Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên khu DTSQ đang gặp nhiều khó khăn như: Hiện tượng săn bắt động vật hoang dã; nuôi trồng thủy hải sản tràn lan; ô nhiễm môi tr
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN TẬP
Hà Nội, 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện tại Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Tập
Số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực
và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào ở trong và ngoài nước
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên cao học
Đoàn Văn Cẩn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và đồng nghiệp Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cám ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý tài nguyên và Môi trường rừng – Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn;
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tập, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, động viên trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học;
Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Vườn Quốc gia Cát Bà, UBND huyện Cát Hải, cán bộ và các hộ dân tại các xã trong Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian chúng tôi đến điều tra nghiên cứu tại thực địa;
Tôi cũng xin được cám ơn chân thành tới các đồng nghiệp trong Văn phòng Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà Luận văn này không thể hoàn thành nếu thiếu sự quan tâm, hỗ trợ và chia sẻ công việc của các Bạn
Đoàn Văn Cẩn
Trang 5MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Một số khái niệm về lâm sản ngoài gỗ (LSNG) 3
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ 6
1.2.1 Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ trên thế giới 6
1.2.2 Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 13
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CÁT BÀ 25
2.1 Đặc điểm tự nhiên 25
2.1.1 Vị trí địa lý 25
2.1.2 Địa hình địa mạo 25
2.1.3 Địa chất và thổ nhưỡng 26
2.1.4 Thảm thực vật rừng 28
2.1.5 Khu hệ động vật 29
2.2 Thực trạng kinh tế - xã hội 30
2.2.1 Thực trạng về dân số và lao động 30
2.2.2 Thực trạng về sinh kế và đời sống 31
2.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng 32
Trang 6Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 35
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 35
3.1.1 Mục tiêu tổng quát 35
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 35
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 35
3.2.2 Phạm vi nghiên cứu: 36
3.3 Nội dung nghiên cứu 36
3.3.1 Điều tra về tình hình khai thác, sử dụng các loại cây LSNG chủ yếu để đưa ra thương mại hóa và sử dụng tại chỗ 36
3.3.2 Điều tra về vai trò cây LSNG đối vớiđời sống của người dân địa phương 36
3.3.3 Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý bảo vệ 37
3.3.4 Đề xuất giải pháp 37
3.4 Phương pháp nghiên cứu 38
3.4.1 Lược khảo tài liệu 38
3.4.2 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 38
3.4.3 Khảo sát thực địa 40
3.4.4 Xây dựng lịch thời vụ và sơ đồ tài nguyên 41
3.4.5 Phân tích số liệu 41
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 42
4.1 Thực trạng cây LSNG tại đảo Cát Bà 42
4.1.1 Thống kê danh lục cây LSNG tại đảo Cát Bà 42
4.1.2 Thực trạng phân bố và khai thác một số cây LSNG chủ yếu của người dân địa phương 44
4.1.3 Lịch khai thác và gây trồng một số cây LSNG 47
Trang 74.2 Vai trò của cây LSNG 49
4.2.1 Vai trò của cây LSNG đối với đời sống của người dân địa phương 49
4.2.2 Một số loài cây LSNG quan trọng 52
4.3 Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại đảo Cát Bà 59
4.3.1 Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại VQG Cát Bà 59
4.3.2 Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại các xã Vùng đệm 60
4.3.3 Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của người dân địa phương 61
4.3.4 Đề xuất của các bên liên quan 63
4.4 Đề xuất giải pháp 65
4.4.1 Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích trong việc sử dụng bền vững và bảo tồn hiệu quả cây LSNG tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà: 65
4.4.2 Thiết kế các chương trình tuyên truyền giáo dục: 66
4.4.3 Tạo sinh kế lâu dài cho người dân địa phương bằng việc gây trồng, xây dựng mô hình trình diễn về cây LSNG 66
KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
CITES Công ước quốc tế về buôn bán động thực vật quốc tế
CREDEP Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền CRES Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường
ĐDSH Đa dạng sinh học
DTSQ Dự trữ sinh quyển
EVN Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam
FFI Tổ chức Động thực vật quốc tế
FIPI Viện điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam
IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
UBND Ủy Ban Nhân dân
UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc VQG Vườn quốc gia
WWF Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1 Sản lượng khai thác hàng năm của một số sản phẩm 19 1.2 Tình hình dân số các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà 30
4.3 Thực trạng phân bố và khai thác cây LSNG 44
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
4.1 Bản đồ phân bố 03 cây LSNG có giá trị kinh tế cao 46
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận ngày 02/12/2004, với tổng diện tích 26.241 ha (17.041 ha phần đảo và 9.200 ha phần biển), được chia thành 3 phân khu chức năng là: vùng lõi (8.500 ha); vùng đệm (7.741 ha); vùng chuyển tiếp (10.000 ha), bao gồm hầu hết đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng Khu DTSQ quần đảo Cát Bà hội tụ các hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam như rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo đá vôi; rừng ngập mặn; rạn san hô; thảm cỏ biển; hệ thống các hang động, tùng áng… Không chỉ đa dạng hệ sinh thái, nơi đây còn được cộng đồng quốc tế công nhận có mức độ đa dạng sinh học cao với 3.156 loài động, thực vật, trong đó có 1.563 loài thực vật bậc cao, 1.313 loài sinh vật biển, 53 loài thú, 160 loài chim, 46 loài bò sát, 21 loài ếch nhái ; Nhiều loài
có giá trị bảo tồn cao, đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới, như: Voọc cát bà, Thạch sùng mí, Khỉ vàng, Sơn dương, Tuế hạ long, Chò đãi, Kim giao, Lát hoa Bên cạnh những giá trị về đa dạng sinh học, đa dạng hệ sinh thái, khu DTSQ Cát Bà còn có các giá trị về địa chất địa mạo,
