từ Ngân sáchnhà nước

Xã Hồng Lộc đã sớm trở thành xã NTM từ năm 2014 Xã đã triển khai đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với nguồn vốn đầu tư khá lớn, các tuyếnđường liên thôn, liên xã được bê tông kiên cố, trên 80% tuyến đường giao thông nôngthôn đã có điện chiếu sáng, nhà ở được chỉnh trang sạch đẹp; tuy nhiên nguồn vốn chủyếu là từ ngân sách nhà nước, mức độ tham gia đóng góp xây dựng CSHT của ngườidân vẫn còn rất hạn chế

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu (i) hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thựctiễn về đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới; (ii) phân tíchtình hình đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã HồngLộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2017; (iii) đề xuất một số giải phápnhằm đẩy mạnh quá trình đầu tư CSHT trong chương trình xây dựng NTM ở xã HồngLộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài đã sử dụng những phương pháp điềutra, thu thập số liệu, phương pháp tổng hợp và thu thập thông tin (số liệu thứ cấp và sốliệu sơ cấp) Đặc biệt, 60 hộ dân được phỏng vấn để thu thập những thông tin liênquan đến nhận thức người dân và đánh giá của họ về kết quả nhận được từ chươngtrình xây dựng nông thôn mới của địa phương

Kết quả nghiên cứu được phân tích bằng các phương pháp: thống kê mô tả,phương pháp so sánh, chỉ số bình quân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn vềđầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới Đề tài đã đánh giácông tác huy động và quản lí vốn đầu tư CSHT trong chương trình xây dựng NTM ở

xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 – 2017 phân theo nguồn vốn

và phân theo lĩnh vực đầu tư Từ đó đã đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phầnđẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà,tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình đất nước ta ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, kinh tế nông thôn cũng dịchchuyển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ ngành nghề, các hình thức tổ chức sảnxuất tiếp tục đổi mới Kết cấu cơ sở hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sựphát triển kinh tế xã hội của nước ta Cơ sở hạ tầng được tăng cường, chú trọng đầu tưthì bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi theo hướng tích cực Đời sống vật chất vàtinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được hoàn thiện

Hà Tĩnh là một tỉnh có địa hình tự nhiên khá phức tạp, với diện tích đất nôngnghiệp lớn và hơn 70% dân số sống ở nông thôn Cùng với xu hướng chung của đấtnước, nông nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh cũng đang ngày càng phát triển Tuy nhiên,nông nghiệp của tỉnh phát triển còn chưa bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướnggiảm dần, chưa phát huy tốt nguồn lực cho sản xuất Đời sống vật chất và tinh thần củanhiều người dân nông thôn còn thấp, nhất là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa.Chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn Để giải quyết tốt các vấn

đề trên thì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo là một nhiệm vụ quan trọng vàcần thiết trong công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Vì vậy trong quá trình xây dựngnông thôn mới ngày nay vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng được chútrọng và nguồn vốn đầu tư cho các hạ mục công trình cũng ngày càng đầu tư nâng cấpphát triển và hoàn thiện Thực tế đã cho thấy phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là yêucầu cấp thiết và có tính sống còn đối với xã hội, phải đi trước một bước trong xâydựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần xóa bỏ rào cảngiữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo và mang lại cho nôngthôn bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội

Trước tình hình đất nước và tỉnh như thế xã Hồng Lộc cũng đã nhận thấy vai tròcủa đầu tư cơ sở hạ tầng là rất quan trọng Để cụ thể hóa các mục tiêu đặt ra, xã HồngLộc đã tiến hành thực hiện, đưa ra nhiều chính sách, giải pháp triển khai xây dựng.Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn còn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

thiếu sự gắn kết với định hướng phát triển kinh tế xã hội, nguồn vốn huy động còn hạnchế nên hiệu quả đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn chưa cao, tiến độ còn chậm sovới kế hoạch đặt ra Trước tình hình khó khăn tồn tại và bất cập trong công tác đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như hiện nay, việc tìm kiếm các giải pháp có căn cứkhoa học nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn là thách thức cho cácnhà hoạch định chính sách của địa phương.

Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương

trình xây d ựng nông thôn mới tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh” để

nghiên cứu và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiêncứu tại UBND xã, các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện, số liệu thống kê cácnăm tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh Các tài liệu, báo cáo của các cơ quantrung ương và các cấp chính quyền ở địa phương nơi nghiên cứu đề tài

- Số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn thu thập số liệu trên địa bàn xã Hồng Lộc quaphương pháp điều tra bảng hỏi có sự tham gia trực tiếp của 60 hộ dân, sử dụng phầnmềm Ecxel để tính toán các số liệu

 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

Sau khi có đầy đủ những thông tin thứ cấp cần thiết để tiến hành tổng hợp thànhcác bảng, biểu, đồ thị Từ đó tính toán, phân tích và so sánh các chỉ tiêu bằng chươngtrình Excel để nhằm tính toán những số liệu thống kê.

 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp so sánh

- Chỉ số bình quân

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

Đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của xã HồngLộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

 Phạm vi nghiên cứu:

- V ề thời gian:

+ Số liệu thứ cấp: Giai đoạn 2013 – 2017

+ Số liệu sơ cấp: Trong năm 2018

- V ề không gian:

Xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới 1.1.1 Một số vấn đề về đầu tư cơ sở hạ tầng

1.1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng

 Cơ sở hạ tầng:

- Khái ni ệm:

Theo Lê Sỹ Thọ, cơ sở hạ tầng (Infastructure) còn được gọi là kết cấu hạ tầng, lànhững cơ sở vật chất kỹ thuật được hình thành theo một “kết cấu” nhất định và đóngvao trò “nền tảng” cho các hoạt động diễn ra trong đó Với ý nghĩa đó thuật ngữ “cơ sở

hạ tầng” được mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động có tính chất xã hội để chỉ các cơ sởtrường học, bệnh viện, nhà văn hóa phục vụ cho các hoạt động giáo dục, y tế, vănhóa

Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiếntrúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế, xã hội được diễn ra mộtcách bình thường

Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.+ Cơ sở hạ tầng kinh tế là những công trình phục vụ sản xuất như bến cảng, điện,giao thông, sân bay

+ Cơ sở hạ tầng xã hội là toàn bộ các cơ sở thiết bị và công trình phục vụ cho hoạtđộng văn hóa, nâng cao dân trí, văn hóa tinh thần của dân cư trường học, trạm xã, bệnhviện, công viên, các nơi vui chơi giải trí

- Đặc điểm:

Theo nghiên cứu của Lê Sỹ Thọ, cơ sở hạ tầng là một hệ thống các công trình phứctạp, nó dùng phương thức đặc biệt để trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trìnhsản xuất xã hội Do vậy, nó có những đặc điểm sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

+ Cơ sở hạ tầng là một hệ thống độc lập có quy hoạch thống nhất, đầu tư và xâydựng thống nhất Xây dựng cơ sở hạ tầng phải ăn khớp với dân số, sản xuất, xây dựngnhà ở.

+ Cơ sở hạ tầng là công trình xây dựng nên nó có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồivốn dài và thường thông qua các hoạt động kinh tế khác để thu hồi vốn

+ Thời gian đầu tư kéo dài: Thời kì đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự

án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhiều công trình có thời giankéo dài hàng chục năm

+ Các thành quả của hoạt động đầu tư thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nóđược xây dựng nên Hiệu quả kinh tế của cơ sở hạ tầng được biểu hiện một cách giántiếp thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trườngcho đối tượng phục vụ

+ Trong cơ chế thị trường hiện nay, đồng vốn luôn luôn vận động không ngừng;những nơi có lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh sẽ được các nhà đầu tư ưutiên đầu tư vào và ngược lại Vì thế lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng không thu hútđược nhiều vốn tư nhân mà chủ yếu là từ nguồn vốn nhà nước

 Cơ sở hạ tầng nông thôn

- Khái ni ệm:

Theo tài liệu từ VOER, cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở

hạ tầng vật chất – kỹ thuật nền kinh tế quốc dân Đó là những hệ thống thiết bị và côngtrình vật chất – kỹ thuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn vàtrong các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho pháttriển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

+ Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong nông thôn: cầu cống, đường

xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng hóa, giao lưu đi lạicủa dân cư

+ Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin liên lạc + Những công trình xử lí, khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho dân cưnông thôn

+ Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu màchủ yếu là những công trình chợ búa và tụ điểm giao lưu buôn bán

- Vai trò:

Cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ giúp giảm giáthành sản xuất, giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông hàng hoá trong sản xuất kinh doanhnông nghiệp và các ngành liên quan trực tiếp tới nông nghiệp - khu vực phụ thuộc rấtnhiều vào thiên nhiên

Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển nhanh khu vựcnông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo ra điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thuhút vốn đầu tư nước ngoài và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nôngnghiệp, nông thôn

Cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng tác động tới việc phân bố lực lượng sản xuấttheo lãnh thổ Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ tạo điều kiện phát triển đồng đềugiữa các vùng trong cả nước

Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ tăng cường được khả năng giao lưu hàng hoá,thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ gia đình tăng gia sản xuất,làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân tăng

Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ tạo điều kiện tổ chức tốt đời sống xã hội trêntừng địa bàn, nhờ đó mà giảm được dòng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, giảmbớt gánh nặng cho thành thị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

1.1.1.2 Khái niệm về đầu tư

 Đầu tư:

Theo Hồ Tú Linh [2014] cho thấy: Đầu tư là sự hy sinh nguồn lực ở hiện tại đểtiến hành hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trongtương lai, lớn hơn nguồn lực đã bỏ r

 Đầu tư phát triển CSHT:

- Khái ni ệm:

Theo Hồ Tú Linh [2014] cho biết: Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu

tư, là quá trình chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật nhằm tạo ra những yếu tố

cơ bản của sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, tạo ra những tài sản mới cũng nhưduy trì được những tiềm lực sẵn có của nền kinh tế

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được hiểu là việc thiết lập mối quan hệ gắn kết bêntrong của các nhân tố cấu trúc mà nó tạo ra được một sự hợp nhất để hỗ trợ phát triểncho toàn bộ cấu trúc đó, là đầu tư vào các hệ thống như giao thông, thủy lợi, mạng lướiđiên, hệ thống nước sạch, trường học để phục vụ cho cuộc sống của người dân, gópphần tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế

Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp, nguồn lực chođầu tư phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồn lực bao gồm cả tiền vốn, đất đai,lao động, thiết bị, tài nguyên Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tốđược chủ đầu tư bỏ vốn nhằm đạt những mục tiêu nhất định Trên quan điểm phâncông lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu

tư theo lãnh thổ Trên góc độ tính chất và mục đích, đối tượng đầu tư được chia thànhhai nhóm chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận Kết quảcủa hoạt động đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và tàisản vô hình Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sảnxuất của xã hội

- Đặc điểm:

Theo Hồ Tú Linh [2014] chỉ ra các đặc điểm của đầu tư phát triển như sau:

- Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn, nằm khê đọng trong suốt quátrình thực hiện đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

- Hoạt động đầu tư phát triển mang tính chất lâu dài Thời gian kể từ khi bắt đầutiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của công cuộc đầu tư đóphát huy tác dụng đem lại lợi ích kinh tế - xã hội thường kéo dài.

