Do vậy, việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá không chỉ là nhiệm vụ riêng của những người làm công tác văn hóa, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, là nh
Trang 1NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆN
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BẢO TỒN DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2020
Tác giả u v
Nguyễ Thị Mi h Nguyệ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Hải Ninh - Giảng viên hướng dẫn đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong Khoa đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP Hà Nội, Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Thanh Oai đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2020
Học viê thực hiệ
Nguyễ Thị Mi h Nguyệ
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ v
DANH MỤC HỘP vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BẢO TỒN DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ 5
1.1 Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá 5
1.1.1 Di tích lịch sử - văn hoá 5
1.1.2 Bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá 7
1.1.3 Quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá 9
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá cấp huyện 17
1.2 Cơ sở thực tiễn 19
1.2.1 Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá của một số địa phương trong nước 19
1.2.2 Bài học rút ra cho chính quyền huyện Thanh Oai, TP Hà Nội 23
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đặc điểm cơ bản huyện thanh oai, thành phố hà nội 24
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 24
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 37
2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 37
2.2.3 Phương pháp chuyên gia……….….37
Trang 52.2.4 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu luận văn 37
Chươ g 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1 Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa huyện thanh oai, thành phố hà nội 39
3.1.1 Bộ máy quản lý di tích lịch sử - văn hoá của huyện Thanh Oai 39
3.1.2 Hệ thống di tích lịch sử - văn hoá huyện Thanh Oai 43
3.1.3 Lập kế hoạch bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá của huyện Thanh Oai 48
3.1.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của huyện Thanh Oai 51
3.1.5 Kiểm soát bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá của huyện Thanh Oai 63
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn
di tích lịch sử - văn hóa huyện thanh oai 66
3.2.1 Các yếu tố thuộc về bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền huyện Thanh Oai………66 3.2.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài chính quyền huyện Thanh Oai 70
3.3 Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa huyện thanh oai 71
3.3.1 Những kết quả đạt 71 3.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân hạn chế, tồn tại 76
3.4 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa huyện thanh oai 77
3.4.1 Định hướng của huyện Thanh Oai đến năm 2025 77 3.4.2 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của huyện Thanh Oai 82
KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 BQL Ban quản lý
2 DSVH Di sản văn hoá
3 DTLS-VH Di tích lịch sử - văn hóa
4 HĐND Hội đồng nhân dân
5 NQTW Nghị quyết trung ương
6 TDTT Thể dục thể thao
7 UBMTTQ Uỷ ban Mặt trận tổ quốc
8 UBND Uỷ ban nhân dân
10 VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trang 7
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Thống kê diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2019 26 Bảng 2.2: Thống kê một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 35 Bảng 3.1: Tổng hợp di tích lịch sử - văn hóa của huyện Thanh Oai 44 Bảng 3.2: Chỉ tiêu kế hoạch bảo tồn DTLS-VH của chính quyền huyện Thanh Oai 49 Bảng 3.3: Số lượt cán bộ tập huấn về công tác quản lý, tu bổ tôn tạo di tích trên địa bàn huyện Thanh Oai 52 Bảng 3.4: Công tác tuyên truyền cho người dân về bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của chính quyền huyện Thanh Oai 54 Bảng 3.5: Kết quả thực hiện kế hoạch bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa 54 của chính quyền huyện Thanh Oai 54 Bảng 3.6: Chi phí tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn huyện Thanh Oai 55 Bảng 3.7: Kết quả phục chế cổ vật tại các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn huyện Thanh Oai 57 Bảng 3.8: Kết quả bảo toàn các DTLS-VH trên địa bàn huyện Thanh… ….57Bảng 3.9: Kết quả phục hồi các DTLS-VH trên địa bàn huyện Thanh Oai 58 Bảng 3.10: Kết quả thích ứng các DTLS-VH trên địa bàn huyện Thanh Oai 59 Bảng 3.11: Kinh phí từ Ngân sách nhà nước cho việc tu bổ, tôn tạo và phát huy Bảng 3.12: Kinh phí từ nguồn xã hội hóa cho việc tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị
di tích 60 Bảng 3.13: Công tác khen thưởng cho tập thể, cá nhân về bảo tồn di tích lịch sử văn hóa của huyện Thanh Oai 63 Bảng 3.14: Bảng tổng hợp di tích đề nghị đầu tư tu bổ, chống xuống cấp huyện Thanh Oai, TP Hà Nội giai đoạn 2020 -2025 79
Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý di tích lịch sử - văn hóa của huyện Thanh Oai 40 Biểu đồ 3.1: Loại hình Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Oai 45
Trang 8DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1: Nhận xét về nguồn nhân lực quản lý dich tích tại huyện Thanh Oai 67 Hộp 3.2: Đánh giá tình trạng hệ thống di tích trên địa bàn huyện Thanh Oai 69
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tí h cấp thiết của đề tài
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội; là năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người; trụ cột phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc và nhân loại Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì vai trò của
văn hóa càng được khẳng định
Vấn đề bảo tồn các di sản văn hóa đặc biệt là di tích lịch sử - văn hóa là một mục tiêu vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, song quan trọng và quyết định nhất vẫn là vai trò của Nhà nước Nhà nước cần có những hành động thiết thực để quản lý, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, tạo động lực cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tham quan du lịch của khách trong và ngoài nước, đồng thời tạo nền móng vững bền góp phần vào kho tàng di sản văn hoá thế giới luôn là chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta Đặc biệt thời kỳ đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì vấn đề trên càng được đặt ra cấp bách
Các di tích lịch sử - văn hóa chính là những thông điệp về lịch sử mà thế hệ trước trao truyền lại cho thế hệ sau, từ đó cảm nhận được quá khứ, tìm đến với truyền thống lịch sử, giá trị đạo đức, thẩm mỹ, tín ngưỡng, tâm linh Thời đại ngày nay di tích lịch sử - văn hóa còn là điểm đến của mỗi du khách khi tham quan du lịch ở bất kỳ địa phương nào, quốc gia nào Từ thực tế đó di
