BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN CHIẾN THẮNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN CHIẾN THẮNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THCS
HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI THEO HƯỚNG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng - Năm 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN CHIẾN THẮNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THCS
HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI THEO HƯỚNG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ QUANG SƠN
Đà Nẵng - Năm 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
NGUYỄN CHIẾN THẮNG
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 5
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
4 Giả thuyết khoa học 6
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6
7 Phương pháp nghiên cứu 6
8 Đóng góp của luận văn 7
9 Cấu trúc luận văn 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THCS 8
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1.1.1 Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới 8
1.1.2 Các nghiên cứu của các tác giả trong nước 10
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 14
1.2.1 Quản lí, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường 14
1.2.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 16
1.2.3 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 18
1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 18
1.3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THCS 18
1.3.1 Mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 18
1.3.2 Vị trí, chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS 19
Trang 51.3.3 Nội dung, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS 22 1.3.4 Các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS 25 1.4 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 25 1.4.1 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 25 1.4.2 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông 31 1.5 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THCS 36 1.5.1 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS 36 1.5.2 Nội dung quản lý chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 37 1.5.3 Người Hiệu trưởng trường THCS và công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 41 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 43
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHƯ PĂH – TỈNH GIA LAI 44
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA HUYỆN CHƯ PĂH – TỈNH GIA LAI 44 2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên và dân cư 44 2.1.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội 45 2.1.3 Khái quát tình hình phát triển giáo dục và đào tạo ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai 47
Trang 62.1.4 Tình hình phát triển giáo dục THCS ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia
Lai 47
2.2 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT 53
2.2.1 Mục tiêu khảo sát 53
2.2.2 Nội dung khảo sát 53
2.2.3 Đối tượng và địa bàn khảo sát 53
2.2.4 Phương pháp khảo sát 54
2.2.5 Tiến trình và thời gian khảo sát 55
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHƯ PĂK 55
2.3.1 Khái quát tình hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS 55
2.3.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 57
2.3.3 Thực trạng kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 63
2.3.4 Nhận xét chung về thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 70
2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HĐTNST Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI 71
2.4.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 71
2.4.2 Thực trạng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 72
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 74
Trang 72.4.4 Thực trạng công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp 75
2.4.5 Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 78
2.4.6 Đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 79
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 81
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC THCS HUYỆN CHƯ PĂH THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 82
3.1 CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP 82
3.1.1 Nguyên tắc cơ sở đảm bảo tính pháp lý 82
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 84
3.1.3 Phù hợp với thực tiễn quản lý nhà trường 85
3.1.4 Phù hợp với đặc điểm tâm lí và phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo, linh hoạt của cán bộ, giáo viên và học sinh 85
3.1.5 Đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa các lực lượng giáo dục 86
3.1.6 Đảm bảo tính hệ thống, phổ quát và đồng bộ các biện pháp 86
3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC THCS HUYỆN CHƯ PĂH THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 87
3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và PHHS về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 87
3.3.2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 89
Trang 83.2.3 Tăng cường quản lý học sinh trong việc tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo 92
3.2.4 Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 94
3.2.5 Xây dựng các văn bản hướng dẫn, quy chế tổ chức hoạt động, quy chế kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 98
3.2.6 Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, đánh giá hoạt động của GV và HS trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 103
3.2.7 Tăng cường công tác phối hợp các lực lượng trong tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 104
3.2.8 Xây dựng các điều kiện hỗ trợ của tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 107
3.2.9 Mối quan hệ giữa các biện pháp 108
3.3 KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP 109
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 9: Đại học Sƣ phạm : Giáo dục và Đào tạo : Giáo viên
: Giáo viên chủ nhiệm : Hồ Chí Minh
: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo : Học sinh
: Khoa học Giáo dục : Nhà xuất bản
: Phụ huynh :Quản lý giáo dục : Tiểu học
: Trung học cơ sở : Trung học phổ thông : Trung tâm Giáo dục : Ủy ban Nhân dân : Việt Nam Anh hùng : Xã hội Chủ nghĩa : Xã hội hóa
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Trang 11Mức độ tham gia và vai trò của tập thể, cá nhân trong
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức
HĐTNST
76
3.3
Tính khả thi của các biện pháp hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo
111
Trang 12em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sáng tạo, tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước
Điều 2 Luật Giáo dục (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,…; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001- 2010) của nước ta, nêu rõ;
“ Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước,…, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, ý thức vươn lên
về khoa học và công nghệ.”
Đó là những giá trị đạo đức cơ bản và năng lực nghề nghiệp cần có ở con người lao động của thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá(CNH - HĐH) đất
Trang 13nước những thập niên đầu thế kỷ XXI Những giá trị đạo đức và năng lực nghề nghiệp của người lao động, rõ ràng được hình thành cơ bản không chỉ bằng giờ học trên lớp mà phải được rèn luyện, củng cố và phát triển thông qua
các hoạt động GD phong phú, đa dạng, đặc biệt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo(HĐTNST) ở nhà trường phổ thông đóng vai trò quan trọng
Nghị quyết Đại hội XI cũng đã khẳng định: "Phát triển GD là Quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện GD Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ và hội nhập Quốc tế, trong đó đổi mới
cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ GV và CBQL là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng GD, đào tạo, coi trọng GD đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp " Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “Phải thực sự coi GD-ĐT là
sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là Quốc sách hàng đầu; đầu
tư cho GD là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Mục tiêu GD là nâng cao dân trí, phát
triển năng lực công dân, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.”