- Hoạt động đầu tư thường chịu mức độ rủi ro cao vì đặc điểm vốn lớn, thời gianthực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư dài, lao động nhiều Với tính chất lâu dàinhư vậy, kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng của các yếu tốkhông ổn định theo thời gian và các điều kiện địa lý của không gian

- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ hoạtđộng ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên

1.1.1.3 Phân loại đầu tư

Theo PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt [2007] đầu tư phát triển được phân loại nhưsau:

 Phân theo nguồn vốn đầu tư trên phạm vi quốc gia:

- Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước: bao gồm hoạt động đầu tư được tài trợ từnguồn vốn tích lũy của ngân sách (vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư pháttriển của nhà nước, do nhà nước bảo lãnh),vốn tích lũy và huy động của daonh nghiệp,tiền tiết kiệm của dân cư

- Vốn nước ngoài: bao gồm các hoạt động đầu tư được thực hiện bằng các nguồnvốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài Cách phân loại này chỉ ra vai trò của từngnguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế xã hội với quan điểm được thống nhất: “vốntrong nước là quyết định, vốn bên ngoài là quan trọng“ Xác định được cách quản lýkhác nhau đối với các loại dự án đầu tư có nguồn vốn khác nhau Đánh giá được hiệuquả sử dụng vốn từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển huy động nguồn vốn chohoạt động đầu tư phát triển, tận thu ngân sách nhà nước

 Phân theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư

Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thết

bị Đây là loại đầu tư dài hạn, đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn lâu, có tính chất kĩ thuậtphúc tạp

Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất kinhdoanh dịch vụ mới hình thành, tăngtheem tài sản cho các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

động cho các cơ sở vật chất không thuộc các doanh nghiệp như: Đầu tư vào nguyênnhiên vật liệu, lao động…Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư,

có thể thu hồi vốn nhanh sau khi các kết quả đầu tư được đưa vào hoạt động

Đầu tư cơ bản là cơ sở nền tảng quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạođiều kiện cho các kết quả đầu tư cơ bản phát huy tác dụng Hai hình thức đầu tư nàytương hỗ nhau cùng giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tồn tại và phát triển

Phân theo lĩnh vực hoạt động

Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh: bao gồm đầu tư vào tài sản cố định và đầu

tư vào tài sản lưu động, ngoài ra còn đầu tư vào tài sản vô hình (quảng cáo, thươnghiệu…) nhằm mục đích thức đẩy hoạt động tiêu thụ, nâng cao thị phần, tăng doanhthu, tăng lợi nhuận Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật: là hình thức đầu tư nghiêncứu các công nghệ tiên tiến và triển khai các ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: baogồm cơ sở hạ

tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng…) và hạ tầng xãhội (giáo dục, y tế, cấp thoát nước…)

Các hoạt động đầu tư này có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau: Đầu tư phát triển khoahọc kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanhđạt hiệu quả cao; còn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo tiềm lực vật chất chophát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng

 Phân theo cấp quản lý

Các dự án đầu tư phát triển được phân ra thành 4 nhóm: nhóm dự án quan trọngquốc gia và nhóm A, B và C Trong đó nhóm A do Thủ Tướng Chính Phủ quyết định;nhóm B và C do Bộ Trưởng, Thủ Trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc ChínhPhủ, UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định

 Phân theo thời gian thực hiện đầu tư

Theo tiêu thức này có thể phân chia hoạt động đầu tư phát triển thành đầu tư ngắnhạn (đầu tư vận hành nhằm tạo ra tài sản lưu động cho cơ sở sản xuất kinh doanh) vàđầu tư dài hạn thường từ 5 năm trở lên (đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh,phát triển khoa học kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

Phân theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư

- Đầu tư gián tiếp: đây là hình thức đầu tư mà trong đó người bỏ vốn không trực tiếptham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư Đó làviệc các chính phủ thông qua các chương trình tài trợ (không hoàn lại hoặc có hoàn lạivới lãi suất thấp) cho các chính phủ của các nước khác vay để phát triển kinh tế xã hội;hoặc việc đầu tư thông qua thị trường tài chính (thị trường vốn và thị trường tiền tệ)

- Đầu tư trực tiếp: là loại hình đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý,điều hành quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư

Phân theo cơ cấu tái sản xuất

- Đầu tư chiều rộng: đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng cơ sở sản xuất kinhdoanh hiện có dựa trên công nghệ kỹ thuật cũ hoặc công nghệ hiện có trên thị trường.Đầu tư chiều rộng đòi hỏi lượng vốn lớn để khê đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư vàthời gian cần hoạt động để thu hồi vốn đủ lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạohiểm cao

- Đầu tư chiều sâu: đầu tư vào nghiên cứu triển khai các công nghệ hiện đại tiên tiến

để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, tăng sức cạnh tranh Đầu

tư theo chiều sâu đòi hỏi lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độmạo hiểm thấp hơn so với đầu tư chiều rộng

1.1.1.4 Vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế quốc dân

Theo PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt [2007] cho thấy:

- Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế

Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổngcung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùngmột lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh

tế của mọi quốc gia

- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Khi tăng đầu tư vào một ngành, một thành phần kinh tế hay một vùng nào đó sẽlàm sản lượng của ngành này, thành phần kinh tế này hay vùng này tăng lên và thayđổi mối tương quan giữa các ngành, giữa các thành phần kinh tế, từ đó làm cơ cấu kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

tế thay đổi theo Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.

- Đầu tư góp phần tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước Côngnghệ đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đầu tư làđiều kiện tiên quyết của sự phát tiển và tăng cường khả năng công nghệ, trình độ côngnghệ lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực quá trình công nghiệp hóa - hiệnđại hóa của Việt Nam hiện nay sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được mộtchiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và bền vững Đầu tư sẽ giúp trình độkhoa học ngày càng vươn xa và tiếp cận được công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến

1.1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư cơ sở hạ tầng

Theo Hồ Tú Linh [2014] đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư CSHT nhưsau:

 Khí h ậu:

Khí hậu , thủy văn là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến cơ sở hạtầng Các hiện tượng lũ lụt, tố lốc, mưa bão có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng tới sựtồn tại và phát triển của hạ tầng, nó phá vỡ và làm gián đoạn cả hệ thống cơ sở hạ tầng.Đặc biệt là trong quá tŕnh xây dựng, khí hậu có ảnh hưởng lớn tới thời gian hoàn thànhcông trình Thời tiết thuận lợi thì việc thi công cũng sẽ thuận lợi hơn; còn trong trườnghợp các yếu tố khác thuận lợi nhưng điều kiện khí hậu không cho phép, mưa lũ nhiềuthì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ gặp khó khăn, thời gian xây dựng kéo dài

