Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường của Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, đặc biệt sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo
Trang 1i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này đo chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học GS.TS Nguyễn Thế Nhã Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này hoàn toàn trung thực, chưa bảo vệ một công trình khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc Mọi sự giúp đỡ hoàn thành khóa luận đã được cảm ơn, nếu tôi sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Đặng Hoài Thêm
Trang 2ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng của mỗi sinh viên trong quá trình học tập 4 năm qua Qua đó mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức đã học trong nhà trường và ứng dụng trong thực tế, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác có thể vững vàng khi ra trường
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường của Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, đặc biệt sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn GS.TS Nguyễn
Thế Nhã, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng chống sâu hại mỡ tại xã Đại Sảo huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”
Em xin tỏ long biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, cùng tất cả các thầy cô giáo đã tận tình dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn GS.TS Nguyễn Thế Nhã đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này
Em xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ UBNN xã Đại Sảo đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp
Em xin cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu làm khóa luận
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận của
em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy – cô giáo và bạn bè để khóa luận em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày28 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Đặng Hoài Thêm
Trang 3iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
1.Khóa luận tốt nghiệp
“Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng chống sâu hại mỡ tại xã Đại Sảo huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”
2 Giáo viên hƣỡng dẫn: GS.TS Nguyễn Thế Nhã
3.Sinh viên thực tập: Đặng Hoài Thêm
4.Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đƣợc thành phần sâu hại mỡ ở khu vực nghiên cứu
- Xác định đƣợc một số đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài sâu hại chính đối với cây mỡ
- Đề xuất đƣợc các biện pháp phòng chống sâu hại mỡ
5 Nội dung nghiên cứu
-Xác định thành phần loài sâu hại mỡ
- Xác định một số đặc điểm sinh học sinh thái của loài sâu hại chủ yếu
- Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp phòng và chống sâu hại chính
- Đề xuất biện pháp quản lý sâu hại mỡ
6.Những kết quả đạt đƣợc
- Thành phần các loại côn trùng tại khu vực nghiên cứu ở đấy xuất
hiện 11 loài thuộc 9 họ, 5 bộ côn trùng khác nhau Trong 11 loài thu đƣợc có
8 loài hại lá, 2 loài hại quả, 1 loài hút dịch (có thể hại ở các bộ phận lá, thân, rễ) Các loài sâu hại thuộc bộ Cánh cứng và cánh Vẩy nhƣ nhau đều chiếm 33,3% số họ, 36,4% số loài , còn lại bộ Cánh màng, bộ Cánh nửa cứng, bộ Cánh thẳng bằng nhau đều chiếm 11,1% số họ, 9,1% số loài
- Loài sâu hại mỡ chủ yếu đƣợc xác định tại đây là loài: Ong ăn lá mỡ,
Bọ rùa 28 chấm với mật độ Ong ăn lá mỡ là 2,7 con/cây, bọ rùa 0,2 con/cây
- Lựa chọn biện pháp phòng trừ phù hợp đối với các loài sâu hại chủ yếu
- Đề xuất đƣợc biện pháp phòng trừ các loài sâu hại mỡ chính tại khu vực xã Đại Sảo huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn bao gồm những biện pháp :
Trang 4iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Khái quát tình hình nghiên cứu côn trùng trên thế giới 3
1.2 Khái quát tình hình nghiên cứu về côn trùng ở Việt Nam 5
1.3 Khái quát tình hình nghiên cứu về Ong ăn lá mỡ 6
PHẦN II MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG –PHẠM VI- NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 8
2.1.1 Mục tiêu chung 8
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 8
2.2 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu: 8
2.3 Nội dung nghiên cứu 8
2.4 Phương pháp nghiên cứu 8
2.4.1.Phương pháp điều tra thực địa 8
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu điều tra 14
2.4.3 Phương pháp xác định đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại chính 16
2.4.4.Phương pháp thử nghiệm biện pháp phòng trừ sâu hại chính 16
2.4.5 Phương pháp đề xuất biện pháp quản lý sâu hại chính 17
PHẦN III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐẠI SẢO 18
3.1 Vị trí địa lý 18
3.2 Địa hình, địa thể 18
3.3 Điều kiện tự nhiên 18
Trang 5v
3.3.1 Địa chất 18
3.3.2.Thổ nhƣỡng 19
3.4 Khí hậu thủy văn 19
3.5 Đặc điểm kinh tế xã hội 20
3.5.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội 20
3.5.3.Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng 21
