1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước thải mực in sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người, tác động trực tiếp đến các loài thủy sinh bởi các kim loại nặng và dung môi hữu cơ. Các chất này sẽ xâm nhập vào nguồn nước ngầm và môi trường đất nếu không được xử lý triệt để trước khi được thải vào nguồn tiếp nhận. Từ đó, các chất độc thấm trong đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thực vật được trồng trên đất và con người ăn phải các thực vật này sẽ bị tích lũy độc chất vào trong cơ thể và gây bệnh. Chính vì những ảnh hưởng nghiêm trọng trên mà nước thải mực in cần được xử lý triệt để trước khi được xả vào nguồn tiếp nhận. Mặt khác, nước thải mực in khó xử lý bằng phương pháp sinh học. Do đó, phương pháp xử lý hóa lý bằng keo tụ tạo bông dựa trên các loại hóa chất keo tụ sẽ được lựa chọn để giải quyết bài toán này. Nếu thực hiện phương pháp xử lý hóa lý bằng keo tụ tạo bông đạt hiệu quả cao thì sẽ dừng lại việc thí nghiệm. Ngược lại, sẽ tiến hành xử lý theo phương pháp oxy hóa bằng hệ Fenton. 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI • Xác định các thông số vận hành, quá trình keo tụ tạo bông cho các loại phèn nhôm, phèn sắt, PAC, FAC và Chitosan. • Chọn lựa loại hóa chất keo tụ trong năm loại trên phù hợp để xử lý nước thải mực in đạt hiệu quả cao nhất. • Tính toán chi phí vận hành cho các loại hóa chất keo tụ (phèn nhôm, phèn sắt, PAC, FAC và Chitosan). 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU •Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu trên quy mô phòng thí nghiệm. •Đối tượng nghiên cứu: loại nước thải được xử lý là nước thải mực in tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn In Nanu. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU •Xác định pH tối ưu của phèn nhôm, phèn sắt (III), PAC, FAC và Chitosan. •Xác định lượng hóa chất keo tụ tối ưu của năm loại: phèn nhôm, phèn sắt, PAC, FAC và Chitosan. •So sánh ý nghĩa kinh tế, ý nghĩa kỹ thuật và ý nghĩa môi trường của phèn nhôm, phèn sắt, PAC, FAC và Chitosan. •So sánh khả năng keo tụ của phèn nhôm, phèn sắt (III), PAC, FAC và Chitosan. •Lựa chọn loại hóa chất keo tụ tốt nhất để xử lý với nước thải mực in của công ty Nanu. 5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 5.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC •Xác định được các thông số phù hợp để chọn lựa loại hóa chất keo tụ để xử lý nước thải mực in đạt hiệu quả tốt nhất. •Xác định được quy trình công nghệ xử lý nước thải mực in hiệu quả. 5.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN •Giúp giải quyết vấn đề xử lý nước thải mực in đối với môi trường. •Giải quyết được các bài toán về tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính môi trường trong phương pháp keo tụ tạo bông để xử lý nước thải mực in. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN IN NANU •Tên doanh nghiệp: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn In Nanu. •Địa chỉ trụ sở chính: Số 2/7, ấp 3, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. •Địa điểm kinh doanh: Số 2/7, ấp 3, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. •Điện thoại: 08. 62595929. •Ngành nghề kinh doanh: in ấn. •Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102064633 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. 1.2. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ IN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN IN NANU Hình 1.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ in của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn In Nanu Chú thích đường mũi tên: : Hóa chất. : Nước thải. 1.3. THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ Nguyên liệu đầu vào là mực, màu, dung môi. Sau khi có mẫu duyệt, pha mực cho đúng màu của mẫu để tiến hành sản xuất đại trà. Dán bán thành phẩm lên bàn in, thực hiện từng công đoạn in để hoàn thành sản phẩm. Sấy khô tại bàn in rồi chuyển lên máy sấy băng chuyển để ổn định mặt in. Sản phẩm sẽ được ép để hình in được đẹp hơn. Cuối cùng tổ kiểm phẩm sẽ kiểm tra chất lượng trước khi xuất trả bán thành phẩm cho khách hàng. Kiểm tra bán thành phẩm: sau khi nhận bán thành phẩm từ khách hàng, tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng cũng như thông số kỹ thuật. Làm phim và khuôn: bộ phận thiết kế và kỹ thuật phối hợp làm phim và khuôn in cho sản xuất hàng