 Đất đai:

Trong quá trình xây dựng phát triển cơ sở ha tầng thì đất đai đóng vai trò cực kỳquan trọng, là nhân tố vật chất không thể thiếu được Đất đai là tư liệu sản xuất chủyếu và có tác động trực tiếp đến phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên các mặt sau:Đất là địa điểm để xây dựng cơ sở hạ tầng.Mỗi vùng miền có cấu tạo thổ nhưỡngkhác nhau Vì vậy đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng các công trình

Đất đai ở bất kỳ đâu đều thuộc một trong những hình thức sở hữu nhất định, thuộc

sở hữu của cá nhân, của tập thể hay của Nhà nước Trong khi đó, việc xây dựng vàquản lý cơ sở hạ tầng thường có tính chất công cộng Do đó, tình trạng đất đai theo các

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

chế độ sở hữu khác nhau cũng sẽ có ảnh hưởng trong việc huy động cho xây dựng cơ

sở hạ tầng

Đất đai dùng để mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng chịu sự hạn chế của đồi núi, sôngngòi, tài nguyên phong cảnh, di tích văn hóa lịch sử , các yếu tố này hoặc không thểkhắc phục hoặc đòi hỏi phải bỏ ra một chi phí lớn để cải tạo, san lấp mới có thể xâydựng được

 Tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản:

Có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến xây dựng CSHT Nó góp phần vào việccung cấp nguyên liệu đầu vào cho sự phát triển cơ sở hạ tầng Ảnh hưởng đến chi phícủa công trình và thời gian hoàn thành công trình

 Ngu ồn vốn đầu tư cho CSHT.

Vốn là điều kiện cần của mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đầu tưphát triển CSHT Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thường kéo dài hoặc chậm thicông chủ yếu là do thiếu vốn, nguồn vốn giải ngân chậm

 Các cơ chế quản lý, tổ chức.

CSHT là hàng hóa có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, thời gian hoàn vốn dài,

có nhiều rủi ro nên thường do Nhà nước đảm nhiệm Nhà nước giữ vai trò chủ đạo vàđiều chỉnh để đảm bảo cung cấp các dịch vụ CSHT, đảm bảo nhu cầu cuộc sống củanhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và làm dịch vụ của các doanh nghiệp.Đây là vai trò của Nhà nước tác động trực tiếp vào khâu quản lý để điều tiết nền kinh

tế trong sự phát triển bền vững Tuy nhiên, chính phủ cũng có khả năng hạn chế trongquản lý và nguồn tài chính phát triển CSHT

Trong đầu tư cho cơ sở hạ tầng, yếu tố môi trường pháp lý tạo ra những điều kiện

để hình thành nên các CSHT và tạo sự gắn kết giữa CSHT chung của các nước với hệthống hạ tầng của địa phương; tạo những điều kiện để huy động các nguồn lực choviệc đầu tư CSHT, kể cả nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn của tổ chức, của cá nhân

 Nhân t ố Văn hóa – Xã hội.

Đặc điểm văn hóa – xã hội, mức độ dân trí sẽ ảnh hưởng đến tính khả thi củacông trình, dự án thông qua nhận thức và sự đóng góp, ủng hộ của nhân dân trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

vùng Ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện, thời gian và năng lực hoạt động của dự ánthông qua ý thức giữ gìn, bảo vệ của nhân dân.

1.1.2 Một số vấn đề về nông thôn mới

1.1.2.1 Khái niệm nông thôn mới

 Khái niệm nông thôn:

Theo Phan Kế Vân [2011] cho thấy: Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác vềnông thôn và còn nhiều quan điểm khác nhau Khi đưa ra khái niệm về nông thônngười ta thường so sánh nông thôn với đô thị Có ý kiến cho rằng, khi xem xét về nôngthôn thì dùng chỉ tiêu số lượng dân số, mật độ dân cư ở nông thôn thấp hơn so vớithành thị Bên cạnh đó có ý kiến lại cho rằng chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ pháttriển của cơ sở hạ tầng, điều đó có nghĩa là ở vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng khôngphát triển bằng thành thị

Một quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nôngnghiệp là chủ yếu, tức là nguồn thu nhập chính của dân cư nông thôn trong vùng.Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng nước nhất định, phụthuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế Nhưvậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian

và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới Trong điềukiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu:

"Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tậphợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trườngtrong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác"

 Khái niệm về nông thôn mới:

Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn [2000] cho biết nông thôn mới:

- Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân khôngngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Nông dânđược đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng,đóng vai trò làm chủ nông thôn mới

- Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xâydựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môitrường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảogiữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.

 Xây dựng nông thôn mới

Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn [2000] cho biết: Xây dựng nôngthôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thônđồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sảnxuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường

và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của ngườidân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả

hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đềkinh tế - chính trị tổng hợp

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chămchỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh

1.1.2.2 Các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới

Theo quyết định số: 491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính Phủ vềviệc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM và thông tư số 54/2009/TT - Bộ nôngnghiệp phát triển nông thôn ngày 21/8/2009 của Bộ nông nghiệp và PTNT về việchướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, xây dựng NTM bao gồm

5 bộ tiêu chí tương ứng với 19 tiêu chí:

 Nhóm I: Quy ho ạch

Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch xã

 Nhóm II: H ạ tầng kinh tế - xã hội

Tiêu chí 2: Giao thông nông thôn

Tiêu chí 3: Thủy lợi

Tiêu chí 4: Điện

Tiêu chí 5: Trường học

Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa

Tiêu chí 7: Chợ nông thôn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Tiêu chí 8: Bưu điện

Tiêu chí 9: Nhà ở nông thôn

 Nhóm III: Kinh t ế và tổ chức xã hội

Tiêu chí 16: Văn hóa

Tiêu chí 17: Môi trường

 Nhóm V: H ệ thống chính trị

Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội

Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội

1.1.2.3 Vai trò của xây dựng chương trình nông thôn mới trong phát triển kinh

tế - xã hội

 Về kinh tế

Thứ nhất mô hình NTM thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển nhanh,khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điềuchỉnh giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng nôngthôn và thành thị