Trang 10tích lịch sử - văn hóa trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế
- văn hóa - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia
Huyện Thanh Oai là một vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống đấu tranh cách mạng Thanh Oai có nét đăc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, là huyện nằm ở cửa ngõ phía tây nam thành phố Hà Nội Đây vốn là mảnh đất thuộc vùng kinh thành Thăng Long xưa Người dân nơi đây cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, quật cường anh dũng chống giặc ngoại xâm với các địa danh cả nước biết đến như “Tam Hưng anh dũng, Quế Sơn oai hùng” trong kháng chiến chống Pháp Nhiều xã được phong tặng danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước như xã Tam Hưng đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, xã Bình Minh được phong tặng đơn vị Anh hùng lao động Năm 2000 huyện Thanh Oai được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Thanh Oai ngày nay còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời Toàn huyện đã thống kê được 266 di tích, trong đó có 141 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong
141 di tích lịch sử - văn hóa có tới 68 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, với 81 lễ hội truyền thống, trong đó có nhiều lễ hội lớn như lễ hội chùa Bối Khê ở xã Tam Hưng, lễ hội Bình Đà của xã Bình Minh và những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu, nổi tiếng là chùa Bối Khê, đình Bình Đà
Trong nền cảnh văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội, các di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Oai cũng là đối tượng nghiên cứu, học tập và tham quan của du khách trong nước và quốc tế Điều đó đòi hỏi công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa của huyện Thanh Oai cần được tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động để các di tích này ngày càng được phát huy, góp phần tuyên truyền với bạn bè quốc tế và giáo dục về truyền thống văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau
Trang 11Do vậy, việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá không chỉ là nhiệm vụ riêng của những người làm công tác văn hóa, mà là trách nhiệm chung của cả
hệ thống chính trị, của toàn xã hội, là nhiệm vụ cấp bách của các cấp chính quyền trong đó có hệ thống cơ quan hành chính nhà nước Từ các lý do đó tôi
đã chọn đề tài:"Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá huyện Thanh Oai, TP Hà Nội" làm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo tồn di tích lịch
sử - văn hóa huyện Thanh Oai, đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá huyện Thanh Oai, TP Hà Nội
3 Đối tƣợ g và phạm vi ghiê cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Về nội dung: Công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch
sử - văn hoá huyện Thanh Oai, được nghiên cứu theo quy trình quản lý bao
Trang 12gồm lập kế hoạch bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá và kiểm soát bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Thanh Oai, TP Hà Nội + Về thời gian: Đề tài thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp qua ba năm
2017 - 2019 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025
4 Nội du g ghiê cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử
- văn hoá huyện Thanh Oai, TP Hà Nội
- Các yếu tố ảnh hướng đến công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn
di tích lịch sử - văn hoá huyện Thanh Oai, TP Hà Nội
- Một số giải góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá huyện Thanh Oai, TP Hà Nội
5 Kết cấu của u v
Ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá;
Chương 2 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI BẢO TỒN DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ 1.1 Cơ sở ý u về cô g tác quả ý hà ước đối với bảo tồ di tích ịch
sử - v hoá
1.1.1 Di tích lịch sử - văn hoá
1.1.1.1 Khái niệm di tích lịch sử - văn hoá
Nhiều nước trên thế giới đặt chung cho di tích lịch sử - văn hóa là
dấu tích, vết tích còn lại Tiếng Pháp viết vestige tiếng Anh cũng viết vestige tiếng Nga viết pomiatnik, tiếng Trung Quốc cổ tích Mỗi nước trên
thế giới cũng đều đưa ra những khái niệm, quy định về di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc mình Để làm rõ khái niệm di tích lịch sử - văn hóa, trước hết cần làm rõ khái niệm di sản văn hóa Di sản được hiểu là những giá trị văn hóa, lịch sử của các thế hệ trước để lại cho thế hệ sau Di sản tồn tại và biểu hiện ở dạng vật thể và phi vật thể
Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đã được bao thế hệ vun đắp trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hoá ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới
Di tích được hiểu thông thường là những dấu vết còn lại Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Di tích là cái của người xưa để lại”, có nghĩa là dấu vết hoặc
di vật của con người và những giai đoạn lịch sử đã qua còn hiện hữu đến ngày hôm nay thì đượcc coi là di tích
Theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009, di tích lịch sử - văn hoá là:
Trang 14- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương; thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử
- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc
đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật
đây, có thể hiểu rộng ra các công trình xây dựng, địa điểm đó là các tòa nhà, đài tưởng niệm, quảng trường, khu phố; gắn với các sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gắn với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng
Có nhiều khái niệm khác nhau về di tích lịch sử văn hóa và đều có điểm
chung đó là: di tích lịch sử văn hóa là những hông gian vật chất cụ thể, hách quan, trong đó có chứa đựng các giá trị điển h nh của lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử để lại
1.1.1.2 Phân loại di tích lịch sử - văn hoá
Di tích lịch sử - văn hoá được phân loại như sau:
- Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân) Phải đảm bảo một trong các tiêu chí sau:
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế, sự nghiệp anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng kháng chiến
- Di tích kiến trúc nghệ thuật: là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công
Trang 15trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử
- Di tích khảo cổ học: là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ
- Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học, phải có một trong các tiêu chí sau:
+ Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu
+ Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý,
đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất
1.1.2 Bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá
1.1.2.1 Khái niệm bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó Bảo tồn là giữ lại, không để mất đi, không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái
Đối tượng bảo tồn cần thỏa mãn hai điều kiện: Một là, nó phải được coi
