Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu tổng quát Xác định được thành phần và mức độ sâu gây hại trên cây keo tai tượng, tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của một số loài sâu hại
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá mức độ gây hại và đề
xuất biện pháp phòng chống sâu hại keo tai tượng (Acacia mangium) tại
huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ” Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã hướng dẫn, dạng dạy và chuyền đạt kiến thức trong quá suốt quá trình học tập tại trường Đại Học Lâm Nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Thế Nhã đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin trân trọng cảm ơn cán bộ, nhân viên của hạt kiểm lâm huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài khóa luận này
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cảm ơn tới gia dình và bạn bè luôn quan tậm và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do buổi đầu mới làm quen với việc nghiên cứu ngoài thực địa cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên trành khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được sự đóng gióp góp ý kiến của thầy giáo, cô giáo để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 Tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Đặng Phương Nam
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIÊP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
-o0o -
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1 Tên khóa luận: “ Đánh giá mức độ gây hại và đề xuất biện pháp phòng trừ
sâu hại keo tai tượng (Acacia mangium) tại huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ.”
2 Giáo viên hướng dẫn:GS.TS Thầy Nguyễn Thế Nhã
3 Sinh viên thực hiện: Đặng Phương Nam
Mã sinh viên : 1553020212
Lớp : K60A – QLTNR & MT
4 Địa điểm nghiên cứu: Huyện Cẩm Khê Tỉnh Phú Thọ
5 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
Xác định được thành phần và mức độ sâu gây hại trên cây keo tai tượng, tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của một số loài sâu hại chính từ đó đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại tại khu vực nghiên cứu
* Mục tiêu cụ thể
- Điều tra thành phần sâu hại keo, xác định loài sâu chính gây hại chính
- Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại chính
- Đề xuất được các biện pháp phòng trừ sâu hại keo tai tượng
6 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần sâu hại keo, xác định loài sâu chính gây hại chính
+ Xác định thành phần loài sâu gây hại keo tai tượng
+ Điều tra tỉ lệ sâu hại, mức độ gây hại của sâu với cây keo tai tượng + Xác định loài sâu gây hại chính trên cây keo tai tượng
Trang 3- Tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của một số loài sâu hại chính
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại tại khu vực nghiên cứu
+ Biện pháp kỹ thuật lâm sinh
+ Biện pháp vật lý cơ giới
+ Biện pháp sinh học
+ Biện pháp hóa học
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương II TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
2.1 Nghiên cứu khai quát về côn trùng 2
2.1.1 Nghiên cứu về côn trùng thế giới 2
2.1.2 Nghiên cứu về côn trùng ở Việt Nam 3
2.2 Nghiên cứu về sâu hại keo 4
2.2.1 Nghiên cứu về sâu hại keo trên thế giới 4
2.2.2 Nghiên cứu về sâu hại keo ở Việt Nam 5
Chương III MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
3.1 Mục tiêu 8
3.1.1 Mục tiêu tổng quát 8
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 8
3.2 Đối tượng nghiên cứu 8
3.3 Phạm vi nghiên cứu 8
3.4 Nội dung nghiên cứu 8
3.5 Phương pháp nghiên cứu 8
3.5.1 Kế thừa số liệu 8
3.5.2 Phương pháp điều tra thành phần sâu hại 9
3.5.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài sâu hại chính 16
Chương IV ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 18
4.1 Vị trí Địa lý 18
Trang 54.2 Địa hình 18
4.3 Khí hậu – Thủy văn 18
4.3.1 Khí hậu 18
4.3.2 Thủy văn 19
4.4 Địa chất thổ nhưỡng 20
Chương V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
5.1 Thành phần các loài sâu hại keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu 21