Thứ hai, NTM cho phép phát triển nhiều hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú

ý xây dựng mới các HTX theo mô hình kinh doanh đa dạng Hỗ trợ các HTX ứng dụngtiến bộ KH - CN phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ởnông thôn

Thứ ba, khuyến khích sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét độc đáo,đặc sắc của từng vùng địa phương, tập trung vào đầu tư những trang thiết bị công nghệsản xuất chế biến bảo quản sau thu hoạch

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

 Về chính trị

Nông thôn mới phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng,hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôntrọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã Ngoài ra nông thôn mớicòn góp phần phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của cácđoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng nhằm huy động vào xây dựngNTM

 Về văn hóa xã hội

Xây dựng NTM cũng chính là xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, giúp nhauxóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng

 Về con người

Xây dựng NTM hướng tới xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hóagiàu có khá giả, kết tinh với những tư cách là công dân, người dân của làng là ngườicon của các dòng họ, gia đình

 Về môi trường

Xây dựng NTM góp phần xây dựng cũng cố bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệrừng đầu nguồn, phòng chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải

từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững

1.1.3 Cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới

1.1.3.1 Khái niệm CSHT trong chương trình xây dựng nông thôn mới

CSHT trong chương trình NTM được định nghĩa là những công trình vật chất, kỹthuật được con người xây dựng lên nông thôn mới nhằm xây dựng và phát triển kinh tế

- xã hội nông thôn theo các tiêu chí xây dựng NTM

Theo quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, CSHT trong chươngtrình trình xây dựng NTM bao gồm những nội dung sau: Giao thông, thủy lợi, cơ sởvật chất văn hóa, CSHT thương mại nông thôn, điện, bưu điện và nhà ở dân cư

1.1.3.2 Các tiêu chí về CSHT trong chương trình xây dựng NTM

 Giao thông nông thôn:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

- Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn của BộGTVT: Đạt 100%

- Đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn : Đạt 70% trở lên

- Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: 70% cứng hóa - Đườngtrục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện: 70% trở lên

 H ệ thống thủy lợi

- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh: Đạt

- Kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa: 85% trở lên

 H ệ thống điện

- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện: Đạt

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn: 98% trở lên

 Trường học

- Số trường học các cấp: mầm non, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩnquốc gia: 80% trở lên

 Cơ sở vật chất văn hóa

- Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn: Đạt

- Số thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn: 100%

 Ch ợ nông thôn

- Chợ theo quy hoạch đạt chuẩn theo quy định: Đạt

H ệ thống bưu chính viễn thông

- Điểm phục vụ bưu chính viễn thông: Đạt

- Có internet đến thôn: 30% thôn đạt

 Nhà ở dân cư

- Nhà tạm, dột nát: không

- Số nhà ở đạt tiêu chuẩn: 80% trở lên

1.1.3.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới

 Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước

Theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, nguồnvốn ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40% tổng nguồn vốn thực hiện Chương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tiếp đến là vốn tín dụng (khoảng30%), vốn từ các DN và các tổ chức kinh tế khác (khoảng 20%) và huy động đóng gópcủa cộng đồng dân cư (khoảng 10%) Việc quy định tỷ lệ huy động từ các nguồn vốnnhư trên cho thấy vai trò của nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) trong xây dựngnông thôn mới là rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trongphát triển nông thôn, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế - xã hội nông thôn Việt Namđang có nhiều thay đổi (do quá trình thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nềnkinh tế nói chung và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nôngthôn nói riêng).

Vai trò của nguồn vốn tín dụng trong đầu tư xây dựng các công trình hạ tầngkinh tế - xã hội nông thôn, các dự án phát triển sản xuất ở địa phương cũng được chútrọng với tỷ lệ vốn đầu tư được xác định khoảng 30% Nguồn vốn tín dụng được huyđộng vào xây dựng nông thôn mới thông qua kênh tín dụng đầu tư phát triển nhà nước

và tín dụng thương mại Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước được thực hiện thôngqua Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ

sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn

Vấn đề đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn luôn được Nhà nước quan tâm.Trước hết cần khẳng định rằng vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách Nhà nướcđóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.Vốn Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp có vai trò to lớn, giúp tăng cường năng lực sảnxuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Mặt khác, do đặc điểm của đầu tư trong nôngnghiệp và nông thôn là khả năng thu hồi vốn chậm hoặc không có khả năng thu hồivốn, rủi ro cao nên không thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này Vốn ngânsách đóng vai trò đi tiên phong, mở đường để thu hút các nguồn vốn khác thông quacác hình thức: tạo ra cơ sở hạ tầng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồngthời tạo cho các nhà đầu tư có cảm giác yên tâm hơn đầu tư vào nông nghiệp khi có sựtham gia của Nhà nước

 Nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Cùng với vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, nguồn vốn này ngày càng đóngvai trò quan trọng trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nước ta do đang được nhànước có các chính sách ưu đãi và khuyến khích Việc gia tăng nguồn vốn tư nhân chođầu phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp cho nhà nước giảm đáng kể gánh nặng để phục vụcác mục tiêu phát triển khác.