3.6 Thảm thực vật, động vật 22
3.6.1.Thảm thực vật 22
3.6.2.Khu hệ động vật 22
3.7.Tình hình sử dụng đất đai tài nguuyên 22
PHẦN IV KẾT QỦA VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 23
4.1 Thành phần các loài sâu hại cây mỡ tại khu vực nghiên cứu 23
4.2 Xác định loài sâu hại mỡ chủ yếu 26
4.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của các loài sâu hại chủ yếu 29
4.3.1 Ong ăn lá Mỡ Shizocera sp 29
4.3.2 Bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata Fabricius) 32
4.3.3 Bọ cánh cứng ăn lá (Lochmae sp.) 33
4.4.Thí nghiệm các biện pháp phòng trừ các loài sâu chính 34
4.4.1 Kết quả thử nghiệm biện pháp vật lý cơ giới 34
4.4.2 Kết quả kiểm nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh 37
4.4.3.Biện pháp hóa học 39
4.5 Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại Mỡ 42
4.5.1 Biện pháp vật lý cơ giới 42
4.5.2 Biện pháp kỹ thuật lâm sinh 42
4.5.3.Biện pháp sinh học 43
4.5.4.Biện pháp hóa học 43
4.5.5.Biện pháp kiểm dịch 43
KẾT LUẬN TỒN TẠI KIẾN NGHỊ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Danh lục các sâu hại mỡ đã được phát hiện 23
Bảng 4.2: Thống kê số họ và số loài theo các bộ côn trùng 24
Bảng 4.3 : Tỷ lệ % của các nhóm sâu hại mỡ chính 25
Bảng 4.4: Sự biến động mật độ các loài sâu hại mỡ chủ yếu 27
Bảng 4.5: Tổng hợp trưởng thành Ong ăn lá mỡ vào bẫy 35
Bảng 4.6: Tổng hợp theo dõi mật độ ổ trứng 35
Bảng 4.7: Tổng hợp theo dõi mật độ sâu non 36
Bảng 4.8: Biểu đánh giá mức độ gây hại của Ong ăn lá mỡ 36
Bảng 4.9: Kết quả kiểm nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh 37
Bảng 4.10: So sánh hiệu quả các biện pháp diệt trừ Ong ăn lá mỡ hiện nay 41
Trang 7
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1:Thống kê số họ theo các bộ côn trùng 24
Hình 4.2: Tỷ lệ % các loài của côn trùng thu được 25
Hình 4.3 : Tỷ lệ % của các nhóm sâu hại mỡ 26
Hình 4.4: Sự biến động mật độ các loài sâu hại mỡ 28
Hình 4.5 Các pha của Ong ăn lá mỡ 31
Hình 4.6 Bọ rùa 28 chấm 33
Hình 4.7 Bọ cánh cứng ăn lá 33
Hình 4.8.: Khu rừng treo bẫy vàng 34
Hình 4.9: Số lượng con trưởng thành vào bẫy 35
Hình 4.10: Lô rừng treo bẫy vàng 36
Hình 4.11: Lô rừng không treo bẫy vàng 36
Hình 4.12: Kết quả kiểm nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh 38
Hình 4.13: Tập trung tiêu hủy sâu non 39
Hình 4.14: Phun thuốc hóa học 40
Hình 4.15: Cuốc xới đất diệt nhộng 40
Trang 81
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, thế giới đang tích cực tìm những cây bản địa, mọc nhanh, phù hợp để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp Ở Việt Nam đã chú trọng đến công tác trồng rừng, các chiến lược phát triển Lâm Nghiệp đã tác động đến các ngành kinh tế liên quan một cách tích cực, chủ động tìm kiếm, sử dụng hợp lý nguyên liệu, cải tiến công nghệ, thiết bị… đẩy mạnh phát triển sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ
Việc nghiên cứu và đưa các loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên cho từng vùng, có năng suất cao, chất lượng gỗ tốt, tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, duy trì tính ổn định màu mỡ của đất đai, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn sói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước, đồng thời đẩy mạnh chiến lược trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc duy trì tác dụng đối với đời sống con người nơi đây Một trong những cây
trồng phổ biến trên địa bàn xã Đại Sảo là cây Mỡ (Manglietia glauca Dandy),
cây gỗ nhỡ, chiều cao vút ngọn có thể đạt tới 20-25m, đường kính 20-35 cm, cây thường xanh quanh năm, có đặc tính sinh trưởng khá nhanh, thích hợp với các loài đất miền núi, hoặc nơi ẩm ướt trong thung lũng Phạm vi phân bố chủ yếu ở Việt Nam: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn,Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai…Gỗ mỡ màu sáng hay vàng nhạt mềm nhẹ, chủ yếu phục vụ người dân địa phương đóng đồ gia dụng, làm nhà, bột giấy…
Cho đến nay, cây mỡ rừng nguyên sinh không còn nữa, chỉ bắt gặp chúng
ở rừng thuần loài thứ sinh phục hồi sau nương rẫy Mấy năm gần đây ở các lâm phần mỡ thuần loài xuất hiện một số loài sâu hại nguy hiểm Một số nơi dịch
thường xuyên xảy ra như: Dịch Ong ăn lá mỡ (Shizocera sp), sâu non ngài độc (Perina nuda (Fabricius, 1787)), sâu róm 7 túm lông (Orgyia leucostigma
(Smith, 1797)), bọ cánh cứng ăn lá Ong ăn lá mỡ đã phát dịch ở nhiều nơi trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Phú Thọ,Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh ….gây tổn thất lớn
Trang 92
cho rừng trồng.Theo nghiên cứu mới nhất đây Ong ăn lá mỡ (Shizocera sp.) đã
gây dịch hại kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm
Năm 1967, ong đã phát dịch ở các rừng mỡ thuộc lâm trường Đồi Giòng - Phú Thọ Năm 1968, ong lại phát dịch ở các rừng mỡ thuộc lâm trường Cầu Hai - Phú Thọ, lâm trường Sông Hồng - Yên Bái và lâm trường Hương Sơn - Hà Tĩnh Nó đã ăn trụi hàng trăm hecta rừng mỡ Năm 2012 xuất hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa đáng kể, đến năm 2014 phát thành dịch phá hoại hơn 300ha rừng mỡ tại các huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, Pác Nặm, Chợ Mới, thành phố Bắc Kạn Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng dịch
Ong ăn lá mỡ vẫn thường xuyên xảy ra Vì vậy đề tài “Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng chống sâu hại mỡ tại xã Đại Sảo huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn” đã được thực hiện
Trang 10
3
PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát tình hình nghiên cứu côn trùng trên thế giới
Ngay khi loài người xuất hiện, đặc biệt là từ lúc con người bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi, họ đã thấy được sự phá hoại nhiều mặt của côn trùng
Do đó con người phải bắt tay vào tìm hiểu nghiên cứu về côn trùng Ba ngàn năm trước công nguyên, ở Trung Quốc đã bắt đầu nghề nuôi tằm
Trong các tác phẩm nghiên cứu của nhà triết học cổ Hy Lạp Aristoteles (384 – 322 TCN) đã hệ thống hóa được hơn 60 loài côn trùng Ông đã gọi tất
cả các loài côn trùng ấy là những loài chân có đốt
Vào thế kỉ 18 đã có nhiều học giả và công trình nghiên cứu về côn trùng học Năm 1735, Carl Linne (1707-1778) xuất bản cuốn sách nổi tiếng
„„Systema naturae‟‟ đề cập đến 3 lĩnh vực quan trọng của tự nhiên là khoáng vật, động vật và thực vật Ông là người đầu tiên phân loại động vật, trong đó
có côn trùng một cách hiện đại Lần xuất bản thứ 10 của sách „„Hệ thống tự nhiên‟‟ ông đã đưa ra cách gọi tên khoa học các loài sinh vật
Lamarck (1744-1829) đã có đóng góp đáng kể cho khoa học về côn trùng, đặc biệt trên lĩnh vực phân loại Cuối thế kỉ 18 Pallas (Viện sĩ người Nga) đã nghiên cứu về thành phần loài côn trùng
Cuối thế kỉ 19, cùng với sự phát triển ngành khoa học khác, côn trùng
đã trở thành một môn khoa học Có rất nhiều người chuyên sâu về côn trùng học và hàng loạt các „„Hội côn trùng‟‟ được thành lập ở các nước, như ở Pháp (năm 1832), Anh (1833), Nga (1859)…các hội côn trùng giữ vai trò chỉ đạo phát triển côn trùng học mỗi nước
Về phân loại năm 1910 – 1940 Volka và Sonkling đã xuất bản một tài liệu về côn trùng thuộc Bộ Cánh Cứng (Coleoptera) gồm 240.000 loài in trong 31 tập Trong đó đã đề cập đến hành nghìn loài thuộc bọ lá Chrysomelidae
Trang 11Năm 1958, các nhà côn trùng Trung Quốc đã nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của các loài sâu hại rừng Năm 1959 đã cho ra đời
cuốn “Sâm lâm côn trùng và biện pháp phòng trừ các loài sâu hại rừng’’
Năm 1965, Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô cho ra đời cuốn “Phân loại côn trùng thuộc bộ cách cứng phần Châu Âu thuộc Liên Xô’’
Năm 1970 Donald.J.Boro và Riciard.E.White đã xuất bản “Sổ tay về lĩnh vực côn trùng”ở Bắc Mỹ, trong đó đề cập đến phân loại sâu hại và sâu có ích
Năm 1978, sở nghiên cứu động vật và trường đại học Nông Nghiệp Triết Giang đã xuất bản cuốn “Hình vẽ côn trùng thiên địch” trong đó có đề cập đến đặc điểm sinh học của côn trùng ăn thịt
Năm 1987 Thái Bang Hoa và Cao Thu Lâm đã xuất bản cuốn “Côn trùng rừng Vân Nam’’ đã xây dựng một bảng tra của ba họ phụ của Họ Bọ lá (Chrysomelidae) cụ thể họ phụ Chrysomelinea đã giới thiệu 35 loài, họ phụ Alticinae đã giới thiệu 39 loài và họ phụ Galirucinae đã giới thiệu 93 loài
Những tài liệu nghiên cứu côn trùng trên thế giới ngày càng phong phú, các công trình nghiên cứu không chỉ giới hạn về hệ sinh thái mà còn tập trung nhiều các vấn đề sinh học và bảo tồn
Trang 125
1.2 Khái quát tình hình nghiên cứu về côn trùng ở Việt Nam
Trước năm 1954 nói chung các công trình nghiên cứu về côn trùng còn rất ít Năm 1879 đoàn nghiên cứu tổng hợp người Pháp tên là „„Mission Parie‟‟ đã điều tra côn trùng Đông Dương trong đó có Việt Nam, đến năm
1904 kết quả đã được công bố Về côn trùng đã phát hiện 1020 loài côn trùng trong đó có 541 loài bộ cánh cứng, 168 loài bộ cánh vẩy, 139 loài chuồn chuồn, 59 loài muỗi, 55 loài cánh màng, 9 loài bộ 2 cánh và 49 loài thuộc bộ khác nhau Từ năm 1904 đến năm 1942 có rất nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng ra đời như Nguyễn Công Tiễu (1922-1935) Các cuốn sách giáo trình được ra đời như:
- Năm 1976, xuất bản giáo trình “ Côn trùng lâm nghiệp” của Phạm Ngọc Anh
- Năm 1993, xuất bản bài giảng “ Kỹ thuật phòng trừ các loài sâu hại rừng‟‟
- Năm 1997, xuất bản giáo trình “Ccôn trùng rừng‟‟
- Năm 1998,Trân Công Loanh đã giới thiệu trong thông tin khoa học của trường Đại Học Lâm Nghiệp số 2/1998 Kết quả nghiên cứu về loài sâu gập
mép này thuộc giống Coleophora, họ Ngài bao (Coleophoridae),bộ Cánh vẩy (Lepidoptera)
Năm 1998, Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số 1 Quảng Ninh đã giới thiệu kết quả nghiên cứu sơ bộ về một số đặc điểm hình thái về tập tính hoạt của 3 loài sâu hại sau: Loài “sâu đo‟‟ hại Keo tai tượng, Bọ ăn lá Keo tai
tượng (Ambrostoma quadrimpressum Most), Ngài túi nhỏ ăn lá Keo tai tượng (Acanthopsyche sp.)