Chúng ta đã biết, quá trình sư phạm tổng thể gồm quá trình dạy học và quá trình GD là hai quá trình bổ sung kiến thức cho nhau, bổ trợ nhau nhằm giúp HS phát triển toàn diện về nhân cách Quá trình dạy học không những giúp người học lĩnh hội kiến thức khoa học một cách hệ thống mà còn nhằm hình thành nhân cách toàn diện thông qua các môn học cụ thể trong chương trình, đồng thời tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình GD đạt hiệu quả Quá trình
GD được tổ chức giúp người học nắm được nội dung: hệ thống trí thức, thái
độ, kĩ năng, hành vi ứng xử và thói quen hành vi thể hiện trong cuộc sống cộng đồng, xã hội, tâm lí, thể chất, cách ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong nhóm, trong các HĐ học tập, vui chơi,
Trang 14văn nghệ, thể dục thể thao, HĐ xã hội
Nhân cách HS được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường dạy học trên lớp và con đường HĐGDNGLL HĐGDNGLL là một HĐ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện, thực hiện mục tiêu GD của Nhà trường Chính từ những HĐ như: lao động, sinh hoạt tập thể, HĐ
xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của HS Giúp các
em biết tự GD, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình Có thể nói việc tổ chức các HĐGDNGLL là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất định, gắn GD với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân HS Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí… con người
đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình Do vậy, cần thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện kĩ năng thực hành theo hướng tổ chức các HĐTNST sẽ giúp HS hiểu sâu hơn và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho HS, giải quyết mối quan hệ giữa học và chơi - chơi và học nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi HSTHCS
Những năm gần đây, trong nhiều văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đã rất quan tâm đến HĐNGLL Tuy nhiên, một thực tế là khi thực hiện còn nhiều vướng mắc Điều kiện cơ sở vật chất của các trường THCS còn quá nghèo nàn, trang thiết bị phục vụ cho các HĐNGLL còn thiếu thốn Một số ít trường, Ban giám hiệu còn chưa thực sự quan tâm tới HĐ này Đội ngũ Tổng phụ trách Đội không chuyên trách ít có thời gian đầu tư chuyên sâu; đội ngũ
GV, nhân viên chưa nhiệt huyết trong việc tổ chức các HĐGDNGLL cho HS Các nội dung, hình thức HĐ của các trường còn nghèo nàn, tẻ nhạt, đơn điệu
và đôi khi mang tính hình thức đối phó, chưa đi sâu vào ý nghĩa thực chất, chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng, mong muốn của chính các em HS, của
Trang 15PHHS và người làm công tác QLGD Xã hội quan tâm chưa nhiều đến vấn đề
GD kỹ năng sống cho HS trong nhà trường hiện nay Bởi có một thực tế rằng, bên cạnh kiến thức khả năng thao tác công việc hay kĩ năng sống của người
đó góp phần vào thành công của mỗi người Nhưng các kỹ năng này chưa thể hình thành nếu chỉ từ các tiết học kiến thức tại lớp mà phải thông qua các HĐ được nhà trường tổ chức, định hướng cho HS Thông qua các HĐGDNGLL,
GV giúp HS tổ chức các HĐ nhằm hình thành kĩ năng sống cho các em Đặc biệt, HĐGDNGLL cho HS tại các trường THCS theo hướng tổ chức
HĐTNST chưa được thực hiện và nếu có thực hiện cũng rất hạn chế Đa số
các trường THCS đều tổ chức HĐNGLL cho HS theo kiểu cũ, hình thức rập khuôn từ năm học này sang năm học khác, chưa toát lên sự sáng tạo trong công tác này
Hiện nay, theo Dự thảo Đề án Phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015, bước đầu đã nêu lên 07 định hướng sau: Phát triển năng lực người học; Điều chỉnh cân đối “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp; Nội dung GD được xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Chương trình, sách giáo khoa được cấu trúc như một chỉnh thể, linh hoạt và thống nhất trong đa dạng; Đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức GD nhằm phát triển năng lực cho HS; Đổi mới đánh giá kết quả GD theo hướng đánh giá năng lực; Xây dựng một chương trình, biên soạn một số bộ sách giáo khoa và các tài liệu hỗ trợ dạy học Khi xây dựng chương trình, Bộ GD&ĐT cũng dự thảo đưa vào 4 tiết
HĐTNST/tuần cho các lớp ở bậc THCS
Chính vì vậy, nếu Nhà trường, môi trường các em tiếp xúc nhiều nhất không tổ chức HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST thì một lần nữa các em lại thiếu sân chơi, tuổi thơ của các em lại một lần nữa “bị đánh mất”
Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi trường THCS là tổ
Trang 16chức tốt các HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST nhằm tạo sân chơi cho các em và qua đó các em được học tập dưới một hình thức khác hiệu quả hơn HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm các kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống, giúp HS mở rộng, nâng cao kiến thức; hướng hứng thú vào các hoạt động bổ ích, làm giảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo đức của HS; giúp cho các nhà
GD phát hiện năng khiếu của HS; HĐTNST tạo sự gắn bó đoàn kết trong tập thể và còn là con đường quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách cho
HS
Thực tế hiện nay, ở huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai, công tác QL các HĐGDNGLL cho HSTH tổ chức theo hướng HĐTNST đã được một số trường thực hiện nhưng chưa đồng đều, chưa có định hướng, tổ chức chưa khoa học, còn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả như mong đợi
Vì tất cả những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo” là cần thiết, với mong muốn
nâng cao chất lượng quản lý HĐNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng việc tổ chức, quản lý các HĐGDNGLL tại các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Păh, đề tài đề xuất biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Chư Păh theo hướng tổ chức HĐTNST nhằm nâng cao chất
Trang 173.2 Đối tượng nghiên cứu
QL HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Chư Păh theo hướng tổ chức HĐTNST
4 Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý HĐGDNGLL, lý luận về HĐTNST, và đánh giá khách quan thực trạng HĐGDNGLL theo hướng TCHĐTNST và công tác quản lý của HT các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai, có thể xác lập được một hệ thống các biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao để QL HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST, góp phần nâng cao chất lượng HĐGDNGLL, qua