văn hóa truyền thống (theo báo cáo dự án điều tra quy hoạch Vườn quốc
gia Cát Bà, giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn 2020)
Từ khi được công nhận là khu DTSQ thế giới, quần đảo Cát Bà đã trở thành điểm giao lưu, hội nhập, nghiên cứu khoa học của các tổ chức trong nước và quốc tế Là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên khu
DTSQ đang gặp nhiều khó khăn như: Hiện tượng săn bắt động vật hoang dã; nuôi trồng thủy hải sản tràn lan; ô nhiễm môi trường khu DTSQ;…Và ở đây vẫn còn hiện tượng khai thác trái phép các loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG)
Khu DTSQ quần đảo Cát Bà khá phong phú về các loài cây LSNG có giá trị như: Các loài Phong lan, Lộc vừng, Sâm rừng, Dây thuốc máu, Ba
Trang 12kích, Kim ngân, … Những loài LSNG này liên quan mật thiết với đời sống cộng đồng người dân sống dựa vào rừng Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng LSNG ngày càng lớn, không chỉ phục vụ đời sống của cộng đồng địa phương mà còn
là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng trên thị trường Việc khai thác LSNG chủ yếu từ rừng tự nhiên, mức độ khai thác sử dụng lớn đã dẫn đến nguồn tài nguyên này đang bị cạn kiệt hoặc còn với số lượng rất ít Công tác bảo tồn và phát triển các loài LSNG đang gặp nhiều khó khăn, bởi áp lực của nhu cầu sử dụng ngày càng cao, cũng như vì kế sinh nhai của người dân sống gần rừng Về vấn đề này hiện cũng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào
về cây LSNG tại khu DTSQ quần đảo Cát Bà, nhằm đưa ra giải pháp bảo tồn
và phát triển
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng
khai thác, sử dụng cây lâm sản ngoài gỗ tại Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà” làm luận văn Thạc sỹ Lâm nghiệp, chuyên ngành Quản lý bảo vệ
tài nguyên rừng
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm về lâm sản ngoài gỗ (LSNG)
Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về LSNG:
LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ, cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng (Dịch vụ trong định nghĩa này
là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản vật này (FAO, 1995)
LSNG, ngoài những sản phẩm trên, theo một khái niệm khác, còn có thể bao gồm những sản vật nhỏ thân gỗ, không phải gỗ để sản xuất công nghiệp hoặc bột giấy (thí dụ như ghế nhỏ, trống, đồ thủ công mỹ nghệ)
LSNG bao gồm “tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn công nghiệp, gỗ
làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa hoặc xã hội Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản
lý vùng đệm thuộc về lĩnh vực dịch vụ của rừng” (Wickens,1991)
Trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùng Châu Á, Thái Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991 đã thông qua định nghĩa về LSNG như sau:
LSNG (Non wood forest products) bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể,
có thể tái tạo, ngoài gỗ củi và than LSNG được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái không phải là các LSNG
LSNG theo De Beer, J H và Mc Dermott, M J (1989) là nguồn tài nguyên sinh vật ngoài gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ cho con người Chúng bao gồm: các bộ phận của cây (hoa, quả, hạt,…), nhựa, dầu, gôm, cây làm thuốc, cây hương liệu, cây làm cảnh, cây cho tanin, cây cho sợi, tre nứa, song mây,… động vật hoang dã trong rừng, trong rừng ngập mặn [43]
Trang 14Theo J.H De Beer (1996) đã đưa ra định nghĩa về LSNG như sau:
Lâm sản ngoài gỗ (NTFP-Non timber forest products) bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng
để phục vụ con người Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre nứa, song mây, gỗ nhỏ và sợi
Định nghĩa của J.H de Beer là đơn giản, dễ sử dụng, nhưng khác với hầu hết các định nghĩa trước đây là ông đã đưa củi, gỗ nhỏ vào nhóm lâm sản ngoài gỗ
Định nghĩa về LSNG thông dụng hơn cả là định nghĩa do Hội đồng Lâm
nghiệp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp quốc (FAO) thông qua năm 1999 như sau:
LSNG (NTFP hoặc NWFP) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng (FAO, 1999)
Theo khái niệm này, tổ chức FAO đã phân chia LSNG bao gồm các nhóm cây như sau:
Nhóm 1: Các sản phẩm có sợi: Tre nứa; song mây; lá, thân có sợi và các loại cỏ
Nhóm 2: Sản phẩm làm thực phẩm:
Các sản phẩm nguồn gốc thực vật: thân, chồi, rễ , củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm
Các sản phẩm nguồn gốc động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai ốc, tổ chim ăn được, trứng và côn trùng
Nhóm 3: Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
Nhóm 4: Các sản phẩm chiết xuất: gôm, nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, tanin
và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu
Trang 15Nhóm 1: Sản phẩm có sợi, bao gồm: tre nứa, mây song, các loại lá, thân, vỏ có sợi và cỏ
Nhựa và nhựa dầu
Dầu trong chai cục
Gôm
Ta-nanh và thuốc nhuộm
Trang 16Nhóm 5: Động vật và các sản phẩm động vật không làm thực phẩm và làm thuốc
Động vật sống, chim và côn trùng sống: chúng được nuôi hoặc lấy một bộ phận nào đó để làm cảnh hay dùng vào việc khác, như da, sừng, xương, lông vũ
Nhóm 6: Các sản phẩm khác:
Cây cảnh,
Lá để gói thức ăn và hàng hóa
Tuy nhiên, giới hạn trong bản luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung
nghiên cứu vào các nhóm LSNG là thực vật rừng (cây LSNG) sống trên cạn
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ
1.2.1 Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ trên thế giới
Trải qua nhiều thế kỷ, sản phẩm rừng đã và đang cung cấp cho các nước một nguồn thu nhập lớn lao Sản phẩm rừng có thể được chia thành 2 nhóm:
Gỗ và ngoài gỗ Giá trị sử dụng rộng lớn của gỗ trong các ngành công nghiệp xây dựng và nội thất dường như đã làm cho con người nhiều khi quên mất giá trị của những lâm sản ngoài gỗ Thực tế về buôn bán, trao đổi LSNG trên thị trường đã cung cấp cho người dân sống ở vùng rừng và các doanh nghiệp địa phương một nguồn thu nhập đáng kể
Bắt đầu từ năm 1984, nhà môi trường học Marius Jacobs (Hà Lan) đã thực hiện nghiên cứu về các LSNG Tác giả cho biết rừng mưa nhiệt đới chứa đựng sự đa dạng kỳ diệu của các loài thực vật được con người sử dụng như