5.2 Xác định loài sâu chính trên cây keo 24
5.3 Dẫn liệu đặc điểm hình thái và tập tính của loài sâu hại chính 26
5.3.1 Sâu đo ăn lá ( Biston suppressatia Guense ) 26
5.3.2 Sâu róm 4 túm lông ( Dasychira axutha Collenutte) 29
5.3.3 Mối ( Macrotermes annadalei Silvestri ) 30
5.4 Biến động mật độ của các loài sâu hại chính 32
5.5 Đề xuất một số biện pháp quả lý sâu hại keo tai tượng 35
5.5.1 Biện pháp kiểm dịch 35
5.5.2 Biện pháp kỹ thuật lâm sinh 36
5.5.3 Biện pháp vật lý cơ giới 37
5.5.4 Biện pháp sinh học 37
5.5.5 Biên pháp hóa học 39
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 5.1: Danh lục các loài côn trùng hại Keo tai tƣợng tại huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ 21 Bảng 5.2: Thống kê số loài sâu hại theo họ côn trùng 22 Bảng 5.3: Sự biến động về mật độ của các loài sâu hại lá keo qua các đợt điều tra 25 Bảng 5.4 Biến động mật độ gây hại của Sâu đo ăn lá theo các đợt điều tra 32 Bảng 5.5: Biến động mật độ gây hại của sâu Róm 4 túm lông 33 Bảng 5.6 Biến động mật độ của Mối theo các đợt điều tra 34
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 5.1 Biểu đồ tỉ lệ phần trăm số họ của các bộ sâu hại keo tai tƣợng 23
Hình 5.2 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm số loài của các bộ côn trùng 23
Hình 5.3: Sâu đo ăn lá ( Biston suppressatia Guense ) 27
Hình 5.4: Sâu róm 4 túm lông ( Dasychira axutha Collenutte) 29
Hình 5.5 Biểu đồ biến động mật sâu đo ăn lá theo các đợt điều tra 32
Hình 5.6 Biểu đồ biến động mật độ sâu róm 4 túm lông theo các đợt điều tra 33
Hình 5.7 Biểu đồ biến động mật độ mối theo các đợt điều tra 34
Hình 5.8 Trứng bọ ngựa 38
Trang 8Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo tại tượng là loài cây có giá trị cao về kinh tế và môi trường Ngoài sản phẩm chính của chúng cung cấp cho thị trường tiêu dùng là gỗ và nguyên liệu giấy, loài cây này còn có giá trị về mặt sinh thái môi trường Trong những năm gần đây, công tác phát triển rừng đang nhận được sự quan tâm lớn của các cấp quản lý, các đơn vị sản xuất cũng như các hộ gia đình tham gia sản xuất Lâm nghiệp Với ưu thế có khả năng thích nghi cao không kén đất, sinh trưởng tốt và cải tạo đất trên nền đất thoái hóa cằn cỗi và nghèo dinh dưỡng nên loài cây này đã được chọn làm cây trồng rừng chính ở Việt Nam, diện tích trồng tập trung ở khắp các tỉnh trung du, miền núi (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003); (Trần Minh Đức, 2004); (Nguyễn Quốc Thưởng, 1987)
Với nhu cầu cấp thiết của thị trường tiêu dung về gỗ và nguyên liệu cung cấp cho nhà máy sản xuất giấy mà quy mô cũng như diện tích rừng trồng Keo tai tượng ngày càng được mở rộng cộng thêm khí hậu môi trường trong những năm gần đây có diễn biến khá phức tạp chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng dịch sâu hại xuất hiện gây hại đối với loài cây này với tần suất
và mức độ gây hại ngày càng gia tăng gây nhiều tổn thất không nhỏ cho sản xuất lâm nghiệp Để hạn chế các thiệt hại này và hướng tới phát triển sản xuất lâm nghiệp bền vững, cho năng suất cao, chất lượng gỗ tốt, cần phải có công tác quản lý sâu hại kịp thời và phù hợp Muốn vậy, chúng ta phải có các cuộc điều tra nghiên cứu để tìm hiểu về đặc tính sinh vật đặc biệt là sinh vật gây hại Từ số liệu thông tin đó sẽ là các cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp phòng chống dịch hại có hiệu quả Theo ghi nhận, Phú Thọ là một trong những tỉnh từ trước đến nay chưa có hoặc có rất ít báo cáo số liệu và sâu hại đặc biệt là đối với Keo tai tượng nhưng gần đây trên địa bàn các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan Hùng… đang xuất hiện một số loài sâu đục thân, ngọn
và ăn lá Keo tai tượng Để đưa ra các biện pháp quản lý phòng trừ sâu hại, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá mức độ gây hại và để xuất
biện pháp phòng chống sâu trên cây Keo tai tượng (Acacia mangium) tại
huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ."
Trang 9Chương II TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Keo tai tượng là dạng cây gỗ lớn, chiều cao từ 7–30 m Đường kính từ