loạt. Dán bán thành phẩm: công nhân cho một lớp keo mỏng lên bàn in, sấy qua một lần và dán bán thành phẩn lên bàn in theo đúng khuôn rập sẵn có trên bàn in. Sấy khô: cho máy sấy bàn sấy qua bán thành phẩm một lần sau đó chuyển qua máy sấy băng tải để ổn định mặt hình in cũng như đảm bảo độ chín của mực in. Ép tạo hình: công đoạn này sẽ làm cho sản phẩm đẹp hơn, rõ nét hơn ở hình in và cố định hình in trên sản phẩm. Kiểm phẩm: tổ kiểm tra thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm sau in và đóng gói sản phẩm đạt trước khi xuất trả khách hàng. Rửa khuôn in: khuôn in được tẩy rửa để chuẩn bị sản xuất mẫu mới hoặc lưu kho để tái sử dụng. Toàn bộ nước thải rửa khuôn in được đưa về hệ thống xử lý nước thải của công ty. 1.4. NGUỒN PHÁT SINH, ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI TỪ QUÁ TRÌNH IN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN IN NANU 1.4.1. Nguồn phát sinh nước thải •Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của nhân viên, công nhân trong xưởng in. Loại nước thải này bị ô nhiễm bởi các chất lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn gây bệnh như: Coliform, E.coli… Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu: Carbonhydrate, Protein, Lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4… Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có một lượng chất rắn lơ lửng có khả năng gây hiện tượng bồi lắng cho các nguồn tiếp nhận nó khiến chất lượng nước tại những nguồn này xấu đi. Các chất dinh dưỡng như N, P có nhiều trong nước thải sinh hoạt chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa. Vì vậy, cơ sở xây dựng bể tự hoại nhằm xử lý lượng nước thải này trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống cống thoát nước thải chung. •Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất là nước thải từ công đoạn rửa khuôn in. Loại nước thải này ô nhiễm các thông số sau: pH, SS, độ màu, độ đục, BOD5, COD. Tổng lưu lượng nước thải sản xuất được ước tính khoảng 20 m3/ngày. Toàn bộ lượng nước thải này được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải sản xuất của xưởng để xử lý trước khi xả vào cống góp chung thoát nước thải khu vực. •Nước mưa chảy tràn Bản thân nước mưa ít làm ô nhiễm môi trường. Khi chưa xây dựng, nước mưa sẽ tiêu thoát bằng nhiều nhánh nhỏ chảy ra hệ thống thoát nước hoặc phần lớn thấm trực tiếp xuống đất. Ngoài ra, nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống hệ thống thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu thoát nước, tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường. 1.4.2. Nguồn gây ô nhiễm không khí •Nguồn phát sinh khí thải Trong quá trình hoạt động của xưởng, nguồn phát sinh khí thải do các máy móc thiết bị là không có. Mà khí thải được phát sinh chủ yếu trong các quá trình sau đây: Ô nhiễm không khí do phương tiện vận chuyển giấy nguyên liệu, bán thành phẩm đến và đi trước xưởng. Chủ yếu là các loại xe ô tô, xe tải nhẹ và các loại xe gắn máy. Nhiên liệu sử dụng của các loại phương tiện trên chủ yếu là xăng, dầu diesel. Các nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Các thành phần ô nhiễm trong khói thải trên chủ yếu là SOx, NOx, COx, Cacbuahydro, Aldehyde và bụi. Nguồn gây ô nhiễm do giao thông vận tải không tập trung và không thường xuyên nên khó quản lý. Ô nhiễm không khí do bụi phát sinh trong quá trình khuân vác nguyên liệu và bán thành phẩm trong quá in và vận chuyển bán thành phẩm lên xe. Tuy nhiên lượng bụi phát sinh trong các công đoạn này là không đáng kể và tải lượng rất nhỏ. Ô nhiễm không khí do mùi, hơi dung môi: hơi dung môi là chất ô nhiễm đáng chú ý trong quá trình in ấn. Các dung môi hữu cơ có thể tan trong mỡ cũng như có thể tan tốt trong nước, đồng thời chúng có thể chuyển hóa sinh học trong cơ thể người. Nhưng dung môi tan trong mỡ, khi đi vào cơ thể người thì chúng tích tụ trong các mô mỡ bao gồm cả hệ thần kinh. Những dung môi tan trong nước khi tiếp xúc với da, các dung môi này hòa tan vào tuyến mồ hôi và đi vào cơ thể, rồi sau đó chúng có thể phân bố khắp nơi trên cơ thể. Tất cả các dung môi trên đều có một đặc tính chung là hấp thụ nhanh trong phổi. Có nhiều loại dung môi hữu cơ gây ngộ độc cho người và động vật như: Benzene, Toluene, Xylene…(Độc học môi trường cơ bản, Lê Huy Bá – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2006). Trong quá trình hoạt