đó nâng cao chất lượng GD nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý HĐGDNGLL lớp ở các trường THCS theo hướng tổ chức HĐTNST
5.2 Khảo sát thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai
5.3 Đề xuất biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai theo hướng tổ chức HĐTNST
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng QL HĐGDNGLL của 17 trường THCS huyện Chư Păh trong thời gian 2014 - 2016
- Đề xuất các biện pháp QL của Hiệu trưởng trường THCS
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, phân loại các tài liệu khoa học và các văn bản pháp qui của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên quan Nhằm tìm hiểu, xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở
Trang 18pháp lý, cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động GDNGLL ở các trường
THCS huyện Chư Păh, Tỉnh Gia Lai
- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp các CBQL, GV, HS Dùng
phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của CBQL Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các
trường THCS
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo, đàm thoại để huy động trí
tuệ của đội ngũ chuyên gia giỏi, có trình độ và kinh nghiệm trong QLGD để xem xét, rút ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp thống kê Toán học: Sử dụng các công cụ toán học để
thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL và xử lý các số liệu thống kê
nhằm đưa ra các kết luận, phục vụ công tác nghiên cứu
8 Đóng góp của luận văn
- Luận văn đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai theo hướng tổ chức HĐTNST
- Luận văn giúp cho cơ quan QLGD có kế hoạch quản lý HĐGDNGLL
ở các trường THCS huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai theo hướng tổ chức HĐTNST
9 Cấu trúc luận văn
- Chương 1: Cơ sở lý luận về QL HĐGDNGLL ở các trường THCS
- Chương 2: Thực trạng QL HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Chư
Păh tỉnh Gia Lai
- Chương 3: Biện pháp QL HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Chư
Păh tỉnh Gia Lai theo hướng tổ chức HĐTNST
Trang 19
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THCS
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới
Trong quá trình phát triển của khoa học GD, hoạt động dạy- học được nghiên cứu một cách có hệ thống từ thời J.A.Cômenxki(1592-1670) tới nay; nhưng HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST dường như chưa được sự quan tâm của các nhà khoa học Cômenxki cho HS tham gia biểu diễn sân khấu để giúp các em ghi nhớ sâu sắc những nội dung cần thiết Ông thấy rằng những chàng trai thường ngày so ro, rụt rè nay ra trước công chúng với vẻ tự tin, xử sự điềm tĩnh Những con người mới mấy tuần lễ trước còn đọc câu ngắc ngứ, bây giờ đã có thể nói một đoạn độc thoại dài mà không phạm lỗi hoặc giải thích những khái niệm một cách hùng hồn đầy tính thuyết phục Cômenxki ở thời đó đã áp dụng phương pháp dạy học mới, đặc biệt là việc
mở rộng các hình thức học tập ngoài lớp, nhằm khơi dậy và phát huy những khả năng tiềm ẩn, nhằm rèn luyện cá tính cho HS, đã chứng minh cho quan điểm GD mới đầy tính thuyết phục [9]
Tuy nhiên, trong lịch sử cũng có những nghiên cứu đề cập tới vấn đề này trong đó Rabơle (1494-1553 ) là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân đạo Pháp và tư tưởng GD thời kỳ văn hóa Phục hưng Ông đòi
hỏi việc GD phải bao hàm các nội dung: “Trí dục, đạo đức, thể chất và thẩm
mỹ và đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như ngoài việc học ở lớp và ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cữa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghệ sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày”.[26, tr.39-40]
Trang 20Đến thế kỷ XX, A.S Macarenkô (1888-1939) - nhà sư phạm nổi tiếng của Nga vào thập niên 20, 30 đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục
ngoài giờ lên lớp: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trên lớp Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ” [1, tr.63]
Trong thực tiễn công tác của mình, A.S Macarenkô đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ HS ở trại M Gorki và công xã F.E Dzerjinski
như : “ Tổ đồng ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ, xưởng tự do, tổ thử nghiệm khoa học tự nhiên, tổ vật lý - hoá học, thể thao Việc phân phối các em vào các tổ ngoại khóa, câu lạc bộ được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải có kỷ luật trong quá trình hoạt động” [2, tr.173-174]
Đặc biệt, trong cuốn sách “Effective Eduacational Management” (Quản
lý giáo dục có hiệu quả), tác giả Van Der Westhtuizen đã nêu một số vấn đề: khái niệm, mục đích, phân loại các hoạt động của HS làm 7 lĩnh vực, các nhiệm vụ quản lý hoạt động của HS, vai trò của GV và những người lớn khác
trong việc tổ chức hoạt động của HS
Cai-Rôp - Nhà GD học người Nga đã viết: “Khi đặt kế hoạch công tác giảng dạy chung cho cả năm học mới, người hiệu trưởng phải xét kết quả HĐNGLL năm học trước và nhằm mục đích nâng cao thành tích của HS, củng cố kỉ luật và nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, mà quyết định nhiệm vụ HĐNGLL cho năm học sắp tới Trong kế hoạch công tác của nhà trường có dành một mục riêng cho HĐNGLL Mục đích đó gồm mấy yếu
tố sau: Xây dựng điều kiện và cơ sở vật chất cho HĐNGLL năm tới, các
Trang 21HĐNGLL của nhà trường và của lớp, phân phối lực lượng và định kì cho kế hoạch Về kế hoạch phải tỉ mỉ, cụ thể về cách tổ chức các HĐ quần chúng đặc biệt, hoặc các ngày nghỉ… thì người phụ trách tổ chức và người chỉ đạo sẽ quyết định riêng và bổ sung cho kế hoạch toàn năm Những người phụ trách
tổ chức và người chỉ đạo ấy chính là những người được uỷ nhiệm thi hành những điều khoản bổ sung kia”.[8]
Như vậy, các công trình nghiên cứu này đã làm nổi rõ tầm quan trọng của các HĐNGLL và chỉ ra một số biện pháp cần thiết cho người hiệu trưởng phải làm gì để tổ chức và Quản lý tốt các HĐ này nhằm nâng cao chất lượng GD
1.1.2 Các nghiên cứu của các tác giả trong nước
Nghiên cứu về HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST đã thu hút
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, của các nhà giáo trong cả nước bắt đầu
từ những năm 80 của của thế kỷ XX đến nay Song, từ năm 1979 trở về trước
đã có một số tài liệu đề cập đến Ở giai đoạn này mô tả tên gọi và nội dung