25–35 cm Keo tai tượng là dễ trồng và thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới Ở Việt Nam, Keo tai tượng được trồng rừng với mục đích chủ yếu là cải
tạo môi trường sinh thái và sản xuất gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến bột giấy, gỗ ván dăm,… Là loài cây dễ trồng ở điều kiện tự
nhiên, mang lại giá trị kinh tế cao nhưng song hành cùng với nó là các loài
sâu phá hoại làm giảm đi năng suất và chất lượng của cây trồng
2.1 Nghiên cứu khai quát về côn trùng
2.1.1 Nghiên cứu về côn trùng thế giới
Ngay khi loài người xuất hiện, đặc biệt là từ lúc con người bất đầu biết
trồng trọt và chăn nuôi, họ đã va chạm với sự phá hoại nhiều mặtcủa côn
trùng Do đó con người phải bắt tay vào tìm hiểu nghiên cứu về côn trùng
Ba ngàn năm trước công nguyên, ở Trung Quốc đã nuôi tằm Gần 400
năm trước công nguyên, Aristote (người Hy Lạp) đã viết về 60 loài côn trùng
trong tác phẩm của ông Vào thế kỳ 18 đã có nhiều học giả và công trình
nghiên cứu về côn trùng học Năm 1735, Carl Linme (1707 – 1778) xuất bản
cuốn sách nổi tiếng “ Systema naturae” đề cập đến 3 lĩnh vực quan trọng của
tự nhiên là khoáng vật, thực vật và động vật Ông là người đầu tiên phân loại
động vật trong đó có côn trùng Lần xuất bản thứ 10 của sách “ Hệ thống tự
nhiên” ông đã đưa vào cách gọi tên khoa học của các loài sinh vật Vào năm
1973, Sprengel (1750 -1816) xuất bản tác phẩm nổi tiếng mô tả mối quan hệ
giữa cấu tạo của hoa và quá trình thụ phấn của côn trùng Trong cuốn sách
này lần đầu tiên vai trò của côn trùng trong việc thụ phấn cho hoa đã được
giải thích Cuối thế kỷ 18, Pallas ( viện sĩ người Nga) đã nghiên cứu về thành
phần loài côn trùng Vào cuối thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của các ngành
khoa học khác, côn trùng học đã trở thành một môn khoa học Có rất nhiều
người chuyên sâu về côn trùng học và hàng loạt các “Hội côn trùng” được
Trang 10thành lập ở các nước như Pháp (1832), Anh (1833), Nga (1859)… Các hội côn trùng giữ vai trò chỉ đạo nghiên cứu và phát triển côn trùng học ở mỗi nước Từ thế kỷ 20, các lĩnh vực côn trùng học thực nghiệm ra đời trong đó
có côn trùng nông nghiệp và côn trùng lâm nghiệp
2.1.2 Nghiên cứu về côn trùng ở Việt Nam
Côn trùng cánh vẩy Việt Nam được nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỷ XX Vào năm 1905 đoàn nghiên cứu người Pháp công bố 10/20 loài côn trùng thu thập được ở Đông Dương trong đó có Việt Nam Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1945 có nhiều kết quả nghiên cứu được công bố có liên quan đến côn trùng học ở Việt Nam của tác giả Dupasquier (côn trùng hại chè), Fleutiaux (Mối xén tóc và côn trùng hại mía, đậu đỗ),…
Sau năm 1945: Năm 1953 thành lập “Phòng côn trùng” thuộc viên trồng trọt Năm 1961 thành lập cục Bảo vệ Thực vật Năm 1966 Thành lập hội Côn trùng học Việt Nam
Công trình đầu tiên nghiên cứu về bướm ở Việt Nam “Côn trùng Đông dương” với danh lục 61 loài (Dubois & Vitalis, 1919) Metaye (1957) công
bố danh lục 454 loài bướm Việt Nam Đặc biệt là từ những năm 1990, có nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng cánh vẩy được thực hiện ở các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
Phạm Thị Nhị, Khuất Đăng Long (2005) Sự phát sinh và vai trò của tập hợp ký sinh sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis Guenee và sâu cuốn lá lớn Parnara guttata Bremer et Grey trên lúa chiêm tại Hoài Đức, Hà Tây Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ nhất
Khuất Đăng Long, Đặng Thị Hoa & Phạm Thị Nhị (2006) Kết quả điều tra nhóm côn trùng ký sinh ở pha sâu non đục thân ngô Ostrinia funacalis Guenee vụ hè thu-đông ở vùng Hà Nội và phụ cận
Nguyễn Thị Thu Hường, 2009 Danh lục các loài thuộc họ Cánh cứng thân dài (Languriidae: Coleoptera) ở Việt Nam Báo cáo Khoa học về
Trang 11Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ ba Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
Trong năm 2014, trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu về đa dạng côn trùng giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Viện Smithsonian, Bảo tàng lịch sử tự nhiên, Washington, Hoa Kỳ, các nhà khoa học vừa công bố 7 loài cánh cứng mới cho khoa học ở miền Bắc Việt Nam