Về huy động nguồn lực từ DN, nhằm khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/2013/ NĐ-CP ngày19/12/2013 Theo đó, DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng các ưu đãi

và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước thông qua chính sách về đất đai như miễn,giảm tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; được hỗtrợ thuê đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; được miễn, giảm tiền sử dụng đất khichuyển mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất Ngoài ra còn được hỗ trợ đào tạonguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường, trong đó hỗ trợ chi phí quảng cáo đến70%, được hỗ trợ dịch vụ tư vấn, hỗ trợ áp dụng khoa học và công nghệ, hỗ trợ cướcphí vận tải…

Việc quy định tỷ lệ huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư thấp thể hiện mức

độ “khoan thư sức dân” khi đời sống của người dân khu vực nông thôn hiện còn nhiềukhó khăn Bên cạnh đó, “chính quyền địa phương không quy định bắt buộc nhân dânđóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng gópxây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương Nhân dân trong xã bàn bạcmức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thôngqua” (khoản 3, mục VI của Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010) Như vậy, ngườidân có sự chủ động trong việc huy động đóng góp nguồn lực và tham gia vào quá trìnhxây dựng nông thôn mới

 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, cácdoanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động được vàoquá trình đầu tư phát triển Nó bao gồm các nguồn vốn như: Vốn tài trợ phát triểnchính thức ODF gồm vốn viện trợ phát triển chính thức ODA và các nguồn tài trợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

khác, nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài FDI và nguồn huy động vốn qua thị trường quốc tế.

Trong các nguồn vốn trên thì nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA lànguồn vốn chiểm tỉ trọng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất Đây là nguồnvốn phát triển do các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêutrợ giúp các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam; ngoài các điều kiện ưu đãi vềlãi suất, thời hạn cho vay dài cùng khối lượng vay lớn thì trong ODA còn có yếu tốkhông hoàn lại đạt ít nhất 25% Chính vì vậy mà chính phủ Việt Nam đã định hướng

sử dụng nguồn vốn ODA ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng như phát triển hệ thốnggiao thông vận tải, phát triển hệ thống mạng lưới truyền tải và phân phối điện, nângcấp hệ thống đê điều thủy lợi

Ngoài ra các nguồn vốn nước ngoài khác cũng đang ngày càng được khuyếnkhích hơn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khi mà Việt Nam đã và đang có đượcmối quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là nguồn vốn FDI ngàycàng tăng

1.1.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu tình hình đầu tư CSHT trong chương trình xây dựng NTM

- Cơ cấu vốn phân theo nguồn vốn:

Cơ cấu nguồn vốn (%) = Đ ồ

ổ Đ × 100Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

- Cơ cấu vốn phân theo loại hình CSHT:

Cơ cấu nguồn vốn (%) = Đ ạ ì

 Quy mô quản lý vốn:

Quy mô quản lý vốn = Tổng lượng vốn trong một giai đoạn thời gian nhất định(có thể là 3 năm hoặc 5 năm tùy theo nguồn số liệu và mục đích nghiên cứu)

1.2.Cơ sở thực tiễn về đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới

1.2.1 Kinh nghiệm đầu tư cơ sở hạ tầng của một số nước trên thế giới

 Kinh nghiệm của Nhật Bản:

Theo Nguyễn Thanh Nghị [2012] cho thấy:

- Nhật Bản đã phải mất 48 năm để xây dựng và hoàn thiện hệ thống tàu cao tốc,mất 85 năm để hoàn thiện hệ thống tàu điện ngầm với 14 tuyến ngầm và nhiều tuyếnnổi, mất 27 năm để hoàn thành đường hầm dưới biển dài nhất thế giới nối đảoHokkaido và Honshuu Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển nhanh về hạ tầngnhư Nhật Bản những năm 60-70 của thế kỷ 20 và Việt Nam sẽ gặp phải nhiều vấn đề

kỹ thuật mà Nhật đã gặp trong quá khứ

- Cơ sở hạ tầng là xương sống của nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua giai đoạnphát triển mạnh về hạ tầng cách đây 30-40 năm nên rút ra được nhiều bài học kinhnghiệm trong xây dựng và phát triển hạ tầng một cách bền vững Chúng tôi đặc biệtchú trọng về công nghệ xây dựng, đặc biệt là công nghệ xây dựng đường giao thông,cầu cảng, hầm… Nhật Bản cam kết sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giúp cácnước, trong đó có Việt Nam phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện và nâng cao chấtlượng cuộc sống người dân Hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng lĩnh vực hạ tầng luôn làmột ưu tiên của Chính phủ Nhật Bản

- Trong những năm 60-70 của thế kỷ 20, Nhật Bản phát triển mạnh về cơ sở hạ tầngnhưng do thiếu nguồn lực và hiểu biết nên giờ phải trả giá vì nhiều công trình xây dựngthời kỳ đó xuống cấp, hư hỏng nhanh Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, xây dựng hạtầng không chỉ quan tâm đến cường độ mà còn cần quan tâm đến độ bền công trình theo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

thời gian nhằm đảm bảo phát triển hạ tầng bền vững Để đảm bảo các yếu tố đó, trongxây dựng công trình cần kiểm soát và kiểm tra chất lượng từ thiết kế, lựa chọn vật liệuxây dựng và thi công Việc bảo trì cũng rất quan trọng, nếu không công trình sẽ xuốngcấp nhanh và phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để tu sửa hoặc xây dựng lại.

- Ở Nhật, việc đảm bảo chất lượng bê tông trong thi công xây dựng từ khâu chuẩn

bị (xác nhận phương thức làm việc cụ thể dựa trên kế hoạch thi công; truyền tải thôngtin giữa ban kiểm soát chất lượng với công nhân; kiểm tra trạng thái của ván khuôn vàthép cụ thể là miếng đệm, dây đai, vị trí và khoảng cách của tâm, lớp phủ đã định,kiểm tra dự báo thời tiết); khâu vận chuyển tới công trường và trên công trường nhưquản lý lịch trình vận chuyển; kiểm tra thời gian vận chuyển của xe trộn, liên lạc chặtchẽ giữa công trường và nhà máy bê tông; quản lý trang thiết bị, bố trí nhân lực vàphương thức vận tải theo kế hoạch đã chuẩn bị; quyết định tốc độ và vị trí của bơmđến khâu đổ và đầm lèn như quản lý trang thiết bị, bố trí nhân lực, phương pháp đổ vàđầm lèn theo kế hoạch; đưa ra các biện pháp đối phó thích hợp khi tính dễ đổ bị giảmtrong thực tế dù thời gian đổ vẫn trong giới hạn cho phép; chỉ dẫn đầm lèn… được đặcbiệt chú trọng