Năm 2001, trong cuốn “ Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp” các tác giả Trân Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão đã đưa ra các phương pháp đánh giá và dự tính dự báo khả năng phát dịch của sâu, bệnh hại rừng dự vào đặc điểm sinh học của mỗi loài
Phòng trừ sâu bệnh hại là một bộ phận quan trọng của công tác bảo vệ thực vật nhằm: Ngăn chặn thiệt hại do sâu bệnh gây ra Cải tạo trạng thái vệ
Trang 136 sinh, góp phần củng cố thế bền vững của hệ sinh thái, góp phần tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững
Có rất nhiều biện pháp phòng trừ sâu hại như: phương pháp kiểm dịch thực vật, phương pháp canh tác, phương pháp giới thiệu vật lý, phương pháp sinh học, phương pháp hóa học và phương pháp phòng trừ tổng hợp IPM
Do đặc điểm của ngành Lâm Nghiệp là: Đối tượng bảo vệ như rừng, cây
ăn quả, cây công nghiệp có kích thước, đặc biệt là chiều cao lớn, diện tích cần tác động lớn, địa hình phức tạp, chu kỳ kinh doanh dài khiến trong rừng, trong vườn ươm có nhiều tàn dư thực vật là nơi ẩn náu của nhiều loài sâu hại như: Sâu đo, sâu róm, bọ hung Chu kỳ canh tác dài, cơ sở hạ tầng kém phát triển nên rất khó cho công tác phòng trừ sâu hại Vì vậy tùy vào đặc điểm sinh học và sinh thái của loài sâu hại, đặc điểm của đối tượng cần bảo vệ, địa hình khu vực, kinh nghiệm phòng trừ sâu hại, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội mà phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại thích hợp
Vì vậy khi rừng trồng ngày càng được mở rộng thì việc nghiên cứu để có những dự tính, dự báo sớm về loài sâu hại này nói riêng và các loài sâu hại mới khác nói chung là vấn đề cần được các nhà nghiên cứu quan tâm hơn nữa
1.3 Khái quát tình hình nghiên cứu về Ong ăn lá mỡ
Shizocera sp ( Hymenoptera : Argidae ) , các phân bộ ong cắn lá Mỡ , thường được gọi là ' Sâu ăn lá Mỡ ' hoặc ' Sâu Ong ' ( ' ong giống như con sâu ') của người dân địa phương , đã được nhận thấy trong rừng thuần của cây Mỡ tại các khu vực phía bắc của Việt Nam kể từ năm 1966 các côn trùng ( ấu trùng ) ăn lá và cũng được tìm thấy trong rừng tự nhiên nơi cây được phân tán Vì cây chủ và hại của nó có một phân bố hạn chế, các tài liệu
về dịch hại đã được rất hạn chế và chủ yếu giới hạn ngôn ngữ địa phương
Ong cắn lá lần đầu tiên được báo cáo từ các kết quả thu được trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Việt Nam 1971-1976 , trong một trạm kiểm lâm thực nghiệm tại tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 147 Năm 1990 giáo sư Hodges đánh giá cây bị sâu tại vườn ươm và rừng trồng trong đó có sâu ong hại mỡ tại vùng nguyên liệu của nhà máy giấy và bột giấy Vĩnh Phú
Năm 2013 sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp trừ sâu ong gây hại mỡ tại tỉnh Bắc Kạn ”,trong đó có thử nghiệm bẫy vàng để diệt sâu ong trưởng thành
Trang 15
8
PHẦN II
MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG –PHẠM VI- NỘI DUNG –
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu chung
Góp phần bảo vệ có hiệu quả rừng trồng Mỡ, nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
1 Xác định được thành phần loài sâu hại mỡ ở trong khu vực nghiên cứu
2 Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại chính đối với cây mỡ
3 Đề xuất được các biện pháp phòng chống sâu hại cây mỡ
2.2 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: sâu hại mỡ
- Phạm vi nghiên cứu:
Địa điểm: xã Đại Sảo huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
Thời gian: 22/2/2016 – 31/5/2016
2.3 Nội dung nghiên cứu
1 Xác định thành phần loài sâu hại mỡ
2 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái của loài sâu hại chủ yếu
3 Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp phòng và chống sâu hại chính
4 Đề xuất biện pháp quản lý sâu hại mỡ
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.Phương pháp điều tra thực địa
2.4.1.1 Thiết lập hệ thống ô tiêu chuẩn
Điều tra thực địa được tiến hành trong các tuyến và ô tiêu chuẩn (ÔTC) Tuyến điều tra phải đi qua các dạng địa hình khác nhau và phải mang tính đại diện cho khu vực nghiên cứu Các ÔTC được bố trí trên các tuyến
Trang 169 điều tra phải đặc trưng cho các dạng sinh cảnh, hướng phơi, thực bì, độ cao… sao cho mang tính đại diện tốt cho khu vực nghiên cứu
Ô tiêu chuẩn là một diện tích được lựa chọn ra, trong đó mang đầy đủ các đặc điểm đại diện cho khu vực điều tra Ô tiêu chuẩn có diện tích, số cây
đủ lớn, các đặc điểm về đất đai, địa hình, thực bì, hướng phơi đại diện cho lâm phần điều tra