gỗ, lương thực, thuốc men, nguyên liệu công nghiệp và gia vị Trong đó LSNG đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nội địa của đất nước Tuy nhiên, sự tồn tại của chúng đang bị đe doạ do hoạt động khai thác gỗ và chuyển đổi canh tác - hai hoạt động này gây lãng phí và tàn phá tự nhiên - kết quả dẫn đến sự biến mất một số loài đáng kể Để bảo vệ rừng mưa nhiệt đới
Trang 17nói chung và LSNG nói riêng, cần có phương pháp bảo tồn mới Đó là tập trung nghiên cứu nhiều hơn nữa về giá trị sử dụng của các loài LSNG, đồng thời khuyến khích sử dụng bền vững các loài cả ở phạm vi trong và ngoài rừng [56]
Kết quả nghiên cứu của Ajay Mahapatra và C Paul Mitchell (1997) về phát triển bền vững LSNG ở Ấn Độ cho thấy khai thác bền vững nguồn tài nguyên ngoài gỗ vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên rừng vừa tạo thu nhập cho người dân Để đạt được cả hai mục tiêu này, cần phải hiểu rõ cách thức khai thác và vai trò của thị trường nguồn LSNG Các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng LSNG có giá trị kinh tế được xác định thông qua một trường hợp nghiên cứu cụ thể ở Ấn Độ và sự thiếu hụt chiến lược marketing đã được phân tích [39]
Jianbang Gan và cộng sự (1998) đã đánh giá giá trị sản phẩm gỗ và
ngoài gỗ của các khu rừng trồng Thông trầm hương (Pinus taeda) ở Vườn
Quốc gia Tuskegee Giá trị của sản phẩm gỗ được đánh giá theo sản lượng gỗ theo mô hình SE TWIGS Giá trị của LSNG được đánh giá theo phương pháp Contingent Hai trăm hộ gia đình lựa chọn ngẫu nhiên từ 3 hạt (thị xã) sống gần Vườn Quốc gia đã được phỏng vấn Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng đa số (62%) người được phỏng vấn cho rằng Vườn Quốc gia cần phải quản lý cả nguồn LSNG và sản phẩm gỗ Khi giá trị của sản phẩm gỗ và ngoài gỗ được quan tâm, sẽ thỏa mãn được tất cả mong muốn của các nhóm có lợi ích khác nhau hoặc thậm chí đối nghịch nhau [51]
Lấy ví dụ với loài Asimina triloba, các nhà khoa học người Mỹ, L.F.R
León và Alfredo Nava-Tudela (1998) đã nghiên cứu cải thiện hệ thống rừng đệm ven sông bằng các loài LSNG Các tác giả cho rằng việc sử dụng cây này
là một trong những lựa chọn cho khu vực được phép khai thác ở vùng đệm Trong mô hình thử nghiệm, một dải rừng vùng đệm trồng cây này rộng 5 ha,
Trang 18người trồng không có tiền công, quả được bán với giá 0,99 US$/1 quả, vậy giá trị của cả dải rừng là 26.396 $
Năm 1998, Kevin Gould, Andrew F Howard và Gustavo Rodriguéz thực hiện nghiên cứu khai thác bền vững các loài cây cho chất nhuộm tự nhiên ở Petén (Guatemala) Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ ở Petén là một mô hình của chương trình phát triển và bảo tồn LSNG Chương trình này đã tạo
ra một sản phẩm ngoài gỗ mới gọi là Gatherings T M, đó là hỗn hợp tạo hương thơm bao gồm hạt, hoa và lá cây Các nhà khoa học đã dùng phương pháp để thử tính bền vững của hoạt động khai thác cây có chất màu dùng nhuộm cho hỗn hợp tạo hương thơm đó Kết quả cho thấy có 2 loài cây có chất nhuộm màu bị khai thác quá mức trong vòng 10 năm và việc sản xuất sản phẩm GatheringsTM không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho khu rừng [52]
Để đánh giá sinh khối và năng lượng của nguồn LSNG, M K Misra và
S S Dash (2000) đã tiến hành điều tra tại các bộ lạc của 3 làng vùng phía Đông Ghat của Ấn Độ là Rajikakhola, Nediguda và Badruguda Kết quả thu được sản lượng LSNG ở mỗi làng là 253,55 GJ, trong đó sản lượng tiêu thụ là 190,57 GJ Tổng năng lượng bỏ ra để khai thác LSNG ở mỗi làng là 16,1 GJ, trong đó đàn ông đóng góp 37,3%, phụ nữ 53,8% và trẻ em 8,9% Tỷ lệ đầu vào - đầu ra năng lượng lâm sản ngoài gỗ là 16,56
Nghiên cứu thủ tục chính sách LSNG ở Nêpan, H.O Larsen, C.S Olsen
và T.E Boon (2000) đã dựa trên 400 cuộc phỏng vấn với 1.000 người quản lý trong giai đoạn 1992 - 1998 Kết quả cho thấy, việc xây dựng và thực thi chính sách về LSNG không có sự liên kết chặt chẽ với thực tế: công cụ thực thi chính sách không phù hợp với mục tiêu của chính sách, điều kiện thực tế của vùng quản lý không được đề cập đến Do đó, cần một số thay đổi khi ban hành luật, quy chế về lâm nghiệp nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương [49]
Trang 19Lâm sản ngoài gỗ có phù hợp với mục tiêu phát triển và bảo tồn rừng nhiệt đới hay không? Đó là nội dung nghiên cứu của J E Michael Arnold và
M Ruiz Pérez (2001) Những giá trị mà LSNG mang lại cho người dân địa phương cùng với việc khai thác chúng ít gây mất cân bằng sinh thái so với khai thác gỗ đã tạo niềm tin rằng việc tăng cường quản lý các loài lâm sản ngoài gỗ này có thể đảm bảo cả hai mục tiêu là bảo tồn và phát triển, và dẫn tới việc mở rộng khai thác LSNG Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc “bảo tồn thông qua thương mại hoá” này cần được xem lại Thực tế, nhu cầu của thị trường và thậm chí sự phân phối không công bằng giá trị sử dụng của tài nguyên có thể làm nguồn tài nguyên bị biến đổi và suy thoái Vì vậy, cần phải
nỗ lực đạt tới một sự cân bằng thực sự giữa bảo tồn và phát triển [57]
Nhằm tăng cường nhận thức về LSNG, năm 2002, Emery Marla R và Rebecca J McLain đã xuất bản cuốn sách “Non-timber forest products” trong
đó liệt kê và mô tả công dụng các loài cây làm thuốc, các loài nấm, các loài cây ăn được, cây có hạt và các sản phẩm tự nhiên khác từ rừng [46]
Theo Farnswort và Soejarto (1991) số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ năm 1985 đã cho thấy, trong tổng số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết trên toàn cầu, thì có tới 20.000 loài được dùng làm thuốc ở các mức độ khác nhau [62] Trong đó, ở Trung Quốc
đã biết tới trên 10.000 loài cây thuốc [63]; ở Ấn độ là trên 6000 loài và ở khu vực Đông Nam Á, chỉ tính riêng thực vật bậc cao cũng có trên 2.500 loài dùng làm thuốc [62] Tuyệt đại đa số các loài thực vật được dùng làm thuốc là những cây mọc tự nhiên ở rừng Như vậy, cây thuốc mọc tự nhiên là một nhóm LSNG chiếm vị trí quan trọng không những về thành phần loài mà cả
về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế mang lại
Trang 20Tuy nhiên, đã là báo động do nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở tất cả các Quốc gia đã và đang bị giảm sút nghiêm trọng, bởi sự khai thác quá mức cũng như các hoạt động khác xâm hại đến rừng [62]
Tại Ấn Độ, Sri Lanka, Banglades và Thái Lan… có loài Ba gạc
(Rauvolfia serpentina) trước thập kỷ ’80 trước kia, mỗi năm khai thác từ 400