 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

- Sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng: Trong quá trìnhxây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, Hàn Quốc có rất nhiều cơ cấu tài chính cung cấpcác loại dịch vụ tài chính đa dạng Chính phủ Hàn Quốc cũng vận dụng đầy đủ các đònbẩy như dự toán tài chính, chiết khấu tài chính, đầu từ tài chính…đồng thời khôngngừng đầu tư nguồn vốn ngân sách cho các cơ cấu tài chính nông thôn

Tháng 7 năm 1998, Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách Hàn Quốc đã ban hành cácchính sách quan trọng nhằm: (1) tư nhân hoá 11 doanh nghiệp nhà nước, gồm cả Tậpđoàn Viễn thông Hàn Quốc, Tổng Công ty Điện lực Hàn Quốc, và Tổng công ty Khíđốt Hàn Quốc; (2) thiết lập một khung khổ pháp lý điều tiết sự tham gia của khu vực

tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng; (3) đẩy mạnh cạnh tranh trên thị trường; (4) giảiquyết các vấn đề lao động; và (5) tìm ra những biện pháp tư nhân hoá tối ưu

Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tư nhân, năm 1999 Hàn Quốc đã banhành Luật Đầu tư tư nhân để thay thế Luật Khuyến khích đầu tư tư nhân năm 1994

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Mục đích chính của Luật mới là khuyến khích mạnh mẽ hơn sự tham gia của khu vực

tư nhân vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng - điện, ga, giao thông, sân bay, bến cảng, viễnthông, cấp và thoát nước - thông qua các biện pháp khuyến khích về thuế và nhữngkhuyến khích khác cho nhà đầu tư tư nhân, cũng như cải tiến quá trình lựa chọn nhàđầu tư Luật cũng đưa ra những biện pháp khuyến khích đối với các nhà đầu tư nướcngoài như: (1) miễn 10% thuế giá trị gia tăng đối với các công trình đã hoàn thành; (2)bảo lãnh của Chính phủ lên tới 90% doanh thu hoạt động; (3) thưởng cho những dự ánhoàn thành sớm và cho phép thu lợi nhuận vượt mức khi nhà đầu tư tiết kiệm chi phíxây dựng; (4) bù đắp các khoản lỗ do những thay đổi về tỷ giá hối đoái; (5) chấp nhậncác phương thức xây dựng đa dạng (BOT, BTO, BOT, BT)

- Vai trò của Chính phủ:

Nghiên cứu lịch sử phát triển kết cấu hạ tầng của Hàn Quốc, có thể nhận thấyrằng Chính phủ luôn luôn đóng vai trò là người chỉ đạo đối với quá trình phát triểnnày Ở Hàn Quốc, Cục Kế hoạch Kinh tế là cơ quan điều phối quá trình ra quyết địnhtrong lĩnh vực kết cấu hạ tầng Cơ quan này có trách nhiệm quản lý một diện rộng cáchoạt động liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, bao gồm điều phối kế hoạch củacác bộ, đưa ra các khuyến nghị chính sách, và phân bổ ngân sách

 Kinh nghiệm của Malayxia

Theo nông nghiệp nông dân nông thôn [2012] cho thấy:

Malayxia là một liên bang có diện tích 329.800.000 km2 với dân số khoảng 20triệu người gồm 13 bang Thực hiện chiến lược hiện đại hoá đất nước và hội nhậpquốc tế, năm 1968, Malayxia đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài với nhiều điềukhoản quan trọng như không quốc hữu hoá, tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, ưuđãi thuế Cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ còn chủ trương huyđộng vốn đầu tư trong nước, vay tiết kiệm trong dân, ưu đãi thuế để nhân dân tự bỏvốn Kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1991-1995) với trọng tâm là nâng cấp cơ sở hạ tầng

và năng suất lao động, đây là kế hoạch đầu tiên thực hiện chương trình phát triển quốcgia 30 năm (1991-2020) Chính phủ hy vọng sau 30 năm nền kinh tế sẽ gấp 7,5 lầnhiện nay với mức tăng trưởng bình quân 7%/năm Với kế hoạch 5 năm lần thứ nhấthiện đại hoá cơ sở hạ tầng, Malayxia đã đầu tư xây dựng xong một đường sắt 2 chiều

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

với tổng mức đầu tư 543 triệu ringgit Hoàn thành đường cao tốc 4 làn xe chạy từ biêngiới Thái lan ở phía Bắc đến tận biên giới Sigapore ở phía Nam dài 848 km với chi phí5,2 triệu ringgit Đầu tư đường cao tốc Đông - Tây năm 1994 với chi phí 270 triệuringgit Năm 1992, Chính phủ tiếp tục đưa ra chương trình hiện đại hoá ngành hàngkhông với chi phí 5 tỷ USD, sân bay quốc tế Kualalămpua được nâng cấp với 4 đườngbăng đưa vào hoạt động năm 1998 rất hiện đại Năng lực cảng biển được đầu tư vànâng cấp Thủ đô Malayxia với toà tháp đôi cao 542m đứng thứ 2 thế giới, quảngtrường Merdeka với cột cờ cao nhất thế giới đã trở thành địa danh thu hút khách dulịch từ nhiều thập kỷ nay Kualalumpua, niềm tự hào của Đông Nam Á đã phát triểnquá chật chội, nạn kẹt xe và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao Vì vậy, năm

1995 Chính phủ đã quy hoạch một thủ đô mới cách thủ đô cũ khoảng 30 km về phíanam, đầu tư xây dựng một con sông chảy vòng quanh thủ đô mới và vắt qua nó bằng 9cây cầu dây văng từ hình tượng con thuyền căng buồm ra khơi, mái vòm, thápchuông cực kỳ ấn tượng và bên cạnh đó là hàng trăm toà nhà với kiến trúc hồi giáopha lẫn hiện đại Bên ngoài quảng trường dọc theo đại lộ Putra, trục xương sống củathành phố là những toà dinh thự, công sở khổng lồ nhưng không thấy ngột ngạt vìđược phủ xanh bóng cây, đi đâu cũng thấy hoa và cây xanh Trên dòng sông là nhữngcon thuyền cong vút làm cho du khách có cảm giác như đang được sống trong một thịtrấn đồng quê thanh bình hơn là một siêu đô thị Năm 2007, Malayxia thu hút 20,97triệu lượt khách, tăng 19,5% so với năm 2006 và nâng tổng doanh thu lên 12,7 tỷUSD Du lịch phát triển nhờ chính phủ quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là

cơ sở hạ tầng du lịch Nhà nước tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các dự án cơ sở

hạ tầng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu

tư dài hạn Sự ổn định chính trị và chính sách nhất quán thông thoáng đã tạo niềm tinkích thích các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