là tinh hoa, là một giá trị đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì
phải hồ nghi hay bàn cãi Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm
năng, đứng vững lâu dài với thời gian, là cái giá trị của nhiều thời (tức là có giá trị lâu dài) trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra cực kỳ sôi động
Bảo tồn có hai hình thức là bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở
kế thừa:
Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng tĩnh): là vận dụng thành quả
khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật
Trang 16như vốn có về kích thước, vị trí, chất liệu, đường nét, màu sắc, kiểu dáng Sau khi bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng
Bảo tồn trên cơ sở ế thừa (bảo tồn trong dạng động): là bảo tồn các hiện
tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa Các di tích lịch sử văn hoá sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại
Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009 cho rằng: bảo tồn di tích lịch sử
- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Nguyễn Khởi (2002) đã đưa ra khái niệm bảo tồn di tích lịch sử văn hoá: là tiến trình chăm sóc một địa điểm nhằm giữ lại các giá trị đặc trưng của
di tích, bao gồm các công việc được tiến hành một cách thường xuyên như: gia cố, tôn tạo, phục chế, tu bổ, xây dựng lại, thích ứng hoặc là sự kết hợp của các hành động này Các công việc trong bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá bao gồm:
- Tô tạo là bổ sung các thành phần mới nhằm phát huy giá trị của di
tích đáp ứng những nhu cầu mới, các thành phần tôn tạo phải phù hợp hữu cơ với các thành phần cũ và cấu trúc chung của di tích
- Phục chế là trả lại cấu trúc của di tích về tình trạng đã được biết đến ở
giai đoạn trước bằng cách loại bỏ những thành phần không phù hợp
- Bảo toà là giữ nguyên trạng, loại trừ các sai lệch, ngăn ngừa các tác
nhân gây hại, giữ gìn lâu dài mà không làm thay đổi di tích
- Phục hồi là dựng lại di tích bằng các chất liệu, kỹ thuật, phương pháp
cũ theo hình thức nguyên gốc nhằm cung cấp những thông tin cụ thể về di tích đã mất hoặc bổ sung cho sự vẹn toàn của một di tích
Trang 17- Thích ứ g là gắn cho di sản kiến trúc chức năng mới, đáp ứng nhu
cầu về sử dụng đương đại Công việc này cần cân nhắc và thận trọng để không làm biến đổi và sai lệch những giá trị vốn có của di tích
1.1.2.2 Vai trò của bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá
Thứ nhất, Bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá là gìn giữ được những sản phẩm vật thể và góp phần làm thăng hoa di sản văn hóa phi vật thể, từ đó cốt cách dân tộc được giữ gìn, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được nuôi dưỡng, lưu truyền - những nhân tố quan trọng không thể thiếu của sự phát triển bền vững Bảo tồn và phát triển là hai nhân tố quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của mỗi quốc gia Trong lĩnh vực di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích (một cách đúng mức) sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội
Thứ hai, Bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá là sử dụng có hiệu quả các giá trị vốn có của di tích (những giá trị mang tính tích cực, có ích cho thời đại) vào việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ và khoa học, coi đó như một nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đồng thời trên cơ sở đó tuyên truyền sâu rộng cho cộng đồng, nâng cao trách nhiệm bảo
vệ di sản văn hoá của cộng đồng Các di tích lịch sử - văn hoá khi được bảo tồn sẽ có vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục về truyền thống, bản sắc văn hóa, quảng bá hình ảnh địa phương Góp phần thiết thực phục vụ sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là phải mang lại lợi ích thiết thực cả về tinh thần và vật chất cho cộng đồng
1.1.3 Quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá
1.1.3.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá
Có nhiều khái niệm về quản lý:
Theo Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền và Đỗ Thị Hải Hà
(2015) quản lý là quá tr nh lập ế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, iểm tra các
Trang 18nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức một cách hiệu lực và hiệu quả cao trong điều iện môi trường luôn biến động
Theo Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2001) quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên xã hội nhằm đạt được các mục tiêu phát triển inh tế xã hội đã đặt ra, trong điều iện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế
Theo Nguyễn Minh Đạo (1997): "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra"
Từ các khái niệm trên ta có thể định nghĩa công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử -văn hóa cấp huyện là quá trình chính quyền cấp huyện lập kế hoạch bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm soát bảo tồn di tích lịch sử-văn hóa nhằm đạt được các mục tiêu
mà chính quyền cấp huyện đã đặt ra hoặc nhằm bảo vệ giữ gìn các di tích lịch
sử - văn hoá, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực
1.1.3.2 Mục tiêu
Quản lý di tích lịch sử văn hóa là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực và thực sự trở thành mục tiêu và động lực của phát triển Như vậy, về thực chất, việc quản lý di tích nhằm hướng tới mục đích chính: bảo tồn, gìn giữ các di tích chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, con người; khai thác, phát huy có hiệu quả các di tích phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội Gìn giữ, bảo tồn các di tích tránh những nguy cơ bị hủy hoại, bị tàn phá bởi thiên nhiên, con người; mang những giá trị của di tích vào phục vụ cho sự phát triển của con người Phát huy giá trị của di tích chính là sử dụng có hiệu quả các giá trị vốn có của di tích (những giá trị mang tính tích cực, có ích cho thời đại) vào việc giáo dục truyền thống
Trang 19lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ và khoa học Coi đó như một nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và trên cơ sở đó tuyên truyền sâu rộng cho cộng đồng, nâng cao trách nhiệm bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá của cộng đồng
1.1.3.3 Nội dung công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá
Theo Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2001 và sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009, nội dung của quản lý nhà nước về di sản văn hóa bao gồm:
“1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chính sách cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;
3 Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;
4 Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa;
5 Huy động, quản lý, sử dụng các ngồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
6 Tổ chức chỉ đạo, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
7 Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