đến 1.000 tấn vỏ rễ xuất khẩu sang thị trường Âu-Mỹ, để chế tạo thuốc cao huyết áp, sau đã trở nên cạn kiệt dần Một số bang ở Ấn Độ hiện đã có luật tạm thời cấm khai thác cây thuốc này trong tự nhiên, thay vào đó đã đưa vào
trồng Cũng tương tự như vậy, loài Hoàng liên (Coptis chinensis) ở Trung
Quốc, cũng do khai thác quá mức nên gần như không còn trong tự nhiên, nay
đã được đưa vào trồng nhiều ở các tỉnh Giang Tô, Vân Nam và Quảng Tây
Loài Hoàng liên (Coptis teeta) ở Ấn Độ cũng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng
cao, do khai thác quá mức, nên đã bị cấm khai khác để bảo vệ triệt để các nơi mọc còn sót lại
Như vậy, vấn đề khai thác bền vững các loài cây thuốc mọc tự nhiên, không có cách nào khác là phải thực hiện khai thác hợp lý, đi đôi với bảo tồn (in situ & ex situ) và phát triển trồng thêm [62]
Aditi Sinha và Kamaljit S Bawa (2002) đã nghiên cứu kỹ thuật khai thác hai loài LSNG ở Ấn Độ là loài cây bán ký sinh và cây ăn quả Xuất phát từ vấn đề nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm ngoài gỗ tăng lên dẫn tới việc khai thác làm tăng lợi ích kinh tế trước mắt mà không chú ý đến hậu quả sinh thái lâu dài Tác giả đã đánh giá tác động sinh thái gây ra bởi kỹ thuật khai thác ở
nhóm người dân tộc Soligas (miền nam Ấn Độ) đối với 2 loài Phyllanthus
emblica và P indofischeri Kết quả cho thấy kỹ thuật khai thác của họ có tác
động tiêu cực đến 2 loài trên Biện pháp tối đa hoá lợi nhuận bằng cách xén cành hoặc cắt bỏ cây đã làm giảm tỷ lệ sống sót của quần thể Do đó việc áp
Trang 21dụng các phương pháp khai thác mới là cần thiết để bảo tồn các loài
Phyllanthus kể trên [37]
Theo Peter C Boxall và đồng nghiệp (2003), các sản phẩm ngoài gỗ khai thác từ rừng phương bắc của Canađa là những cơ hội phát triển kinh tế mới cho vùng đất này, đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa Tác giả đã tiến hành đánh giá tiềm năng thị trường sản phẩm mứt làm từ quả mọng hoang dại do người dân phương bắc cung cấp Kết quả cho thấy những sản phẩm này có thể đạt giá cao hơn 100% so với giá thị trường quốc tế Cũng liên quan tới thị trường lâm sản ngoài gỗ, năm 2003, Patricia
Shanley và cộng sự đã xuất bản cuốn sách “Tapping the Green Market-
Certification and Management of Non-timber Forest Products” Nội dung
của cuốn sách hướng tới phát triển thị trường lâm sản ngoài gỗ, đó là tiền đề
để quản lý và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này
E M Nakazono, E M Bruna và R C G Mesquita (2004) đã tiến hành
thử nghiệm 3 năm khai thác loài lâm sản ngoài gỗ Ischnosiphon polyphyllus ở
miền Trung Amazon, E.M Nakazono theo phương thức chủ yếu khai thác thân - phương thức khai thác truyền thống của người dân để làm rổ, chiếu và các sản phẩm thủ công khác Kết quả cho thấy mức độ hồi phục của cây rất chậm, tức là phương thức khai thác hiện tại không đủ an toàn để bảo tồn sự sống sót của quần thể cây về lâu dài [47]
Theo kết quả nghiên cứu của A K Mahapatra và D D Tewari (2005)
về tầm quan trọng của các sản phẩm ngoài gỗ từ các khu rừng khô rụng lá trong nền kinh tế ở Ấn Độ, giá trị kinh tế của các sản phẩm ngoài gỗ ít khi được tính đến trong giá trị của rừng Thực tế giá trị thu nhập tinh từ LSNG được ước tính khoảng 1.016$/ha rừng ở vùng ven biển và 1.348$/ha rừng trong đất liền, cao hơn đáng kể so với cách khai thác đất khác Thậm chí còn cao hơn giá trị từ sản phẩm gỗ (268$/ha) [38]
Trang 22Để đánh giá tác động của việc phát triển các sản phẩm ngoài gỗ đối với cấu trúc của quần xã thực vật và thành phần hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới ở miền Nam Mêxico, C Trauernicht và T Ticktin (2005) đã tiến hành nghiên
cứu thử nghiệm với loài Cọ (Chamaedorea hooperiana Hodel) Kết quả cho
thấy việc loại bỏ các loài thực vật ngoài gỗ có thể tạo ra sự đứt gãy hoặc mất mát các quần thể ở tầng dưới và tầng giữa [42]
Lấy ví dụ về loài Cọ (Sabal yapa) ở vùng Maya của Mêhicô, Maria T
Pulido và Javier Caballero (2006) đã đánh giá tác động của việc chuyển đổi hoạt động nông nghiệp đến các lâm sản ngoài gỗ Lá già của loài Cọ này đã từng được sử dụng rộng rãi để lợp mái nhà; năm 2000, ở Quintana gần 90.000
người dùng loài Cọ S yapa và ở bán đảo Ycatán là 360.000 người Tuy nhiên
khi người dân chuyển đổi đất rừng nơi ở của loài này để trồng ngô, số lượng của quần thể này đã bị giảm rất mạnh [55]
Các nhà khoa học Mỹ, D A Scott, J A Burger và Barbara Crane (2006)
đã thực hiện nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng nhằm đảm bảo chức năng của các khu rừng lâm sản ngoài gỗ Những nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung nâng cao sinh khối và không đề cập đến khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác của rừng Hướng quan tâm tới lợi ích của cả lâm sản gỗ
và LSNG sẽ giúp chúng ta đưa ra chiến lược hợp lý để đa dạng hoá sản phẩm
và dịch vụ từ rừng [40]
Thị trường tiêu thụ LSNG có vai trò rất quan trọng, vì vậy D W Velde
và cộng sự (2006) đã tìm hiểu vai trò của các thương gia trong mắt xích thị trường Tác giả cho biết việc đánh giá đúng vai trò của các thương gia là rất quan trọng Việc đề ra chính sách để thương mại hoá các sản phẩm ngoài gỗ cần phải tính đến mỗi mắt xích trong mạng lưới thị trường [44]
Theo ước tính khoảng chừng 200 đến 300 triệu người trên trái đất, trong
đó các nuớc Đông Nam Á chiếm 29 triệu người có cuộc sống phụ thuộc rất
Trang 23nhiều vào nguồn tài nguyên ngoài gỗ Lợi nhuận hàng năm thu được từ LSNG của các nước trong khu vực Đông Nam Á lên tới vài tỷ đô la Mỹ, trong đó riêng thu nhập từ những mặt hàng song mây đã chiếm khoảng 3 tỷ USD Như vậy, ở các nước Đông Nam Á thì giá trị về kinh tế của LSNG đóng vai trò quan trọng trong kinh tế địa phương và trung ương Lâm sản ngoài gỗ đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho các ngành sản xuất, tạo thu nhập kinh tế và công ăn việc làm cho các cộng đồng và các doanh nghiệp địa phương Vấn đề bảo tồn đi đôi với khai thác hợp lý và phát triển trồng thêm các loài cây LSNG, ngày càng được các Quốc gia và cộng đồng quốc tế quan tâm