Các nghiên cứu về côn trùng ở nước ta tuy còn hạn chế nhưng trong những năm gần đây đã được quan tâm và càng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng góp phần làm phong phú thêm hiểu biết của chúng ta
về các loài côn trùng ở Việt Nam
2.2 Nghiên cứu về sâu hại keo
2.2.1 Nghiên cứu về sâu hại keo trên thế giới
Trên thế giới các nhà khoa học quan tâm đến sự phát triển của động vật trong đó quan tâm đến hơn 60 côn trùng là loài động vật chân có đốt
Năm 1952 ở Trung Quốc, môn côn trùng lâm nghiệp đã được chắnh thức giảng dạy trong các trường đại học Lâm Nghiệp, từ đó nghiên cứu về côn trùng lâm nghiệp được đẩy mạnh
Năm 1965 và năm 1975 N.N Padi, A.N Boronxop đã viết giáo trình Ộ Côn trùng rừngỢ trong các tác phẩm này đã đề cập đến nhiều loài côn trùng như mọt, xén tóc, sâu đinh và bọ láẦ
Theo tác giả Creggield, J.W và Peter nghiên cứu cho biết, tại Australia
có 6 loài sâu hại keo tai tượng là:
- Loài hại rễ: Coptotermes cutvigrathers (Isoptera, Rhinotermitidae)
- Loài sâu hại lá: Pteroma plagiophleps (Lepidoptera, Psychidae)
- Loài hút nhựa : Helopeltis theivora (Hemiptera, Miridae)
- Loài bore đục cành: Xylosandrus sp (Coleoptera, Seolyticodae)
- Loài bore đục cành: Xylosandrusfornicatus
- Loài bore đục thân: Xytrocera festiva ( Coleoptera, Cerambycidae)
Trang 12Đây là 6 loài gây hại nghiêm trọng và rất khó kiểm soát chúng
Năm 1934 – 1938, ở Indonesia trên các diện tích trồng Keo tai tượng đã
có một số loài gây hại thành dịch lớn trên cây keo tai tượng đó là hai loài Sâu
kèn nhỏ: Eumeta claria, Eumeta variegata đã gây thiệt hại hơn 800ha rừng
Ngoài ra người ta còn phát hiện được 8 loài côn tùng gây hại, trong đó loài
nguy hiểm nhất là mối coptotermer curvignathus chúng ăn và phá hại rễ là
chết 10% - 50% cây trồng trong năm thứ nhất tại miền trung đảo Sumatra
Năm 1977 ở trển đảo Java có 3 loài gây hại keo là: Agrilus kalshoveni(Coleoptera, Bustestidae), loài Hypipfla robusta (Lepidoptera, Nymphalidae), loài Xystrocera festiva (Coleoptera, Cerambycidae) Năm
1999 loài Coptotermes curvignathus (Isoptera, Rhinoteramitidae) đã tân công
gây hại Keo tai tượng làm thiệt hại từ 10-15% sản lượng gỗ
Kết quả điều tra nghiên cứu của Wylie (1998) đã thống kê có 20 loài
côn trùng gây hại Keo tai tượng (Acacia mangium) thuộc 2 nhóm sâu hại rễ
và hại thân và ăn lá như: loài Mối đất (Coptotemes curvignathus) gây hại khá
phổ biến ở Indonesia, Malaysia và Thai Lan, và các loài mối khác gây hại ở
Malaysia Còn đối với nhóm loài ăn lá cây gồm: loài Archips micacaena gây hại ở Thái Lan, loài Sâu túi (Pteroma glagiophleps) gây hại ở Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Philippines, loài ngài độc (Dasychira mendosa), loài bướm vàng (Eurema spp), Sâu da láng (Spodoptera litura), loài câu cấu xanh (Hypomeces squamosus) và loài Châu chấu (Valanga nigricornis) gây hại
cho nhiều loài keo ở Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ
2.2.2 Nghiên cứu về sâu hại keo ở Việt Nam
Diện tích rừng trồng ở Việt Nam tính đến tháng 12 năm 2009 là khoảng 2,9 triệu ha, trong đó diện tích rừng trồng keo chiếm khoảng 1 triệu ha với 2
loài cây chủ yếu là Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và keo lai giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm Các loài cây này
được xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế ở nhiều vùng sinh thái Nghiên cứu về sâu bệnh hại rừng keo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm Các thông tin về sâu bệnh hại keo như sau:
Trang 13Năm 1999, Sâu kèn nhỏ là một loại ngài túi đã gây thành dịch với diện tích khoảng 70 ha ở Suối Hai, Hà Tây (cũ), làm rừng keo bị khô vàng, gây ảnh hưởng tới hoạt động du lịch Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức
độ hại của chúng trên các khu thử nghiệm xuất xứ keo tại Đá Chông, Ba Vì,
Hà Tây (cũ) loài sâu hại thường thấy trên cây keo là Hypomeces squamosus (bộ Coleoptera, họ Curculionidae) và Homoeocerus walkeri (bộ Hemiptera,
họ Coreidae) (Nguyễn Văn Độ 2000)