khái niệm “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” chưa được định hình,
nhưng nội hàm cơ bản của khái niệm đã được đề cập trong “ Thư gửi học sinh” nhân ngày khai trường tháng 9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người
viết : “ Nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước” Trong “ Thư gửi Hội
nghị các cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc” Hồ Chủ tịch nhắc tới một khía
cạnh khác của nội hàm khái niệm khi Người viết: “ Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học Ở trong nhà,
trong trường, trong xã hội chúng đều vui học” [22, tr.101]
* Vấn đề này được đề cập tại điều 7, Điều lệ nhà trường phổ thông tháng 6/1976, bao hàm các nội dung chính như sau:
Trang 22- Việc giảng dạy và giáo dục được tiến hành thông qua các hoạt động giảng dạy trên lớp, lao động sản xuất và hoạt động tập thể…
- Hoạt động tập thể của học sinh do nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
tổ chức, bao gồm các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội của Đoàn và Đội và các hoạt động ngoại khóa về khoa học, kỹ thuật, văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường và của địa phương
Hoạt động tập thể góp phần GD ý thức chính trị, khả năng công tác độc lập của HS, góp phần củng cố, mở rộng kiến thức và phát triển mọi năng khiếu của họ theo chương trình và kế hoạch thống nhất
Như vậy, hoạt động tập thể được xác định là một trong những hoạt động GD cơ bản thực hiện trong trường phổ thông, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ
* Điều lệ trường phổ thông tháng 4/1979, nội dung điều 10 được khái quát:
- Công tác giáo dục ở trường được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục: học tập văn hóa, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học và các hoạt động xã hội;
- Các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia với mức độ thích hợp, là nhằm củng cố những tri thức đã học được, bồi dưỡng tình cảm đối với nhân dân lao động, xây dựng thái độ tích cực tham gia công tác xã hội,… Ngoài các hoạt động giáo dục trên đây, cần tổ chức thêm những hoạt động ngoại khóa khác như thể dục thể thao, văn nghệ để công tác giáo dục được thêm phong phú
Như vậy so với điều lệ năm 1976, thì điều lệ năm 1979 có nội dung thiên về GD tình cảm, tư tưởng chính trị đạo đức cách mạng và ý thức tinh thần làm chủ tập thể, có phần xem nhẹ các hoạt động ngoại khóa
Trang 23Từ cuộc cải cách GD lần thứ 3 tới nay, vấn đề HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST được đề cập, nghiên cứu cụ thể hơn:
Nghị quyết số 14 - NQ/TW ngày 11/ 01/ 1979 của Bộ Chính trị Ban
chấp hành TW Đảng(Khóa IV) về cải cách GD đã khẳng định: “Nội dung giáo dục ở trường phổ thông trung học mang tính chất toàn diện…, nhưng có chú ý hơn đến việc phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân , cần coi trọng giáo dục thẩm mỹ, giáo dục và rèn luyện thể chất, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và rèn luyện quân sự” [11, tr.4-5]
Điều 26, trong Điều lệ trường Trung học Cơ sở (THCS), trường THCS
và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT, ra ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo, xác định: “ Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp …., phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh” [8, tr.15]
Để đáp ứng yêu cầu cải cách GD, đã có nhiều công trình nghiên cứu
làm rõ khái niệm “Hoạt động ngoài giờ lên lớp” và xác định các hình thức tổ
chức có chất lượng HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST trong nhà trường Cụ thể chia theo hai hướng chính sau:
* Hướng thứ nhất: Các nghiên cứu cơ bản, mang tính lý luận nhằm
xác định nội hàm của khái niệm “hoạt động GDNGLL”, xác định mục tiêu, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung, hình thức của HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST Đã có các công trình nghiên cứu sau:
- Từ năm 1979, Viện khoa học GD thực hiện đề tài dài hạn nghiên cứu
về “Các hoạt động ngoài giờ học lên lớp và sự hình thành nhân cách của học sinh” do Trung tâm nghiên cứu GD đạo đức chủ trì Đề tài đã được triển khai thực nghiệm từ năm học 1979 - 1980 tại một số trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 ở
Hà Nội, sau đó kết quả thực nghiệm được thể hiện ở một loạt bài trên tạp chí
Trang 24Nghiên cứu GD và tạp chí Thông tin khoa học GD của một số nhà nghiên cứu như: Đặng Thúy Anh, Phạm Hoàng Gia, Lê Trung Tấn, Phạm Lăng
- Một số nghiên cứu thực nghiệm cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp tổ chức nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST do nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học GD thực hiện như: Đặng Thúy Anh, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ, Nguyễn Thanh Bình
- Một số nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận về HĐGDNGLL của một số tác giả như: Nguyễn Lê Đắc, Hoàng Mạnh Phú, Lê Trung Tấn, Nguyễn Dục quang, Hà Nhật Thăng
- Một số sách, tài liệu viết về HĐGDNGLL trong thời gian gần đây của một số tác giả như: Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng, Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Đăng Thìn, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ, Phùng Đình Mẫn, Dương Bạch Dương
* Hướng thứ hai: Một số bài viết về kinh nghiệm thực tiễn của các
trường phổ thông trong tổ chức sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL mà tác giả là GV, CBQL trường phổ thông như: Trần Thị Minh Hiền, GV THCS Chu Văn An - Hà Nội; Trần Văn Thế, Phó HT trường THCS Giao Thủy - Nam Định; Nguyễn Hoài Nam, trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc
Qua hệ thống nghiên cứu nói trên, cho thấy các tác giả đi sâu vào
nghiên cứu cơ bản về HĐGDNGLL ở trường phổ thông, nghiên cứu thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm xây dựng qui trình tổ chức và đổi mới nội dung phương pháp HĐGDNGLL Còn các nghiên cứu về quản lý
HĐGDNGLL nói chung ở trường phổ thông và quản lý HĐGDNGLL ở trường
THCS nói riêng hầu như ít được thực hiện nghiên cứu Qua tìm hiểu chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý và các biện pháp quản
lý HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST của HT các trường THCS