1.2.2 Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở Đông-Nam lục địa Châu Á, có đường biên giới trên đất liền khoảng 3.700 km dọc theo các triền núi và châu thổ Mê Kông, có bờ biển dài 3.260 km Phần lãnh thổ đất liền của Việt Nam trải dài từ 8030’đến 23024’ vĩ Bắc, mang tính chất của một bán đảo với điểm cực Bắc là chòm Lũng Cú thuộc cao nguyên Đồng Văn, điểm cực Nam là xóm Rạch Tàu thuộc tỉnh Cà Mau Các đảo của Việt Nam trải dài từ Trường Sa đến Vịnh Bắc Bộ, với những hệ sinh thái dặc thù như Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Hạ Long, Bái Tử Long, v.v…Bắc Việt Nam, từ Đèo Hải Vân trở ra Bắc, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa Đông Nam Á: gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh từng đợt từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và gió mùa đông nam đưa tới những đợt không khí nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10 Từ Hải Vân trở vào Nam nhiệt độ quanh năm nóng với hai mùa nắng mưa, đặc trưng của khí hậu nhiệt đới Tuy nhiên, ở cả hai miền đều có những dãy núi cao, hình thành những hệ sinh thái khác biệt vùng thấp cùng vĩ độ Những đặc điểm khí hậu và địa hình đó đã tạo nên một Việt Nam giầu tính đa dạng sinh vật Hiện nay các nhà thực vật học đã thống kê được trên 12.000 loài cây, trong đó 7.000 loài đã được mô tả, 5.000 loài còn chưa được biết công dụng,
Trang 24phần lớn là các loài cây dưới tán rừng không cho gỗ Trong số những loài đã biết có 113 loài cây cho chất thơm; 800 loài cho tannin; 93 loài chứa chất làm thuốc nhuộm; 458 loài có tinh dầu; 473 loài chứa dầu và 1863 loài cây dược liệu [13]
Việt Nam có khoảng 10% tổng số những loài thực vật được biết trên Thế giới Có những loài động thực vật từ trước tới nay chưa được biết đến mới được phát hiện ở Trường Sơn Chỉ trong các năm 1992-1998 đã phát hiện thêm nhiều loài thú mới ở Bắc Trường Sơn: Mang lớn, Sao la, Mang Trường sơn, Bò sừng xoắn Tây nguyên Mới phát hiện thêm 50 loài cây thuốc quí,
như Amomum longiligulara, Rauwolfia vomitoria, Tetrapanax papyrifera…
Các nhà thực vật học đã xác định khoảng 40-50% thực vật rừng Việt Nam có nguồn gốc Ấn Độ, Malai, Indonesia, Trung hoa, di cư đến Sự phong phú về loài của thực vật rừng Việt Nam rất cao: nhiều họ có trên 100 loài, như Phong lan có 901 loài; Thầu dầu có 333 loài; Cà phê có 286 loài; Cánh bướm có 290 loài… Nhiều họ thực vật ôn đới cũng được thấy ở Việt Nam như Hồ Đào, Du, Liễu, Dẻ… Có tới 8 họ cây Lá kim với 18 chi, 39 loài, một số loài đặc hữu,
một số loài hiếm như: Thông lá dẹt (Ducampopinus krempfi), Thông 5 lá (Pinus dalatensis), Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis), Thông đỏ (Taxus
baccata) [13]
Về cây làm thuốc, theo kết quả điều tra NC của Viện Dược liệu-Bộ Y
tế, tính đến năm 2005 đã ghi nhận được ở Việt Nam 3948 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc Trong số này, hơn 90% tổng số loài là các loại cây cỏ mọc tự nhên trong các quần xã rừng Hàng năm cũng có tới gần 200 loài mọc tự nhiên được khai thác, với khối lượng 10.000 – 15.000 tấn để sử dụng Nhiều loài được khai thác lớn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
dược chiết xuất hoạt chất, như Bình vôi (Stephania spp.); Vàng đắng (Coscinium fenestratum); Chè dây (Ampelopsis cantoniensis); Cỏ cứt lợn
Trang 25(Ageratum conyzoides); Hoàng đằng (Fibraurea spp.) … Một số loài khác
còn là mặt hàng xuất khẩu thường xuyên, đem lại giá trị kinh tế cao: Sa nhân
(Amomum spp.); Mạn kinh (Vitex spp.); Thiên niên kiện (Homalonema spp.), Xương bồ (Acorus spp.)… Cây thuốc trồng được xuất khẩu nhiều gồm có: Hồi
(Illicium verum); Quế (Cinnamomum cassia); Thảo quả (Amomum aromaticum); Nghệ (Curcuma longa); Thanh cao (Artemisia annua)… [29], [30]
Song cũng đáng tiếc rằng, do khai thác quá mức cùng nhiều nguyên nhân tác động khác đã làm cho nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam đã
bị suy giảm nghiêm trọng Nhiều loài hiện không còn khả năng khai thác lớn
và có tới 144 loài đã được đưa vào Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam và trong Sách Đỏ Việt Nam [31]
Nhiều loại LSNG đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm như các loài song mây, tre nứa, các loài hoa và hàng trăm loài cây thuốc…
Các loài LSNG làm thức ăn như mộc nhĩ, nấm hương, nấm linh chi và măng tre, trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để phục vụ cho đời sống hàng ngày vừa là hàng hóa thương mại Chúng đã từ lâu trở nên quen thuộc đối với người dân và là nguồn lương thực và thu nhập lớn cho người dân chỉ sau lúa, ngô sắn Các loài làm thực phẩm quan trọng khác như chè, cà phê… đã góp phần quan trọng trong thu nhập của Việt Nam thông qua xuất khẩu
Các loài dược liệu dùng được dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các
vị thuốc Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh Chúng đóng vai trò rất quan trọng với nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều khó khăn cả về chăm sóc y tế, nguồn thuốc và phương tiện đi lại Ngoài ra, một số vị thuốc quí của Việt Nam như hòe, sâm Ngọc linh, quế, ba kích, hà thủ ô, hoằng đằng… Nhiều loại dược liệu của Việt nam được xuất khẩu đem
Trang 26lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước như quế, hồi, hòe… Theo Viện Dược liệu thì đã phát hiện được gần 2000 loài cây làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033 chi, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật Theo tác giả Võ Văn Chi, con số này lên tới hơn 3000 loài cây được người dân sử dụng làm thuốc [11]
Các loài LSNG là động vật là chim, thú cũng đóng góp nhiều tích cực vào giá trị cuộc sống Chúng được dùng làm thực phẩm (thịt các loài động vật, mật ong, côn trùng), làm dược liệu (mật gấu, cao hổ, rắn, sừng tê giác…), làm đồ trang sức (ngà voi, sừng hươu nai, móng vuốt các loài họ mèo…)
Còn rất nhiều loại LSNG khác chưa thống kê hết được, nhưng sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống của người dân: nhựa trám, tre trúc, mây, dược liệu, nấm thực phẩm, mộc nhĩ, măng tươi, măng khô, hạt dẻ, các loại quả rừng, các loại rau rừng, cánh kiến đỏ, các loại củ rừng chàm nhuộn vải, vỏ cây và quả rừng, tắc kè, thịt thú rừng, mật ong, thức ăn gia súc, củi, than hầm,
lá gồi, lá buông, động vật rừng nuôi, thủy sản rừng ngập, cây rừng làm cảnh… Các loại sản phẩm này hiện nay rất phân tán và khai thác theo phương thức hái lượm nên con số thống kê cụ thể còn chưa được thực hiện đầy đủ Các loài cây LSNG có nguồn gốc là thực vật ở nước ta, có ý nghĩa kinh
tế lớn trước hết phải đề cập đến nhóm nứa và song-mây Tổng số lòai nứa hiện đã biết ở nước ta đã lên tới cả trăm loài
tre-Về nhóm song-mây, với những nghiên cứu gần đây đã xác định có tới gần 30 loài thuộc chi Calamus, trong đó có khoảng gần 10 loài có giá trị sử dụng và thương phẩm cao [1]