GS Nguyễn Thế Nhã và đồng tác giả (2000) đã tiến hành điều tra về thành phần loài sâu ăn lá Keo tai tượng tại vùng trung tâm (các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ và Yên Bái) và xác định có 30 loài thuộc 14 họ (Chrysomelidae, Curculionidae, Scarabaeidae, Coleophoridae, Limacodidae, Geometridae, Lasiocampidae, Lymantriidae, Noctuidae, Notodontidae, Psychidae, Totricidae, Acrididae và Tettigoniidae), 3 bộ (Coleoptera, Lepidoptera và Orthoptera) Thành phần các loài sâu hại phần lớn sâu thuộc
bộ cánh vẩy (Lepidoptera) cả về số họ lẫn số loài Hai họ có nhiều loài sâu ăn
lá nhất là họ đài đêm (Noctuidae) với 6 loài, tiếp theo họ Ngài sáng (Psychidae) với 5 loài Trong đó có một số loài sâu gây nguy hiểm là Sâu nâu, Sâu vạch xám, Sâu khoang và Sâu kèn nhỏ Nguyễn Thế Nhã và đồng tác giả (2000) đã mô tả một số đặc điểm nhận biết loài sâu ăn lá Keo tai tượng
(Acacia mangium) như sau: Bọ lá 4 dấu (Ambrostoma quadriimpressum), Bọ
lá (Basiprionota sp.), Câu cấu xanh (Hypomeces sp), Sâu gấp mép lá (Coleophora sp), Sâu đo xám (Buzura sp.), Sâu róm lớn màu xám (Dendrolimus sp.), Sâu nâu ăn lá (Anomis fulvida), Sâu vạch xám (Speiredonia retorta), Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp.), Sâu kèn bó củi (Clania minuscule), Sâu kèn bó lá (Dappula tertia), chúng gây hại Keo tai
tượng tại các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái và Hà Tây (cũ)
Danh mục sâu hại các loài keo đã được điều tra và thống kê bởi Cục kiểm lâm năm 2001 là 40 loài thuộc 19 họ và 6 bộ, trong đó sâu hại lá là chủ yếu 69,8% tổng số loài thu được
Trang 14Theo kết quả điều tra Keo lai, Keo lá tràm và Keo tai tượng tại 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong thu được 8 loài sâu ăn lá gồm có loài sâu 9 chấm
Phalera grotei, loài sâu ăn lá Ericeia sp., loài sâu kèn dài Amatissa vanlogeri , loài
sâu kèn nhỏ Acanthopsyche sp., loài Câu cấu xanh lớn Hypomecess quamosus, loài
câu cấu nhỏ Peritelus sp., bọ cánh cam Anomala cupripes và loài châu chấu voi Chondracris rosea (Lê Văn Bình và đồng tác giả, 2012)
Những năm gần đây một số loài sâu hại keo khác cũng được phát hiện, nghiên cứu đặc điểm sinh học và đề xuất biện pháp phòng trừ đối với một số loài sâu hại đã gây thành dịch hoặc gây hại nghiêm trọng cho rừng keo: Loài
róm sâu ăn lá (Phalera grotei) hại Keo lá tràm ở Quảng Trị, sâu ăn lá hại keo
tai tượng ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Phạm Quang Thu, 2011; Lê Văn Bình và đồng tác giả, 2011)
Phát hiện loài xén tóc hại rừng Keo tại tượng 3 năm tuổi tại Ngọc Hồi, Kon Tum, chúng đục thân làm cây héo vàng và chết Loài xén tóc này được
xác định là Xystrocera festiva Loài xén tóc này lần đầu tiên được mô tả và
phát hiện gây hại cây Keo tai tượng trồng ở Kon Tum (Phạm Quang Thu và đồng tác giả, 2013)
Trong quá trình điều tra, tại một số khu vực trồng Keo tai tượng ở Hòa
Bình đã phát hiện loài xén tóc Chlorophorus sp., thuộc họ Cerambycidae, bộ Coleoptera đục thân Keo tai tượng Acacia mangium ở huyện Lương Sơn lần
đầu tiên và có tiềm năng gây hại nghiêm trọng tới rừng trồng Keo tai tượng ở
Việt Nam (Phạm Quang Thu và đồng tác giả, 2014)
Theo ghi nhận, Phú Thọ là một trong những tỉnh từ trước đến nay chưa
có hoặc có rất ít báo cáo số liệu và sâu hại đặc biệt là đối với Keo tai tượng nhưng gần đây trên địa bàn các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan Hùng… đang xuất hiện một số loài sâu đục thân, ngọn và ăn lá Keo tai tượng Do vậy
để có thông tin và cơ sở khoa học nhiều hơn nữa về thành phần sâu hại đối với loài keo nói chung và đặc biệt là đối với những loài sâu hại đang xuất hiện gây hại nguy hiểm Keo tai tượng
Trang 15Chương III
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu
3.1.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định được thành phần và mức độ sâu gây hại trên cây keo tai tượng, tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của một số loài sâu hại chính từ đó đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại tại khu vực nghiên cứu
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Điều tra thành phần sâu hại keo, xác định loài sâu chính gây hại chính
- Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại chính
- Đề xuất được các biện pháp phòng trừ sâu hại keo tai tượng
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Là các loại sâu hại keo tai tượng tại huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ
- Thời gian từ 25/3/2018 đến ngày 28/4/2018
3.4 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần sâu hại keo, xác định loài sâu chính gây hại chính + Xác định thành phần loài sâu gây hại keo tai tượng
+ Điều tra tỉ lệ sâu hại, mức độ gây hại của sâu với cây keo tai tượng + Xác định loài sâu gây hại chính trên cây keo tai tượng
- Tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của một số loài sâu hại chính
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại tại khu vực nghiên cứu
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Kế thừa số liệu
Thu thập tài liệu liên quan như điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử sâu bệnh hại, điều kiện tự nhiên và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trang 163.5.2 Phương pháp điều tra thành phần sâu hại
Mục đích là xác định thành phần loài từ đó đưa ra loại sâu gây bệnh chính cho cây trồng, mật độ sâu hại ( con/ cây/ hoặc con/ m2 đất) Khảo sát tuyến để nắm bắt một cách khái quát về tình hình sâu hại của khu vực điều tra
là cơ sở cho điều tra tỷ mỉ
Để tiến hành điều tra cần tiến hành lựa chọn điểm điều tra mang tính đại diện cho khu vực nghiên cứu Dựa vào điều kiện nghiên cứu mà xác định điểm điều tra để lập ô tiêu chuẩn hay tuyến điển hình, chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cần thiết như quốc, hộp đựng mẫu, thước dây, thước bắn chiều cao Ban me,
3.5.2.1 Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
a Nguyên tắc chung
Ô tiêu chuẩn là một diện tích rừng được chọn ra, trong đó mang đầy đủ các đặc điểm cho khu vực điều tra Ô tiêu chuẩn cần có diện tích, số lượng đủ lớn, các đặc điểm về đất đai, địa hình, thực bì, hướng phơi đại diện cho lâm phần điều tra
Nếu rừng trồng tương đối đồng đều về địa hình, tuổi cây, thảm thực bì tầng dưới thì số lượng ô ít, còn nếu địa hình phức tạp tuổi cây khác nhau, thực
bì không đồng nhất thì cần lập nhiều ô hơn Số lượng ô tiêu chuẩn cần lập phụ thuộc vào diện tích lâm phần ở khu vực nghiên cứu Nhìn chung là 10 ÷ 15 ha cần đặt một ô tiêu chuẩn, diện tích ô tiêu chuẩn nằm trong khoảng 500 – 2500m2 tùy theo mật độ cây trồng mà chọn diện tích ô tiêu chuẩn cho thích hợp, số cây trong ô phải ≥100 cây
Hình dạng ô tiêu chuẩn tùy theo địa hình mà có thể là hình vuông , hình chữ nhật hay hình tròn
Vị trí ô tiêu chuẩn phải đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu,
do đó khi bố trí phải chú ý đặc điểm về địa hình như độ cao, hướng phơi, các đặc điểm về lâm phần như loài cây , tuổi cây , mật độ cây trồng , độ tàn che , thực bì tầng dưới, tình hình đất đai Dụng cụ lập ô tiêu chuẩn gồm: Thước
Trang 17dây, cọc mốc, phấn đánh dấu… Để xác định 1 ô tiêu chuẩn ta lấy một cây làm mốc , từ cây làm mốc xác định góc vuông bằng việc áp dụng dịnh lý Pitago trong tâm giác vuông có các cạnh 3,4 và 5cm Ô tiêu chuẩn được xác định khi khép góc mà sai số cho phép nhỏ hơn 1/200
b Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
Căn cứ vào các nguyên tắc lập ô tiêu chuẩn
Do độ dốc ở khu vực nghiên cứu tương đối lớn tối tiến hành lập ô tiêu
chuẩn hình vuông có kích thước là 25m × 40m Sau khi xác định được góc vuông ta căng dây chiều dài 40m và chiều rộng 25m, tại mỗi góc phải xác định góc vuông theo nguyên tắc lập ô tiêu chuẩn ở trên
3.5.2.2 Phương pháp điều tra trong ô tiêu chuẩn
Trong ô tiêu chuẩn cần phải tiến hành điều tra các chỉ tiêu như :
a Đặc điểm ô tiêu chuẩn
Để xác định các đặc điểm trong ô tiêu chuẩn cần kết hợp giữa điều tra trực tiếp với kế thừa số liệu Để có Hvn và D1.3 bình quân, trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra 30 cây chọn ngẫu nhiên Dụng cụ đo chiều cao của cây
là sung bắn độ cao, còn đường kính D1.3 được đo bằng thước kẹp kính Hướng phơi và độ dốc thì dung địa bàn để xác định Các đặc điểm như : Loài cây, mật