8 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.”
Nội dung quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá cấp huyện được thực hiện qua ba bước:
Bước 1: Lập kế hoạch bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa cấp huyện
Trang 20Theo Đoàn Thị Thu Hà và các cộng sự (2015): "Lập ế hoạch là quá
tr nh xác định mục tiêu và các phương thức để thực hiện mục tiêu" Từ khái
niệm này, có thể định nghĩa lập kế hoạch quản lý bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá của chính quyền cấp huyện là quá trình xác định mục tiêu quản lý bảo tồn
di tích lịch sử - văn hoá và các phương thức để thực hiện mục tiêu đó
Quy trình lập kế hoạch bảo tồn các di tích lịch sử- văn hóa của chính quyền cấp huyện bao gồm các bước sau đây:
- Phân tích môi trường:
Chính quyền cấp huyện gồm các phòng quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm trước UBND huyện theo nội dung lĩnh vực phụ trách Vì vậy việc lập
kế hoạch quản lý bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá phải thông qua, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện các văn bản quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước như: Luật, nghị định, thông tư, quyết định để từ đó lập kế hoạch đảm bảo thực hiện theo đúng quy định
Đối với phân tích hiện trạng của các di tích lịch sử văn hoá: phải kiểm
kê, đánh giá hiện trạng mức độ xuống cấp của các di tích, so sánh chọn lọc các di tích có giá trị cần được bảo tồn để đưa vào kế hoạch Ngoài ra cũng cần kiểm tra xem chi tiết các cấu kiện cụ thể từng di tích để có phương án gia cố khi kế hoạch chưa được tiến hành tổ chức thực hiện
Đối với tiềm lực tài chính của địa phương: tranh thủ các đề án, chương trình của Trung ương, thành phố và quá trình huy động nguồn vốn xã hội hoá
về hoạt động bảo tồn di tích lịch sử, không thể thiếu đó là nguồn ngân sách của địa phương để thỏa thuận vốn đối ứng trong công tác bảo tồn di tích lịch
sử - văn hoá
Đối với phân tích khả năng huy động nguồn lực ngoài nhà nước: thực hiện vận động nguồn xã hội hoá của tổ chức, cá nhân các doanh nghiệp địa phương Đối với các địa phương kinh tế chưa phát triển thì vận dụng chủ yếu
là sức dân trên cơ sở tuyên truyền vận động
Trang 21Đối với phân tích năng lực của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý bảo tồn di tích lịch sử văn hoá của chính quyền cấp huyện, cần phải tìm hiểu đầy đủ năng lực quản lý, năng lực thực tế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng phối hợp trong triển khai thực hiện
Từ việc phân tích môi trường, chính quyền cấp huyện phải tìm ra được những điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc thực hiện và kiểm soát bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá
- Xác định mục tiêu bảo tồn di tích lịch sử văn hoá:
+ Cần tập trung tôn tạo được các di tích đã xuống cấp trên địa bàn huyện trên cơ sở giữ gìn tận dụng tối đa giá trị yếu tố gốc
+ Phục hồi các di tích đối với các di tích đã bị đổ nát, chỉ còn là phế tích nhưng chưa giao quyền sử dụng đất cho chủ khác và còn các dấu tích vật chất như: ngọc phả, sắc phong, tượng pháp, bia ký…nếu nhân dân có nguyện vọng khôi phục, xây dựng mới, Ủy ban nhân dân cấp xã phải xem xét, nghiên cứu kỹ những điều kiện của việc xây dựng lại để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định
+ Phục chế các cổ vật trong các di tích lịch sử - văn hoá nhằm mục đích
bổ sung, thay thế những cổ vật bị mất hoặc bảo quản những cổ vật có giá trị ở một số di tích
+ Bảo toàn sửa chữa nhỏ một số chi tiết, giữ nguyên hiện trạng không làm thay đổi kiến trúc gốc của di tích
+ Thích ứng gắn cho di tích kiến trúc chức năng mới đáp ứng với nhu cầu sử dụng đương đại như tu bổ toàn bộ di tích dựa trên cơ sở hình thái kiến trúc gốc nhưng thay bằng chất liệu khác phù hợp, xây dựng thêm các công trình phụ trợ phù hợp với không gian di tích
- Xác định giải pháp để bảo tồn di tích lịch sử văn hoá: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích không những gìn giữ được những sản phẩm vật thể mà còn góp phần làm thăng hoa di sản văn hóa phi vật thể, từ đó cốt cách dân tộc
Trang 22được giữ gìn, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được nuôi dưỡng, lưu truyền - những nhân tố quan trọng không thể thiếu của sự phát triển bền vững Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá phải đảm bảo tính trung thực, tính đặc trưng và giá trị gốc của di di tích, để góp phần củng cố bản sắc văn hóa địa phương Bảo vệ, phát huy và khai thác giá trị di sản văn hóa một cách hợp lý, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Xác định các nguồn lực để thực hiện giải pháp: Để đạt được mục tiêu đã đề ra, chính quyền cấp huyện phải đưa ra các phương án, giải pháp
cụ thể hữu hiệu xác định các nguồn lực Các phương án được xây dựng thông qua việc tận dụng cơ hội nguồn ngân sách nhà nước, kêu gọi nguồn xã hội hoá từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Các nguồn lực phải được dự kiến triển khai ở mỗi giai đoạn nhất định nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
Bước 2: Tổ chức thực hiện ế hoạch bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá
Kế hoạch bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá của chính quyền cấp huyện được lập ra có tiến độ và thời gian, nhưng đó mới chỉ là khả năng Vấn đề quan trọng là phải biến khả năng thành hiện thực Vì vậy, việc tổ chức thực hiện kế hoạch là một giai đoạn hết sức quan trọng và kéo dài suốt quá trình thực hiện kế hoạch Để biến khả năng thành hiện thực, chính quyền cấp huyện phải triển khai thực hiện các công việc:
- Phổ biến kế hoạch bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý, bảo tồn di tích lịch
sử văn hoá của chính quyền cấp huyện như cán bộ phòng văn hoá thông tin, cán bộ văn hoá các xã và ban quản lý các di tích; tham mưu cho UBND huyện
về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý di tích lịch sử văn hoá; chuẩn
bị các văn bản cần thiết định kỳ hoặc khi có yêu cầu báo cáo UBND huyện hoặc trình UBND thành phố về công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật là hai yếu tố căn
Trang 23bản quyết định thành công của quá trình thực hiện kế hoạch Tuyên truyền và phổ biến pháp luật là việc chính quyền cấp huyện thông tin các các nội dung như: Luật, thông tư, nghị định, quyết định, hướng dẫn Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa phải triển khai sâu rộng đến các cấp, các ngành, Đảng ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, nhân dân từ huyện đến cơ sở
- Trên cơ sở kế hoạch bảo tồn trong công tác quản lý, bảo tồn, tu bổ các
di tích trên địa bàn huyện đã lập chính quyền cấp huyện cần tập trung chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành kế hoạch đặt ra
- Vận hành các quỹ: có nhiều nguồn lực tài chính như từ ngân sách nhà nước, kêu gọi nguồn xã hội hoá từ các doanh nghiệp trong và ngoài huyện (thành phố) để thực hiện kế hoạch Khi đã huy động được các nguồn lực đó, chính quyền cấp huyện cần có những phương án chỉ đạo chủ đầu tư và chính quyền địa phương vận hành các quỹ theo đúng quy định của Pháp luật