Trang 25Nhìn chung các tác giả trên thế giới và trong nước đều đề cao vai trò và tác dụng của HĐGDNGLL trong quá trình GD HS, xem HĐGDNGLL là một trong những hình thức tổ chức dạy học quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy học và GD HS Tuy nhiên bên cạnh việc khẳng định tính cần thiết của việc tổ chức HĐGDNGLL, những công trình nghiên cứu này chưa chỉ ra một cách cụ thể việc cần tổ chức và QL HĐGDNGLL ra sao? Làm thế nào để HĐGDNGLL trong nhà trường PT nói chung và trường THCS nói riêng thực
sự là một HĐ thường xuyên có kết quả tốt? Các công trình nghiên cứu chưa chỉ ra cách thức cho nhà QL khi tổ chức hướng dẫn thực hiện các tổ nhóm chuyên môn đưa HĐGDNGLL vào trong kế hoạch năm học… Điều này khiến cho không ít trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng vẫn cảm thấy HĐGDNGLL còn là việc làm có tính hình thức, ép buộc…
Chính vì vậy, trong điều kiện công tác của bản thân, tôi thấy cần có sự nghiên cứu cơ bản về thực trạng quản lý HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST ở các trường THCS Huyện Chư Păh Tỉnh Gia Lai Từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST của người HT trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD phổ thông trong giai đoạn hiện nay
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Quản lí, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường
a Quản lý
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt”: QL là tổ chức, điều khiển HĐ của một
số đơn vị, một cơ quan, ví dụ như: QL lao động QL là trông coi, giữ gìn và theo dõi việc gì đó [36] Theo “Từ điển GD học”: QL là HĐ hay tác động có định hướng có chủ đích của chủ thể QL (người QL) đến khách thể QL (người
bị QL) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức Các hình thức chức năng QL bao gồm chủ yếu: kế hoạch
Trang 26hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra GD là một hệ thống tổ chức HĐ phức tạp,
Từ những điểm chung của các định nghĩa, có thể hiểu: QL là sự tác động
có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL lên đối tượng QL và khách thể QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường
Theo nghĩa hẹp: QLGD chủ yếu là QLGD thế hệ trẻ, GD nhà trường,
GD trong hệ thống GD quốc dân QLGD gồm hai mặt lớn là Quản lý nhà nước về GD và Quản lý nhà trường và các cơ sở GD khác QLGD là việc thực hiện và giám sát những chính sách GD, đào tạo trên cấp độ quốc gia, vùng, địa phương và cơ sở [3]
QL nhà nước về GD là thực hiện công quyền để QL các HĐGD trong phạm vi toàn xã hội [11]
Trang 27Vậy, QLGD còn là một ngành, một bộ môn khoa học có tính liên ngành nhằm vận dụng những khoa học QL sao cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của các hệ thống GD
c Quản lý nhà trường
QL nhà trường là thực hiện HĐ QLGD trong tổ chức nhà trường HĐ
QL nhà trường do chủ thể QL nhà trường hiện bao gồm các HĐ QL bên trong nhà trường như: QL GV, QL HS, QL quá trình dạy học, GD, QL cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, QL tài chính trong nhà trường, QL lớp học, QL quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội HĐQL nhà trường chịu sự tác động của những chủ thể QL bên trên nhà trường (các cơ quan QLGD cấp trên) nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho HĐ của nhà trường và bên ngoài nhà trường, các thực thể bên ngoài nhà trường, cộng đồng nhằm xây dựng những định hướng về sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà trường phát triển [3]
1.2.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
a Hoạt động
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt”: HĐ là làm những việc khác nhau với những mục đích nhất định trong đời sống xã hội HĐ là vận động, không chịu ngồi im HĐ là vận động, vận hành để thực hiện chức năng hoặc gây tác động nào đó HĐ là hình thức biểu hiện quan trọng nhất của mối quan hệ tích cực, chủ động của con người đối với thực tiễn xung quanh Còn đối với từng khía cạnh của thực tiễn, HĐ là quá trình diễn ra một loạt hành động có liên quan chặt chẽ với nhau tác động vào đối tượng nhằm đạt được mục đích nhất định trong đời sống xã hội HĐ của con người luôn luôn xuất phát từ những động cơ nhất định do có sự thôi thúc của nhu cầu, hứng thú, tình cảm, trách nhiệm Ngoài các yếu tố mục đích và động cơ nêu trên, HĐ còn có đặc trưng là phải biết sử dụng các phương tiện nhất định mới thực hiện được như: công cụ và
Trang 28cách sử dụng công cụ, phương tiện ngôn ngữ và các tri thức chứa đựng trong ngôn ngữ, cách thức làm việc bằng trí óc và chân tay, nghĩa là HĐ đòi hỏi phải
có các kĩ năng và kĩ xảo sử dụng các phương tiện Để có thể tham gia vào các
HĐ sản xuất vật chất và tinh thần, mỗi cá nhân con người cần phải có một năng lực HĐ nhất định Năng lực cần có ấy phụ thuộc vào tố chất bẩm sinh của từng người, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn từng ngày, từng giờ tác động vào một cách tự nhiên, tự phát, vô ý thức, nhưng chủ yếu là bằng cách có ý thức, có chọn lọc, có hệ thống, có phương pháp
b Hoạt động giáo dục
HĐGD (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, kế hoạch,
có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà khoa học tới học sinh nhằm giúp cho HS hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
HĐGD (theo nghĩa hẹp): HĐGD là HĐ của nhà giáo nhằm hình thành nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi dưỡng thị hiếu thẫm mĩ và phát triển thể chất của HS thông qua hệ thống các biện pháp tác động sư phạm tới tư tưởng, tình cảm, lối sống của HS cùng kết hợp với các biện pháp GD của gia đình và xã hội để phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, trong suy nghĩ, hành động của các em [17]
c Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL là một HĐGD cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, nhằm góp phần thực thi quá trình ĐT nhân cách
HS, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội HĐGDNGLL do nhà trường QL, tiến hành ngoài giờ học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong phạm vi đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình
GD, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc [17]
Trang 29Việc tổ chức các HĐGDNGLL tại trường THCS chịu sự QL, chỉ đạo của các cấp QL cao hơn như Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT
1.2.3 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
HĐTNST là hoạt động GD, trong đó từng cá nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách , các năng lực …từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình
HĐTNST có nghĩa là tăng cường khả năng thực hành cho HS, học đi đôi với hành Mỗi HS phải được hành động với kinh nghiệm cá nhân, đưa ra các sáng kiến TN từ thực tế, không ngừng sáng tạo, nuôi dưỡng tính ST, ham
học hỏi của bản thân Đó là HĐ dạy học thông qua hệ thống các môn học; là các HĐ thực tiễn, tiến hành song song với HĐ dạy học và gọi là HĐGD [7]
1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Quản lý HĐGDNGLL là HĐ của nhà QL tác động đến tập thể GV và các lực lượng giáo dục, HS nhằm tổ chức, điều hành để đưa HĐ này thành nền nếp, phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu GD nhân cách người HS trong nhà trường HĐ này được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường QL Nó diễn ra trong suốt năm học Nhà QL vừa phải kiểm soát được mục tiêu, vừa có các biện pháp QL kế hoạch tổ chức các HĐ, vừa nắm chắc các điều kiện cần thiết trong quá trình tổ chức, lại vừa hướng dẫn CB, GV thực hiện sao cho có
hiệu quả [18]
1.3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THCS
1.3.1 Mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học qua các môn học ở
Trang 30trên lớp; Phát triển sự hiểu biết của HS trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em;
- Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia
các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,…);
- Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho HS trong việc tham gia vào các HĐ chính trị- xã hội Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung
1.3.2 Vị trí, chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
a Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
HĐGDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và
xã hội Thông qua đó, nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình với xã hội, mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với hành, nhà trường với xã hội thông qua việc đưa thầy và trò tham gia các HĐ cộng đồng Bằng việc đóng góp sức người, sức của của cộng đồng để tổ chức các HĐGD HĐGDNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình ĐT thế hệ trẻ, vào sự phát triển nhà trường Thông qua các hình thức HĐ cụ thể, HS có dịp củng cố tri thức đã học trên lớp, biến tri thức thành niềm tin, để đối chiếu, kiểm nghiệm tri thức đã học, làm cho những tri thức đó trở thành của chính các em HĐGDNGLL là sự tiếp nối HĐ dạy học, thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả GDHS HĐGDNGLL còn phát huy cao độ tính chủ thể, tính chủ động, tích cực của HS
b Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
Củng cố mở rộng, khơi sâu năng lực nhận thức các bộ môn văn hóa,
Trang 31khoa học cho HS Trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tính cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, con người với thiên nhiên, với môi trường sống Tạo điều kiện cho HS hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng Phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống, tạo điều kiện để huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong công tác GD [6]
c Cơ sở tâm lí học của việc tổ chức các hoạt động GDNGLL
Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9) Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời
kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng ”, “tuổi bất trị” Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn(người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này - Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” ,điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động…của các em
- Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn, điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên Hoàn cảnh đó có cả hai mặt: Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của
xã hội Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó
Trang 32khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn
- Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo các hướng sau: Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như:dũng cảm, tự chủ, độc lập… còn quan hệ với bạn gái như trẻ con
- Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ : Trong thời kỳ này những
cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện
Vì vậy việc tổ chức các HĐGDNGLL phải dựa trên sự hứng thú, tự
nguyện của HS Để thực hiện có chất lượng GD, mọi HĐ trong nhà trường phải xuất phát từ mục tiêu ĐT, song cũng cần dựa trên yêu cầu chính đáng về
sở thích, sở trường của HS Việc tổ chức HĐGDNGLL còn phải dựa trên cơ
sở là việc hình thành và phát triển nhân cách của người HSTHCS Cũng bằng
HĐ giao tiếp trong HĐGDNGLL, các em lĩnh hội nội dung của mối quan hệ
Trang 33xã hội, chứa đựng những giá trị những chuẩn mực do xã hội quyết định
1.3.3 Nội dung, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
a Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
Hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục ở trường phổ thông Đó là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các bộ môn văn hoá ở trên lớp, HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy ở trên lớp,
là con đường gắn lí thuyết và thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức
và hành động
HĐGD NGLL là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình trong hoạt động, nâng cao tính tích cực hoạt động, qua đó rèn luyện nét nhân cách của con người phát triển toàn diện
Trên cơ sở đó HĐGD NGLL có những mục tiêu như củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết của học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh Rèn luyện cho học sinh kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS như:
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng ứng xử có văn hoá
+ Kĩ năng tổ chức và tham gia các hoạtđộng xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động
+ Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, củng cố, phát triển hành vi, thói quen trong hoạt động, lao động và công tác xã hội
Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia hoạt động tập thể, HĐ xã hội, tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước Có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội
Giáo dục thông qua các sinh hoạt tập thể lớp, trường và các sinh hoạt