Cây có tinh dầu ở Việt Nam hiện đã biết khoảng 360 loài [25] Trong số này có nhiều cây tinh dầu được coi là những mặt hàng chủ lực của nước ta, như thông nhựa: 255.718 ha (15,6%) quế: 80.991 ha (4,9%) và hồi cũng có tới vài ngàn hec ta
Trang 27Sau 3 nhóm trên, cây LSNG ở Việt Nam còn phải kể tới nhóm cây làm cảnh Đây là nhóm cây LSNG có tiềm năng Ví dụ về họ Phong lan (Orchidaceae) có tới vài trăm loài có hoa đẹp Thuộc chi Dendrobium đã biết
101 loài [19] Chi lan hài (Paphiopedilum) có 22 loài, trong đó có nhiều loài đặc hữu vô cùng độc đáo [20] Hay về nhóm Tuế (Cycas) đã có tới 27 loài được mô tả và Vệt Nam là một Quốc gia có số loài Tuế đứng hàng thứ 2 trên
Thế giới, chỉ sau Oxtrây Lia Một số loài hết sức kỳ vĩ như Cycas elongata,
C Pectinata, C Pachypoda, C Micholitzii [61] Bên cạnh các loài cây
thuốc, tre-nứa, song-mây, cây làm cảnh và cây tinh dầu còn các nhóm cây LSNG khác như cây cho gôm-nhựa; cây cho tanin, nhuộm; cây cho củ, quả và rau ăn Những nhóm này, không chỉ thiết thực với đời sống của đồng bào ở miền núi mà còn có giá trị thương mại khá cao
Các nhóm cây LSNG ở Việt Nam phân bố gần như rải rác khắp các vùng rừng núi ở nước ta Tuy nhiên, về mức độ tập trung chỉ có 5/30 tỉnh có diện tích LSNG trên 100.000 ha (Thanh Hoá, Kon Tum, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Thuận) Có 5 vùng sinh thái tập trung nhiều LSNG nhất là: Bắc Trung
Bộ, Duyên Hải Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ
Trong thời gian gần đây, cùng với việc mở rộng quy mô hội nhập kinh tế quốc tế đã mở rộng trao đổi buôn bán hàng hoá trên thị trường ngoài nước, làm phong phú chủng loại và tăng nhanh nhu cầu hàng hoá LSNG, tạo nên những cơ hội cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, làng nghề truyền thống chế biến và kinh doanh LSNG
Vào cuối những năm 80, xuất khẩu LSNG của nước ta chỉ đạt giá trị khoảng 10 triệu USD Nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu LSNG năm 2004 đã đạt gần 200 triệu USD, riêng hàng mây tre đan là 138 triệu USD Nhóm mặt hàng mây tre đan chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (72,34%), từ năm 2003 giá trị xuất khẩu từ 100-130 triệu USD; sau đó là mật
Trang 28ong: 8,40%, quế hồi: 7,87% Nhìn chung tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, bình quân khoảng 15-25%/năm (xấp xỉ tăng trưởng xuất khẩu cả nước) Một số mặt hàng LSNG xuất khẩu tăng mạnh như: sản phẩm mây tre đan có tốc độ tăng trưởng bình quân 31,25%/năm; mật ong tốc độ tăng trưởng cao Hiện nay, Lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang gần 90 nước
và vùng lãnh thổ; song do phần lớn các cơ sở chế biến LSNG đều có quy mô nhỏ, không gắn với vùng nguyên liệu ổn định, công nghệ và thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã bao bì còn hạn chế nên tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế chưa cao Thị trường Nhật Bản và Đài Loan chiếm thị phần cao và ổn định, thị trường Mỹ mới có từ năm 2001 nhưng có mức tăng trưởng nhanh, có triển vọng là thị trường tiềm năng
Rất khó có thể thống kê chính xác về số lượng LSNG đã được thu hoạch
ở nước ta, nhưng người ta ước tính sản lượng hàng năm của một số sản phẩm như bảng dưới đây
Trang 29Bảng 1.1: Sản lượng khai thác hàng năm của một số sản phẩm
ngoài gỗ ở Việt Nam
TT Sản phẩm Sản lượng khai thác hàng năm (tấn)
Trang 30Nhận thấy rõ tầm quan trọng của LSNG, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chương trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng trong đó có
đề cập đến nội dung quản lý LSNG Một số chính sách quan trọng đã tạo nên
sự chuyển biến về phát triển và quản lý LSNG như chính sách của chính phủ
về Giao đất giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý (Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994; thông tư 06LN/KN về giao đất lâm nghiệp; Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp); chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã đề cập đến việc phát triển Lâm sản ngoài gỗ; luật bảo vệ và phát triển rừng (19/8/1991), thông tư 13LN/KL của Bộ Lâm nghiệp đã ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực vật rừng quý hiếm, mà nhiều loài LSNG có giá trị
Theo chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020, định hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam đến năm 2020 dự kiến xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm LSNG) Đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20% Diện tích gây trồng tái tạo cây LSNG ít nhất phải tăng gấp 2 lần so với năm 2004 (tương đương 3 triệu ha - tăng bình quân hàng năm 10% diện tích) Diện tích rừng tự nhiên có khả năng khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 2,2- 2,5 triệu ha, rừng trồng LSNG đạt khoảng 700-800 ngàn ha Thu hút khoảng 1,5 triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong kinh
tế hộ gia đình nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra các chương trình hoạt động để bảo vệ và phát triển rừng trong đó đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát triển LSNG nhằm giảm bớt áp lực về gỗ cũng như tăng cường các lợi ích
Trang 31từ rừng Các chương trình hoạt động cụ thể là Chương trình xây dựng mô hình trình diễn và đào tạo, huấn luyện cho chủ rừng; chương trình canh tác lâm nông kết hợp trên đất sau nương rẫy; Chương trình đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến lâm; Chương trình thông tin, tuyên truyền; và Chương trình tư vấn và dịch vụ khuyến lâm: Nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn và khuyến lâm
Sau Hội thảo quốc gia ngày 20/3/2003 tại Hà Nội giới thiệu về Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam (gọi tắt là Dự án lâm sản ngoài gỗ), đã có 2 cuộc họp tư vấn về tổ chức mạng lưới LSNG Việt Nam Kết quả đã dự thảo mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Mạng lưới LSNG Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam NTFP Network) Đây là tổ chức phi chính phủ, không lợi nhuận, tự nguyện của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước có quyền lợi, nghĩa vụ hoặc quan tâm tới hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, sản xuất, chế biến, thị trường, chính sách xã hội về lâm sản ngoài gỗ Việt Nam Mục tiêu của Mạng lưới nhằm khuyến khích, tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước có liên quan đến lâm sản ngoài gỗ để góp phần bảo tồn và phát triển bền vững LSNG Việt Nam Mạng lưới LSNG hiện có gần