Về nguyên tắc chung, nếu rừng trồng tương đối đồng đều về địa hình, tuổi cây, thảm thực bì tầng dưới thì số lượng ô ít, còn nếu địa hình phức tạp, tuổi cây khác nhau, thực bì không đồng nhất thì cần lập nhiều ô tiêu chuẩn hơn Số lượng ô tiêu chuẩn cần bố trí phụ thuộc vào diện tích của lâm phần và
độ chính xác yêu cầu Nhìn chung bình quân 10 ÷ 15 ha cần điều tra đặt một ô tiêu chuẩn Diện tích ô tiêu chuẩn có thể nằm trong khoảng 500-2500m2 tùy theo mật độ trồng, số cây trong ô phải 100 cây Cụ thể ở đây với loài cây mỡ với mật độ trồng từ 1650 cây đến 2500 cây/ha, cho nên đã tiến hành lập ô tiêu chuẩn với diện tích là 1000m2
Hình dạng ô tiêu chuẩn tùy theo dạng địa hình mà có thể là hình vuông, hình chữ nhật hay hình tròn do độ dốc của khu vực tương đối lớn nên tiến hành lập ô tiêu chuẩn hình chữ nhật có kích thước 25m x 40m
Vị trí ô tiêu chuẩn phải đảm bảo tính toàn diện cho khu vực nghiên cứu,
do đó bố trí phải chú ý các đặc điểm về địa hình như độ cao, hướng phơi, các đặc điểm về lâm phần như loài cây, tuổi cây, mật độ trồng, độ tàn che, thực bì tầng dưới, tình hình đất đai Khu vực nghiên cứu được thực hiện ở 3 lâm phần khác nhau Trên mỗi lâm phần đặt ô tiêu chuẩn ở 3 vị trí đó là: chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi Dụng cụ để lập ô tiêu chuẩn gồm: Thước dây, cọc mốc, phấn để đánh dấu Để xác định 1 ô tiêu chuẩn ta cần lấy 1 cây làm mốc (cây làm mốc được đánh phấn), từ cây làm mốc xác định tam giác vuông có cạnh là 3,4,5m Sau khi đã xác định được góc vuông, ta căng dây đo 1 cạnh có chiều dài là 40m, chiều rộng là 25m, tại mỗi góc ta điều phải xác định một góc vuông Ô tiêu chuẩn được xác định khi khép góc mà sai số cho phép nhỏ hơn 1/200
Trang 17Mẫu biểu 01 Đặc điểm các ô tiêu chuẩn trong khu vực nghiên cứu
4 Thôn
Nam
Dương xỉ,cỏ lào
Cỏ lào,
Cỏ lá tre…
Cỏ lá tre,cỏ lào…
Dương
xỉ, cở
lá tre…
Cỏ lá tre,cỏ lào…
Trang 1811
2.4.1.2 Chọn cây tiêu chuẩn và cành điều tra
Để đảm bảo mỗi lần điều tra 10% tổng số cây trong ô tiêu chuẩn, tiến hành đánh số thứ tự các cây trong ô từ 1 đến n cây Rồi tiến hành chọn cây tiêu chuẩn để điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống: cứ cách 1 hàng điều tra 1 hàng, cách 5 cây điều tra 1 cây, với định kỳ 1 tuần điều tra 1 lần
Mỗi cây tiêu chuẩn tiến hành chọn điều tra 6 cành như sau:
- Hai cành gốc theo hướng Đông – Tây
- Hai cành giữa theo hướng Nam – Bắc
- Hai cành ngọn theo hướng Đông – Tây
2.4.1.3 Điều tra sâu hại lá
Trên tất cả các cây đã chọn của cây tiêu chuẩn, tiến hành quan sát, điếm
số lượng cá thể của từng loài sâu hại của mỗi cành theo giai đoạn phát triển của chúng Kết quả thu ghi vào mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 02: Điều tra số lượng, chất lượng sâu hại lá
Số hiệu ô tiêu chuẩn: Loài cây:
Ngày điều tra: Tuổi cây:
STT
Cây điều
tra
Ký hiệu cành
Loài sâu
∑ số cành của cây
Ghi chú
1 2 3 4 5
1
Điều tra mức độ gây hại của sâu ăn lá
Trên mỗi cành điều tra của cây tiêu chuẩn, chúng tôi tiến hành điều tra
6 lá theo vị trí sau: 2 lá ở gốc cành và 2 lá ở đầu cành
- Cành phân mức độ bị hại theo ô tiêu chuẩn như sau:
- Cấp 0: Là những lá không bị hại
- Cấp I: Là những lá bị hại dưới 25% tổng diện tích lá
- Cấp II: Là những lá bị hại từ 25% - 50% tổng diện tích lá
Trang 1912
- Cấp III: Là những lá bị hại từ 51% - 75% tổng diện tích lá
- Cấp IV: Là những lá bị hại > 75% tổng diện tích lá
Kết quả đƣợc ghi vào biểu mẫu sau:
Mẫu biểu 03: Đánh giá mức độ ăn hại của sâu ăn lá
Số hiệu ô tiêu chuẩn: Loài cây:
Ngày điều tra: Tuổi cây:
1
2.4.1.4 Điều tra sâu hại thân cành và điều tra xung quanh gốc cây
Trên 6 cành điều tra sâu hại lá dựa vào dấu vết hoặc triệu chứng để tính
số cành hoặc số ngọn trong cành điều tra bị sâu hại cành, với sâu hại thân đếm tổng số cây bị hại so với tổng số cây điều tra Dùng dao cắt tất cả các cành hoặc ngọn bị hại chẻ ra để bắt các loài sâu hại hoặc xác định mức độ hại Kết quả thu đƣợc ghi vào biểu mẫu sau:
Mẫu biểu 04: Điều tra sâu hại thân cành và xung quanh gốc cây
Số hiệu ô tiêu chuẩn: Loài cây:
Ngày điều tra: Tuổi cây:
Trang 2013
2.4.1.5 Phương pháp điều tra sâu dưới đất
Để điều tra sâu hại cư trú dưới đất tiến hành lập các ô dạng bản trong mỗi ÔTC Trong ô tiêu chuẩn mỗi đợt điều tra 5 ô dạng bản, 4 ô đặt ở 4 góc
và một ô đặt ở giữa ô tiêu chuẩn với diện tích là 1m (1mx1m) Các ô dạng bản được đặt ở dưới gốc cây Các ô dạng bản của đợt điều tra sau tiến dần vào phía trung tâm ÔTC theo đường chéo của ô, ô dạng bản ở giữa ô tiêu chuẩn được dịch chuyển dần sang hai bên song song với cạnh của ô tiêu chuẩn và khoảnh cách giữa các ô là 1m
Sau khi xác định vị trí ô dạng bản xong, tiến hành điều tra như sau:
Trước hết dùng tay bới lớp cỏ, thảm mục trên bề mặt, vừa bới vừa nhổ hết cỏ của lớp bề mặt để tìm kiếm các loài côn trùng, sau đó dùng cuốc, cuốc từng lớp đất, mỗi lớp đất sâu 10cm, đất ở mỗi lớp được đưa về một phía, chú