Trang 34theo chủ đề: Sinh hoạt tập thể toàn trường gồm: chào cờ đầu tuần, mít tinh trong các ngày lễ, các ngày kỉ niệm , các hội thi, hội thao , cắm trại, các cuộc giao lưu tập thể, các phong trào thi đua toàn trường vv Sinh hoạt tập thể lớp: sinh hoạt lớp theo chủ đề (theo chương trình của nhà trường và lớp), sinh hoạt lớp hàng tuần, các hoạt động chung của tập thể lớp (thăm quan, thi đua học tập giữa các tổ học sinh )
Giáo dục thông qua các hoạt động đoàn thể và hoạt động chính trị – xã hội: Các hoạt động Đoàn, Đội (theo Chương trình hoạt động của Đoàn TNCS): đại hội Đoàn các cấp, các phong trào của Đoàn, Đội , Các hoạt động tập thể có tính chính trị - xã hội: Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, hiến máu nhân đạo, tìm hiểu về Đảng, Đoàn, Đội,
Giáo dục thông qua các hoạt động văn hoá - thể thao và vui chơi: Các hội thao, hội thi (Hội khoẻ Phù Đổng), Các cuộc thi văn hoá- văn nghệ của thanh, thiếu niên, của học sinh (thi “Học sinh thanh lịch”, “Tiếng hát HS - SV” )
Giáo dục thông qua GD lại và tự GD, tự giáo dục, tự tu dưỡng (ghi nhật
kí, nhóm bạn cùng tiến, phong trào Thanh niên làm theo lời Bác, thanh niên rèn luyện Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ )
- HĐ văn hóa - nghệ thuật: Giới thiệu hoặc tìm hiểu các nét đẹp văn hóa, tổ chức ngày hội văn hóa,…; tổ chức các buổi: tập hát, diễn kịch về các loại hình sân khấu cổ truyền như hát dân ca, chèo, tuồng, múa rối, …; dạy vẽ tranh, nặn tượng, …; tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện; trình diễn thời trang; triển lãm tranh tự vẽ; thăm quan các di tích
lịch sử - văn hóa,…
- HĐ thực hành khoa học - kĩ thuật: thi hỏi đáp về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, sưu tầm các loại cây thuốc quý, tìm hiểu các danh nhân, các Bác học, những tấm gương say mê phát minh, sáng chế, nghe nói chuyện về các thành tựu khoa học - kĩ thuật, tham gia các câu lạc bộ,…
Trang 35- HĐ lao động công ích: Tổ chức lao động vệ sinh làm sạch, đẹp các
công trình văn hóa - lịch sử, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ;…
- Các HĐ mang tính xã hội: Tổ chức ủng hộ đồng bào, HS vùng bão lụt,…; tổ chức giao lưu với HS khuyết tật, trẻ mồ côi; tổ chức các HĐ từ thiện: vòng tay bè bạn, giúp nhau cùng tiến,… [12]
b Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
- Công tác chuẩn bị: Khảo sát đánh giá kết quả đạt được trong năm học qua; Dự kiến nội dung HĐGDNGLL của trường; Cho HS, PH đăng ký tham gia các nội dung mà các em có thể tham gia trong các nội dung GDNGLL theo quy định; Tìm hiểu về các điều kiện cần có để tổ chức HĐGDNGLL như: con người, cơ sở vật chất, kinh phí, … cho các lớp, khối lớp, tổ chuyên môn, tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL
- Xác định mục tiêu cần đạt của HĐGDNGLL của trường trong năm học, nằm trong tổng thể mục tiêu chung của trường
- Căn cứ vào chủ đề năm học, nhiệm vụ trọng tâm, các chủ điểm, xây dựng kế hoạch của năm học phù hợp với đặc điểm của trường
- Xây dựng các loại hình HĐ cho từng chủ điểm: Chọn lựa các loại hình HĐ phù hợp để thực hiện chủ đề một cách tốt nhất Trong từng loại hình
HĐ, chọn lựa nội dung cho phù hợp với chủ đề, cho phù hợp với nguyện vọng, năng lực của HS và điều kiện của nhà trường Chọn lựa các con đường thực hiện HĐGDNGLL
- Xác định quy mô, thời lượng, địa điểm và người chịu trách nhiệm tổ chức để thực hiện nội dung
- Chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực để tổ chức thực hiện các nội dung HĐGDNGLL [12]
Trang 361.3.4 Các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
- Các phương pháp hoạt động GDNGLL ở trường THCS: HĐGDNGLL
ở trường THCS được tổ chức theo các phương pháp sau: thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, tình huống, giao nhiệm vụ, trò chơi, tổ chức HĐ giao lưu, … Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS rất đa dạng Trên đây là một vài phương pháp chủ yếu tổ chức HĐGDNGLL được vận dụng từ các phương pháp GD và phương pháp dạy học [12]
- Hình thức hoạt động GDNGLL ở trường THCS: HĐGD theo các chủ
điểm; HĐ trong giờ sinh hoạt lớp; HĐ trong buổi sinh hoạt dưới cờ; HĐGD theo các nội dung mang tính chính trị - xã hội; HĐ theo ngày cao điểm trong tháng; Qua HĐ của Đội TNTP và Nhi đồng Hồ Chí Minh; HĐ thăm viếng, giúp đỡ, ủng hộ; HĐ bảo vệ môi trường và HĐ trong buổi sinh hoạt câu lạc
bộ [12]
1.4 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.4.1 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
a Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động
HĐTNGST tạo cơ hội cho HS trải nghiệm trong thực tiễn để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu biết theo cách của riêng mình, đó đã được gọi là sáng tạo của bản thân học sinh HĐTNST có khả năng huy động mọi người cùng tham gia
HĐTNST nhằm góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và năng lực chung nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự QL bản thân Ở cấp THCS, nhằm phát hiện và bồi dưỡng những tư chất, cá tính của trẻ và tập trung hình thành ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; yêu quý, gắn bó và có ý thức tham gia các HĐ ở lớp,
Trang 37ở trường và cộng đồng nơi ở; tôn trọng, lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao tiếp; [7]
b Các nhóm hoạt động của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Nội dung HĐTNST gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước và dễ vận dụng vào thực tế, được tích hợp từ nhiều lĩnh vực GD, môn học và thiết kế thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau để HS và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả [7]
HĐTNST gồm 4 nhóm HĐ chính: HĐ tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập ); HĐ câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng ); HĐ tình nguyện (chia sẻ quan
tâm tới hàng xóm láng giềng và những người xung quanh, bảo vệ môi
trường); HĐ định hướng (tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai,
tìm hiểu bản thân ) Chúng ta có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện 4 nhóm
HĐ chính này một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của HS, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa phương [7]
c Vai trò của tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST góp phần nâng cao chất
lượng GD vì nó có các tác dụng sau đây:
- Mang tính chất linh hoạt, mềm dẻo, mở: Các HĐGDNGLL theo hướng