50 tổ chức thành viên, gồm các cơ quan nghiên cứu và đào tạo liên quan đến lâm sản ngoài gỗ, các chương trình dự án, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nuớc có hoạt động liên quan đến lâm sản ngoài gỗ, sở NN và PTNT và chi cục lâm nghiệp một số tỉnh có tiềm năng về lâm sản ngoài gỗ, và một số doanh nghiệp
Với sự tài trợ của Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Chính phủ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu lâm đặc sản - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã hoàn thành 2 pha dự
án “Hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam”, dự án đã thực sự
Trang 32đóng góp lớn vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân sống dựa vào rừng Mô hình trồng các loại LSNG có giá trị kinh tế cao như Trám, Ba kích, Phong lan đã được dự án thực hiện thành công Ngoài
mô hình trồng các loại cây trên, dự án còn hỗ trợ các hộ dân một số các mô hình khác như nuôi Tắc kè, trồng Mây, Thanh mai Cho đến nay, dự án đã xây dựng được hơn 20 mô hình thử nghiệm tại các điểm hiện trường với tổng số
951 hộ dân vùng Bắc Trung Bộ và 88 hộ dân vùng Bắc Bộ tham gia thực hiện Dự án đã phối hợp tổ chức cho 47 khoá đào tạo, tập huấn cho 722 người
về nâng cao nhận thức về phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ
Ngày 11/06/2007, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị quốc tế về “Vai trò của Lâm sản ngoài gỗ trong Xoá đói giảm nghèo và Bảo tồn đa dạng sinh học” Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ những phương pháp, cách tiếp cận, thông tin sản phẩm - thị trường và các bài học kinh nghiệm khác từ các sáng kiến bảo tồn và phát triển LSNG Bên cạnh đó, Hội nghị cũng tạo cơ hội cho các nhà sản xuất LSNG trưng bày các sản phẩm của họ và gặp gỡ những khách hàng tiềm năng thông qua Hội chợ thương mại được tổ chức vào ngày thứ 4 của Hội nghị
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển LSNG Quốc gia đến năm 2020 [9] Đề án được xây dựng với 2 mục tiêu: Xây dựng ngành LSNG phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái; tạo nghề rừng thu hút cộng đồng thôn bản vào gây trồng sản xuất, kinh doanh LSNG phục vụ xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Trung tâm phối hợp với các địa phương quy hoạch vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản; xác định các tập đoàn cây trồng LSNG chủ lực, phù hợp với các vùng sinh thái; khuyến khích nhân rộng mô hình gây nuôi sinh sản động thực vật hoang dã trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh các hoạt động khuyến lâm
Trang 33Trung tâm cũng đang nghiên cứu, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hình thành cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về LSNG từ cấp Bộ đến địa phương và hoàn thiện quy chế khai thác, sử dụng bền vững LSNG
Để đạt được mục tiêu này, Cục Lâm nghiệp đã tăng cường các biện pháp bảo vệ các quần thể và các loài lâm sản ngoài gỗ trong các khu rừng đặc dụng; đồng thời đẩy mạnh biện pháp bảo vệ các loài LSNG đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao trong các vườn thực vật, vườn thú và các trung tâm cứu hộ Đối với việc khai thác LSNG, Cục lâm nghiệp đã xây dựng các quy chế, hướng dẫn rất cụ thể và nghiêm ngặt để người dân biết cách khai thác hợp lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này Bên cạnh đó, Cục Lâm nghiệp còn khuyến khích người dân tham gia các hoạt động tái tạo LSNG
trong rừng tự nhiên, trồng cây lâm sản trong cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, kể cả việc trồng thuần hóa LSNG trên diện tích đất nông nghiệp Trong đó ưu tiên phát triển nhóm sản phẩm từ song mây, tre trúc, tinh dầu, nhựa, dược liệu Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh LSNG, Cục Lâm nghiệp yêu cầu phải hình thành các vùng nguyên liệu với quy mô hợp lý gắn với cơ sở chế biến để phát huy lợi thế của các vùng sinh thái, tạo ra sản phẩm đặc trưng cho từng vùng và phù hợp với nhu cầu của thị trường, vừa đảm bảo
sử dụng nguồn tài nguyên này một cách bền vững
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có các chính sách và chương trình riêng cho LSNG mà vẫn lồng ghép những nội dung này vào các chính sách, chương trình, luật lệ liên quan đến quản lý tài nguyên rừng Điều này rất bất cập trong công tác quản lý vì mỗi loại LSNG có những đặc thù riêng về môi trường sinh thái, phương thức khai thác và công nghệ chế biến, làm hạn chế nhiều đến việc sử dụng hiệu quả và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này
Bên cạnh đó, ngoại trừ một số loại cây LSNG thế mạnh (tre-nứa; thông nhựa, quế, hồi, thảo quả ) hiện đã có những kế hoạch đầu tư và chính sách phát triển nhất định Số còn lại gồm hầu hết các nhóm cây LSNG khác, đang
Trang 34gặp nhiều khó khăn và bất cập Các loài song-mây, cây thuốc, cây làm cảnh mọc tự nhiên vẫn đang bị tìm kiếm khai thác, kể cả trong hệ thống các rừng đặc dụng đã được quy hoạch Đây là một thực tế nhức nhối, chúng tôi sẽ đề cập trong bản luận văn này – Trường hợp ở khu DTSQ Cát Bà
Trang 35Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CÁT BÀ
Khu DTSQ quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận ngày 02/12/2004, với tổng diện tích 26.241 ha, bao gồm gần hết quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng Khu DTSQ quần đảo Cát Bà có đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội như sau[7, 18]:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi Lạch Ngăn và Lạch Đầu Xuôi của Quảng Ninh
- Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải Phòng - Đồ Sơn
- Phía Đông và Đông Nam giáp vịnh Lan Hạ
Nhìn chung vị trí địa lý của Cát Bà thuận lợi để phát huy các hoạt động
du lịch sinh thái, đánh bắt thuỷ sản và trao đổi buôn bán bằng đường thuỷ
2.1.2 Địa hình địa mạo
Đây là vùng quần đảo đá vôi, cùng với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long kéo dài thành hình cánh cung song song với cánh cung Đông Triều
Trang 36Trong vùng đảo Cát Bà có hàng trăm hòn đảo, lớn nhất là đảo Cát Bà,
độ cao phổ biến từ 100 - 150m Cao nhất là đỉnh 331m và 322m thuộc dãy Cao Vọng nằm ở phía Bắc đảo Cát Bà thuộc xã Gia Luận