động in ấn của cơ sở, ô nhiễm do mùi và hơi dung môi phát sinh trong quá trình mực in được hòa trộn cùng với một số dung môi trong máy in. Do đó công nhân điều khiển máy in cần phải có phương tiện bảo hộ lao động đầy đủ khi thao tác với máy để tránh xảy ra các hiện tượng nhiễm độc do hơi dung môi. Tuy lượng hơi dung môi và mùi phát sinh là chưa đến ngưỡng gây ngộ độc nhưng để hạn chế đến mức thấp nhất gây hại cho công nhân và bảo vệ môi trường cơ sở đã thiết kế bố trí các quạt thông gió nhà xưởng. •Nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung Tiếng ồn và độ rung được phát sinh trong quá trình vận hành máy móc. Ngoài ra tiếng ồn và độ rung còn phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu và bán thành phẩm đi và đến trước xưởng. Tiếng ồn và rung động cũng là yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người. Tác hại của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể. Trước hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút gây nên bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch, các bệnh về hệ thống tiêu hóa. Cơ sở đã áp dụng một số biện pháp hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của tiếng ồn đến sức khỏe người lao động. Công nhân thường xuyên tiếp xúc với môi trường này nên về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất lao động của công nhân. Do đó, trong thời gian đến cơ sở sản xuất sẽ có hướng đầu tư máy móc thiết bị mới để hạn chế được tiếng ồn và độ rung tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân làm việc và không gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh. Tuy nhiên nguồn phát sinh tiếng ồn trong nhà xưởng và khu vực trước xưởng là rất thấp không vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp được ban hành kèm theo quyết định số 3733/2002 QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế (≤ 85 dBA). 1.4.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại •Ô nhiễm do chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn trong quá trình sản xuất bao gồm: giẻ lau mực và dung môi, bao bì (bình chứa) dung môi, mực in. Lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh không nhiều, ước tính khoảng 1 kg/ngày. •Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chử yếu từ các hoạt động của công nhân viên trong cơ sở, bao gồm: các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học như thức ăn thừa, vỏ trái cây, thực phẩm rau quả bỏ đi, đồ hộp. Ngoài ra còn có bao bì, giấy, túi nilon… Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy. Do đó nếu lượng chất thải này không được quản lý tốt cũng gây những ảnh hưởng nhất định đến môi trường trong khu vực sản xuất và khu vực xung quanh xưởng. •Ô nhiễm do chất thải rắn nguy hại Các loại chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của xưởng in bao gồm: các lon mực in sau sử dụng, các giẻ lau chùi máy móc thiết bị dính hóa chất, thùng chứa các dung dịch hòa trộn mực in, bóng đèn huỳnh quang hỏng…lượng chất thải này phát sinh trong một tháng ước tính khoảng 1 kg/ngày. Các loại chất thải này cần có biện pháp quản lý, thu gom hợp lý để đảm bảo không thải ra môi trường trái phép. 1.4.4. Đặc tính nước thải mực in của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn In Nanu Nước thải được thải ra chủ yếu từ công đoạn rửa khuôn in. Loại nước thải này có chứa các thành phần ô nhiễm về các chỉ tiêu như: pH, SS, độ màu, độ đục, BOD5, COD đều cao hơn chuẩn cho phép theo QCVN 24:2009/BTNMT (cột B).
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI KHẢO SÁT, SO SÁNH KHẢ NĂNG KEO TỤ CỦA PHÈN NHÔM, PHÈN SẮT, PAC, FAC VÀ CHITOSAN ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỰC IN Sinh viên thực khóa luận Phan Trung Bình (3009080006) Trần Thế Ái Diễm (3009080012) Võ Tấn Lợi (3009080052) GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Đức Đạt Đức TP HCM, 07/2011 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI KHẢO SÁT, SO SÁNH KHẢ NĂNG KEO TỤ CỦA PHÈN NHÔM, PHÈN SẮT, PAC, FAC VÀ CHITOSAN ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỰC IN Sinh viên thực khóa luận Phan Trung Bình (3009080006) Trần Thế Ái Diễm (3009080012) Võ Tấn Lợi (3009080052) Ngành: Công nghệ kỹ thuật môi trường Mã số: 09 GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Đức Đạt Đức TP HCM, 07/2011 ...BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI KHẢO SÁT, SO SÁNH