độ trồng, độ cao, đất đai kế thừa từ kết quả phỏng vấn quanh khu vực nghiên cứu
Các thông tin thu thập được tổng hợp vào mẫu biểu 01:
Trang 18Mẫu biểu 01 Đặc điểm các ô tiêu chuẩn khu vực điều tra
Keo tai tượng
Keo tai tượng
Keo tai tượng
Keo tai tượng
Keo tai tượng
Keo tai tượng
Keo tai tượng
b Tiến hành lựa chọn cây tiêu chuẩn và cành điều tra
Để đảm bảo mỗi lần điều tra 10 ÷ 30% tổng số cây trong ô tiêu chuẩn, ta tiến hành chọn lấy 30 cây trong ô tiêu chuẩn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống : Cứ cách một hàng điều tra 1 hàng, cách 5 cây điều tra 1 cây với định
kì 6 ngày điều tra 1 đợt Tùy theo từng loài cây mà ta tiến hành chọn số cành
Trang 19điều tra trên mỗi cây tiêu chuẩn cho phù hợp, đảm bảo được tính khách quan Đối với một cây tiêu chuẩn ta điều tra 5 cành theo các vị trí sau:
Hai cành gốc theo hướng Đông - Tây
Hai cành giữa theo hướng Nam - Bắc
Một cành ở giữa
c Điều tra thành phần, số lượng và chất lượng sâu hại lá
Điều tra sâu hại lá
Trên tất cả các cành đã chọn của cây tiêu chuẩn (cần mô tả cả cách chọn cành tiêu chuẩn trên cây tiêu chuẩn), tiến hành quan sát, đếm số lượng
cá thể của từng loài sâu hại của mỗi cành theo các giai đoạn phát triển của chúng
Đối với sâu hại họ ngài đêm như sâu nâu, sâu vạch xám thì tiến hành điều tra xung quanh gốc cây khoảng từ mặt đất đến chiều cao 1,5m và ở lớp thảm mục lá khô trên mặt đất Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu 02:
Mẫu biểu 02 Điều tra chất lượng, số lượng cây hại lá
Số hiệu ô tiêu chuẩn: Người điều tra:
Ngày điều tra: Tuổi cây:
Số sâu non ở
các tuổi
Nhộng
Trưởng thành
Tổng
số cành của cây
+ Điều tra mức độ gây hại của sâu ăn lá
Trên mỗi cành điều tra của cây tiêu chuẩn, tôi tiến hành điều tra 6 lá theo các vị trí sau: 2 lá ở gốc cành, 2 lá ở đầu cành và 2 lá ở giữa cành
Cách phân cấp mức độ bị hại theo tiêu chuẩn sau:
- Cấp 0 : là những lá không bị hại
Trang 20- Cấp I : là những lá bị hại dưới 25% tổng diện tích lá
- Cấp II : là những lá bị hại từ 25-50% tổng diện tích lá
- Cấp III : là những lá bị hại từ 51-75% tổng diện tích lá
- Cấp IV : là những lá bị hại > 75% tổng diện tích lá
Kết quả thu được ghi vào mẫu biêu 03 sau :
Mẫu biểu 03 Đánh giá mức độc ăn hại của sâu ăn lá
Số hiệu tiêu chuẩn…… Loài cây………
Ngày điều tra……… Người điều tra……
STT cây
điều tra
STT Cành điều tra
Số lá bị hại ở các cây Chỉ số hại
d Điều tra sâu hại thân và điều tra xung quanh gốc cây
Trên 5 cành điều tra sâu hại lá, dựa vào các dấu vết hoặc triệu chứng
để tính tổng số cành hoặc tổng số ngọc trong cành điều tra, với sâu hại thân thì đếm tổng số cây bị hại so với tổng số câu điều tra Dùng dao cắt tất cả các cành hoặc ngọn bị hại chẻ ra để bắt các loại sâu hại hoặc xác định các mức độ
bị hại
Kết quả thu được ghi vào mâu biểu 04 :
Mâu biểu 04 Điều tra thành phần, số lượng và mức độ hại thân cành
Số hiệu ô tiêu chuẩn :…… Loài cây…………
Ngày điều tra :……… Tuổi cây :………
1
…
Trang 21e Phương pháp điều tra sâu hại dưới đất
Phương pháp xác định ô dạng bản: trong 1 ô tiêu chuẩn mỗi đợt điều tra
5 ô dạng bản, 4 ô đặt ở 4 góc và 1 ô đặt ở giữa của ô tiêu chuẩn với diện tích 1m2 (1m x 1m) Các ô dạng bản được đặt dưới gốc cây keo tai tượng Các ô dạng bản của đợt điều tra tiếp theo tiến dần theo đường chéo của ô tiêu chuẩn,
ô dạng bản ở giữa ô tiêu chuẩn thì tiến dần sang 2 bên song song với các cạnh của ô tiêu chuẩn và khoảng cách giữa các ô là 1m
Dùng thước gỗ để xách định ô dạng bản, 4 góc đóng 4 cọc tre Sau khi xác định được vị trí ô dạng bản xong, tiến hành như sau:
Trước hết dùng tay bới lớp cỏ, thảm mục bên bề mặt, vừa bới vừa nhổ hết lớp cỏ của bề mặt để tìm kiếm các loài côn trùng, sau đó dùng cuốc, cuốc từng lớp đất, mỗi lớp đất cuốc 10cm, đất được đưa về mỗi phía Chú ý đất của các lớp được đưa sang các phía để tránh nhầm lẫn giứa các lớp Cuốc đến đâu dùng tay bóp đất để tìm kiếm côn trùng tới đó, cứ cuốc như vậy cho tới khi đến lớp đấy không có sâu thì dừng lại Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu
05 :
Mẫu biểu 05 Điều tra sâu hại dưới đất
Số hiệu ô tiêu chuẩn……… Loài cây………
Ngày điều tra……… Tuổi cây………
động vật khác
1