- Phối hợp hoạt động với các phòng ban có liên quan: chính quyền cấp huyện cần phải huy động các nguồn lực nhất định, cần phải kiểm kê, đánh giá, phân tích hiện trạng từng di tích lịch sử - văn hoá Cũng cần có các phòng ban liên quan để kiểm soát như: Phòng Văn hoá & TT, Phòng Nội vụ, Công an huyện, Phòng Tài chính- kế hoạch, các đoàn thể, Đài phát thanh Đặc biệt là
sự phối hợp liên ngành của các cơ quan chuyên môn nhằm cung cấp các hỗ trợ trong công tác quản lý di tích lịch sử tại địa phương
- Đàm phán giải quyết các xung đột phát sinh công tác bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá: những xung đột từ vấn đề quản lý nguồn các nguồn thu từ
di tích, thu kinh phí tu bổ; xây dựng, đưa đồ thờ trái phép vào di tích; mâu thuẫn nhân sự Ban quản lý di tích; tranh chấp đất đai tôn giáo, tín ngưỡng
- Đề xuất hội đồng Thi đua- Khen thưởng huyện, Sở văn hoá thể thao
du lịch, UBND thành phố, bộ, chính phủ xem xét, khen thưởng cá nhân hoặc tập thể có thành tích trong việc bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử văn
Trang 24hoá Hoạt động này tạo động lực cho các cán bộ, nhân viên trong các khu vực bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, giúp họ có được sự kích lệ trong công tác chuyên môn
Bước 3: Kiểm soát bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá cấp huyện
Kiểm soát là một tiến trình gồm các hoạt động giám sát nhằm đảm bảo rằng các hoạt động đó được thực hiện theo đúng như kế hoạch và điều chỉnh những sai sót quan trọng Kiểm soát là một chức năng mà mọi nhà quản lý đều phải thực hiện dù rằng kết quả công việc của các bộ phận do họ quản lý đều đạt đúng theo kế hoạch đề ra Nhà quản lý không thể xác định mức độ hoàn thành công việc của bộ phận nếu không đo lường được việc đã thực hiện
và so sánh với tiêu chuẩn Nó còn giúp các nhà quản lý nhận thấy những khiếm khuyết trong hệ thống của tổ chức, trên cơ sở đó có thể đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời Mặt khác, các hoạt động kiểm soát đảm bảo cho sự tồn tại và duy trì tính hiệu quả của mỗi cá nhân, mỗi nhóm, mỗi bộ phận và tổ chức Một hệ thống kiểm soát hữu hiệu sẽ thúc đẩy và cho phép mỗi nhân viên tự kiểm soát bản thân hơn là chịu sự kiểm soát từ người khác Chính sự tự giác sẽ giúp công việc được hiệu quả hơn Do đó, có thể nói chức năng kiểm soát là một chức năng cơ bản của quản lý Trong việc kiểm soát công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hoá bao gồm HĐND huyện, UBND huyện trong đó có các phòng ban của huyện như (Phòng Văn hoá &TT, Phòng Tài chính- KH, Phòng Kinh tế, Phòng Nội vụ, Công an) và ban quản lý di tích các
xã, thị trấn
Ngoài ra, UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành công tác bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá Công tác này nên duy trì thường xuyên theo định kì với các hoạt cụ thể như: kiểm kê, kiểm tra, giám sát được tiến hành hàng tháng quý, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử văn hoá mỗi năm 01 lần Đoàn kiểm tra công tác bảo tồn di tích cấp huyện có nhiệm
vụ kiểm tra, đánh gia mức độ hiện trạng, báo cáo và đề xuất phương án bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn, lập hồ sơ đề nghị cấp trên xếp
Trang 25hạng cho các di tích đủ điều kiện theo tiêu chí phân cấp Tổ chức lập dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích đảm bảo đúng nguyên tắc, tính khoa học, thực hiện đúng quy trình đã được quy định; tiến hành kiểm kê, thống kê di vật, cổ vật tại một số điểm di tích Đối với các cổ vật có giá trị đặc biệt tiêu biểu, đã nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học và trình Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia
Quy trình kiểm soát giám sát bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá của chính quyền cấp huyện bao gồm:
- Thu thập thông tin từ công tác phản hồi giám sát công việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá thông qua các hoạt động: báo cáo định kỳ của UBND các xã, thị trấn, phản ánh của công dân, phản ánh của đội An ninh văn hoá (Công an huyện), phản ánh của phát thanh, truyền thanh địa phương
- Đánh giá việc bảo tồn kịp thời hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hoá theo định kì từng quý 4 hàng năm
- Cần đưa ra được các sáng kiến mới trong việc hoàn thiện ngày càng tốt hơn hoạt động quản lý bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá
Việc kiểm soát bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá của chính quyền cấp huyện cần phát huy giá trị di tích được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: hướng dẫn tham quan tại các điểm di tích; tổ chức các hoạt động, các sự kiện nhằm phát huy giá trị của di tích; khai thác giá trị các di tích phục
vụ phát triển du lịch trong đó đã chú ý khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh, du lịch di sản văn; gắn các di tích với hoạt động giảng dạy, học tập của các nhà trường, các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử của địa phương
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá cấp huyện
1.1.4.1 Các nhân tố thuộc về chính quyền cấp huyện
- Sự quan tâm của chính quyền cấp huyện trong công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá tại địa phương, từ công tác ban hành các văn bản chỉ đạo,
Trang 26hướng dẫn, cơ cấu, quy hoạch và hỗ trợ kinh phí trong các khía cạnh quảng
bá, bảo tồn, gìn giữ giá trị di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện Đặc biệt
là tiềm lực của địa phương trong vận động nguồn xã hội hoá hỗ trợ công tác trùng tu di tích văn hoá lịch sử văn hoá
- Năng lực của các cán bộ làm công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá cần có tâm huyết, trình độ, năng lực chuyên môn Đặc biệt là tuyển chọn, xây dựng, đào tạo đội ngũ thuyết minh viên điểm tại các di tích lịch sử - văn hoá
có khả năng khai thác phục vụ du lịch
- Sự tham gia, phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, các phòng ban có liên quan trong việc hoạch định và tiến hành quản lý di tích lịch sử văn hoá Trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Tiềm lực tài chính của địa phương: nguồn vốn huy động từ nguồn XHH, tiềm lực khả năng kinh tế địa phương, chủ trương ngân sách trong bảo tồn tu bổ di tích lịch sử văn hoá
1.1.4.2 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài chính quyền cấp huyện
Yếu tố tác động hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hoá bên ngoài chính quyền cấp huyện bao gồm:
- Các quy định của pháp luật, chính sách nhà nước trong công tác bảo tồn quản lý di tích lịch sử - văn hoá
- Sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ trong việc bảo tồn trùng tu
di tích lịch sử văn hoá vật thể
- Điều kiện phát triển kinh tế văn hoá xã hội của cộng đồng địa phương trong việc tác động đến vấn đề thu hút và truyền bá hình ảnh giá trị của các di tích lịch sử văn hoá