Nơi thấp nhất có độ cao 39m thuộc vườn Quốc gia Cát Bà, vùng vịnh Lan Hạ sâu nhất tới 18m (đo lúc mực nước biển trung bình) Địa hình đặc trưng ở đây là núi đá vôi có vách dốc đứng, lởm chởm đá tai mèo và rất hiểm trở Trong đó có cả các hang động, các thung lũng Karst được bao bọc bởi các dãy đá vôi, các tùng áng ăn sâu vào bờ đá, các bãi triều có nhiều bùn đất lắng đọng rộng lớn và bằng phẳng, trên mặt có rừng ngập mặn mọc dầy đặc, có các bãi cát phân bố rải rác xung quanh một số đảo nhỏ, có ngấn sóng vỗ, có rạn san hô ngầm và trần san hô viền quanh chân đảo
2.1.3 Địa chất và thổ nhưỡng
2.1.3.1 Địa chất
Theo tài liệu và bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam cho biết: Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua
Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi (250 -
280 triệu năm) Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tẩm khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nước biển, do tác động của nước mặt và nước ngầm đã tạo ra một hệ thống các hang động ở các độ cao khác nhau (4m, 15m và 25 - 30m)
Do các hoạt động của sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở tất cả các chân đảo đá vôi vùng Cát Bà và các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh chân, có nơi gập ngấn sóng kép ở mức 3,5 - 4m và 1,0 - 1,5m ở các vùng kín, sóng biển còn tạo ra các tích tụ cát rất sạch, bao quanh các đảo nhỏ Đó là các bãi tắm mini rất lý tưởng cho các dịch vụ du lịch tắm biển
Trang 372.1.3.2 Thổ nhưỡng
Với nền đá mẹ hầu hết là đá vôi cùng với các điều kiện địa hình Karst
và khí hậu nhiệt đới ẩm đã hình thành những loại đất chính như sau:
Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi: Phân bố trên sườn ít dốc hay trong hốc đá vôi, đất có phản ứng trung tính, ít chua và khá giàu mùn, tầng đất chỉ dày 30 - 40 cm
Đất Feralit nâu đỏ dốc tụ chân núi đá vôi hoặc xung quanh thung lũng Chúng được hình thành do sườn tích đất từ đỉnh và sườn núi trượt xuống Đất thường ẩm, tầng dầy từ 50 - 100m
Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa từ đá vôi dốc tụ hỗn hợp: Phân bố ở các thung lũng rộng có nước chảy trên mặt như thung lũng Trung Trang, Việt Hải, Gia Luận, Đồng Cỏ
Đất dốc tụ thung lũng: Chúng được phân bố trong các thung lũng, giếng Karst Đất có màu nâu đến vàng nhạt, tầng dày 80 - 100 cm
Đất bồi chua mặn: Đất này có diện tích > 40ha phân bố ở xã Xuân Đám về phía biển Đây là loại đất hỗn hợp (biển, đầm lầy ở bãi triều cao, sau này được đắp đê ngăn mặn, cải tạo để cây lúa 1 - 2 vụ
Đất mặn Sú vẹt: Tập trung chủ yếu vùng Cái Viềng, Phù Long và rải rác ở vài nơi quanh đảo (thuộc bãi triều thấp) Tại đây hình thành rừng ngập mặn khá tốt và là hệ sinh thái độc đáo của đảo Cát Bà
Trang 38Hình 1.1: Bản đồ Khu DTSQ quần đảo Cát Bà
2.1.4 Thảm thực vật rừng
Do điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn trong vùng đã hình thành nên một kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên quần đảo Cát Bà Trước đây vài thập kỷ, rừng đã bao phủ phần lớn diện tích đất đai của đảo Hiện nay rừng tự nhiên đã bị tác động nhiều, làm biến đổi sâu sắc về mặt cấu trúc, tổ thành và tầng tán của rừng Tuy nhiên, rừng Cát Bà vẫn được coi là một khu rừng độc đáo trên núi đá vôi của cả vùng biển Đông Bắc Việt
Trang 39Nam, có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng trên 1.000 ha với khu hệ động, thực vật rất phong phú Các nghiên cứu đến nay đã ghi nhận, đảo Cát Bà có 3.156 loài động vật và thực vật, trong đó có 1.561 loài thực vật bậc cao, với nhiều cây gỗ quý như: Trai, Trò đãi, Lát hoa, Đinh, Gội Nếp, Kim Giao và hơn 661 loài cây có khả năng làm thuốc
Ngoài ra, trên vùng đảo này còn có một số kiểu phụ như:
- Rừng ngập nước ngọt trên núi đá vôi
- Rừng ngập mặn
2.1.5 Khu hệ động vật
Mặc dù không phong phú bằng các hệ động vật trong các khu rừng đặc dụng trong đất liền, nhưng quần thể động vật trên đảo Cát Bà vẫn có đến 53 loài thú với 18 họ thuộc 8 bộ; 160 loài chim với 46 họ thuộc 16 bộ; 46 loài bò sát với 16 họ thuộc 2 bộ; 21 loài lưỡng cư với 5 họ thuộc 1 bộ
Voọc đầu trắng là loài đặc hữu chỉ có ở Cát Bà Giống như loài vượn toàn thân đen tuyền, riêng lông trên đầu có màu trắng bạc Xưa kia đi thuyền ven đảo có thể thấy hàng đàn voọc đu mình trên các vách đá Loài này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới Ngoài ra còn có Khỉ Vàng, Chồn, Sơn Dương, Nhím, Mèo rừng, Kì Đà, Trăn Gấm, Rắn Hổ Mang
Động vật biển: Theo số liệu điều tra của Viện Hải dương học tại Hải Phòng cho biết, hiện nay có 900 loài cá, 500 loài thân mềm, 400 loài giáp xác Một trong những loài quý hiếm của Cát Bà là Cá Heo lớn và Cá Heo bé Ngoài ra hệ động vật đáy cũng vô cùng phong phú
Với vẻ đẹp quyến rũ do thiên nhiên ban tặng, sự đa dạng sinh học, địa chất cùng những giá trị to lớn về mặt văn hóa, lịch sử dân tộc, Cát Bà đã, đang và sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước Với danh hiệu “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” có được sẽ tạo điều kiện cho đảo Cát Bà động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện và
Trang 40tham gia vào mạng lưới nghiên cứu khoa học, được quốc tế hỗ trợ công tác quản lý môi trường và đa dạng sinh học
Từ năm 2011 Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo các Ban, Ngành thành phố phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc
tế xây dựng hồ sơ xin công nhận quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới Đến nay hồ sơ đã hoàn thiện, được đoàn kiểm tra của IUCN đến quần đảo Cát Bà thẩm định và đánh giá rất cao, quần đảo Cát Bà sẽ sớm được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới
2.2 Thực trạng kinh tế - xã hội
2.2.1 Thực trạng về dân số và lao động
Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, gia tăng dân số ở trong khu vực đảo Cát Bà chủ yếu là sự tăng tự nhiên với mức trung bình là 0,68%/năm (2011) thấp hơn so với mức tăng bình quân hàng năm của thành phố Hải Phòng và cả nước Dân cư tương đối ổn định trong các năm trở lại đây, hiện tượng di cư tự do đến đảo ít xẩy ra Tổng số dân của khu vực tính đến năm 2011 là 16.566 người, tỷ lệ nam và nữ trong những năm vừa qua không có biến động lớn, tỷ lệ nữ thường cao hơn nam một chút Theo số liệu thống kê năm 2011 thì tỷ lệ nữ giới trong khu vực chiếm 50,69%
Bảng 1.2: Tình hình dân số các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà
TT Xã Tổng số hộ Số khẩu Tỉ lệ sinh
(%)
Tỉ lệ chết (%)
Tỉ lệ tăng TN (%)