ý đất của các lớp được đưa sang các phía khác nhau để tránh nhầm lẫn giữa các lớp Cuốc đến đâu dùng tay bóp đất để tìm kiếm các loài côn trùng, kết quả điều tra được ghi vào biểu mẫu sau:
Mẫu biểu 05: Điều tra sâu hại dưới đất
Số hiệu ô tiêu chuẩn: Loài cây:
Ngày điều tra: Tuổi cây:
Trong đó: (.) Là pha trứng (0) Là pha sâu non
(0) Là pha nhộng (+) Là pha sâu trưởng thành
Quá trình điều tra được tiến hành trong 5 đợt như sau :
-Đợt I : Từ ngày 2/3/2016 – 10/3/2016
-Đợt II : Từ ngày 20/3/2016 – 28/3/2016
-Đợt III : Từ ngày 5/4/2016 – 12/4/2016
Trang 2114 -Đợt IV : Từ ngày 22/4 /2016- 29/4/2016
-Đợt V : Từ ngày 8/5/2016-15/5/2016
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu điều tra
Mẫu vật sâu hại được xử lý thành tiêu bản để giám định tên khoa học dưới sự trợ giúp của giáo viên bộ môn Bảo vệ thực vật rừng Số liệu điều tra được xử lý theo phương pháp thông dụng bao gồm: tính các chỉ số cơ bản như: tỷ lệ có sâu hại, mật độ sâu hại và mức độ gây hại của chúng để có cơ sở xác định đặc điểm biến động mật độ và loài sâu hại chính
Tỷ lệ có sâu (Mật độ tương đối P%) được tính theo công thức sau:
n là số cây hoặc số ô dạng bản có loài sâu hại cần tính
N là tổng số cây điều tra/tổng số ô dạng bản có loài sâu cần tính Nếu giá trị P%>50% thì loài đó là loài thường gặp
Nếu giá trị của P% từ 25% 50% thì loài đó là loài ít gặp
Nếu giá trị của P%<25% thì loài đó là loài ngẫu nhiên gặp
Tính mức hại lá của từng cây điều tra trên từng ô tiêu chuẩn theo công thức :
Trong đó:
Ni là số lá của cấp bị hại cấp hại i
Vi trị số cấp hại i
N là tổng số lá quan sát của 1 cây
V là trị số của cấp hại cao nhất (V=4)
Từ đó tính được mức độ hại trung bình trong từng đợt điều tra cả 5 đợt điều tra ở từng ô tiêu chuẩn theo phương pháp bình quân cộng, rồi đối chiếu với tiêu chuẩn sau để đánh giá
Trang 2215 Nếu R%<25%:Lá bị hại nhẹ
Nếu R% từ 26% 50%: Lá bị hại vừa
Nếu R% từ 51% 75%: Lá bị hại nặng
Nếu R%>75%: Lá bị hại rất nặng
Tính tỷ lệ thân, cành, ngọn theo công thức:
Từ đó tính tỷ lệ bị hại trung bình cho tất cả các đợt điều tra theo phương pháp bình quân cộng rồi đối chiếu tiêu chuẩn sau để đánh giá
Nếu A%<10% thì lá cây bị hại nhẹ
Nếu A% từ 10%-25% thì lá cây bị hại vừa
Nếu A% từ 26%-50% thì lá cây bị hại nặng
Nếu A%>50% thì lá cây bị hại rất nặng
Mật độ sâu hại được tính theo công thức sau:
i i
S n M
1
1
Trong đó M = Mật độ sâu hại trung bình của ÔTC
Si = Số lượng sâu hại của cây tiêu chuẩn hoặc ô dạng bản thứ i
n = Tổng số cây tiêu chuẩn hoặc ô dạng bản của ÔTC Tính hệ số biến động của các loài sâu hại trong các đợt điều tra theo công thức:
Trong đó:
S là sai tiêu chuẩn
X là số trung bình = bằng mật độ sâu hại tính theo công thức trên
Trang 2316 Trong đó
Xi là mật độ của mẫu (cây tiêu chuẩn hoặc ô dạng bản) thứ i
N là tổng số mẫu điều tra
Nếu S% càng nhỏ thì loài sâu đó xuất hiện đều và ít biến động Nếu S%
càng lớn thì loài sâu đó xuất hiện không đều và biến động nhiều
2.4.3 Phương pháp xác định đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại chính
Từ những mẫu vật các loài côn trùng gây hại thu được tiến hành định danh loài dựa trên các tài liệu chuyên ngành Tiến hành mô tả đặc điểm hình thái, kế thừa các tài liệu để xác định đặc điểm sinh học của các loài sâu hại chính Loài sâu hại chính được xác định dựa theo mức độ gây hại, mật độ, tỷ
lệ có sâu hại và số lần xuất hiện của sâu hại
Để phân tích rút ra loài sâu hại chính ta dựa vào một số chỉ tiêu sâu đây:
- Số lần xuất hiện của các loài côn trùng trong các đợt điều tra
- Đặc tính sinh vật học của từng loài trong đó hình thức gây hại và khả năng gây hại cần được chú ý
- Mật độ, tỷ lệ cây hay ô dạng bản có sâu của loài sâu đó qua các đợt điều tra
2.4.4.Phương pháp thử nghiệm biện pháp phòng trừ sâu hại chính
Lựa chọn các ô thí nghiệm có điều kiện cơ bản tương đối đồng nhất như tuổi cây, địa hình … để thử nghiệm các biện pháp phòng trừ
Ba biện pháp phòng trừ sâu hại mỡ là
- Biện pháp vật lý cơ giới
- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh
- Biện pháp hóa học
Biện pháp vật lý cơ giới :Sử dụng bẫy dính bắt ong trưởng thành bẫy dính bắt ong trưởng thành có kích thước của giấy khổ A4, bẫy có màu vàng Bẫy được treo trong rừng mỡ ở độ cao 10 m trở lên không thể sử dụng biện pháp hóa học Hiệu quả được đánh giá thông qua số lượng ong bị dính bẫy