1.2.2 Một số địa phương tiêu biểu trong công tác thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng trên cả nước trong chương trình xây dựng nông thôn mới

Trang 37

Mạng lưới giao thông của tỉnh Đắk Nông chủ yếu là đường bộ, chưa có đườngsắt và đường hàng không.

- Quốc lộ: Có 3 tuyến với tổng chiều dài là 310 km, phần lớn đã được trải nhựa,còn 89,5 km là đường cấp phối Đó là các tuyến: QL 14 (Km733-Km887) đoạn quatỉnh dài 155 km, chạy qua địa bàn hầu hết các huyện trong tỉnh (trừ Krông Nô), nốitỉnh Đắk Nông với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và với các tỉnh phía Nam; QL 14C(Km70- Km168): Đoạn chạy qua tỉnh dài 98 km, đi qua các huyện Đắk Mil, Đắk Song

và Đắk R'Lấp (đi cửa khẩu Buk Prăng) hiện chưa được nâng cấp, vẫn còn 89,5kmđường cấp phối; Quốc lộ 28 (Km121- Km179): Nối tỉnh Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng

và các tỉnh miền Trung, đoạn qua tỉnh dài 58 km

Hiện nay đã đầu tư khôi phục, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường như mở rộngquốc lộ 14 qua thị xã Gia Nghĩa, thị trấn Đắk Mil, thị trấn Đắk RLấp, mở rộng quốc lộ

28 qua thị xã Gia Nghĩa, thị trấn Quảng Khê, xây dựng Quốc lộ 28 đoạn tránh ngậpthuỷ điện Đồng Nai 3-4, sửa chữa Quốc lộ 14C, nâng tỷ lệ nhựa hoá đường quốc lộ lên76% Tỉnh lộ Gồm có 6 tuyến với tổng chiều dài 318 km, còn 192 km đường đất chiếm60,4%, gồm các tuyến: Tỉnh lộ 681: Kiến Đức - Tuy Đức dài 36 km; Tỉnh lộ 682: ĐứcMạnh - Đắk Song dài 24 km; Tỉnh lộ 683: Đắk Mil - Krông Nô dài 40 km; Tỉnh lộ684: Gia Nghĩa - Cư Jút dài 111 km; Tỉnh lộ 685: Kiến Đức - Cai Chanh dài 45 km;Tỉnh lộ 686: Đắk Bút So - Quảng Sơn dài 62 km Hệ thống các đường tỉnh lộ trong 5năm qua đã nhựa hoá được 120 km, nâng tỷ lệ nhựa hoá đường tỉnh lên 84%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Hệ thống điện lưới đang được cải tạo, nâng cấp, mở rộng đến vùng sâu, vùng xa.Trong 5 năm qua có nhiều dự án được triển khai xây dựng như: dự án 10 thôn, bon cóđường dây trung áp đi qua; chương trình 10 thôn, bon căn cứ cách mạng; 20 bon đồngbào dân tộc thiểu số tại chỗ; chương trình 37 thôn, buôn thuộc dự án năng lượng nôngthôn và hiện nay đang thực hiện hiện dự án 116 thôn, bon thuộc chương trình cấp điện

5 tỉnh Tây Nguyên của Chính phủ Đến cuối năm 2010 có 100% thôn, buôn, bon cóđiện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 90%

Sản lượng điện tiêu thụ toàn tỉnh Đắk Nông tăng với tốc độ tương đối cao, bìnhquân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 23,7%/năm

+H ạ tầng thuỷ lợi và cấp, thoát nước đô thị:

Tỉnh đã đầu tư xây mới 74 công trình thủy lợi, nâng cấp 9 thuỷ lợi, 2 trạm bơm.Tổng số công trình thủy lợi đã hoàn thành đưa vào sử dụng cho đến nay 186 côngtrình, các công trình thủy lợi trên hiện tưới chủ động cho lúa 2 vụ khoảng 4.104 ha,18.232 ha cà phê, đáp ứng khoảng 44% diện tích có nhu cầu

Cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch trong sinh hoạt 70%, đặc biệt

là các vùng thị xã, thị trấn và một số thôn bon đồng bào dân tộc có tỷ lệ dùng nướcsạch trên 90%, hiện nay tỉnh đang phấn đấu đưa tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch đạt mụctiêu 85% trong năm 2012 Về thoát nước: Hiện tỉnh đang đầu tư hệ thống thu gom vàkhu xử lý nước thải tập trung cho các đô thị và các khu cụm công nghiệp

+H ạ tầng bưu chính, viễn thông:

Hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển cả về qui mô và chất lượng Đến nay,toàn tỉnh có 10 bưu cục, 43 điểm bưu điện văn hóa xã, 107 đại lý bưu điện đa dịch vụ;bình quân 3.037người/ điểm phục vụ, bán kính bình quân một điểm phục vụ 3,6 km

Cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông được đầu tư rộng khắp từ trung tâm tỉnh đến cáchuyện, thị và các xã trên toàn địa bàn tỉnh Hệ thống mạng cáp quang có chiều dài là2.314 km, hệ thống mạng cáp đồng có chiều dài là 319 km.Tổng số thuê bao điện thoại

cố định là 82.131 thuê bao, mật độ điện thoại cố định là 18,7 máy/100 dân.Dịch vụđiện thoại di động được cung cấp bởi 6 doanh nghiệp gồm VinaPhone, MobiFone,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 29/06/2021, 12:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w