tổ chức HĐTNST có thể tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong năm học; với thời lượng linh hoạt, có thể từ 30 phút đến 150 phút; có thể tổ chức theo những quy mô khác nhau như theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, trường hoặc liên trường; có thể tổ chức theo các hình thức đa dạng khác nhau; có thể sử dụng tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau và nội dung cũng rất đa dạng Điều này giúp cho việc tổ chức các HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST dễ thực hiện
Trang 38hơn, đáp ứng được được những nhu cầu của các đối tượng HS khác nhau, phù
hợp với các điều kiện của các vùng miền khác nhau trong cả nước
- Có nội dung mang tính tích hợp, tổng hợp cao của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống thực tiễn: Khác với các môn học, nội
dung HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp cao của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống thực tiễn Điều đó giúp cho các nội dung GD gần gũi với cuộc sống thực
tế hơn, thiết thực hơn, đáp ứng được nhu cầu của HS, giúp các em lĩnh hội, chiếm lĩnh vận dụng các nội dung GD vào trong thực tiễn cuộc sống một cách
dễ dàng, thuận lợi hơn
- Tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm các kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống, giúp HS mở rộng, nâng cao kiến thức:
HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST đem lại những cơ hội tốt để HS được thực hành, được TN những kiến thức đã học vào những lĩnh vực của cuộc sống thực tiễn Điều đó giúp cho HS hiểu biết sâu sắc hơn về những nội dung đã được GD; phát triển những kĩ năng, thái độ và hành vi tích cực; phát triển năng lực thích ứng, năng lực hành dụng là những năng lực rất cần thiết của con người sống trong xã hội hiện đại; tạo cho các em khả năng phát huy,
đa dạng hoá tất cả những tiềm năng; tạo điều kiện để HS tham gia, có dịp thể hiện những hiểu biết của mình, bổ sung, phát triển những tri thức cần thiết
- Giúp phát hiện năng khiếu của HS: Khi tham gia các HĐGDNGLL
theo hướng tổ chức HĐTNST HS có dịp trổ tài bộc lộ những hiểu biết của mình, đó là lúc để người GV nhìn nhận để phát hiện ra những HS có năng khiếu, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng Trong HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST, tính độc lập và sự sáng tạo của HS rất được tôn trọng Các kỹ năng nghe nói của các em được hình thành và phát triển một cách tự giác, chủ động, tạo cơ sở thuận lợi cho việc GV thực hiện việc đổi mới các phương
Trang 39pháp dạy học trong nhà trường theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS, bồi dưỡng phương pháp tự học đặc biệt là rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế
- Hướng hứng thú vào các HĐ bổ ích, làm giảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo đức của HS: Việc tham gia các HĐGDNGLL theo hướng tổ chức
HĐTNST hướng các em sử dụng thời gian rảnh rỗi vào những việc có ích, hợp lí trong quá trình học tập của mình Một sân chơi thú vị với nhiều hình thức phong phú giúp các em giảm bớt việc tham gia những HĐ không lành mạnh Thông qua HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST, GV có thể phát huy được tính tích cực từ chính những đặc điểm tâm lí của những HS yếu kém về đạo đức, nếu GV tin tưởng, giao việc, khích lệ sẽ có thể làm thay đổi cách nhìn, cách sống của chính những HS đó, các em sẽ hoàn thành nhiệm
vụ một cách vui vẻ, tự nguyện Mỗi lần như vậy, các em sẽ xích lại gần nhau hơn, dần dần GV tạo ra được thói quen và cách ứng xử tốt cho các em Từ đó,
góp phần tăng cường hứng thú học tập cho HS với các môn học
- Các hình thức đa dạng của HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST giúp cho việc chuyển tải các nội dung GD tới HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn: Mỗi một loại hình HĐ đều tiềm tàng trong nó những khả năng GD nhất định Do không bị bó hẹp về thời lượng, không gian, quy mô tổ chức, như HĐ dạy học các môn văn hóa nên HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST có những lợi thế riêng trong việc chuyển tải nội dung GD tới
HS Nhờ các hình thức HĐ đa dạng, việc GD HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của HS Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST, cả GV lẫn HS đều
có cơ hội để thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các loại hình HĐ
Trang 40- Tạo sự gắn bó đoàn kết trong tập thể: Để tham gia tốt các
HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST đòi hỏi các tập thể HS phải có sự đoàn kết hợp tác, giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST còn rèn luyện tinh thần trách nhiệm ý thức gắn
bó với tập thể của HS Qua đó, HS vừa khẳng định được bản ngã, vừa xác định được vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trước cộng đồng HS sẽ hoà nhập vào cuộc sống tập thể một cách vui vẻ Đó là những tiền đề quan trọng để rèn luyện HS trở thành những con người lao động mới, đáp ứng mục tiêu GD
- Là con đường quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách cho HS: Việc tham gia vào nhiều HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST
phong phú sẽ tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của HS; tạo cơ hội cho các em được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; được giao lưu, học hỏi bạn bè Từ đó, các em được phát triển kĩ năng sống, những phẩm chất tích cực như tinh thần đồng đội, khả năng hợp tác, tính kỉ luật, tinh thần trách nhiệm, tình cảm nhân ái, sự cảm thông, tính mạnh dạn, tự tin, kiên định, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, Những nét nhân cách này chính là nền tảng quan trọng cho việc hình thành các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa [33] Thông qua các HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST, GV giúp HS hình thành được một số năng lực như năng lực tổ chức QL, năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp, năng lực HĐ chính trị - xã hội Nó cũng giúp cho HS khả năng làm việc độc lập, khả năng diễn đạt trước đám đông, khả năng phản xạ nhanh
- Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc GD HS: Sở dĩ các
HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST góp phần đắc lực trong việc nâng cao chất lượng GD của nhà trường vì qua các HĐ này nhà trường gắn kết các lực lượng xã hội và tạo điều kiện cho họ tham gia tích cực vào công tác GD
HS Chất lượng GD phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động tích cực của các yếu