Trang 2417 Trong ô thí nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh hai biện pháp kỹ thuật chính được thử nghiệm là biện pháp cuốc xới và rắc vôi xung quanh gốc cây Tiến hành kiểm tra kết quả của thí nghiệm qua 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 15 ngày Hiệu quả của biện pháp kỹ thuật lâm sinh phản ảnh qua tỷ lệ cây bị sâu Biện pháp hóa học Biện pháp hóa học là việc sử dụng các chất độc hóa học để tiêu diệt sâu hại, biện pháp này tương đối đơn giản, hiệu quả, hữu hiệu, hiệu quả diệt sâu cao Sử dụng các biện pháp như: Xử lý giống cây trồng, bả độc, phun thuốc vào gốc cây…Tuy nhiên sử dụng biện pháp hóa học nhiều đã dẫn tới nhiều tác hại và hạn chế như làm ô nhiễm môi trường sống, đất bị thoái hóa, làm xuất hiện loài mới, khả năng phát dịch cao, chi phí biện pháp này cao
2.4.5 Phương pháp đề xuất biện pháp quản lý sâu hại chính
- Căn cứ kết quả điều tra và điều kiện áp dụng các biện pháp để tiến hành lựa chọn các biện pháp thích hợp
- Căn cứ vào đặc điểm sinh học, sinh thái, đặc biệt là tập tính của sâu phá hại chính để đưa ra biện pháp phòng trừ
- Căn cứ vào kết quả thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ đã được tiến hành theo phương pháp ở mục 2.4.4
Trang 2518
PHẦN III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐẠI SẢO
3.1 Vị trí địa lý
Đại sảo là xã miền núi nằm về phía Đông Nam của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn Xã có địa giới hành chính :
- Phía Đông giáp xã Rã Bản, xã Đông Viên và huyện Bạch Thông
- Phía Tây giáp xã Bằng Lãng và xã Phong Huân
- Phía Nam giáp xã Yên Mỹ
- Phía Bắc giáp xã Phương Viên và thị trấn Bằng Lũng
Đặc điểm địa giới hành chính kéo dai theo chiều dọc ( chiều dài xã lên đến 16km) và hẹp về chiều ngang
3.2 Địa hình, địa thể
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.175,09ha, chiếm 3,48 % diện tích đất tự nhiên của toàn huyện
-Xã Đại Sảo chủ yếulà đất rừng tự nhiên,đồi núi cao
- Do đặc điểm cấu tạo địa hình ,địa chất nên địa bàn xã hình thành nhiều dạng địa hình có tính đặc trưng của miền núi , diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, dất dốc, tạo thành các thung lũng, xã nằm xen trong các dãy núi thấp
và trung bình tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
3.3 Điều kiện tự nhiên
3.3.1 Địa chất
Theo tài liệu địa chất của xã nghiên cứu lịch sử xã Đại Sảo 2001 cho thấy: xã Đại Sảo đất chủ yếu là rừng núi đất sét.không có núi đá vôi nên các loại gỗ quý hiếm như lim , nghiến , táu không có,số diện tích rừng của xã hiện nay đang độ tuổi khép tán nên trữ lượng gỗ chưa cao
Các đồi núi chia cắt mạnh có khe ẩm thấp tạo thành ao sâu quanh năm không cạn nước.Có sự hình thành than mùn để lại
Trang 2619 Địa hình không có núi đá vôi, chủ yếu đá trầm tích, biến chất màu đỏ
có kết cấu hạt mịn
3.3.2.Thổ nhưỡng
Nền địa chất hình thành không phức tạp cùng với sự phân hóa khí hậu, thủy văn … nên chỉ đất sét và đất đỏ feralit trong khu vực xã
Một số loại đất chính trong khu vực:
-Đất feralit có mùn trên núi trung bình(FeH): được hình thành trong
điều kiện mát ẩm,độ dốc lớn,không nước đọng,không kết von và tầng mùn dày, tỷ lệ mùn cao (8-10%), tập trung ở phía Nam và phía Đông của xã
-Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng núi thấp (Fe): là loại đất có quá
trình feralit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ và độ
ẩm của đất.Thành phần cơ giới nặng ,tầng đất dày,ít đã lân,đất khá màu mỡ,thích hợp cho các loài cây lâm nghiệp phát triển
-Đất dốc tụ và phù sa trong thung lũng (DL):là loại đất phì nhiêu,tầng
dày màu nâu,thành phần cơ giới chủ yếu là limon(L).Hình thành các ruộng màu mỡ trồng lúc nước và cây công nghiệp khác
3.4 Khí hậu thủy văn
Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn, xã Đại Sảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ,thời tiết trong năm được phân hóa thành bốn mùa : xuân, hạ, thu, đông, nhưng có hai mùa tương đối rõ rệt là: mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông thời tiết khô ,rét , mưa ít
Lượng mưa trung bình khoảng 1.700mm/năm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 75-80% lượng mưa của cả năm, tập trung chủ yếu và tháng7 và tháng 8 Hàng năm ,trên địa bãn xã thường xuyên sảy ra hiện tượng gió lốc, sương mù, tuy nhiên ảnh hưởng không nhiều đến đời sống và sản xuất của người dân
Tổng nhiệt độ trung bình năm lên đến 7.000-8.000 C,số giờ nắng trung bình khoảng 1.450 giờ / năm,tháng ít nắng nhất là tháng 1 (50 giờ ), tháng nhiều nắng nhất tháng 8( 200 giờ )
Trang 2720
Độ ẩm không khí bình quân trong năm khoảng 82-85%, độ ẩm bình quân thấp nhất khoảng 50% vào mùa khô
3.5 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.5.1.Dân số,dân tộc ,lao động và phân bố dân cư
Xã Đại Sảo có 8 thôn, trên địa bàn xã có tỉnh lộ ĐT254B và huyện lộ chạy qua nối xã với thị trấn Bằng Lũng Đây là những điều kiện tương đối thuận lợi để Đại Sảo giao lưu phát triển kinh tế ,văn hóa – xã hội với các xã trong và ngoài huyện