- Ý thức của cộng đồng và người dân: di tích do cộng đồng sáng tạo ra, tồn tại cùng cộng đồng nên việc để cộng đồng quản lý là phương thức hợp lý
Trang 27và đem lại hiệu quả cao Vai trò của cộng đồng là giám sát các hoạt động bảo
vệ, gìn giữ di sản văn hóa Ý thức cộng đồng thể hiện trong những việc làm sai lệch, vi phạm di tích và phát hiện phản hồi đến chính quyền địa phương Cộng đồng cũng chưa nhận thức vai trò của mình trong quản lý, bảo vệ di tích Một số trường hợp, cộng đồng bị kích động làm hư hại di tích, làm sai lệch tính nguyên gốc của di tích
1.2 Cơ sở thực tiễ
1.2.1 Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá của một số địa phương trong nước
1.2.1.1 Kinh nghiệm của chính quyền huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh B nh
- Phòng Văn hóa Thông tin huyện: xây dựng được quy chế làm việc với những nội dung quy định cụ thể và chi tiết, các Ban quản lý di tích cũng được thành lập với những nhiệm vụ, chức năng rõ ràng; phân công được nhiệm vụ
cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý di tích
- Ban quản lý di tích đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để
tổ chức xây dựng lập quy hoạch, kế hoạch trình các cấp có thẩm quyền, từng bước thực hiện mục tiêu dự án bao gồm: Bảo vệ, tu bổ, phục hồi, tôn tạo các công trình kiến trúc cổ trong di tích, trồng cây tôn tạo cảnh quan các khu di tích Tổ chức giám định các di vật, cổ vật trong một số di tích để có kế hoạch bảo vệ và quản lý di tích
- Hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Di sản văn hóa và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích đã được sự đồng thuận, thống nhất cao giữa cấp
ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Tổ chức được tọa đàm hay thảo luận, về bảo vệ, phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hoá; các lễ hội có giá trị văn hóa gắn với di tích đền, nhà thờ họ được bảo tồn và tổ chức định kỳ thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ biết quý trọng bản sắc văn hóa của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung, tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân
Trang 28- Công tác phát huy di tích đã được Ban quản lý di tích quan tâm chú trọng, việc bảo vệ gìn giữ, chống lấn chiếm và xâm hại di tích thường xuyên được quan tâm, phối hợp tốt với chính quyền địa phương tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về ý thức bảo vệ, gìn giữ di sản tại địa phương
- Công tác thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện kịp thời các vụ sai phạm di
tích, các dự án tu bổ, tôn tạo di tích thực hiện chưa đúng quy định, chưa mang tính khoa học; việc giải quyết các đơn thư khiếu nại về di tích theo đúng trình
tự, quy định của pháp luật
1.2.1.2 Kinh nghiệm của chính quyền huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
- Chính quyền huyện Phúc Thọ đã tổ chức lớp tập huấn cho toàn thể cán bộ hiện đang công tác tại khu di tích về nghiệp vụ hướng dẫn, về công tác
tổ chức lễ hội, hoạt động bảo tồn, bảo tàng
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật ở cơ sở, nghiên cứu và trích nội dung quy tắc ứng xử nơi công cộng Quy tắc ứng xử này được in thành biển khổ lớn và đặt tại nơi ra vào di tích: Nội dung được chia thành hai phần: phần nên làm gồm 03 điều: quy tắc ứng xử chung; quy định tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; quy định tại khu vui chơi giải trí, điểm tham quan du lịch; phần không nên làm gồm 21 điều
- Tổ chức tuyên truyền quảng bá về di tích, tổ chức cho khách tham quan tại di tích
- Huy động và sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di
tích: nguồn cung cấp từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ hoạt động xã hội hóa từ các tổ chức và cá nhân trung bình hàng năm, nguồn thu từ các hoạt động phát huy giá trị di tích như làm dịch vụ trong các ngày diễn ra lễ hội
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về di tích các lĩnh vực cụ thể sau: nghiên cứu phân tích để thực hiện gia cố, bảo quản, tu bổ di tích, tập trung vào các công trình kiến trúc chính như tòa đại bái, thiêu hương, thượng điện…
Trang 291.2.1.3 Kinh nghiệm của chính quyền huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, quản lý, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo lại được đông đảo nhân dân ủng hộ và đóng góp tâm sức nên đã đạt được những kết quả quan trọng Công tác quản
lý xây dựng các di tích văn hóa, lịch sử, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng tiếp tục được tăng cường Việc quản lý đất đai tại các di tích được chú trọng, bước đầu đã triển khai việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích Công tác xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích đạt được nhiều kết quả tích cực Hoạt động của các CLB văn hoá - văn nghệ dân gian tiếp tục được duy trì, phát triển Các làng nghề truyền thống của huyện được quan tâm bảo tồn, phát huy…
Thực hiện việc tu bổ, tôn tạo các di tích xếp hạng trong trường hợp cần thiết phải trên cơ sở đảm bảo tính nguyên vẹn, tôn trọng yếu tố gốc, sự bền vững, sự hài hoà của di tích với cảnh quan lịch sử - văn hóa của khu vực Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để góp phần củng cố bản sắc văn hóa địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hóa của nhân dân Tạo lập sự hài hòa giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới với bảo vệ di sản văn hóa và phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
Huy động tối đa các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ, gìn giữ
và phát huy giá trị di sản văn hóa Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị di sản văn hóa; về ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng Tranh thủ các kênh thông tin, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phát huy hiệu quả hệ thống phát thanh cơ sở, cổng
Trang 30thông tin điện tử của huyện và các địa phương; chú trọng sử dụng các hình thức tuyên truyền thông qua báo chí, truyền hình, sân khấu hóa… Phối hợp đầu tư xây dựng các phim tài liệu ngắn, các tài liệu truyền thanh, các cuốn sách, tập gấp giới thiệu di sản văn hóa Thủy Nguyên để tuyên truyền, quảng
bá trong các lễ hội hoặc bày bán tại các địa điểm di tích, nhà sách trong và ngoài thành phố
Thực hiện tốt công tác điều tra, sưu tầm, nghiên cứu làm cơ sở cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Điều tra, sưu tầm, tư liệu hóa
và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về di sản văn hóa của huyện Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tổng kiểm kê di sản và lập hồ sơ di sản văn hóa huyện Thủy Nguyên; nghiên cứu, biên soạn, phát hành các tài liệu, ấn phẩm về các di sản văn hóa; tăng cường công tác sưu tầm các hiện vật, di vật
bổ sung cho phòng truyền thống và Bảo tàng thành phố Thực hiện công tác sưu tầm di sản phi vật thể bằng phương pháp quay phim, ghi âm, chụp ảnh, in đĩa, quản lý bằng công nghệ thông tin; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử - văn hoá , về giá trị các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và lễ hội của huyện