…
Trong đó : (.) là pha trứng (-) là pha sâu non
Trang 222.5.3 Phương pháp xử lý số liệu
* Tính mật độ của các loài sâu hại ở mỗi ô tiêu chuẩn hoặc ô dạng bản qua từng đợt điều tra theo công thức:
(CT 1)
Trong đó:M là mật độ của 1 loài sâu trong ÔTC
Xi là số lƣợng cá thể của loài sâu hại trên cây điều tra
N là tổng số cây điều tra
Xác định tỷ lệ cây có sâu
Trong đó: P% là tỷ lệ cây có sâu
n là số cây tiêu chuẩn có sâu
N là tổng số cây tiêu chuẩn điều tra
Sau mỗi đợt điều tra ta tính P% trung bình của khu vực nghiên cứu theo công thức:
(CT 3)
Trong đó: Ptb là tỷ lệ cây có sâu trung bình của đợt điều tra
Pi là tỷ lệ cây có sâu của ÔTC thứ i
M là tổng số ÔTC
Từ chỉ số P% ta xác định đƣợc mức độ bắt gặp của các loài sâu hại
P%>50% : Phân bố đều
25% ≤ P% ≤ 50% : Phân bố không đều
P% < 25% : Phân bố ngẫu nhiên
vi là trị số của cấp hại i (có giá trị từ 0-4)
N là tổng số lá điều tra của cây tiêu chuẩn
V là trị số cấp bị hại cao nhất (V=4)
Trang 23 Chiều cao bình quân ( )
(CT 5)
Đường kính bình quân ( )
(CT 6)
Kiểm tra tính thuần nhất về mật độ
Để kiểm tra tính thuần nhất về mật độ sâu hại tại các vị trí có sự khác nhau hay không tôi sử dụng tiêu chuẩn U, khi thấy có sự sai khác về mật độ sâu hại, tôi tiếp tục kiểm tra tình trạng sinh trưởng của cây tại các vị trí khác nhau
Từ đó rút ra mới quan hệ giữa sinh trưởng cảu cây keo tai tượng và mật độ sâu hại
3.5.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài sâu hại chính
Sâu hại chính được xác định là những loài thường xuyên xuất hiện, gây hại lớn phân bố đều Để nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài sâu hại chính cần phải tiến hành thu thập số liệu về thành phần, mật độ, mức
độ gây hại trên các điểm điều tra, xử lí số liệu thu được trong các đợt điều tra
Ngoài thông tin thu được về đặc điểm hình thái của sâu hại thông qua các đợt điều tra thì nên cần phải kết hợp với việc kế thừa tài liệu để xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của sâu hại chính
3.5.5 Phương pháp đề xuất biện pháp phòng chống
Căn cứ vào đặc điểm sinh vật học cơ bản của các loài sâu hại chính và tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu để lựa chọn ra các biện pháp quản lý (phòng chống) sâu hại thích hợp Việc lựa chọn phương pháp quản lý (phòng chống) thích hợp sẽ quyết định đến việc có khống chế được quần thể sâu hại hay không Phân tích, đánh giá kết quả điều tra thu được, kết hợp với kết quả quan sát thực tế, tôi đã tổng hợp được một số biện pháp phòng trừ sâu hại mà người dân địa phương thực hiện Việc diệt sâu hại ở huyện Cẩm khê, tỉnh Phú
Trang 24Thọ được thực hiện chủ yếu bằng việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như tỉa thưa cây, phát dọn thực bì để tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển, tăng sức đề kháng của cây, đồng thời cũng loại bỏ được nơi cư trú của các loài sâu hại Bên cạnh đó, người dân địa phương còn nuôi kiến lấy trứng Đây là một biện pháp sinh học vừa có khả năng tiêu diệt sâu hại vừa đem lại nguồn thu nhập cho người dân
Trang 25Chương IV ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
4.1 Vị trí Địa lý
Huyện Cẩm Khê nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, là một trong 13 đơn
vị hành chính của tỉnh Phú Thọ Có 30 xã, 1 Thị trấn (Thị trấn Sông Thao), với tổng dân số 128.879 người; tổng diện tích tự nhiên là 23.425ha
Tọa độ địa lý từ 21°15' - 21°29' độ vĩ Bắc
104°57' - 105°13' độ kinh Đông
- Phía Bắc: Giáp với huyện Hạ Hòa
- Phía Nam: Giáp với huyện Tam Nông
- Phía Đông: Giáp với huyện Thanh Ba
- Phía Tây: Giáp với huyện Yên Lập
4.2 Địa hình
Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi và gò đồi, ở giữa là các khu đồng trũng tạo thành vùng lòng chảo và vùng bán sơn địa, vùng gò đồi chiêm trũng Độ cao trung bình so với mặt biển từ 20 – 290 m
Địa hình Cẩm Khê chia làm 2 vùng; vùng đồi núi chiếm 30% diện tích
tự nhiên, vùng đồng bằng và vùng trũng chiếm 70% diện tích tự nhiên, Cẩm Khê là vùng đất phù sa cổ được bồi tụ lắng đọng bởi lưu vực sông Thao
Trên địa bàn Cẩm Khê có 2 con sông Thao, sông Bứa và 4 ngòi lớn chảy qua
4.3 Khí hậu – Thủy văn