Các xóm phân bố ở các vị trí khác nhau, chủ yếu sườn đồi ( nhà lẻ tẻ )
và tập trung dọc đường giao thông
Dân số: Theo kết quả thống kê tại xã năm 2011: dân số là 1.959 người với trên 500 hộ, chủ yếu là dân tộc Tày, Kinh, Nùng , Dao
Dân tộc Tày chiếm 80%, Kinh chiếm 15%, còn lại Nùng và Dao
Dân tộc Kinh di cư Thái Bình lên làm ăn và sinh sống thành một thôn cuối xã
Dân tộc Nùng và Dao nơi khác chuyển về
Các dân tộc sinh sống chủ yếu nhờ lúa nước , trồng các cây nông nghiệp, đặc biệt người Kinh họ sống chủ yếu trồng rừng từ xưa đến nay chiếm
tỉ lệ rừng trồng cao nhất xã
Hàng năm xã tổ chức những lễ hội để giữ bản sắc dân tộc như lồng tôòng của dân tộc Tày,các lễ hội đầu năm mới để giữ nét văn hóa truyền thống
3.5.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội
3.5.2.1.Trồng trọt
Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tập trung lúa nước, ngô, khoai, sắn, lạc
Do địa hình chia cắt, thời gian nhận ánh sáng ban ngày ngắn nên một số nơi đất khô thiếu nước chỉ trồng lúa một vụ vào tháng 6-10 hàng năm thời gian còn lại trồng cây ngắn ngày chịu hạn
Trang 2821 Người dân tận dụng những chân sườn đồi để trồng ngô, khoai ,sắn ,lạc nhưng phải dựa vào thời tiết, đất đai nên năng suất chưa cao, thường xuyên chăn thả gia súc gia cầm phá hoại đến cây trồng
3.5.2.3 Chăn nuôi
Đi kèm với trồng trọt, chăn nuôi luôn được chú trọng trong mỗi gia đình, mỗi hộ chỉ nuôi 1-2 con ,chuồng trại chưa đảm bảo vệ sinh Chưa có hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình trang trại Một số nơi, người dân còn duy trì phong tục chăn thả tự do vào rừng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc và quản lý vật nuôi
3.5.2.4.Các hoạt động dịch vụ thương mại
Có đường tỉnh lộ đi qua lưu thông với các xã thuận tiện xe đi lại vận chuyển hàng hóa nên xã có những cửa hàng tạp hóa, mở chợ phiên, các chợ nhỏ lẻ hàng ngày phục vụ nhu cầu người dân
3.5.2.5.Đời sống và thu nhập của người dân
Nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp trồng lúa, ngô, khoai,sắn, số ít chăn nuôi nên thống kê xã đưa ra năm 2012 bình quân 7 triệu đồng / người / năm
Xã nằm trong vùng khó khăn 135 nên tỉ lệ hộ nghèo còn rất cao ,chiếm 20% cả xã.Đây là thách thức cho xã cần cố gắng trong những năm gần đây giảm tỉ lệ hộ nghèo
3.5.3.Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng được trú trọng, hệ thống giao thông xã được mở rộng các trục chính đường nhựa và đường bê tông, xây dựng các cầu treo thay cầu tre ,làm đường nông thôn mới đến tận thôn bản
Xã có mạng lưới điện quốc gia về tất cả các bản từ năm 2000
Các trường học được xây dựng kiên cố, có 2 trường mẫu giáo, 3 trường cấp 1, 1 trường cấp 2, đầy đủ trang thiết bị học tập.Chưa có trường cấp 3 Tỉ
lệ học sinh đi học cấp 1.2 100% không có người bỏ học,nhưng cấp 3 tỉ lệ học chiếm 60%
Trang 2922 Trạm y tế xây dựng phục vụ người dân ốm đau, có phòng cấp cứu, đầy đủ thiết bị khi cần thiết.Các thôn bản có y tá thôn với trang thiết bị đơn giản để sơ cứu hàng ngày khi cần thiết, tuyên truyền người dân về vệ sinh, an toàn trong thực phẩm, cách phòng chống bệnh như sốt rét
3.6 Thảm thực vật, động vật
3.6.1.Thảm thực vật
Theo hệ thống phân loại Thảm Thực vật Việt Nam của GS-TS Thái Văn Trừng, rừng ở đây thuộc kiểu “Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới” với các kiểu chính sau:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở độ cao dưới 700m Kiểu rừng này phân bố thành mảng lớn tại núi cao sườn Đông
và Nam Kiểu rừng này, đã bị tác động nhưng phần lớn vẫn giữ được cấu trúc nguyên sinh
3.6.2.Khu hệ động vật
Tại các rừng nguyên sinh ,xa dân ở 15km trở lên có xuất hiện các động vật lựn rừng,hươu,vooc , khỉ, cầy, sóc sinh sống
3.7.Tình hình sử dụng đất đai tài nguuyên
Tính đến năm 2011, diện tích đất nông nghiệp của xã là 2.753,7 ha, (chiếm 86,01% diện tích đất tự nhiên ), đất phi nông nghiệp là 87,15ha (chiếm
tỷ lệ 2,47% tổng diện tích đất tự nhiên).Trong đó đất nông nghiệp được sử dụng cho các mục đích cụ thể gồm : đất sản xuất nông nghiệp là 189,76 ha, đất lâm nghiệp là 2.5500,88ha, đất nuôi trồng thủy sản là 13,26ha
Khu vực xã đất sét, đỏ feralit nên không có các loại cây gỗ quý hiếm như: nghiến, lim
Người dân không để lãng phí đốt nương làm rẫy bỏ hoang như những năm trước mà trồng các cây công nghiệp: mỡ,quế, keo, tăng thu nhập kinh tế lâu dài và việc bảo vệ đất phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần bảo vệ khí hậu tránh thiên tai sảy ra như sạt lở, hạn hán, lũ quét hàng năm vẫn diễn ra trên địa bàn xã
Nhiều người dân tận dụng mảnh đất nhỏ cạnh nhà trồng trọt phục vụ cho
hàng ngày vấn đề thực phẩm