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Khai thác kinh nghiệm, các tập tục cổ truyền tốt đẹp, kiến thức về tổ chức lễ hội, làng nghề, nghệ thuật trình diễn dân gian từ cộng đồng góp phần làm phong phú thêm giá trị di sản văn hóa của huyện
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có tâm huyết, trình độ, năng lực chuyên môn Đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về di sản văn hóa cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thông tin; đội ngũ quản lý, bảo vệ và tổ chức hoạt động tại các di tích; có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với
Trang 31những người trực tiếp làm công tác quản lý và bảo vệ di tích, những người có công truyền dạy và phổ biến di sản văn hóa phi vật thể; tuyển chọn, xây dựng, đào tạo đội ngũ thuyết minh viên điểm tại các di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng; trước hết là tại các địa điểm di tích có khả năng khai thác phục vụ
du lịch
1.2.2 Bài học rút ra cho chính quyền huyện Thanh Oai, TP Hà Nội
Thông qua kinh nghiệm quản lý của các cấp chính quyền các địa phương trong nước về công tác bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, luận văn rút
ra được bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá cho chính quyền huyện Thanh Oai TP Hà Nội như sau:
- Cần nêu cao nhận thức của các cấp, các ngành, quần chúng nhân dân
về vị trí, vai trò của việc bảo tồn, phát triển di tích lịch văn hóa trong công cuộc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống địa phương
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Công tác này hiện nay chưa được tiến hành thường xuyên và sâu rộng đến các thôn, làng và các tầng lớp nhân dân
- Những hoạt động tuyên tuyền diễn ra thường xuyên thông qua các hình thức sinh hoạt hay và sinh động, chú trọng sự tham gia lớp trẻ trong sinh hoạt để bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa, văn hóa của dân tộc mình
- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử văn hoá phải xuất phát từ chính nhu cầu của con người, do con người và vì con người
- Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhất
là công nghệ thông tin với các các kênh thông tin khác nhau như: Internet, các hoạt động ngoại giao, kinh tế, văn hóa nghệ thuật, là phương tiện hữu hiệu cho việc quảng bá hình ảnh, văn hóa truyền thống các di tích lịch sử trước công chúng
Trang 32Chươ g 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm cơ bả huyệ tha h oai, thà h phố hà ội
Thanh Oai là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá Nơi đây không chỉ được mọi người biết đến là một vùng đất văn hiến, vùng đất được mệnh danh là mảnh đất trăm nghề, mà còn là nơi hội tụ nhiều di tích lịch
sử văn hóa truyền thống
Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc Hiện nay, huyện
có 118 làng nghề; trong đó, có 27 làng nghề đã được công nhận như: nón làng Chuông, quạt làng Vác, điêu khắc Thanh Thùy, sơn tượng Võ Lăng, tương Cự
Đà, giò chả Ước Lễ Toàn huyện hiện có 122 di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng Người dân nơi đây cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, quật cường anh dũng chống giặc ngoại xâm với các địa danh cả nước biết đến như
“Tam Hưng anh dũng, Quế Sơn kiên cường” trong kháng chiến chống Pháp Với vai trò là cửa ngõ Thủ đô và là vành đai thực phẩm phía Nam, Thanh Oai có lợi thế rất lớn về thị trường tiêu thụ nông sản và là địa bàn tiêu thụ khối lượng đáng kể hàng tiêu dùng sản xuất ở nội thành Bên cạnh đó Huyện Thanh Oai còn có lợi thế rất lớn trong việc tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào các ngành kinh tế do Hà Nội là trung tâm đầu não của cả nước về khoa học, kỹ thuật và công nghệ
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Trang 33huyện Ứng Hòa Phía đông nam giáp huyện Phú Xuyên Vị trí địa lý của Huyện có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi, lưu thông hàng hóa với các quận huyện trong Thành phố và các tỉnh khác vùng Đồng bằng sông Hồng
2.1.1.2 Khí hậu, thủy văn
Thanh Oai nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa Khí hậu Thanh Oai khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt Mùa lạnh, khô
và ẩm từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 Nằm trong vùng nhiệt đới, Thanh Oai quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal cm2
và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC
Về mưa: Lượng mưa trung bình năm ở Thanh Oai trong khoảng
1500-1600mm Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80-85% lượng mưa cả năm Mùa mưa ít từ tháng 1 đến tháng 4 chiếm 15-20% lượng mưa hàng năm Số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 147 ngày Thanh Oai thường xuất hiện những trận mưa giông, là những trận mưa lớn đột xuất kèm theo gió lớn Mưa giông thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 và tập trung vào tháng 5 đến tháng 11
Sông ngòi: Đặc điểm địa bàn huyện Thanh Oai là nằm trải dài theo hướng
Bắc Nam, có dòng sông Nhuệ ở phía Đông, sông Đáy ở phía Tây, hai dòng sông này đều chảy theo hướng Bắc Nam, là chi nhánh ở phía hữu ngạn của sông Hồng Sông Nhuệ khởi nguồn ở cửa Hàm Rồng thuộc làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng chảy qua Từ Liêm, quận Hà Đông xuống trải đồng trũng phía Đông Thanh Oai tiếp giáp với phía tây huyện Thường Tín
Trang 342.1.1.3 Địa hình
Thanh Oai có 2 vùng rõ rệt là vùng bãi sông Đáy và vùng trũng ven sông Nhuệ Độ dốc thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ phía Tây sang phía Đông Địa hình tương đối bằng phẳng, điểm cao nhất là xã Thanh Mai có độ cao 7,5m và điểm thấp nhất ở xã Liên Châu 1,8m so với mặt nước biển, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, có khả năng cho thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Do có độ chênh lệch của đồng đất nên đặc điểm đất nông nghiệp của Thanh Oai hình thành 03 vùng Vùng 1: Đất bãi ven sông Đáy có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi, có diện tích khoảng 32,4 km2 Vùng 2: Đất nằm ven quốc lộ 21B thuộc đất đồng vàn có thuận lợi cho cả cấy lúa và trồng hoa màu 45,4 km2 Vùng 3: Đồng chiêm trũng chiếm phần lớn diện tích canh tác chỉ gieo cấy lúa trong hai vụ và nay
có điều kiện phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản, diện tích 51,8 km2
Nhìn chung đồng đất Thanh Oai có nhiều khả năng phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng cao, hiệu quả, bền vững, phù hợp quy hoạch xây dựng vành đai xanh của Thủ đô Hà Nội trong những năm tới
2.1.1.4 Tài nguyên
Đất đai Thanh Oai được hình thành bởi phù sa hai dòng sông chảy qua
là sông Đáy và sông Nhuệ đã bồi đắp tạo nên những cánh đồng mầu mỡ quanh năm Phù sa ven sông Đáy đã làm mọc lên bao làng quê trồng dâu nuôi tằm trong đó có huyện Thanh Oai
Sau khi điều chỉnh ranh giới theo nghị định 01 2006 NĐ-CP huyện Thanh Oai có 21 xã, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 12.386,74 ha trong đó, đất nông nghiệp là 8.544,26 ha, chiếm 68,98% đất tự
Trang 35nhiên của huyện, vừa là đặc thù tự nhiên, vừa là nhân tố quan trọng trong định hướng phát triển cây lương thực như: các loại đỗ và lúa nước; đất phi nông nghiệp là 3.756,99 ha chiếm 30,33% diện tích đất tự nhiên; còn 85,49ha đất chưa sử dụng Cơ cấu sử dụng đất của huyện được nêu trên bảng 2.1
Đất đai trên địa bàn Huyện Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng thông qua sông Đáy Có 03 nhóm đất chính gồm:
Nhóm đất phù sa được bồi hàng năm: Loại đất này được phân bố ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, thích hợp cho canh tác các loại rau màu và trồng cây cạn
Đất phù sa không được bồi: Loại đất này chiếm chủ yếu, phân bố rộng khắp khu vực đồng bằng, đã được khai thác, cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ với nhiều loại mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa – màu, lúa – rau, lúa – cá ở Hồng Dương, Dân Hòa, Tam Hưng và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, ổi, bưởi ở Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, Kim An…
Đất phù sa Gley: Chiếm diện tích lớn nhất 7.352,7 ha, phân bổ ở địa hình thấp
ở một số xã trong huyện Thanh Văn, Đỗ Động, Dân Hòa, Tam Hưng… Mực nước ngầm nông, mức độ bị Gley từ trung bình đến mạnh, tỷ lệ cấp hạt sét (<0,002mm) ở các tầng rất cao và tăng theo chiều sâu, đất có phản ứng chua Hàm lượng mùn đạm, kali tổng số cao trong khi lân tổng số thấp Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa của hệ thống sông, trên địa hình van, van thấp là chủ yếu Hiện nay ở những chân tương đối cao, dễ thoát nước có thể sản xuất 3 vụ năm gồm 2 vụ lúa và 1 vụ màu
Trang 36Bả g 2.1: Thố g kê diệ tích đất theo mục đích sử dụ g m 2019
Diện tích (ha)
(Nguồn: Niên giám thông ê huyện Thanh Oai 2019
Trang 37Nhìn chung đất đai có độ phì nhiêu cao, thích hợp phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Trang 38lệ 39,4%, mẫu giáo 11.458 đạt tỷ lệ 96,9% trẻ trong độ tuổi đến trường Năm
2019 có 04 trường đạt chuẩn Quốc gia gồm: Thanh Mai, Kim An, Cao Viên, Tam Hưng A
- Khối Tiểu học: có 24 trường với 488 phòng học, 718 giáo viên Năm
2019 có 18.787 học sinh, đạt tỷ lệ 100% học sinh trong độ tuổi đến trường
Số trường đạt chuẩn Quốc gia là 17 trường gồm: Bình Minh A, Cao Dương, Cao Viên 1-2, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng Dương, Kim An, Liên Châu, Phương Trung 1-2, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Văn,
TT Kim Bài, Xuân Dương
- Khối THCS: có 21 trường với 507 phòng học, 683 giáo viên Năm
2019 có 12.268 học sinh; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100 % Số trường đạt chuẩn Quốc gia 16 21
Khối THPT: có 3 trường với 112 phòng học, 320 giáo viên Năm 2019
có 6500 học sinh; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 97% Số trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 3 trường, tỷ lệ 100%
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa - xã hội của huyện Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các bậc học Chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục từng bước được nâng lên Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được duy trì và phát triển; công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống được chú trọng quan tâm Năm học 2018 - 2019 ngành GDĐT Thanh Oai được Sở GD&ĐT đánh giá tăng 10 bậc so với đầu nhiệm
kỳ Huyện xếp thứ 12 30 quận, huyện, thị xã về tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia
* Y tế: Công tác y tế, chăm sóc sức hỏe nhân dân được quan tâm:
Khu vực nông thôn của huyện (trừ Thị trấn Kim Bài) có 01 phòng khám
đa khoa khu vực Dân Hòa và 20 trạm y tế tại 20 xã trực thuộc trung tâm y tế
Trang 39Ngoài khu vực nông thôn trong huyện có Bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện đóng tại địa bàn thị trấn Kim Bài Hệ thống cung cấp các dịch vụ y tế được mở rộng, đa dạng hóa các loại hình hành nghề y tế tư nhân với các hình thức hoạt động như phòng khám tư nhân, các nhà thuốc tư nhân Hệ thống y
tế tư nhân đã hoạt động có hiệu quả, góp phần giảm tải cho bệnh viện và trạm
y tế xã, cùng với đó công tác quản lý nhà nước về y tế từng bước được nâng cao Bệnh viện đa khoa được nâng cấp từ hạng Ba lên hạng Hai, các kỹ thuật cao được áp dụng trong khám và điều trị Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân Tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế, 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế Công tác Dân số-KHHGĐ đã đạt được những kết quả đáng kể
Công tác phòng chống dịch bệnh luôn được chú trọng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; phát hiện sớm và khống chế kịp thời các dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện Các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng
2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội như: thông tuyến đường trục phát triển phía Nam qua địa bàn huyện, xây dựng tuyến đường đôi QL 21B qua thị trấn Kim Bài, nâng cấp đường TL 427 Tiếp tục đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp hạ tầng điện lực, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện Hạ tầng nông thôn, cụm công nghiệp, làng nghề được đầu tư xây dựng
đã hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, diện mạo nông thôn được cải thiện, khởi sắc
Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng mới tương đối hoàn chỉnh, góp
Trang 40phần thu hút nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển cụm công nghiệp, dịch
vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Công tác quản lý đô thị; chỉnh trang, chiếu sáng được quan tâm thực hiện Tăng cường công tác cấp phép xây dựng và quản lý sau cấp phép về nhà
ở riêng lẻ Thường xuyên duy tu và chỉnh trang tuyến phố về trật tự và văn minh đô thị
Đầu tư, duy trì, vận hành hệ thống chiếu sáng các tuyến đường thuộc huyện quản lý Thực hiện việc đánh số nhà, đặt tên các tuyến đường tại 100% các thôn, xóm Khu đô thị Thanh Hà được đầu tư với 16 tòa nhà chung cư cao tầng và các căn hộ liền kề , đưa vào sử dụng; phê duyệt cho một số đơn vị vào nghiên cứu đầu tư Đối chiếu với các tiêu chí xây dựng để trở thành quận, đến nay đã đạt 18 27 tiêu chí
Hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, thảm cỏ được tập trung đầu tư xây dựng, đưa vào quản lý, sử dụng có hiệu quả, tạo được nhiều không gian xanh đô thị, cải thiện môi trường và phục vụ công cộng Lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trên tuyến
QL 21B, TL 427, 429
2.1.2.4 Các hoạt động văn hoá xã hội
Huyện có 01 nhà văn hóa trung tâm, 01 thư viện Huyện với nhiều đầu sách, nguồn sách rất phong phú đa dạng, không ngừng được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đọc sách của người dân Hệ thống truyền thanh cơ sở được tăng cường đầu tư, phát triển rộng khắp các xã, thị trấn, các thôn phố